Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN TẠI TỈNH TIẾN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.81 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI
LAN TẠI TỈNH TIẾN GIANG

NGUYỄN VĂN DÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả kinh tế
mô hình nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang” do Nguyễn Văn Dô, sinh viên khóa 29,
ngành kinh tế, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
__________________________

NGUYỄN VŨ HUY
Giáo viên hướng dẫn
________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

2

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô tận đến cha mẹ và những người thân
luôn bên cạnh và hổ trợ cho con hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh cùng toàn thể các quý thầy cô trong khoa kinh tế đã truyền đạt những
kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sấu sắc đến thầy Nguyễn Vũ Huy, người đã tận tình

truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, nhất là trong
quá trình thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Các cô chú, anh chị ở sở Thủy Sản ( trung tâm khuyến ngư) tỉnh Tiền Giang,
cùng các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã cung cấp những thông tin quý báo giúp em
hoàn thành tốt được đề tài tốt nghiệp.
- Các bạn bè, người thân luôn quan tâm giúp đỡ và ủng hộ em.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2007

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Dô

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN DÔ. Tháng 6 năm 2007. “Thực trạng và hiệu quả kinh tế
của mô hình nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang”
NGUYEN VAN DO. June 2007. “reality and economic effectiveness of
Thailand frogpattern in Tien Giang”
Từ cuối năm 2004 tỉnh Tiền Giang đã nhập giống ếch Thái Lan về nuôi thử
nghiệm. Tham gia nuôi là hầu hết các hộ nhân viên khuyến ngư tại các huyện, xã của
tỉnh. Hiện tại mô hình đang có xu hướng phát triển khá mạnh.
Đề tài nhằm xác định thực trạng và tìm hiểu hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang, phân tích rõ hiệu quả kinh tế của từng mô hình nuôi,

bên cạnh đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ếch, sau cùng tìm hiểu tiềm
năng phát triển và một số giải pháp để phát triền loại hình sản xuất này dựa trên sự
khảo sát trên 50 hộ nuôi ếch Thái Lan trong tỉnh.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt

i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình

iii

Danh mục phụ lục

iv

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1


1.1.1. Lý do nghiên cứu

1

1.1.2. Ý nghĩa đề tài

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Các giả thuyết

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Giới hạn nội dung, đối tượng nghiên cứu


3

1.4.2 .Phạm vi không gian

3

1.4.3. Phạm vi thời gian

4

1.5. Cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Đặc điểm tổng quát của tỉnh Tiền Giang

5

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

5

2.2.2. Điều kiện tự nhiên


6

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.3. Kết luận

15

2.3.1. Thuận lợi

15

2.3.2. Khó khăn

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5


3.1. Nội dung nghiên cứu

17

3.1.1. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp

17


3.1.2. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản đối với nền kinh tế

17

3.1.3. Hoạt động sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

18

3.1.4. Giới thiệu chung về ếch công nghiệp (ếch Thái Lan)

18

3.1.5 Các khái niệm về hiệu quả kinh tế

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

22

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê


23

3.2.4. Phương pháp khấu hao

23

3.2.5. Phương pháp hồi quy và tương quan

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THÀO LUẬN

4.1. Cơ sở thực tiễn

26

4.1.1. Hiện trạng phát triển thủy sản 1995-2005

26

4.2. Thực trạng ngành nuôi ếch của tỉnh Tiền Giang

26

4.3. Các chỉ tiêu trên nông hộ

27

4.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra


27

4.3.2. Tình hình biến động số hộ nuôi tại tỉnh Tiền Giang

27

4.3.3. Diện tích và quy mô nuôi ếch của các nông hộ tại
tỉnh Tiền Giang

28

4.3.4. Giá ếch bình quân trong các năm qua

29

4.4. Các mô hình nuôi ếch tại tỉnh Tiền Giang

30

4.4.1. Nuôi trong vèo (giai)

31

4.4.2. Nuôi trong bể xi măng

31

4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ếch công nghiệp
(ếch Thái Lan) trong vèo (giai)


