Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2004 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.77 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

ĐINH THỊ HỒNG HẠNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI
ĐOẠN 2004 - 2006", do ĐINH THỊ HỒNG HẠNH, sinh viên khóa 29, ngành PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm 2007

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và
tạo điều kiện tốt nhất cho con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường cùng toàn thể thầy cô đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Các cô chú, anh chị ở phòng Kinh tế huyện Long Thành đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Bà con nông dân đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu.

Những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên
Đinh Thị Hồng Hạnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH THỊ HỒNG HẠNH. Tháng 7 năm 2007. “ Đánh Giá Thực Trạng Sản
Xuất Nông Nghiệp Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Giai Đoạn 2004 – 2006”.
ĐINH THI HONG HANH. July 2007. “Evaluating Real Situation
Agricutulral Production in Long Thanh District, Dong Nai Province, Period
2004 – 2006”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006. Bằng phương pháp phân
tích, so sánh số liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập trong 3 năm nhằm xác định được
những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển. Từ đó đề
ra một số giải pháp phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
Trên cơ sở đó, nội dung của khóa luận góp phần định hướng cho sản xuất nông
nghiệp của huyện trong tương lai, giúp người dân ngoài việc đáp ứng đủ lương thực,
thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng còn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện còn hướng đến
xuất khẩu thu ngoại tệ với các loại nông sản có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều,
tiêu,….


MỤC LỤC
Trang
viii


Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

xii
1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

6

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13
13

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nói

13

chung

3.1.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích thực trạng sản xuất nông
nghiệp

15

3.1.3. Các chỉ tiêu phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp

17
17

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu

17

3.2.2. Phương pháp điều tra nông hộ

17

3.2.3. Phương pháp mô tả

18

3.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá

18

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

18


v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

19

4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2006

19

4.2. Cơ cấu nông nghiệp và sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp

20

4.2.1. Trồng trọt

20

4.2.2. Chăn nuôi

27

4.2.3. Tình hình lâm nghiệp

31

4.2.4. Tình hình thủy sản


33

4.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm từ năm 2004 - 2006

35

4.3.1. Giá trị sản lượng ngành nông – lâm – ngư nghiệp của huyện
35

từ năm 2004 - 2006
4.3.2. Kết quả sản suất ngành nông – lâm – ngư nghiệp của huyện
Long Thành từ năm 2004 – 2006

36
36

4.4. Các tiểu vùng kinh tế
4.4.1. Tiểu vùng 1 (Vùng đồng bằng ven sông)

36

4.4.2. Tiểu vùng 2 (Vùng đồi thấp lượn sóng)

37

4.5. Kết quả điều tra thực tế nông hộ

37

4.5.1. Tình hình lao động


37

4.5.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ

38

4.5.3. Quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ

38

4.5.4. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình

39

4.5.5. Tình hình tham gia lớp THKN và vay vốn

39

4.6. Tính toán kết quả - hiệu quả một số cây trồng chính năm 2007

41

4.6.1. Cây lúa

41

4.6.2. Cây bắp lai

43


4.6.3. Kết quả - hiệu quả của mô hình Lúa – Lúa – Bắp ở huyện
Long Thành

44

4.6.4. Cây khoai mì

45

4.6.5. Cây điều

46

4.6.6. Cây sầu riêng

47

4.6.7. Tổng hợp kết quả sản xuất các loại cây trồng chính của huyện

48

vi


4.7. Tính toán kết quả - hiệu quả một số vật nuôi chính năm 2007

50

4.7.1. Chăn nuôi bò thịt


50

4.7.2. Chăn nuôi heo

51

4.7.3. Nuôi gà thả vườn

53

4.7.4. Tổng hợp kết quả - hiệu quả các loại vật nuôi chính ở huyện

54

4.8. Thị trường tiêu thụ nông sản

55

4.9. Nhu cầu sản xuất của người dân trong từng tiểu vùng

57

4.9.1. Tiểu vùng 1

57

4.9.2. Tiểu vùng 2

58


4.10. Định hướng và giải pháp phát triển nông sản xuất nông nghiệp của
huyện Long Thành đến năm 2020

