Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

BƯỚC ĐẦU SO SÁNH CHẤT LƯỢNG SINH SẢN CỦA TÔM BỐ MẸ VÀ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG CỦA MỘT SỐ DÒNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) NỘI ĐỊA VÀ NHẬP NỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BƯỚC ĐẦU SO SÁNH CHẤT LƯNG SINH
SẢN CỦA TÔM BỐ MẸ VÀ CHẤT LƯNG ẤU
TRÙNG CỦA MỘT SỐ DÒNG TÔM CÀNG
XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)
NỘI ĐỊA VÀ NHẬP NỘI
Ở VIỆT NAM
NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2002-2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HỮU LỘC
TRƯƠNG THỊ DIỆU HÒA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006


BƯỚC ĐẦU SO SÁNH CHẤT LƯNG SINH SẢN CỦA
TÔM BỐ MẸ VÀ CHẤT LƯNG ẤU TRÙNG CỦA MỘT
SỐ DÒNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM
ROSENBERGII) NỘI ĐỊA VÀ NHẬP NỘI Ở VIỆT NAM

thực hiện bởi

Trần Hữu Lộc
Trương Thò Diệu Hòa



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thế Nhân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006


TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu so sánh chất lượng sinh sản và chất lượng ấu trùng của một
số dòng tôm càng xanh (Macrabrachium rosenbergii, de Man) nội đòa và nhập nội ở
Việt Nam” được thực hiện từ 08-03-2006 đến 08-08-2006 tại Trại Thực Nghiệm nuôi
trồng thủy sản và phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu về bốn dòng tôm: Việt Nam tự nhiên và nuôi trong ao,
các dòng tôm nhập nội từ Hawaii và Trung Quốc (VNW, VNP, HWP, CNP) cho thấy:
+ Tôm cái thuộc các dòng có số lần đẻ trung bình là 3,28-4 lần/150
ngày, sức sinh sản là 1.055-1.177 trứng/gam tôm cái,trọng lượng khô của trứng là
41,7-43,8 µg/trứng, tỉ lệ nở trung bình 66,03-73,58%; không có sự khác biệt mang ý
nghóa thống về các chỉ tiêu trên giữa các dòng tôm thí nghiệm được ghi nhận.
+ Ấu trùng mới nở và tám ngày tuổi có sự khác biệt mang ý nghóa
thống kê về trọng lượng khô; ấu trùng mới nở của dòng tôm HWP có trọng lượng khô
thấp hơn so với nhóm còn lại; với ấu trùng tám ngày tuổi sự khác biệt còn được thể
hiện ở tất cả nghiệm thức. Trọng lượng khô trung bình của ấu trùng tám ngày tuổi của
các nghiệm thức CNP, VNP, VNW và HWP lần lượt là 148; 118; 99; và 75,6 µg/ấu
trùng. Tỉ lệ sống của ấu trùng tám ngày tuổi cũng cho kết quả tương tự với các
nghiệm thức CNP, VNW, VNP, HWP lần lượt là 92,12; 86,47; 83,26 ; 74,24%.
+ Có sự khác biệt mang ý nghóa thống kê về sự phát triển của ấu trùng,
thời gian biến thái và tỉ lệ sống giữa các dòng tôm. Thời gian xuất hiện ấu trùng sớm

nhất là 15-16 ngày (dòng VNP và CNP), trong khi hai dòng VNW và HWP là 20-24
ngày. Tỉ lệ sống trung bình của các nghiệm thức CNP, VNP, VNW và HWP lần lượt
là 66,4; 65,7; 28,62 và 18,26%. Dòng tôm HWP có khoảng thời gian biến thái đồng
loạt kéo dài nhất và cũng có tỉ lệ sống thấp nhất.
Kết quả đánh giá sức chòu đựng của ấu trùng và hậu ấu trùng bằng test
ammonia cho thấy: 24h-LC50 của ấu trùng một ngày tuổi dòng tôm Hawaii thấp hơn
có ý nghóa so với các dòng khác; với ấu trùng tám ngày tuổi, sự khác biệt thể hiện rõ
rệt ở các nghiệm thức. 24h-LC50 của ấu trùng tám ngày tuổi các nghiệm thức CNP,
VNP, VNW và HWP lần lượt là 0,76; 0,61; 0,49 và 0,44 ppm NH3. Sức chòu đựng của
ấu trùng có xu hướng giảm theo các lần tái phát dục của tôm cái. Không có sự khác
biệt mang ý nghóa thống kê về sức chòu đựng của hậu ấu trùng của các dòng tôm được
ghi nhận.

-ii-


ABSTRACT
The research on “Primarily comparison of broodstock performance and
offspring quality of some imported and indigenous giant fresh water prawn
(Macrobrachium rosenbergii) strains” was carried out from March to August, 2006 at
Experimental Farm and Laboratory of Fishery Faculty, Nong Lam university.
The result observed after reseaching on four prawn strains : Vietnamese wild
captured and pond reared prawn, imported prawn from Hawaii and China (VNW,
VNP, HWP, CNP) showed:
+ In laboratory condition, average fecundity varied 1055-1177 eggs /g
female; the average breeding frequency was about 3,24-4 times/150 days of trial;
egg dry weight was 41,7-43,8 µg/egg; average hatching rate of in vitro incubated
eggs varied 66,03-73,58%. No significant differences of all these parameters of four
prawn strains were observed.
+ The differences of broodstock origins led to the significant

differences of early stage laval quality parameters. Newly hatched larvae originated
from HWP showed lower dry weight in compared with other strains. With 8 days old
larvae, there were significant differences larvae dry weight and survival rate among
strains. The average dry weight of 8 days old larvae originated from CNP, VNP,
VNW and HWP were 148; 118,1; 99 and 75,6 µg/larvae respectively and the
average survival rate of 8 days old larvae were 92,12; 83,26; 86,47 and 74,24%
respectively.
+ There were significant differences of larval stage development,
metamorphosis period and survival rate among strains. Postlarva appeared on day
16-18 (VNP and CNP) and later on day 20-24 (VNW, HWP). The survival rate until
postlarva stage of CNP, VNP, VNW, HWP were 66,46; 65,7; 28,62 and 18,26%
respectively.
Using ammonia toxicity test to evaluate larval and postlarval quality, the result
showed that 24h-LC50 of one and eight days old of larvae originated from HWP were
significant lower in compared with the other strains. Larvae obtained from females
which have spawned many times tended to decrease their tolerance. No significant
differences tolerance among postlarva of all different strains were observed.

