Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI XÃ THỚI THUẬN HUYỆN THỐT NỐT TP CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.74 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG TẠI XÃ THỚI THUẬN HUYỆN
THỐT NỐT TP CẦN THƠ

PHẠM THỊ THÙY VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI XÃ THỚI THUẬN
HUYỆN THỐT NỐT TP CẦN THƠ” do sinh viên Phạm Thị Thùy Vân, sinh viên
khóa 29, ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày _______________________

VÕ NGÀN THƠ
Người hướng dẫn,

Ngày…… tháng…….. năm……

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….. tháng…… năm……

Ngày…… tháng…… năm……

ii


LỜI CẢM TẠ

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Qúy Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Cô Võ Ngàn Thơ, giảng viên khoa Kinh Tế đã tận tâm truyền đạt cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị ở phòng Kinh Tế huyện Thốt
Nốt đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu để thực hiện đề tài này.
Các bạn bè đã động viên giúp đỡ, ủng hộ tôi trong thời gian qua.
Và cuối cùng xin tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc đến Ba Mẹ, cùng Anh Chị
Em trong gia đình, những người luôn bên cạnh, khích lệ, hỗ trợ tôi hết mình cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần.
TP. HCM, ngày 23 tháng 06 năm 2007

Sinh viên
Phạm Thị Thuỳ Vân

iii



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THÙY VÂN. Tháng 07 năm 2007. “Đánh Giá Hiệu Quả Việc
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Tại Xã Thới Thuận Huyện Thốt Nốt Tp Cần
Thơ”.
PHẠM THỊ THÙY VÂN. July 2007. “Effect Assessment of Crops
Restructure in Thoi Thuan Commune Thot Not District Can Tho City”.
Trước đây, việc sản xuất của xã Thới Thuận chỉ đơn thuần với độc canh cây
lúa. Qua những năm trong thập niên 90 việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra nhỏ lẻ
ở một vài chỗ. Sau đó, khoảng từ năm 2000 trở về đây nó bắt đầu diễn ra mạnh mẽ và
có những tác động nhất định đến kinh tế - xã hội của những hộ nơi đây.
Vì thế, để tìm hiểu tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả của người dân trên
địa bàn xã Thới Thuận. Khoá luận đã được tiến hành nghiên cứu với số mẫu đại diện
là 80 hộ, sau khi phân tích và tổng hợp đã có kết quả bước đầu là việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng đã đem lại cho nhóm hộ thực hiện thu nhập cao hơn nhóm không thực
hiện chuyển đổi. Tuy nhiên các nhu cầu về tín dụng, tình hình hoạt động khuyến nông
của mỗi nhóm lại có những đặc điểm khác nhau riêng biệt. Bên cạnh đó, việc chuyển
đổi đôi lúc cũng gặp phải nhiều khó khăn về: năng suất, giá cả thị trường,…Do đó, để
góp phần cho việc sản xuất của bà con nông dân có điều kiện tốt nhất, khoá luận đã có
những nhận định về tiềm năng, thuận lợi, khó khăn và thách thức, từ đó đưa ra những
đề nghị với chính quyền, cơ quan chức năng địa phương.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục viết tắt

ix


Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Thời Tiết Khí Hậu

5

2.1.3. Lượng mưa

5

2.1.4. Độ ẩm không khí

6

2.1.5. Gió bão

6


2.1.6. Thuỷ văn

6

2.2. Địa Hình - Đất Đai

7

2.2.1. Địa hình

7

2.2.2. Đất đai

7

2.3. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội

8

2.3.1. Dân số - Lao động

8

2.3.2. Giao thông

8

2.3.3. Hệ thống điện, nước, viễn thông


9

2.4. Y Tế - Giáo Dục

9

2.4.1. Y Tế

9

2.4.2. Giáo dục

9

2.5. Truyền thống sản xuất

9
v


2.6. Những Nhận Định Chung

10

2..6.1. Về tiềm năng và thuận lợi

10

2.6.2. Về những khó khăn và thách thức


10

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn

12
12

3.1.1. Cơ cấu ngành

12

3.1.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ

12

3.1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế

12

3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

13

3.2.1. Khái niệm

13

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp


14

3.2.3. Khái niệm và ý nghĩa về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

14

a. Khái niệm

14

b. Ý nghĩa của việc xác định chuyển dịch cơ cấu
cây trồng hợp lý

14

3.3. Những cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng

15

3.3.1. Căn cứ vào nhu cầu thị trường

15

3.3.2. Phải đạt được hiệu quả tổng hợp cao nhất

15

3.3.3. Sử dụng tốt đất đai lao động và vốn


15

3.3.4. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên

16

3.3.5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội

16

3.3.6. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với bảo vệ môi
trường sinh thái

