Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN VÀ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ IA O HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.27 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN
VÀ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ IA O HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI

NGUYỄN SĨ HƯNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “SO SÁNH HIỆU QUẢ
KINH TẾ GIỮA CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN VÀ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ IA O HUYỆN
IAGRAI TỈNH GIA LAI” do NGUYỄN SĨ HƯNG, sinh viên khóa KT 29, ngành KINH
TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Thạc sĩ NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn,

Ngày

Tháng

Năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Trước hết, con xin tỏ lòng biết ơn Ông, Bà, Cha, Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng
con đến ngày hôm nay, cùng các người thân trong gia đình đã nuôi dạy và hết lòng giúp
đỡ, động viên con trong suốt quá trình học tập và trưởng thành như ngày nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm và
cả những tình cảm quý báu làm hành trang cho tôi suốt cuộc đời.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn thầy Nguyễn Vũ Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Các Cô Chú, Anh Chị phòng Kinh Tế huyện Iagrai, UBND xã Ia O đã tận tình

giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp.
Bà con nông dân ở xã Ia O đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu.
Cuối cùng, tối muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả Anh Chị, bạn bè đã động viên
và giúp đõ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Sinh viên
NGUYỄN SĨ HƯNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN SĨ HƯNG. Tháng 06 năm 2007. “So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa
Cây Cao Su Tiểu Điền và Cây Điều Tại Xã Ia O, Huyện Iagrai, Tỉnh Gia Lai”.
NGUYEN SI HUNG. June 2007. “Comparative Economy Efficency of Rubber
Tree Small Farm With Cashew Tree In Ia O Village, IaGrai District, Gia Lai
Province”.
Đề tài được nghiên cứu thông qua việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế NPV – IRR – PP và
phân tích các độ nhạy. Thông qua phân tích thực trạng sản xuất của cây cao su tiểu điền
và cây điều trong các nông hộ trồng ở địa phương.
Phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ, trong đó có 30 hộ canh tác cây cao su và 30 hộ
canh tác cây điều. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Cây cao su

Cây điều

- NPV (10.8%) = 56,114,850

- NPV (10.8%) = 21,151,846

- IRR


= 24%

- IRR

= 26%

- PP

= 7 năm

- PP

= 4 năm 1 tháng

Qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế trên và phân tích độ nhạy ta thấy cây cao su mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều. Từ đó việc chuyển đổi qua trồng loại cây cao su ở
địa phương sẽ mang lại kinh tế cao cho các hộ, kinh tế địa phương sẽ phát triển một cách
bền vững hơn. Cần phải có những chính sách cụ thể để giúp người dân mạnh dạn chuyển
đổi sang trồng cây cao su hơn như chính sách hỗ trợ từ các quỹ tín dụng để cho những
người dân thiếu vốn được vay để đầu tư trồng, tổ chức hệ thống khuyến nông làm việc có
hiệu quả nhất, cung cấp những giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên
của địa phương, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỉ thuật chăm sóc và cạo mủ để
cây cao su cho năng suất cao về số lượng lẫn chất lượng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình

Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

3

1.3 Nội dung nghiên cứu

3

1.4 Phạm vi nghiên cứu

5

1.5 Cấu trúc luận văn

5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1 Điều kiện tự nhiên


6

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

6

2.1.2 Thời tiết - Khí hậu

6

2.1.3 Thủy văn

7

2.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

7

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Ia O

9

2.2.1. Tình hình dân số và lao động

9

2.2.2. Y tế, giáo dục, văn hóa

10


2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế năm 2005 – 2006

11

2.2.3.1. Cơ cấu kinh tế xã Ia O

11

2.2.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp

12

2.2.3.3. Công tác khuyến nông, hỗ trợ

15

2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ trong mẫu điều tra

16

2.3.1. Về lao động

16

2.3.2. Trình độ văn hóa

17

2.3.3. Qui mô đất trồng cao su và điều của các nông hộ


17


2.3.4. Nguồn vốn sản xuất của nông hộ
2.4. Những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại trên địa bàn xã

18
18

2.4.1. Thuận lợi

18

2.4.2. Khó khăn

19

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Sơ lược nguồn gốc, sự phát triển của cây cao su và cây điều

20

3.1.1. Cây cao su

20


3.1.1.1. Đặc điểm sinh học

20

3.1.1.2. Đất đai

21

3.1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật

21

3.1.2. Cây điều

22

3.1.2.1. Đặc điểm sinh học

22

3.1.2.2. Đặc điểm kỉ thuật

22

3.2. Cơ sở lý luận về các chỉ tiêu kinh tế

22

3.3. Phương pháp nghiên cứu


25

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

25

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tình hình sản xuất cao su và điều ở Việt Nam

