Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ ĐẠI LÝ TÂN CẢNG SỐ MỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
VÀ ĐẠI LÝ TÂN CẢNG SỐ MỘT

HỒ THỊ THANH HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Doanh Thu Và
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Đại Lý Tân
Cảng Số Một” do HỒ THỊ THANH HƯƠNG, sinh viên khoá 32, ngành Tài Chính Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…………………………

Ths. BÙI XUÂN NHÃ
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

2

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được kiến thức hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, trước tiên tôi muốn gởi
lời cảm ơn chân thành đến Bố, Mẹ, thầy cô trường Đại Học Nông Lâm cùng với các
anh chị em và bạn bè của tôi. Là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách và
kiến thức cho tôi.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Bùi Xuân Nhã đã luôn có những lời chỉ
dẫn chân thành về kiến thức lẫn đạo đức, giúp đỡ, hướng dẫn tận tâm trong quá trình
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo cùng các anh chị đang công tác tại
công ty Cổ phần Dịch vụ và Đại lý Tân Cảng số Một, Quận 2 đã giúp đỡ và cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình tôi thực tập tại công ty.

Dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do thời gian thực
tập và trình độ nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/05/2010.
Sinh viên
Hồ Thị Thanh Hương

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ THANH HƯƠNG. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Doanh Thu Và
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Đại Lý Tân
Cảng Số Một”.
HO THI THANH HUONG. July 2010. “Revenue Accounting Anh Determine
The Business Results At The New Port First Agency And Services Joint Stock
Company”.
Khóa luận tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh trên cơ sở thu thập số liệu trong Quý IV năm 2009 và Quý I năm 2010 tại công
ty Cổ phần Dịch vụ và Đại lý Tân Cảng số Một, 1925A Nguyễn Thị Định, P.Cát Lái,
Quận 2, TP.HCM. Nhằm tìm hiểu cách thức ghi nhận doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động của công ty. Qua đó có thể hiểu rỏ hơn về sự
vận dụng các chuẩn mực kế toán trên thực tế.

4



MỤC LỤC
Trang
Danh muc các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2


1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3

2.1.1. Lịch sử hình thành ngành kế toán

3

2.1.2. Chế độ kế toán doanh nghiệp

4

2.2. Tổng quan về công ty nghiên cứu

5

2.2.1. Lịch sử hình thành công ty

5

2.2.2. Ngành nghề kinh doanh

6


2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

7

2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

8

2.3. Cơ hội và các rào cản của công ty

13

2.4. Định hướng phát triển của công ty

14

CHƯƠNG 3. NỘI DNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15

3.1.1. Kế toán doanh thu

15

3.1.1.1. Đặc điểm và phân loại doanh thu

15

3.1.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu


15

3.1.1.3. Tài khoản sử dụng

21

5


3.1.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

26

3.1.2.1. Một số nguyên tắc hạch toán

27

3.1.2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh TK911

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp quan sát (observation)

29


3.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

31

4.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

31

4.1.2. Công việc cho từng chức danh

33

4.1.3. Hệ thống tài khoản của công ty

35

4.2. Hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
4.2.1. Hạch toán doanh thu

39
40

4.2.1.1. Doanh thu bán hàng

41


4.2.1.2. Doanh thu xây dựng công trình

44

4.2.1.3. Doanh thu dịch vụ

50

4.2.2. Hạch toán giá vốn

51

4.2.3. Chi phí hoạt động

56

4.2.4. Doanh thu tài chính và chi phí tài chính

56

4.2.5. Thu nhập khác và chi phí khác

57

4.2.6. Chi phí thuế TNDN

58

4.2.7. Xác định kết quả kinh doanh Quý IV/2009


60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo Cáo Tài Chính

BĐS

Bất Động Sản

BGĐ

Ban Giám Đốc

BHTN


Bảo Hiểm Thất Nghiệp

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BTC

Bộ tài chính

CCDV

Cung cấp dịch vụ

Cont

Container

DT

Doanh thu

GTGT

Giá trị gia tăng


HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

HTK

Hàng tồn kho

KPCĐ

Kinh Phí Công Đoàn

NVL

Nguyên vật liệu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ


Tài sản cố định

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Danh Mục Tài Khoản Kế Toán Sử Dụng trong Hạch Toán
Doanh Thu và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty

8

36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty

8

Hình 3.1 Trình Tự Hạch Toán Tài Khoản 511

26

Hình 3.2 Trình Tự Hạch Toán Tài Khoản 911

28

Hình 4.1: Cấu Tạo Phần Mền Lemon3 Tại Phòng Kế Toán


32

Hình 4.2: Sơ Đồ Luân Chuyển Dữ Liệu Kế Toán Tên Phần Mềm Lemon3

32

Hình 4.3: Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Theo Chức Danh

33

Hình 4.4: Lưu Đồ Chu Trình Xử Lý Đơn Đặt Hàng

40

Hình 4.5: Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ trong Ghi Nhận Doanh Thu BH 42
Hình 4.6: Các Hoạt Động Từ Khi Bắt Đầu và Hoàn Thành Công Trình

44

Hình 4.7: Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ trong Ghi Nhận DT XDCT

46

9


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Biên Bản Thanh lý Hợp Đồng
Phụ Lục 2: Phiếu Ghi Nợ Ghi Nhận Doanh Thu Công Trình

Phụ lục 3: Bảng Tổng Hợp Các Chứng Từ Cùng Loại
Phụ lục 4: Phiếu Ghi Nợ Ghi Nhận Doanh Thu Dịch Vụ Depot
Phụ lục 5: Hợp Đồng Nguyên Tắc Về Việc Cung Cấp Nhiên Liệu

10


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ, cả chiều rộng lẫn chiều
sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế của doanh nghiệp là cần phải năng
động và sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo khả năng
chiếm lĩnh thị trường để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên vững mạnh. Do
đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến mọi hoạt động kinh doanh, hiệu quả
kinh doanh, chú trọng đến các chi phí phải bỏ ra, doanh số thu được và kết quả sản
xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán, trên cơ sở đó mới phân tích đánh giá
được kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tuy nhiên vấn đề ghi nhận doanh thu chính xác và kịp thời mà đặc biệt là trong
một doanh nghiệp có đa dạng hình thức kinh doanh như công ty cổ phần Dịch vụ và
Đại lý Tân Cảng số Một là một nhiệm vụ không dễ dàng thực hiện. Nó đòi hỏi kế toán
phải nắm vững các điều kiện ghi nhận doanh thu trong mỗi lĩnh vực kinh doanh. Đây
là một trong những yếu tố quyết định tính chính xác của kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp nhằm giúp BGĐ có được thông tin chính xác, kịp thời hổ trợ cho việc
lập kế hoạch kinh doanh.
Nhận rỏ được yêu cầu thực tế này nên với đề tài “Kế Toán Doanh Thu Và xác
Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Đại Lý Tân Cảng
Số Một” em hy vọng sẽ giúp em và mọi người hiểu rỏ hơn về cách thức ghi nhận

doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong một số các lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

11


Tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty như: Công tác tổ chức kế toán tại
công ty mà cụ thể là cách thức ghi nhận doanh thu ở mỗi lĩnh vực kinh doanh và qua
đó xác định kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp;Các loại hình dịch vụ mang lại
nguồn thu nhập chính; …
Hiểu rỏ hơn việc ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các
lĩnh vực kinh doanh như: vận tải, xếp dỡ hàng hóa, kinh doanh xăng dầu, xây dựng
công trình.
Và qua đó tiếp thu một số kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian: Tại công ty cổ phần Dịch vụ và Đại lý Tân Cảng số Một
– Về thời gian: từ 01/03/2010 đến 30/05/2010
– Nội dung: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Gồm năm chương:
– Chương 1. Mở đầu: nêu lý do, ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu đề tài.
– Chương 2. Tổng quan: giới thiệu lịch sử hình thành ngành Kế toán, giới thiệu
tổng quan về công ty cổ phần Dịch vụ và Đại lý Tân Cảng số Một như: lịch sử hình
thành, nghành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý…
– Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: nêu lên những lý luận liên
quan đến việc ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở mỗi lĩnh vực kinh
doanh, nêu một số phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.

