Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

TÌM HIỂU NGUỒN THU NHẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO THU NHẬP CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHÂU MẠ Ở XÃ PHƯỚC LỘC – HUYỆN ĐẠ HUOAI TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.91 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU NGUỒN THU NHẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO THU NHẬP CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHÂU MẠ
Ở XÃ PHƯỚC LỘC – HUYỆN ĐẠ HUOAI
TỈNH LÂM ĐỒNG

TẠ CÔNG NHÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PTNT & KN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Nguồn Thu
Nhập và Giải Pháp Để Nâng Cao Thu Nhập Cho Đồng Bào Dân Tộc Châu Mạ Ở
Xã Phước Lộc, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng” do Tạ Công Nhàn, sinh viên
khóa 2003 - 2007, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn,
Nguyễn Văn Năm

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này đúng thời gian quy định, đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn ba mẹ, anh chị em trong gia đình đã nuôi dạy, động viên em trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô khoa Kinh Tế,
bộ môn Phát Triển Nông Thôn -Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình chỉ
dạy, truyền thụ những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện học tập cho em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn, theo
dõi và động viên em thực hiện đề tài trong suốt thời gian thực hiện để hoàn thành đề
tài đúng thời gian quy định.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân Xã Phước

Lộc, Phòng Nông Nghiệp Huyện Đạ Huoai – Tinh Lâm Đồng đã tạo điều kiện tốt nhất
trong quá trình thực tập
Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả đã soạn thảo những tài liệu hữu
ích.
Đồng thời xin cảm ơn tất cả các bạn học trong lớp, trong khoa đã động viên,
góp ý để em hoàn thành được đề tài này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TẠ CÔNG NHÀN. Tháng 7 năm 2007. “Tìm Hiểu Nguồn Thu Nhập Và Giải Pháp
Để Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân Tộc Châu Mạ Ở Xã Phước Lộc - Huyện
Đạ Huoai - Tỉnh Lâm Đồng”.

TA CONG NHAN. July 2007. “Finding out about The Source of Income and
Solution for Improving Income for Chau Ma Ethnic People in Phuoc Loc
Commune, Da Huoai, Lam Dong Province”.

Khóa luận tìm hiểu nguồn thu nhập và giải pháp để nâng cao thu nhập cho
người dân tộc Châu Mạ trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 150 hộ sinh sống trên địa
bàn xã Phước Lộc Huyện Đạ Huoai - Tỉnh Lâm Đồng, tôi nhận thấy đời sống của
người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Người dân thiếu việc làm, tay nghề và
trình độ văn hóa thấp. Điều kiện kinh tế - xã hội như cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công
cộng, tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng kết quả mang lại chưa cao, chưa tương xứng
với với nhu cầu của người dân.
Qua thảo luận cùng người dân bằng phương pháp PRA, nhu cầu thiết yếu của
họ hiện nay vốn và nước để phát triển sản xuất.
Từ việc nghiên cứu này, tôi muốn đề xuất giải như: cải tạo vườn điều, phát triển
chăn nuôi, giải pháp về khuyến nông, vốn, để giải quyết nhu cầu phát triên cho cộng
đồng dân tộc Châu Mạ, xã Phước Lộc.



MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên

3
5
5
5
5

2.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội

11

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế

12

2.2.4. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

13


2.2.5. Cơ sở hạ tầng.

14

2.2.6. Những thuận lợi và khó khăn

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

17
17

3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn

17

3.1.2. Một số khái niệm khác:

19

3.1.3 Giới thiệu về phương pháp PRA

21

3.1.4. Một số chỉ tiêu tính toán trong phân tích

22


3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

24

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
v

26


4.1. Đặc điểm chung về các hộ sản xuất của dân tộc Châu Mạ

26

4.1.1. Nguồn gốc dân số

26

4.1.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và hoạt động văn hóa

26


4.1.3.Trình độ học vấn

28

4.1.4. Số lượng nhân khẩu và số lao động

29

4.1.5. Khả năng sử dụng phương tiện sinh hoạt

30

4.1.6. Tình hình tiếp cận các dịch vụ

31

4.1.7 Tình hình vay tín dụng của người dân tộc Châu Mạ
xã Phước Lộc

33

4.2. Đặc điểm chung về tập quán sản xuất của cộng đồng người dân tộc
Châu Mạ xã Phước Lộc

34

4.2.1. Tài sản phục vụ sản xuất

34


4.2.2. Diện tích đất canh tác

35

4.2.3 Chăn nuôi

36

4.3. Lịch thời vụ và phân bố lao động trong năm

38

4.4. Xếp hạng ưu tiên các loại cây trồng

39

4.5. Xếp hạng các khó khăn trong sản xuất tại Xã Phước Lộc

41

4.6. Cây vấn đề thu nhập thấp của người dân tộc Châu Mạ xã Phước Lộc

43

4.7. Các nguồn thu nhập

44

4.7.1. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp


44

4.7.2. Thu nhập từ ngoài sản xuất nông nghiệp

46

4.8. Tổng thu nhập của một hộ

48

4.9. Thực trạng chi tiêu trong năm

50

4.10. Tình hình sử dụng thực phẩm của hộ điều tra

50

4.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân tộc
Châu Mạ

51

4.12. Xây dựng các giải pháp để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc
Châu Mạ

52

4.12.1. Giải pháp về vốn


52

4.12.2. Giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp

53
vi


4.12.3. Giải pháp về khuyến nông

55

4.12.4. Giải pháp tạo việc làm cho người dân trong xã

61

4.12.5. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ

62

CH Ư ƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận

65
65
65

5.2. Đề nghị


66

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

66

5.2.2 Đối với người dân xã Phước Lộc

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Error! Bookmark not defined.

