Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THẺ ATM CỦA SINH VIÊN VÀ CÔNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.98 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG THẺ ATM CỦA SINH VIÊN VÀ CÔNG NHÂN

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THẺ ATM CỦA SINH VIÊN VÀ
CÔNG NHÂN” do Phạm Thị Phương Thảo, sinh viên khoá 29, ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VĂN NGÃI
Giáo viên hướng dẫn,
.
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm 2007

tháng

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã trải qua một quá trình học tập với biết
bao khó khăn và được sự động viên, ủng hộ của mọi người, tôi đã hoàn thành khoá
luận và chuẩn bị hành trang cho tôi ra đời, đó là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người tôi
mới có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Lời đầu tiên con xin gởi đến bố mẹ, anh chị với sự biết ơn sâu sắc đã động viên,
lo lắng, nuôi con trưởng thành đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô
khoa Kinh Tế truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi sau khi tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Ngãi đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời
gian tôi hoàn thành khóa luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên, các anh chị công nhân giúp đỡ tôi tận tình trong
suốt thời gian tôi thực tập.
Cảm ơn các bạn cùng lớp đã động viên, góp ý cho tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thủ Đức, ngày 22 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Phạm Thị Phương Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO. Tháng 7 năm 2007. “Phân Tích Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng Đến Việc Sử Dụng Thẻ ATM Của Sinh Viên và Công Nhân”.

PHAM THI PHUONG THAO. JULY 2007. “Analysing the Factors nfluence
on Using ATM Cards of Students and Workers”.

Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến xác suất sử dụng thẻ của công
nhân và sinh viên như: thời gian làm thẻ, phí làm thẻ, lãi suất, tuổi, giới tính, trình độ,
thu nhập, nguồn thu nhập, khoảng cách. Khóa luận phân tích dựa trên 120 mẫu điều tra
nhằm vào hai đối tượng chính là sinh viên được tiến hành điều tra trên địa bàn chính là
thành phố Hồ Chí Minh và công nhân tại khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, sử dụng phần
mềm eviews để phân tích, đánh giá vấn đề. Do biến phụ thuộc có hai tính chất nên sử
dụng hàm logit trong nhận xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sử dụng
thẻ của sinh viên và công nhân, sử dụng các công thức có liên quan đến hàm logit.
Khoá luận cho kết quả: Các yếu tố thời gian làm thẻ, thu nhập, khoảng cách, trình độ
văn hoá ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ của công nhân, phí làm thẻ, khoảng cách, thu
nhập, nguồn thu nhập ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ của sinh viên. Khóa luận sử
dụng biểu đồ hình cột nhằm đánh giá ý kiến của khách hàng trong việc sử dụng thẻ,
đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của thẻ, từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng của thẻ đến với người sử dụng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

4

2.1.1. Trọng tâm của vấn đề nghiên cứu

4

2.1.2. Tổng quan về hệ thống ngân hàng giai đoạn từ 1975 đến nay

4

2.1.3. Quá trình phát triển của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM

5

2.1.4. Quá trình phát triển của ngân hàng thương mại Nhà Nước

7


2.2. Giới thiệu khái quát về máy rút tiền tự động ATM

9

2.2.1. Giới thiệu khái quát về máy ATM

9

2.2.2. Tình hình hoạt động thị trường thẻ ATM thời gian qua ở VN

10

2.2.3 Một số NH hoạt động mạnh về thị trường thẻ nội địa trong
thời gian qua

12

2.3. Sơ lược về thẻ thanh toán

15

2.3.1. Lịch sử ra đời

15

2.3.2 Sự phát triển của thẻ thanh toán

16


2.3.3 Thẻ thanh toán quốc tế tại VN

16

2.3.4. Một số NH phát hành thẻ thanh toán mạnh tại VN

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

19
19


 


3.1.1 Giới thiệu về máy rút tiền tự động ATM

19

3.1.2. Giới thiệu khái quát về thẻ ATM

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25


3.2.1.Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

25

3.2.2. Mối quan hệ giữa tác động biên của xác suất biên phụ thuộc
tăng lên từ PO lên P1 khi thay đổi 1 đơn vị của X

27

3.2.3. Sử dụng phương pháp Goldberger nhằm tìm hiểu ảnh hưởng
của biến khoảng cách lên xác suất sử dụng thẻ của sinh viên
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu mẫu điều tra

28
29
29

4.2. Phân tích tình hình sử dụng thẻ của công nhân thông qua phân tích
thống kê mô tả và phân tích tác động biên của các biến độc lập lên xác
suất sử dụng thẻ của công nhân

31

4.2.1 Phân tích thống kê mô tả

31

4.2.2 Phân tích mô hình kinh tế lượng


35

4.3. Phân tích tình hình sử dụng thẻ của sinh viên thông qua phân tích
thống kê mô tả và phân tích tác động biên của các biến độc lập lên xác
suất sử dụng thẻ của sinh viên

43

4.3.1 Phân tích thống kê mô tả thông qua các biến giới tính,
thu nhập, nguồn thu nhập, thời gian làm thẻ, phí làm thẻ, khoảng cách.43
4.3.2. Phân tích mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình logit,
xem xét tác động của các biến độc lập lên xác suất sử dụng thẻ

