Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN ÔTÔ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH VÀ XÂY DỰNG CÁC BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN ÔTÔ
LẮP ĐẶT MÔ HÌNH VÀ XÂY DỰNG CÁC BÀI
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

Họ và tên sinh viên:PHAN MINH TRUNG
ĐINH NGỌC TÚ
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ
Niên khóa: 2006 – 2010

THÁNG 07/2010


NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN
ÔTÔ. LẮP ĐẶT MÔ HÌNH & XÂY DỰNG CÁC BÀI
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM.

Tác giả
PHAN MINH TRUNG – ĐINH NGỌC TÚ

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Công nghệ Kỹ thuật Ôtô

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sỹ TRẦN MẠNH QUÍ
Thạc sỹ NGUYỄN DUY HƯỚNG



Tháng 07 năm 2010
i


CẢM TẠ
Niên khóa 2006-2010 sắp kết thúc, trong khoảng thời gian học tập tại trường dưới
sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của quý Thầy Cô, chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến
thức bổ ích về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội. Vốn tri thức này sẽ là nền tảng
giúp chúng em tự tin hơn, vững vàng hơn khi bước vào đời.Trong quá trình làm khóa luận
tốt nghiệp, chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới:
• Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã quan tâm, đã cung
cấp kiến thức, tài liệu liên quan và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình
chúng em hoàn thành khóa học.
• Chúng em xin gửi lời cám ơn tới thầy Th.S. Bùi Công Hạnh, K.S. Phan Minh
Hiếu và các thầy trong bộ môn Công Nghệ Ôtô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng
em những kiến thức chuyên môn rất bổ ích.
• Đặc biệt chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn tới thầy Th.S Trần Mạnh Quí,
thầy Th.S Nguyễn Duy Hướng. Dưới sự quan tâm, hướng dẫn ân cần và sát sao
của thầy chúng em đã hoàn thành trọn vẹn đề tài.
• Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp DH06OT đã giúp đỡ
chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do những hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như
sự giới hạn về thời gian nên đề tài của chúng em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy chúng em rất
mong những ý kiến đóng góp của các thầy cô cũng như các bạn để đề tài hoàn thành được
tốt hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc tập thể quý thầy cô khoa Cơ Khí Công Nghệ,
cũng như toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM luôn dồi dào sức
khỏe để vững bước trên con đường “Trồng Người” đầy vinh quang nhưng cũng nhiều
gian nan thử thách.

TP HCM, ngày 21 tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện:

Phan Minh Trung
Đinh Ngọc Tú
ii


TÓM TẮT
1. Tên đề tài.

“NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN ÔTÔ. LẮP ĐẶT MÔ
HÌNH & XÂY DỰNG CÁC BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM”
2. Thời gian và địa điểm.
• Thời gian: Từ ngày 05 tháng 04 đến ngày 12 tháng 06 năm 2010.
• Địa điểm: Tại Xưởng thực hành thí nghiệm ôtô, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích đề tài.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
• Thực hiện nghiên cứu lý thuyết về hệ thống phanh khí nén cơ bản.
• Thực hiện việc thiết kế xây dựng mô hình hệ thống phanh khí nén phục vụ nhu cầu
giảng dạy và học tập.
• Thiết lập các bài thực hành thí nghiệm trên mô hình.
4. Phương tiện.
• Xe buýt Hino đã thanh lý.
• Các loại dụng cụ tháo lắp.
• Máy ảnh kỹ thuật số.
5. Kết quả thực hiện.
• Tháo và làm sạch toàn bộ hệ thống phanh khí nén của xe buýt Hino.
• Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của các chi tiết trong hệ thống phanh khí nén.

• Thiết kế khung gá và hoàn thành mô hình hệ thống phanh khí nén.
• Thiết lập các bài thực hành thí nghiệm dựa trên mô hình làm được.
 