32

4.5.1. Chi phí xây dựng cơ bản cho mô hình nuôi ếch công nghiệp trong
vèo diện tích 10m2

33

4.5.2. Chi phí giai đoạn sản xuất kinh doanh của mô hình nuôi
ếch Thái Lan trong vèo diện tích 10m2
6

34


4.5.3. Tổng chi phí sản xuất cho mô hình nuôi ếch công nghiệp trong
vèo với diện tích 10m2

35

4.5.4. Kết quả - hiệu quả của mô hình nuôi ếch trong vèo
năm 2006 diện tích 10m2

35

4.6. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ếch công nghiệp
(ếch Thái Lan) trong bể xi măng với diện tích 10m2 tại tỉnh Tiền Giang

37


4.6.1. Chi phí xây dựng cơ bản mô hình nuôi ếch công nghiệp trong
bể xi măng (10m2)

38

4.6.2. Chi phí sản xuất kinh doanh mô hình nuôi ếch công nghiệp
trong bể xi măng

38

4.6.3. Tổng chi phí cho mô hình nuôi ếch công nghiệp trong
bể xi măng

39

4.6.4. Kết quả - hiệu quả mô hình nuôi ếch công nghiệp trong bể xi măng

39

4.7. So sánh kết quả - hiệu quả giữa mô hình nuôi trong vèo vụ 1 và trong
bể xi măng vụ 1

40

4.8. Một số thông số kĩ thuật của hộ nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang

42

4.9. Mức chi phí cơ hội


44

4.10. Mô hình hồi quy

45

4.10.1. Ước lượng các thông số của mô hình nuôi vèo vụ 1 (phụ lục 1)

46

4.10.2. Ước lượng các thông số của mô hình nuôi vèo vụ 2 (phụ lục 2)

46

4.10.3. Ước lượng các thông số của mô hình nuôi xi măng vụ 1
(phụ lục 3)

47

4.10.4. Ước lượng các thông số của mô hình nuôi bể xi măng vụ 2
(phụ lục 4)

48

4.10.5 Các kiểm định của bốn mô hình A, B. C, D

48

4.10.6. Phân tích mô hình hồi quy


50

4.11. Biến thiên lợi nhuận hai mô hình nuôi ếch trong vèo và trong bể xi măng
(trong năm)

54

4.12. Khảo sát phân phối giá trị lợi nhuận trong các mẫu điều tra trong
hai mô hình nuôi ếch (vèo và bề xi măng)

56

4.13. Một số giải pháp

59
7


4.13.1. Giải pháp về con giống

59

4.13.2. Giải pháp về kỹ thuật chăm sóc

59

4.14. Một số đề xuất

60


4.14.1. Thị trường và hợp đông tiêu thụ

60

4.14.2. Kiểm dịch

60

4.14.3. Kỹ thuật nuôi

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Đối với chính quyền nhà nước

62

5.2.2. Đối với hộ chăn nuôi

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

CTY XNK

Công ty xuất nhập khẩu

DT

Doanh thu

ĐTTH

Điều tra tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

ĐHNL

Đại học nông lâm


GĐCB

Giai đoạn cơ bản

LN

Lợi nhuận

NVL

Nguyên vật liệu

PTNT & KN

Phát triển nông thôn và khuyến nông

SXKH

Sản xuất kinh doanh

TTNC KHKT và KN TP

Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến

nông thành phố
TCF

Tổng chi phí

TG


Tiền Giang

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XM

Xi măng

9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng (GDP) của các khu vực kinh tế
tỉnh Tiền Giang

12

Bảng 2.2. Tỷ trọng các khu vực kinh tế tại tỉnh Tiền Giang

12

Bảng 4.1: Kết quả sản xuất thủy sản tỉnh Tiền Giang


24

Bảng 4.2. DT và QM nuôi ếch của 50 hộ điều tra tại Tiền Giang

26

Bảng 4.3. Các mô hình nuôi ếch tại tỉnh Tiền Giang

28

Bảng 4.4: Chi phí XDCB cho mô hình nuôi ếch trong vèo (diện tích 10m2)
2

31

Bảng 4.5. Chi phí SXKD cho mô hình nuôi ếch trong vèo (diện tích 10m )

32

Bảng 4.6. Tổng chi phí sản xuất cho mô hình nuôi ếch trong vèo

33

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả mô hình nuôi ếch Thái Lan trong vèo (10m2)

34

Bảng 4.8. Chi phí XDCB nuôi ếch trong bể xi măng


35

Bảng 4.9. Chi phí SXKD mô hình nuôi ếch công nghiệp trong bể xi măng

36

Bảng 4.10. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh cho mô hình nuôi ếch
công nghiệp trong bể xi măng