– Chương 4. Kết quả và thảo luận:
Nêu rỏ công tác tổ chức kế toán tại công ty, ưu và nhược điểm.
Nêu tình hình ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở mỗi lĩnh
vực kinh doanh của công ty. Qua đó đưa ra một số ý kiến nhận xét.
– Chương 5. Kết luận và kiến nghị: nêu lên những kết quả đạt được và các ý
nghĩa của chúng rút ra trong quá tình thực hiện đề tài. Và trên cơ sở đó đưa ra một số
giải pháp cần thiết phải thực hiện tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

12


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Lịch sử hình thành ngành Kế toán
Kế toán xuất hiện khi con người có hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Các
bản ghi kế toán đã xuất hiện từ năm 8500 trước công nguyên ở Trung Á, viết bằng đất
sét thể hiện các hàng hoá như bánh mỳ, dê, quần áo... Bản ghi này được gọi là bullae,
một dạng hoá đơn ngày nay. Bullae được gửi cùng với hàng hoá nhằm giúp người
nhận kiểm tra lại chất lượng và giá cả của số hàng mình nhận được.Lúc này vẫn chưa
có hệ số đếm khác nhau cho đến năm 850 trước công nguyên, hệ số đếm HindusArabic ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay. Việc giữ các bản ghi vẫn chưa được
hình thức hoá cho tới mãi thế kỷ thứ 13, xuất phát từ các giao dịch kinh doanh và ngân
hàng tại Florence, Venice and Genoa. Tuy nhiên, các tài khoản không thực sự thể hiện
được bản chất nghiệp vụ giao dịch và hiếm khi cân đối.
Tuy nhiên phải đến năm 1299 con người mới phát triển hệ thống thông tin tài
chính gồm tất cả các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán kép và vào năm 1494 Luca
Pacioli tác giả cuốn Summa hệ thống kế toán kép mới được miêu tả một cách cụ thể và
rõ nét. Sau đó 377 năm Josial Wedwood là người đầu tiên hoàn thiện hệ thống kế toán
giá thành. Hệ thống kế toán từ đó đã ngày càng được hoàn chỉnh hơn với việc hoàn

thiện hệ thống kế toán giá thành hiện đại của Donaldson Brown- Giám đốc điều hành
của General Motor.
Hiện nay trên thế giới đã có một tổ chức riêng ban hành các chuẩn mực kế toán
quốc tế. Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm Tổ chức ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASCF), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố
vấn chuẩn mực (SAC), Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC).
Tại Việt Nam, do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến
nay chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển
cao nhất và hoàn thiện nhất. Đặc biệt hệ thống kế toán toán tài chính nước ta đã hình
13


thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi
sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam do quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng
như các chuẩn mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành.
Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội
bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này
là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên
đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước
ASEAN (AFA).
Theo Tạp Chí Kế Toán
2.1.2 Chế độ kế toán doanh nghiệp
Chế độ kế toán Việt Nam được ban hành thông qua 26 chuẩn mực kế toán Việt
Nam với sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) từ năm
1996. Các chuẩn mực này được công bố thành năm đợt:
– Đợt 1: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày
31/12/2000.
– Đợt 2: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2002.
– Đợt 3: Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày

30/12/2003.
– Đợt 4: Ban hành theo quyết định theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày
15 tháng 2 năm 2005.
– Đợt 5: Ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005
Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 15/2006/QĐBTC “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”. Chế độ kế toán mới ban hành đã cập nhật
các nội dung quy định trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt
Nam, gồm 4 phần: 1. Hệ thống tài khoản kế toán 2. Hệ thống báo cáo tài chính 3. Chế
độ chứng từ kế toán 4. Chế độ sổ kế toán.
Quyết định này đã thay thế Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày
01/11/1995 và một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính đã ban hành