47

4.4. Phân tích xác suất sử dụng thẻ của sinh viên thông qua phương pháp
Goldberger

52

4.5. Ý kiến khách hàng về điểm quan tâm khi đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận


56

5.2. Kiến nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC
vi 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCHVN

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

CTTNHH

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

ĐHDLNNTH

Đại Học Dân Lập Ngoại Ngữ Tin Học

HTXTD


Hợp Tác Xã Tín Dụng

KTXĐHQGTPHCM

Kí Túc Xá Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

NH

Ngân Hàng

NHCP

Ngân Hàng Cổ Phần

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NNNo

Ngân Hàng Nông Nghiệp

NHNNTPHCM

Ngân Hàng Nhà Nước Thành Phố Hồ Chí Minh

NHNNVN

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam


NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

NHTMNN

Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước

NHTMVN

Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

NHTPHCM

Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

VN

Việt Nam

TW

Trung Ương

vii 
 



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn Gốc Thành Lập của Hệ Thống NHTMCPTPHCM

6

Bảng 2.2. Thống Kê Vốn và Mạng Lưới Ngân Hàng TMCPTHCM trên Địa
Bàn TPHCM Đến Thời Điểm 31/12/2004

7

Bảng 2.3. Cơ Cấu Tài Sản của Các NH (So Với Tổng Tài Sản Của Hệ Thống)

8

Bảng 2.4. Thị Phần cuả Hệ Thống NHVN qua Các Giai Đoạn 1993, 2000, 2002

9

Bảng 3.1. Mối Tương Quan Giữa Biến Phụ Thuộc và Biến Độc Lập của Công
Nhân

26

Bảng 3.2. Mối Tương Quan Giữa Biến Phụ Thuộc và Biến Độc Lập của Sinh
Viên

27


Bảng 4.1. Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất của Công Nhân

32

Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất của Công Nhân

34

Bảng 4.3. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Xác Suất Sử Dụng Thẻ của Công Nhân

36

Bảng 4.4. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Khoảng Cách lên Xác Suất Sử Dụng
Thẻ ATM của Công Nhân

39

Bảng 4.5. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Thu Nhập lên Xác Suất Sử Dụng Thẻ
ATM của Công Nhân

40

Bảng 4.6. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Thời Gian Làm Thẻ lên Xác Suất Sử
Dụng Thẻ ATM của Công Nhân

41

Bảng 4.7. Mô Hình Kiểm Định Homer/Lemeshow


42

Bảng 4.8. Phân Tích Thống Kê Mô Tả 2 Đối Tượng Có Sử Dụng Thẻ và Không
Sử Dụng Thẻ

43

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng của Mô Hình về Xác Suất Sử Dụng ATM của
Sinh Viên

47

Bảng 4.10. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Khoảng Cách lên Xác Suất
Sử Dụng Thẻ ATM của Sinh Viên

49

Bảng 4.11. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Thu Nhập lên Xác Suất Sử
 
viii
 


Dụng Thẻ ATM của Sinh Viên

50

Bảng 4.12. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Nguồn Thu Nhập lên Xác Suất Sử
Dụng Thẻ ATM của Sinh Viên


51

Bảng 4.13. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Phí Làm Thẻ lên Xác Suất Sử Dụng
Thẻ ATM của Sinh Viên

52

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sản Phẩm Thẻ Thanh Toán Citimart của NH Á Châu

18

Hình 4.1. Sơ Đồ Chọn Mẫu Điều Tra

30

Hình 4.2. Biểu Đồ Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng

54


 


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết Quả Kinh Tế Lượng
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Công Nhân và Sinh Viên

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, với sự phát triển như vũ bão của
các ngành công nghiệp dịch vụ trong nước và trên thế giới, một thực tế vạch ra trước
mắt của tất cả các ngành trên lĩnh vực kinh tế là vươn lên khẳng định vị thế của mình,
tìm tòi và học hỏi những công nghệ tiên tiến nhằm giúp quốc gia mình vươn lên ngang
tầm với các nước khác trên thế giới.
Ngân hàng, một hệ thống không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay đang cố
gắng vươn lên nhằm khẳng định vị thế của mình. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa
các ngân hàng hiện nay, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ không ngừng được mở rộng và
thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt dịch vụ thẻ không thể
thiếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, thẻ mang lại nhiều tiện ích
cho người sử dụng, là một công cụ hiện đại, văn minh, hạn chế việc sùng bái tiền mặt,
thực thi tốt chính sách tìền tệ, hạn chế lạm phát, phù hợp với xu thế phát triển chung
của xã hội.
Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, với sự ổn
định của nền kinh tế trong nước và tình trạng lạm phát được kiểm soát, các NH không
ngừng mở rộng dịch vụ bán lẻ phục vụ khách hàng, thẻ ATM là dịch vụ được các ngân
hàng quan tâm hàng đầu, công tác marketing của các ngân hàng không ngừng phát
triển. Đặc biệt sinh viên xa nhà được gia đình an tâm gởi tiền vào tài khoản thẻ phục
vụ cho chi phí ăn ở và học tập. Công nhân làm việc tại các nhà máy, phần lớn sống xa

nhà, họ sử dụng thẻ ATM với mục đích gởi tiền vào tài khoản, chuyển khoản cho
người khác, dùng thẻ để thanh toán hàng hoá dịch vụ. Họ là đối tượng khách hàng tiềm
năng không thể bỏ qua.