37

Bảng 4.11. Doanh thu, lợi nhuận ếch công nghiệp trong bể xi măng

37

Bảng 4.12. So sánh kết quả - hiệu quả giữa vèo và bể xi măng Vụ 1

39

Bảng 4.13. So sánh kết quả - hiệu quả giữa vèo và bể xi măng Vụ 2
(diện tích 10 m2)

39

Bảng 4.14. Đánh giá thực hiện một số thông số kỹ thuật của người dân
nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang mô hình nuôi vèo

40

Bảng 4.15. Đánh giá thực hiện một số thông số kỹ thuật của người dân

nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang mô hình nuôi bể xi măng
2

41

Bảng 4.16. Chi phí - lợi nhuận nuôi gà và vịt trên diện tích 10m tại tỉnh Tiền Giang

42

Bảng 4.17. Các thông số ước lượng của mô hình vèo vụ 1(A)

44

Bảng 4.18. Các thông số ước lượng của mô hình vèo vụ 2 (B)

45

Bảng 4.19. Các thông số ước lượng của mô hình xi măng vụ 1 (C)

46

Bảng 4.20. Các thông số ước lượng của mô hình xi măng vụ 2 (D)

46

Bảng 4.21. Kiểm tra dấu kỳ vọng trong 2 mô hình nuôi (B) và (C)

49

Bảng 4.22. Tổng hợp các hệ số ước lượng các biến giải thích trong 4 mô hình


50

10


Bảng 4.23. Biến thiên lợi nhuận 100 mẫu điều tra mô hình nuôi ếch trong vèo/năm

53

Bảng 4.24. Biến thiên lợi nhuận 100 mẫu điều tra mô hình xi măng /năm

53

Bảng 4.25. Phân phối lợi nhuận trong mẫu điều tra

56

Bảng 4.26. Phân phối lợi nhuận trong mẫu điều tra

57

11


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biến động số hộ nuôi qua các năm

26


Hình 4.2. Sơ đồ biến động giá bán ếch qua các năm qua tại tỉnh Tiền Giang

27

Hình 4.3. Biến động lợi nhuận giữa nuôi ếch bể xi măng và nuôi vèo

55

Hình 4.4. Phân phối giá trị lợi nhuận các mẫu điều tra mô hìn nuôi ếch
trong vèo

56

Hình 4.5. Phân phối giá trị lợi nhuận các mẫu điều tra mô hình nuôi ếch
bể xi măng

58

12


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô hình hồi quy nuôi ếch Thái Lan trong vèo vụ 1
Phụ lục 2. Mô hình hồi quy nuôi ếch Thái Lan trong vèo vụ 2
Phụ lục 3. Mô hình hồi quy nuôi ếch Thái Lan trong bể xi măng vụ 1a
Phụ lục 4. Mô hình hồi quy nuôi ếch Thái Lan trong bể xi măng vụ 2
Phụ lục 5. Kiểm định t
Phục lục 6. Bảng hệ số ước lượng mô hình vèo vụ 1 (A)
Phụ lục 7. Các thông số ước lượng của mô hình vèo vụ 2 (B)

Phụ lục 8. Các thông số ước lượng của mô hình xi măng vụ 1 (C)
Phụ lục 9. Các thông số ước lượng của mô hình xi măng vụ 2 (D)
Phụ lục 10. Kiểm định F
Phụ lục 11. Hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 12. Hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 13. Hiện tượng tự tương quan

13


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
1.1.1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của đất nước, ngành
sản xuất hàng hóa của Việt Nam nói chung và ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng
đã thật sự thay đổi, đang trên đà tăng trưởng mạnh có khả năng cạnh tranh cùng các
các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là các cường quốc nông nghiệp,với mục tiêu
hướng đến là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những
năm gần đây, các cấp chính quyền cũng như các hội khuyến nông, các hợp tác xã …đã
khuyến khích, hướng dẫn và tìm ra rất nhiều phương pháp mới trong kỹ thuật nông
nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng có hiệu quả rất cao, một số hộ đã ăn
nên làm ra, có nhiều triệu phú đã làm giàu từ mảnh đất của mình, góp phần không nhỏ
vào sự thay đổi không nhỏ của bộ mặt nông thôn.
Hiện nay sản xuất nông nghiệp giữa vị trí tầm cao trong nền kinh tế xã hội Việt
Nam, trong đó kinh tế hộ đóng vai trò không nhỏ. Việc phát triển kinh tế hộ đã được
chú trọng trong kinh tế nông nghiệp với các hình thức chăn nuôi và trồng trọt khác
nhau, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản. Ngoài việc cung cấp lương thực thực phẩm cho
người dân, hàng năm sản xuất nông nghiệp thu hút phần lớn lao động nông thôn và tạo

