Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT NGÀNH TRỒNG MAI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.2 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT NGÀNH TRỒNG MAI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ ĐINH XUÂN HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “KHẢO SÁT NGÀNH
TRỒNG MAI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Lý Đinh
Xuân Hồng, sinh viên khoá 29, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________

TS. Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn sâu sắc ông bà, cha mẹ, người đã sinh ra, nuôi nấng
và luôn ủng hộ động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong trường, đặc biệt các thầy cô
trong khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt bốn năm học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được gởi lời cảm ơn đến thầy TS. Trần Đắc Dân đã nhiệt tình
hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn các cô chú phòng Kinh tế quận Thủ Đức, đặc biệt là chú
Đào Văn Quý và anh Phạm Hoài Anh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực tập, thu thập
số liệu và thăm quan thực tế các hộ trồng mai tại địa bàn quận Thủ Đức.
Xin chân thành cảm ơn các bạn, những người đã luôn bên tôi chia sẻ những
buồn vui và khó khăn trong những tháng năm trên giảng đường.

TP. Hồ Chí Minh ngày 10/07/2007
Sinh viên
Lý Đinh Xuân Hồng


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÝ ĐINH XUÂN HỒNG. Tháng 07 năm 2007. “Khảo Sát Ngành Trồng Mai
Tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LY ĐINH XUAN HONG. July 2007. “A Survey of Planting Apricot Blossom
In Thu Duc District, Ho Chi Minh City”
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các
phòng ban và điều tra số liệu sơ cấp của 30 hộ trồng mai gốc và 30 hộ trồng mai ghép
trên địa bàn quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khóa luận nhằm mục đích khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành
trồng mai và tập trung xác định hiệu quả kinh tế của hai loại mai Gốc và mai Ghép.
Kết quả cho thấy cả hai dự án trồng mai gốc và mai ghép đều có hiệu quả tài chính
tương đối cao. Trong 5 năm đầu tư trên 500 m2 thì cây mai ghép sẽ cho mức lợi nhuận
(hay của cải ròng) lớn hơn mai gốc là 37,693 triệu đồng. Cụ thể, NPV (mai ghép) =
68,093 triệu đồng > NPV (mai gốc) = 30,4 triệu đồng. Khả năng thu hồi vốn của cây
mai gốc cao hơn cây mai ghép. Cây mai ghép phù hợp với những hộ có nhiều vốn, đất
canh tác ít và đòi hỏi cao về kỹ thuật. Cây mai gốc phù hợp với những hộ có ít vốn,
diện tích canh tác lớn và kỹ thuật cao. Chính vì lợi nhuận của cây mai ghép cao nên
những hộ kinh doanh mai gốc có xu hướng chuyển dần sang kinh doanh mai ghép.
Thông qua việc phân tích thuận lợi khó khăn trong sản xuất nông hộ, khóa luận
nhận định khả năng cũng như tiềm năng phát triển ngành trồng mai. Từ đó đưa ra giải
pháp phát triển ngành trồng mai trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4


2.1.3. Thổ nhưỡng

5

2.1.4. Khí hậu

5

2.1.5. Nguồn nước

5

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.2.1. Kinh tế

6

2.2.2. Dân cư – Lao động

7

2.2.3. Giáo dục

7

2.2.4. Y tế


8

2.2.5. Giao thông

8

2.2.6. Mạng lưới điện

8

2.3. Dịch vụ cho nông nghiệp

8

2.3.1. Vật tư

8

2.3.2. Kỹ thuật

8

2.4. Hiện trạng sử dụng đất

9
v


2.4.1. Cơ cấu sử dụng đất


9

2.4.2. Tình hình biến động sử dụng đất

10

2.4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại quận Thủ Đức.

