Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI AN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.63 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
THỨC ĂN CHĂN NUÔI AN PHÚ

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Chiến
Lược Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú ” do Nguyễn Thị Diệu
Linh, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

Nguyễn Thị Bích Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm 2007


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2007

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và
dạy bảo để con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm học
tại trường, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại
Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú - quận 2 – TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình chỉ
dẫn, cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diệu Linh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH. Tháng 07 năm 2007. “Nghiên Cứu Chiến Lược
Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú”.
NGUYEN THI DIEU LINH. July 2007. “Research The Production Strategy
in AN PHU Animal and Aquaculture Feed Enterprise”
Chiến lược sản phẩm thực sự cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại
và đứng vững trên thị truờng đầy cạnh tranh như hiện nay. Thông qua việc thu thập số
liệu thứ cấp, sơ cấp (điều tra các khách hàng, đại lý của xí nghiệp) và sử dụng các
phương pháp so sánh, thống kê mô tả khóa luận phân tích, đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh; tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các chiến lược sản phẩm xí
nghiệp đã thực hiện; các chiến lược marketing hỗ trợ trong hai năm 2005-2006 và
hiệu quả việc thực hiện chiến lược sản phẩm của xí nghiệp.
Từ kết quả thu được khóa luận đã nhận diện những yếu tố ảnh hưởng tới việc
thực hiện chiến lược sản phẩm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược nhằm
khẳng định vị trí, nâng cao khả năng cạnh tranh của xí nghiệp.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng


ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1.Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về xí nghiệp

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp

5

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp


7

2.2. Quy trình công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi của xí nghiệp

9

2.2.1. Sơ đồ chế biến TĂCN tại xưởng sản xuất của xí nghiệp
2.2.2. Quy trình chế biến TĂCN tại phân xưởng sản xuất của XN

9
10

2.3. Tình hình CSVC và MMTB của XN qua 02 năm 2005 – 2006

10

2.4. Tình hình lao động tại xí nghiệp

11

2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN

12

2.6. Thuận lợi và khó khăn của XN

13

2.6.1. Thuận lợi


13

2.6.2. Khó khăn

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

v


3.1.1. Tổng quan về Marketing

15

3.1.2. Khái niệm sản phẩm

16

3.1.3. Chiến lược sản phẩm

19

3.1.4. Chiến lược giá

21


3.1.5. Chiến lược phân phối

22

3.1.6. Chiến lược chiêu thị cổ động

23

3.1.7. Tổng quan về thị trường

24

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam


26

4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

27

4.2.1. Tình hình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp

27

4.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp

31

4.3. Chiến lược sản phẩm của xí nghiệp

33

4.3.1. Sản phẩm của xí nghiệp

33

4.3.2. Các chiến lược sản phẩm của XN

38

4.3.3. Các chiến lược marketing - mix hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm 42
4.4. Đánh giá chiến lược sản phẩm của XN


52

4.4.1. Chủng loại sản phẩm

52

4.4.2. Bao bì, cách thức đóng gói

53

4.4.3. Chất lượng sản phẩm

54

4.4.4. Giá cả

56

4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm của XN

57

4.5.1. Yếu tố bên ngoài

57

4.5.2. Yếu tố bên trong

58


4.5.3. Các đối thủ cạnh tranh

59

4.6. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của XN

61

4.6.1. Chiến lược đề xuất

61

4.6.2. Giải pháp hổ trợ cho việc thực hiện chiến lược sản phẩm

64

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68

5.1 Kết luận

68

5.2. Đề nghị

69


5.2.1. Đối với nhà nước

69

5.2.2. Đối với hiệp hội ngành

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bán hàng

BH&CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CPNC

Chi phí nhân công


CPNVL

Chi phí nguyên vật liệu

CPSX

Chi phí sản xuất

CSVC

Cơ sở vật chất

DT

Doanh thu

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

KM

Khuyến mãi

LN


Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

P. HC-LĐ-TL

Phòng Hành chính - Lao động - Tiền lương

P. KH-KD

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

P. KT-KCS

Phòng Kiểm tra - KCS

PTVT

Phương tiện vận tải

PX

Phân xưởng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

TĂGS

Thức ăn gia súc

TĂGS-GC

Thức ăn gia súc-gia cầm

TĂT

Thức ăn tôm

TB, DC

Thiết bị, dụng cụ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ


Tài sản cố định

TTTH

Tính toán tổng hợp

XN

Xí nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình CSVC và MMTB của XN qua 02 Năm 2005 - 2006

