Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ BÁN TẠI CHỢ THUỘC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.4 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG
TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ BÁN TẠI CH
THUỘC TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH:
KHÓA:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

THỦY SẢN
2002-2006
PHẠM VĂN VŨ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006


KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN
MỘT SỐ LOÀI CÁ BÁN TẠI CH THUỘC TP. HỒ CHÍ
MINH

Thực hiện bởi:

Phạm Văn Vũ


Luận văn được đệ trình để cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Chơn

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006
ii


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006. Mẫu cá được
thu tại chợ Thủ Đức, chợ Bà Chiểu, chợ Thò Nghè thuộc Tp Hồ Chí Minh và
chợ Củ Chi. Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu của
V.A.Dogel,1929 nhằm xác đònh thành phần ký sinh trùng và phân loại dựa
trên sự phân loại của Hà Ký và Bùi Quang Tề (1991), JiriLom và Iva
Dycova (1992).
Tổng lượng cá chúng tôi khảo sát được là 70 cá thòt thuộc 4 loài. Số ký
sinh trùng chúng tôi phát hiện ra là 12 giống ký sinh trùng thuộc 7 lớp cuả 5
ngành.
Từ đó chúng tôi xác đònh tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm của từng giống
ký sinh trùng trên từng loài cá khảo sát. Dựa vào đó chúng tôi tìm hiểu về
đặc điểm của giống loài ký sinh trùng đó và những nguy hại của chúng cho
nghề nuôi cá và tìm hiểu các phương pháp phòng trò chúng.
Tổng số tiêu bản thực hiện được là 30 tiêu bản của các giống đã phát
hiện được. Tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng giữa các
loài cá thì cũng có sự sai khác về thành phần giống loài.

iii



ABSTRACT

We investigated the parasites of fishes from 3/2006 to 6/2006. The fish
samples were collected at some markets of Ho Chi Minh City: Thu Duc
market, Thi Nghe market, Ba Chieu market and Cu Chi market.
We applied the parasites researching method of V. A. Dogiel, 1929
and defined the species parasites based on classification of Ha Ky, Bui
Quang Te (1991) and Jiri Lom (1992).
We investigated on 70 fresh water fishes which were of 4 species.
We have had the results as: 12 genuses of parasites which were in 7
classes and 5 phylums.
We defined the ratio and level of infective disease of fish. From that,
we made 30 specimens of all genuses which we collected.

iv


CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm Khoa và tất cả quý thầy cô trong khoa Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi thực hiện tốt đề tài này.
Cô Trần Trọng Chơn - giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ nhiệt
tình trong thời gian thực hiện đề tài.
Các anh chò và các bạn trong khoa Thủy Sản và trong trường đã
động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện .
Do có nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu soát. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các

bạn.

v


MỤC LỤC
PHẦN ĐỀ MỤC

TRANG

Tên đề tài ..................................................................................................i
Tóm tắt tiếng việt ....................................................................................ii
Tóm tắt tiếng Anh...................................................................................iii
Cảm tạ .....................................................................................................iv
Mục lục ....................................................................................................v
Danh sách hình ảnh................................................................................vii

I

GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ........................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ...............................................................................1

II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................2
2.1 Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Trên Thế Giới .....................2
2.2 Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Việt Nam .........................2
2.3 Bệnh Ký Sinh Trùng Sức Khỏe Con Người .......................................3
2.4 Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Loài Cá Khảo Sát .........................5

2.4.1 Cá lóc ..............................................................................................5
2.4.2 Cá chép ...........................................................................................6
2.4.3 Cá rô phi đỏ.....................................................................................8
2.4.4 Cá trê ..............................................................................................9
2.5 Những Ghi Nhận Từ Các Chợ Thu Mẫu ..........................................10

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................12
3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện .................................................12
3.1.1 Thời gian .......................................................................................12
3.1.2 Đòa điểm .......................................................................................12
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu ...............................................................12
3.2.1 Dụng cụ .........................................................................................12
3.2.2 Hóa chất ........................................................................................12
3.2.3 Cách pha hóa chất .........................................................................13
3.3 Phương Pháp ...................................................................................14
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu cá ..............................................................14
3.3.2 Phương pháp giải phẫu và nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ........14

vi


3.3.3 Phương pháp thu mẫu, cố đònh mẫu và bảo quản mẫu
ký sinh trùng ..................................................................................................16
IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................19
4.1 Tổng Số Cá Điều Tra Và Tiêu Bản Thực Hiện Được ......................19
4.1.1 Số lượng mẫu điều tra ..................................................................19
4.1.2 Số tiêu bản ....................................................................................19
4.2 Thành Phần Ký Sinh Trùng .............................................................20
4.2.1 Nhóm đơn bào ..............................................................................20
4.2.2 Nhóm đa bào .................................................................................21