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

v

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Hệ thống phanh khí nén đơn giản

3

2.2. Những chi tiết chính của hệ thống phanh khí nén

5

2.2.1 Máy nén

5

2.2.1.1 Phân loại máy nén khí

5

2.2.1.2 Công dụng và cấu tạo

6

2.2.1.3 Nguyên tắc hoạt động

7


2.2.1.4 Các hư hỏng thường gặp

9

2.2.2 Bộ điều áp

9

2.2.3 Bình chứa

11

2.2.4 Van xả

12

2.2.5 Bầu lọc

13
 
 
 
 

iv


2.2.6 Van an toàn


14

2.2.7 Tổng phanh

17

2.2.7.1 Cấu tạo và công dụng

17

2.2.7.2 Nguyên tắc hoạt động

18

2.2.7.3 Vấn đề đo kiểm

18

2.2.8 Bầu phanh

19

2.2.8.1 Dạng bầu phanh kết cấu màng

20

2.2.8.2 Dạng bầu phanh kết cấu kiểu piston

21


2.2.8.3 Bầu phanh tích năng

22

2.2.9 Đòn xoay

26

2.2.9.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu

26

2.2.9.2 Nguyên tắc làm việc của đòn xoay và bầu phanh

28

2.2.10 Cơ cấu phanh

29

2.2.10.1 Phân loại

29

2.2.10.2 Cơ cấu phanh dạng tang trống

29

2.3. Hệ thống phanh khí nén có trang bị ABS và ATC


31

2.3.1 Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)

31

2.3.2 Điều khiển lực kéo tự động (ATC)

33

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

35

3.1. Địa điểm 

35

v

 

 

 

 

 


 

 

 


3.2. Phương pháp thực hiện đề tài

35

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

35

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm

35

3.2.3 Phương pháp khảo nghiệm

36

3.2.4 Đo đạc và xử lý số liệu

36

3.3. Phương tiện thực hiện đề tài

37


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

4.1. Tính toán thiết kế mô hình

38

4.1.1 Ý tưởng thiết kế

38

4.1.2 Đặc tính kỹ thuật chung của mô hình thiết kế

39

4.2. Các số liệu thiết kế ban đầu

41

4.2.1 Tháo các chi tiết trên xe thực

41

4.2.2 Vệ sinh các chi tiết, đánh giá sơ bộ

43

4.2.3 Thiết kế khung gá


50

4.2.4 Lắp các chi tiết.

52

4.3. Chạy thử

55

4.4. Xây dựng các bài thực hành thí nghiệm trên mô hình

58

CHƯƠNG 5 . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phanh khí nén cơ bản

4


Hình 2.2. Các loại máy nén khí trên ôtô

5

Hình 2.3. Cấu tạo máy nén

6

Hình 2.4. Hoạt động của máy nén (Kỳ nạp)

8

Hình 2.5. Hoạt động của máy nén (Kỳ nén)

8

Hình 2.6. Hình cấu tạo bộ điều áp

10

Hình 2.7. Bình chứa khí nén

11

Hình 2.8. Van xả bình chứa khí nén

12

Hình 2.9a. Bầu lọc khí nén


13

Hình 2.9b. Hình bầu lọc khí nén

14

Hình 2.10. Cấu tạo van an toàn

15

Hình 2.11. Các trang thái làm việc của van an toàn

16

Hình 2.12. Cấu tạo tổng phanh

17

Hình 2.13. Hình minh họa phương pháp đánh giá chất lượng tổng phanh (Hino)

19

Hình 2.14. Bầu phanh kết cấu màng

20

Hình 2.15. Bầu phanh dạng piston

21


Hình 2.16. Bầu phanh tích năng

22

Hình 2.17. Nguyên lý làm việc của bầu phanh tích năng

23 
 
 

vii


Hình 2.18. Nguyên lý làm việc của bầu phanh tích năng (Khi chưa có khí nén –
Phanh tay)

24

Hình 2.19. Nguyên lý làm việc của bầu phanh tích năng (Khi khởi động động cơ
– Nhả phanh tay)

24

Hình 2.20. Nguyên lý làm việc của bầu phanh tích năng (Khi thôi phanh)

25

Hình 2.21. Đòn xoay thường (Đòn xoay điều chỉnh bằng tay)