10

Bảng 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Lao Động tại XN Năm 2006

11

Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của XN qua 2 Năm 2005 – 2006

12

Bảng 4.1. Giá Mua Một Số Nguyên Vật Liệu của XN qua 02 Năm 2005 - 2006


28

Bảng 4.2. Sản Lượng Sản Xuất của XN qua 02 Năm 2005 – 2006

29

Bảng 4.3. Thời Gian Khách Hàng Sử Dụng Sản Phẩm của Xí Nghiệp

30

Bảng 4.4. Doanh Thu Tiêu Thụ TĂCN của XN qua Các Năm

31

Bảng 4.5. Doanh Thu Tiêu Thụ Từng Nhóm Sản Phẩm qua 02 Năm 2005 – 2006

32

Bảng 4.6. Một Số Sản Phẩm của Xí Nghiệp Sản Xuất

34

Bảng 4.7. Lý Do Khách Hàng Chọn Mua Sản Phẩm của XN

37

Bảng 4.8. Sản Lượng Tiêu Thụ của Từng Nhóm Sản Phẩm qua 02 Năm 2005-2006 39
Bảng 4.9. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của Các Đại Lý Phân Theo Thị Trường qua
02 Năm 2005 – 2006


41

Bảng 4.10. Các Khoản Mục Tạo Nên Giá Thành Sản Xuất

43

Bảng 4.11. Số Lượng Các Đại Lý của XN qua 02 Năm 2005 – 2006

44

Bảng 4.12. Sản Lượng Tiêu Thụ Theo Các Kênh của XN qua 02 Năm 2005 – 2006 45
Bảng 4.13. Các Yếu Tố Đại Lý Quan Tâm Khi Kinh Doanh TĂCN

46

Bảng 4.14. Đánh Giá của Các Đại Lý về Các Dịch Vụ Hỗ Trợ của XN

47

Bảng 4.15. Nguồn Tham Khảo Của Khách Hàng Khi Mua Sản Phẩm của XN

49

Bảng 4.16. Chi Phí Quảng Cáo, Tiếp Thị của XN qua 02 Năm 2005 – 2006

50

Bảng 4.17. Sản Lượng KM Các Mặt Hàng TĂCN của XN qua 02 Năm 2005–2006 51
Bảng 4.18. Đánh Giá của Khách Hàng về Chủng Loại Sản Phẩm của XN


52

Bảng 4.19. Đánh Giá của Các Khách Hàng và Đại Lý về Bao Bì Sản Phẩm

53

Bảng 4.20. Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm của XN

54

Bảng 4.21. Đánh Giá của Khách Hàng và Đại Lý về Chất Lượng Sản Phẩm của XN So
Với Các Công Ty Khác

55

Bảng 4.22. Đánh Giá của Đại Lý Và Khách Hàng Về Giá Sản Phẩm của XN

56

Bảng 4.23. Kế Hoạch Tiêu Thụ TĂCN của XN Năm 2007

64

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Xí Nghiệp


7

Hình 2.2. Sơ Đồ Chế Biến TĂCN tại Xưởng Sản Xuất của XN

9

Hình 3.1. Các Cấp Độ của Sản Phẩm

16

Hình 3.2. Chu Kỳ Sống của Sản Phẩm

18

Hình 3.3. Vị Trí của Chiến Lược Sản Phẩm trong Các Chiến Lược Marketing

21

Hình 3.4. Sơ Đồ Một Số Kênh Phân Phối

23

Hình 4.1. Biểu Đồ Sản Lượng Sản Xuất của XN qua 02 Năm 2005 – 2006

29

Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ TĂCN qua Các Năm

32


Hình 4.3. Một Số Nhãn Hiệu TĂT của Xí Nghiệp

35

Hình 4.4. Logo của Xí Nghiệp

35

Hình 4.5. Một Số Mẫu Bao Bì của Xí Nghiệp

36

Hình 4.6. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Sản Phẩm của Xí Nghiệp