59

4. 10.1. Đối với toàn huyện

59

4. 10.2. Đối với từng tiểu vùng cụ thể

61
67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận

67

5.2. Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CN

Công nghiệp

CP

Chi phí

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSL


Giá trị sản lượng

HSĐV

Hiệu suất đồng vốn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

LN

Lợi nhuận

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NS

Năng suất

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


PTTH

Phổ thông trung học

SL

Sản lượng

TN

Thu nhập

THCS

Trung học cỏ sở

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TSTN

Tỷ suất thu nhập

THKN

Tập huấn khuyến nông

XC


Xuất chuồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Chỉ Tiêu Tổng Hợp Dân Số Qua Các Năm

6

Bảng 2.2. Biến Động Tình Hình Lao Động

7

Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006

8

Bảng 4.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006

19

Bảng 4.2. Cơ Cấu Diện Tích Gieo Trồng Các Loại Cây Nông Nghiệp từ Năm

21

Bảng 4.3. Biến Động Diện Tích – Năng Suất Các Loại Cây Trồng Chính từ
Năm 2004 – 2006


22

Bảng 4.4. Biến Động Sản Lượng – Giá Trị Sản Lượng Các Cây Trồng Chính từ
Năm 2004 - 2006

25

Bảng 4.5. Biến Động Đàn Gia Súc Trên Địa Bàn Huyện từ Năm 2004 – 2006

27

Bảng 4.6. Biến Động Giá Trị Sản Lượng Ngành Chăn Nuôi của Huyện Long
Thành từ Năm 2004 – 2006

29

Bảng 4.7. Tình Hình Lâm Nghiệp của Huyện Long Thành từ Năm 2004 – 2006

31

Bảng 4.8. Giá Trị Sản Lượng Ngành Lâm Nghiệp của Huyện Long Thành từ Năm
2004 – 2006

32

Bảng 4.9. Tình Hình NTTS của Huyện Long Thành Thời Kỳ 2004 -2006

33

Bảng 4.10. Biến Động Giá Trị Sản Lượng Ngành Thủy Sản từ Năm 2004 -2006


34

Bảng 4.11. Giá Trị Sản Lượng Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp của Huyện
Long Thành từ 2004 - 2006

35

Bảng 4.12. Kết Quả Sản Xuất Nông – Lâm – Ngư Nghiệp của Huyện từ Năm
2004 – 2006.

36

Bảng 4.13. Tình Hình Lao Động của 90 Hộ Điều Tra

37

Bảng 4.14. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

38

Bảng 4.15. Quy Mô Diện Tích Đất Nông Nghiệp của Các Hộ

38

Bảng 4.16. Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Người 1 Tháng

39

Bảng 4.17. Mức Chi Tiêu Sinh Hoạt Bình Quân 1 Người 1 Tháng


39

Bảng 4.18. Kết Quả – Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Lúa 2 Vụ ở Huyện Long Thành
Năm 2007 (tiểu vùng 1)

41

ix


Bảng 4.19. Kết Quả – Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Bắp Lai 1 Vụ ở Huyện Long
Thành Năm 2007 (tiểu vùng 1)

43

Bảng 4.20. Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác Trên 1 Ha Mô Hình Lúa – Lúa – Bắp
ở Huyện Long Thành (tiểu vùng 1)

44

Bảng 4.21. Kết Quả – Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Khoai Mì ở Huyện Long Thành
(tiểu vùng 2)

45

Bảng 4.22. Kết Quả – Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Điều ở Huyện Long Thành
Năm 2007 (tiểu vùng 2)

46


Bảng 4.23. Kết Quả – Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Sầu Riêng ở Huyện Long Thành
Năm 2007 (tiểu vùng 2)

47

Bảng 4.24. Tổng Hợp Kết Quả - Hiệu Quả Một Số Cây Trồng Chính Hàng Năm của
Huyện Long Thành Tính Trên 1 Ha

48

Bảng 4.25. Tổng Hợp Kết Quả - Hiệu Quả Một Số Cây Trồng Chính Lâu Năm
của Huyện Long Thành Tính Trên 1 Ha

49

Bảng 4.26. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Bò Thịt

50

Bảng 4.27. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Heo Thịt

51

Bảng 4.28. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Heo Nái

52

Bảng 4. 29. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Gà Thả Vườn


53

Bảng 4.30. Tổng Hợp Kết Quả - Hiệu Quả Các Loại Vật Nuôi Chính của Huyện
Năm 2006

54

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1.Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006