-iii-


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Trước hết xin gởi đến Ban Giám Hiệu, Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh sự kính trọng và lòng tự hào đã được học tập trong
những năm qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Đinh Thế Nhân về sự dìu dắt,
động viên và những lời khuyên q báu trong suốt thời gian chúng tôi tiến hành thí
nghiệm và thực hiện quyển luận văn này.
Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ba, mẹ đã hỗ trợ cho chúng tôi về

vật chất lẫn tinh thần để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt chúng tôi xin được gởi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô và các bạn sinh
viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 28 luôn động viên, giúp đỡ và sẵn lòng hỗ trợ chúng
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không tránh
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được đóng nhận những ý kiến đóng góp của quý
Thầy, Cô và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

-iv-


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

i
ii
iii
iv

v
vii
viii
x
xi

I. GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

1
2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5

2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3
2.5.4
2.6
2.7

3

Sơ Lược Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh
Đònh danh và phân loại
Phân bố
Vòng đời
Đặc Điểm Sinh Sản Của Tôm Càng Xanh
Sựï thành thục
Sự tái phát dục
Giao vó
Đẻ trứng
Ấp trứng
Nghiên Cứu Về Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Tôm Càng Xanh Bố Mẹ
Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm bố mẹ
Yêu Cầu Về Điều Kiện Môi Trường Trong Việc Nuôi Vỗ Tôm Bố Mẹ
Một Số Nghiên Cứu Về Ấu Trùng Tôm Càng Xanh
Đặc điểm phát triển

Dinh dưỡng và thức ăn của ấu trùng tôm càng xanh
Các mô hình ương ấu trùng tôm càng xanh
Yêu cầu về môi trường ương nuôi ấu trùng
Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Ấu Trùng
Di Truyền Và Chọn Giống Tôm Càng Xanh

-v-

3
3
4
5
6
6
8
8
9
9
10
10
11
14
15
15
16
18
20
21
23



2.7.1 Nghiên cứu về di truyền và đa dạng nguồn gen của tôm càng xanh
2.7.2 Chọn giống

23
25

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2

28
28

Thời Gian Và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Vật Liệu
Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống và vật liệu thí nghiệm
Phương Pháp Nghiên Cứu
Thí nghiệm I: Sự tái phát dục của các dòng tôm
Thí nghiệm II: Chất lượng ấu trùng của các dòng tôm


28

28
36
37
43

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

50

4.1.
4.1.1.
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.1.7
4.1.8
4.2.
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.2.9


50
50
50
53

Thí nghiệm 1: Chất lượng sinh sản của các dòng tôm càng xanh
Các thông số môi trường
Tỉ lệ sống và tăng trưởng
Hoạt động lột xác và sinh sản
Hoạt động sinh sản của nhóm tôm được thu trứng và thu ấu trùng 54
Sức sinh sản
Tỉ lệ nở
Thành phần khối lượng của trứng tôm
Chất lượng sinh sản qua các lần tái phát dục
Thí nghiệm 2: Chất lượng ấu trùng của các dòng tôm
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Chất lượng ấu trùng ở giai đoạn sớm
Sức sinh sản tính theo ấu trùng
Thành phần trọng lượng của ấu trùng
Tỉ lệ sống đến ngày thứ tám
Chất lượng ấu trùng qua các lần tái phát dục
Đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng bằng test ammonia 71
Tỉ lệ sống, sự phát triển, biến thái của ấu trùng
Chất lượng hậu ấu trùng

56
59
60
60

63
63
63
64
65
67
68
75
81

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

82

5.1
5.2

Kết luận
Đề nghò

82
83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

84

PHỤ LỤC
Phụ lục I
Phụ lục II


Số liệu thô
Số liệu xử lí thống kê
-vi-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. ARA

: Arachidonic acid

2. EPA

: Eicosapentaenoic acid

3. DHA

: Docosahexaenoic acid

4. CSI

: Clutch-Somatic Index (hệ số mang trứng)

5. GSI

: Gonado-Somatic Index (hệ số thành thục)

6. LSI


: Laval Stage Index (chỉ số giai đoạn của ấu trùng)

7. FAO

: Food and Agriculture Oganization (Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc)

8. TAN

: Total ammonia nitrogen (ammonia tổng số)

9. mtDNA

: mitochondrial deoxyribonucleic acid (ADN ti thể)

10. LC50

: Lethal concentration for 50% population (nồng độ gây chết 50% số
sinh vật thí nghiệm

11. VNW

: Vietnamese wild captured prawn (tôm tự nhiên của Việt Nam)

12. VNP

: Vietnamese pond reared prawn (tôm nuôi của Việt Nam)

13. HWP


: Hawaii pond reared prawn (tôm nuôi của Hawaii)

14. CNP

: Chinese pond reared prawn (tôm nuôi của Trung Quốc)

15. PL

: Postlarva (hậu ấu trùng)

-vii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh
Các chỉ tiêu thủy hóa của nước ương ấu trùng tôm
càng xanh
Hàm lượng các hợp chất N tối đa cho phép trong bể nuôi
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ghi trên bao bì
Kết quả phân tích thành phần thức ăn tôm bố mẹ
Thành phần thức ăn công nghiệp của ấu trùng ghi trên
bao bì

Các thông số môi trường
Tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm
Hoạt động lột xác và sinh sản của các dòng tôm thí nghiệm
Thời gian tái phát dục của nhóm tôm thu trứng và ấu trùng
Hoạt động sinh sản của nhóm tôm được thu trứng và thu
ấu trùng của nghiệm thức VNW và VNP
Hoạt động sinh sản của nhóm tôm được thu trứng và thu
ấu trùng của nghiệm thức HWP và CNP
Sức sinh sản tính theo trứng của các dòng tôm thí nghiệm
Thời gian và tỉ lệ nở của trứng của các dòng tôm càng xanh
Các chỉ tiêu của trứng các dòng tôm thí nghiệm
Chất lượng sinh sản qua các lần phát dục của dòng tôm
Việt Nam tự nhiên
Chất lượng sinh sản qua các lần phát dục của dòng tôm
Việt Nam nuôi ao
Chất lượng sinh sản qua các lần phát dục của dòng tôm
Hawaii nuôi ao
Chất lượng sinh sản qua các lần phát dục của dòng tôm
Trung Quốc
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Một số thông số của ấu trùng ở giai đoạn sớm
Chất lượng ấu trùng qua các lần phát dục của dòng tôm
Việt Nam tự nhiên
Chất lượng ấu trùng qua các lần phát dục của dòng tôm
Việt Nam nuôi ao
Chất lượng ấu trùng qua các lần tái phát dục của dòng tôm
Hawaii nuôi ao

