ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC ANH
SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 7
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY VẬT LÍ
CHO HỌC SINH THCS MIỀN NÚI
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí
Mã số: 60 14 0111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN KHẢI
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Khải,
người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức
năng, các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng các đồng nghiệp
trường THCS Lương Ngọc Quyến đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình học tập cao học để đạt kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa sau Đại học, khoa Vật
lí trường ĐHSP – ĐHTN đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng duyệt và chấm luận văn cao
học Vật lí K20B đã quan tâm và chỉ bảo tận tình chúng em trong suốt quá
trình từ khi viết đề cương luận văn cho đến khi hoàn thành luận văn và bảo vệ.
Em xin chân thành cảm ơn các trường THCS và các giáo viên đã cộng
tác dạy thực nghiệm, các đồng chí lãnh đạo cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Vật lí ở các trường thực nghiệm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình thực nghiệm.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Ngọc Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công
bố
trong một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Anh
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI
XÁC NHẬN CỦA KHOA VẬT LÍ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trưởng khoa
PGS.TS Nguyễn Văn Khải
ThS. Lê Bá Tứ
MỤC LỤC
Trang
bìa
phụ
....................................................................................................... Lời cảm ơn
........................................................................................................... Lời cam
đoan ........................................................................................................ Mục
lục................................................................................................................i
Danh
mục
hình,
bảng
biểu
sơ
đồ........................................................................v Danh mục từ viết tắt
..........................................................................................vi
MỞ
ĐẦU
............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................6
1.1
Tổng
quan
về
các
...................................................6
vấn
đề
cần
nghiên
cứu.
1.2. Vấn đề phát triển tư duy Vật lí cho học sinh miền núi. ..............................8
1.2.1 Khái niệm về tư duy Vật lí. .......................................................................8
1.2.1.1 Khái niệm về tư duy .............................................................................8
1.2.1.2
Đặc
điểm
của
..............................................................9
quá
trình
tư
duy
1.2.1.3 Tư duy Vật lí ......................................................................................12
1.2.2 Đặc điểm tư duy Vật lí của HS miền núi. ..............................................15
1.2.3 Các biện pháp phát triển tư duy Vật lí cho HS THCS miền núi. ...........19
1.2.3.1
Khái
niệm
phát
................................................................19
1.2.3.2
Sự
cần
thiết
phải
......................................................19
1.2.3.3
Rèn
luyện
các
.............................................................21
triển
phát
thao
tư
triển
tác
duy
tư
tư
duy
duy
1.2.3.4 Các biện pháp phát triển tư duy Vật lí ................................................25
1.3. Sử dụng phối hợp thí nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy
phần
điện
..................................................................................................31
học
1.3.1 Thí nghiệm với vấn đề phát triển tư duy Vật lí.......................................31
1.3.1.1 Khái niệm về thí nghiệm Vật lí ...........................................................31
1.3.1.2 Các vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lí. ................................32
1.3.1.3 Sự cần thiết của thí nghiệm trong dạy học Vật lí................................36
i
1.3.1.4 Những khó khăn và hạn chế khi sử dụng thí nghiệm trong dạy
phần điện học .
................................................................................................38
1.3.2 Các phương tiện CNTT. .........................................................................39
1.3.2.1 Phương tiện dạy học ............................................................................39
1.3.2.2 Phương tiện CNTT ...............................................................................42
1.3.2.3 Các phương tiện CNTT dùng trong dạy học Vật lí..............................42
1.3.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của phương tiện CNTT ................................47
1.3.3 Biện pháp phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện CNTT
trong dạy học phần điện học.