27

4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su

27

4.1.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều

29

4.2 Thực trạng và tình hình sản xuất tại địa phương
4.2.1 Tình hình phân bố diện tích trồng cao su và điều

31

31

4.2.2 Thực trạng biến động diện tích, năng suất của cây cao su
và cây điều

32

4.2.3 Thực trạng biến động về giá

33

4.3. Kết quả - Hiệu quả, bảng ngân lưu của cây cao su và cây điều

34

4.3.1. Cây cao su

34

4.3.1.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB

34

4.3.1.2 Chi phí đầu tư cho 1 ha thời kỳ kinh doanh

36

4.3.1.3 Doanh thu của 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

37


2


4.3.1.4 Các chỉ số NPV – IRR – PP của 1 ha cao su

37

4.3.1.5 Phân tích độ nhạy của NPV theo giá và năng suất

39

4.3.1.6 Phân tích độ nhạy của NPV theo suất chiết khấu

39

4.3.2 Cây điều

40

4.3.2.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ KTCB

40

4.3.2.2 Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ kinh doanh

42

4.3.2.3 Doanh thu của 1 ha điều thời kỳ kinh doanh


42

4.3.2.4 Các chỉ số NPV – IRR – PP cho 1 ha điều

42

4.3.2.5 Phân tích độ nhạy của NPV theo giá và năng suất

44

4.3.2.6 Phân tích độ nhạy của NPV theo suất chiết khấu

45

4.4 So sánh các chỉ tiêu giữa cây cao su và cây điều
4.4.1 So sánh các chỉ tiêu NPV, IRR, PP

45
45

4.4.2 So sánh tốc độ giảm của giá và tốc độ giảm của NPV
ở các mức năng suất

46

4.4.3 So sánh NPV của cao su và điều với các suất chiết khấu
khác nhau

47


4.5 Nhận xét chung

48

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

50
50

5.11 Về kinh tế

50

5.1.2 Về xã hội

50

5.2 Kiến nghị

51

5.2.1 Đối với các nông hộ

51

5.2.2 Đối với địa phương

51


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

CT

Công ty

ĐVT

Đơn vị tính



Lao động

BQ

Bình quân


KTCB

Kiến thiết cơ bản

KQĐT

Kết quả điều tra

TTTH

Tính toán tổng hợp

NS

Năng suất

NPV

Hiện giá thu nhập thuần

IRR

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ

PP

Thời gian hoàn vốn




DANH MỤC CÁC BẢNG
Tra
ng
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2006
8
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã năm 2006
9
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Nam Nữ và Độ Tuổi Lao Động
9
Bảng 2.4. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng của Xã Trong 2 Năm 2005 – 2006
11
Bảng 2.5. Cơ Cấu Các Loại Cây Trồng của Xã Ia O Năm 2006
13
Bảng 2.6. Tình Hình Vật Nuôi Năm 2006
15
Bảng 2.7. Độ Tuổi Lao Động Chính Tham Gia Sản Xuất Cao Su và Điều
16
Bảng 2.8. Trình Độ Văn Hóa của Lao Động Chính Tham Gia
Sản Xuất Cao Su và Điều
17
Bảng 2.9. Quy Mô Đất Trồng Cao Su và Điều của Các Hộ Điều Tra
17
Bảng 2.10. Nguồn Vốn Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra
18
Bảng 3.1. Chỉ Số Lạm Phát Qua các Năm
25
Bảng 4.1. Thị Trường Xuất Khẩu Cao Su Việt Nam
28
Bảng 4.2. Thị Trường Nhập Khẩu Điều của Việt Nam