14


trong giai đoạn từ 1996-2000 (trước khi bắt đầu xuất hiện chuẩn mực kế toán Việt
Nam).
Các Chuẩn mực quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán. Như chuẩn
mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm
ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính; Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản
doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng, cung
cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản thu
nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên.
Bên cạnh đó trong năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư như:
Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế
toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính;
Thông tư số 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 nhằm hướng dẫn và bổ
sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong đó có quy định về việc cho phép hạch toán

bằng đồng ngoại tệ, sửa đổi và bổ sung một số tài khoản,…
2.2 Tổng quan về công ty nghiên cứu
2.2.1 Lịch sử hình thành công ty:
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đại lý Tân Cảng Số Một là Công ty hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008479 ngày 19 tháng 11 năm 2007
do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp, là Công ty con của Công ty Cồ phần
Đại lý Giao Nhận Vận Tải Xếp Dỡ Tân Cảng. Hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –
con, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công
ty Cổ phần.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí
Minh cấp đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 10 tháng 5 năm 2008 tăng vốn điều
lệ từ 15.000.000.000 VND lên thành 20.000.000.000 VND.

Tên, trụ sở đăng ký:

15


Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ ĐẠI LÝ TÂN CẢNG
SỐ MỘT
Tên tiếng Anh : NEWPORT FIRST AGENCY AND SERVICES JOINT
STOCK COMPANY
Trụ sở đăng ký : 1925A Nguyễn Thị Định, P.Cát Lái, Quận 2, TP.HCM
Điện thoại : 08.37423595
Fax : 08.37423596
Vốn điều lệ, cổ phần:
Vốn điều lệ của Công ty : 20.000.000.000 VND
Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND
Số cổ phần: 2.000.000 cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:

Họ và tên: Trần Phước Hiệp
Sinh ngày: 12/07/1966
Dân tộc: Kinh
Chức danh: Giám đốc
2.2 .2 Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường thuỷ nội địa.
Dịch vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá, hàng siêu trường, siêu trọng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đại lý vận tải đường biển.
Dịch vụ khai thác thuế hải quan.
Mua bán, cho thuê, sửa chữa, đóng mới, bảo trì xe cơ giới và linh kiện phụ tùng
xe cơ giới, container, thiết bị kiểm đếm.
Dịch vụ đóng gói hàng hoá, đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa.
Dịch vụ cung ứng tàu biển.
Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi đê kè, trạm bơm.
San lắp mặt bằng.
Đại lý kinh doanh xăng dầu.
Đại lý tàu biển.
Khai thuế hải quan.
16


Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Kinh doanh bất động sản.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị:
Họ và tên

Chức vụ


Ngày bổ nhiệm

Ông Nguyễn Văn Uấn

Chủ tịch

19/11/2007

Ông Lê Hoàng Linh

Thành viên

19/11/2007

Ông Trần Phước Hiệp

Thành viên

19/44/2007

Họ và tên

Chức vụ

Ngày bổ nhiệm

Ông Trần Phước Hiệp

Giám đốc


14/02/2008

Ông nguyễn Đăng Phong

Phó giám đốc

14/02/2008

Ông Cao Ngọc Minh

Phó giám đốc

11/08/2008

Họ và tên

Chức vụ

Ngày bổ nhiệm

Ông Trần Hoài Nam

Chủ tịch

19/11/2007

Ông Ông Văn Hà

Thành viên


19/11/2007

Ông Cao Văn Toán

Thành viên

19/11/2007

Ban giám đốc

Ban kiểm soát

17


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty
Hội đồng quản trị

Ban Kiểm soát

Ban Giám đốc

Phòng Tài chính
Kế toán

Phòng Tổ chức
Hành chính

Phòng
Kinh doanh


Bộ phận
DEPOT

Bộ phận
sửa chữa

Đội
cơ giới

2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền
và giới hạn; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng
Kiến nghị loại cổ phần, giá bán và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong
điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;…