26

Hình 2.22. Đòn xoay điều chỉnh tự động

27

Hình 2.23. Nguyên tắc làm việc của đòn quay và bầu phanh

28

Hình 2.24. Các dạng chính của cơ cấu phanh tang trống

29

Hình 2.25. Các dạng chính của cơ cấu phanh tang trống (Trên phanh tay)

30

Hình 2.26. Hệ thống phanh khí nén có bổ sung ABS

32

Hình 2.27. Cảm biến và các răng cảm biến trên hệ thống phanh khí nén có ABS

32

Hình 2.28. Sơ đồ các bộ phận của hệ thống ABS trên xe

33


Hình 4.1. Đồng hồ áp suất khí nén khi phanh sử dụng trên mô hình

39

Hình 4.2. Van chia dòng và ống khí nén

40

Hình 4.3. Xe buýt Hino đã thanh lý

41

Hình 4.4. Quá trình tháo bình chứa

42

Hình 4.5. Tổng phanh

44

Hình 4.6: Bầu phanh trước

45

Hình 4.7. Bầu phanh sau

46

Hình 4.8. Guốc phanh được tháo từ xe và đã được làm sạch


48

Hình 4.9. Đòn xoay

49

Hình 4.10. Hình vẽ khung gá thiết kế

51

Hình 4.11. Thông số kỹ thuật máy nén khí tại xưởng thực tập
viii

52


Hình 4.12. Máy nén khí tại xưởng thực tập

52

Hình 4.13. Sơ đồ các chi tiết trên mô hình

54

Hình 4.14. Mô hình phanh khí nén trên cầu trước

54

Hình 4.15. Áp suất máy nén khí


57

Hình 4.16.Áp suất khí cực đại khi phanh

58

ix


 
 
 
 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu là mô hình.
Mô hình đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học mà Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đang vận động.
Mô hình còn là phương tiện dạy học trực quan, sinh động; nó đi kèm cùng với
Multimedia lab, Projector . . . trở thành phương tiện dạy học mới hỗ trợ đắc lực cho công
tác thực hành ở các trường. Mô hình giúp cho người học tự học khi không có sự hướng
dẫn trực tiếp của giáo viên, phát huy tính tự học, khả năng tư duy sáng tạo cùng khả năng
tự ôn luyện, kiểm tra, đánh giá kiến thức đã lĩnh hội. Bên cạnh việc đó, việc truyền đạt kĩ
năng, kĩ xảo từ kinh nghiệm thực tế của giáo viên, người học thông qua những chi tiết
trên mô hình sẽ có những ánh xạ tương đối chính xác về các kinh nghiệm thực tế. Ngoài
ra, mô hình còn đáp ứng nhu cầu nhỏ gọn, tránh cồng kềnh khi hệ thống được đặt trong
không gian nhỏ hẹp.


1.1.2. Đối tượng nghiên cứu là hệ thống phanh khí nén.
Trong thực tế, trên xe có nhiều bộ phận, hệ thống cùng phối hợp hoạt động nhịp
nhàng nhưng chúng em chọn đề tài phanh khí nén do:
• Đây là hệ thống chưa có mô hình giảng dạy trong xưởng thực hành thí nghiệm.
• Hệ thống phanh khí nén là một hệ thống quan trọng trên các xe tải, xe bus, . . . Các
loại xe này đóng vai trò cực lớn trong nhu cầu giao thông vận tải nước ta.
1


1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
• Thực hiện nghiên cứu lý thuyết về hệ thống phanh khí nén nói chung.
• Thực hiện việc thiết kế xây dựng mô hình hệ thống phanh khí nén phục vụ nhu cầu
giảng dạy và học tập.
• Thiết lập các bài thực hành thí nghiệm trên mô hình.