...........................................................................47
1.3.3.1 Các căn cứ lý luận và thực tiễn lựa chọn phối hợp sử dụng thí
nghiệm và phương tiện CNTT trong dạy học ..................................................48
1.3.3.2 Các biện pháp phối hợp sử dụng thí nghiệm và các phương tiện
CNTT trong dạy học Vật lí. .............................................................................53
1.4. Nghiên cứu thực trạng dạy học phần điện học
.........................................54
1.4.1 Mục đích điều tra.
..................................................................................55
1.4.2 Phương pháp điều tra, tìm hiểu.
.............................................................55
1.4.3 Kết quả điều tra.
.....................................................................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................60
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÍ 7 .................61
2.1. Đặc điểm của chương điện học ................................................................61
2.1.1 Đặc điểm và nhiệm vụ của chương điện học Vật lí 7 ............................61
2.1.2 Cấu trúc và chuẩn kiến thức kĩ năng của chương điện học Vật lí 7. .....64
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
2.1.3 Lựa chọn kiến thức để phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương
tiện CNTT vào dạy học. ...................................................................................66
2.2 Sự hỗ trợ của các phương tiện CNTT trong dạy học chương điện học
Vật lí 7 ..............................................................................................................68
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
2.3 Sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện CNTT để tổ chức dạy
học một số kiến thức điện học Vật lí 7 ............................................................71
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài trong chương điện học Vật lí 7.
.......74
2.4.1 Xác định mục tiêu bài dạy.......................................................................74
2.4.2 Xác định phương tiện dạy học, phương pháp dạy học ...........................75
2.4.3 Phân loại và lựa chọn kiến thức phù hợp với PPDH. .............................78
2.4.4 Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. ..........78
2.4.4 Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. ..........79
2.4.5 Xác định các hình thức củng cố và vận dụng kiến thức. ........................84
2.5.1 Xác định mục tiêu bài dạy.......................................................................86
2.5.2 Xác định phương tiện dạy học, phương pháp dạy học ...........................86
2.5.3 Phân loại và lựa chọn kiến thức phù hợp với PPDH ..............................87
2.5.4 Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. ..........87
2.5.4 Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. ..........88
2.5.5 Xác định các hình thức củng cố và vận dụng kiến thức .........................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .................................................................................97
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................98
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .....................................98
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm.
......................................................98
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................98
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm. ...................................98
3.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm. .....................................................98
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm.
............................................................99
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................100
3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm. .......................................................100
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
3.2.2. Quan sát giờ
học..................................................................................100
3.2.3. Bài kiểm tra.
........................................................................................101
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm. ...............................................................103
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
3.4.1. Nhận xét về tiến trình học tập của lớp thực nghiệm.
...........................103
3.4.2 Xử lý kết quả của bài kiểm tra. .............................................................104
3.4.2.1. Các kết quả về mặt định tính của việc phát triển tư duy Vật lí
cho HS ............................................................................................................104
3.4.2.2. Kết quả định
lượng............................................................................106
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.............................................................................113
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................116
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn học sinh .............................................................118
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn giáo viên Vật lý THCS......................................119
Phụ lục 3: Bài kiểm tra thực nghiệm số 1 ......................................................121
Phụ lục 4: Bài kiểm tra thực nghiệm số 2 ......................................................123
Phụ lục 5: Các hình ảnh thực nghiệm sư phạm..............................................125
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khả năng của các PPDH trong thực hiện các mục tiêu dạy học..... 49
Bảng 1.2: Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ............................... 57
Bảng 1.3: Việc sử dụng CNTT trong dạy học Vật lí....................................... 57
Bảng 1.4: Lý do GV ít sử dụng CNTT trong dạy học Vật lí ........................... 57
Bảng 3.1: Số lượng, chất lượng học tập của các nhóm TNg và nhóm ĐC... 100
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra lần 1................................................................... 107
