Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI Chlamydia trachomatis VÀ Neisseria gonorrhoeae BẰNG KỸ THUẬT REALTIME PCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI
Chlamydia trachomatis VÀ Neisseria gonorrhoeae
BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ HUYỀN ÁI THÚY

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG

CN. ĐẶNG HÒA THỌ

Tháng 7/2010
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI


Chlamydia trachomatis VÀ Neisseria gonorrhoeae
BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ HUYỀN ÁI THÚY

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG

CN. ĐẶNG HÒA THỌ

Tháng 7/2010

 


LỜI CẢM ƠN
 

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô Lê Huyền Ái Thúy đã tận tình hướng dẫn và dẫn dắt tôi từ những ngày đầu
cho đến hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.
Công Ty Việt Á đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập
tại công ty để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Các anh chị trong phòng nghiên cứu và
phòng dịch vụ của công ty, những người đã hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất tận tình
trong thời gian thực tập và đặc biệt chị Đặng Hòa Thọ đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
quá trình làm khóa luận tại công ty.
Các Thầy Cô ở Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm đã

hết lòng truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong thời gian tôi theo học tại
trường.
Gia đình và những người bạn đã ủng hộ và cùng tôi chia sẽ khó khăn trong
suốt thời gian qua.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Nguyễn Thị Khánh Trang

 
 
 
 
 
 
 

i

 


TÓM TẮT
 

Bệnh trên đường tình dục là một vấn đề đáng chú ý ở Việt Nam nói riêng và
cả thế giới nói chung. Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 800.000 đến 1.000.000
trường hợp mắc bệnh trên đường tình dục mỗi năm (trong đó lậu và chlamydia là hai
bệnh phổ biến nhưng vẫn chưa có con số thống kê cụ thể). Bệnh lậu và chlamydia có
các triệu chứng lâm sàng giống nhau, do vậy dễ chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị sai
gây bệnh mạn tính để lại nhiều biến chứng.

Hiện nay, các phương pháp soi tươi, nuôi cấy hay kháng nguyên để chẩn đoán
vi khuẩn Chlamydia trachomatis (gây bệnh Chlamydia) và Neisseria gonorrhoeae
(gây bệnh lậu) không đủ nhạy trên các đối tượng nhiễm chlamydia, nhiễm lậu cầu mạn
tính. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Xây dựng quy trình phát
hiện đồng thời Neisserria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis bằng kỹ thuật realtime PCR” để có thể chẩn đoán nhanh, sớm và chính xác tác nhân gây các bệnh này.
Với mục tiêu này, chúng tôi đã thiết kế hệ mồi (F2, R2), mẫu dò (probe2) đặc
hiệu trên gene porA của N. gonorrhoeae và hệ mồi (primerF-C, primerR-C), mẫu dò
(probeC) đặc hiệu trên gene MOMP của C. trachomatis. Với sự hỗ trợ của các chương
trình máy tính (Blast, ClustalX, Annhyb…), các đặc tính, khả năng hoạt động, nhiệt độ
lai tối ưu của hai hệ mồi, mẫu dò được kiểm tra trên cả lý thuyết và thực nghiệm. Kết
quả cho thấy cả hai hệ mồi, mẫu dò đều hoạt động tốt ở nhiệt độ lai là 550C và khuếch
đại đặc hiệu gene porA của vi khuẩn N. gonorrhoeae và gene MOMP của vi khuẩn C.
trachomatis. Độ nhạy và độ đặc hiệu của quy trình đã được khảo sát để đánh giá hiệu
quả của quy trình, kết quả thu được độ nhạy của quy trình là 3x103copies/ml và độ đặc
hiệu là 100%. Cuối cùng, quy trình được ứng dụng trên 45 mẫu bệnh phẩm (thu thập
từ Viện Da Liễu và Bệnh Viện Từ Dũ) và đã phát hiện được 17 mẫu dương tính với
bệnh lậu, 10 mẫu dương tính với bệnh chlamydia và 3 mẫu dương tính với đồng thời
cả hai bệnh.

 
 
ii

 


SUMMARY
 

Sexually transmitted diseases are a attracted problem in Viet Nam and in the

world. In Viet Nam, it is estimated that there are approximately from 800 thousand to
a million cases infected the sexually transmitted diseases every year (gonorrhea and
chlamydia are both general diseases but there still are not specific statistics). Because
gonorrhea and chlamydia have the same clinical symtoms, it is easy to make wrong
diagnosis between gonorrhea and chlamydia and lead to the wrong treatment. It will
cause a chronic disease.
At present, the microscopy, culture or antigen methods are not enough
sensitivity on the patients infected the chronic gonorrhoe and chlamydia. Therefore,
we carried out the research with title “Setting protocol co-detect Neisseria
gonorrhoeae and Chlamydia trachomatis by real-time PCR” in order to diagnose
faster, ealier and more accurate these diseases.
With this target, we designed the specific primer pair (F2, R2) and probe
(probe2) on N. gonorrhoeae porA pseudogene and the specific primer pair (primerF-C,
primerR-C) and probe (probeC) on C. trachomatis MOMP gene. With the helping of
the computer programs (Blast, ClustalX, Annhyb…), we tested a characteristic,
activitive possibility, optimal temperature annealing of the two primer pairs and probes
on the theoretical and experimental research. Both primer pairs and probes active well
at 550C and amplify specifically the N. gonorrhoeae porA pseudogene and C.
trachomatis. MOMP gene. To evaluate the effective of the protocol, we investigated
the specificity and sensitivity of the protocol. The sensitivity obtain 3.103copies/ml
and the specificity obtain 100%. Finally, we tested the optimal protocol on 45
specimens (collected from Institude of Dermaeology and Tu Du Hospital) and detected
17 possitive specimens with gonorrhea, 10 possitive specimens with chlamydia and 3
possitive specimens with both diseases.