ra sản lượng khá cao cung cấp cho tiêu dùng trong nước và dẫn đến xuất khẩu đem
một khoảng lớn ngoại tệ vào trong nước. Góp phần gia tăng sản lượng GDP của quốc
gia và còn là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển.
Khi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đã đạt đến đỉnh cao thì việc
thực hiện xu hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi để tăng hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp, việc đưa giống mới có giá trị kinh tế, phù hợp với môi trường là mục tiêu
quan trọng của phát triển nông nghiệp và thủy sản. Mặc dù nhà nước ta đã có sự quan
tâm, nhưng nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Trong nông nghiệp năng suất vẫn còn thấp, giá cả chưa thực sự ổn định,
14


việc tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn. Đặt biệt những năm gần đây có khá nhiều
rủi ro ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và vật nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp
nói chung. Vấn đề đáng quan tâm và là lo ngại hàng đầu của nhà nông là các nạn dịch
như: cúm gia cầm, dịch lỡ mòm long móng ở gia súc…hiện tại đã và đang tiêu hủy
bao tâm huyết của người dân, thậm chí là đe dọa cả tính mạng của họ, vào năm 2002
khoảng 4 triệu gia cầm đã phải tiêu hủy, thiệt hại 3000 tỷ đồng cho nhà nước. Hiện tại,
nhà nước đã có nhiều cách phòng chống các rủi ro trên, tuy nhiên người dân chưa đủ
can đảm để có thể nuôi trồng lại như xưa, họ vẫn còn tâm lý sợ dịch hại lại xuất hiện.
Giờ đây họ không biết chọn cây gì, con gì để đáp ứng với thị trường, đặc biệt bằng
những phương pháp, mô hình gì để có thể đem lại thu nhập thật cao và ổn định cho gia
đình cũng như cho toàn xã hội. Những vấn đề này thật sự gây khó khăn cho các cấp
chính quyền. Tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi có nạn dịch khá cao một số
người dân gần sông, gần biển chuyển sang mô hình nuôi trồng thủy sản, thế nhưng các
hộ nông dân không có điều kiện nuôi trồng, mặt khác họ đã quen với việc chăn nuôi
gia súc, gia cầm phải đối phó ra sao? Từ thực tế trên vấn đề tìm ra phương pháp thích
hợp là nhất thiết và rất quan trọng. Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và hiệu quả kinh tế
của mô hình nuôi ếch công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang” được thực hiện là vấn đề nên
làm và rất thực tế nhằm góp phần trong công việc tháo gỡ những khó khăn về định

hướng, thu nhập, giá cả.. của người nông dân đồng thời tìm ra các giải pháp thật tốt và
phù hợp để tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân trong địa bàn
thành phố cũng như trong cả nước.
1.1.2. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa đề tài nhằm tạo cơ sở giúp người nông dân nhận định hướng sản xuất
tốt hơn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, vốn lao động…đặc biệt tìm ra
mô hình nuôi mới phù hợp với tình hình, và tâm lý của người dân trong bối cảnh các
nạn dịch đang lan rộng. Từ đó, cải thiện thu nhập cho các nông hộ.
Làm cơ sở cho hướng nghiên cứu sau này và hy vọng đây cũng là một trong
những tài liệu tham khảo cho trung tâm khuyến ngư tỉnh Tiền Giang cũng như các nơi khác.
Giúp ngân hàng có được những thông tin thực tế mà hỗ trợ vốn cho việc đầu tư
phát triển nghề nuôi ếch công nghiệp (ếch Thái Lan) tại tỉnh Tiền Giang.
Đề tài còn là luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học.
15


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ếch công nghiệp
(ếch Thái Lan) tại tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng mô hình nuôi ếch công nghiệp (ếch Thái Lan) tại các hộ
nông dân tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu được từ việc nuôi ếch công
nghiệp (ếch Thái Lan).
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển và xây dựng một số giải pháp khắc phục khó
khăn còn tồn tại đối với mô hình nuôi ếch công nghiệp (ếch Thái Lan) tại tỉnh Tiền Giang.
- Đưa ra một số định hướng phát triển mô hình nuôi ếch.
1.3. Các giả thuyết