Bảng 2.3
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18

TRANG

-viii-

15
21
21
33
34

34
50
51
53
55
55
55
56
59
60
61
61
62
62
63
63
69
69
70


Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21

Chất lượng ấu trùng qua các lần tái phát dục của dòng tôm
Trung Quốc nuôi ao
Các chỉ tiêu phát triển của ấu trùng
Thời gian biến thái và tỉ lệ sống của ấu trùng


-ix-

70
76
80


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 4.3
Hình 4.2

Vòng đời của tôm càng xanh
Các kiểu hình của tôm càng xanh đực
Mức độ thân thuộc của các dòng tôm càng xanh
Bể nuôi thí nghiệm
Bể trữ tôm bố mẹ dự phòng
Hệ thống ương nuôi ấu trùng
Bể lọc sinh học
Tôm càng xanh bố mẹ
Thiết bò và hoá chất quan trắc chất lượng nước
Năm giai đoạn phát triển (I; II; III; IV; V) của buồng trứng
Hoạt động lột xác và sinh sản của tôm
Cân trọng lượng và đo chiều dài tôm mẹ
Tôm cái được gắn tinh nang sau khi giao vó thành công
Công đoạn gỡ trứng tôm
Lấy mẫu trứng
Hệ thống ấp trứng
Tôm mang trứng 16 ngày
Bố trí thí nghiệm thử sức chòu đựng của ấu trùng
Tôm bò bệnh đục cơ và tôm bình thường
Màu sắc trứng tôm bảy ngày sau khi đẻ

-x-

5
8

25
29
30
31
31
32
35
38
39
39
40
40
42
42
44
48
52
66


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2

Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6
Biểu đồ 4.7
Biểu đồ 4.8
Biểu đồ 4.9
Biểu đồ 4.10
Biểu đồ 4.11
Biểu đồ 4.12

Tương quan giữa sức sinh sản và trọng lượng tôm cái
Tương quan giữa trọng lượng tôm cái và số lượng trứng
Trọng lượng khô của ấu trùng tám ngày tuổi
Trọng lượng khô của ấu trùng mới nở
Tỉ lệ sống của ấu trùng tám ngày tuổi
24h-LC50 của ấu trùng một ngày tuổi
24h-LC50 của ấu trùng 8 ngày tuổi
24h-LC50 của ấu trùng một ngày tuổi qua các lần tái phát dục
24h-LC50 của ấu trùng một ngày tuổi qua các lần tái phát dục
Giai đoạn phát triển của ấu trùng năm ngày tuổi
Giai đoạn phát triển của ấu trùng 10 ngày tuổi
Giai đoạn phát triển của ấu trùng 15 ngày tuổi
Quá trình biến thái của ấu trùng
24h-LC50 của hậu ấu trùng

-xi-


57
58
65
67
67
72
74
74
75
77
77
78
79
81


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) là đối tượng quan
trọng, có giá trò kinh tế cao trong nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo FAO
(2002), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới trong năm 2000 đạt 119.000, đạt
giá trò thương mại tương đương 410 triệu Mỹ kim. Theo báo cáo của Miao (2003), chỉ
riêng sản lượng tôm càng xanh của Trung Quốc đã đạt 300.000 tấn, chiếm 95% tổng
sản lượng của thế giới (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Ở nước ta, vùng đồng
bằng sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản nói
chung và nghề nuôi tôm càng xanh nói riêng. Theo thống kê của bộ Thủy Sản, sản
lượng tôm càng xanh nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đạt 2.500 tấn trong năm 1999.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn cho nghề nuôi tôm càng xanh từ trước
đến nay là vấn đề con giống. Nhìn chung, con giống tôm càng xanh sản xuất trong
nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Theo thống kê không chính thức thì chỉ riêng trong năm 2005 đã có hơn 300 triệu tôm
giống được nhập về Việt Nam, đứng đầu là tỉnh Bến Tre. Nguồn gốc tôm nhập khẩu
chủ yếu là từ Trung Quốc và Thái Lan. Dòng tôm càng xanh của Hawaii cũng được
trường Đại học An Giang nhập về trong năm 2005 cho mục đích nghiên cứu và sản
xuất. Để phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trong nước thì chiến lược phát triển sản
xuất con giống nhân tạo có lẽ là một trong những yếu tố then chốt.
Trong sản xuất giống tôm càng xanh, chất lượng tôm bố mẹ là một trong
những yếu tố quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho tôm bố mẹ (D’
Abramo và Sheen, 1994; Das và ctv., 1996; Cavalli, 2000; Trần Thò Thanh Hiền,
2004). Thế nhưng, chất lượng tôm bố mẹ có lẽ cũng phụ thuộc vào nguồn gốc của
chúng. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền ở tôm càng xanh cho thấy có sự khác
biệt về di truyền ở những vùng phân bố khác nhau của loài này (Mather và Bruyn,
2003; Yaitavorn, 1989; Sodsuk, 1998). Với sự đa dạng về nguồn gen như thế, có thể
đặc tính sinh trưởng, chất lượng sinh sản, chất lượng ấu trùng của những dòng tôm
này cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, những nỗ lực trong việc gia hóa, chọn lọc, lai giống
nhằm cải thiện về di truyền ở loài này cũng đã mang lại một số kết quả ban đầu là
cải thiện được sức tăng trưởng (Uraiwan, 2003; Esta và ctv, 2005). Thế nhưng những
thông tin về chất lượng sinh sản của tôm bố mẹ, chất lượng ấu trùng của các dòng
tôm càng xanh khác nhau là còn khá hạn chế. Amrit N Bart và Phạm Trường Yên
(2003) cho rằng chất lượng ấu trùng của dòng tôm càng xanh nuôi ở Thái Lan tốt hơn
hẳn so với ấu trùng của dòng tôm càng xanh tự nhiên ở Việt Nam và sự khác biệt này
được tác giả giải thích là do nguyên nhân của sự gia hóa của dòng tôm càng
-1-


xanh ở Thái Lan. Ngược lại, theo ghi nhận FAO (2002); Mather và Bruyn (2003) thì
sự gia hóa đi cùng với giao phối cận huyết có thể làm giảm chất lượng của thế hệ

con. Rất có thể những khác biệt giữa các dòng tôm càng xanh về mặt nguồn gốc đòa
lý, giữa tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên hay nuôi ao, hay sự chọn lọc, gia hóa có thể
kéo theo những khác biệt về mặt chất lượng của tôm bố mẹ hay ấu trùng.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài:” Bước đầu so
sánh chất lượng sinh sản của tôm bố mẹ và chất lượng ấu trùng của một số dòng
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) nội đòa và nhập nội ở
Việt Nam”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Bước đầu so sánh chất lượng sinh sản của tôm càng xanh bố mẹ thuộc các
dòng khác nhau, bao gồm một số đặc điểm về tần suất sinh sản, chất lượng và tỉ lệ nở
của trứng.
So sánh ấu trùng của các dòng tôm qua một số nội dung như chất lượng ấu
trùng ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống, khả năng chuyển giai đoạn và biến thái, sức chòu
đựng của ấu trùng và hậu ấu trùng.