43

Hình 4.7. Biểu Đồ Nguồn Tham Khảo của Khách Hàng Khi Mua Sản Phẩm

49

Hình 4.8. Biểu Đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Chủng Loại Sản Phẩm

53

Hình 4.9. Biểu Đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm

55

Hình 4.10. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Sản Phẩm của XN với Công Ty Khác


56

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến các đại lý về sản phẩm của Xí nghiệp Thức ăn chăn
nuôi An Phú.
Phụ lục 2. Phiếu thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm của Xí nghiệp Thức ăn
chăn nuôi An Phú.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu
hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng
trọt và dịch vụ (Viện kinh tế Nông nghiệp). Sự phát triển của ngành chăn nuôi kéo
theo sự ra đời và phát triển của các công ty, xí nghiệp thức ăn chăn nuôi. Sản xuất và
kinh doanh thức ăn chăn nuôi không phải là ngành mới tại Việt Nam nhưng là ngành
đầy tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển rất nhanh trong tương lai.
Bên cạnh đó quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực
và thế giới cũng đặt các doanh nghiệp đứng trước một thách thức lớn đó là sự cạnh
tranh gay gắt trên thị trường. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không kể mạnh,
yếu, thuộc nhiều thành phần kinh tế, cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
đòi hỏi các doanh nghiệp cần linh hoạt, nhạy bén trước những cơ hội kinh doanh mới.
Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng

sản phẩm, tìm hiểu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng
cung ứng của các đối thủ cạnh tranh.
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các mặt hàng thức ăn chăn nuôi
và thức ăn thủy sản, những năm qua xí nghiệp luôn đảm bảo sử dụng có hiệu quả đồng
vốn của nhà nước, sản lượng sản xuất của xí nghiệp không ngừng gia tăng, sản phẩm
rất được người tiêu dùng tín nhiệm. Tuy nhiên dịch bệnh trong ngành chăn nuôi các
năm gần đây thường xuyên xảy ra và môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh đã làm Xí
Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú cũng gặp không ít khó khăn.. Để có thể tồn tại và
phát triển, XN đã xác định phải luôn bám sát và nắm bắt tình hình thị trường, có những
chính sách hợp lý về sản phẩm, kết hợp linh hoạt với các chính sách về giá, phân phối,


xúc tiến để ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các đối thủ
trong ngành, tạo hiệu quả kinh tế cho XN và cho xã hội.
Xuất phát từ những thực tế đó, được sự phân công của khoa Kinh tế trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời được sự chấp thuận của Ban lãnh
đạo Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi An Phú, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
Cứu Chiến Lược Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm của xí nghiệp và đề xuất một số biện
pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của XN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của XN trong những năm gần đây
Phân tích và đánh giá chiến lược sản phẩm của xí nghiệp và các chiến lược
marketing hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm
Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược sản phẩm
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của XN để
nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Phạm vi không gian: Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Phú - Quận 2 – TP. Hồ
Chí Minh
Phạm vi thời gian: Từ ngày 26/03/2007 đến ngày 23/06/2007
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận gồm có 05 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khoá
luận.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Phú: vị trí địa lý, lịch
sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý, quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi, cơ cấu lao động của XN.