4.3 Cách tính tỉ lệ cảm nhiễm (TLCN) và cừơng độ cảm nhiễm
(CĐCN) .........................................................................................................22
4.4 Nhận Xét Về Thành Phần Ký Sinh Trùng .......................................23
4.4.1 Nhóm đơn bào ...............................................................................23
4.4.2 Nhóm đa bào .................................................................................28
4.5 Đặc Điểm Cấu Tạo Và Phương Pháp Phòng Trò Các Loài Ký Sinh
Trùng Đã Khảo Sát ........................................................................................31
4.5.1 Nhóm đơn bào ...............................................................................31
4.5.2 Nhóm đa bào .................................................................................41
V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................52
5.1 Kết Luận ..........................................................................................52
5.2 Đề Xuất ...........................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................54
PHỤ LỤC..............................................................................................55
Phụ lục 1. Ký sinh trùng trên cá lóc .......................................................55
Phụ lục 2. Ký sinh trùng trên cá chép ....................................................56
Phụ lục 3. Ký sinh trùng trên cá rô phi đỏ .............................................57
Phụ lục 4. Ký sinh trùng trên cá trê .......................................................58

vii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

NỘI DUNG
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.

Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.
Hình 7.
Hình 8.
Hình 9.
Hình 10.
Hình 11.
Hình 12.
Hình 13.
Hình 14.
Hình 15.
Hình 16.
Hình 17.
Hình 18.
Hình 19.
Hình 20.
Hình 21.
Hình 22.
Hình 23.
Hình 24.
Hình 25.

TRANG

Cá Chép (Cyrius carpio) .................................................... 6
Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp) .......................................... 8
Cá được bán tại chợ Củ Chi ............................................. 11
Cá được bán tại chợ Bà Chiểu.......................................... 11
Hình dạng Henneguya sp1. .............................................. 32

Hình dạng Hennegua sp2. ............................................... 32
Hình dạng Chilodonella piscola ....................................... 33
Hình dạng Trichodina centrostrigata ............................... 35
Hình dạng Trichodina reticula ......................................... 36
Hình dạng Trichodina rostrata......................................... 36
Hình dạng Trichodinella epizooica .................................. 37
Hình dạng Apiosoma sp.................................................... 38
Hình dạng Ichthyophthyrius multifiliis ............................. 40
Hình dạng Dactylogyrus sp. ............................................. 41
Hình dạng Gyrodactylus sp. ............................................. 43
Hình dạng móc bám của Gyrodactylus ............................ 43
Hình dạng Cichlidogyrus sp ............................................. 44
Hình dạng móc bám của Cichlidogyrus ........................... 45
Hình dạng Lystocestus sp. (Phần dầu).............................. 46
Hình dạng Lystocestus sp. (phần đuôi)............................. 47
Hình dạng Pallisentis sp. (phần đầu) ............................... 48
Thân pallisentis chứa trứng .............................................. 48
Hình dạng trứng Pallisentis.............................................. 49
Hình dạng Argulus sp (mặt bụng) .................................... 51
Hình dạng Argulus sp (mặt lưng) ..................................... 51

viii


1

I.
1.1

GIỚI THIỆU


Đặt Vấn Đề

Ngành thủy sản của nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự
gia tăng và phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Trong đó sự phát triển thủy
sản nước ngọt đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung đó.
Thủy sản nước ngọt cung cấp từ ngành nuôi trồng đã làm phong phú
khẩu phần đạm cho người dân. Tuy nhiên cách sử dụng không đúng cách các
mặt hàng thủy sản đôi khi mang đến những tác hại về sức khỏe cho người tiêu
thụ. Và trong đó, bệnh ký sinh trùng cá đã lan truyền cho người từ việc ăn cá
sống hoặc nấu chưa chín.
Do môi trường và mức độ thâm canh trong nuôi trồng thủy sản canh
ngày càng cao đã tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Bên cạnh những
mầm bệnh cảm nhiễm cho cá thì ký sinh trùng cũng gây khó khăn rất lớn cho
và có thể gây chết hàng loạt cá nuôi nếu không chữa trò kòp thời. Ngoài ra ở
một số ký sinh trùng cũng có thể gây bệnh cho người.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thò trường rộng lớn tiêu thụ các mặt
hàng thủy sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng mạnh nhất ở khu vực Nam
Bộ.
Việc khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng trên cá nước ngọt bán tại chợ
góp phần xác đònh được khả năng cảm nhiễm của ký sinh trùng trên một số
loài cá để trong quá trình nuôi chúng ta có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Cũng như có những biện pháp phòng trừ mầm bệnh lan truyền cho người.
Được sự phân công của khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi xin thực hiện đề tài “Khảo sát mầm bệnh ký sinh
trùng trên một số loài cá bán tại chợ thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2

Mục Tiêu Đề Tài


Xác đònh thành phần ký sinh trùng trên cá bán tại chợ thuộc khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
tại chợ.