19

Hình 4.2. Biến Động Đàn Gia Súc Trên Địa Bàn Huyện từ Năm 2004 – 2006

28

Hình 4.3. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Lương Thực

56

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi

57

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển có trên 70% dân số nông thôn và khoảng 65%
lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chính vì vậy nông nghiệp có vai trò hết
sức quan trọng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Nông
nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho
công nghiệp,… mà còn là ngành chủ yếu tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho đa số
dân cư nước ta.
Hiện nay, với tốc độ gia tăng dân số còn cao đòi hỏi nông nghiệp phải có sự
tăng trưởng nhanh, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ngày càng dịch chuyển theo
hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá thì
mới đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho quốc gia. Tuy nhiên, thực tế thấy
rằng nông nghiệp Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây
nhưng vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu sản xuất độc canh, tự cung tự cấp, năng suất
khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp. Vì vậy, phát triển nông nghiệp
nông thôn là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo và người dân đặc biệt quan tâm.
Trong Đại hội IX – Đảng đã khẳng định: Cần đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu
thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công
nghệ vào nông nghiệp, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sản

phẩm nông nghiệp về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực cho
toàn xã hội.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, tỉnh Đồng Nai đã và đang quy hoạch
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sao cho phù hợp với đặc điểm của từng huyện.
Trong đó, Long Thành là một huyện có tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế với


tốc độ tăng trưởng cao trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 và ngày càng có vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai cũng như
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là vành đai cung cấp lương thực, thực
phẩm cho các thành phố trong khu vực. Để tiếp tục phát triển kinh tế nói chung và
nông nghiệp nói riêng, yêu cầu đặt ra phải có những chiến lược thích hợp với điều kiện
cụ thể của huyện. Điều này có nghĩa là phải tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp,
xác định được thế mạnh cũng như những hạn chế trong sản xuất tại địa phương từ đó
đưa ra hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
Trước tình hình thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Đánh giá
thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, giai đoạn
2004 - 2006” với hy vọng khóa luận sẽ giúp địa phương xác định chiến lược phát triển
một cách phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng trong tương lai để từng bước
nâng cao đời sống cho nhân dân và góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Thông qua đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của
huyện nhằm xác định được những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và có khả năng phát
triển.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2004- 2006.
Phân tích cơ cấu phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng vật nuôi chính của huyện.
Phân tích, so sánh nhằm lựa chọn một số cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và có
tiềm năng phát triển.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện
thực tế tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi nội dung: nghiên cứu, phân tích hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt,
chăn nuôi, tìm ra những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, định hướng cho
phát triển nông nghiệp của huyện.
Phạm vi không gian: khóa luận được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
2


Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu khóa luận từ ngày 26/3/2007 đến ngày
23/6/2007, thu thập số liệu của 3 năm (từ 2004 – 2006).
Đối tượng nghiên cứu: các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Lập luận khái quát về lý do chọn khóa luận, mục đích và phạm vi nghiên cứu
của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội).
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm cơ bản, các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp để xác định thế mạnh của huyện là
cây,con gì từ đó định ra hướng phát triển và nâng cao năng suất.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Định ra hướng đi từ thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện tại cũng như có

những kiến nghị thực tế cho tương lai.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Khóa luận nghiên cứu về thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 – 2006, là cơ sở đề ra định hướng phát triển
nông nghiệp của huyện trong tương lai. Để hoàn thành nghiên cứu này trước hết phải
tìm hiểu hiện trạng sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng
vật nuôi chính của huyện thông qua điều tra nông hộ. Một số tài liệu sử dụng trong quá
trình nghiên cứu khóa luận.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Long Thành 5 năm 2001 – 2005: tổng
hợp các chỉ tiêu kinh tế về công – nông nghiệp, các chỉ tiêu về xã hội trong giai đoạn
2001 – 2005 như: giáo dục, y tế, thể thao,…
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2006: tương tự, tài liệu này tổng
hợp chỉ tiêu của tất cả các ngành kinh tế - xã hội năm 2006 và ước đạt năm 2007 của
huyện Long Thành
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng phát triển đến
năm 2020: mô tả tổng quan đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
giai đoạn 2001 – 2005, quy hoạch phát triển các ngành công – nông nghiệp và dịch vụ
đến năm 2010. Từ đó đề ra một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
đến năm 2020.
Từ 3 nguồn số liệu này sẽ tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu của ngành nông – lâm
– ngư nghiệp từ năm 2004 – 2006. Qua đó cho phép đánh giá tổng quát về thực trạng
sản xuất nông nghiệp của huyện trong vòng 3 năm qua. Nhận định những lợi thế và
tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện để có định hướng phát triển phù hợp trong

tương lại.