Việc sở hữu một chiếc thẻ không khó khăn cho họ. Với chế độ chăm sóc khách
hàng chu đáo, các chương trình khuyến mãi ngày càng nhiều, độ bảo mật cao trong
giao dịch và thời gian giao dịch nhanh chóng là ưu thế của NH. Thẻ không chỉ đem lại
lợi ích cho cho khách hàng sử dụng, thẻ còn là một giải pháp để NH huy động vốn, tập
trung vốn nhàn rỗi trong dân cư, kiềm chế lạm phát và đặc biệt đem lại vẻ văn minh
lịch sự, hạn chế giao dịch bằng tiền mặt trong dân cư.
Dịch vụ thẻ là một hình thức không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay, thẻ
ATM được mở rộng là một tất yếu khách quan song song với sự phát triển nền kinh tế
đất nước. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, thời gian vô
cùng quý giá trong thời đại hiện nay, các giao dịch trao tay đã hạn chế, đã đến lúc thẻ
ATM được phổ biến rộng rãi, hướng các đối tượng có nhu cầu sử dụng, đặc biệt là
sinh viên và công nhân. Bên cạnh những ưu điểm mà thẻ đem lại, thẻ cũng có nhiều
hạn chế cần được khắc phục để tạo lòng tin với khách hàng hơn.
Từ những nhận định trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, tôi
chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ ATM của sinh viên,
công nhân”. Do điều kiện và thời gian hạn hẹp, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược về lịch sử ra đời của NH thương mại cổ phần và NH Nhà
Nước, sự ra đời của máy rút tiên tự động ATM, thẻ nội địa và thẻ thanh toán quốc tế.
Đánh giá tình hình hoạt động thẻ của một số ngân hàng tiêu biểu, được sinh
viên và công nhân lựa chọn nhiều trong giao dịch.
Phân tích các yếu tố: thời gian làm thẻ, phí làm thẻ, khoảng cách, lãi suất, giới
tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nguồn thu nhập ảnh hưởng đến xác suất sử dụng

thẻ của hai đối tượng chính là sinh viên và công nhân.
Đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng thẻ phù hợp với giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước hiện nay, theo kịp với nhịp độ phát triển kỹ thuật thông tin
của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

 


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Không gian: Luận văn được tiến hành thông qua khảo sát tình hình sử dụng và
không sử dụng thẻ ATM của sinh viên tại KTX trường ĐHQG TPHCM, trường ĐH
DLNNTH, công nhân tại Công Ty TNHH Bột Mỳ Interflour Việt Nam, công ty NĐ
Phú Mỹ tỉnh BR-VT.
Đối tượng và nội dung nghiên cứu: Hiện nay công nhân và sinh viên được ngân
hàng đặc biệt quan tâm, họ phần lớn sống xa nhà, lực lượng rất đông nên nhu cầu gởi
tiền, rút tiền, chuyển khoản,…được họ quan tâm rất nhiều. Ngân hàng nắm được nhu
cầu của khách hàng và thường xuyên có các chương trình chăm sóc khách hàng hướng
đến 2 đối tượng khách hàng tiềm năng này. Bài luận nhằm phân tích các yếu tố: thời
gian làm thẻ, phí làm thẻ, khoảng cách, lãi suất, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu
nhập, nguồn thu nhập tác động đến xác suất sử dụng thẻ của hai đối tượng chính là
sinh viên và công nhân. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẻ và
chất lượng phục vụ của ngân hàng.
Thời gian: luận văn được hoàn thành từ ngày 8/3 đến ngày 30/5/2007.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Trọng tâm của vấn đề nghiên cứu
Thẻ ATM, một loại hình được các NH phổ biến rộng rãi trong dân chúng, đặc
biệt sinh viên và công nhân là đối tượng được khảo sát chủ yếu trong bài luận, các yếu
tố ảnh hưởng đến xác suất sử dụng thẻ của sinh viên và công nhân: giới tính, tuổi, trình
độ học vấn, thu nhập, nguồn thu nhập, thời gian làm thẻ, phí giao dịch, khoảng cách,
lãi suất. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của khách hàng trong quá trình sử
dụng thẻ. Đề tài được phân thành 2 nhóm có sử dụng và không sử dụng thẻ, 2 đối
tượng chính được phân tích là sinh viên đang học tập và cư trú tại KTX trường ĐHQG
TPHCM, trường ĐH DLNNTH, công nhân tại Công Ty TNHH Bột Mỳ Interflour Việt
Nam và công ty NĐ Phú Mỹ tỉnh BR-VT.
Luận văn có sử dụng các tài liệu được truy cập internet về tình hình hoạt động
của các NH điển hình: NNNo,Viecombank, Đông Á, BIDV, Sacombank, Incombank,
Á Châu, thực trạng phát hành thẻ và giới thiệu sơ lược về các loại thẻ thông dụng hiện
nay. Nguồn tài liệu NHTMCPTPHCM-nhìn lại 1 chặng đường phát triển của Phạm
Văn Năng.
2.1.2. Tổng quan về hệ thống ngân hàng giai đoạn từ 1975 đến nay
a) Giai đoạn từ năm 1975-1988
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, cả nước nói chung cũng
như TPHCM nói riêng đều thực hiện NH 1 cấp và duy nhất 1 NH quốc doanh thuộc sở
hữu của Nhà Nước. Cấu trúc NHNN là một khối thống nhất từ TW đến tỉnh, TP, quận,
huyện, thị xã. Tại TPHCM được hình thành và tồn tại các chi nhánh NH sau: Chi
nhánh NHNN TPHCM có các ngân hàng trực thuộc ở 18 quận - huyện, chi nhánh NH
Đầu Tư và Xây Dựng TPHCM, chi nhánh NH Ngoại Thương TPHCM.