18


Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản

lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện
các nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá
công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty.
Kiến nghị Hội đồng quản trị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ
chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty….
Ban Giám đốc:
Ban giám đốc công ty bao gồm: Giám đốc và hai phó giám đốc giúp việc.
Giám đốc Công ty là do HĐQT bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của Công ty.
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Tiêu chuẩn, chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc công ty được quy định cụ thể tại Điều 26, Điều lệ
công ty.
Giám đốc công ty có quyền được thành lập các phòng ban, bộ phận theo yêu
cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giám đốc công ty có các phó giám đốc giúp việc, các phó giám đốc có quyền
quản lý điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong phạm vi công việc được
giao.
Trong trường hợp một trong các phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để giải
quyết một công việc cụ thể. Phó giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm trong phạm vi
được ủy quyền.
Tuy nhiên, để điều hành và quản lý công ty có hiệu quả cũng như đưa ra được
đường lối hoạt động, chính sách phát triển đúng đắn thì Ban lãnh đạo công ty cần xác
định rỏ và phát huy vai trò cũng như năng lực lãnh đạo của mình. Trách nhiệm của
Ban giám đốc là điều hành tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Đặc biệt là
chúng ta đang ở trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái,các giám đốc có thể kinh ngạc
19



trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công ty. Công ty có thể rơi vào tình trạng
khó khăn mà ban giám đốc không có bất kỳ sai lầm nào trong điều hành, quản lý. Do
đó giám đốc phải hiểu rõ trách nhiệm, vai trò của mình về việc giám sát công việc kinh
doanh của công ty.
Phòng kinh doanh:
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc quản lý mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty. Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
Kết hợp với các phòng ban, bộ phận khác quản lý và xây dựng các mối quan hệ
với khách hàng, quản lý chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo uy tín của Công ty với
khách hàng.
Trực tiếp quản lý và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Theo dõi quá trình thực
hiện hợp đồng cho đến khi kết thúc
Phòng Tổ chức - Hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc quản lý về Tổ chức, nhân sự, hành
chính trong toàn Công ty. Có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện các chế độ chính sách
đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ hoạt động và quy
chế tổ chức quản lý nội bộ của công ty.
Có trách nhiệm quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ của Công ty tại
trụ sở văn phòng, thường xuyên kiểm tra và thực hiện kiểm kê định kỳ.
Thực hiện công tác hành chính tại văn phòng theo chức năng nhiệm vụ của
công tác hành chính, lưu giữ hồ sơ giấy tờ có liên quan đến quản lý lao động, các loại
văn bản hành chính liên quan.
Phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm tiếp nhận, lưu trữ và kiểm tra tính
hợp pháp, hợp lệ Hồ sơ của người lao động. Chỉ những người có đủ thẩm quyền mới
được truy cứu thông tin hồ sơ lưu giữ tại phòng Tổ chức - Hành chính.
Phòng Tài chính - Kế toán:
Phòng Tài chính - kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác

quản lý tài chính trong đơn vị, tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, phản ánh
kịp thời và chính xác chi phí sản xuất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Thực hiện công tác quyết toán hàng quý, năm. Quản lý việc khai thác và sử
20