Bảng 3.3: Xếp loại học tập lần 1 ................................................................... 107
Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lần 1 ....................................................... 108
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra lần 2................................................................... 109
Bảng 3.6: Xếp loại học tập lần 2 ................................................................... 110
Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất lần 2 ....................................................... 111
Bảng 3.8: Tổng hợp các tham số thống kê qua hai bài kiểm tra ................... 112
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tóm tắt quá trình tư duy .............................................................. 13
Hình 1.2: Đặc tính của tư duy ......................................................................... 14
Hình 1.3: Định hướng phương pháp nghiên cứu dạy học............................... 36
Hình ảnh thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát xây dựng bằng phần mềm
Crocodile Physics 605 .................................................................... 80
Hình ảnh thí nghiệm của bài hai loại điện tích xây dựng bằng phần mềm
Crocodile Physics 605 .................................................................... 86
Biểu đồ 3.1: xếp loại học tập lần 1 ................................................................ 108
Biểu đồ 3.2: Xếp loại học tập lần 2 ............................................................... 110
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tỷ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh ...................... 50
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ khái quát kiến thức chương “Điện học” .............................. 65
Sơ đồ 2.2. Quy trình thiết kế DH có sử dụng phối hợp TN và CNTT............ 66
Sơ đồ 2.3. Tiến trình xây dựng kiến thức bài “Sự nhiễm điện do cọ xát” ...... 78
Sơ đồ 2.4. Tiến trình xây dựng kiến thức bài “Hai loại điện tích” ................. 87
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
DANH MỤC TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT
Thí nghiệm .................................................................................................. TN
Đối chứng ..................................................................................................... ĐC
Công nghệ thông tin .................................................................................. CNTT
Phương pháp dạy học ................................................................................ PPDH
Sách giáo khoa ............................................................................................SGK
Giáo viên ......................................................................................................GV
Trung học cơ sở ......................................................................................... THCS
Phần mềm dạy học
...................................................................................PMDH Máy vi tính
................................................................................................. MVT Phương tiện
dạy học .................................................................................. PTDH Học
sinh........................................................................................................ HS Thực
nghiệm sư phạm ............................................................................... TNSP Thực
nghiệm ............................................................................................... TNg
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trong nhất của
quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng học sinh học tập có hứng thú,
có tích cực hay không? Có để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những
tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không?...Phần lớn phụ thuộc
vào phương pháp giảng dạy của người thầy.
Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công
nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến
thức có sẵn. Rất cần phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời
đại bùng nổ công nghệ thông tin. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp
tác. Định hướng vào người học được coi là quan điểm định hướng chung trong
đổi mới phương pháp dạy học. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn
lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với khai thác
những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. Tăng
cường sử dụng các phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học và đặc
biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT).
Đặc biệt bộ môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó để hình
thành quan niệm đúng đắn về thế giới vật chất cho HS khi dạy các kiến thức
Điện học (Vật lí 7), thì việc tiến hành các thí nghiệm là rất quan trọng. Nhờ
các thí nghiệm vật lí, HS có được những quan điểm cơ bản về phương pháp
thực nghiệm khoa học. Tuy nhiên trong nhiều bài dạy của chương trình vật lí
trung học cơ sở (THCS) do những hạn chế của thiết bị thí nghiệm nên không
tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm.
1
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ về
CNTT mà các PTDH cũng đã được hiện đại hoá để nâng cao hiệu quả và chất
lượng dạy học, hỗ trợ lao động dạy học của người giáo viên (GV), nó đã và
đang được ứng dụng trong dạy học những năm gần đây. Trong năm học 20132014 một trong những nhiệm vụ trong tâm của giáo dục THCS là: “…chú
trọng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí”.
Trong thực tiễn dạy học vật lí ở trường THCS hiện nay, cho thấy tiềm
năng của phương tiện dạy học trong việc tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh chưa được khai thác đầy đủ. Đó là một trong những nguyên
nhân làm cho kiến thức của HS hời hợt, không bền vững, ít có khả năng vận
dụng.
Để nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS, người giáo viện
dạy vật lí cần khắc phục các khó khăn, nghiên cứu nắm vững những ưu,
nhược điểm của từng loại PTDH, PPDH tích cực. Biết phối hợp hài hoà
chúng khi dạy học từng kiến thức, kỹ năng cụ thể, vừa làm cho quá trình dạy
học hiệu quả vừa tránh được sự phức tạp khi sử dụng các PTDH không hợp lí.