1.3. TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Trong những năm gần đây nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế,
chính trị, văn hóa . . . Ngoài ra, chúng ta còn gặt hái rất nhiều thành công trong công cuộc
xây dựng và kiến thiết đất nước, nền giáo dục nước ta cũng có nhiều cải cách nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
Nhưng so với các nước trên thế giới, chúng ta vẫn đang ở vùng trũng cả về kinh tế
lẫn giáo dục. Khó khăn về vốn cũng như kĩ thuật đang là trở ngại lớn đối với ngành giáo
dục trong việc trang bị những phương tiện giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
Đứng trước những thiếu thốn về trang thiết bị giảng dạy đòi hỏi sinh viên phải phát
huy tính sáng tạo, chủ động. Việc thiết kế mô hình làm tăng tính trực quan sinh động, tư
duy hình tượng rõ ràng, tăng khả năng tiếp thu và lĩnh hội lý thuyết nhưng lại tiết kiệm
thời gian, kinh phí.
Từ những thực tại trên, việc thực hiện đề tài phanh khí nén là thực sự cần thiết.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

2


 
 
 
 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.2 HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CƠ BẢN
Hệ thống phanh khí nén thường dùng trên ô tô tải, ô tô buýt loại vừa, nặng có khối
lượng toàn bộ lớn hơn 7 tấn. Sơ đồ cơ bản hệ thống phanh khí nén hai dòng dùng cho ô tô
tải trình bày trên Hình 2.1.
Hệ thống phanh bao gồm các phần chính sau:
• Nguồn cung cấp và bình chứa khí dự trữ.
• Cụm điều khiển.
• Cơ cấu chấp hành.
• Các đường ống dẫn khí.

• Ngoài ra các hệ thống phanh khí nén còn có các thiết bị khác kèm theo tùy theo
mức độ hoàn thiện của ô tô.

3


Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phanh khí nén cơ bản.
1. Máy nén khí.

6. Bình chứa khí nén mạch II.

2. Bộ điều chỉnh áp suất.

7. Van phanh hai dòng.

3. Bộ lọc nước và làm khô khí.

8. Bầu phanh và cơ cấu phanh trước.

4. Cụm van chia và bảo vệ.

9. Bầu phanh và cơ cấu phanh sau.

5. Bình chứa khí nén mạch I.

4


2.2 NHỮNG CHI TIẾT CHÍNH CỦA HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN
Một hệ thống phanh khí nén cơ bản bao gồm 5 thành phần:

1. Một máy nén để bơm khí và bộ điều áp để điều chỉnh áp suất máy nén.
2. Một bình chứa hay thùng chứa để trữ khí nén.
3. Một phanh chân để điều khiển dòng không khí nén từ bình chứa khi cần phanh.
4. Bầu phanh và đòn quay để truyền lực được sinh ra từ khí nén đến hệ thống cơ khí.
5. Má phanh và trống phanh hoặc đĩa phanh để tạo ma sát nhằm dừng xe.
2.2.1 Máy nén.
2.2.1.1. Phân loại máy nén khí.

Hình 2.2. Các loại máy nén khí trên ôtô.
a. Máy nén khí một xylanh, dùng dẫn động bánh răng.
b. Máy nén khí hai xylanh thẳng hàng, dung bộ truyền đai.
c. Máy nén khí hai xylanh chữ V, dùng dẫn động bánh răng.
Máy nén khí Hình 2.2 là thiết bị nhận năng lượng từ động cơ và thực hiện chức
năng nén không khí từ khí quyển vào bình chứa khí (tích lũy năng lượng).
 

5


 

Máy nén khí dùng trên ôtô với nhiều mục đích khác nhau, nhưng nói chung nó
dùng để tạo nên khí nén có áp suất khoảng 0,8 - 1,0 MPa: Phục vụ cho hệ thống phanh khí
nén, hệ thống trợ lực điều khiển (trợ lực lái, trợ lực điều khiển ly hợp, hệ thống treo khí
nén, . . .) và dùng cho các công dụng khác của hệ thống chuyên dụng trên ôtô.
Với ôtô tải, ôtô buýt, đoàn xe để phục vụ các mục đích sử dụng khí nén, máy nén
khí cần công suất khoảng 1 - 4 KW. Máy nén khí có thể chia ra theo cấu trúc như sau:
• Theo số lượng xy lanh:
o Với một xy lanh nén khí.
o Với hai xy lanh nén khí, trong nhóm này còn chia ra: hai xy lanh một dãy

thẳng đứng, hai xy lanh bố trí chữ V.
• Theo kết cấu liên kết với động cơ:
o Dùng bộ truyền đai.
o Dùng bánh răng ăn khớp trực tiếp.
Trên ô tô tải và ô tô buýt
máy nén khí được dùng thường là
loại hai xy lanh và công dụng chủ
yếu để cấp khí nén cho hệ thống
dẫn động phanh, hệ thống treo và
điều khiển cửa.
2. 1.2.2 Công dụng và cấu tạo.
Khí nén được dùng để truyền
lực trong hệ thống phanh khí nén,
Hình 2.3. Cấu tạo máy nén.