-2-


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Sơ Lược Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

2.1.1 Đònh danh và phân loại
Tôm càng xanh thuộc giống Macrobrachium, Bate, 1868. Đây là giống có
nhiều loài nhất trong các giống thuộc họ tôm càng Palaemonidae, khoảng 200 loài.

Trong đó, M. rosenbergii, M. americanum và M. carcinus có lẽ là những loài lớn nhất
được biết. Tôm càng xanh, con đực có thể đạt chiều dài (từ ngọn chủy đến cuối
telson) 320 mm, con cái 250 mm (Holthuis, 2000).
Theo Holthuis (1980), tôm càng xanh có vò trí phân loại như sau:
Ngành tiết túc:

Arthropoda

Lớp giáp xác:

Crustacea

Bộ phụ giáp xác bậc cao:

Malacostraca

Bộ mười chân:

Decapoda

Bộ phụ chân bơi:

Natantia

Phân bộ:

Caridea

Họ:


Palaemonidae

Phân họ:

Palaemoninae

Giống:

Macrobrachium

Loài:

M. rosenbergii (de Man, 1879).

Theo FAO (2000), tôm càng xanh là một trong những loài được phát hiện, tìm
hiểu, mô tả một cách khoa học sớm nhất vào năm 1705. Việc đònh danh loài này trên
cấp độ giống và loài là một câu chuyện khá phức tạp. Ban đầu, tôm càng xanh được
xếp thuộc cả hai giống là Cancer (Astacus) và Palaemon. Sau đó, tôm càng xanh
được đònh danh với những tên như Palaemon carcinus, P. dacqueti, P. rosenbergii.
Cho đến năm 1959 thì loài này được giới thiệu với tên Macrobrachium rosenbergii
-3-


(de Man, 1879) và tên này đã trở nên thông dụng và được chấp nhận rộng rãi trên
toàn thế giới.
Một vài sự khác nhau về mặt hình thái học được phát hiện và được cho là của
hai loài phụ. Dạng loài phụ thứ nhất được tìm thấy ở phía tây vùng phân bố: Ấn Độ,
vònh Bengal, vònh Thái Lan, Malaysia, một số vùng thuộc Indonesia như Sumatra,
Java và Kalimantan. Dạng thứ hai được tìm thấy ở phía đông vùng phân bố:
Philippines, vùng Sulawesi, Irianjaya thuộc Indonesia và Papua New Guinea, bắc

Australia.
Dạng loài phụ ở phía đông được đặt tên là Macrobrachium rosenbergii
rosenbergii (de Man, 1879) và dạng loài phụ ở phía tây được đặt tên là
Macrobrachium rosenbergii dacqueti (Sunier, 1925). Thế nhưng, do việc di giống nên
việc đònh danh (ở cấp độ loài phụ)ï không còn chính xác nữa.
2.1.4

Phân bố

Theo Holthius (1980), tôm càng xanh là loài tôm nhiệt đới được phân bố tự
nhiên tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, trải dài từ
Australia đến New Guinea và vùng châu thổ sông Ấn.
Tôm càng xanh sống ở nước ngọt thuộc vùng nhiệt đới, chòu ảnh hưởng của
nước lợ cửa sông ven biển do ấu trùng phải sống trong nước lợ (Ling và Merican,
1961; Sandifer và ctv., 1975). Một số loài thuộc giống Macrobrachium thích sống
nước trong trong khi số khác thích sống nước đục, tôm càng xanh thuộc nhóm thứ hai
(New và Shingholka, 1985).
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Nha Trang tới đồng bằng
Nam bộ và tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (Động vật chí Việt Nam.
Tôm nước ngọt, 2001). Phạm vi phân bố, mật độ quần đàn tự nhiên của tôm càng
xanh phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường mà trước hết là nhiệt độ, độ mặn và độ
pH (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Nhiều loài tôm trong giống Macrobrachium được di giống ra khỏi vùng phân
bố tự nhiên của chúng với ý đònh ban đầu là để phục vụ nghiên cứu. Từ Malaysia tôm
càng xanh được di nhập vào Hawaii, nơi mà những công trình nghiên cứu đầu tiên
của Ling (1969) được phát triển thành phương pháp sản xuất hậu ấu trùng bởi
Fujimura và Okamoto (1972). Ngày nay, tôm càng xanh được nuôi ở nhiều nước,
những nước và vùng lãnh thổ sản xuất chính là Bangladesh, Brazil, Trung Quốc,
Ecuador, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan (FAO, 2002). Tôm càng xanh được
khai thác tự nhiên chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh và nhiều nước Đông Nam Á.


-4-


2.1.5

Vòng đời

Vòng đời của tôm càng xanh gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành (FAO, 1985). Có thể tóm tắt như sau: tôm càng xanh trưởng
thành sống và thành thục, sinh sản chủ yếu trong nước ngọt. Trong mùa sinh sản, tôm
cái thành thục sẽ lột xác tiền giao vó (pre-mating moult), sau đó sẽ bắt cặp và giao vó
(Ling, 1969). Tôm đẻ trứng dính vào các đôi chân bụng, tôm cái mang trứng có xu
hướng bơi xuôi dòng ra vùng nước lợ có độ mặn từ 5-20‰ (George, 1969). Ở đó, ấu
trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du (Ling, 1969; Uno và Kwon, 1969).
Theo Ling (1969), ở phạm vi nhiệt độ từ 25-310C, thời gian ấp trứng là 19-23 ngày.
Theo Nguyễn Việt Thắng và ctv. (1995), với nhiệt độ từ 26-300C, thời gian ấp trứng
là 17-23 ngày. Trứng sẽ nở trong vòng 1-2 ngày, ấu trùng cần có nước lợ để phát
triển, ấu trùng sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi nở nếu chúng sống trong nước
ngọt hoặc nước có độ mặn cao (Ling, 1969). Ấu trùng tôm càng sống phù du, hướng
quang mạnh, phát triển qua 11 giai đoạn trong khoảng 20-40 ngày (Uno và Kwon,
1969), sau đó chúng sẽ biến thái thành hậu ấu trùng và bắt đầu sống đáy. Trong vòng
vài tuần, hậu ấu trùng có xu hướng di chuyển ngược dòng vào các vùng nước ngọt, ở
đó chúng sẽ sinh trưởng và thành thục (George, 1969; Ling, 1969). Tôm con có khả
năng di chuyển ngược dòng đến 200 Km từ vùng nước lợ vào nội đòa (Ling, 1969).