2


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: trình bày các cơ sở lý thuyết và những vấn đề lý luận
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu như: khái niệm marketing, khái niệm về sản
phẩm, các cấp độ và thuộc tính của sản phẩm, các loại chiến lược sản phẩm, …
- Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong khoá luận.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trình bày các kết quả nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sản
xuất sản phẩm của XN, tình hình tiêu thụ, các hoạt động marketing, nội dung các chiến
lược sản phẩm XN đã thực hiện, các giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Kết luận
- Đề nghị


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về xí nghiệp
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú nằm trên địa bàn quận 2 – thành phố
Hồ Chí Minh, phía Bắc là đường Nguyễn Thị Định, sau lưng là một nhánh sông nhỏ.
Xí nghiệp được xây dựng gần trung tâm thành phố với địa hình bằng phẳng, xung
quanh là khu dân cư, điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông tương đối thuận lợi, gần các
vùng nguyên liệu chính như Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, …Tổng
diện tích mặt bằng của xí nghiệp là 9.000 m2; nhà xưởng, văn phòng và nhà kho chiếm
5.000 m2.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú trước đây là công ty SCALA, được
thành lập năm 1969, chính thức đi vào hoạt động năm 1971, do 1500 cổ đông góp vốn
xây dựng. Nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập từ nước ngoài.
Trang thiết bị máy móc hiện đại nhưng không đồng bộ, hầu hết chỉ làm nhiệm vụ trộn
lại các nguyên liệu đã xay xát sẵn. Năng lực sản xuất thấp, sản lượng chỉ đạt cao nhất
khoảng 5.200 tấn/năm.
Sau 30/4/1975 Công ty SCALA được nhà nước tiếp quản và đổi tên là “Công ty
Hợp doanh số 5” trực thuộc Công ty công nghiệp thực phẩm. Trong thời gian này công
ty chưa hạch toán độc lập mà còn nằm trong cơ chế bao cấp nên dù sản lượng có tăng
liên tục, chất lượng sản phẩm có nâng cao nhưng vẫn chưa tận dụng hết năng lực sản
xuất vì nguồn nguyên liệu phải trông chờ Nhà nước cấp.
Đến năm 1981, do yêu cầu phục vụ cho hoạt động của các trại chăn nuôi heo
quốc doanh, nhằm khép kín chu trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của Công ty chăn
nuôi heo I nên Sở Nông Nghiệp đã sát nhập xí nghiệp vào công ty.



Tháng 4/1984, công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Gia
Súc An Phú trực thuộc Công ty Chăn nuôi heo I theo quyết định cải tổ của ngành chăn
nuôi Thành phố. Đây là giai đoạn xí nghiệp có bước tiến nhảy vọt vì đã tìm ra phương
hướng cung ứng nguyên vật liệu bằng cách thành lập bộ phận chuyên thu mua nguyên
vật liệu. Nhờ chủ động được nguyên vật liệu, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, tạo
điều kiện cho Xí nghiệp luôn hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm (vượt 12% - 15%)
trước thời hạn từ 40 - 50 ngày. Xí nghiệp luôn là lá cờ đầu của Công ty Chăn nuôi heo
I, được Sở Nông Nghiệp và địa phương khen thưởng. Đến cuối năm 1985, Xí nghiệp
vinh dự nhận huân chương lao động hạng III của nhà nước trao tặng cho những đơn vị
có thành tích xuất sắc của Sở Nông Nghiệp.
Đầu năm 1991, theo cơ chế mới, liên hiệp chăn nuôi heo giải tán. Các đơn vị
trực thuộc có hạch toán đầy đủ được đăng kí kinh doanh lại theo Nghị định
388/ND.HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trực thuộc cơ quan chủ quản là Sở Nông
Nghiệp Thành phố, trong đó có Xí Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Gia Súc An Phú.
Tháng 3/2002, Xí Nghiệp Thức Ăn Gia Súc được đổi tên thành Xí Nghiệp Thức
Ăn Chăn Nuôi An Phú. Đến ngày 29/11/2004, Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú
trở thành đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn
theo quyết định số 5932/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên đối ngoại: ANPHU Animal and Aquaculture Feed Enterprise
Loại hình DN: Doanh nghiệp nhà nước
Địa chỉ: 162 Nguyễn Thị Định - phường An Phú - Quận 2 – TP.HCM
Giấy phép thành lập: 60/QĐ-UB ngày 26/10/1992
Ngành nghề KD: - Sản xuất và kinh doanh TĂGS hỗn hợp, bổ sung
- Sản xuất và kinh doanh thức ăn thuỷ sản
Điện thoại: (08) 7470122; (08) 7470431; (08) 8890624
Fax: (08) 7470431
Email:
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp

a) Chức năng
Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, nguồn vốn chủ yếu do Nhà nước đầu tư.
5


Ngoài việc kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự,
bảo vệ môi trường, xí nghiệp còn bảo toàn và phát triển được nguồn vốn mà nhà nước
giao, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Về mặt kinh tế
- Thúc đẩy ngành chăn nuôi nói chung cũng như ngành chế biến thức ăn
chăn nuôi nói riêng phát triển bền vững
- Góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân.
Về mặt xã hội
- Cải thiện đời sống và nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xí
nghiệp.
- Góp phần giải quyết việc làm ổn định cho xã hội.
- Luôn luôn tìm kiếm đối tác không để sản xuất trì trệ.
- Tính và trích khấu hao hợp lý để tái đầu tư vào TSCĐ, mở rộng quy
trình sản xuất để xí nghiệp ngày càng lớn mạnh trên thị trường cạnh tranh
b) Nhiệm vụ
Xí nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt,
cút, bồ câu …), thức ăn thuỷ sản (tôm, cá…) và cung cấp nguyên liệu được xử lý qua
máy hồng ngoại (MICRONIZER) vừa tiệt trùng vừa tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
Xí nghiệp còn có nhiệm vụ cung cấp thức ăn heo, bò để phục vụ cho nhu cầu
của các xí nghiệp chăn nuôi và công ty bò sữa trực thuộc Tổng Công ty Nông Nghiệp
Sài Gòn.

6



2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
a)Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Xí Nghiệp
Ban Giám Đốc

P. HC-LĐ-TL

P. KH - KD

PX sản xuất

P. Kế toán

Tổ cơ điện

P. KT - KCS

PX tôm

Tổ vận chuyển
Tổ xay xát
Tổ thành phẩm

Nguồn tin: Phòng HC – LĐ – TL Xí nghiệp
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b) Chức năng của các phòng ban
- Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong tất cả mọi hoạt động của XN. Có
quyền quyết định và chịu mọi trách nhiệm của mình đối với hoạt động của XN trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tài vụ, đối nội, đối ngoại.
Phó giám đốc: là người thay mặt giám đốc giải quyết những công việc trong xí
nghiệp khi giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và giám sát về nhân
sự, tiền lương, thi đua, khen thưởng. Phó giám đốc gồm có 2 người:
- Phó giám đốc kế hoạch - sản xuất
- Phó giám đốc kỹ thuật
7


- Các phòng ban
Phòng Tổ Chức Hành Chính - Lao Động - Tiền Lương
- Giúp ban giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, lo công tác nhân sự tại
XN như: tuyển dụng, quy hoạch đào tạo, điều động, đề nghị bổ nhiệm cán bộ, lo các
chế độ về lương, thưởng, thi đua và các chế độ chính sách khác cho cán bộ công nhân
viên và người lao động theo đúng quy định của nhà nước.
- Lưu trữ hồ sơ, đánh máy, in ấn tài liệu, văn thư… theo dõi việc trang bị
và quản lý tài sản văn phòng, đảm bảo kịp thời phương tiện vận chuyển công tác…
Phòng Kế Toán.
- Chuyên việc cập nhật các số liệu kinh tế phát sinh hàng ngày của mọi
chứng từ. Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán và phân tích kết quả hoạt động SXKD
của XN từng tháng, quý, năm.
- Quản lý toàn bộ tài sản hiện có của XN
- Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ theo yêu cầu đổi mới kinh tế nhằm
đáp ứng kịp thời chế độ hạch toán kế toán. Báo cáo đánh giá và phân tích tình hình
SXKD của XN cho giám đốc.
Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh
- Xây dựng kế hoạch cân đối theo theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao,