- Nuôi ếch công nghiệp đem lại hiệu quả cao hơn nuôi ếch đồng?
- Hình thức nuôi có liên quan rất nhiều đến năng suất vật nuôi, hiệu quả và lợi
nhuận sẽ khác nhau giữa các hình thức nuôi?
- Chuyển sang nuôi ếch thay vì gia súc, gia cầm thật sự đem lại tâm lý vững
vàng và hiệu quả cho các nông dân?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Giới hạn nội dung, đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu làm rõ thực trạng, so sánh hiệu quả kinh tế hai mô hình nuôi ếch
Thái Lan (trong vèo và trong xi măng), đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến
năng suất nuôi ếch và tìm ra mức đầu vào tối đa hóa lợi nhuận trong vấn đề nuôi ếch
Thái Lan.
1.4.2 .Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát những hộ dân nuôi ếch công nghiệp
tại tỉnh Tiền Giang.

16


1.4.3. Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành thu thập số liệu trong năm 2006 với tổng số hộ trên 50.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn tốt nghiệp gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài , ý nghĩa của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và
thời gian, không gian nghiên cứu.
Chương 2: Nêu tổng quan tài liệu nghiên cứu và giới thiệu tổng quát về tỉnh
Tiền Giang, để thấy rõ những thuận lợi và khó khăn trong nông nghiệp, chăn nuôi
cũng như thủy hải sản.
Chương 3: Trình bày các khái niệm về kinh tế, đặc điểm nông nghiệp, vai trò
của ngành nuôi trồng thủy sản, giới thiệu chung về ếch Thái Lan (ếch công nghiệp).
Cuối cùng trình bày các phương pháp nghiên cứu trong việc thực hiện đề tài và các chỉ

tiêu xác định hiệu quả kinh tế.
Chương 4:
Mô tả sơ lược thực trạng mô hình nuôi ếch Thái Lan tại tỉnh Tiền Giang.
Xác định hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi ếch Thái Lan (trong vèo và
trong xi măng).
So sánh hiệu quả giữa hai mô hình nuôi.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi trong hai vụ của hai mô
hình nuôi ếch trong vèo và trong bể xi măng.
Đưa ra các giải pháp và định hướng để phát triển mô hình sản xuất này.
Chương 5: Kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cho thấy được hiệu quả kinh tế
của cả hai mô hình nuôi ếch Thái Lan (trong vèo và trong xi măng), có thể đem lại thu
nhập ổn định cho người nông dân đặc biệt tại thời điểm bất ổn về tâm lý về chăn nuôi
gia súc như hiện nay. Đồng thời đề ra phương hướng để phát triển và mở rộng mô hình
nuôi cho tỉnh cũng như cả nước.

17


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan.
Mô hình phát triển nuôi ếch thịt mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam khoảng 5 năm.
Tuy nhiên hiện tại phạm vi nuôi đã lan rộng ra rất nhiều tỉnh trong nước. Chính vì thế
vấn đề nuôi ếch đã trở thành đề tài nóng bỏng cho các sinh viên cũng như các trung
tâm khuyến ngư để ý tới.
Đề tài: “Thực trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ếch Thái Lan tại
tỉnh Tiền Giang” đây là một đề tài mới vì trước đây chưa có đề tài nào nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ếch, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tham
khảo các tài liệu sau:

Hà Minh Huy (2006), mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể xi măng đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi trong ao đất tại địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc
Môn.
Lớp PTNT & KN 28 (2005), thị trường tiêu thụ ếch Thái Lan rất lớn, mô hình
nuôi ếch Thái Lan rất dễ nuôi, và có thể áp dụng trên nhiều vùng.
2.2. Đặc điểm tổng quát của tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu Long và cách
thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2.481,8 km2. Có 32 km bờ biển
và là cửa ngõ ra biển Đông.
Tọa độ địa lý Tiền Giang giới hạn bởi: 105o49'07'' đến 106o48'06''kinh độ
Đông; 10o12'20'' đến10o35'26''vĩ độ Bắc.
Có ranh giới hành chính: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp;
Phía Nam giáp Tỉnh Bến Tre; Phía Bắc giáp tỉnh Long An.