iii

 



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………………i
Tóm tắt…………………………………………………………………………………….ii
Summary………………………………………………………………………………….iii
Mục lục…………………………………………………………………………………...iv
Danh sách các chữ viết tắt………………………………………………………………viii
Danh sách các bảng………………………………………………………………………..x
Danh sách các hình……………………………………………………………………….xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. x
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Yêu cầu của đề tài.......................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về bệnh chlamydia và bệnh lậu .................................................................... 3
2.2. Tác nhân gây bệnh ......................................................................................................... 4
2.2.1 Vi khuẩn Chlamydia trachomatis................................................................................ 4
2.2.1.1 Phân loại khoa học.................................................................................................... 4
2.2.1.2 Đặc điểm ................................................................................................................... 4
2.2.1.3. Sinh bệnh học .......................................................................................................... 6
2.2.1.4. Các yếu tố gây độc .................................................................................................. 7
2.2.2. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae................................................................................ 7
2.2.2.1. Phân loại khoa học................................................................................................... 7
2.2.2.2. Đặc điểm .................................................................................................................. 8
2.2.2.3. Sinh bệnh học .......................................................................................................... 8
iv

 



2.2.2.4. Các yếu tố gây độc ................................................................................................ 11
2.3. Tình hình bệnh chlamydia và bệnh lậu trên thế giới và trong nước ............................ 12
2.3.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 12
2.3.2. Trong nước ............................................................................................................... 14
2.4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh chlamydia và bệnh lậu ......................................... 16
2.4.1. Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................................. 16
2.4.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................... 16
2.4.2.1. Phương pháp kính hiển vi và nhuộm gram............................................................ 16
2.4.2.2. Phương pháp nuôi cấy truyền thống ...................................................................... 17
2.4.2.3. Phương pháp miễn dịch (phương pháp ELISA ..................................................... 17
2.4.3. Các phương pháp sinh học phân tử .......................................................................... 17
2.4.3.1. Ligase chain reaction (LCR) ................................................................................. 17
2.4.3.2. Transcription mediated amplification (TMA) ....................................................... 18
2.4.3.3. DNA strand displacement amplification SDA (BD) ............................................. 19
2.4.3.4. Nucleic acid amplification tests (NAAT) .............................................................. 19
2.4.3.5. Polymerase chain reaction (PCR).......................................................................... 19
2.5. Phương pháp real-time PCR ........................................................................................ 20
2.6. Gene porA của N. gonorrhoeae và gene MOMP của C .trachomatis ........................ 22
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU ............................................ 24
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Vật liệu ........................................................................................................................ 24
3.2.1. Mẫu ........................................................................................................................... 24
3.2.2. Dụng cụ, thiết bị ....................................................................................................... 24
3.2.3. Hóa chất .................................................................................................................... 24
3.2.3.1. Hóa chất dùng tách chiết DNA .............................................................................. 24
3.2.3.2. Hóa chất dùng cho phản ứng real-time PCR ......................................................... 25
v

 



3.3. Phương pháp ................................................................................................................ 25
3.3.1. Phương pháp thiết kế mồi và mẫu dò ....................................................................... 25
3.3.1.1. Nguyên tắc ............................................................................................................. 25
3.3.1.2. Các phần mềm máy tính sử dụng .......................................................................... 26
3.3.1.3. Phương pháp tiến hành .......................................................................................... 26
3.3.2. Phương pháp tách chiết DNA ................................................................................... 28
3.3.2.1. Nguyên tắc ............................................................................................................. 28
3.3.2.2. Cách tiến hành ....................................................................................................... 28
3.3.3. Phương pháp real time PCR ..................................................................................... 29
3.3.3.1. Nguyên lý .............................................................................................................. 29
3.3.3.2. Cách tiến hành ....................................................................................................... 29
3.3.4. Phương pháp đánh giá khả năng hoạt động của mồi và mẫu dò .............................. 30
3.3.5 Phương pháp xác định nhiệt độ lai tối ưu của mồi .................................................... 30
3.3.6. Phương pháp khảo sát độ nhạy của qui trình............................................................ 31
3.3.7. Phương pháp khảo sát độ đặc hiệu của qui trình ...................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 32
4.1. Kết quả thiết kế và khảo sát các đặc tính của hệ mồi và mẫu dò ................................ 32
4.1.1. Kết quả thiết kế mồi và mẫu dò ................................................................................ 32
4.1.1.1. Kết quả thiết kế mồi và mẫu dò cho N. gonorrhoeae............................................ 32
4.1.1.2. Kết quả thiết kế mồi và mẫu dò cho C. trachomatis ............................................. 32
4.1.2. Kết quả khảo sát đặc tính của hệ mồi và mẫu dò ..................................................... 33
4.1.2.1. Kết quả kiểm tra Annhyb của mồi và mẫu dò ....................................................... 33
4.1.2.2. Kết quả BLAST kiểm tra tính đặc hiệu của mồi và mẫu dò ................................. 33
4.1.2.3. Chiều dài, nhiệt độ nóng chảy (Tm) và %GC ........................................................ 34
4.1.2.4. Cấu trúc thứ cấp..................................................................................................... 36
4.2. Kết quả xây dựng quy trình real-time PCR ................................................................. 38
vi

 