16

3.4. Phương pháp nghiên cứu

16

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

16

a. Thu thập sử dụng số liệu thứ cấp

16

b. Thu thập sử dụng số liệu sơ cấp

16


3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

17

a. Phương pháp phân tích mô tả

17

b. Phương pháp so sánh

18

c. Phương pháp xử lý số liệu

18

vi


3.4.3. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích kinh tế

18

a. Chỉ tiêu kết quả

18

b. Chỉ tiêu hiệu quả


18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những tác động của việc xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng

20
20

4.1.1. Nguyên nhân chuyển đổi

20

4.1.2. Phỏng vấn sâu

20

4.1.3. Lược sử cộng đồng

21

4.1.4. Nguyên nhân không chuyển đổi

22

4.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp xã Thới Thuận

24

4.2.1. Sơ đồ hiện trạng


24

4.2.2. Giá trị sản xuất Nông Nghiệp

24

4.2.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 của Thới Thuận

27

4.2.4. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

28

4.2.5. Biến động giá trị ngành trồng trọt

29

4.2.6. Tình hình cơ bản về cây lương thực

29

4.2.7. Tình hình cơ bản về cây hàng năm

31

4.2.8. Tình hình cơ bản về cây ăn quả

32


4.2.9. Biến động về diện tích

34

4.2.10. Biến động về sản lượng

34

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

35

4.3.1. Hiệu quả kinh tế tính trên đơn vị 1 ha năm 2006 giữa
nhóm có chuyển đổi và không chuyển đổi

35

4.3.2. Thị trường tiêu thụ

37

4.3.3. Một số mô hình chuyển đổi trên địa bàn xã Thới Thuận

37

4.3.4. So sánh hiệu quả với cây lúa

39

4.4. Đánh giá hiệu quả xã hội


41

4.4.1. Phân phối thu nhập

41

4.4.2. Thời gian nhàn rỗi

42

4.4.3. Môi trường

43

4.4.4. Thuận lợi-khó khăn về phía ý kiến người dân

43

vii


a. Thuận lợi

43

b. Khó khăn

44


4.4.5. Mong muốn của người dân
4.5. Tín dụng

45
46

4.5.1. Tình hình vốn tự có

46

4.5.4. Tình hình vay vốn

47

4.5.3. Nguyên nhân không vay vốn

47

4.5.4. Nguồn vay

48

4.5.5. Mức độ đáp ứng nguồn vốn vay đối với nông hộ

49

4.5.6. Nhu cầu về vốn

49


4.6. Khuyến Nông

50

4.6.1 Công tác khuyến nông và quá trình chuyển dịch

50

4.6.2. Kết quả tham gia công tác khuyến nông

51

4.6.3. Nguyên nhân các hộ tham gia khuyến nông

52

4.6.4. Số lần tham gia công tác khuyến nông

52

4.6.5. Nhận xét về hoạt động khuyến nông

53

4.6.6. Nhận xét về kỹ thuật canh tác khuyến nông truyền đạt

54

4.6.7. Tình hình hoạt động khuyến nông theo ý kiến của người dân 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


56

5.1. Kết luận

56

5.2. Đề nghị

57

Tài liệu tham khảo

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh thu

Đvt

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

LN


Lợi nhuận

KN

Khuyến nông

MBCR

Tỷ suất thu chi biên tế

MHCT

Mô hình canh tác

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN

Thu nhập

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Xã Thới Thuận


7

Bảng 4.1. Nguyên Nhân Dẫn Đến Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

20

Bảng 4.2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Không Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