Xác tỷ lệ nhiễm và cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng trên cá thòt bán

Từ đó trong quá trình nuôi ta có biện pháp phòng trừ thích hợp để tránh
rủi ro do ký sinh trùng gây ra.


2

I.
2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Trên Thế Giới

Việc nghiên cứu bệnh cá đã có những bước phát triển đáng chú ý, nhất
là trong việc điều chế vaccine phòng bệnh virus, vi khuẩn, và ký sinh trùng.
¾ Một số công trình nghiên cứu về ký sinh trùng:
- Đònh danh, phân loại ký sinh protozoa trên cá của Jiri Lom và Iva
Dycova(1991).
- Nghiên cứu vòng đời của Monogenea của Balasuriya. L.S.W và
I.S.Leoy, 1995.
- Nghiên cứu về Cryptobia của Woo và Li, 1990.

2.2


Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Việt Nam

Việc nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam gần đây không phát triển
nhiều, nổi bậc là những công trình nghiên cứu trong những năm 1960 đến 1990
cụ thể như: nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở miền Bắc giai đoạn 1961-1967,
1969-1975 của Hà Ký, công trình nghiên cứu của Bùi Quang Tề (1984-1987)
về bệnh cá ở đồng bằng Sông Cửu Long, và các tác giả khác: Nguyễn Lan
Phương ”kết quả điều tra ký sinh trùng”(1987), Dương Văn Sơn ”Bước đầu
nghiên cứu biện pháp phòng trò bệnh cho cá nuôi bè vùng Châu Đốc –Tân
Châu,1990”. Và đến thời điểm này đã phát hiện được 300 loài ký sinh trùng
trên 50 loài cá nước ngọt.
¾
Về cơ sở vật chất hiện nay ở Việt Nam có một số trung tâm
nghiên cứu về bệnh cá:
- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I ( Hà Bắc).
- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (TP HCM).
- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Nha Trang).
- Đại học Thủy Sản Nha Trang.
- Đại Học Cần Thơ.
- Đại học Nông Lâm TP HCM.


3

2.3

Bệnh Ký Sinh Trùng Và Sức Khỏe Con Ngừơi

Ký sinh trùng ngoài tác hại khi ký sinh trên cá còn có thể gây bệnh

nguy hiểm cho người khi chúng ký sinh trên người ở một giai đoạn nào đó
trong vòng đời của chúng như ở: sán dây, sán lá, giun tròn.
Sán dây
Nhiều loài sán dây (Cestodea) có chu kì phát triển phức tạp qua nhiều
giai đoạn ấu trùng và biến thái khác nhau. Giai đoạn ấu trùng của một số loài
sán dây ký sinh ở cả người và vật ăn cá có ấu trùng sán dây dễ mắc bệnh do
sán dây gây ra. Các loài sán dây sau đây có khả năng gây bệnh cho người:
Diphyllobothrium
latum,
D.minor,
D.strictum,
D.dendriticum,
D.cordatus…chúng ký sinh trong xoang cơ thể và cơ cá .
Khi sán trưởng thành chúng ký sinh trong đường tiêu hóa của chó,
mèo, lợn, người. Các đốt sán già thành thục đứt khỏi cơ thể mang theo nhiều
trứng sán đã thụ tinh rơi vào môi trường cùng phân ký chủ. Trong nước trứng
sẽ nở ra ấu trùng 6 móc có tiêm mao bơi lội tự do. Ấu trùng coracidia cùng
thức ăn đi vào đường tiêu hóa và xoang cơ thể của giáp xác bậc thấp và phát
triển thành procercoides.
Khi cá ăn phải giáp xác nhiễm ấu trùng procercoides, ấu trùng chui qua
thành ruột cá vào cơ thể, gan, ruột, cơ quan sinh dục, cơ và biến thành
pleurocercoides. Người và động vật ăn cá có nhiễm pleurocercoides thì sau 23 tuần ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Sáng gây ra triệu chứng
buồn nôn, đau bụng gây ra triệu chứng tắt ruột. (Bài giảng về bệnh cá, tôm.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II)