11

2.5. Chính sách phát triển ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng quận
Thủ Đức

12

2.6. Đánh giá chung về tổng quan

12

2.6.1. Thuận lợi

12

2.6.2. Khó khăn

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận


14
14

3.1.1. Cây mai

14

3.1.2. Khái niệm về nông hộ

17

3.1.3. Hiệu quả kinh tế

17

3.1.4. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế:

17

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng ngành sản xuất cây mai ở quận Thủ Đức

20
20

4.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh cây mai của Quận Thủ Đức


20

4.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh cây mai

21

4.2. Kết quả điều tra

22

4.2.1. Tuổi của chủ hộ

22

4.2.2. Tình hình nhân khẩu và lực lượng lao động của hộ

23

4.2.3. Trình độ học vấn của chủ hộ

24

4.2.4. Thâm niên canh tác của chủ hộ

25

4.2.5. Tình hình tiêu thụ

25


4.2.6. Hoạt động vay vốn hoạt động khuyến nông

26

4.3. Đánh giá kết quả - hiệu quả ngành sản xuất kinh doanh cây mai gốc

26

4.3.1. Qui trình canh tác, chăm sóc cây mai gốc

26

4.3.2. Chi phí trồng mai gốc

28

4.3.3. Doanh thu của cây mai gốc

29

4.3.4. Kết quả - hiệu quả sản xuất mai gốc qua 5 năm trên 500m2

31

vi


4.3.5. Phân tích tài chính cho việc đầu tư cây mai gốc


32

4.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả ngành sản xuất kinh doanh cây mai ghép
Quận Thủ Đức

33

4.4.1 Quy trình chăm sóc mai ghép

33

4.4.2. Quy trình canh tác cây mai ghép

35

4.4.3. Chi phí cho cây mai trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

41

4.4.4. Tổng doanh thu của cây mai

43

4.5. So sánh kết quả đầu tư cây mai ghép và cây mai gốc

49

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh cây mai

50


4.6.1. Yếu tố quản lý

50

4.6.2 Yếu tố lao động

50

4.6.3. Yếu tố vốn

50

4.6.4. Yếu tố thị trường

50

4.7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng mai

51

4.8. Nhận định về khả năng phát triển ngành trồng mai

52

4.8.1. Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ

52

4.8.2. Khả năng nâng cao giá trị cây mai


53

4.8.3. Khả năng nâng cao trình độ thâm canh

54

4.8.4. Khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và mở rộng diên tích
đất canh tác

54

4.9. Một số giải pháp để phát triển làng nghề trồng mai

54

4.9.1. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật

54

4.9.2. Tổ chức hỗ trợ dịch vụ

56

4.9.3. Giải pháp phát triển thị trường

56

4.9.4. Giải pháp đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng


57

4.10. Định hướng phát triển ngành trồng mai
CHƯƠNG . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

57
58

5.1. Kết luận

58

5.2. Đề nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Tổng


<

Dưới

>

Trên

DT

Doanh Thu

DTCL

Doanh thu mai còn lại

DTCS

Doanh thu mai chăm sóc

ĐG

Đơn giá

ĐVT

Đơn vị tính

GBGG


Giá bán gốc ghép

GBGT

Giá bán gián tiếp

GBMG

Giá bán mai gốc

GBTT

Giá bán trực tiếp

HHĐĐ

Hữu cơ đậm đặc

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng


SLGG

Sản lượng bán gốc ghép

SLGT

Sản lượng bán gián tiếp

SLMG

Sản lượng bán mai gốc

SLTT

Sản lượng bán trực tiếp

TC

Tổng Cộng

TT

Thành tiền

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Cư - Lao Động Quận Thủ Đức Năm 2006

Trang
7

Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Quận Thủ Đức Năm 2006

7

Bảng 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức Năm 2006

9

Bảng 2.4. Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Đất Quận Thủ Đức

10

Bảng 4.1. Phân Bố Diện Tích Sản Xuất Kinh Doanh Cây Mai Năm 2006

21

Bảng 4.2. Tình Hình Phát Triển Diện Tích Trồng Mai ở Các Phường Quận Thủ Đức 22
Bảng 4.3. Tuổi của Chủ Hộ