Các chi nhánh NH này hoạt động trên cùng 1 địa bàn chịu sự quản lý của
NHNN. Trong thời kì này nền kinh tế phát triển 1 cách không cân đối, giá cả tăng cao,
tốc độ lạm phát phi mã, lòng tin của nhân dân đang bị giảm sút. Trước tình hình này

đòi hỏi nhanh chóng thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế quản lý
kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế thị trường.
b) Giai đoạn từ 1988 đến nay
NHNN được tổ chức theo hệ thống NH 2 cấp: NHNNVN, các NH chuyên
doanh.
Chức năng: Quản lý NN về lĩnh vực tiền tệ tín dụng và NH trong nền kinh tế.
Khai thác mọi nguồn vốn, đa dạng hoá các dịch vụ. Pháp lệnh NH vẫn chưa tương
xứng với hệ thống NHVN trong giai đoạn mới, các yêu cầu ngày càng đa dạng, phức
tạp cả tính chất lẫn quy mô nên với yêu cầu cấp bách đó, Luật NHNN, Luật các tổ
chức Tín dụng được Quốc hội nước CHXHCHVN khoá X thông qua và có hiệu lực từ
ngày 1/10/1998.
2.1.3. Quá trình phát triển của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM
a) Quá trình phát triển
TPHCM là trung tâm kinh tế, tài chính của cả nước, hệ thống NHTM nói
chung, NHTMCP nói riêng đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế tài chính
của TP. Trong thời kỳ những năm đầu mới thành lập, hệ thống NHTMCP TPHCM
hoạt động với những đặc điểm như là mô hình mới được ra đời đầu tiên của cả nước:
khởi đầu bằng sự ra đời của Sài Gòn Công Thương NH tại TPHCM, nhằm thử nghiệm
việc xây dựng 1 NHTM thực sự có khả năng kinh doanh giúp kinh tế tư nhân phát
triển, đồng thời giúp NHNNVN có những cơ bản ban đầu rút ra những kinh nghiệm
cần thiết, góp phần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống NHTMVN.
Sau các chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước, việc triển khai chính sách
kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra 1 sức sống mới cho nền kinh tế nước ta. Nhu cầu về
vốn ngày càng tăng, trong khi đó hệ thống ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp, chế độ lãi suất chưa kích thích được người dân gởi tiền.
Ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt, thiếu vốn nghiêm trọng, không đáp ứng

 



được nhu cầu kinh doanh trong nước. Trong bối cảnh đó, HTXTD ra đời và hoạt động
sôi nổi, đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân lúc bấy giờ. Song một số tư nhân
hoặc công ty tư doanh có vốn xin thành lập tổ chức tín dụng và tự đặt tên gọi, cổ đông
tham gia không đủ số người quy định. Ngoài ra các trung tâm tín dụng, các xí nghiệp
quốc doanh và tư doanh, HTX huy động vốn mà không được các cơ quan chức năng
cấp giấy phép, không phải huy động vốn cho sản xuất kinh doanh mà là kinh doanh tín
dụng. Do nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn trên cùng 1 địa bàn, dẫn đến tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh. Tình hình tham ô tài sản của các HTXTD, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, dẫn đến tình trạng 1 số HTX phải đóng cửa hoạt động, trình độ
chuyên môn của các các bộ còn yếu kém. Với những nhận định trên, 1 số các
NHTMCP hoạt động tại TPHCM được hình thành từ sự hợp nhất các hợp tác xã tín
dụng trước đây do NHNNTPHCM mạnh dạn chuyển đổi để tránh sự đổ vỡ lây lan của
các HTXTD làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, xã hội của TP. Tuy nhiên, với địa
bàn hoạt động gồm 18 NHTMCP, trong đó có tới 12 NH được thành lập do giải quyết
khó khăn, tồn tại cũ. Hiện nay hệ thống NHTMCP hoạt động, vừa vận hành, vừa rút
kinh nghiệm tự điều chỉnh và và khẳng định lại mình.
Bảng 2.1. Nguồn Gốc Thành Lập của Hệ Thống NHTMCPTPHCM
TÊN NGÂN HÀNG

NGUỒN GỐC THÀNH LẬP

NH Sài Gòn Công thương, xuất nhập khẩu Thành lập trước khi có pháp lệnh
Việt Nam, phát triển nhà

ngân hàng

NH Đông Á, Á Châu, Phương Đông

Thành lập mới


NH Nam Á, Mê Kông, Nam Đô, Việt
Hoa, Quế Đô, Phương Nam, Đệ Nhất, Điều chỉnh hay hợp nhất từ các HTX
Gia Định, Tân Việt, Sài Gòn thương tín, Đại
Nam, nông thôn An Bình
Nguồn tin: NHTMCPTPHCM-nhìn lại 1 chặng đường phát triển
Tình hình hoạt động của NH Đông Á, Á Châu, Phương Đông hoạt động hiệu
quả, trong khi đó NH Việt Hoa và Nam Đô đã sụp đổ do lập chứng từ khống, cho vay,
rút tiền không tài sản thế chấp, dùng tiền vay của ngân hàng để mua cổ phần của chính
NH đó, chiếm đoạt tiền của các NH và các đơn vị khác.