Sán lá
Một số loài sán lá có khả năng gây bệnh cho người: Opisthorchis
felineus, Clonorchis sinensis, Metagonimus jokogawai…
Trùng trưởng thành trong ống dẫn mật, đôi khi trong túi mật trong dạ
dày, gan,…Trùng trưởng thành đẻ trứng theo dòch mật vào ruột, rồi theo phân



4
ký chủ vào nước. Trong trứng đã có phôi của ấu trùng tiêm mao miracidium.
Các loài thân mềm Bithylia leachi, B. infleta ăn phải trứng sán lá. Trong ruột
thân mềm, trứng nở ấu trùng có tiêm mao Miracidium. Sau đó xâm nhập vào
thành ruột, xoang cơ thể và biến thành Sporocyste. Ở đây chúng sẽ phân chia
thành redia và xâm nhập vào gan ốc và hình thành ấu trùng cercaria, cercaria
thoát khỏi ốc vào môi trường nước. Gặp cá, cercaria chui qua da cá vào mô
dưới da (dưới dạng bào xác) sau 6 tuần cercaria phát triển thành adolescaria.
Người và động ăn phải adolescaria do tác dụng của dòch tiêu hóa, ấu
trùng được thoát khỏi bào xác, ấu trùng đến gan sau 12 ngày ấu trùng phát
triển thành sán trưởng thành. Người nhiễm bệnh có triệu chứng đau ở hạ sườn
phải, cơ thể suy nhược. (Bài giảng về bệnh cá, tôm. Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản II)

Giun tròn
Giun tròn có chu kì phát triển qua ký chủ trung gian là cá. Đến nay đã
phát hiện các trùng trưởng thành ký sinh ở người thuộc các giống loài sau:
Diotophyma renale, Gnathostoma hispidum, G. spinigerum.
Con cái trưởng thành trong thận, đôi khi trong bàng quang của người,
đẻ trứng, trứng theo nước tiểu vào môi trường nước. Ký chủ trung gian là giun
ít tơ, trong ruột giun ít tơ ấu trùng chui ra khỏi trứng, vào mạch máu khoảng
50-60 ngày nó chuyển thành ấu trùng giai đoạn 2. Sau 3,5 - 4 tháng, nó phát
triển thành ấu trùng giai đoạn 3.
Khi cá ăn giun ít tơ có nhiễm ấu trùng giai đoạn 3, ấu trùng xâm nhập
vào các cơ quan khác nhau của cơ thể, thông thường vào cơ tạo bào nang
D.renale. Người và động vật ăn cá nhiễm bào nang, ấu trùng xâm nhập dạ
dày, ruột, xoang cơ thể vào gan, ở đó ấu trùng tăng trưởng và thành thục.
Thông thường giun ký sinh trong thận, xoang bụng, xoang ngực của người bò

nhiễm bệnh. (Bài giảng về bệnh cá, tôm. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
II)


5
2.4

Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Loài Cá Khảo Sát

2.4.1

Cá lóc

2.4.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterigii
Bộ: Channiformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa striata
2.4.1.2 Phân bố
Cá lóc có vùng phân bố rộng như: n Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung
Quốc, Lào...Ở Việt Nam cá lóc phân bố rộng khắp từ Bắc tới Nam. Đặc biệt là
các loại hình thủy vực nước ngọt của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá lóc có có
thể sống trong thủy vực nước cạn như: ruộng lúa, kênh mương, hầm hố nhờ cơ
quan hô hấp phụ trên mang ( Mohsu và Ambak, 1983). Cá thường sống ở tầng
mặt vào mùa hè, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp cá thường sống ở tầng
nước sâu.
2.4.1.3 Dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ điển hình trong thủy vực nước ngọt, tính ăn rộng.

Chủ yếu là ăn động vật sống. Khi cá còn nhỏ chúng sống thành từng đàn ở tầng
mặt. Tập tính này mất dần khi cá lớn, cá sống riêng lẻ tầng đáy, săn mồi tích
cực.
2.4.1.4 Sinh trưởng
Cá sinh trưởng nhanh vào mùa hè .
- Cá 1 tuổi dài 19-35cm, nặng 100-150g
- Cá 2 tuổi dài 38- 45cm, nặng 600-1700g
- Cá 3 tuổi dài 45-59cm, nặng 1200-2000g


6
2.4.1.5 Sinh sản
Trong tự nhiên cá thành thục sinh dục vào năm thứ 2 của đời sống
(Lochaichu, 1989). Tuy nhiên cá có thể thành thục sớm hơn khoảng 1 tuổi với
kích cỡ 25cm, nặng 0,3 kg.
Mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên tùy từng vùng mà
mùa vụ có thể sớm hơn hoặc dài hơn. Cá thường đẻ vào sáng sớm, ở nơi yên
tónh có nhiều cây, có động vật thủy sinh, sau những trận mưa rào 2 ngày. Trước
lúc đẻ cá dùng miệng thu các cỏ cây, rong làm tổ. Sau khi đẻ cá bố mẹ tham
gia bảo vệ tổ.
2.4.2