Hình 2.1 Vòng đời của tôm càng xanh (Nguồn: New và Shinghohka,1985)

-5-



2.2

Đặc Điểm Sinh Sản Của Tôm Càng Xanh

2.2.1

Sựï thành thục

2.2.1.1

Độ tuổi và kích cỡ thành thục

Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi nhân tạo, tôm càng xanh sinh
sản lần đầu tiên khoảng 3-3,5 tháng tuổi kể từ hậu ấu trùng 10-15 ngày tuổi, ứng với
kích thước 10-13 cm hay trọng lượng nhỏ nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 7,5 g
(Nguyễn Việt Thắng, 1993). Theo Daniels, Cavalli và Smullen (2000), tôm cái
thường thành thục khi đạt kích cỡ 15-20 g và cũng có khi tôm cái chỉ nặng 6,5 g cũng
đã mang trứng; tuy nhiên tuổi và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố như môi trường và thức ăn.
2.2.1.2

Mùa vụ thành thục

Tôm cái có trứng dính vào các đôi chân bụng được gọi là tôm mang trứng
(gravid female, barried female). Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, tôm mang trứng
luôn có quanh năm, tuy nhiên tỷ lệ tôm mang trứng lại thay đổi giữa các mùa trong
năm. Theo Rao (1991), ở hồ Kolleru, nam Ấn Độ, tôm trứng xuất hiện quanh năm
nhưng hoạt động sinh sản mạnh nhất vào những tháng nóng (tháng 8 đến tháng 1 năm
sau). New (1997) cho rằng đỉnh cao của hoạt động sinh sản của tôm càng xanh xảy

ra vào lúc bắt đầu mùa mưa. Varghese và ctv. (1992) báo cáo rằng mùa bắt tôm
trứng ở Karala (nam Ấn Độ) thường diễn ra vào lúc bắt đầu mùa mưa. Đặc biệt, ở
Thái Lan thì tôm trứng lại thường được tìm thấy nhiều nhất ở vùng cửa sông có độ
mặn từ 5-10‰ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau lại là mùa lạnh nhất trong năm
(Suwannatous, New, 1998). Ở đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh có 2 mùa
sinh sản chính là khoảng tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10 (Nguyễn
Việt Thắng, 1993; Phạm Văn Tình, 1996).
Do hoạt động sinh sản của tôm thay đổi theo mùa, việc chọn tôm trứng với số
lượng lớn cho sản xuất gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vùng cận nhiệt đới và ôn đới.
Ở vùng cận nhiệt đới tôm bố mẹ phải được thu hoạch từ ao nuôi vào mùa thu và được
nuôi trong nhà với điều kiện nhiệt độ được khống chế nghiêm ngặt vào mùa đông gọi
là “kỹ thuật trữ tôm qua mùa đông”.
2.2.1.3

Đặc điểm thành thục
a/ Tôm cái

Trong quá trình thành thục, buồng trứng tôm càng xanh trải qua năm giai
đoạn phát triển, có thể xác đònh được bởi những đặc điểm khác nhau về mặt hình
thái, màu sắc của mỗi giai đoạn, được Chang và Shih (1995) mô tả như sau:

-6-


+ Giai đoạn I: Buồng trứng không thể thấy bằng mắt thường, đây là
đặc điểm của tôm cái chưa trưởng thành hoặc tôm cái vừa đẻ xong.
+ Giai đoạn II: Buồng trứng là một đốm nhỏ màu vàng, được thấy ở
phần sau của vỏ đầu ức.
+ Giai đoạn III: Buồng trứng có màu cam kéo dài từ phần sau của vỏ
đầu ức đến phần trước, gần nơi có gai thượng vò.

+ Giai đoạn IV: Buồng trứng kéo dài đến nơi có gai thượng vò
(epigastric tooth).
+ Giai đoạn V: Buồng trứng phát triển đến phần trước của vỏ đầu ức.
Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V, tôm lột xác tiền giao vó (Ling,
1969). Thời gian phát triển năm giai đoạn của buồng trứng mất khoảng 18-20 ngày
(Trần Thò Thanh Hiền, 2004).
b/ Tôm đực
Ở tôm càng xanh, cùng tồn tại trong một quần đàn, tôm đực trưởng thành có
ba kiểu hình khác nhau đó là con đực càng xanh nhỏ, con đực càng cam và con đực
càng xanh (Smith và ctv., 1978; Brody và ctv., 1980; Cohen và ctv., 1981; trích bởi
Hoàng Thò Thủy Tiên, 2004). Mỗi kiểu hình đại diện cho một tập tính sinh sản và đặc
điểm sinh dục thứ cấp khác nhau. Tôm đực nhỏ với đôi càng trong suốt, không có
vùng lãnh thổ riêng, tập tính sinh sản là giao phối lén lút (Telecky, 1984; trích bởi
Hoàng Thò Thủy Tiên, 2004) sẽ phát triển nhanh thành con đực càng cam. Đặc trưng
của tôm đực càng cam là tăng trưởng rất nhanh, không biểu hiện tập tính ve vãn và
giao phối với tôm cái. Tôm đực càng cam phát triển thành tôm đực càng xanh. Tôm
đực càng xanh có kích thước vượt trội, lúc này tăng trưởng rất chậm (gần như ngừng
tăng trưởng), sống có vùng lãnh thổ riêng, rất hung dữ, có tập tính ve vãn và giao
phối với tôm cái lột xác tiền giao vó (Cohen và ctv., 1981; Sagi, 1984; trích bởi
Hoàng Thò Thủy Tiên, 2004).