 


b) Các hoạt động cơ bản của hệ thống NHTM
Bảng 2.2: Thống Kê Vốn và Mạng Lưới Ngân Hàng TMCPTHCM trên Địa Bàn
TPHCM đến Thời Điểm 31/12/2004
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt

Tên ngân hàng

Vốn điều lệ
(tỷ đồng)

Mạng lưới
CNC1

CNC2

PGD


321,68

13

19

2

500

5

5

1

1

Phương Nam

2

Eximbank

3

Á Châu

481,14


15

14

9

4

Đông Á

350

12

13

4

5

Sài Gòn công thương

303

11

6

0


Nguồn tin: NHTMCPTPHCM - nhìn lại 1 đường phát triển
Nguồn vốn huy động của các NHCP nhìn chung có cơ cấu không hợp lý và
không mang tính bền vững, năm 2004, việc phát hành các loại giấy tờ có giá như trái
phiếu hầu như chưa được áp dụng tại các NHTMCP. Nguồn huy động từ tài khoản tiền
gởi của các tổ chức kinh tế vẫn còn xa tầm tay với các ngân hàng cổ phần, ngoại trừ 1
số NH ACB, Eximbank, Đông Á có các nghiệp vụ thanh toán điện tử, số còn lại chủ
yếu áp dụng các công cụ thanh toán truyền thống nên không có khả năng cung ứng các
dịch vụ đa dạng cho các tổ chức kinh tế.
Vốn huy động được sử dụng cho các mục đích: Cho vay, đầu tư, bảo lãnh, dịch
vụ thanh toán. Một vài NHTMCP trong thời gian gần đây tăng mạnh vốn điều lệ. Ngân
hàng Eximbank có nguồn vốn ban đầu mạnh nhất, với số vốn lên đến 500 tỷ, trong khi
đó theo sau là ngân hàng Á Châu với số vốn ban đầu là 481,14 tỷ, nhìn chung trong
thời kỳ này các ngân hàng cố gắng tăng vốn điều lệ của mình lên, đặc biệt 2 ngân hàng
Á Châu và Eximbank do có sự góp vốn của các của các cổ đông nước ngoài.
2.1.4. Quá trình phát triển của ngân hàng thương mại Nhà Nước
a) Tỷ lệ tài sản của NHTMNN trong toàn bộ hệ thống ngân hàng
Năm 1991, hệ thống các NHVN chỉ có 4 NHTMNN là các NH: ngân hàng
Ngoại thương VN, NH Công thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển VN, NH

 


nông nghiệp và phát triển nông thôn VN. Hiện nay có thêm 2 NH: Ngân hàng phát
triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và NH chính sách xã hội.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Tài Sản của Các NH (So Với Tổng Tài Sản Của Hệ Thống)
Đơn vị tính: %
Hệ thống ngân hàng

Tỷ lệ tài sản trong tổng tài sản của

toàn hệ thống NH trong nước
12/2001

12/2002

100

100

73

77,31

NHCP

11,7

9,86

Chi nhánh NNHo và liên doanh

15,3

12,42

Toàn hệ thống
NHTMNN

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNNVN
Từ nguồn số liệu bảng 2.3, NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trên thị trường với

tổng tài sản qua 2 năm 2001 và 2002 đều chiếm tỷ lệ cao nhất về huy động vốn và tín
dụng, năm 2000, tổng tài sản chiếm 73%, đến năm 2002 tổng tài sản tăng lên 77,31%.
Ngân hàng cổ phần chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tài sản của hệ thống NH, năm
2002 tỷ lệ tài sản giảm 9,84% so với năm 2001. Chi nhánh NHNo và liên doanh có tỷ
lệ tổng tài sản lớn hơn so với NHCP, cụ thể năm 2001 tổng tài sản chiếm 15,3%,
nhưng đến năm 2002, tỷ lệ tài sản giảm 2,88%.
b) Thị phần của hệ thống NHVN qua các giai đoạn
Các NHTMNN là người cho vay chính của các doanh nghiệp NN, vị trí chủ đạo
của NHTMNN trong hệ thống các NHTM ở VN đă góp phần dẫn đến năng lực cạnh
tranh thấp của các NH thương mại. Tổng thị phần tiền gởi: NH quốc doanh có số
lượng tiền gởi giảm qua các năm, cụ thể năm 1993 là 91%, nhưng đến năm 2000, 2002
chỉ còn 77%, giảm 14%, NHCP và NH nước ngoài với tỷ lệ thị phần tiền gởi đều tăng
qua các năm, điều này chứng tỏ các NH cạnh tranh nhau gay gắt, NH quốc doanh bị
các ngân hàng khác chiếm ưu thế, điều này cần có sự cải tiến chất lượng phục vụ trong
hệ thống NHTMNN.