23

Bảng 4.3. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Xã Thới Thuận

25

Bảng 4.4. Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Huyện Thốt Nốt

28

Bảng 4.5. Tình Hình Cơ Bản Về Cây Lương Thực Xã Thới Thuận

30

Bảng 4.6. Tình Hình Cơ Bản Về Cây Hàng Năm Của Xã Thới Thuận

31

Bảng 4.7. Tình Hình Cơ Bản Về Cây Ăn Quả Xã Thới Thuận

33


Bảng 4.8. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trên 1 Ha Năm 2006 Giữa Nhóm Có
Chuyển Đổi và Không Chuyển Đổi

36

Bảng 4.9. Tỷ Suất Thu Chi Biên Tế Của Các Mô Hình

38

Bảng 4.10. Cây Mè So Với Cây Lúa

39

Bảng 4.11. Cây Đậu Nành So Với Cây Lúa

39

Bảng 4.12. Cây Khoai Lang So Với Cây Lúa

40

Bảng 4.13. Cây Rau Cần và Rau Thơm So Với Cây Lúa

40

Bảng 4.14. So Sánh Sự Phân Phối Thu Nhập Giữa Nhóm Chuyển Đổi và
Không Chuyển Đổi

41


Bảng 4.15. Nhận Định Thuận Lợi Theo Ý Kiến Người Dân

43

Bảng 4.16. Nhận Định Khó Khăn Theo Ý Kiến Người Dân

44

Bảng 4.17. Nguyện Vọng Của Người Dân Trong Canh Tác

45

Bảng 4.18. Tình Hình Vốn Tự Có Của Nông Hộ

46

Bảng 4.19. Tình Hình Vay Vốn Của Nông Hộ

47

Bảng 4.20. Nguyên Nhân Không Vay Vốn Của Nông Hộ

47

Bảng 4.21. Nguồn Vay Vốn Của Nông Hộ

48

Bảng 4.22. Nhu cầu Vốn Cần Thêm Trong Sản Xuất Của Nông Hộ


49

Bảng 4.23. Kết Quả Tham Gia Công Tác Khuyến Nông Tại Xã Thới Thuận

51

Bảng 4.24. Nguyên Nhân Không Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ

52

x


Bảng 4.25. Số Lần Tham Gia Công Tác Khuyến Nông Trong Năm Của
Người Dân

53

Bảng 4.26. Nhận Xét Về Hoạt Động Khuyến Nông

53

Bảng 4.27. Nhận Xét Về Kỹ Thuật Canh Tác KN Truyền Đạt Của Người Dân

54

Bảng 4.28. Tình Hình Hoạt Động khuyến nông Theo Ý Kiến Người Dân

55


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Thốt Nốt

5

Hình 2.2. Biến Động Thời Tiết Năm 2005 Xã Thới Thuận

6

Hình 4.1. Sơ Đồ Hiện Trạng Sản Xuất Xã Thới Thuận

24

Hình 4.2. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Của Xã Thới Thuận

26

Hình 4.3. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2005 Xã Thới Thuận

27

Hình 4.4. Biến Động Giá Trị Ngành Trồng Trọt Xã Thới Thuận

29

Hình 4.5. Biến Động Diện Tích Các Loại Cây Trồng Chính Tại Xã Thới Thuận


34

Hình 4.6. Biến Động Sản Lượng Một Số Loại Cây Chính Tại Xã Thới Thuận

35

Hình 4.7. Đường Cong Lorenz Của Nhóm Chuyển Đổi

41

Hình 4.8. Đường Cong Lorenz Của Nhóm Không Chuyển Đổi

42

Hình 4.9. Mức Độ Đáp Ứng Nguồn Vốn Vay Đối Với Nông Hộ

49

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất của người dân.