2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây – Nam của tỉnh Đồng Nai, được thành lập
trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994
của Chính phủ, ranh giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom
Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch
Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
Phía Đông giáp với huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 53.996 ha, dân số năm 2006 là 213.560
người, chiếm 9,15% diện tích tự nhiên và 9,5% dân số toàn tỉnh Đồng Nai.
Huyện có 1 thị trấn là thị trấn Long Thành và 18 xã gồm: Lộc An, Long An,
Long Phước, Tân Hiệp, Phước Thái, Phước Bình, An Phước, Tam An, Tam Phước,
Phước Tân, An Hòa, Long Hưng, Long Đức, Bình Sơn, Bình An, Suối Trầu, Cẩm
Đường và Bàu Cạn.
Nằm ở trung tâm Vùng động lực Kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố Hồ
Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu huyện đang thu hút sự chú ý của nhiều chủ đầu tư
trong và ngoài nước cũng như có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng.
b) Khí hậu
Huyện Long Thành thuộc miền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều: trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong
năm khoảng từ 250C– 290C
Lượng mưa khá: trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắc
theo mùa, trong đó: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng
mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả

năm.
c). Nguồn nước
Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của huyện được cung cấp từ các
sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Thị Vải. Theo số liệu quan trắc nhiều
5


năm, trên sông Đồng Nai có lưu lượng trung bình 312m3/s, lưu lượng tháng cao nhất
1.083m3/s (tháng 9). Chất lượng nước trong khu vực huyện khá tốt, có thể sử dụng
nguồn nước mặt dồi dào này cho phát triển KTXH của huyện.
d). Địa hình
Huyện Long Thành nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ
lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc. Toàn huyện được chia thành
2 dạng địa hình với những đặc trưng chủ yếu như sau:
Dạng địa hình đồng bằng ven sông: phân bố về phía Đông Quốc lộ 51, thuộc
địa bàn của 8 xã với diện tích tự nhiên khoảng 22.530,89 ha, chiếm 41,72% diện tích
toàn huyện. Vùng này được bồi đắp bởi phù sa của sông Đồng Nai và sông Thị Vải,
địa hình bằng có độ cao bình quân biến đổi từ 0,1 – 1,5m.
Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng: phân bố tập trung ở phía Tây Quốc lộ 51,
diện tích tự nhiên 31.465,11 ha, chiếm 58,27% diện tích toàn huyện, cao độ trung bình
biến đổi từ 5 – 117m, độ dốc dao động từ 3 -150, nên tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt,
rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a). Nguồn nhân lực
Tình hình dân số qua các năm
Bảng 2.1. Chỉ Tiêu Tổng Hợp Dân Số Qua Các Năm
Tốc độ tăng trưởng

Chỉ tiêu


ĐVT

2004

2005

2006

Dân số trung bình

Người

206.401

209.538

213.560

101,72

Thành thị

Người

25.036

25.416

25.904


101,72

Nông thôn

Người

181.365

184.122

187.656

101,72

Tỷ lệ phát triển dân số

%

1,62

1,52

1,92

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,36


1,20

1,82

BQ hàng năm (%)

Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện Long Thành
Năm 2006, dân số trung bình toàn huyện là 213.560 người, trong đó thành thị là
25.904 người (12,13%), nông thôn là 187.656 người (87,87%). Mật độ dân số trung
bình 392 người/km2, đứng vào hàng thứ 5 so với các huyện khác trong tỉnh. Có sự
phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, trong đó hầu hết các xã dọc theo theo
Quốc lộ 51 có mật độ dân số cao, đang có xu hướng hình thành các khu dân cư tập
6


trung có quy mô lớn, ngược lại ở các Bình Sơn, Lộc An, Cẩm Đường,… có mật độ dân
số thấp.
Tốc độ phát triển dân số trong 3 năm qua có xu hướng chậm lại, trong đó: tốc
độ tăng dân số tự nhiên giảm đều từ 1,36% năm 2004 xuống còn 1,12% năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 101,72%.
Tình hình lao động
Bảng 2.2. Biến Động Tình Hình Lao Động
Chỉ tiêu