4.2.1. Kết quả thử hoạt động của hệ mồi và mẫu dò .......................................................... 38
4.2.2. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai .................................................................................... 41
4.2.3. Kết quả khảo sát độ nhạy của quy trình ................................................................... 43
4.2.4. Kết quả khảo sát độ đặc hiệu của quy trình .............................................................. 45
4.2.5. Ứng dụng quy trình lên mẫu bệnh phẩm .................................................................. 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 51
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 51
5.2. Đề nghị ........................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 52
PHỤ LỤC

vii

 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLAST: Basic local alignment tool
CRP: cysteine-rich proteins
CDC: Centers for disease control and prevention
Ct: Cycle of Threshold (chu kỳ ngưỡng)
DNA: Deoxyribonucleic acid
dNTP: Deoxyribonucleoside triphosphate
EB: elementary body
ELISA: Enzyme link immunosorbent assay
HPA: Health Protection Agency Centre for Infections
IDT: Intergrated Device Technology
LCR: Ligase chain reaction

LOS: Lipopolysaccharide
MOMP: major outer membrane protein
NAAT: Nucleic acid amplification tests
NAD: Nicotinamide adenine dinucleotide
NCBI: National Center for Biotechnology Information
OMCs: outer membrane complexes
PCR: Polymerase chain reaction
RNA: Ribonucleic acid
RB: reticulate body
SDA (BD): DNA strand displacement amplification
STI: sexually transmitted infections
STD: Sexually Transmitted Diseases
TMA: Transcription mediated amplification
viii

 


TNF: tumor necrosis factor
Tm: Temperature melting (nhiệt độ nóng chảy)
Ta: Temperature annealing (nhiệt độ bắt cặp giữa mồi và mạch khuôn)
UV: Untra Violet

ix

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Trình tự mồi và mẫu dò của Neisseria gonorrhoeae.....................................27
Bảng 3.2 Trình tự mồi và mẫu dò của Chlamydia trachomatis....................................28
Bảng 4.1 Trình tự mồi và mẫu dò của Neisseria gonorrhoeae……………………….32
Bảng 4.2 Trình tự mồi và mẫu dò của Chlamydia trachomatis………………………33
Bảng 4.3 Các thông số của cặp mồi và mẫu dò cho N. gonorrhoeae………………...35
Bảng 4.4 Các thông số của cặp mồi và mẫu dò cho C. trachomatis……………….....36
Bảng 4.5 Năng lượng cấu trúc hairpin, self-dimer và hetero-dimer của mồi………...37
Bảng 4.6 Năng lượng cấu trúc hairpin, self-dimer và hetero-dimer của mồi………...37
Bảng 4.7 Năng lượng cấu trúc hetero-dimer giữa hai hệ mồi và mẫu dò ..…………..38
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát nhiệt độ lai của hai hệ mồi, probe phát hiện……………..42
Bảng 4.9 Kết quả khảo sát độ nhạy…………………………………………………..44
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát độ đặc hiệu của hai hệ mồi, mẫu dò…………………….46
Bảng 4.11 Kết quả chạy thực nghiệm trên mẫu bệnh phẩm…………………………48

x

 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh trên vùng sinh dục…………………………………….….4
Hình 2.2 Vi khuẩn Chlamydia trachomatis……………………………………………4
Hình 2.3 Chu kỳ sống xâm nhiễm của Chlamydia trachomatis…………………….…5
Hình 2.4 Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae………………………………………....….8
Hình 4.1 Vị trí bắt cặp của mồi và mẫu dò trên trình tự gen porA …………………..32
Hình 4.2 Vị trí bắt cặp của mồi và mẫu dò trên trình tự gen MOMP ………………..33
Hình 4.3 Cấu trúc kẹp tóc…………………………………………………………….36
Hình 4.4 Cấu trúc selfdimer………..…………………………………………………37
Hình 4.5 Đường cong biểu diễn hoạt động của hệ mồi F2, R2.……………...............39

Hình 4.6 Đường cong biểu diễn hoạt động của hệ primerF-C………………………..40
Hình 4.7 Đường cong biểu diễn hoạt động cuả hai hệ mồi và mẫu dò.........................40
Hình 4.8 Khảo sát nhiệt độ lai của hệ mồi, probe phát hiện N. gonorrhoeae………..41
Hình 4.9 Khảo sát nhiệt độ lai của hệ mồi, probe phát hiện C. trachomatis…………42
Hình 4.10 Khảo sát độ nhạy của quy trình…………………………………………...44
Hình 4.11 Kết quả khảo sát với hệ mồi, mẫu dò chuyên biệt cho từng………………45
Hình 4.12 Kết quả khảo sát với hệ mồi, mẫu dò phát hiện N. gonorrhoeae………....46
Hình 4.13 Sơ đồ phát hiện đồng thời N. gonorrhoeae và C. trachomatis……………47

xi

 


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chlamydia và bệnh lậu là hai bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tình dục
do vi khuẩn Chlamydia trachomatis và Neiseria gonorrhoeae gây ra. Trước đây, nói
đến các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tình dục thì lậu là bệnh nổi cộm
nhưng hiện nay chlamydia lại là bệnh nguy hiểm hơn đối với Việt Nam nói riêng và
với cả thế giới nói chung. Hàng năm, trên thế giới có thêm hàng triệu người bị mắc
chlamydia và lậu trong đó có đến 80% phụ nữ và 10% nam giới bị mắc bệnh mà
không có triệu chứng biểu hiện (Abott Laboroteries, 2006). Tỉ lệ người mắc bệnh hàng
năm vẫn không ngừng gia tăng (năm 2000 số người mắc bệnh chiếm 25,3%, năm 2006
là 43,6% và đến 2007 có giảm nhưng không đáng kể) ở Việt Nam vẫn chưa có con số
thống kê chính xác về số người mắc bệnh do tâm lý e ngại của người bệnh cũng như
sự thiếu hiểu biết dẫn đến mắc bệnh mà vẫn không biết.
Chlamydia và lậu có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là bệnh thường được phát hiện chậm trễ dẫn đến việc điều trị bằng kháng sinh trở
nên không hiệu quả và kèm theo đó là sự kháng kháng sinh của vi khuẩn mà cả thế