Trong dạy học các kiến thức điện học (Vật lí 7), cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu với các khía cạnh khác nhau. Việc áp dụng cụ thể phương
pháp dạy học phát triển tư duy cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu trong
các tài liệu,[15],[25] như: Ngô Văn Lý, Tô Đức Thắng... Tuy nhiên việc tổ
chức phương pháp dạy học như thế nào để phát triển được tư duy Vật lí
của HS THCS miền núi và phù hợp với định hướng đổi mới hiện nay thì còn
chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Tìm hiểu thực tế dạy học Vật lí ở trường THCS miền núi hiện nay và đặc
điểm tâm lí của học sinh miền núi chúng tôi nhận thấy rằng, khả năng nhận
thức của học sinh còn chậm, chưa hứng thú học, năng lực nhận thức
còn nhiều hạn chế, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, chúng tôi mong muốn có
thể đóng góp một phần vào thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới PPDH
giáo
dục THCS qua việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phối hợp thí
nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy học chương “Điện học” Vật lí 7
nhằm phát triển tư duy Vật lí cho học sinh THCS miền núi.”
II. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ
thông tin trong dạy học các kiến thức điện học (Vật lí 7) nhằm phát triển tư
duy Vật lí cho học sinh THCS miền núi.
III. Khách thể và đối tương nghiên cứu
1.Khách thể: Hoạt động dạy học ở trường THCS miền núi.
2. Đối tương nghiên cứu: Nghiên cứu phối hợp sử dụng giữa thí nghiệm
và phương tiện công nghệ thông tin khi dạy một số bài Vật lí thuộc phần Điện
học (Vật lí 7).
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế tiến trình dạy học trong đó phối hợp sử dụng thí nghiệm và
phương tiện công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm hiện đại về dạy học
vật lí thì sẽ nâng cao hiệu quả phát triển tư duy Vật lí cho học sinh THCS
miền núi .
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy vật lí cho học sinh theo quan
điểm hiện đại.
- Nghiên cứu lý luận về dạy một số kiến thức điện học (Vật lí 7).
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sử dụng thí nghiệm và phương tiện
CNTT khi dạy học một số kiến thức điện học (Vật lí 7) nhằm phát triển tư
duy vật lí cho học sinh THCS miền núi.
- Soạn một số giáo án theo hướng của đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm.
VI. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu việc phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện CNTT
( máy chiếu projecter, máy tính, phần mềm thí nghiệm Vật lí) nhằm phát
triển tư duy Vật lí cho học sinh THCS miền núi.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tham khảo sách, báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề phát triển tư duy
vật lí và các phương pháp dạy học tích cực.
- Tham khảo tài liệu về chương điện học.
2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra quan sát.
- Tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, qua dự giờ,
trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên giàu kinh nghiệm ở một số trường
THCS miền núi.
- Phỏng vấn giáo viên và học sinh để nắm tình hình dạy chương điện học
(Vật lí 7) và sử dụng thí nghiệm với phương tiện CNTT ở một số trường THCS
miền núi.
- Qua đó thống kê những khó khăn và nhược điểm, hạn chế, từ đó
đề xuất phương án khắc phục tích cực.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Làm thực nghiệm sư phạm đề kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học
đã đề ra.
- Ứng dụng phương pháp thống kê toán học xử lý và phân tích các số
liệu thực nghiệm.
VIII. Những đóng góp của luận văn
- Xây dựng phương án phối hợp sử dụng thí nghiệm và CNTT để tổ
chức hoạt động dạy một số kiến thức Điện học (Vật lí 7) nhằm phát triển tư
duy vật lí cho HS THCS miền núi.
- Vận dụng cơ sở lý luận, luận văn đã thiết kế và thực nghiệm tiến trình
dạy học một số bài cụ thể thực hiện mục đích đề tài đặt ra.
IX. Cấu trúc nội dung của luận văn
Luận văn gồm các phần sau: Phần mở đầu, phần nội dung gồm 3
chương. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II: Sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện CNTT trong
dạy học chương điện học (Vật lí 7).
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, phần phụ
lục.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về các vấn đề cần nghiên cứu.