30
Bảng 4.3. Tình Hình Phân Bố Diện Tích Trồng Cao Su


và Điều Tại Xã Năm 2006
31
Bảng 4.4. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Cao Su Thời Kỳ KTCB
35
Bảng 4.5. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Thời Kỳ Kinh Doanh
36
Bảng 4.6. Doanh Thu Trên 1 Ha Cao Su Thời Kỳ Kinh Doanh
37
Bảng 4.7. Bảng Chiết Tính NPV – IRR – PP Cho 1 Ha Cây Cao Su
38
Bảng 4.8. Phân Tích Độ Nhạy NPV Theo Giá và Năng Suất
39
Bảng 4.9. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Điều Thời Kỳ KTCB
41
Bảng 4.10. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Điều Thời Kỳ Kinh Doanh
42
Bảng 4.11. Doanh Thu Trên 1 Ha Điều Thời Kỳ Kinh Doanh
42
Bảng 4.12. Bảng Chiết Tính NPV- IRR – PP Cho 1 Ha Điều
43
Bảng 4.13. Phân Tích Độ Nhạy của NPV Theo Giá và Năng Suất
44
Bảng 4.14. So Sánh Các Chỉ Tiêu NPV – IRR – PP
Giữa Cây Cao Su và Cây Điều
45
Bảng 4.15. So Sánh Tốc Độ Giảm Của Giá và Tốc Độ Giảm NPV Ở Các Mức

Năng Suất Của Cây Cao Su
46
Bảng 4.16. So Sánh Tốc Độ Giảm Của Giá và Tốc Độ Giảm Của NPV
Ở Các Mức Năng Suất Của Cây Điều
47
2


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tra
ng
Hình 2.1. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng của Xã Năm 2006
12
Hình 2.2. Giá Trị Sản Lượng Cây Trồng Chính Trong
Năm 2005 và Năm 2006
14
Hình 4.1. Sản Lượng và Kim Ngạch Xuất Khẩu Cao Su
3


Trong Những Năm Gần Đây
28
Hình 4.2. Sản Lượng và Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Trong Các Năm
29
Hình 4.3. Biến Động Diện Tích Cao Su và Điều Năm 2004 – 2006
32
Hình 4.4 . Biến Động Năng Suất Cao Su và Điều Năm 2004 – 2006
33
Hình 4.5. Biến Động Giá Cao Su và Điều Qua Các Năm
34

Hình 4.6. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Theo Suất Chiết Khấu
40
Hình 4.7. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Theo Suất Chiết Khấu
45
Hình 4.8. So Sánh NPV Của Cao Su và Điều Với Các Suất Chiết Khấu
Khác Nhau
48

4


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ Trồng Cây Cao Su
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ Trồng Cây Điều

5


6


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Năm 1897 cây cao su đã có mặt tại Việt Nam, từ những hạt giống thí nghiệm
đến hình thành vườn cao su đầu tiên tại Suối Dầu Nha Trang (khoảng 400 cây), đến
nay cây cao su phát triển ngày càng nhiều trên khắp các vùng đất của đất nước.
Từ năm 1975 đến nay nhận thấy tầm quan trọng của cây cao su, nhà nước đã
khuyến khích phát triển ngành cao su theo hướng: củng cố khai thác vườn cây cũ,

trồng thêm vườn cây mới với giống cho năng suất cao, tiếp tục phát triển cây cao su ở
Tây nguyên và miền Trung … kể cả những nơi ít màu mỡ.
Diện tích cao su phát triển nhanh đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
cải thiện môi trường sinh thái, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết phần lớn
việc làm cho lao động trong vùng ổn định, đã góp phần đáng kể vào việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước ta.
Cây cao su đã khẳng định được vai trò của mình trong nhóm cây công nghiệp
dài ngày như: chè, cà phê, tiêu, điều,… đặc biệt đối với những vùng đất nông nghiệp
không tưới, chính vì thế nên mục tiêu của ngành đặt ra đến năm 2010 phát triển hơn
700 nghìn ha cao su trong đó diện tích khai thác từ 420 nghìn đến 450 nghìn ha và
trồng mới 20 nghìn ha cao su ở CamPuChia và Lào.
Sản phẩm được hình thành từ mủ cao su rất có ý nghĩa và quan trọng đối với
đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, nó hiện diện xung quanh chúng ta với
nhiều hình thức khác nhau như: củi, gỗ, các đồ dùng… đến các loại sản phẩm đã qua
chế biến. Ngoài ra mủ cao su Việt Nam còn xuất khẩu ra ngoài thị trường thế giới,
hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu mủ, giá trị xuất khẩu mủ đem
về khoảng 1.5 tỷ USD.


Để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất hàng hóa, đòi hỏi phải có
những vùng nguyên liệu, không chỉ phát triển mở rộng canh tác cao su trong các doanh
nghiệp lớn mà còn phải chú trọng phát triển cao su tiểu điền, nông hộ,… tại các vùng
nông thôn, vùng sâu có điều kiện phù hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
nông thôn.
Cây điều còn gọi là cây đào lộn hột, xuất hiện tại Việt Nam cách đây khoảng
200 năm. Lúc đầu chỉ trồng lẻ tẻ lấy trái ăn, nhưng sau phát hiện có giá trị kinh tế và là
nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao được thế giới ưa chuộng nên hiện tại sản phẩm cây
điều cũng là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu cho nước ta.
Cây điều và cây cao su được đánh giá là cây công nghiệp góp phần vào cơ cấu
tỷ trọng cao trong chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại các tỉnh phía Nam.