23

Bảng 4.4. Quy Mô Nhân Khẩu của Hộ


23

Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

24

Bảng 4.6. Thâm Niên Canh Tác của Chủ Hộ

25

Bảng 4.7. Tỷ Lệ các Loại Mai Gốc của Một Đợt Đầu Tư qua 5 Năm

26

Bảng 4.8. Trồng Mai Gốc qua 5 Năm

27

Bảng 4.9. Chi Phí Chăm Sóc Cây Mai Gốc trên 500 m2 trong Một Năm

28

Bảng 4.10. Doanh Thu của các Cây Mai Gốc Còn Lại Cuối Năm Thứ 5

29

Bảng 4.11. Doanh Thu của Cây Mai Gốc qua các Năm trên 500 m2

30


Bảng 4.12. Kết Quả - Hiệu Quả của Cây Mai Gốc

31

Bảng 4.13. Ngân Lưu Tài Chính cho Việc Đầu Tư 500 m2 Cây Mai Gốc

32

Bảng 4.14 Mật Độ Canh Tác Từng Loại Mai Ghép

37

Bảng 4.15. Tỷ Lệ các Loại Mai Bán, Chết và Trồng của 1 Đợt Đầu Tư qua 5 Năm
2

38

Bảng 4.16. Sản Lượng Trồng Mai Ghép qua 5 Năm trên 400 m

40

Bảng 4.17. Tổng Chi Phí Chăm Sóc Mai Ghép Một Năm trên 500 m2

41

Bảng 4.18. Chi Phí Chậu Qua các Năm Trồng Mai trên 500m2

42

Bảng 4.19. Tổng Chi Phí Sản Xuất Cây Mai Ghép qua Các Năm trên Diện Tích

500m2

43

Bảng 4.20. Doanh Thu Từ Việc Chăm Sóc 1 Năm Cây Mai Ghép của 500m2/Năm 44
Bảng 4.21. Doanh Thu Sản Phẩm Mai Ghép Còn Lại vào Cuối Năm Thứ 5
2

45

Bảng 4.22. Doanh Thu Trồng Mai Ghép Trong 5 Năm trên 500m

46

Bảng 4.23. Kết Quả - Hiệu Quả của Cây Mai Ghép

47

ix


Bảng 4.24. Ngân Lưu Tài Chính Cho Việc Đầu Tư 500 m2 Cây Mai Ghép

48

Bảng 4.25. So Sánh Kết Quả Đầu Tư của Cây Mai Gốc và Cây Mai Ghép qua 5 Năm
trên 500m2

50


Bảng 4.26. Ý Kiến của Nông Hộ Về Định Hướng Phát Triển

57

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Tỷ Trọng Giá Trị Sản Xuất Quận Thủ Đức Năm 2006
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức Năm 2006

7
10

Hình 2.3. Biểu Đồ Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Đất Quận Thủ Đức qua Hai Năm
2005-2006

11

Hình 3.1. Cây Mai Gốc

15

Hình 3.2. Hoa Mai Giảo 12 Cánh Ở Thủ Đức

15

Hình 3.3. Cây Mai Ghép


16

Hình 3.4. Cây Mai Bonsai

16

Hình 4.1. Hình Thức Canh Tác Cây Mai Ghép

38

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu cây mai được xem là cây kiểng quý, không những quý ở hoa mà còn ở
dáng thế đẹp và nhất là cây mai đã qua nhiều năm tuổi. Cây mai tượng trưng cho hạnh
phúc, sự thịnh vượng và tràn đầy may mắn của ngày xuân. Chính vì vậy việc chưng
mai trong ba ngày tết đã trở thành thói quen, phong tục đối với người dân Việt Nam.
Hiện nay, đời sống vật chất của nhân dân ta ngày được nâng cao, nhu cầu về
tinh thần giải trí rất được quan tâm. Cây mai góp phần làm giảm bớt những căng thẳng

của cuộc sống thường nhật, mang lại sự thỏa mái trong tâm hồn của mỗi con người sau
những giờ làm việc mệt nhọc. Bên cạnh đó cây mai còn mang lại vẻ đẹp cảnh quan,
màu xanh cho đô thị, làm giảm sự ô nhiễm môi trường.
Thủ Đức có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây mai.
Trồng mai đã trở thành truyền thống của quận với thương hiệu “Mai Giảo Thủ Đức”
nổi tiếng.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thị trường ngày càng cao
và hiệu quả kinh tế mang lại của cây mai là rất lớn đã làm cho ngành trồng mai ở Thủ
Đức không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Thế nhưng do sự phát triển
nhanh chóng của quá trình công nghiêp hóa, đô thị hóa với nhiều xí nghiệp, nhiều nhà
cửa, con đường giao thông,... làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Để đảm bảo diện tích trồng mai ở khu vực Thủ Đức ngày một tăng và thực hiện mục
tiêu của thành phố là phát triển “nông nghiệp trong đô thị” nên lãnh đạo địa phương đã
đưa ra những chính sách hỗ trợ, nhằm khôi phục lại truyền thống của quận.