Cá chép

2.4.2.1 Phân loại
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống : Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio


Hình 1. Cá chép (Cyprius carpio)


7

2.4.2.2 Phân bố
Cá chép phân bố rất rộng, có ở hầu hết các nước trên thế giới. Cá chép
có thể sống trong nhiều loại hình mặt nước: ao, hồ, sông, ruộng…cá chép có
nhiều loài: chép kính, chép trắng, chép lưng gù…Màu sắc của cá cũng rất đa
dạng: bạc, vàng, hồng, đỏ, cam…
2.4.2.3 Dinh dưỡng
- Cá chép sau khi tiêu hết noãn hoàn (2-5 ngày) và sống ở tầng mặt ăn
các động vật phù du: cyslop, daphnia….
- Từ 8 - 10 ngày tuổi: cá có khả năng sống ở tầng đáy bắt mồi, ăn ấu
trùng côn trùng, động vật đáy.
- 15-20 ngày tuổi: vẩy phát triển đầy đủ, đặc biệt là râu phát triển đầy
đủ giúp cá tìm mồi hiệu quả, cá sống hoàn toàn ở đáy.
- 20 ngày trở đi sống chủ yếu ở đáy, ăn các loài động vật đáy: ấu
trùng, côn trùng, giun…
- Khi cá trưởng thành cá ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt cá có đặc
tính đào vào bờ để tìm mồi.
- Ngoài ra cá còn ăn thực vật đang phân hủy, mầm thực vật, các loại
rau quả. Người ta thường cho cá ăn hỗn hợp: bánh dầu nành, bột cám, khoai mì
.

2.4.2.4 Sinh trưởng
Cá chép nuôi trong ao có thể đạt kích thước sau:
- 1 năm: 0,3-0,5kg
- 2 năm: 0,7-1kg
- 3 năm: 1-1,5 kg

Theo số liệu thống kê cho thấy cá nuôi trong ao có sức sinh sản nhanh
hơn cá ngoài tự nhiên (Trạm nghiên cứu cá nước ngọt, hồ sơ lưu trữ, 1962õ)

2.4.2.5 Đặc điểm sinh sản
Cá chép thường thành thục sinh dục vào khoảng 1-1,5 tuổi. Mùa vụ
sinh sản chính là vào mùa xuân và mùa thu. Đối với cá nuôi trong ao thời gian
thành thục nhanh hay chậm phụ thuộc vào những điều kiện của ao như: diện


8
tích, thức ăn, mật độ. Do đặt tính cá đẻ trứng dính nên trứng thường bám vào
các giá thể như lục bình, xơ dừa, …..
2.4.3

Cá rô phi đỏ

Hình 2. Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)

2.4.3.1 Phân loại
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Orechromis sp
Cá rô phi đỏ là loài cá đột biến của O. niloticus
2.4.3.2 Đặc điểm sinh thái
Cá rô phi đỏ còn được gọi là cá điêu hồng. Ngày nay ở các nước có nuôi
cá rô phi họ đều chú ý đến loài cá này. Do vậy mà các nhà sản xuất giống và
các nhà nuôi thủy sản thế giới đã duy trì và phát triển con lai đỏ này. Vì vậy
mà nó xuất hiện trong các trại thủy sản với số lượng lớn. Cá rô phi đỏ có ở các



9
nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Isreal, một số nước Châu Phi và các nước
Đông Nam Á.
¾ Các yếu tố môi trường thích hợp cho cá rô phi đỏ như
- pH: thích hợp từ 6,5-8,5 có thể sống pH từ 4-9.
- Cá rô phi đỏ thích hợp ở nhiệt độ: 25-300 C, ngừng ăn nếu nhiệt
độ dưới 200C, cá sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 150 C và trên 40 0 C.
2.4.3.3 Đặc diểm dinh dưỡng
Cá rô phi đỏ là loài cá ăn tạp chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn: cám
gạo, tảo, phiêu sinh động, thực vật ….
2.4.3.4 Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi đỏ sinh sản khi đạt 4-5 tháng tuổi. Cá có tập tính làm tổ khi
sinh sản, con cái thường ấp trứng trong miệng.
2.4.4 Cá trê
2.4.4.1 Phân loại
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias fuscus, C. macrocephalus, C. batrachus
2.4.4.2 Đặc điểm sinh thái
¾ Cá trê có tính thích ứng rộng, cá sống trong nước với các giới hạn:
- Nhiệt độ: 7-39,50 C
- pH:
3,5-10,5
- Đô mặn : dưới 15 ppt
Do cá có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế nên cá có thể thở bằng oxy khí
trời trong một thời gian ngắn. Vì vậy cá có thể sống trong nước có hàm lượng
oxy thấp, thậm chí có thể sống trên cạn vài giờ nếu giữ ẩm.