Ngoài việc sử dụng nhân điều làm thực phẩm, dầu vỏ hạt điều còn dùng chế sơn, dầu
bóng, thân cây làm gỗ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…
Đặc biệt từ thập niên 80 đến nay, cây điều còn được gọi là cây xóa đói giảm
nghèo cho nhân dân tại các vùng nông thôn phía nam. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, năng suất cây điều đã được cải thiện trong vài năm gần đây.
Cây cao su và cây điều đã góp phần đáng kể vào mục tiêu “Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa” nông thôn. Tuy nhiên, hiện tại cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cho phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
tại các vùng nông thôn, vùng sâu chưa được hoàn thiện, nên khó tránh khỏi việc chạy
theo nhu cầu thị hiếu trước mắt của một số loại sản phẩm mà thị trường cần trong một
thời gian ngắn, hoặc chưa tính toán được lợi ích của loại cây trồng nào sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất trong cùng chu kỳ đầu tư vào sản xuất.
Xã Ia O là một xã vùng 3 của huyện IaGrai thuộc tỉnh Gia Lai, trong quá trình
phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là về nông nghiệp, quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ các cây ngắn ngày sang các cây dài ngày như cao su, điều, cà phê,… đã
mang lại hiệu quả kinh tế hơn lúc trước. Tuy nhiên cũng không tránh được tình trạng
chạy theo thị hiếu trước mắt nên đã gặp phải không ít khó khăn trong sản xuất. Người
nông dân đang phân vân trong việc chọn loại cây nào để trồng hoặc thay thế các vườn
cây đã hết thời kỳ khai thác.

2


Với điều kiện tự nhiên phù hợp với các cây công nghiệp dài ngày, người nông
dân tại địa phương chủ yếu trồng hai loại cây chính là cây cao su và cây điều. Trong
việc lựa chọn cây trồng là cao su hay điều thì người nông dân gặp phải khó khăn, đó là
chưa biết được trồng loại cây gì sẽ đạt hiểu quả cao hơn và ít phải gặp rủi ro. Có người
thì cho rằng việc trồng cây điều là có lợi hơn bởi vốn đầu tư ít, việc chăm sóc dễ dàng
và nhanh thu hoạch hơn cây cao su, nhưng có hộ rất muốn chuyển đổi qua trồng cây
cao su nhưng chưa nắm được chi phí đầu tư cũng như kỉ thuật chăm sóc nên họ chưa

mạnh dạn chuyển đổi. Do đó để giúp nông dân lựa chọn việc thay đổi cây trồng chúng
tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về hai loại cây cao su và cây điều để đánh
giá được loại cây nào vượt trội mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giúp cho người dân
an tâm để đầu tư.
Trước tình hình đó, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy Nguyễn Vũ Huy và sự nhất
trí của UBND xã Ia O, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài “So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Cây Cao Su Tiểu Điền Với Cây Điều Tại Xã
Ia O Huyện IaGrai Tỉnh Gia Lai”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của đề tài là:
- Xác định hiệu quả kinh tế của cây cao su và cây điều tại địa phương
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cao su - điều để chọn được loại cây cần đầu
tư trong quá trình chuyển đổi cơ cấu thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của địa
phương.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm phát triển loại
cây có hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ, sự biến động giá mủ cao su và hạt điều ở
địa phương.
- Xác định kết quả - hiệu quả đạt được trên 1 ha cao su tại các nông hộ.
- Xác định kết quả - hiệu quả đạt được trên 1 ha điều tại các nông hộ.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa 1 ha cao su với 1 ha điều.

3


1.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian : tại xã Ia O, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai.
Thời gian : từ ngày 23/03/2007 đến ngày 23/06/2007.