18


Tỉnh Tiền Giang nằm ở tả ngạn sông Tiền và giáp với biển Đông 32km. Chiều
dài sông Tiền (dòng chính chảy ra cửa Đại) chảy qua tỉnh khoảng 114km (đo trên bản
đồ tỷ lệ 1/50.000).
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Tiền Giang thuộc vùng đồng bằng ven biển nằm trong ĐBSCL, nhìn chung có
địa hình tương đối bằng phẳng, thấp. Nằm ở cuối sông Tiền (sông Mêkông). Độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 0,6-3,0 m; có hướng thấp dần từ ven sông Tiền đi
vào ĐTM và ra biển Đông.
b) Địa chất
Mực nước ngầm tại thành phố tỉnh Tiền Giang thay đổi theo mùa, mùa mưa

thường ở độ sâu dưới 1mét, mùa khô thường ở độ sâu 1-3 mét cách mặt đất. Nguồn bổ
xung nước ngầm là nước mưa.
c) Nhiệt độ
Khá ổn định, ít biến động giữa các tháng trong mùa. Nhiệt độ trung bình năm
280C; trung bình cao nhất 2905 (tháng 4); trung bình thấp nhất 260 (tháng 10) ; cao
tuyết đối 38o9 ( tháng 5/1930); thấp tuyệt đối 1409 ( tháng 1/1963).
d) Độ ẩm không khí
Liên quan mật thiết đến chế độ mưa và gió trong năm, có sự khác biệt theo mùa
rõ rệt. Độ ẩm không khí khá cao: Trung bình năm 84-86%; bình quân mùa mưa
88,4%; bình quân mùa khô 70%.
e) Lượng mưa
Mỗi năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11, lượng
mưa trung bình 1.345,8-1.894,40 mm, phân bố không đều theo hướng không gian và
thời gian. Mùa mưa tập trung vào tháng 8-10. Lượng mưa trong các tháng này chiếm
tới 80% lượng nước trong năm. Lượng mưa nhiều nhất 427,5 mm (1997). Mùa mưa
kéo dài 170-200 ngày trong năm, trong mùa mưa thường có đợt nắng kéo dài 2-3 tuần
vào tháng 7-8 gọi là hạn Bà Chằn gây hạn cho cây trồng và thiếu nước cho thủy sản
nuôi (lúa, cây cần nước thường xuyên ở vùng không có hệ thống thủy lợi tốt).

19


f) Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi cao nhất là 4,5mm/ngày (tháng 2); thấp nhất 2,4mm/ngày (tháng 10).
g) Gió
Được phân ra hai mùa rõ rệt; mùa mưa có gió hạ từ tháng 6-9, hướng gió chủ
đạo Tây và Tây Nam; mùa khô có gió mùa Đông từ tháng 11-4, hướng gió chủ đạo là
gió Đông. Tốc độ gió trung bình 2-4m/s, vùng ven biển gió mạnh hơn, trong ngày gió
thổi mạnh hơn vào buổi chiều.
Hướng gió thịnh hành Đông Nam từ tháng 1 đến tháng 4, tốc độ 2 – 5m./s.

h) Sông rạch và đặc điểm thủy văn
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có hệ thống kênh gạch chằng chịt: sông Bảo Định,
rạch Xoài Kột, kênh Chợ Gạo.. và nhiều gạch nhỏ khác. Trong đó quan trọng nhất là
hai sông lớn (sông Tiền và sông Vàm Cỏ Đông). Tổng diện tích chiếm 7,73% diện tích
tự nhiên của tỉnh (18.228,1ha)
Sông Tiền có chế độ bán nhật triều, biên độ trung bình mùa khô 3,25 mét
(max3,62, min 3,27m). Lượng mưa mùa mưa 1600m3/năm ( tháng 9,20), mùa khô
270m3/năm (tháng 3,4,5).
Mùa khô sông Tiền bị nhiễm mặn, hàm lượng có khi lên đến 2,3g/l nước.
Mùa mưa lũ thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm và kết thúc
tháng 12 hàng năm.
l) Nắng
Tổng số giờ nắng bình quân trong các năm 1995-1999 là 2.181,20 (’99)-2.676,8
giờ (’97) (BQ 6,17-7,34 giờ/ngày).
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình chung
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu m3,
chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất khẩu; và trên 1
triệu m3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ.Ngoài ra, còn trữ lựơng cát dọc sông
Tiền phục vụ cho sang lắp mặt bằng và tài nguyên nước khoáng, nước nóng ..
Năm 2003 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 51,1%,
công nghiệp - xây dựng 21,7%, thương mại - dịch vụ 27,2%.