-7-


Hình 2.2 BC - Tôm đực càng xanh; OC – Tôm đực càng cam; SM – Tôm đực nhỏ
(Nguồn: Barki, 1986)
Nghiên cứu về mối tương quan của sự phát triển tuyến sinh dục đực (tinh
hoàn, ống dẫn tinh và ống ampullae) như một chỉ thò của hoạt động sinh dục với sự
phát triển của hệ gan tụy, một cơ quan được cho là có liên quan đến tốc độ tăng
trưởng; kết quả cho thấy ở tôm càng cam, hệ gan tụy to lớn hơn có ý nghóa so với hệ

sinh dục trong mối tương quan về kích thước. Ngược lại, ở tôm đực càng xanh nhỏ và
tôm đực càng xanh hệ sinh dục của nó lớn hơn nhiều so với hệ gan tụy trong mối
tương quan với cơ thể (Sagi, 1988; trích bởi Hoàng Thò Thủy Tiên, 2004). Điều này
chứng tỏ tôm đực càng xanh và tôm đực nhỏ hoạt động sinh dục mạnh mẽ hơn so với
tôm càng cam (Hoàng Thò Thủy Tiên, 2004).
2.2.2

Sự tái phát dục

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2003), sau khi giũ hết trứng, tôm cái có
thể đẻ lại sau thời gian từ 7-45 ngày. Trong môi trường tự nhiên, tôm càng xanh có
thể đẻ 3-4 lần/năm (Ling, 1969) hoặc nhiều hơn 4 lần (Rao, 1991). Trong điều kiện
thuận lợi, tôm có thể sinh sản 4-6 lần/năm (Nguyễn Việt Thắng, 1993; Phạm Văn
Tình, 2000). Wickins và Beard (1974) báo cáo rằng tôm cái trong điều kiện nuôi nhốt
có thể đẻ đến 4 lần trong khoảng thời gian 170 ngày. Một nghiên cứu về hoạt động
sinh sản của tôm càng xanh của Cavalli (2000) được thực hiện trong 180 ngày, cho
thấy tỷ lệ đẻ trứng của tôm cái trên số lần lột xác là 60,3%; tôm cái đẻ được nhiều
nhất là 5 lần, trung bình là 4,2 lần.
2.2.3 Giao vó
Sự miêu tả chi tiết quá trình giao phối của tôm càng xanh được thực hiện bởi
Ismael và New (2000); Karplus, Malecha và Sagi (2000). Khi buồng trứng tôm cái
chín hoàn toàn, tôm cái lột xác tiền giao vó. Quá trình lột xác tiền giao vó của tôm cái
sẽ tiết ra hormone có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sự hiện diện của tôm đực

-8-


còn giúp tôm cái vừa mới lột khỏi bò tôm cái khác tấn công. Tuy nhiên nếu có sự hiện
diện của nhiều tôm đực, chúng sẽ tấn công lẫn nhau và tôm đực yếu hơn sẽ rút lui.
Có thể chia quá trình giao vó thành bốn giai đoạn: tiếp xúc, ôm giữ con cái, trèo lên

con cái, lật ngửa và gắn túi tinh.
Sự giao vó sẽ xảy ra sau khi tôm cái lột xác tiền giao vó từ 3-6 giờ (Ling,
1969), thế nhưng theo Chow (1982) thì việc gắn tinh nang lên tôm cái vẫn thành công
sau khi tôm cái lột xác tiền giao vó từ 10-15 giờ.
2.2.4

Đẻ trứng

Tôm càng xanh thường đẻ trứng vào ban đêm. Sau khi giao vó vài giờ, nếu
không được giao vó thì tôm cái đã lột xác tiền giao vó vẫn đẻ trứng (Ling, 1969). Tôm
cái sẽ di chuyển lên tầng giữa và tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng sẽ
được thụ tinh sau khi đi ngang qua túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính vào các đôi
chân bụng từ đôi thứ nhất đến thứ tư. Thời gian đẻ trứng khoảng 10-60 phút, thường
là 15-25 phút, tôm cái dùng các đôi chân ngực để hướng trứng xuống phần bụng
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Một số tôm cái bỏ toàn bộ trứng sau khi đẻ vài ngày, cho thấy trứng đã không
được thụ tinh (Ling, 1969; Wickins và Beard, 1974). Nguyên nhân trứng không được
thụ tinh vẫn chưa rõ ràng, có thể do thời gian từ lúc lột xác tiền giao vó đến lúc giao
vó không thích hợp (Cavalli, 2000). Cũng có những giải thích hợp lý khác như do tôm
hoảng sợ với sự hiện diện của con người, tôm đực không có khả năng giao vó cũng
như do tinh trùng không có chất lượng tốt. Theo hướng giải thích này, Daniels (1993)
cho thấy có sự suy giảm hệ số đực (testicular index) của tôm đực dạng càng xanh
theo tuổi.
Số lượng trứng được đẻ ra phụ thuộc vào trọng lượng, kích cỡ, chất lượng và
số lần sinh sản của tôm cái, thay đổi từ 7.000-503.000 trứng (Nguyễn Thanh Phương
và ctv., 2003). Thường thì tôm cái đẻ từ 80.000-100.000 trứng khi chúng thành thục
hoàn toàn; trong lần sinh sản đầu tiên tôm cái đẻ từ 5.000-20.000 trứng (Daniels,
Cavalli, Smullen, 2000). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2003), sức sinh sản
tương đối của tôm càng xanh tự nhiên khoảng 500-1.000 trứng/gam trọng lượng tôm
trong khi tôm nuôi trong ao hồ thì sức sinh sản thấp hơn, khoảng 300-600 trứng/gam

trọng lượng tôm.
2.2.5 Ấp trứng
Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng các chân bụng để quạt tạo
dòng nước, làm thoáng trứng. Tôm cũng dùng các chân ngực để loại bỏ các trứng hư
hay dò vật dính vào khối trứng. Mặc dù trứng tôm có thể nở tốt trong nước ngọt nhưng
theo New (1990) thì ấp trứng tôm trong nước lợ cho kết quả tỉ lệ nở cao hơn. Tỉ lệ nở

-9-


của trứng cao hơn khi tôm được ấp trứng trong nước lợ (New, 1990). Ta có thể
chuyển tôm mẹ mang trứng từ nước ngọt sang nước lợ 12‰ trực tiếp mà tôm vẫn
không bò sốc (New và Shingholka, 1995). Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian
ấp trứng. Theo Ling (1969) ở nhiệt độ từ 25-310C, thời gian ấp trứng là 19-23 ngày.
Theo Nguyễn Việt Thắng và ctv. (1995), với nhiệt độ từ 26-300C, thời gian ấp trứng
là từ 17-23 ngày.
Theo De Caluwé và ctv. (1995), điều kiện ấp trứng tối ưu là ở nhiệt độ 26-280C
và độ mặn là 6‰. Ấu trùng thu được từ trứng ấp ở nhiệt độ 250C có sức chống chòu
tốt hơn với sự thay đổi của nhiệt độ so với nhóm được ấp ở 280C (Gomez Diaz, 1987).
Nhiệt độ ấp quá thấp sẽ kéo dài thời gian phát triển của phôi và thúc đẩy sự phát
triển của nấm, tuy nhiên nhiệt độ ấp cao hơn 300C sẽ thúc đẩy sự phát triển của
nguyên sinh động vật và các vi sinh vật gây hại (Brock, 1997). Ánh sáng không ảnh
hưởng đến khả năng nở của ấu trùng, tuy nhiên nên tránh ánh sáng mặt trời chiếu
trực tiếp (De Caluwé và ctv., 1995).
Mặc dù ấp trứng tự nhiên là phương pháp đơn giản nhất nhưng ta vẫn có thể
ấp trứng tôm trong điều kiện in vitro (Balasundaram, Pandiam, 1981; Mathavan,
Muradagass, 1988; De Caluwé và ctv., 1995; Das và ctv., 1996). Người ta nghó rằng
phương pháp ấp in vitro sẽ thu được nhiều ấu trùng hơn bởi tôm cái thường làm rơi
trứng trong quá trình ấp. Wickins và Beard (1974) cho rằng số trứng rơi rớt trong quá
trình ấp của tôm cái có thể đến 31%. Malecha (1983) quan sát và nhận thấy tôm cái