tham mưu ký hợp đồng, phân tích đánh giá hiệu quả của kinh doanh từng quý.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tham mưu cho
giám đốc về giá cả hợp đồng, về định hướng phát triển XN, đề ra các biện pháp, tổ
chức triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu.
- Điều động phương tiện vận chuyển, định mức nhiên liệu, tu sửa
phương tiện vận chuyển.
Phòng Kiểm Tra KCS
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình kỹ thuật công nghệ, các định
mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, các quy tắc về an toàn kỹ
thuật.
- Theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm từ đầu vào (nguyên vật liệu)
đến đầu ra (thành phẩm). Đồng thời nghiên cứu sáng kiến kỹ thuật, tìm kiếm biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm.
8


2.2. Quy trình công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi của xí nghiệp
Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm được nhập từ Châu Âu và dây
chuyền sản xuất thức ăn thuỷ sản của XN được nhập từ Đài Loan. Cả 2 dây chuyền
sản xuất hoàn toàn tự động từ khâu phối chế nguyên liệu đến khâu trộn, ép viên và ra
thành phẩm.
2.2.1. Sơ đồ chế biến TĂCN tại xưởng sản xuất của xí nghiệp
Hình 2.2. Sơ Đồ Chế Biến TĂCN tại Xưởng Sản Xuất của XN

Nhập nguyên liệu

Xử lý nguyên liệu

Nghiền


Chứa vào hệ thống xilo

Phối chế theo công thức định lượng băng vi tính

Trộn

Cám bột

Ép viên

Đóng bao

Làm nguội

Đóng bao

Kho thành phẩm

Nguồn tin: Phòng Kiểm tra – KCS Xí nghiệp

9


2.2.2. Quy trình chế biến TĂCN tại phân xưởng sản xuất của xí nghiệp
- Khâu nạp nguyên liệu. Đây là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất bao gồm
sơ chế và định lượng. Nguyên liệu đưa vào nếu không phù hợp như còn ướt hay mốc
thì sẽ đưa vào máy sấy xử lý bằng tia hồng ngoại nhằm đảm bảo an toàn vi sinh, tăng
giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Khâu nghiền. Từng loại nguyên liệu được tính đủ cho một ca sản xuất được
xay nghiền sẵn trong các xilô riêng biệt (nghiền theo độ mịn cho từng loại thức ăn vật

nuôi).
- Khâu trộn. Trạm điều khiển bằng hệ thống tự động cho các nguyên liệu đổ
qua cân định lượng cho đúng số lượng đã ghi theo công thức. Sau đó các vít vải trộn
các nguyên liệu rồi đổ vào bồn trộn.
- Nếu là thức ăn bột thì được đưa qua khâu đóng bao thành phẩm
- Nếu là thức ăn dạng viên thì chuyển qua xilô trung gian và đưa vào
máy ép viên. Thức ăn viên sẽ nguội và đạt nhiệt độ tương đương nhiệt độ môi trường
khoảng 30oC bằng nồi hơi. Thức ăn viên nguội được các gàu tải đưa lên máy sàng
viên, phần bột được sàng lại chuyển về máy ép viên. Thức ăn viên thành phẩm được
chứa trong xilô qua cân tự động và được đóng bao.
2.3. Tình hình CSVC và MMTB của XN qua 02 năm 2005 – 2006
Số lượng và giá trị của TSCĐ nói lên quy mô của XN. Là một XN quốc doanh,
vốn hầu hết do nhà nước cấp nên XN An Phú cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó để đảm bảo được tiến độ sản xuất đòi hỏi
XN phải tự bổ sung vốn thì mới có khả năng đứng vững trên thị trường. Bảng 2.1 thể
hiện tình hình CSVC và MMTB của XN qua 02 năm 2005 – 2006.
Bảng 2.1. Tình Hình CSVC và MMTB của XN qua 02 Năm 2005 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Đất đai, nhà cửa
MMTB
PTVT, truyền dẫn
TB, DC quản lý
Tổng cộng