nơi tạo ra khí nén là máy nén. Máy
nén được thiết kế để nén không khí

vào bình chứa, ở đó không khí được giữ ở trạng thái có áp suất cao.
6


2.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động.
Máy nén được dẫn động bắng động cơ, có thể bằng puly và đai hoặc trục và bánh
răng. Với loại dẫn động bằng đai, nên kiểm tra đai thường xuyên để phát hiện những vết
nứt và độ giãn. Tương tự nên kiểm tra máy nén, giá đỡ khung có bị gãy hay bulon có bị
hỏng.
Thông thường máy nén được dẫn động bằng động cơ nên khi động cơ hoạt động
thì máy nén cũng hoạt động. Khi áp suất bình chứa nằm trong khoảng 80-135 PSI thì áp
suất hệ thống đã cân bằng, lúc này máy nén không cần thiết phải hoạt động. Một bộ điều

khiển được dùng để điều chỉnh áp suất nhỏ nhất và lớn nhất bằng cách điều khiển thời
điểm máy nén hoạt động. Điều này được hiểu như là chế độ “không tải” và “có tải”. Hầu
hết máy nén đều có 2 xy lanh, mỗi xy lanh tương tự xy lanh động cơ. Khi áp suất bình
chứa đạt được tối đa (nằm trong khoảng 80-135 PSI), bộ điều khiển sẽ chuyển máy nén
sang chế độ “không tải”.
Máy nén phải có khả năng nâng áp suất trong bình chứa từ 50 lên 90 PSI trong
vòng 3 phút. Nếu không thể làm được điều đó, máy nén cần được sửa chữa. Nguyên nhân
có thể do bầu lọc bị nghẹt hoặc đai bị trượt. Nếu không phải do hai nguyên nhân trên,
chúng ta cần kiểm tra máy nén.
Để máy nén hoạt động ở chế độ “không tải”, khí nén được đưa tới van nạp của
máy nén, giữ cho van nạp mở. Do đó không khí được bơm tới bơm lui giữa hai xy lanh
thay vì được nén. Khi áp suất trong hệ thống giảm xuống (thấp hơn 80 PSI), van nạp đóng
lại, đưa máy nén về chế độ hoạt động “có tải”. Trong suốt quá trình hoạt động ở chế độ
“không tải”, máy nén đã tự giải nhiệt.
Máy nén được bôi trơn nhờ hệ thống bôi trơn động cơ, tuy nhiên cũng có một vài
loại máy nén tự bôi trơn và đòi hỏi phải được thường xuyên kiểm tra khả năng bôi trơn.
7


Một điều quan trọng cần lưu ý là: không khí đưa vào càng sạch càng tốt. Trước
tiên không khí được đi qua bầu lọc để giữ lại bụi bẩn. Bầu lọc phải được làm sạch thường
xuyên. Tuy nhiên, bầu lọc làm hạn chế dòng khí đi vào máy nén, giảm hiệu suất của máy
nén. Do đó, một vài loại xe có lỗ nạp của máy nén được gắn vào cổ góp đường ống nạp và
lấy không khí đã được lọc từ bộ lọc của động cơ.

Mày nén kiểu piston hoạt động
cùng nguyên tắc với kì nạp và kì nén
của động cơ.
Kì nạp: Piston đi xuống tạo
chân không trong xy lanh làm cho van

nạp mở. Van nạp mở sẽ làm cho không
khí đi qua van nạp vào xy lanh.
Hình 2.4. Hoạt động của máy nén (Kỳ nạp).