10
2.4.4.3 Dinh dưỡng
Từ nhỏ đến khi cá đạt chiều dài 4-5cm, cá ăn chủ yếu các loài động vật
nhỏ (trùn chỉ, giun đỏ), giáp xác nhỏ, ấu trùng muỗi lắc. Khi lớn cá ăn tạp,
thích ăn động vật thôùi rửa, cá cũng ăn cám gạo, tôm tép,… Cá càng lớn ăn càng
nhiều thức ăn thô hơn.
2.4.4.4 Sinh sản
Cá trê thành thục sinh dục sớm, khoảng 1 tuổi là cá thành thục sinh
dục, mùa vụ sinh sản là mùa mưa. Cá trê là loài đẻ trứng dính, chúng thường
đào hang trong nước và đẻ trứng vào những giá thể có tổ. Sức sinh sản cá trê
vàng là 40.000 trứng/kg, cá trê phi là100.000 trứng/kg cá cái. Thời gian tái
phát dục là 30 ngày.

2.5

Những Ghi Nhận Từ Các Chợ Đã Thu Mẫu Cá

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu tại các chợ
cá tương đối gần phòng thí nghiệm để có được mẫu cá sống. Chúng tôi đã tiến
hành thu mẫu tại bốn chợ thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Chợ Thủ
Đức, chợ Bà Chiểu, chợ Thò Nghè và chợ Củ Chi.
Chúng tôi nhận thấy ở các chợ này thành phần thủy sản được bày bán
tương đối đa dạng: bao gồm các loại thủy hải sản và cá nước ngọt.
Thành phần cá nước ngọt cũng tương đối đa dạng gồm hầu hết các loài
cá nước ngọt được nuôi phổ biến.
Cá được chứa trong các chậu, thau to và có sục khí, riêng những loài
cá có cơ quan hô hấp phụ chúng tôi thấy các chủ hàng cá họ chỉ cho vào vật
chứa với ít nước như cá trê, cá lóc…
Theo ghi nhận của chúng tôi thì cá ở chợ Thủ Đức chủ yếu được lấy từ

khu vực quận 9 và tại khu vực Thủ Đức, ở chợ Củ Chi thì là nguồn cá tại đòa
phương. Ở chợ Bà Chiểu và chợ Thò Nghè thì các vựa cáù họ nhận cá từ các chợ
đầu mối thủy sản từ các vùng ven thành phố và các tỉnh lân cận.


11

Hình 3. Cá được bán tại chợ Củ Chi

Hình 4. Cá được bán tại chợ Bà Chiểu


12

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện

3.1.1

Thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 1/3/2006 đến ngày 30/5/2006.

3.1.2

Đòa điểm


Mẫu cá được chúng tôi thu tại một số chợ TP. Hồ Chí Minh: chợ Thủ
Đức, chợ Bà Chiểu, chợ Thò Nghè và chợ Củ Chi.
Cá thu được vận chuyển hở và nhanh chóng chuyển về phòng thí
nghiệm Khoa Thủy Sản trừơng Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh để tiến
hành nghiên cứu.

3.2

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1

Dụng cụ
- Dụng cụ quan sát: kính hiển vi
- Dụng cụ thu mẫu: ống hút ( kiểu Pasteur), lame, lamelle, lọ thủy tinh
- Dụng cụ giải phẫu: kéo lớn, kéo nhỏ, dao, kẹp, khay nhôm.

- Dụng cụ khác: khăn lau, đóa petri, giấy lọc, bút chì, bút lông ,cân,
thước đo.
3.2.2

Hóa chất
Hóa chất cố đònh:
- Dung dòch Shaudin
- Dung dòch Amoniac 1%
- Cồn 70%
- Dung dòch iod loãng



13
Hóa chấât nhuộm màu:
- Bột Carmin
- Dung dòch AgNO3 2%
- Dung dòch Haematocylin
Các hóa chất khác
- Ferique amonium sulfat
- Ferique amonium sulfat
- Acid lactic
- Xylen
- Acid acetic
- Baume Canada
- Formaldehyde
3.2.3

1,5 %
3%

Cách pha hóa chất
¾

Dung dòch Shaudin:

- Dung dòch HgCl2 bảo hòa
2 phần
- Cồn 90%
2 phần
Cứ 100 ml dung dòch trên cho vào 5 ml dung dòch acid acetic đậm đặc
¾


Dung dòch Carmin:

- Bột Carmin
- Acid acetic
- Nước cất

15g
100ml
100ml

Cho nước và acid acetic hòa chung với nhau sau đó cho bột carmin từ
từ, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan ra. Sau đó cho vào tủ ấm 60-700C trong
15 phút. Ngâm lọ vào nước lạnh cho nguội rồi dùng giấy lọc lọc.
¾ Dung dòch Haematocylin:
- Haemayocylin
- Cồn tuyệt đối
- Nước cất

0,5g
10ml
90ml


14
Cho vào chai bảo quản, sau 4-5 tuần thì pha thêm 10ml trên với 100ml
nước cất, sau khi pha xong dùng để nhuộm ngay tiêu bản ký sinh trùng đã cố
đònh
¾ Dung dòch AgNO3 2%
- AgNO3
2g

- Nước cất
100ml
- Cho vào lọ màu nâu và bọc vải đen

3.3

Phương Pháp

3.3.1 Phương pháp lấy mẫu cá
Cá được chọn ngẫu nhiên không lựa chọn lựa với các kích cỡ khác nhau.
Sau đó được vận chuyển sống về phòng thí nghiệm bằng xô nhựa có chứa nước
để đảm bảo cá còn sống hoặc chứa cá trong bao PVC có bơm oxy .
3.3.2 Phương pháp giải phẫu và nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
Chúng tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu đồng bộ ký sinh trùng trên
cá theo phương pháp Dogiel V.A (1929), Laiman E. M, Markevich A.P nghiên
cứu soạn thảo về sau được hoàn chỉnh bởi các nhà nghiên cứu sau này (Bộ thủy
sản, phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng trên cá,1992).
Phương pháp phân loại của một số tác giả Jiri Lom, Iva Dycova,1992 và Hà ký,
Bùi Quang Tề, 1991.
¾

Nghiên cứu ký sinh trùng từ bên ngoài

Để nghiên cứu chính xác cá phải còn sống hoặc vừa mới chết
Để cá nằm yên và quan sát:
Trước hết chú ý màu sắc, hình dạng, xem trên thân cá có các hiện tượng
như bò tổn thương, u nhọt, cũng như các ký sinh trùng lớn như: giáp xác, đỉa
cá….
Dùng dao cạo nhớt nhiều vò trí khác nhau trên thân cho lên lame ép
lamelle và xem ở kính hiển vi từ độ bội giác nhỏ đến lớn.

Dùng kéo cắt bỏ nắp mang cá rồi quan sát bằng mắt thường, sau đó dùng
kéo cắt cung mang, dùng kẹp lấy ra quan sát bằng mắt thường các tia mang.


15
Cạo nhớt mang đưa lên lame đậy lamelle lên rồi quan sát dưới kính hiển vi từ
bội giác nhỏ đến lớn.
¾ Nghiên cứu ký sinh từ trùng bên trong:
Mổ xoang thân và nghiên cứu các cơ quan bên trong. Khi mổ phải thận
trọng các cơ quan bên trong, dùng kéo rạch một đường ngay trước lỗ hậu môn
một ít, không làm hỏng ruột. chỗ cắt này dùng kéo cắt đường dọc theo bụng
cho đến tận xoang mang và cắt rời vách xoang thân bên trái.
Quan sát phía ngoài các cơ quan bên trong
Trước hết lấy ruột cùng các cơ quan bên trong: gan, túi mật, tùy tạng để
quan sát, rồi từ đó lấy các cơ quan còn lại.
- Ruột: chia thành từng đoạn nhỏ dùng kéo mổ dọc lấy những phần thức
ăn chưa tiêu hóa, quan sát bằng mắt thường tìm sán, sau đó cạo nhớt ở thành
ruột, ép và xem dưới kính hiển vi.
- Gan: cắt và quan sát bên ngoài sau đó lấy một ít cho lên lame, dùng
lamelle ép lên và xem dưới kính hiển vi.
- Túi mật: dùng dao cạo nhớt mặt trong túi mật cho lên lame và ép
lamelle lên xem dưới kính hiển vi.
- Tùy tạng, thận: tiến hành giống như gan.
Tuyến sinh dục: xem bên ngoài, cắt lát, ép và xem dưới kính hiển vi.
- Bong bóng: trước tiên xem bên ngoài sau đó mổ dọc cạo lấy nhớt phía
trong và lớp giữa màng xem dưới kính hiển vi từ độ bội giác nhỏ đến lớn.
- Tim: dùng kéo mổ tim, cắt lác mỏng, ép cho vào 1-2 giọt nước và xem
dưới kính hiển vi.