 


Bảng 2.4. Thị Phần cuả Hệ Thống NHVN qua Các Giai Đoạn 1993, 2000, 2002
Đơn vị tính: %
1993

2000

2002

1. Tổng thị phần tiền gởi


100

100

100

1.Ngân hàng quốc doanh

91

77

77

2.Ngân hàng cổ phần

6

11,5

11,2

3.Ngân hàng nước ngoài

2

8,8

9,8


100

100

100

89

76,6

80,2

2.Ngân hàng cổ phần

7

9,3

7

3.Ngân hàng nước ngoài

3

11,6

8,4

2. Tổng thị phần tín dụng
1.Ngân hàng quốc doanh


Nguồn: Ciem và Sida
Tổng thị phần tín dụng: năm 2002, các quốc doanh chiếm 80,2% thị phần tín
dụng của cả nước, NH cổ phần chiếm 7%, NH nước ngoài chiếm 8,4%, các NH quốc
doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các lực lượng NH khác. Nhưng NH quốc doanh
vẫn có các lợi thế hơn so với hệ thống các NH khác: Ưu thế do địa điểm, bề dày và
kinh nghiệm hoạt động lâu năm, thuộc quyền sở hữu Nhà Nước.
2.2. Giới thiệu khái quát về máy rút tiền tự động ATM
2.2.1. Giới thiệu khái quát về máy ATM
Xu hướng hiện nay của các ngân hàng là cải tiến các dịch vụ để phục vụ cho
khách hàng với chi phí thấp, hệ thống NH điện tử được cải tiến với các dịch vụ ngày
càng đa dạng, tăng cường sử dụng các thiết bị tự động thay thế cho nhân viên giải
quyết số lượng công việc lớn. Và khi thẻ ATM được lưu thông thì việc sử dụng máy
rút tiền tự động ATM là cần thiết cho trong điều kiện hiện nay.
Trên thế giới, hệ thống ATM đă xuất hiện đầu tiên tại chi nhánh NH Barclays
nước Anh năm 1967, nó chỉ cung cấp cho khách hàng dịch vụ rút tiền mặt. Ngày nay,
máy ATM được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cung cấp các dịch vụ đa dạng, người
ta dùng máy ATM để thanh toán cho những hàng hoá được mua tại các cửa hàng bán
lẻ, các hệ thống ngân hàng kết nối với nhau thông qua thẻ thanh toán quốc tế, người sử

 


dụng có thể dùng thẻ thanh toán để rút tiền hoặc chi trả tiền trực tiếp khi mua hàng hoá
tại bất cứ nước nào trên thế giới.
Trên thế giới có khoảng trên 85% giao dịch ATM là rút tiền mặt từ tài khoản
NH. Tại VN, máy ATM cỏ thể được tìm thấy tại các địa điểm siêu thị, nhà sách, các
chi nhánh NH, trường học, khu vực kí túc xá, công ty, tạo thuận lợi cho việc rút tiền và
thanh toán hàng hoá của sinh viên, công nhân, giới doanh nhân, viên chức nhà nước…
Một người có thể dễ dàng sở hữu 1 chiếc thẻ trong tay, thực hiện các giao dịch rút tiền,

thanh toán hàng hoá 1 cách nhanh chóng, thuận tiện. Người ta tính dùng máy ATM sẽ
giải quyết được công việc gấp 2 lần thanh toán viên trong tháng, đồng thời giảm được
chi phí giao dịch.
Máy ATM bao gồm bộ phận kết nối với máy tính, bộ phận lưu trữ thông tin và
tiền mặt cho phép khách hàng truy cập vào hệ thống sổ sách kế toán của NH bằng 1
tấm thẻ nhựa, trong đó chứa đựng số nhận dạng cá nhân, hay bằng việc nhập mã số
đặc biệt để vào 1 máy tính thanh toán được nối mạng với hệ thống máy tính của NH.
Mỗi lần truy cập vào hệ thống máy tính của NH nếu rút tiền có thể thực hiện tới 1 giới
hạn tối đa xác định, khách hàng có thể yêu cầu thông tin về số dư tiền gởi, về tài
khoản.
Máy ATM là 1 trong những thiết bị quan trọng để giao dịch thẻ, hiện nay có rất
nhiều máy được sử dụng tại VN nhưng thông dụng nhất là NCR, DIEBOLD, GRG,
IBM.
2.2.2. Tình hình hoạt động thị trường thẻ ATM thời gian qua ở VN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về dịch vụ thẻ ATM hiện nay, thực tế trên
địa bàn TPHCM hầu hết các NH đều đẩy mạnh dịch vụ thẻ. Hiện nay trên các đường
phố, quanh khu trường học, kí túc xá của các trường đại học, bệnh viện, khách sạn,
nhà hàng, siêu thị…. của TPHCM và trên địa bàn tỉnh BR-VT xuất hiện ngày càng
nhiều các loại máy rút tiền tự động ATM của các NH khác nhau. Các NH ngoài việc
gia tăng tiện ích cho thẻ ATM, như thanh toán dịch vụ, mua thẻ cào trước, gởi tiền trực
tiếp vào máy, rút tiền, thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các
NH thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi, với các hình thức “cho
không biếu không”, như phát hành thẻ miễn phí, chi trả lương qua tài khoản miễn phí,
 