ĐVT

2004

2005


2006

Số người trong độ tuổi lao động (1)

Người

123.244

124.883

127.280

Số lao động đang làm việc (2)

Người

102.554

112.359

114.552

Lao động nông – lâm nghiệp (3)

Người

63.832

61.817


57.276

Lao động công nghiệp (4)

Người

16.964

22.479

26.347

Lao động dịch vụ (5)

Người

24.758

28.099

30.929

Tỷ lệ (2)/(1)

%

83,21

89,97


90,00

Tỷ lệ (3)/(2)

%

62,24

55,02

50,00

Tỷ lệ (4)/(2)

%

16,54

20,01

23,00

Tỷ lệ (5)/(2)

%

24,14

25,01


27,00

Tỷ lệ (%)

Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện Long Thành
Từ Bảng 2.2 cho thấy, năm 2006 tổng số người trong độ tuổi lao động của
huyện là 127.280 người (chiếm trên 60% dân số toàn huyện). Số lao động đang làm
việc là 114.552 người, trong đó lao động nông – lâm nghiệp là 57.276 người, chiếm
50% lao động xã hội, lao động công nghiệp là 26.347 người, chiếm 23% lao động xã
hội, lao động dịch vụ là 30.929 người, chiếm 27% lao động xã hội.
Cơ cấu lao động của huyện đang có sự dịch chuyển đúng hướng, trong đó tỷ
trọng lao động trong khu vực nông – lâm nghiệp giảm từ 62,24% (năm 2004) xuống
còn 50% (năm 2006), tương ứng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ
16,54% lên 23% và lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 24,14% lên 27%.

7


b). Tình hình đất đai và cơ cấu sử dụng
Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

53.996


100,00

1. Đất nông nghiệp

42.343

78,42

Đất sản xuất nông nghiệp

38.327

90,52

Đất lâm nghiệp

3.384

7,99

Đất nuôi trồng thủy sản

444

1,05

Đất nông nghiệp khác

188


0,44

2. Đất phi nông nghiệp

11.432

21,17

Đất ở

1.516

13,26

Đất chuyên dùng

7.152

62,56

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

227

1,99

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

128


1,12

2.409

21,07

3. Đất chưa sử dụng

221

0,41

Đất bằng chưa sử dụng

209

94,55

Đất đồi núi chưa sử dụng

12

5,45

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Nguồn tin: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành
Phần lớn đất đai của huyện được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (chiếm
78,42% diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp chiếm 21,17%; còn lại là đất chưa sử
dụng chiếm 0,41%. Cụ thể:

Đất nông nghiệp
Diện tích 42.343 ha, bao gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 38.327 ha, chiếm 90,52% diện tích đất
nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 12.039 ha, đất trồng cây lâu năm là
26.288 ha.
Đất lâm nghiệp: diện tích 3.384 ha, chiếm 7,99% diện tích đất nông nghiệp, chủ
yếu là rừng trồng sản xuất.
Đất NTTS là 444 ha, chiếm 1,05%, gồm cả nước ngọt và nước lợ.

8


Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có diện tích 11.432 ha, chiếm 21,17% diện tích tự nhiên,
trong đó:
Đất ở: diện tích 1.516 ha, chiếm 13,29% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất
chuyên dùng là 7.152 ha (62,48%), chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đất phi nông
nghiệp. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 227 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 128 ha. Đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng 2.409 ha, chiếm 21,07% đất phi nông nghiệp.
Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng còn 221 ha, chiếm 0,41% diện tích đất tự nhiên,chủ yếu thuộc
UBND xã quản lý.
c) Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng
Mạng lưới giao thông
Long Thành là một trong những huyện của tỉnh Đồng Nai có điều kiện thuận lợi
về phát triển mạng lưới giao thông cả bộ lẫn thủy, trong đó:
Giao thông bộ: tổng chiều dài 633,3km, trong đó: quốc lộ có 2 tuyến với chiều
dài 37,2km (chiếm 5,9%), đường tỉnh có 2 tuyến với chiều dài 21,6km (chiếm 3,4%),
đường huyện có 28 tuyến với chiều dài 165,1km (chiếm 26,1%) và đường nông thôn
409,3km (chiếm 64,6%). Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đã được tráng nhựa 100%, các