1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương :
 Chương 1. Nêu khái quát sự cần thiết của đề tài, tóm tắt nội dung, phạm vi
nghiên cứu đề tài.
 Chương 2. Trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
trên địa bàn xã, từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất
nông nghiệp.
 Chương 3. Trình bày những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
sử dụng các phương pháp phân tích và phương pháp điều tra nông hộ để thu thập số
liệu.
 Chương 4. Trình bày nội dung nghiên cứu của đề tài. So sánh hiệu quả - kết
quả sản xuất cho 1 ha cao su với 1 ha điều và phân tích các yêu tố có liên quan. Từ đó
tìm ra những thuận lợi, khó khăn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
 Chương 5. Nhận xét, kết luận và đưa ra một số kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
a) Vị trí địa lý :
Xã Ia O là một xã vùng 3 của huyện giáp biên giới CamPuChia có giới cận như
sau:
- Phía Đông: giáp xã Ia Krai và Ia Khai.
- Phía Tây: giáp CamPuChia.
- Phía Nam: giáp xã Ia Chia.

- Phía Bắc: giáp xã Ia Khai và tỉnh KomTum.
b) Địa hình :
Địa hình xã Ia O chủ yếu là đồi núi xen lẫn thung lũng. Địa hình không bằng
phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối và các triền núi. Độ cao thấp dần từ Bắc xuống
Nam. Có các dạng địa hình sau:
- Địa hình bằng phẳng, độ dốc từ 0-80 phân bố ở ven sông và triền suối, thung
lũng cao < 300m, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Địa hình đồi núi thấp phân bố hầu hết trên địa bàn xã, độ dốc từ 8-200, có nơi
dốc cục bộ lên đến 300 thường bị chia cắt bởi hệ thống đồi chạy qua. Đất đai tương đối
màu mỡ, thích hợp với cây hoa màu, cây ăn quả và cây lâu năm khác.
- Địa hình núi có độ dốc từ 20-250, địa hình chia cắt mạnh, độ cao trung bình
800-900m, có đỉnh cao 1300m, tầng đất từ dày đến mỏng thuận lợi cho trồng rừng và
khoanh nuôi tái sinh rừng.
2.1.2. Thời tiết - Khí hậu
Huyện Ia Grai nói chung và xã Ia O nói riêng là vùng đất nằm ở phía Tây dãy
Trường Sơn, nên khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên.


Trong năm có 2 mùa:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, có khi kéo dài đến tháng 10, lượng
mưa tập trung chiếm đến 65% lượng mưa cả năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô nhất là vào các tháng
12 hàng năm và đến tháng 2 năm sau.
Các chỉ tiêu khí hậu chủ yếu theo thông báo của trạm khí tượng thủy văn tỉnh
Gia Lai thì một số thông số chủ yếu như sau:
Nhiệt độ:
- Trung bình năm khoảng 25,60C
- Tối cao: 35,30C
- Tối thấp: 10,30C
Độ ẩm:

- Trung bình năm khoảng từ 80 – 81,5%
- Trung bình tối cao: 96,4%
- Trung bình tối thấp: 58,7%
Lượng mưa:
- Trung bình năm khoảng từ 1202 – 1225 mm
- Năm lớn nhất: 3154 mm
- Năm nhỏ nhất: 1652 mm
- Số ngày mưa trung bình năm: 156 ngày
- Lượng bốc hơi: bình quân năm là 1080 mm
Gió bão:
Hàng năm thường hay bị ảnh hưởng của gió bão nên gây mưa to, xói mòn và
gió lốc làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và các loại cây trồng theo thời vụ.
- Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc – Tây Nam
- Tốc độ gió trung bình: 3,9 m/s
- Tốc độ gió cao nhất: 20 m/s
Nắng:
- Tổng số giờ nắng trung bình năm: 6,1 giờ/ngày
- Số giờ nắng trong năm: 1275 giờ

6


Do chịu sự chi phối của vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa thường mưa tập trung, kéo dài với cường độ lớn do vậy thường
xảy ra ngập úng cục bộ, xói mòn đất và ảnh hưởng đến sự quang hợp, phát triển của
cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Mùa khô cũng kéo dài tạo ra sự khô hạn, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng, vật nuôi. Cần phải có những biện
pháp phòng chống thật cụ thể để giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh.
2.1.3. Thủy văn
Xã Ia O có hệ thống sông suối tương đối, phân bố đều khắp trên lãnh thổ, đặc

biệt có sông Pô Cô bắt nguồn từ CamPuChia và các nhánh suối nhỏ khác chảy qua địa
phận xã. Đây là nguồn dự trữ và cung cấp nước mặt chủ yếu của xã cho các ngành sản
xuất, dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân.
2.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Phần lớn diện tích xã Ia O đất có tầng canh tác dày, tương đối phù hợp với phát
triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đặc biệt thuận lợi cho phát triển các cây công
nghiệp lâu năm. Một số vùng thuận lợi cho phát triển trồng rừng và khoan nuôi tái
sinh.
Trong vùng có các loại đất sau:
+ Đất xám và xám nâu hình thành trên đá Granít, Riolit và Sa thạch.
+ Nhóm đất phù sa không được bồi đắp hàng năm và phù sa sông suối.
+ Đất đỏ vàng trên đá Granit, Riolit.
+ Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá Bazan.
Nhìn chung chất lượng đất ở mức trung bình, phần lớn có tầng dày canh tác khá
với độ dày tầng đất trung bình khoảng 1m, thành phần cơ giới là đất đỏ Bazan.
Tình hình sử dụng đất :