10
 


miễn phí thường niên trong năm đầu phát hành, có ngân hàng còn có chương trình tặng
tiền vào tài khoản khi khách hàng làm thẻ. Ngoài ra 1 số NH còn áp dụng chiến lược

tặng thẻ miễn phí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, không có điều kiên đi kèm.
Nhìn toàn cảnh thị trường thẻ, đến nay có 17 NHTM tại VN thực hiện nghiệp
vụ phát hành thẻ ATM với đủ mọi thành phần: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần,
NH nước ngoài. Các NH phát triển dịch vụ thẻ không chỉ thuần tuý vì lợi ích kinh tế,
mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thương hiệu của các NH trên thị truờng. Các NH hiểu
rằng trong tương lai, các dịch vụ NH bán lẻ sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nhất chứ không
phải dịch vụ truyền thống như hiện nay (tín dụng bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ….).
Thẻ ATM được sử dụng hầu hết trong giới sinh viên, công nhân viên chức và mọi tầng
lớp khác trong xã hội.
Trong quá trình khảo sát các đối tượng chủ yếu là sinh viên tại trường
DHDLNNTH và sinh viên trong KTX trường DHQGTPHCM, công nhân tại
CTTNHH Interflour, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, các loại thẻ họ sử dụng bao gồm cả
thẻ nội địa và thẻ thanh toán, nhưng phổ biến nhất là thẻ của các NH Đông Á, BIDV,
Vietcombank, NHNo, Công Thương, Sacombank.... Trong các loại thẻ ATM hiện nay,
thẻ của NH Vietcombank được xem là tiện dụng nhất, mạng lưới được mở rộng khắp
các tỉnh thành trong cả nước. Sự bùng nổ mạng với hệ thống ATM trong năm 2005 đã
góp phần tác động đến dân số sử dụng thẻ. Năm 2005, các NH tăng 300% thẻ ATM so
với năm 2004, đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ dich vụ thẻ đã phổ biến rộng rãi
trong dân chúng. Nếu năm 2002 các NHTM trong cả nước mới đưa vào vận hành 200
máy ATM thì năm 2003 tăng lên 320 máy, đến năm 2004 có hơn 600 máy, năm 2005
cả nước có khoảng 1200 máy. Trong số các NHTM thì NH ngoại thương có bề dày
kinh nghiệm hơn cả, hiện nay đang dẫn đầu thị trường thẻ với hơn 705 máy ATM
được lắp đặt tại 28 tỉnh thành trong cả nước, và có 5000 đơn vị châp nhận thẻ. Một hệ
thống các NH liên kết với nhau là cần thiết trong thời gian nước ta gia nhập WTO hiện
nay, một sự cạnh tranh gay gắt tất yếu sẽ diễn ra giữa các NH trong nước và các NH
nước ngoài, điều này đòi hỏi phải có sự cải tiến không ngừng về chất lượng cũng như
cung cách phục vụ khách hàng phải ngày càng tốt hơn.
 
11
 



2.2.3 Một số NH hoạt động mạnh về thị trường thẻ nội địa trong thời gian qua
a) NH Công thương
Là NH Nhà Nước hoạt động hiệu quả, NH ra sức triển khai các chương trình
miễn phí phát hành thẻ nhằm gia tăng số lượng thẻ phát hành, tập trung nghiên cứu mở
rộng, nâng cao các tiện ích thẻ ATM đi kèm các kết hợp các giá trị gia tăng dành cho
chủ thẻ. Đây có thể coi là chiến lược cạnh tranh về chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn
nhu cầu của người sử dụng thẻ. NH ra sức gia tăng tiện ích thẻ ATM: mua thẻ cào trả
trước gồm điện thoại di động trả trước, thẻ Internet trả trước, mua sắm hàng hoá dịch
vụ trên phạm vi toàn quốc, thanh toán bảo hiểm qua ATM.
Các loại hình dịch vụ :
- Mở tài khoản và nhận tiền gởi tiết kiệm: Mở tài khoản không kỳ hạn, có kỳ
hạn bằng tiền VN và bằng ngoại tệ. Tiết kiệm không/có kỳ hạn bằng tiền VN và ngoại
tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi.
- Đầu tư cho vay: Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng tiền VN và ngoại tệ. Cho
vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn dài. Bảo lãnh
mua hàng trả chậm, bảo lãnh thưc hiện hợp đồng.
- Dịch vụ NH quốc tế: Phát hành sửa đổi, thanh toán LC nhập khẩu, tiếp nhận
thanh toán LC xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, chuyển tiền kiều hối, WESTER
UNION.
- Dịch vụ ngân quỹ: Thu chi tiền mặt tại các doanh nghiệp, cho thuê ngăn tủ sắt
- Dịch vụ địa ốc: Quảng cáo, rao bán, cho thuê, đi thuê mua bất động sản, định
giá bất động sản, hỗ trợ cho vay, xây, sửa chữa, mua nhà.
- Dịch vụ tư vấn: Hướng dẫn lập, soạn thảo dự án đầu tư cho doanh nghiệp,
cung cấp thông tin về phòng ngừa rủi ro về đối tác nước ngoài trong nước và quốc tế
- Đặc biệt dịch vụ thẻ: Thẻ tiền mặt CashCard, thẻ tín dụng quốc tế: visa card,
mastercard. Thẻ ATM: G-Card dành cho khách hàng Vip, S-Card dành cho giới trẻ, CCard dành cho các đối tượng phổ thông.
Thủ tục phát hành thẻ: Khách hàng đến các chi nhánh NH Công Thương xuất
trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để làm các thủ tục cấp thẻ, nộp tiền vào