tuyến huyện lộ tráng nhựa chiếm 36,5%, các tuyến đường nông thôn đã tráng nhựa
được 6,9%.
Giao thông thủy: trong phạm vi huyện Long Thành có tuyến đường thủy chính
là sông Đồng Nai và sông Lá Buông, nhưng mức độ khai thác phục vụ vận chuyển
hiện nay chưa cao do còn thiếu cảng cũng như các phương tiện bốc dỡ trên cảng.
Hướng lâu dài, dự kiến đầu tư xây dựng mới cảng ở xã Tam An và nâng cấp cảng Gò
Dầu để nâng cao khả năng vận chuyển của đường thủy.
Thủy lợi
Trên địa bàn huyện có 16 công trình thủy lợi, gồm: 1 trạm bơm điện, 7 đập
dâng, 2 đập ngăn mặn và 6 kênh tiêu với năng lực phục vụ: tưới 1.458 ha, tiêu 60 ha và
ngăn mặn 216 ha. Vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển thủy lợi của huyện hiện nay
là thiếu các công trình tạo nguồn và hệ thống kênh tưới, tiêu nước đặc biệt là các xã
dọc sông Đồng Nai.
9


Cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho huyện Long Thành bao gồm từ lưới điện quốc gia và
từ các máy phát điện dự phòng của một số doanh nghiệp như: trạm Gò Dầu, Long
Bình, VEDAN. Về cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, hướng tới
tập trung đầu tư phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện sản xuất, đặc biệt là các khu công
nghiệp, các trung tâm dịch vụ và các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
d) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2006, ngành CN - TTCN đã thu hút 8.650 lao động, giá trị sản xuất toàn
ngành đạt 2.936 tỉ đồng. Các sản phẩm CN – TTCN trên địa bàn huyện khá đa dạng
với hàng chục loại sản phẩm, trong đó có 9 mặt hàng chủ lực là: phân lân, giấy, gạch
xây dựng, ngói xây dựng, nước đá, cửa sắt, gạch men, bột ngọt, chất tẩy rửa.
e) Thương mại – dịch vụ
Ngành thương mại – dịch vụ của huyện phát triển khá tốt đáp ứng được nhu cầu
giao lưu hàng hóa phục vụ phần lớn cho đời sống của nhân dân và một phần cho sản

xuất. Tính đến năm 2006, toàn huyện có 15 chợ, trong đó có 2 chợ loại 1 và 2 thuộc
huyện quản lý, 12 chợ loại 3 do xã quản lý; số đơn vị kinh doanh thương mại – dịch vụ
là 5.575 hộ, lao động kinh doanh trong ngành này là 9.470 người, tổng mức bán lẻ
hàng hóa dịch vụ đạt 2.859,751 tỷ đồng.
Về vận tải: do điều kiện giao thông thuận lợi, huyện có khả năng phát triển giao
thông đường bộ, đường sông,… phục vụ vận chuyển đạt 4.737 ngàn tấn/năm.
Dịch vụ bưu chính – viễn thông: trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ
bưu chính – viễn thông của huyện phát triển khá mạnh đạt 21,16 tỷ đồng (năm 2006).
Số điện thoại bình quân 100 người dân có 7,75 cái. Ngoài ra, các hình thức liên lạc
viễn thông khác cũng đang được chú trọng phát triển như: điện thoại di động, máy
Fax,…
f) Tình hình văn hóa – xã hội
Giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục – đào tạo của huyện những năm qua đã được chú trọng phát
triển cả về mặt số lượng cũng như chất lượng và đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
năm học 2005 – 2006 toàn huyện có 50.308 học sinh, trong đó học sinh mẫu giáo là
6.797 em, tiểu học 18.266 em, THCS 17.480 em, THPT 7.765 em. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào
10


lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt 99,9%, tỷ lệ học sinh THCS tốt
nghiệp đạt 94,4%; tỷ lệ chuẩn hóa độ ngũ giáo viên đối với bậc mầm non đạt 97%, bậc
tiểu học đạt 98,2% và bậc THCS đạt 98,1%.Củng cố và duy trì công tác chống mù
chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
Y tế
Đến năm 2006, toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực và 19 trạm y
tế xã, thị trấn đã được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Nhằm góp phần nâng cao trí lực và thể lực cho toàn dân, trong những năm qua
ngành y tế huyện đã tập trung mọi nỗ lực thực hiện tốt các chương trình như:
Về thực hiện chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại văccin