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự hướng dẫn của thầy TS. Trần Đắc Dân
và được sự đồng ý của UBND Quận Thủ Đức tôi quyết định chọn đề tài: “Khảo Sát
Ngành Trồng Mai Tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” làm khóa luận
tốt nghiệp cho mình.
Do thời gian và khả năng còn hạn chế nên khoá luận của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quí thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Ý nghĩa
Trồng mai là nghề truyền thống đã có từ lâu trên địa bàn quận Thủ Đức đang
rất được sự quan tâm của UBND quận. Việc trồng mai ở quận Thủ Đức chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm của mỗi nhà vườn. Hiện nay quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa
diễn ra nhanh diễn ra nhanh trên địa bàn, tình hình úng ngập do mưa lớn, triều cường
vào những tháng cuối năm và hiện tượng ô nhiễm nguồn nước do chất thải công
nghiệp và sinh hoạt ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất mai. Chính vì vậy việc khảo sát
mai sẽ phần nào phản ánh được thực trạng sản xuất góp phần vào việc xây dựng đề án

“Xây dựng làng hoa Thủ Đức” nhằm phát triển ngành hoa mai của quận Thủ Đức.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh của
ngành trồng mai và khả năng phát triển của ngành trồng mai, trên địa bàn quận Thủ
Đức.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
- Khảo sát và đánh giá thực trạng của ngành trồng mai tại quận Thủ Đức.
- Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả của 2 loại mai gốc và mai ghép tại
quận Thủ Đức.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh doanh của ngành
trồng mai.
- So sánh hiệu quả kinh tế của cây mai gốc và cây mai ghép trong khu vực.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, từ đó đánh giá khả năng và tiềm năng
phát triển của ngành trồng mai.

2


- Đề xuất những giải pháp hỗ trợ thúc đẩy để phát triển ngành trồng mai trong
tương lai tại quận Thủ Đức.
1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài bao gồm những nội dung như sau:
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng ngành trồng mai của quận Thủ Đức
- Phân tích và đánh giá kết quả, hiệu quả của 2 loại mai gốc và mai ghép
- Đánh giá khả năng phát triển của việc trồng mai và đóng góp ý kiến để nâng
cao hiệu quả sản xuất của ngành trồng mai cho những năm tiếp theo.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại quận Thủ Đức

thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: từ 26/03/2007 đến 23/07/2007
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung điều tra 30 hộ trồng mai ghép và 30 hộ
trồng mai gốc ở quận Thủ Đức.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục đích, nội dung, ý nghĩa, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội, tình hình sản xuất nông nghiệp.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
-Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của cây mai gốc và mai ghép ở quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh.
-Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng mai và đưa ra giải pháp, định
hướng để phát triển làng nghề trồng mai.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Tổng hợp kết quả nghiên cứu và một số đề nghị đối với chính quyền địa phương và
nông hộ.
3


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức được thành lập theo nghị định 03/NĐ-CP của chính phủ từ ngày
01- 04 -1997. Diện tích khoảng 4.764.87 ha, bao gồm 12 phường và có vị trí địa lý như
sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Đông giáp quận 9.
- Phía Nam giáp quận 2 và quận Bình Thạnh.
- Phía Tây giáp quận 12.
Với vị trí địa lý như trên, quận Thủ Đức có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế
xã hội. Sản xuất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ tích cực để sản xuất trong quá trình đô thị
hoá theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp phục vụ cho đô thị trong tương lai.
2.1.2. Địa hình
Địa hình quận Thủ Đức chia làm 2 vùng.
- Vùng gò địa hình cao hơn 1,5 m chiếm tỷ trọng hơn 46% diện tích đất tự
nhiên. Cơ cấu địa chất vững chắc, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí
khu công nghiệp, bao gồm các phường Linh Trung, Linh Tây, Linh Xuân, Bình Thọ,
Bình Chiểu và Linh Chiểu.
- Vùng bưng địa hình dưới 1,5 m chiếm tỷ trọng hơn 53% diện tích đất tự
nhiên. Trũng thấp, cơ cấu địa chất yếu phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, lập nhà
vườn, sản xuất kinh doanh hoa kiểng, nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm các phường Linh
Đông, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Bình và Tam Phú.