giới đều quan tâm. Bệnh lậu và chlamydia nếu không điều trị khỏi sẽ dẫn tới nhiều
biến chứng như vô sinh ở cả nam và nữ, viêm vùng chậu, đối với phụ nữ mang thai thì
trẻ sinh ra sẽ bị viêm kết mạc hoặc bị viêm phổi…
Hiện nay, các phương pháp nuôi cấy hay kháng nguyên để chẩn đoán C.
trachomatis và N. gonorrhoeae không đủ nhạy trên các đối tượng nhiễm chlamydia,
nhiễm lậu cầu không triệu chứng hay mạn tính. Do vậy các phương pháp khuếch đại
nucleic acid hiện đang rất được quan tâm để áp dụng. Có nhiều phương pháp khuếch
đại nucleic acid đã được thương mại hóa như các phương pháp dựa vào kỹ thuật LCR
(Abbott), PCR (Roche), TMA (Bayer) hay SDA (BD), trong các phương pháp này, dễ
tiếp cận nhất là phương pháp PCR. Chính vì vậy, chúng tôi đi đến xây dựng qui trình
để phát hiện đồng thời Chlamydia trachomatis và Neiseria gonorrhoeae bằng kỹ thuật
real-time PCR với mong muốn phát hiện nhanh, sớm, chính xác tác nhân gây ra hai
bệnh trên để có biện pháp điều trị kịp thời đem lại hiệu quả cao.

1

 


1.2. Yêu cầu của đề tài
Xây dựng được qui trình phát hiện đồng thời Neisseria gonorrhoeae và
Chlamydia trachomatis bằng kỹ thuật real-time PCR để có thể chẩn đoán nhanh, sớm,
chính xác cả hai tác nhân gây bệnh trên.
1.3. Nội dung thực hiện
Thiết kế hệ mồi và mẫu dò chuyên biệt cho gene porA của vi khuẩn N.
gonorrhoeae và gene MOMP của vi khuẩn C. trachomatis.
Thiết lập qui trình real-time PCR nhằm phát hiện đồng thời Neisseria
gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis.
Thử nghiệm qui trình trên mẫu bệnh phẩm đã được kiểm tra.


 

2

 


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về bệnh chlamydia và bệnh lậu
Bệnh chlamydia lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Phần lớn
những người bị nhiễm không hay biết vì triệu chứng phơi nhiễm chlamydia không rõ
ràng. Bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, là một loại vi sinh vật trung
gian giữa vi khuẩn và virus, sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gene của C.
trachomatis có thể xếp vào nhóm virus và cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. C.
trachomatis cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Triệu chứng của
bệnh mờ nhạt như ngứa vùng kín, đi tiểu có cảm giác buốt vì thế người bệnh thường
chủ quan, dễ bỏ qua. Bệnh chlamydia dễ để lại những hậu quả xấu nếu không được
phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể lan vào cơ quan sinh sản trên như tử
cung, vòi fallope và buồng trứng. Nó có thể gây viêm tiểu khung, để lại sẹo ở vòi
fallope mà hậu quả là vô sinh. Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm chlamydia ở đường
sinh dục có thể làm lây bệnh cho con trong khi sinh, gây viêm kết mạc hoặc viêm phổi.
Bệnh lậu mủ (hay lậu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục
đứng thứ hai sau bệnh chlamydia, do vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Vi khuẩn sinh mủ nhiều màu vàng hoặc vàng xanh tại niệu đạo, kèm theo tiểu buốt,
tiểu dắt. Nếu không phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh lậu mạn tính với các
biến chứng thường gặp ở nam giới như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, có
thể dẫn tới tình trạng vô sinh. Biểu hiện bệnh cấp tính ở nữ có những triệu chứng như
đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung có màu nâu, vàng hoặc xanh, số
lượng nhiều và có mùi hôi. Vì 50-80% trường hợp bệnh lậu ở nữ là không có triệu
chứng biểu hiện hoặc triệu chứng không rõ ràng nên bệnh nhân nữ thường bị lậu mạn

tính dẫn đến biến chứng như viêm ống dẫn trứng gây vô sinh và thai ngoài tử cung.
Cả hai bệnh này đều có biểu hiện triệu chứng tương đối giống nhau nên
thường dễ bị nhầm lẫn trong việc chẩn đoán lâm sàng.

3

 


Hình 2.1 Triệu chứng bệnh trên vùng sinh dục
( />2.2. Tác nhân gây bệnh
2.2.1 Vi khuẩn Chlamydia trachomatis
2.2.1.1 Phân loại khoa học
Giới: Bacteria
Ngành: Chlamydiae
Bộ: Chlamydiales
Họ: Chlamydiaceae
Chi: Chlamydia
Loài: C. trachomatis
Tên gồm hai phần: Chlamydia
trachomatis (Busacca,1935)

Hình 2.2 Vi khuẩn Chlamydia trachomatis
( />
2.2.1.2 Đặc điểm
Chlamydia trachomatis là vi khuẩn khá đặc biệt vì nó tương tự như siêu vi
trùng (virus) sống ký sinh bắt buộc trong tế bào, không có khả năng phát triển bên
ngoài tế bào sống nhưng khác virus là chứa cả RNA và DNA, nó cũng có cả ribosome.
C. trachomatis có kích thước rất nhỏ (sơ khởi 0,3 μm, thể vùi 2 - 10 μm), có vách tế
bào. Nó có enzyme chuyển hóa glucose giải phóng ra CO2 và có thể tổng hợp acid

folic. Nó là vi khuẩn gram âm, không có bộ máy sinh năng lượng (không tổng hợp
được ATP) nên bắt buộc phải sống trong tế bào ký chủ để cung cấp năng lượng. Các
loài C. trachomatis có kháng nguyên chung là lipopolisaccharide, dễ bị giết chết bởi
nhiệt độ cao (600C trong 10 phút), có thể bảo quản lạnh trong nhiều năm ở nhiệt độ 500C. Các dung dịch sát trùng thông thường đều có thể giết chết vi khuẩn trong thời
gian ngắn. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ khô, hanh (trong
khăn mặt, quần áo) một thời gian.
4