20


Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản lượng 1.294
nghìn tấn; khóm sản lượng 89.650 tấn; mía sản lượng 17.902 tấn; dừa 83.405 ngàn
quả; cây ăn quả 530.175 tấn. Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với
các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu cao như: xoài

cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, nhãn xuồng cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò
và nhiều loại cây có múi khác… Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản đạt 109.632
tấn, trong đó khai thác đạt 69.139 tấn.
Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.919 tỷ đồng .
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách
đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di
tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế
kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo
Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa
Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn
tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh
thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn
tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia
đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản
xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn.
Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục
chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông
Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về
giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà RịaVũng Tàu khoảng 40km.
b) Khoáng sản
Khoáng sản Tiền Giang rất phong phú và nhiều tiềm năng chưa khai thác:
Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân
Hoà Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày
0-0,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen.
21


Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày

trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên
liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác.
Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày
0,5-2,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu,
nguyên liệu nền cho sản xuất phân bón.
Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước. Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích
hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 3km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối,
có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các
mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền. Các mỏ cát được xác định, phân
lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ
lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp
ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ
hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang
có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu
nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và
vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố
tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả
năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày
đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC;
pH 6 - 8,3.
c) Bưu chính - Viễn thông
Đầu năm 2005, mạng lưới bưu chính, viễn thông Tiền Giang có 207 điểm phục
vụ bưu điện (49 Bưu cục, 93 Bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu điện), bán kính phục
vụ bình quân đạt 1,954 km/điểm; số dân phục vụ bình quân đạt 8.207 người/điểm; mật
độ thuê bao điện thoại bình quân đạt 11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet
bình quân đạt 0,64 thuê bao/100 dân

22



d) Dịch vụ du lịch
Tiền Giang là tỉnh có khá nhiều điểm thu hút du khách, với rất nhiều di tích nổi
tiếng và phong cảnh đẹp như: Cù lao Thái Sơn; Chùa Vĩng Tràng; Vườn Sầu Riêng
Ngũ Hiệp; Trại rắn Đồng Tâm; Các cồn Tân – Long – Quy – Phụng; Di tích Rạch
Gầm Xoài Mút; Di tích Ấp Bắc; Các Lăng Trương Định – Lăng Hoàng Gia; Đặc biệt
cầu Mỹ Thuận, biển Tân Thành…
e) Dân số - Giáo dục – Y tế
Dân số: Tỉnh Tiền Giang có dân số trung bình khá cao: 1700,9 nghìn người,
mật độ dân số 719 người/km2, diện tích tỉnh là: 2366,6 km2 (thống kê tỉnh năm 2005)
Giáo dục
Tỉnh Tiền Giang có 9 đơn vị hành chính cấp Huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 7
huyện và 169 đơn vị hành chính cấp xã. Hiện nay 100% đơn vị cấp huyện và cấp xã
tiếp tục duy trì, giữ vững chống mù chữ - Phổ cập trung học. Mạng lưới trường học
năm 2003 – 2004 có: 4 nhà trẻ, 91 trường mẫu giáo,16 trường mầm non, 232 trường
tiển học, 2 trường phổ thông cơ sở,117 trường trung học cơ sở, 32 trường trung học
phổ thông (gồm 21 trường công lập, 10 trường bán công và 1 trường dân lập), 8 trung
tâm KTTHHN, 10 trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường Cao Đẳng sư phạm,
cao đẳng cộng đồng, trung học y tế, trung học văn hóa nghệ thuật.
Giáo dục-Đào tạo Tiền Giang vẫn tiếp tục giữ vững được qui mô và nhịp độ
phát triển, chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học đều tiến bộ.
Y tế
Về mặt y tế tỉnh Tiền Giang phát triển khá mạnh, quy mô ngày một tăng. Hiện
tại có khá nhiều điểm chửa bệnh và rất đáng tin cậy: với 9 trung tâm y tế tham mưu
cho Sở y tế thực hiện chức năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có
169 Trạm y tế xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Sở y tế Tiền Giang được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng
hai năm 2003 vì thành tích cống hiến phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe nhân dân trong nhiều năm liền.