7


Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2006
STT
1

Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Đất sản xuất nông nghiệp

5,882.88

42.8

- Cây lâu năm

3,846.23

65.38

- Cây hàng năm

2,036.65

34.62

0

0

5,622.32

40.9

- Nuôi trồng thủy sản
2


Đất lâm nghiệp

3

Đất chuyên dùng

552.17

4.03

4

Đất chưa sử dụng

1,631.45

11.87

5

Đất ở

55.32

0.4

13,744.14

100


Tổng diện tích đất tự nhiên

Nguồn : UBND xã Ia O
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 13,744.14 ha. Năm 2006 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 5,882.88 ha chiếm 42.8%, đất lâm nghiệp là 5,622.32 ha chiếm
40.9% tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại là một số loại đất khác như đất chuyên dùng
chiếm 4.03%, đất ở chiếm 0.4% và đất chưa sử dụng chiếm 11.87%.
Xã Ia O có điều kiện thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là trồng trọt, mà chủ yếu là trồng các loại cây lâu năm, diện tích cây
lâu năm là 3,846.23 ha chiếm 65.38%, diện tích dùng trồng cây hàng năm là 2,036.65
ha chiếm 34.62% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
b) Tài nguyên nước
- Gồm 2 nguồn nước chính (nước mặt và nước ngầm) tương đối phong phú.
Nước mặt chủ yếu phân bố trên các nhánh suối nhỏ trong xã, nhưng do đặc điểm địa
hình miền núi và khí hậu khắc nghiệt cùng với chế độ mưa tập trung, nên mùa khô
thường thiếu nước, mùa mưa lại thừa nước.
- Về nguồn nước ngầm hiện nay chưa có điều tra chính xác, nhưng qua điều tra
sơ bộ nguồn nước ngầm của xã có trữ lượng khá lớn, phân bố khá sâu.
c) Tài nguyên khoáng sản
Xã Ia O chỉ có tài nguyên khoáng sản phi kim loại như cát, sét, … phân bố rộng
khắp. Hiện nay tài nguyên khoáng sản đang được nhân dân địa phương khai thác sử
dụng.
8


2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Ia O
2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu điều tra của UBND xã tại thời điểm năm 2006 thì dân số toàn xã
1493 hộ với số nhân khẩu là 6237 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Jrai khoảng
1077 hộ chiếm 72% số hộ toàn xã, sống cộng đồng được chia làm 8 làng và 10 đội

công nhân của các công ty 74, 75, 715.
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã Năm 2006
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu (%)

Hộ

1493

100

- Nông nghiệp



1281

85.8

- Phi nông nghiệp



212


14.2

Số hộ

Nhân khẩu

Người

6237

Lao động

Người

4062

65.13

- Nông nghiệp



3614

88.97

- Phi nông nghiệp




448

11.03

Nguồn : UBND xã Ia O
Toàn xã có 1381 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 85.8% so với tổng số
hộ, còn lại là các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Số người trong độ tuổi lao
động chiếm 65.13% so với tổng dân số toàn xã tương đương 6237 người. Như vậy
trung bình mỗi hộ có từ 2 – 3 lao động chính. Về tỷ lệ lao động nam và nữ thì tương
đối ngang nhau, nam chiếm 49.11% và nữ chiếm 50.89% trong tổng số lao động. Tỷ lệ
lao động trong độ tuổi lao động chiếm 70.53% so với tổng số lao động và 45.94% so
với dân số toàn xã, cho thấy tại địa phương dân số còn trẻ, sức lao động dồi dào sẽ
thuận lợi trong sản xuất.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Nam Nữ và Độ Tuổi Lao Động
Lao động

Lao động

Tổng số lao

Trong độ tuổi

Ngoài độ tuổi

Nam

Nữ

động






Người

1995

2067

4062

2865

1197

%

49.11

50.89

100

70.53

19.47

ĐVT


Nguồn : UBND xã Ia O

9


×