2.1.3. Thổ nhưỡng
Khu vực quận Thủ Đức có ba loại đất chính.
- Đất vàng xám diện tích khoảng 1.130ha chiếm tỷ trọng 23% diện tích đất tự
nhiên.
- Đất xám diện tích khoảng 1.180ha chiếm tỷ trọng 25% diện tích đất tự nhiên.
- Đất phèn diện tích khoảng 2.045ha chiếm tỷ trọng 44% diện tích đất tự nhiên.

2.1.4. Khí hậu
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa
nắng rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tập trung ở các tháng 8, 9,10.
Vào tháng 6, 7, 8 thường có hạn Bà Chằn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 27,6oC. Cao nhất tháng 4 trên 35oC,
thấp nhất tháng 12 khoảng 22oC.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 77,5%, cao nhất tháng 9, 10 và
thấp nhất tháng 2, 3.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.186 mm/năm nhưng phân bố không đều.
Mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 kết hợp triều cường gây ngập úng ở các phường
Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Tam Phú.
- Hướng gió
+ Hướng Đông và Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5.
+ Hướng Tây và tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9.
+ Ngoài ra còn có gió hướng Đông Bắc khi không khí lạnh phương Bắc tràn
xuống vào từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
- Số giờ nắng trung bình hàng năm 2.564giờ.
2.1.5. Nguồn nước
- Nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi hệ thống sông Sài Gòn thông qua các
kênh rạch. Tuy nhiên do bị ô nhiễm chất thải công nghiệp và sinh hoạt cộng với vào
các tháng mùa khô bị nhiễm mặn nên gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản.

5


- Nước ngầm ở vùng gò có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng tốt yêu cầu
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Vùng trũng ven Sông Sài Gòn, ở tầng nông 0,5-0,8 m bị

nhiễm phèn nặng chỉ ở tầng sâu 15-25 m mới có thể sử dụng.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Kinh tế
Trong năm 2006 quận Thủ Đức có tổng giá trị sản xuất đạt 34.299 tỷ đồng
trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện 2.864 tỷ đồng,
giá trị sản xuất nông nghiệp thực hiện 103 tỷ đồng, thương mại dịch vụ thực hiện
1.009 tỷ đồng, tổng vốn xây dựng cơ bản thực hiện 323 tỷ đồng.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế trên các lĩnh vực đạt thành tựu khả quan. Đặc biệt ở
lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện diện tích đất canh tác thu hẹp do đô thị hóa
nhưng vẫn duy trì giá trị sản xuất nông nghiệp. Chứng tỏ cho thấy quyết tâm của lãnh
đạo địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp đạt hiệu quả
cao.
Hình 2.1. Biểu Đồ Tỷ Trọng Giá Trị Sản Xuất Quận Thủ Đức Năm 2006

8%

Công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp
Nông nghiệp

23%

Thương mại,dịch vụ
2%

67%

Xây dựng cơ bản

Nguồn: Phòng thống kê quận Thủ Đức


6


2.2.2. Dân cư – Lao động
Dân số quận Thủ Đức là 355.788 người với 95.696 hộ. Trong đó 302.564 người
ở độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng 85% dân số. Lao động trong nông nghiệp 4.826
người chiếm tỷ trọng 1,4% dân số .
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Cư - Lao Động Quận Thủ Đức Năm 2006
Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu(%)