 


Về đặc điểm nuôi cấy, C. trachomatis không nuôi cấy được trên môi trường
nhân tạo như nhiều vi khuẩn khác (vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn họ cầu khuẩn, vi
khuẩn lao, vi khuẩn lậu...) mà chỉ nuôi cấy được trên môi trường tế bào sống giống
như nuôi cấy các virus.
Vi khuẩn C. trachomatis còn nhạy cảm với một số kháng sinh như họ
macrolid, tetracyclin, equinolon và metronidazol....
Nhiễm thể sơ cấp
Lysosome (bào quan tế
bào)

Phagosome gắn
vào màng

Nhân tế bào
Sự tiêu hóa và thiết
lập của thực bào

Phóng thích tế bào con


Các thể sơ cấp tập trung lại

Thể mạng lưới hoạt động trao đổi chất bên trong

Sự sao chép của thể mạng lưới

Hình 2.3 Chu kỳ sống xâm nhiễm của Chlamydia trachomatis
( />Chu kỳ sống của C. trachomatis gồm hai giai đoạn: thể sơ cấp và thể mạng
lưới. Thể sơ cấp là một dạng phân tán và giống như là bào tử. Nó có đường kính 0,3
µm và nó được vận chuyển nội bào tới nhô ra trên bề mặt của tế bào đích. Vi khuẩn
dạng này ngăn cản sự hòa hợp của tiêu thể - thực bào thể và cho phép nó sống sót bên
trong tế bào. Nó đi vào bên trong các endosome (hạt nội bào), glycogen gây ra thể sơ
cấp để nảy mầm tạo thành dạng sinh dưỡng, thể mạng lưới. Dạng này phân chia nhờ
sự phân đôi trong khoảng 2 – 3 giờ/ thế hệ. Nó có giai đoạn ủ là 7 – 21 ngày bên trong
tế bào chủ. Nó được phát hiện như là thể vùi trong tế bào chủ. Sau khi phân chia thể
5

 


mạng lưới sẽ chuyển thành thể sơ cấp và được phóng thích ra khỏi tế bào nhờ vận
chuyển ngoại bào. Một tiêu thể - thực bào thể thường tạo ra 100 – 1000 thể sơ cấp.
2.2.1.3. Sinh bệnh học
Vi khuẩn gây bệnh đã tiến hóa và phát triển như một cơ chế để sống sót và
nhân lên bên trong tế bào vật chủ sau khi xâm nhập. Các tế bào vật chủ có thể chứa
đựng vi khuẩn nội bào gồm có các tế bào không có chức năng thực bào (như tế bào
biểu mô và tế bào nội mô) và cả thực bào chuyên nghiệp như đại thực bào và bạch cầu
trung tính, khả năng sống sót và nhân lên được bên trong các thực bào chuyên nghiệp
là điều đáng ngạc nhiên bởi các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt ngay khi vi khuẩn bị nuốt
vào. Các cơ chế tiêu diệt mầm bệnh này bao gồm sự sản xuất các chất trung gian có

khả năng oxy hóa, độ pH thấp bên trong các không bào chứa vi khuẩn và sự hoạt hóa
các enzyme phân hủy protein.
Ba nơi trú mà vi khuẩn thường sử dụng để ẩn nấp bên trong tế bào, các vị trí
này bao gồm:


Bên trong các không bào tiêu thể-thực bào thể (lysophagosome)

có khả năng thủy phân và có tính acide.


Bên trong các không bào chưa hòa màng với tiêu thể



Bên trong dịch bào tương.

C. trachomatis thuộc nhóm cư trú bên trong các không bào chưa hòa màng với
tiêu thể. Các không bào bị các vi khuẩn này chiếm được xem là được "đặc biệt hóa"
hoặc được "tái cấu trúc" vì về mặt hình thể chúng thường khác biệt với các không bào
khác trong tế bào và chúng có chứa các marker bề mặt đặc trưng. Các vi khuẩn này
dùng enzyme phá hủy các không bào lân cận và phát tán nội bào thông qua sử dụng
các khung nâng đỡ của tế bào.
Các vi khuẩn ký sinh nội bào có thể nhân lên và lan tràn đến các tế bào khác
trong vùng nhiễm trùng hoặc có thể đi xa hơn. C. trachomatis ly giải màng tế bào vật
chủ, phóng thích vi khuẩn gây nhiễm trùng, các vi khuẩn này sẽ bám và xâm nhập vào
các tế bào lân cận. Ngoài tác động làm ly giải tế bào vật chủ, vi khuẩn còn sử dụng
một con đường lan truyền từ tế bào này đến tế bào khác thông qua việc truyền trực tiếp
một phần cấu trúc tế bào nhiễm bệnh cho tế bào lành lân cận. Các tế bào nhiễm vi
khuẩn này tạo ra các phần lồi vào tế bào lành, sau đó phần lồi này sẽ hòa màng với tế