Kì nén: Piston đi lên, nén không
khí trong xy lanh. Áp suất không khí tăng
lên sẽ không thể thoát ngược trở lại van
nạp (do khí nén đã đóng van nạp). Khi
piston đi gần hết hành trình, không khí ở
trạng thái có áp suất sẽ nâng van thoát và
đi vào đường thoát hướng đến bình chứa.

Hình 2.5. Hoạt động của máy nén (Kỳ nén).
8


2.2.1.4. Các hư hỏng thường gặp.
Máy nén thường gặp các hư hỏng sau:
• Mòn vòng găng khí bao kín và giảm khả năng tạo áp suất của máy nén khí, máy
nén phải làm việc ban đầu với thời gian dài mới tạo đủ áp suất.


Mòn vòng găng dầu, dầu bôi trơn ở khoang trục khuỷu lọt lên buồng nén khí và
nạp vào bình chứa khí nén.



Mòn rơ ổ bi trục khuỷu dẫn tới xuất hiện tiếng gõ lớn trong phần thân máy bơm.




Nếu bộ truyền đai máy nén bị chùng, đai cao su bị trượt gây nên tiếng rít trượt đai
và giảm số vòng quay của trục.



Nếu bánh răng bị mòn dẫn tới tiếng gõ đều trong phần bơm và đầu động cơ nhiệt.



Tắc đường cấp dầu bôi trơn cho máy nén khí.
Các hư hỏng này dẫn tới không đủ áp suất khí nén và có thể ảnh hưởng lớn đến

chất lượng phanh ô tô.
2.2.2 Bộ điều áp.
Bộ điều áp hoạt động cùng với cơ cấu không tải, tự động điều chỉnh áp suất trong
hệ thống, cung cấp khí nằm trong giới hạn áp suất lớn nhất và nhỏ nhất. Máy nén quay
liên tục khi động cơ quay nhưng máy nén còn được điều khiển bằng bộ điều áp bằng việc
kích hoạt hệ thống không tải của máy nén để dừng hoặc bắt đầu nén khí khi áp suất bình
chứa đạt giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
Áp suất bình chứa đi vào bộ điều áp thông qua lỗ bình chứa, tác động lên piston,
van nạp/xả. Khi áp suất khí tăng lên, piston và van di chuyển đi lên nén lò xo giới hạn áp
suất. Khi áp suất bình chứa đạt giới hạn lớn nhất của máy nén thì bộ điều áp bắt đầu chế
độ ngắt. Chốt xả đè lên van xả/nạp, đóng đường xả và mở đường nạp. Sau đó khí bình
chứa chạy xung quanh van nạp thông qua đường ống trong piston ra ngoài lỗ không tải tới
9


cơ cấu không tải của máy nén. Khí cũng chạy xung quanh piston, piston có đường kính
lớn hơn ở phần đầu, kết quả là lực thêm vào từ đường kính trên sẽ làm cho van nạp mở

lớn nhất.
Khi áp suất bình chứa rơi xuống giá trị nhỏ nhất và bộ điều áp bắt đầu chế độ kích
hoạt. Lực tác dụng bởi áp suất khí trên piston sẽ giảm xuống để lò xo giới hạn áp suất đi
xuống. Van nạp sẽ đóng lại và van xả mở ra. Khí từ đường không tải sẽ thoát ngược trở
lại piston thông qua chốt xả và đi ra ngoài lỗ xả.

Hình 2.6. Hình cấu tạo bộ điều áp.
 
 
 
 
 

10


2.2.3 Bình chứa.
Bình chứa (hay thùng chứa) là nơi dự trữ khí đã được nén. Số lượng và kích thước
của bình chứa phụ thuộc vào số lượng và kích thước của bầu phanh, cùng với kết cấu của
phanh tay. Hầu hết các loại xe đều trang bị 2 bình chứa trở lên. Do đó thể tích không khí
dự trữ sẽ lớn hơn. Bình chứa đầu tiên sau máy nén đóng vai trò như là bình cung cấp hay
bình ướt. Những bình chứa khác đều được hiểu như là bình sơ cấp, thứ cấp hay bình khô.
 

Hình 2.7. Bình chứa khí nén.