16
3.3.3

Phương pháp thu mẫu, cố đònh mẫu và bảo quản mẫu ký sinh trùng

3.3.3.1 Phương pháp thu mẫu
Tấc cả các dụng cụ dùng thu mẫu phải được rửa sạch khi quan sát xong
một bộ phận để khi tiếp tục quan sát bộ phận khác để tránh không bò nhầm lẫn,
đảm bảo kết quả chính xác hơn.
Mẫu ký sinh trùng phải giữ thật sạch, nguyên vẹn hình dạng.
Cần quan sát kó, đònh danh, sau đó cố đònh và bảo quản.
Ghi tên mẫu vật, loại ký sinh trùng, cơ quan ký sinh, ngày thu.
3.3.3.2 Phương pháp cố đònh
Khi quan sát thu được nếu là:
- Trùng bánh xe, tiêm mao trùng (Ciliata), hấp quản trùng (Suctoria) thì
để khô tự nhiên trong không khí để cố đònh, bảo quản nơi khô mát, tránh những
sinh vật gây hại như: kiến , ruồi…
- Bào tử trùng (Sporozoa) không cần cố đònh mà tiến hành làm tiêu
bản ngay.
- Trùng roi (Flagellata):
Cho vào dung dòch Shaudin 15-20 phút để kí sinh trùng bám vào lamelle
Rửa nước rồi cho vào cồn 70% trong 5-10 phút
Cho vào dung dòch Iode loãng 10-15 phút
Rửa lại bằng cồn 70% 1-2 phút rồi bảo quản trong cồn 70%
- Sán lá đơn chủ:
Lấy trùng ra và cho vào amoniac 1% để quan sát hệ thống móc bám.
Dùng giấy thấm nước và để khô tự nhiên rồi tiến hành làm tiêu bản
- Sán lá song chủ, sán dây (cestoda): Ta chờ chúng chết rồi bảo quản
trong cồn.
- Giun tròn (Nematoda): ký sinh trùng tương đối lớn, thường dùng kẹp

và vùi đẻ thu sau đó cố đònh trong cồn 70%.


17
- Đỉa cá: cố đònh tốt nhất bằng dung dòch formol 1-2 % vì vậy sẽ giữ
được màu sắc đóa.
- Giáp xác: thu cẩn thận giữ cho trùng nguyên vẹn, rửa sạch cho vào
cồn 70%.
3.3.3.3 Phương pháp làm tiêu bản
-Tiên mao trùng:
Phải nhuộm màu, thuốc nhuộm tốt nhất là Haematocylin. Theo
Geidenhaiw thuốc này không những làm rõ nhân mà còn làm rõ các cấu tạo
khác khi nhuộm nó mẫu bắt màu xanh (Bộ Thủy Sản, bài giảng về bệnh cá
tôm,1992), phương pháp bao gồm các bước:
1/ Lấy mẫu vật (lamel) có trùng được bảo quản trong cồn 70% cho vào
nước lã ngâm 5-10 phút.
2/ Cho vào dung dòch Ferique sulfat amonium 3% trong 1-1,5 ngày.
3/ Rửa nước cất 1-2 phút.
4/ Cho vào dung dòch Haematocylin 1 ngày dêm (bắt màu đen).
5/ Rửa nước máy 30 phút đến 1 giờ.
6/ Kiểm tra dưới kính hiển vi bằng dung dòch Ferique sulfat amonium
1,5 % cho đến khi mẫu vật hiện rõ màu.
7/ Rửa bằng dòng nước chảy 30 phút.
8/ Rút nước bằng cách cho qua cồn 70 - 90 - 100% và sau đó làm trong
tiêu bản bằng cách cho vào xylen ( thời gian mỗi giai đoạn năm phút).
9/ Dùng Baunme Canada để dán tiêu bản .
- Trùng bánh xe, trùng ống hút :
Cho lame đã phiết kính vào đóa petri, sau đó nhỏ AgNO3 2% lên chỗ có
trùng để trong tối 8-15 phút.
Lấy ra rửa nước: kẹp lame lắc trong chậu nước 3 lần .

Cho lame vào hộp petri, đổ ngập nước cất khoảng 0.7 -1cm.
Phơi nắng và lót nền trắng khoảng 1-3 giờ, khi phơi phải thường xuyên
theo dõi mẫu nếu thấy tiêu bản bắt màu vừa đẹp thì ta lấy ra rửa lại bằng nước
cất nhiều lần .


×