 
12
 


tài khoản ATM hoặc chuyển từ tài khoản cá nhân sang tài khoản ATM, sau đó điền
vào mẫu đơn mở tài khoản và mở thẻ.
Các chương trình khuyến mãi: Đa dạng hình thức phát hành thẻ như phát hành
thẻ có thu phí hoặc miễn phí phát hành nhưng có thu phi thường niên. Chủ thẻ ATM
được hưởng nhiều dịch vụ: bảo hiểm tai nạn con người từ 10-20 triệu trong năm đầu
phát hành tuỳ loại thẻ mà khách hàng sử dụng. Chủ thẻ ATM còn được giảm giá hàng
hoá, dịch vụ tại nhiều shop, cửa hàng, trung tâm ngoại ngữ tin học, trung tâm nha
khoa. Toàn bộ các giao dịch trên máy ATM đều được miễn phí.
b) Ngân hàng ngoại thương
Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng các hoạt động của NH
ngoại thương đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch
vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng ngoại thương luôn chú trọng đến các hoạt
động hỗ trợ kinh doanh: phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ
NH. Hệ thống NH bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công
nghệ ngân hàng - được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 tại và đến nay đã triển khai
trong toàn hệ thống NH ngoại thương. Đặc biệt Vietcombank hiện đã triển khai 705
máy ATM và 5.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc
- Thẻ ghi nợ nội địa Connet 24:Thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán hàng
hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Song, khác với thẻ tín dụng, khách hàng chi tiêu và
rút tiền trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của họ mở tại NH. Khi trong tài khoản của
khách hàng không có tiền, họ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hay rút tiền,
thẻ ghi nợ không có tính chất "tín dụng". Thẻ Connect 24 có giá trị sử dụng trong
phạm vi Việt Nam.
Các bước sử dụng thẻ Connect 24 để rút tiền hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ:

Khách hàng đưa thẻ Connect 24 vào khe đọc thẻ của máy rút tiền tự động, nhập mã số
cá nhân PIN và yêu cầu thực hiện các giao dịch mong muốn: chuyển khoản, rút tiền,
in sao kê, xem số dư...
Số PIN của khách hàng phải được tuyệt đối giữ bí mật. Tại các điểm bán hàng
hoá, dịch vụ có chấp nhận thẻ, khi thanh toán bằng thẻ Connect 24, khách hàng sẽ
 
13
 


nhập số PIN và thực hiện các bước như đối với thẻ tín dụng. Khách hàng có thể dùng
thẻ Connect 24 để chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Connect 24 như:
siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, shop, khách sạn, đại lý vé máy bay, vé tàu và
các địa điểm khác....
c) Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
So với các ngân hàng khác, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam gia nhập thị trường thẻ Việt Nam muộn hơn và là ‘‘người đi sau’’, nhưng qua
hơn 1 năm hoạt động, NHNo đã đạt được một số kết quả cao, góp phần vào sự phát
triển chung của thị trường thẻ Việt Nam. NHNo có mạng lưới chi nhánh rộng khắp với
hơn 2.000 chi nhánh và gần 3 vạn cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, NHNo đã thiết lập quan
hệ đại lý với 850 ngân hàng tại 90 nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đáp ứng
nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, với sự ra đời
và hoạt động của Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (BankNet-VN) mà
NHNo là thành viên chính sẽ kết nối hệ thống các ngân hàng trên toàn quốc, ngày càng
cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng và đáp ứng yêu cầu phát triển thanh toán thẻ.
- Thẻ ghi nợ nội địa (Thẻ Success): Là phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt do NHNo phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút
tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.

Cách sử dụng thẻ Success:
- Sử dụng tại máy ATM: Đưa thẻ theo chiều mũi tên trên thẻ vào đâu đọc thẻ
trên ATM, chọn ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt, nhập mã PIN, chọn các chức
năng của dịch vụ, kết thúc giao dịch, nhận lại thẻ, tiền mặt và hoá đơn.
- Sử dụng thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ: Chủ
thẻ đưa thẻ cho nhân viên giao dịch quẹt (Swape) qua thiết bị thanh toán để đọc dữ
liệu, nhập mã PIN tại thiết bị thanh toán, kiểm tra số tiền giao dịch trên 3 liên hoá đơn
do thiết bị in ra, nếu chính xác ký xác nhận, nhận lại thẻ kèm theo 1 liên hoá đơn làm
chứng từ đối chiếu với ngân hàng.
 
14
 


×