Khi khí đã bị nén, nó bắt đầu nóng lên. Khí nóng này được làm mát ở trong bình
chứa, do đó sẽ gây ra hiện tượng ngưng tụ. Sự ngưng tụ xảy ra trong bình chứa chính là
hơi nước ngưng tụ khi đi vào cùng với không khí sau khi bị nén. Nếu dầu bị rò rỉ qua xéc
măng của máy nén và hòa trộn với hơi ẩm này thì sẽ tạo ra cặn dầu và được tích lũy ở

dưới đáy bình chứa. Nếu cứ để tiếp tục tích lũy, cặn dầu (bao gồm nước và dầu) sẽ đi vào
hệ thống phanh và gây ra những tác hại với van và những bộ phận khác.

11


2.2.4 Van xả.
Bình chứa được trang bị van xả để xả hơi ẩm và cặn dầu tích lũy trong hệ thống.
Để hạn chế lượng nước tích trữ trong bình chứa, phải xả tất cả các bình chứa hàng ngày.

Hình 2.8. Van xả bình chứa khí nén.
Ở những tình trạng làm việc khắc nghiệt, những bình chứa phải được xả hai hay
nhiều lần mỗi ngày. Để xả bình chứa trên xe kéo, luôn bắt đầu với bình ướt. Ngoài ra, để
thải sạch hơi ẩm ra ngoài chúng ta cần phải để toàn bộ khí mang áp suất ra ngoài.
Yêu cầu:
Một vài bình chứa có hai hay nhiều vách ngăn, mỗi vách ngăn có một van xả
riêng, do đó mỗi ngăn phải được xả riêng biệt.
Một số bình chứa được trang bị van xả tự động. Van này sẽ tự động xả hơi ẩm
khỏi bình chứa khi cần. Mặc dù vậy cũng nên kiểm tra chúng hàng ngày và xả định kì để
đảm bảo rằng kết cấu cơ khí hoạt động đúng chức năng. Những đường ống gắn với bộ
làm nóng van bị đứt hay bị lỏng cần phải được sửa ngay.

12


2.2.5 Bầu lọc

Hình 2.9a. Bầu lọc khí nén.
Bầu lọc được lắp giữa máy nén khí và bình ướt để loại bỏ hơi ẩm khỏi khí nén.
Máy nén cũng có thể được lắp riêng biệt với bộ sấy hút ẩm và lọc dầu hoặc có thể làm

rỗng với vách ngăn được thiết kế nhằm tách hơi ẩm khỏi không khí. Cả hai bầu lọc đều sử
dụng khí nén để lọc hoặc đẩy chất bẩn được tích tụ ở lõi bộ sấy.

13


Van lọc có dây nhiệt dùng để ngăn chặn hơi nước bị đóng băng ở những vùng có
khí hậu lạnh. Nên kiểm tra đường dây gắn với bộ làm nóng để chắc rằng dây không bị
lỏng.
 

Hình 2.9b. Hình bầu lọc khí nén.
2.2.6 Van an toàn.
Một van an toàn bảo vệ bình chứa khỏi vượt áp và nổ nếu như bộ điều áp hư và
không đưa mày nén về chế độ “không tải”.
 
 
 
 

14


 

 

Hình 2.10. Cấu tạo van an toàn.
Van này gồm một viên bi có gắn lò xo lực, van cho phép không khí thoát ra khỏi
bình chứa vào trong không khí khi áp suất bình quá lớn. Việc quyết định mở van phụ

thuộc vào lực lò xo. Van an toàn thông thường mở ở 150 PSI. Nếu áp suất trong hệ thống
tăng lên xấp xỉ 150 PSI, áp suất sẽ nén lò xo đẩy viên bi rời khỏi bệ đỡ, đưa không khí có
áp suất cao ra ngoài qua lỗ thoát. Khi áp suất trong hệ thống giảm xuống xấp xỉ 135 PSI,
lò xo sẽ đưa viên bi tác dụng lên bệ đỡ ngăn lối ra của không khí. Không phải tất cả các
van an toàn đều có khả năng giảm áp bằng tay.
Nếu van an toàn phải giảm áp, máy nén và bộ điều khiển cần được điều chỉnh,
kiểm tra và sửa chữa.
 
 
 
 

15


×