Dạy học là một hoạt động phức hợp có sự biến hoá khôn lường mà
người GV cần nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với thời đại, đối tượng
HS và điều kiện cơ sở vật chất được trang bị.
Trong dạy học Vật lí ở các trường THCS hiện nay, người GV cũng đã
vận dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực và áp dụng dần các
phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại vào dạy học để phù hợp với chương
trình đổi mới sách giáo khoa (SGK) và đổi mới PPDH.
Tuy nhiên không có một PPDH nào là vạn năng và thích hợp cho việc
giải quyết mọi nhiệm vụ dạy học. Vì vậy các nhà nghiên cứu và các GV tâm
huyết với nghề luôn đi tìm tòi, lựa chọn và phối hợp sử dụng các PPDH Vật lí
sao cho phù hợp với mục tiêu từng bài học và trong đó nét nổi bật của đổi
mới PPDH hiện nay là áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào quá trình dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
với hiệu quả cao. Đáp ứng được yêu cầu định hướng giáo dục mà Bộ giáo dục
và đào tạo đã nêu trong các chủ đề năm học là: năm học 2008-2009 “Năm
học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và
triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm
học 20092010 với chủ đề là “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong
đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là “Tiếp tục đổi mới
nội dung, PP giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới PP dạy và
học”, trong đó việc ứng dụng CNTT phải thực hiện hợp lý.
Đặc thù dạy học bộ môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, trong đó
khi xây dựng hay dạy học các khái niệm vật lí thì thí nghiệm đóng vai trò hết
sức quan trọng, vì hầu hết các khái niệm vật lí đều được xây dựng từ thực
nghiệm, hay khi chúng được chứng minh từ lý thuyết nhưng chúng cũng đảm
bảo tính đúng đắn khi ta dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm và vì vậy các khái
niệm Vật lí luôn đảm bảo tính chân lý và học sinh sẽ tin tưởng vào những
kiến thức mà mình được truyền đạt. Tuy nhiên, cũng có những thí nghiệm
thực tế khó làm, mất nhiều thời gian, không thể thực hiện được trong
điều kiện lớp học, thời lượng một tiết dạy và kết quả thì chưa có độ chính xác
cao, do phương tiện chưa đảm bảo hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động
mà ta không thể loại bỏ hết.
Do đó, với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện CNTT hiện nay
và sự ra đời của nhiều phần mềm dạy học (PMDH) thì đã bổ sung được rất
lớn những khó khăn, hạn chế thường gặp của một số thí nghiệm khi ta kiểm
nghiệm các khái niệm vật lí.
Việc nghiên cứu PPDH nhằm phát triển tư duy cho HS là một vấn đề
được nhiều nhà khoa học giáo dục và tâm lý học nghiên cứu.
Trong các công trình khoa học trước đây áp dụng và kết hợp nhiều PP
nhằm phát triển tư duy cho HS [7], [17], [18] như: Nguyễn Dương, Phùng
Đức Hải, Phạm Hồng Quang. Việc sử dụng máy vi tính (MVT) và PMDH cho
môn Vật lí cũng đã được nhiều tác giả trình bày trong những công
trình nghiên cứu của mình [19], [20], [21],[22] như: Phạm Xuân Quế tác
giả đã nêu “Sử dụng MVT và các phần mềm thích hợp sẽ giúp HS xây dựng
được nhiều mô hình dưới dạng phương trình toán học phức tạp khác
nhau, kiểm tra lựa chọn các giả thuyết của mô hình nhanh chóng do đó phát
triển tư duy sáng tạo khi nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vật lí. Mai Văn
Trinh, tác giả đã chú trọng đến việc sử dụng MVT như một PTDH hiện đại
đồng thời khẳng định vai trò to lớn của MVT và PMDH trong việc góp phần
phát triển khả năng độc lập, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học
tập.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác
nữa cũng nghiên cứu về các vấn đề nêu trên mà chúng tôi không thể kể hết ở
đây.
Các công trình kể trên đã có những thành công nhất định trong việc phát