23


f) Nông nghiệp
Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là trọng điểm sản xuất nông
nghiệp của cả nước, đặc biệt là sản xuất các nông sản hàng hóa có giá trị như lúa –
gạo, trái cây, thịt heo, gà, vịt…không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước
mà còn là hành hóa xuất khẩu quan trọng.
Từ những năm 1990 đến nay, GDP của tỉnh đạt mức tăng bình quân trên
10%/năm; GDP bình quân đầu người tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển
dần theo hướng công nghiệp hóa. Khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
nhất đạt mức tăng bình quân 5,4%/năm.
Nhờ tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất nên nông nghiệp Tiền Giang đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái
có diện tích khá lớn, chiếm 89% diện tích vườn cây ăn trái toàn tỉnh, đạt năng suất và
chất lượng cao, nhất là các loài cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa
Vĩnh Kim, sầu riêng,…Tiền Giang còn có sản lượng lúa hàng năm hơn 1,2 triệu tấn,
xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo; chăn nuôi heo Tiền Giang có tổng đàn (486.000 con)
và sản lượng thịt hơi đứng đầu các tỉnh, chất lượng đàn heo luôn được cải thiện theo
hướng nạc hóa.
Với lợi thế và tiềm năng hiện có, Tiền Giang tập trung thực hiện 03 chương
trình kinh tế ngành nông nghiệp là: chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, chương
trình kinh tế vườn, chương trình phát triển chăn nuôi, xác định 2 cây, 2 con chủ lực để
phát triển gồm: cây lúa chất lượng cao, đặc sản: 60.000 ha; cây ăn quả đặc sản.
g) Thủy sản
Tiền Giang là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32km bờ biển, có
hệ thống sông rạch phủ rộng khắp địa bàn và khoảng 120km chiều dài thuộc sông
Tiền đổ ra biển Đông. Do đó tỉnh có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng về thành
phần giống loài, gồm cả loài nước ngọt, nước lợ, mặn.. có nhiều điều kiện thuận lợi

cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, và các thuận lợi để trung chuyển
hàng hóa với TP. HCM và các tỉnh bằng đường bộ và đường thủy.
Tiền Giang có nghề cá dân gian và hệ thống dịch vụ hậu cần rất phát triển, có
đội tàu khai thác thủy sản gần 1.200 chiếc với công suất bình quân 128,9cv/chiếc,
24


cùng với đội ngũ ngư dân có kinh nghiệm và giỏi tay nghề, sản lượng khai thác biển
65.000 tấn/năm.
Diện tích nuôi trồng thủy sản là: 10.175 ha, sản lượng 46.570 tấn/năm.
Những mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ yếu là tôm các loại đông lạnh, nghêu
luộc đông lạnh, nghêu ngâm muối, còi điệp…
Thị trường xuất khẩu: EU, Nhật, Mỹ, Canada, Đài Loan, Trung Quốc.
H) Mục tiêu - chương trình phát triển kinh tế
Mục tiêu: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ 9-10% thời kỳ
2001-2005, từ 8-9 thời kỳ 2006-2010 và 9% cả thời kỳ 2001-2010. GDP bình quân
đầu người năm 2005 đạt 475 USD, năm 2010 đạt 976 USD (giá thời điểm), tăng 2,65
lần so với năm 2000. Trong đó giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế tăng bình
quân từng giai đoạn như sau:
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng (GDP) của các khu vực kinh tế tỉnh Tiền Giang
Tốc độ tăng trưởng (GDP) của các khu vực kinh tế (%)
Khu vực kinh tế

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Nông, lâm, ngư, nghỉệp


4.6

4.2

4.4

Công nghiệp-Xây dựng

18.7

14.2

16.4

Thương mại dịch vụ

13.5

11.0

12.2

Nguồn: Sở thủy sản tỉnh Tiền Giang
Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ cả trong GDP và trong cơ cấu lao động:
Bảng 2.2. Tỷ trọng các khu vực kinh tế tại tỉnh Tiền Giang
Tỷ trọng các khu vực kinh tế (%)
Khu vực kinh tế


2001-2005

2006-2010

2001-2010

Nông, lâm, ngư, nghỉệp

4.6

50.0

41.5

Công nghiệp-Xây dựng

16.6

20.0

25.5

Thương mại dịch vụ

29.0

30.0

33.0


Nguồn: Sở thủy sản tỉnh Tiền Giang
Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội: tập trung đầu tư nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế và hoàn thiện một bước về kết cấu hạ tầng.
25


×