xiii


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trước sự phát triển ngày càng nhanh của các nước trong khu vực và thế giới, từ
Đại Hội VI của Đảng đã đề ra đường lối phát triển toàn diện, mọi mặt. Trong đó lấy sự
nghiệp đổi mới kinh tế làm trọng, từng bước phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước nói chung cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
nói riêng, phải thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn. Do dó,
không có con đường nào khác là phải chuyển nền kinh tế nông thôn trong tình trạng cơ
cấu thuần nhất, thuần nông, sản xuất tự cấp, tự lực là chủ yếu sang nền kinh tế nông
thôn công nghiệp hoá với cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, dịch vụ đa dạng và sản
xuất nhiều sản phẩm hàng hoá.
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi đa dạng hóa cây trồng có vai
trò quan trọng cũng là yêu cầu cấp bách, đáp ứng được mục tiêu sử dụng hợp lý và có
hiệu quả ở cả 3 mặt: Kinh tế - Xã hội – Môi trường.
Từ những vấn đề trên, huyện Thốt Nốt cũng chính là một trường hợp cụ thể tại
xã Thới Thuận. Trước đây, vốn là một vùng nông thôn thuần túy, việc sản xuất chỉ với
cây lúa là chủ yếu. Ngày nay, đã có sự thay đổi rõ rệt hơn nhiều, song song với lúa đó
là cây hoa màu và cây rau, điều này cho thấy có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có sự
luân canh trong sản xuất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa mang tính
ổn định: vấn đề năng suất, giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên,v.v…, đôi khi đã làm
ảnh hưởng đến tâm lý của bà con nông dân.
Vì thế, để tìm hiểu tình hình sản suất và đánh giá hiệu quả của người dân trong
quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tìm ra những thuận lợi, khó
khăn, cơ hội hay ngay cả những thách thức cùng với sự cho phép của Khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn tận tình của cô


Võ Ngàn Thơ và sự cho phép của phòng Kinh Tế huyện Thốt Nốt, đề tài này sẽ được
tiến hành nghiên cứu:
“Đánh Giá Hiệu Qủa Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Tại Xã Thới
Thuận Huyện Thốt Nốt TP Cần Thơ”

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các mục đích sau:
 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi và không chuyển đổi cơ cấu cây
trồng.
 Tìm hiểu thực trạng ngành trồng trọt của xã Thới Thuận.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình chuyển đổi và không chuyển
đổi.
 Tìm hiểu nhu cầu tín dụng của người dân trên địa bàn xã.
 Tìm hiểu hoạt động khuyến nông xã Thới Thuận.
 Nhận định thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức nhằm đưa ra những đề nghị
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trên địa bàn xã Thới Thuận
Pham vi thời gian: từ 26/03/2007 đến 23/06/2007.
1.4. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Mở đầu
Trình bày đặt vấn đề, mục đích cụ thể và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Mô tả những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội
và những tiềm năng, những thuận lợi khó khăn, thách thức mà xã Thới Thuận gặp
phải.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ sở
chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Xác định các phương pháp nghiên cứu, điều tra trong
quá trình làm khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
- Đánh giá những động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
2



- Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã Thới Thuận.
- Sự biến động của một số loại cây chính.
- Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình chuyển đổi và không chuyển
đổi.
- Lựa chọn mô hình hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
- Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Tình hình hoạt động khuyến nông và nhu cầu tín dụng của người dân.
Chương 5: Kết luận và đề nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ, có vị trí tiếp giáp giao lưu văn hoá
với 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang.
Năm 2003 Huyện Thốt Nốt được tách thành 2 huyện: Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh.
Sau khi điều chỉnh Huyện Thốt Nốt có địa giới hành chính: Đông giáp quận Ô
Môn; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh An Giang; Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh,
huyện Cờ Đỏ; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Huyện Thốt Nốt có 8 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Thốt Nốt và các
xã: Trung Thạnh, Trung An, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Thới Thuận và
Tân Lộc.
Trong đó xã Thới Thuận có:
Phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp.
Phía Tây giáp với huyện Vĩnh Thạnh.
Phía Nam giáp với thị trấn Thốt Nốt.

Phía Bắc giáp với thành phố Long Xuyên.