6

 


bào lành và tạo nên các không bào chứa vi khuẩn bên trong tế bào lành. Các vi khuẩn
ký sinh trong đại thực bào và bạch cầu trung tính cũng có khả năng sử dụng các thực
bào này như là các phương tiện chuyên chở để gây nhiễm trùng toàn thân thông qua hệ
thống máu và bạch huyết (Wilson và ctv, 2002).
2.2.1.4. Các yếu tố gây độc
Vi khuẩn C. trachomatis mang nhiều yếu tố góp phần gây bệnh. Khuẩn lạc của
C. trachomatis bắt đầu với sự gắn kết với thụ thể của acide sialic trên mắt, cổ họng và
cơ quan sinh dục ngoài. Nó tồn tại ở các vị trí trong cơ thể mà khó có thể tới được
bạch cầu, tế bào lympho T và tế bào lympho B. Nó hiện diện khoảng 15 serotype khác
nhau. Những serotype này là nguyên nhân gây 4 bệnh chính ở người là: bệnh mắt hột
do serotype A và C gây ra, bệnh truyền nhiễm giới tính và viêm màng kết do serotype
D và K gây ra và khối u hạt lympho do serotype L1, L2 và L3 gây ra.
Cấu trúc thành tế bào duy nhất của nó là yếu tố gây độc tố bởi vì thành tế bào
của nó có thể ức chế sự hòa màng của lysosome với màng tế bào ở các bạch cầu.
Thành tế bào của vi khuẩn gram âm có chứa màng lipopolysaccharide bên ngoài
nhưng lại thiếu peptidoglycan trong thành tế bào, do thiếu peptidoglycan đã đưa đến
nó không có khả năng phát hiện ra acide muramic và các kháng thể trực tiếp chống lại
nó. Tuy nhiên, nó có thể có chứa đường carboxylate khác acid muramic. Cấu trúc gồm
có protein màng ngoài chính (major outer membrane protein) liên kết chéo với khung
disulfide. Nó cũng chứa protein giàu cystein (cysteine-rich proteins: CRP), protein này
có thể giữ chức năng như peptidoglycan. Cấu trúc duy nhất này cho phép nó phân chia
bên trong tế bào và sống sót bên ngoài tế bào. Bề mặt của chlamydia không có các
protein đủ để gây ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ. Thành tế bào có chứa kháng nguyên
exoglycolipide có thể gây đáp ứng miễn dịch yếu (Hatch, 1996).
2.2.2. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae

2.2.2.1. Phân loại khoa học
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Beta proteobacteria

7

 


Bộ: Neisseriales
Họ: Neisseriaceae
Chi: Neisseria
Loài: N.gonorrhoeae
Tên gồm hai phần: Neisseria gonorrhoeae
(Zopf,1885)

Hình 2.4 Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae
( />
2.2.2.2. Đặc điểm
Neiserria gonorrhoeae là vi khuẩn gram âm hình cầu, đường kính từ 0,6 – 1
µm, thường thấy ở dạng dẹt phẳng dính cặp với nhau. Vi khuẩn thường tìm thấy bên
trong tế bào bạch cầu đa nhân (neutrophil) của dịch mủ từ bệnh lậu. Fimbriae (lông
roi) có vai trò chính trong việc bám dính, kéo dài vài µm trên bề mặt tế bào.
N. gonorrhoeae là sinh vật tương đối yếu, dễ bị biến đổi do nhiệt độ thay đổi,
thời tiết khô, tia UV và một số điều kiện môi trường khác. Các dòng N. gonorrhoeae
thay đổi khác nhau ở các yêu cầu nuôi cấy chúng, môi trường có thể chứa hemoglobin,
NAD, dịch chiết nấm men và các thành phần bổ sung khác cần cho việc phân lập và
tăng trưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ 35 - 360C, áp suất khí CO2
là 3 – 10%.

2.2.2.3. Sinh bệnh học
Bệnh lậu ở người trưởng thành hầu hết là do quan hệ tình dục. Vi khuẩn bám
vào các tế bào biểu mô hình trụ, xuyên qua chúng và tăng lên nhiều lần trong các lớp
màng. Việc bám dính thông qua fimbriae và protein opa (P.II), mặc dù các yếu tố
không chuyên biệt như vật mang trên bề mặt và các liên kết kỵ nước có thể giữ vai trò
này. Fimbriae trải qua cả hai giai đoạn và bị biến đổi kháng nguyên. Vi khuẩn chỉ gắn
lên các lông tơ nhỏ của các tế bào biểu mô không có lông. Sự gắn kết với các tế bào có
lông mao thì không xảy ra (Kenneth Todar, 2008).
Sau khi vi khuẩn tấn công vào các tế bào biểu mô không có lông roi của ống
dẫn trứng, chúng được bao bọc bởi các vi lông mao, kéo chúng tới bề mặt của các tế
bào nhày. Vi khuẩn đi vào tế bào biểu mô nhờ một quá trình gọi là vận chuyển ký sinh
nội bào trực tiếp. Trong suốt quá trình nhập nội bào màng của tế bào nhày co lại và bó
chặt không bào gắn với màng bị nhiễm vi khuẩn. Không bào là phương tiện vận
8

 


chuyển cơ bản của tế bào nơi mà vi khuẩn có thể phóng thích nhờ quá trình vận
chuyển ngoại bào tạo thành mô liên kết dưới tế bào biểu mô. Neiserria không phá hủy
bên trong các không bào nội bào, nhưng vẫn chưa rõ chúng có thể sao chép bên trong
các không bào như ký sinh nội bào hay không (Kenneth Todar, 2008).
Protein porin chính P.I (Por) nằm ở màng ngoài tế bào của vi khuẩn được xem
là yếu tố xâm nhập trung gian của tế bào chủ. Mỗi dòng N. gonorrhoeae biểu hiện chỉ
một kiểu Por, tuy nhiên một số điểm khác nhau của Por một phần giải thích cho
nguyên nhân gây ra các kiểu kháng nguyên khác nhau của vi khuẩn.
N. gonorrhoeae có thể tạo ra một hoặc vài protein màng ngoài được gọi là
protein Opa (P.II). Các protein này phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau và thường
được tìm thấy ở trên tế bào dạng khuẩn lạc tạo thành một phenotype mờ Opa duy nhất
được gọi là O+. Ở bất cứ thời điểm nào, vi khuẩn có thể không biểu hiện hoặc biểu