mang trứng nuôi trong ao có sức sinh sản thấp hơn tôm được giữ trong điều kiện thí
nghiệm bởi tôm cái nuôi trong ao phải loại bỏ bớt những trứng hư do bò ký sinh. Ang
và Law (1991) báo cáo rằng việc giảm sức sinh sản có nguyên nhân bởi việc ăn trứng
của con cái và trứng có xu hướng tự rơi ra khi sắp nở. Để tránh sự mất trứng khi ấp,
có thể lấy từ tôm mẹ sau khi đẻ 3-5 ngày để ấp (Cavalli, 2000). Ấp in vitro không
những làm tăng số lượng ấu trùng thu được mà còn làm cho tôm mẹ tái phát dục
nhanh hơn do không phải ấp trứng (Damrongphol và ctv., 1991). Gần đây, nhiều giải
pháp nhằm loại diệt vi sinh vật gây hại cho trứng trong khi ấp như formaldehyde,
hydrogen peroxide và những chất kháng sinh, chất diệt nấm đã thành công và được
ứng dụng (Caceci và ctv., 1997). Những nghiên cứu về việc ấp trứng tôm càng xanh
in vitro sẽ hỗ trợ cho việc nghiên cứu về trứng và ấu trùng của tôm càng xanh.
2.3

Nghiên Cứu Về Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Tôm Càng Xanh Bố Mẹ

2.3.1 Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh
Theo Ling (1969) thì tôm càng xanh được xếp vào nhóm ăn tạp ở đáy
(benthic omnivore). Trong dạ dày của tôm càng xanh sống ngoài tự nhiên có cả mùn
bã hữu cơ, nhuyễn thể, ấu trùng và côn trùng, giáp xác, cá, rong tảo, lúa (Ling, 1969;
Costa và Wanninayake, 1986). Weidenbach (1982) báo cáo rằng tôm càng xanh
trong ao nuôi, ăn thức ăn nhân tạo với cả mùn bã hữu cơ, rong và một lượng ít thực

- 10 -


vật thượng đẳng. Có lẽ tôm càng xanh chỉ ăn thực vật khi thiếu thức ăn. Trong điều
kiện dinh dưỡng kém, tôm càng xanh có thể ăn lẫn nhau (Ling, 1969).
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm bố mẹ
2.3.2.1


Protein

Là thành phần quan trọng nhất của thức ăn tôm cá, có chức năng cơ bản là
cấu tạo nên cơ và nội quan, chiếm 65-75% trong thành phần sinh hoá của tôm (Trần
Thò Thanh Hiền, 2004). Mức đạm cần thiết trong thức ăn nuôi tôm càng xanh dao
động trong khoảng 25-35% (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Đối với tôm bố
mẹ và ấu trùng thì nhu cầu này cao hơn. Khẩu phần chứa 40% protein và năng lượng
4.000 Kcal có khả năng nâng cao sức sinh sản cho tôm càng xanh bố mẹ (Das và ctv.,
1996). Ngoài hàm lượng đạm thì thành phần các amino acid đặc biệt là các amino
acid thiết yếu cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với tôm bố mẹ, chất đạm cần thiết
cho sự tích lũy dinh dưỡng để chuyển hoá vào tế bào trứng (Nguyễn Thanh Phương
và ctv., 2003). Trần Thò Thanh Hiền (2004) cho rằng thức ăn cho tôm càng xanh bố
mẹ có hàm lượng protein 43% trở lên. Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2003) đề nghò
rằng trong thức ăn cho tôm bố mẹ nên có hàm lượng đạm từ 40-45%, nguồn đạm từ
bột cá cao đạm và bột đậu nành.
2.3.2.2

Lipid

Lipid đóng vai trò quan trọng không chỉ như là nguồn cung cấp năng lượng
(8-9 Kcal/g) mà còn cung cấp các acid béo, phospholipid, sterol cũng như là vật
mang (carrier) của các vitamin tan trong dầu cần thiết cho quá trình sinh trưởng và
phát triển, sinh sản của tôm cá (D’ Abramo, 1997; Teshima, 1997).
Với vai trò quan trọng như vậy, lipid hiện nay là một vấn đề đang được quan
tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng thức ăn cho tôm, đặc biệt là thức ăn trong giai
đoạn nuôi vỗ và ấu trùng (Trần Thò Thanh Hiền, 2004). Trong những thành phần tan
trong dầu thì PUFA (poly unsaturated fatty acid), HUFA (highly unsaturated fatty
acid), phospholipid, sterol được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất (Cavalli, 2000).
Nhu cầu lipid của tôm càng xanh bố mẹ khó có thể xác đònh một cách chính
xác vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguồn protein, năng lượng thức

ăn, dạng và tỉ lệ của các acid béo thiết yếu. Theo D’Abramo và Sheen (1994), khi
cho tôm càng xanh ăn các khẩu phần có cùng năng lượng nhưng hàm lượng chất béo
thay đổi từ 2-10% của hỗn hợp dầu gan cá tuyết và dầu bắp thì cho thấy không có sự
khác biệt về khả năng tăng trọng nhưng khẩu phần có tỉ lệ chất lipid hơn 10% hoặc
không bổ sung lipid sẽ làm giảm sự tăng trưởng rõ rệt, tác giả đề nghò mức lipid hợp
lí trong thức ăn tôm càng xanh là 8%. Khi giải thích hàm lượng lipid cao làm ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của tôm D’Abramo (1997) cho biết có mối tương quan chặt

- 11 -


chẽ giữa hàm lượng lipid trong thức ăn và lipid trong ruột, khi hàm lượng lipid trong
thức ăn quá cao, hàm lượng lipid trong ruột tăng và làm giảm khả năng trao đổi chất
của giáp xác, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Theo Trần Thò Thanh Hiền
(2004), thức ăn cho tôm càng xanh bố mẹ nên có hàm lượng lipid 9% (tỉ lệ kết hợp
dầu mực và dầu bắp là 2/1).
2.3.2.3