Dân số

Người

355.788

100

Tổng số lao động

Người

302.564


85

Lao động nông nghiệp

Người

4.826

1,4

Nhân khẩu nông nghiệp

Người

7.466

2,4

Tổng số hộ

Hộ

95.696

Hộ sản xuất nông nghiệp

Hộ

1.615

Nguồn: Phòng Thống Kê quận Thủ Đức

2.2.3. Giáo dục
Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Quận Thủ Đức Năm 2006
Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu(%)

Nhà trẻ- Mẫu giáo

Người

12.887

22,73

Tiểu học

Người

19.928

35,15

Trung học cơ sở


Người

14.373

25,35

Trung học phổ thông

Người

9.506

16,77

Tổng cộng

Người

56.694

100,00

Nguồn: Phòng Thống Kê Quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức có 9 trường đại học và cao đẳng, 4 trường trung học phổ thông,
30 trường tiểu học - trung học cơ sở và hệ thống trường mầm non khắp 12 phường .
bên cạnh đó là các trung tâm giáo dục thường xuyên. Quận Thủ Đức đã phổ cập tiểu
học trên toàn địa bàn. Nền giáo dục của Quận Thủ Đức có thể đáp ứng các nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội.

7



2.2.4. Y tế
Tất cả các phường đều có trạm y tế, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 1 phòng khám
trung tâm và 1 bệnh viện với 46 bác sĩ, 72 y sĩ và 15 y tá, 25 hộ sinh, 160 giường bệnh.
Hệ thống y tế đủ đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên, kế hoạch hóa
gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Đời sống sức khỏe của người dân đang từng bước
cải thiện và hoàn chỉnh.
2.2.5. Giao thông
Với 73,21 km đường nhựa, 32,87 km đường cấp phối bên cạnh hệ thống Quốc
Lộ 1 và xa lộ Hà Nội.
Quận Thủ Đức còn có hệ thống đường sắt đi qua với 2 ga Sóng Thần và Bình
Triệu song song đó là hệ thống giao thông đường thủy rất thuận tiện dựa vào sông Sài
Gòn.
Tóm lại mạng lưới giao thông vận tải của địa phương khá hoàn thiện điều này
thúc đẩy tích cực việc đi lại, giao thương hàng hoá với các vùng trong cả nước.
2.2.6. Mạng lưới điện
Toàn quận cơ bản đã điện khí hoá hoàn toàn. Đường dây điện phủ toàn bộ 12
phường với 255 trạm hạ thế đảm bảo năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng.
2.3. Dịch vụ cho nông nghiệp
2.3.1. Vật tư
Các cửa hàng, đại lý tư nhân cung cấp các vật tư sản xuất nông nghiệp. Nguồn
con, cây giống mới được người nông dân tự tìm kiếm hoặc được cung cấp ở các trạm
giống tại chỗ và vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Hóc Môn,….
2.3.2. Kỹ thuật
Người dân học hỏi kỹ thuật tại các trạm khuyến nông, hội làm vườn và sự hỗ
trợ giúp đỡ của trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó
người dân còn tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, trao đổi học tập lẫn nhau cùng với việc
tham khảo tài liệu sách vở có bán trên thị trường .


8


2.4. Hiện trạng sử dụng đất
2.4.1. Cơ cấu sử dụng đất
Bảng 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức Năm 2006
Diễn giải

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

1.309,03

27,47

Đất dân cư

1.471,56

30,88

Đất chuyên dùng

1.507,00

31,63


Đất chưa sử dụng

477,28

10,02

4.754,87

100,00

Tổng cộng

Nguồn: Phòng thống kê quận Thủ Đức
Diện tích đất tự nhiên của quận Thủ Đức 4.764,87 ha trong đó:
- Diện tích đất chuyên dụng 1.507 ha có tỷ trọng lớn nhất chiếm 31,63% diện
tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất nông nghiệp 1.309,03 ha chiếm tỷ trọng 27,47% diện tích đất tự
nhiên.
- Diện tích đất dân cư 1.471,56 ha chiếm tỷ trọng tương đối lớn 30,88% diện
tích đất tự nhiên.
- Diện tích sông rạch và đất chưa sử dụng 477,28 ha chiếm tỷ trọng thấp nhất
10,02% diện tích đất tự nhiên.