hiện một hoặc vài protein Opa và mỗi dòng có 10 hoặc hơn 10 gene mã hóa cho các
Opa khác nhau (Kenneth Todar, 2008).
Rmp (P.III) là một protein màng ngoài được tìm thấy ở tất cả các dòng vi
khuẩn N. gonorrhoeae. Nó không trải qua quá trình biến đổi kháng nguyên và được
tìm thấy trong phức hợp với Por và LOS. Nó phân thành các phần tương đồng với
protein PmpA của Escherichia coli. Các kháng thể đối với Rmp, gây ra do nhiễm
neisseria hoặc do sự xâm nhiễm của E. coli, hướng tới các kháng nguyên vi khuẩn trực
tiếp chống lại Por và LOS. Sự thật thì kháng thể chống lại kháng nguyên Rmp có thể
tăng tính nhạy cảm với sự xâm nhiễm của N. gonorrhoeae (Kenneth Todar, 2008).
Trong suốt quá trình xâm nhiễm lipooligosaccharide (LOS) của vi khuẩn và
peptidoglycan được phóng thích nhờ quá trình tự ly giải của tế bào. Cả hai
polysaccharide của vi khuẩn đều hoạt hóa con đường bổ thể khác của tế bào chủ, trong
khi đó LOS cũng kích thích tạo sản phẩm của yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis
factor : TNF) là nguyên nhân gây hư hại tế bào. Bạch cầu tập trung ngay tại vị trí
nhiễm và thực bào vi khuẩn. Nguyên nhân vẫn chưa được giải thích vì sao nhiều
gonococci có thể sống sót bên trong các đại thực bào, tối thiểu cho đến khi bạch cầu
giết chết chúng và phóng thích vi khúẩn bị tiêu hóa (Kenneth Todar, 2008).
LOS của Neisseria có ảnh hưởng mạnh đến độc tố và mầm bệnh của các dòng
vi khuẩn N. gonorrhoeae. Vi khuẩn có thể biểu hiện một vài kiểu kháng nguyên LOS
9

 


và có thể làm thay đổi kiểu kháng nguyên LOS chúng biểu hiện nhờ một vài cơ chế
đến nay vẫn chưa được biết rõ. LOS của lậu cầu gây ra các tổn thương màng nhày
trong ống dẫn trứng và đưa đến giải phóng một số enzyme như protease hay
phospholipase mà chúng có thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh. Do
vậy LOS của lậu cầu xuất hiện có vai trò gián tiếp gây tổn hại mô. LOS của lậu cầu
cũng có sự đề kháng của N. gonorrhoeae để vi khuẩn hoạt động trong máu của người

bình thường. Các kiểu oligosaccharide LOS chuyên biệt được biết là có liên quan tới
các kiểu kháng huyết thanh của N. gonorrhoeae.
N. gonorrhoeae có thể sử dụng acide N-acetylneuraminic được tạo ra từ tế bào
chủ (sialic acide) để tạo thành thành phần oligosaccharide của LOS, biến đổi các sinh
vật nhạy cảm với huyết thanh thành sinh vật kháng huyết thanh. Các sinh vật không có
LOS bao phủ xâm lấn mạnh hơn các vi sinh vật có LOS bao phủ nhưng các vi sinh vật
với LOS bao phủ có tác động kháng lại huyết thanh mạnh hơn, cũng như các kháng
nguyên tương tự giữa kháng nguyên và LOS của lậu cầu có mặt trong hồng cầu của
người. Điều này giống như tự nó có thể ngăn ngừa đáp ứng miễn dịch ảnh hưởng đến
các kháng nguyên LOS này nhờ duy trì sự chịu đựng miễn dịch của tế bào chủ
(Kenneth Todar, 2008).
N. gonorrhoeae có hiệu quả cao trong việc sử dụng sắt gắn kết với transferrin
để phát triển trong ống nghiệm, nhiều dòng cũng có thể sử dụng lactoferrin gắn với
sắt. Vi khuẩn chỉ gắn kết với transferrin và lactoferrin ở người. Sự chuyên biệt này
được xem là một phần của lý do giải thích cho việc các vi khuẩn này chỉ gây bệnh cho
người (Kenneth Todar, 2008).
Các dòng N. gonorrhoeae tạo ra hai protease IgA1 ngoại bào phân biệt cái mà
tách ra thành chuỗi nặng của miễn dich globulin của người ở một số điểm khác nhau
bên trong vùng khớp nối, các sản phẩm phân cắt của IgA1 được tìm thấy ở các dịch
tiết vùng sinh dục của nữ bị bệnh lậu, protease IgA1 của vi khuẩn có mặt và hoạt động
trong suốt quá trình bị xâm nhiễm vào vùng sinh dục. Các mảnh cắt của IgA1 có thể
gắn với bề mặt tế bào vi khuẩn và ngăn cản các chức năng miễn dịch globulin
(Kenneth Todar, 2008).
Cuối cùng, như mô tả trên N. gonorrhoeae sẽ xâm nhiễm vào máu gây ra vi
khuẩn huyết gram âm và có thể dẫn tới nhiễm khuẩn lan rộng. Sự nhiễm khuẩn không
10