Năm 2005
3.847
12.936
465
110

17.358

Năm 2006

Chênh lệch

%
3.847
0
0
13.310
374
3
465
0
0
134
24
22
17.756
398
2
Nguồn tin: Phòng Kế toán XN & TTTH

10




Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình cơ sở vật chất của xí nghiệp năm 2005 – 2006 có

sự thay đổi không đáng kể. Tổng TSCĐ của XN tăng 398 triệu đồng (tương ứng tăng
2%). Việc tăng này chủ yếu là do xí nghiệp đã đầu tư nhiều hơn cho thiết bị và dụng
cụ quản lý (tăng 22%) nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp tốt hơn trong
bối cảnh hiện nay. Hai dây chuyền sản xuất được nhập từ Châu Âu và Đài Loan đã đi
vào sản xuất ổn định, hệ thống máy móc thiết bị chỉ tăng 374 triệu đồng (tăng 3%).
Trong cơ cấu TSCĐ ta thấy máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ lệ lớn, các tài sản khác tuy
có biến động nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Tuy vậy với môi
trường kinh doanh hiện nay XN nên đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể mở rộng thị trường, cạnh tranh với sản phẩm
của các đơn vị khác trong ngành.
2.4. Tình hình lao động tại xí nghiệp
Lao động là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và nâng cao năng suất lao động sẽ giúp cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Tình hình phân bố và tổ chức lao
động ở XN được trình bày ở bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Lao Động tại XN Năm 2006
Phân loại
Tổng số lao động
I - Theo trình độ học vấn
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Phổ thông
II - Theo hình thức lao động
Gián tiếp
Trực tiếp

Số người
83
14
11

58

Tỷ trọng (%)
100,00
16,87
13,25
69,88

23
27,71
60
72,29
Nguồn tin: Phòng HC – LĐ – TL Xí nghiệp

Qua bảng cơ cấu lao động của xí nghiệp ta thấy đa phần lao động của XN là lao
động phổ thông. Số lao động có trình độ đại học là 14 người (chiếm 16,87%), cao
đẳng và trung cấp có 11 người (chiếm 13,25%), còn lại là lao động phổ thông chiếm tỷ
trọng cao nhất 69,88% tương đương với 58 người. Hầu hết những người có trình độ từ
trung cấp trở lên đều làm việc ở khối văn phòng. Tuy nhiên đội ngũ lao động của xí
nghiệp phần lớn là các cô chú có thâm niên công tác lâu năm, là những người có năng
11


lực, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh giúp XN
phát triển tốt hơn và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN
Trong điều kiện ngành chăn nuôi phải đối mặt với dịch bệnh thì ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi cũng không tránh khỏi những thử thách, khó khăn từ nhiều phía.
Trước tình hình đó Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú đã tự mình nỗ lực, chủ
động trong sản xuất để hạn chế khó khăn, đảm bảo nguồn vốn do nhà nước cấp và

mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Kết quả hoạt động SXKD của XN trong 02 năm
2005 - 2006 thể hiện cụ thể qua bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của XN qua 2 Năm 2005 – 2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu BH&CCDV
Doanh thu bán hàng
Doanh thu CCDV
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về BH&CCDV
Tổng CPSX
Giá vốn hàng bán
LN gộp về BH&CCDV
Doanh thu HĐTC
Chi phí HĐTC
Chi phí BH
Chi phí QLDN
LN thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
LN khác
Tổng LN kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN
LN sau thuế TNDN
Tỷ suất LN sau thuế/CPSX

Tỷ suất DT BH&CCDV/ CPSX

46.227
42.195
4.032
90
46.137
37.498
41.730
4.407
17
330
1.301
2.026
767
195
11
184
951
0
951
0,03
1,23