Acid béo

Những nghiên cứu về nhu cầu acid béo của động vật thủy sản chủ yếu tập
trung trên hai nhóm acid béo chính là PUFA (gồm Linoleic và Linolenic acid) và
HUFA (chủ yếu là ARA, DHA, EPA).
DHA (Docosahexaenoic acid) và EPA (Eicosapentaenoic acid) là thành phần
thiết yếu của màng tế bào, điều hòa áp suất thẩm thấu, sự tổng hợp prostaglandins và
nó cũng đóng một vai trò chủ động trong hệ thống miễn dòch (Léger và Sorgeloos,
1992). Sự thiếu khả năng tự tổng hợp Linoleic, Linolenic, DHA và EPA được phát
hiện trên tôm Penaeus japonicus (Kanazawa và ctv., 1977); Penaeus monodon và
Penaeus merguiensis (Kanazawa và ctv., 1979). Mặt khác, khả năng chuyển đổi từ
nhóm acid béo 18 carbon sang nhóm acid béo mạch dài hơn như 20:5n-3 (EPA) và

22:6n-3 (DHA) ở nhóm tôm này rất hạn chế (Kanazawa, 1979; Teshima và ctv.,
1992).
Nhu cầu HUFA của tôm càng xanh thấp hơn so với những loài giáp xác biển,
mặt khác tôm càng xanh cũng không có sự lựa chọn giữa n-3 hay n-6 HUFA cho nhu
cầu HUFA của chúng như những loài tôm biển (Kanazawa và ctv., 1979). Theo Trần
Thò Thanh Hiền (2004), thức ăn cho tôm bố mẹ có hàm lượng chất béo bổ sung 810%, với tỉ lệ dầu mực/dầu bắp là 2/1 hoặc 1/1 cho thấy kết quả làm tăng sức sinh
sản của tôm mẹ cũng như tăng tỉ lệ sống, sức chòu đựng của ấu trùng nếu so sánh với
nghiệm thức chỉ sử dụng dầu bắp hoặc dầu mực. Trong thành phần của hai loại dầu
nêu trên thì dầu bắp có hàm lượng PUFA cao trong khi lại rất ít HUFA; dầu mực thì
ngược lại (Trần Thò Thanh Hiền, 2004). Cavalli (2000) cho rằng thức ăn tôm càng
xanh bố mẹ có bổ sung Linoleic acid (18:2n-6) và n-3 HUFA với hàm lượng của hai
nhóm lần lượt là 13 g/Kg và 15 g/Kg thức ăn sẽ nâng cao sức sinh sản của tôm mẹ,
tăng tỷ lệ nở của trứng và chất lượng của ấu trùng. Điều này chứng tỏ tôm càng xanh
bố mẹ cần cả hai nhóm acid béo là PUFA và HUFA. Đây là điều cần lưu ý khi xây
dựng công thức thức ăn cho tôm bố mẹ.
2.3.2.4

Phospholipid

Phospholipid là một thành phần quan trọng của mọi màng sinh học, đóng một
vai trò quan trọng trong việc vận chuyển lipid và đặc biệt là cholesterol (Teshima,
1997). Phospholipid có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp choline, inositol, acid béo
thiết yếu và năng lượng cũng như nâng cao chất lượng thức ăn bằng cách làm tăng độ

- 12 -


ổn đònh về độ ẩm và cũng có thể đóng vai trò như là chất chống oxi hóa và làm chất
dẫn dụ cho thức ăn (Coutteau, 1997). Phospholipid cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa
của những thành phần dinh dưỡng khác như protein, Vitamin, khoáng và acid béo

thiết yếu (Kanazawa, 1985).
Khả năng tự sinh tổng hợp phospholipid của giáp xác rất giới hạn (Shieh,
1969). Do đó nhiều loài đòi hỏi phải có phospholipid trong khẩu phần cho sự sống và
phát triển bởi khả năng tự tổng hợp phospholipid của chúng không đủ cho nhu cầu.
Phospholipid được chứng minh là cần thiết cho giai đoạn còn nhỏ của nhiều loài tôm
biển (Teshima và ctv., 1982; Kanazawa và ctv., 1985). Ngược lại, việc bổ sung
phospholipid trong thức ăn không đem hiệu quả gì cho cả ấu trùng và ấu niên của
tôm càng xanh (Devresse và ctv., 1990; Hilton và ctv., 1997).
Hiệu quả của việc bổ sung phospholipid cho tôm bố mẹ trên sức sinh sản và
chất lượng thế hệ con của nhiều loài tôm biển đã được chứng minh (Millamena và
ctv., 1986; Alava và ctv., 1993; Cahu và ctv., 1994). Theo Cavalli (2000), thì đối với
tôm càng xanh bố mẹ thì khẩu phần thức ăn có bổ sung phospholipid với tỷ lệ 0,8%
đến 4,6% không làm thay đổi sức sinh sản, kích thước, tỉ lệ nở của trứng cũng như sức
chòu đựng của ấu trùng. Có lẽ khẩu phần có bổ sung 0,8% phospholipid là đã đủ cho
nhu cầu của chúng hoặc trong thành phần thức ăn đã có đủ phospholipid.
2.3.2.5

Vitamin C

Hầu hết các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào nguồn cung cấp Vitamin C
từ thức ăn bởi chúng không thể tự tổng hợp Vitamin C được do chúng không có
enzyme gluconolatone oxidase, cần thiết cho sự chyển hóa glucose thành ascorbic
acid (Burns và ctv., 1996). Trên giáp xác, thiếu vitamin C dẫn đến sự giảm tăng
trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tần số lột xác cũng như sức chòu đựng
đối với stress (Deshimaru và Kurok, 1976) hay sự liên hệ đến bệnh chết đen (Black
Death) trên những loài tôm biển như theo báo cáo của Magarelli (1978).
Alava và ctv. (1993) nhận thấy việc cho tôm mẹ (Penaeus japonicus) ăn khẩu
phần chứa ít Vitamin C sẽ dẫn đến hậu quả là làm giảm hệ số thành thục (Gonadosomatic index). Ở tôm Penaeus indicus, khẩu phần của tôm mẹ thiếu Vitamin C sẽ
dẫn đến hậu quả là làm giảm tỉ lệ nở của trứng (Cahu và ctv., 1995). Cavalli (2000)
đề nghò khẩu phần cho tôm càng xanh bố mẹ có tối thiểu 900 mg Vitamin C trên mỗi

Kg trọng lượng khô thức ăn với mục đích nâng cao chất lượng ấu trùng bằng cách làm
tăng sức chòu đựng của chúng với ammonia.

- 13 -


×