cho trẻ 1 – 6 tuổi đạt 100%, tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai và phụ nữ từ 15
– 35 tuổi vượt so với kế hoạch đề ra, triển khai tốt các biện pháp phòng chống sốt rét
bảo đảm không có dịch xảy ra.
Về công tác khám và điều trị bệnh: trong năm 2006, khám và điều trị cho trên
410 ngàn lượt người, khám và cấp thuốc miễn phí cho các xã vùng sâu vùng xa, khám
và cấp thuốc từ thiện cho người cao tuổi và cho các cháu ở Cô nhi viện Hoa Mai.
Như vậy, qua tìm hiểu tình hình chung của huyện Long Thành có thể rút ra
những thuận lợi và khó khăn của huyện như sau:
Thuận lợi
Long Thành là huyện nằm trong khu vực nhân của Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam, là cửa ngõ của 3 thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên
Hòa và thành phố Nhơn Trạch trong tương lai), là cầu nối của trục động lực phát triển
kinh tế hành lang thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có lợi thế về
giao thong, sẽ tạo những thuận lợi cơ bản để huyện phát triển một nền kinh tế toàn
diện theo hướng CNH – HĐH.
Sức hút về việc làm vào các ngành công nghiệp và dịch vụ lớn, tạo điều kiện để
huyện sắp xếp lại lực lượng lao động tại chỗ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân
dân, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, thu hút một lực lượng lớn lao
động và dân cư từ bên ngoài vào, nhất là lao động có kỹ thuật và công nhân lành nghề,
tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, bổ sung và tăng cường nguồn
nhân lực tại chỗ.
11


Tài nguyên tự nhiên, nhất là sét, gạch ngói, cát xây dựng của huyện có trữ
lượng lớn, nguồn nước ngọt dồi dào, địa chất rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng,
đặc biệt là xây dựng các khu công nghiệp và các chùm đô thị.
Có thị trường tiêu thụ nông sản thuận lợi và có lợi thế về phát triển du lịch.
Nhân dân trong huyện có truyền thống cần cù, chịu khó, khá nhạy bén với các
tiến bộ kỹ thuật và kinh tế thị trường.

Khó khăn
Đại bộ phận đất đai của huyện kém màu mỡ sẽ cần rất nhiều vốn, trong khi
nguồn lực của huyện và nông dân hiện nay còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ
của nhà nước, nhất là về khoa học và công nghệ.
Nguồn nhân lực huyện khá dồi dào, nhưng đa phần là lao động phổ thông.
Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tuy đã có nhiều giải pháp tích cực
nhưng đòi hỏi phải có thời gian dài mới có thể bù đắp được sự thiếu hụt lực lượng lao
động có kỹ thuật.
Áp lực gia tăng dân số, tài nguyên khai thác và huy động ở mức độ cao, sẽ dẫn
đến những xáo trộn lớn về quản lý xã hội.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nói chung
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Nông
nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vị trí rất quan trọng và lâu dài trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nông sản phẩm thiết yếu cho sự sống của con
người đã được tạo ra từ nông nghiệp, nông thôn và có thể nói các ngành khác khó có
thể thay thế hoặc thay thế được với giá rất cao không thể thỏa mãn cho xã hội (tổng
hợp protein nhân tạo trong phòng thí nghiệm). Sản phẩm nông nghiệp như lương thực,
thực phẩm là sự sống còn của một quốc gia, chỉ có giải quyết an toàn lương thực mới
có thể nói đến sự phát triển.
Sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, góp phần phát triển công

nghiệp trong nước. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông nghiệp được tăng
lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Hoạt động chế biến, bảo
quản các sản phẩm nông nghiệp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và mở rộng thị
trường là yếu tố quyết định sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay.
Cung cấp lao động cho phát triển các ngành phi nông nghiệp trong quá
trình CNH. Hiện nay, nông thôn có lực lượng lao động chiếm trên 65%, đó là nguồn
cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển, đặc biệt là cho các
ngành quan trọng như công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình CNH - ĐTH, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ
đó năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông


×