67.851
66.658
1.193
117
67.734
59.457

62.134
5.600
167
182
2.010
1.557
2.018
1.523
97
1.426
3.444
399
3.045
0,05
1,14

Chênh lệch
±
%
21.624
24.463
-2.839
27
21.597
21.959
20.404
1.193
150
-148
709

-469
1.251
1.328
86
1.242
2.493
399
2.094
0,03
-0,09

46,78
57,98
-70,41
30,00
46,81
58,56
48,90
27,07
882,35
-44,85
54,50
-23,15
163,10
681,03
781,82
675,00
262,15
100,00
220,19

101,94
-7,41

Nguồn tin: Phòng Kế toán XN & TTTH
Bảng 2.3 cho thấy năm 2006 kết quả hoạt động SXKD của XN tăng lên rất
nhiều so với năm 2005. Doanh thu thuần về BH&CCDV và tổng lợi nhuận kế toán
12


trước thuế tăng cao. Cụ thể: doanh thu thuần về BH&CCDV tăng 21 tỷ 597 triệu đồng
tương đương với 46,81%. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng 2 tỷ 493 triệu đồng tức
tăng 262,15% so với năm 2005. Thuế TNDN phải nộp năm 2006 là 399 triệu đồng,
trong khi năm 2005 XN không phải nộp thuế TNDN vì được sự ưu đãi của nhà nước
do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Dù vậy tổng lợi nhuận sau thuế năm 2006 cũng
tăng hơn gấp 3 lần (220,19%) tức là tăng lên 2 tỷ 94 triệu. Tuy nhiên do giá vốn hàng
bán và chi phí sản xuất cũng tăng lên nên tỷ suất LN/CPSX năm 2006 tăng 0,03 lần so
với năm 2005 nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra trong năm 2006 chỉ thu được lợi
nhuận tăng thêm là 0,03 đồng. Và tỷ suất DT/CPSX lại giảm 0,09 lần (ứng với 7,41%)
là do tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của CPSX (năm 2006 tổng
chi phí sản xuất tăng 58,56% trong khi đó doanh thu thuần từ BH&CCDV chỉ tăng
46,81% so với năm 2005). Như vậy việc SXKD của XN ngày càng phát triển, một tín
hiệu đáng mừng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
2.6. Thuận lợi và khó khăn của XN
2.6.1. Thuận lợi
- Mặt bằng sẵn có, nguồn vốn chủ yếu do nhà nước cấp.
- Xí nghiệp được thành lập lâu đời nhờ đó đã thừa kế và phát triển những kinh
nghiệm quý báu về sản xuất TĂCN và lượng khách hàng ổn định. Phân xưởng sản
xuất gần khu dân cư, sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ sở vật chất tương đối ổn định.
- Nguồn lao động phổ thông dồi dào.

- Nội bộ xí nghiệp đoàn kết, nhất trí cao.
2.6.2. Khó khăn
- Thị trường xuất khẩu còn rất nhỏ
- Giá mua nguyên vật liệu đầu vào còn cao, chưa ổn định, phụ thuộc vào mùa
vụ của ngành nông nghiệp.
- Vấn đề khó khăn chính của XN hiện nay là thiếu vốn sản xuất. Vốn nhà nước
cấp chỉ đáp ứng 30% nhu cầu sản xuất kinh doanh. Về vốn vay XN sử dụng rất ít vì
ngành chế biến thuộc lĩnh vực công nghiệp nhưng lại phục vụ sản xuất nông nghiệp do
đó XN khi vay vốn phải chịu lãi suất theo ngành công nghiệp. Đây là yếu tố khiến cho

13


doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
như: Cargill, CP, Proconco, Lái Thiêu,…
- Ngoài ra do đặc thù của ngành sản xuất TĂCN, sản phẩm chủ yếu phục vụ
ngành nông nghiệp chăn nuôi nên hoạt động sản xuất kinh doanh của XN cũng bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và mùa vụ.

14


×