dụng vốn, tài sản của công ty có hiệu quả, đúng với chế độ chính sách, quy định của
Nhà nước và Công ty. Lập kế hoạch thu chi tài chính, tín dụng ngân hàng và quản lý
tiền mặt. Theo dõi quản lý các khoản phải nộp Nhà nước, công nợ và thanh toán với
khách hàng. Đề xuất biện pháp xử lý những sai phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán
của Công ty. Đảm bảo mọi hoạt động kinh tế được tuân thủ đúng quy chế quản lý tài
chính và pháp luật. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động thu chi,
thanh toán nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong quản lý tài chính.
Kế toán trưởng - Trưởng phòng Tài chính là chức danh được giám đốc bổ
nhiệm, có quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể tại các Điều 53, 53, 54 Luật
Kế toán.
Các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng
phòng, mỗi nhân viên có trách nhiệm hoàn thành và chịu trách nhiệm về công việc
được giao.
Phòng Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về tính
chính xác, hợp lệ, hợp pháp của tài liệu, báo cáo.
Bộ phận DEPOT:
Quản lý và điều hành, kinh doanh khai thác các hoạt động tại Depot, nhằm
không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của dịch vụ
Depot rỗng. Trực tiếp xây dựng các kế hoạch, tổ chức triển khai và phối hợp với các
đơn vị trong và ngoài công ty thực hiện các phương án xếp dỡ, giao nhận vận chuyển,
sửa chữa cont rỗng xuất – nhập tàu và giao nhận cont rỗng cho khách hàng.
Quan hệ với chủ khai thác Depot, Terminal, khu hàng, đại lý hãng tàu, chủ hàng
và các đơn vị có liên quan, để giải quyết những vấn đề trong giao nhận, xếp dỡ, vận
chuyển, sửa chữa cont rỗng xuất – nhập tàu và giao nhận cont rỗng cho khách hàng; đề

xuất các chính sách thu hút cont rỗng về Depot.
Quản lý bố trí, phân công, sắp xếp lao động phù hợp với điều kiện thực tế sản
xuất trong ngày.
Tiếp nhận các thông tin và tổng hợp các số liệu về xếp dỡ, giao nhận vận
chuyển, sửa chữa container rỗng tại Depot phục vụ cho việc xuất – nhập tàu và giao
nhận container rỗng cho khách hàng.

21


Phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch chi tiết về sử dụng phương tiện xếp dỡ,
vận chuyển cont rỗng báo cáo Ban giám đốc công ty phê duyệt, trực tiếp tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, tổ chức và điều hành dây chuyền
giao nhận, vận chuyển cont xuất – nhập tàu và giao nhận cont rỗng cho khách hàng;
kết hợp với đội sửa chữa Cont giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ tại các Depot.
Kiểm tra, phát hiện tình trạng hư hỏng các cont, tiến hành kịp thời các biện pháp nhằm
ngăn ngừa và hạn chế tổn thất.
Hàng ngày tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động hoạt động và số lượng cont
xuất nhập, tồn bãi. Hàng tuần, tháng tổng hợp sản lượng thực hiện dịch vụ tại Depot
báo cáo Ban giám đốc theo quy định.
Duy trì chế độ trực chỉ huy 24/24h, báo cáo đầy đủ, kịp thời mọi thông tin liên
quan đến quản lý, điều hành sản xuất tại Depot cho Ban giám đốc.
Lưu trữ, luân chuyển, bàn giao, quản lý hóa đơn, chứng từ khoa học, đầy đủ, rõ
ràng, đúng qui định
Phối hợp với các bộ phận khác của Công ty nghiên cứu, đề xuất phương án tổ
chức sản xuất, cải tiến phương pháp quản lý nhằm đưa hoạt động khai thác dịch vụ
Depot hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Hàng tuần, hàng tháng tổ chức giao ban, sinh hoạt đánh giá kết quả hoạt động,
phổ biến kế hoạch công tác và bình xét xếp loại chất lượng lao động A, B,C theo qui
chế của Công ty.

Bộ phận sửa chữa:
Bộ phận sửa chữa có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng dịch vụ về công tác sửa
chữa, vệ sinh cont tại các kho bãi. Bộ phận sửa chữa được chia thành các tổ và chịu sự
quản lý trực tiếp của phòng kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện các hợp đồng sửa chữa phải luôn đảm bảo an toàn,
đạt yêu cầu về kỹ, mỹ thuật cũng như tiến độ về thời gian.
Các tổ sửa chữa cũng như các cá nhân của bộ phận sửa chữa có trách nhiệm
quản lý và sử dụng vật tư, trang thiết bị, công cụ dụng cụ một cách có hiệu quả và tiết
kiệm.
Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm điều hành quản lý và chịu trách
nhiệm trước công ty về toàn bộ hoạt động của bộ phận sửa chữa
22