 



có triệu chứng của niệu đạo hoặc cổ tử cung thường đưa đến nguyên nhân gây vi
khuẩn huyết. Các dòng N. gonorrhoeae gây nhiễm lan rộng thường kháng lại bổ thể và
phản ứng của vi khuẩn với huyết thanh (Kenneth Todar, 2008).
2.2.2.4. Các yếu tố gây độc
Giống như các họ vi khuẩn sinh mủ khác, N. gonorrhoeae có một phạm vi
rộng của các yếu tố quyết định độc tố, mặc dù nó không tạo ra các ngoại độc tố nào.
Các trạng thái đầu tiên của sự xâm nhiễm bao gồm có bám dính và xâm lấn qua trung
gian các thành phần bề mặt của lậu cầu. Đầu tiên, vi khuẩn sẽ tấn công vào tế bào biểu
mô nhờ vào fimbriae của nó, đặc biệt là pili N-methylphenylalanine (type 4), tiểu đơn
vị chính của PilE. Sau khi tấn công lần đầu, vi khuẩn đi vào giai đoạn hai của quá trình
bám dính thông qua protein màng ngoài PII (Opa), protein này cần cho quá trình bám
chặt và xâm lấn vào các tế bào biểu mô. Ngoài ra, P.II từ một vi khuẩn sẽ gắn với LOS
của vi khuẩn kế cận, cho phép chúng tạo thành các khuẩn lạc nhỏ có chức năng tương
tự như các màng sinh học. Tuy nhiên, sự xâm lấn vào tế bào chỉ liên quan đến một vi
khuẩn mà không phải là cả khuẩn lạc. N. gonorrhoeae cũng tạo ra protease IgA1 có
vai trò trong quá trình xâm lấn của vi khuẩn (Kenneth Todar, 2008).
Porin màng ngoài của N. gonorrhoeae P.I (cũng được biết là Por) tương tự
như ompC và omp porin của E. coli, nó liên quan đến việc vận chuyển các chất tan qua
màng ngoài tế bào. Tuy nhiên, P.I còn đóng vai trò gây độc cho phép lậu cầu sống sót
được bên trong các tế bào bạch cầu. P.I tinh sạch có thể ức chế khả năng giết chết vi
khuẩn của tế bào bạch cầu.
LOS của màng ngoài tế bào được xem là chịu trách nhiệm cho hầu hết các
triệu chứng của bệnh lậu. LOS của lậu cầu gây ra phản ứng viêm mạnh, kết quả làm
hoạt hóa bổ thể, tập trung và tiêu hóa của bạch cầu và sự ly giải chúng của bạch cầu
góp phần tạo thành mủ chảy ra. Các sản phẩm tại chổ của TNF, LOS được xem là
nguyên nhân chính gây tổn hại đường ống dẫn trứng. Thêm vào đó, các dòng mà có
thể gây nhiễm vào bên trong cơ thể, LOS gắn với acide sialic từ huyết thanh tạo thành
LOS trên bề mặt microcapsule cho phép lậu cầu chống lại đáp ứng miễn dịch của tế
bào chủ và phản ứng của vi khuẩn với huyết thanh (Kenneth Todar, 2008).
LOS không bao phủ và P.I (Por) trên bề mặt vi khuẩn được biết là ảnh hưởng

đến các kháng thể của vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu các kháng thể được tạo ra để chống lại
11

 


phản ứng với P.III (còn gọi là Rmp) với vị trí kháng nguyên của chúng trên bề mặt của
lậu cầu, kết quả làm ngăn chặn các kháng thể của vi khuẩn chống lại LOS và P.I và để
bảo vệ vi khuẩn khỏi sự ly giải qua trung gian bổ thể.
Ngoài ra, N. gonorrhoeae có một hệ thống thu nhận sắt phát triển tốt, hệ thống
này cho phép nó hấp thu sắt từ tế bào chủ trong suốt quá trình tăng trưởng, điều này
cần thiết để hỗ trợ cho sự xâm lấn của vi khuẩn. Về cơ bản vi khuẩn có thể tạo thành
hai thụ thể transferrin (Tbp1 và Tbp2) và một thụ thể lactoferrin ở màng ngoài của nó,
điều này sẽ xảy ra dưới điều kiện thiếu sắt và nó có thể hấp thu trực tiếp dưới dạng
transferrin hoặc lactoferrin. Các protein cũng có thể hấp thu sắt từ nhân hem hoặc từ
hemoglobin của hồng cầu (Kenneth Todar, 2008).
2.3. Tình hình bệnh chlamydia và bệnh lậu trên thế giới và trong nước
2.3.1. Trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới mỗi năm có hơn 300 triệu trường hợp bệnh truyền
nhiễm giới tính xảy ra trên khắp thế giới, bao gồm hơn 85 triệu trường hợp mới nhiễm
chlamydia và hơn 55 triệu trường hợp bị bệnh lậu. Khoảng 80% phụ nữ và 10% nam
giới bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng (Abott Laboroteries, 2006). Người bị
nhiễm chlamydia hoặc lậu mà có thể có hoặc không có các triệu chứng biểu hiện.
Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục xếp hàng đầu trên toàn
thế giới. Nhiễm chlamydia thường gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung. Chlamydia và
lậu không được điều trị khỏi thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm
viêm vùng chậu, vô sinh ở cả nữ và nam, cả hai bệnh chlamydia và lậu nếu được phát
hiện có thể điều trị và chữa khỏi bằng kháng sinh.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính của cộng đồng ở Lewisham
Tây Nam London đã phát triển dịch vụ điều trị bệnh truyền nhiễm giới tính (sexually

transmitted infections: STI), kết quả vẫn gia tăng số người bệnh mỗi năm và gia tăng
với tỉ lệ cân bằng ở người trẻ tuổi. Năm 2005 có 51.924 bệnh nhân trong đó có 48%
bệnh nhân dưới 25 tuổi (trong khi năm 1995 chỉ có 34%) và đàn ông chiếm 10% (năm
1999 chỉ có 2%). Tuy nhiên, kể từ khi dịch vụ điều trị STI bắt đầu năm 2002 số lượng
bệnh nhân kiểm tra chlamydia tăng lên 122% (từ 4.691 trường hợp năm 2002 tăng lên
10.431 năm 2005). Năm 2005, 61% điều trị STI cho chlamydia và có liên quan đến

12

 


×