4


Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Thốt Nốt

Nguồn: Trang web www.Thotnot.com.vn
2.1.2. Thời Tiết Khí Hậu
Xã Thới Thuận mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu được chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26.90c.
Nhiệt độ trung bình cao nhất 35,40c.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất 19,40c.
Số giờ nắng dồi dào 2,200 – 2,600 giờ/ năm. Số giờ nắng trung bình ngày: 07
giờ. Biên độ ngày – đêm trung bình 5 – 80c.Tổng tích ôn trên 8,0000c. Tổng lượng bức
xạ năm 130 – 150 kcal/ cm2.
2.1.3. Lượng mưa
Xã Thới Thuận có lượng mưa bình quân hết sức dồi dào từ 1,400 – 1,900 mm
chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 12 chiếm 90% tổng
lượng mưa năm. Sự chênh lệch lượng mưa giữa các mùa tuy ít xảy ra những trận lũ
lớn nhưng lại gậy ra tình trạng ngập úng làm thiệt hại mùa màng. Mùa khô kéo dài từ
5


tháng 1 đến tháng 5, mùa này chỉ chiếm 10% lượng mưa năm, thời kỳ này thường xảy
ra tình trạng khô hạn gây khó khăn trong việc chăm sóc các loại cây hàng năm.

350


30

300

29

250

28

200

27

150

26

100

25

50

24

0

23
1


2

3

4

5
6
7
Lượng mưa

8
9 10
Nhiệt độ

11

Nhiệt độ (Oc)

Lượng mưa (mm)

Hình 2.2. Biến Động Thời Tiết Năm 2005 Xã Thới Thuận

12
Tháng

Nguồn: Phòng Kinh Tế Thốt Nốt
2.1.4. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 83%

Độ ẩm trung bình mùa mưa là 88%
Độ ẩm trung bình mùa khô là 79%
2.1.5. Gió bão
Xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt từ tháng 9 đến tháng 11 thường có gió mùa
Đông Nam thịnh hành và là mùa thường có gió bão từ biển Đông đổ vào.
2.1.6. Thuỷ văn
Hệ thống kênh rạch của xã Thới Thuận chịu ảnh hưởng triều của biển Đông
thông qua sông Hậu với chế độ bán nhật triều không đều, trong một lần nước lên và
hai lần nước xuống. Biên độ triều sông Hậu tương đối lớn, hệ thống kênh từ sông Hậu
vào khu vực tương đối rộng và sâu nên biên độ triều giảm dần khi vào các kênh rạch
nội đồng.
Qua số liệu trên cho thấy: chế độ nhiệt trong khu vực rất thích hợp cho việc
canh tác lúa quanh năm. Tổng số giờ nắng trong ngày luôn lớn hơn 5 giờ, cây trồng có
đủ ánh sáng để quang hợp vào bất cứ mùa vụ nào. Từ đó có thể bố trí mùa vụ cho cây
6


trồng quanh năm. Hai yếu tố nhiệt độ và ánh sáng rất phù hợp cho thời vụ và sinh
trưởng cây trồng. Tuy nhiên do vào mùa lũ mực nước thường dâng cao kết hợp mưa
nhiều ngày gây ngập trên diện rộng. Do đó để chủ động tưới tiêu cần có bờ bao khép
kín.
2.2. Địa Hình - Đất Đai
2.2.1. Địa hình
Là vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, được chia cắt bởi hệ thống kênh
mương khá phong phú. Các kênh mương này có đặc điểm là là các kênh mương đào,
bao gồm các kênh dọc chính chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và các kênh
ngang thẳng góc với kênh dọc được phân bố khá đều đặn.
2.2.2. Đất đai
Đất đai chủ yếu là các loại đất: đất sét pha cát, đất phù sa, đất thịt, đất phèn và
một số loại đất chiếm tỷ trọng rất nhỏ khác. Nhìn chung đất đai ở xã Thới Thuận rất

dồi dào nguồn dinh dưỡng do được bồi đắp thường xuyên qua các mùa nước lớn hàng
năm.
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2005 Của Xã Thới Thuận
Danh mục

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

A. Đất Nông Nghiệp

2,231.10

76.54

Đất sản xuất nông nghiệp

2,088.20

94.35

Cây hàng năm

1,775.09

85.00

124.90

5.65


617.00

21.34

305.30

49.48

89.40

14.50

61.40

2.12

2,891.50

100.00

Đất nuôi trồng thuỷ sản
B. Đất Phi Nông Nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
C. Đất chưa sử dụng
Tổng cộng

Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thốt Nốt
Nhìn chung đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự

nhiên toàn xã (76.54%). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm hầu hết diện tích đất
nông nghiệp (94.35%) và diện tích cây hàng năm (lúa, rau, màu) luôn chiếm tỷ trọng
cao. Chứng tỏ lúa vẫn là cây chủ đạo trên địa bàn xã Thới Thuận. Tuy nhiên, trong
7


những năm gần đây diện tích cây hàng năm có sự dịch chuyển do sự chuyển đổi cơ cấu
cây trồng.
2.3. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội
2.3.1. Dân số - Lao động
Theo niên giám thống kê năm 2005 của phòng kinh tế huyện Thốt Nốt. Số nhân
khẩu toàn huyện Thốt Nốt là 194,309 người với mật độ dân số trung bình 1,134
người/km2. Trong đó xã Thới Thuận có:
Tổng số nhân khẩu: 33 255 người, bình quân 5 người/ hộ. Số người trong độ
tuổi lao động 18 824 người, chiếm 56.6 % tổng số nhân khẩu.
Tổng số hộ 6,754 hộ. Trong đó có 2,938 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 43.5 %
tổng số hộ.
Mức giảm sinh là 0.03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.23%.
Năm vừa qua Uỷ Ban Nhân Dân Xã công nhận 95.9% hộ gia đình văn hoá và
được tái công nhận xã văn hóa.
Hiện tại tỷ lệ nghèo của xã tính theo chuẩn mới chiếm 6.1% toàn xã, không có
hộ đói. Xã Thới Thuận là một trong những xã có tỷ lệ nghèo đói ít. Theo kế hoạch đến
năm 2007 xã Thới Thuận chỉ còn 4.5% hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay.
2.3.2. Giao thông
Hệ thống giao thông của xã Thới Thuận huyện Thốt Nốt rất thuận lợi nhờ nằm
ngay trên trục đường chính của Thành Phố có điều kiện giao thông thuận tiện với các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đường bộ: có các đường liên tỉnh như Quốc lộ 91. Cách Thành Phố cần Thơ 40
km; cách An Giang 18 km; Kiên Giang 70 km.
Đường thủy: nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6

quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia.
Các tàu có trọng tải lớn (trên 1 000 tấn) có thể đi các nước và đến Thốt Nốt dễ dàng.
Đường không: cách 30 km có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp và mở rộng
để trở thành sân bay quốc tế.

8


2.3.3. Hệ thống điện, nước, viễn thông
Xã Thới Thuận được cung cấp điện toàn xã, nước sử dụng đầy đủ. Bưu điện
trung tâm huyện Thốt Nốt đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc với các nước trên
thế giới.
Toàn xã Thới Thuận đã có loa phát thanh tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ
trong năm và tình hình thời sự địa phương gắn với công tác xây dựng đời sống kinh tế,
văn hóa của người dân.
Dịch vụ internet tốc độ cao đã và đang được triển khai rộng rãi.
2.4. Y Tế - Giáo Dục
2.4.1. Y Tế
Cho đến nay xã Thới Thuận đã có 1 trạm y tế, có 8 cán bộ y tế (bao gồm ngành
y và ngành dược) và có 6 giường bệnh.
Công tác khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân nghèo đã được
thực hiện rất hiệu quả trên địa bàn xã cũng như công tác chủ động phòng chống dịch
bệnh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.4.2. Giáo dục
Xã Thới Thuận có 1 trường Tiểu Học đạt chuẩn quốc gia và 1 trường Trung học
Cơ Sở đã đưa vào sử dụng và đang thi công giai đoạn 2 theo quy hoạch chuẩn quốc
gia. Nhìn chung công tác giáo dục luôn được chú trọng và quan tâm chỉ đạo nên kết
quả tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở đã đạt 100%.
2.5. Truyền thống sản xuất
Tuy có sự đổi mới trong việc canh tác ở các ấp trong xã nhưng tư tưởng độc

canh cây lúa vẫn còn nặng nề trong đại bộ phận người dân vì lúa dễ trồng, dễ đầu tư
chăm sóc trong điều kiện vẫn có khả năng cho thu hoạch. Nông dân có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất lúa, lúa luôn giải quyết được vấn đề lương thực cho gia đình và
dự trữ đề phòng thiên tai.
Về giống cây trồng, những năm gần đây rất được sự quan tâm của lãnh đạo địa
phương và bà con nông dân về giống mới, có tiềm năng năng suất cao, kháng sâu
bệnh. Thực tế các hộ nông dân đã đưa vào sản xuất các giống mới cho lúa, rau,
màu,..Cán bộ khuyến nông giờ đây bên cạnh tuyên truyền “3 giảm 3 tăng” là biện pháp
“1 phải 5 giảm” như sau:
9