Đội cơ giới:
Đội cơ giới có chức năng quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của phương
tiện vận tải, xếp dỡ của công ty, có nhiệm vụ vận hành và khai thác có hiệu quả, an
toàn với toàn bộ phương tiện vận tải, xếp dỡ đã được công ty giao.
Chức danh đội trưởng đội cơ giới do giám đốc công ty bổ nhiệm, các lái xe chịu
sự quản lý trực tiếp của đội trưởng. Mỗi lái xe có trách nhiệm vận hành và điều khiển
phương tiện an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật cũng như những quy định về trật tự an
toàn giao thông.
Đội trưởng đội cơ giới chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt
động của đội xe, các phương tiện vận tải, xếp dỡ cũng như các lái xe.
Chỉ các lái xe đã được ký hợp đồng với công ty mới được vận hành, điều khiển
phương tiện vận tải, xếp dỡ của công ty. Đội trưởng đội xe có trách nhiệm điều hành,
quản lý các lái xe, phụ xe không được lái xe. Mọi sự cố về mất an toàn xảy ra, đội
trưởng phải chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật.
2.3 Cơ hội và các rào cản của công ty:
Cơ hội:

Công ty nằm gần cảng Cát Lái thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa từ
Tầu vào. Có cơ sở hạ tầng hiện đại có khả năng tiếp nhận tàu trong và ngoài nước có
trọng tải từ 12.000 tấn đến 25.000 tấn cập cầu để xếp dỡ hàng hóa phục vụ quốc
phòng, hàng hóa xuất khẩu.
Có hệ thống Cầu, Cảng, Kho kín, bãi container liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi
cho giao nhận, xếp dỡ vận tải hàng hóa nhanh chóng, an toàn.
Là công ty mới thành lập nên công ty có được trang thiết bị và công nghệ hiện
đại nhất, đội ngũ nhân viên rất hoạt bát và năng động. Với sức trẻ và khỏe của mình,
công ty có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế hiện nay.
Bên cạnh đó, dựa vào uy tín của mình, sự hỗ trợ của công ty mẹ cùng với sự nỗ
lực không ngừng của nhân viên, công ty đã có những nhà đối tác lâu dài với giá trị hợp
đồng lớn.
Mặt khác cũng nhận được sự ưu tiên của chính phủ về cải tạo hệ thống đường
xá, tạo điều kiện cho việc lưu thông được nhanh chóng hơn và an toàn hơn. Vì đây là
cửa ngỏ quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa.
23


Rào cản:
Việc công ty mới thành lập cũng là một rào cản không nhỏ. Thành lập năm
2007, quảng đường hai năm chưa phải là thời gian đủ để một doanh nghiệp khẳng định
sự tồn tại và phát triển ổn định và đội ngũ nhân viên còn non trẻ thiếu kinh nghiệm.
Một số con đường đang trong quá trình sửa chữa, tình trạng kẹt xe vẫn thường
xuyên xảy đã gây trở ngại cho việc vận chuyển.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty mang lại lợi nhuận rất lớn. Do dó gần đây đã
có không ít các đối thủ cạnh tranh nhằm chia sẽ thị phần.
2.4 Định hướng phát triển của công ty:
Với tôn chỉ hoạt động là “Chất lượng, lòng tin và thương hiệu”: Công ty tạo
điều kiện cho nhân viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng chính sách kinh
doanh như: đa dạng chính sách thanh toán, đa dạng loại hình dịch vụ dựa trên tiềm

năng sẵn có như : cho thuê kho bãi, cho thuê container, giữ hộ hàng hóa,… ; Ngoài ra
công ty có nhiều kế hoạch và hợp đồng liên kết với các công ty khác nhằm cải thiện
mặt hạn chế của công ty và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ…

24


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Kế toán doanh thu
3.1.1.1 Đặc điểm và phân loại doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu từ
tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
3.1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn
mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực số 15
“Hợp đồng xây dựng” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và các Chuẩn mực kế toán
khác có liên quan.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó.
a) Doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều

kiện sau:
– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

25


×