9


Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức Năm 2006

10%


27%

Nông nghiệp
Dân cư
Chuyên dùng
Chưa sử dụng

32%
31%

Nguồn: Phòng thống kê quận Thủ Đức
2.4.2. Tình hình biến động sử dụng đất
Khi quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển thì diện tích đất nông nghiêp
giảm. Trong khi đó đất dân cư và đất chuyên dụng tăng.
Bảng 2.4. Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Đất Quận Thủ Đức
ĐVT: ha
Diễn giải

2005

2006

So sánh


%

Đất nông nghiệp

1.524,55


1.309,03

-275,54

-18,07

Đất chuyên dùng

1.468,47

1.507,00

38,53

2,62

Đất dân cư

1.294,57

1.471,56

176,96

13,67

477,28

477,28


0

-

4.764,87

4.764,87

0

-

Đất chưa sử dụng
Tổng cộng

Nguồn: phòng thống kê quận Thủ Đức

10


Hình 2.3. Biểu Đồ Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Đất Quận Thủ Đức qua Hai Năm
2005-2006

Đất nông nghiệp
Đất chuyên dụng
Đất dân cư
Đất chưa sử dụng
1800


1600

1524.55
1468.47

1507

1400

1471.56

1309.03

1294.57
1200

1000

800

600

477.28

477.28

400

200


0

2005

2006

Nguồn: Phòng thống kê quận Thủ Đức
2.4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại quận Thủ Đức.
- Diện tích trồng lúa khoảng 101 ha chiếm 8,45% diện tích đất nông nghiệp
phân bố nhiều ở phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, phường Bình Chiểu
Linh Xuân.
- Diện tích trồng rau màu khoảng 535,55 ha chiếm 44,1% diện tích đất nông
nghiệp phân bố chủ yếu ở phường Tam Phú, phường Bình Chiểu, phường Tam Bình,
phường Linh Đông.
- Diện tích trồng hoa kiểng khoảng 135 ha chiếm 10,4% diện tích đất nông
nghiệp tập trung nhiều ở phường Linh Đông, phường Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp
Bình Phước
- Diện tích vườn tạp, cây lâu năm khoảng 345 ha chiếm 26,5% phân bố trên
toàn quận .
11


- Diện tích đất nông nghiệp để hoang không sản xuất lâu năm 132,27 ha chiếm
10,16% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 44,62 ha chiếm 3,4% diện tích đất nông
nghiệp phân bố chủ yếu ở các phường Linh Đông, Tam Phú, Trường Thọ, Hiệp Bình
Chánh, Hiệp Bình Phước.
2.5. Chính sách phát triển ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng quận Thủ Đức
Cây mai là cây hoa kiểng chủ yếu của quận Thủ Đức. Trong quá trình sản xuất
hoa kiểng, mặc dù hiệu quả kinh tế cao nhưng do quy mô nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất ở

dạng hộ gia đình, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên sức cạnh
tranh còn thấp. Nhằm để tạo điều kiện cho ngành hoa kiểng phát triển và tạo sự liên
kết giữa các hộ nông dân trong sản xuất trồng mai nên năm 2006 quận đã tiến hành
việc “Xây dựng đề án làng hoa kiểng Thủ Đức” và “Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm
2010”.
Mục tiêu của các chính sách là góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng
thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Chính sách còn tạo điều kiện cho người nông dân ổn định sản xuất trong quá trình đô
thị hoá đang phát triển trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của quận Thủ
Đức trong thời gian tới.
2.6. Đánh giá chung về tổng quan
Dựa vào tổng quan ta có thể đánh giá được là quận Thủ Đức có rất nhiều điều
kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh phát triển ngành trồng mai. Bên cạnh những
thuận lợi thì khu vực cũng gặp không ít những khó khăn. Cần phải biết phát huy những
thuận lợi và khắc phục những khó khăn để phát triển ngành truyền thống trồng mai của
quận Thủ Đức.
2.6.1. Thuận lợi
- Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi thích hợp cho việc phát triển sản xuất kinh
doanh mai.
- Thương hiệu mai Ghép 12 cánh Thủ Đức đã trở nên nổi tiếng.
- Người nông dân có truyền thống canh tác cây mai lâu năm.
12


×