Một phải: phải dùng giống xác nhận.
Năm giảm: giảm thuốc trừ sâu, giảm giống, giảm phân bón, giảm nước, giảm
thất thoát sau thu hoạch.
2.6. Những Nhận Định Chung
2.6.1. Về tiềm năng và thuận lợi
Thới Thuận có chế độ thời tiết, khí hậu thuận lợi và đặc biệt nguồn tài nguyên
về đất, nước và ánh sáng vô cùng phong phú phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của
nhiều loại cây trồng. Nếu được đầu tư đúng mức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào qúa trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi nên nông sản luôn được tiêu thụ
đáp ứng nhu cầu đa dạng của cả người bán và người mua.
Tình hình an ninh, chính trị và an toàn xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội được đầu tư xây dựng như: thuỷ lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, các chương
trình văn hoá, y tế, giáo dục đã và đang phát huy tác dụng.
Nguồn lao động dồi dào. Người dân xã Thới Thuận thông minh, cần cù, sáng
tạo trong học tập và lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất, lực lượng nông dân sản
xuất giỏi ngày càng tăng.
Mạng lưới khuyến nông rộng khắp, với đầy đủ các cán bộ khuyến nông viên

nhiệt tình, năng nổ, gần gũi với người dân.
Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới đang và sẽ được áp dụng nhanh vào sản
xuất nông nghiệp.
2.6.2. Về những khó khăn và thách thức
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết, sản xuất nông nghiệp
của xã Thới Thuận còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khí hậu, bão lụt vẫn xảy ra
hàng năm gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất.
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp – nông thôn là rất lớn nhưng do
nội lực hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất còn chưa phổ
biến. Trình độ dân trí và khả năng tiếp cận với công nghệ mới của người dân chưa cao.
Thị trường giá cả nông sản bấp bênh, giá cả vật tư nông nghiệp thường xuyên
biến động đã tác động bất lợi đến sự ổn định bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
10


Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn được ban hành
đã có những tác động tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát triển nhưng vẫn
còn nhiều nhiều bất cập, công tác tổ chức thực hiện chính sách như thu mua nông sản,
trợ giá đầu vào còn chưa đồng bộ và hiệu quả.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn
3.1.1. Cơ cấu ngành
Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm 3 nhóm: nông nghiệp (theo nghĩa rộng:

nông, lâm và ngư nghiệp), công nghiệp nông thôn (bao gồm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, chế biến và ngành nghề truyền thống) và dịch vụ nông thôn (bao gồm
dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống). Trong từng nhóm ngành lại được phân chia nhỏ
hơn, chẳng hạn trong nông nghiệp (theo ngành hẹp) được phân chia thành: trồng trọt
và chăn nuôi. Ngành trồng trọt được phân chia thành: cây lương thực, cây công
nghiệp, rau đậu, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc…
3.1.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ
Cơ cấu vùng lãnh thổ chính là bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không
gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềm năng to lớn ở đây. Xu thế chuyển dịch cơ
cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất và
dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở
rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn với cơ cấu kinh tế của từng
khu vực với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hóa với phát
triển tổng hợp và đa dạng.
3.1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là hình thức phân tích cơ cấu kinh tế theo tiêu thức
quan hệ sản xuất. Nó được thể hiện bằng tỷ trọng đóng góp của từng thành phần kinh
tế trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng GDP của từng thành phần trong
GDP tổng thể: cơ cấu về vốn đầu tư của từng thành phần trong tổng vốn đầu tư của
nền kinh tế, cơ cấu lao động phân bổ trong từng thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần
kinh tế ở việt nam được chia làm các thành phần chủ yếu sau:
12


×