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

DT


Doanh thu

GTSL

Giá trị sản lượng

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

LN

Lợi nhuận

NH & PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NH

Ngân hàng


PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(Participatory Rural Appraisal)

PTCĐ

Phát triển cộng đồng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất trên Địa Bàn Xã Phước Lộc

7


Bảng 2.2. Phân Loại Đất Theo Nhóm của Xã Phước Lộc

8

Bảng 2.3. Tình Trạng Nhà Ở của Các Thôn Xã Phước Lộc

12

Bảng 4.1 Tình Hình Theo Đạo của Người Dân

27

Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

28

Bảng 4.3. Số Lượng Nhân Khẩu và Lao Động của Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.4. Tình Hình Tiếp Cận Thông Tin của Người Dân

30

Bảng 4.5. Khả Năng Tiếp Cận Các Dịch Vụ Người Dân Tộc Châu Mạ
Xã Phước Lộc

31

Bảng 4.6. Các Nguồn Vốn Vay của Hộ Dân Tộc


33

Bảng 4.7. Mục Đích Vay của Hộ Dân Tộc

33

Bảng.4.8. Số Hộ Sử Dụng Phương Tiện Sản Xuất

35

Bảng 4.9. Qui Mô Diện Tích Đất Đai của Hộ

35

Bảng 4.10. Biến Động Vật Nuôi Của Xã

36

Bảng 4.11. Xếp Hạng Ưu Tiên Các Loại Cây Trồng

39

Bảng 4.12. Bảng Xếp Hạng Mức Độ Các Khó Khăn Trong Sản Xuất
của Người Dân

41

Bảng 4.13. Chi Phí Cây Điều trong Những Năm Kiến Thiết Cơ Bản


45

Bảng 4.14. Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất 1 Ha Điều Năm 2006

46

Bảng 4.15. Nguồn Thu Nhập của Hộ Từ Các Hoạt Động Khác

47

Bảng 4.16. Cơ Cấu Thu Nhập Bình Quân của 1 Nông Hộ Đồng Bào
Dân Tộc Châu Mạ Xã Phước Lộc Năm 2006 trong 1 Tháng

48

Bảng 4.17. Thu Nhập Bình Quân của Nông Hộ theo Tháng, Mùa, Năm

49

Bảng 4.18. Tình Hình Chi Tiêu trong Năm

50

Bảng 4.19. Tình Hình Sử Dụng Thức Ăn trong Tháng

51

Bảng 4.20. Tổng Chi Phí Cho Một Ha Điều Khi Cải Tạo

56


Bảng 4.21. Doanh Thu Bình Quân Cho Một Ha Điều Đạt Được Sau Cải Tạo

56

Bảng 4.22. Hiệu Quả Kinh Tế của Một Ha Điều Sau Cải Tạo

57

ix


Bảng 4.23. Đánh Giá Kết Quả, Hiệu Quả của Mô Hình Trồng Điều
Trước và Sau Cải Tạo

57

Bảng 4.24. Chi Phí Cho Việc Xây Dựng Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

58

Bảng 4.25. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai
trong 1 Năm

59

Bảng 4.26. Tổng Thu Nhập Khi Kết Hợp Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai
với Cải Tạo Vườn Điều

59


x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản Đồ Tổng Thể Xã Phước Lộc

Trang
10

Hình 2.2. Tình Trạng Nhà Ở của Các Thôn Xã Phước Lộc

12

Hình 3.1. Chu Trình Tổ Chức Sản Xuất của Nông Hộ

18

Hình 4.1. Cơ Cấu Tỷ Lệ Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Biểu Hiện Số Hộ Tiếp Cận Các Dịch Vụ.

32

Hình.4.3. Đồ Thị Tình Hình Chăn Nuôi tại Xã Phước Lộc Năm 2004 – 2006

36


Hình 4.4. Sơ Đồ Lịch Thời Vụ Sản Xuất của Xã Phước Lộc

38

Hình 4.5. Sơ Đồ Kết Quả Cây Vấn Đề Người Dân Tộc Châu Mạ Xã Phước Lộc

43

Hình 4.6. Cơ Cấu Thu nhập của Người Dân Xã Phước Lộc

49

Hình 4.7. Hệ Thống Thu Mua Điều Hiện Nay

62

Hình 4.8. Hệ Thống Thu Mua Đề Nghị

63

Hình 4.9. Hệ Thống Thu Mua Heo Rừng Lai

64

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Nông Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong tiến trình phát triển chung của xã hội loài người trên toàn thế giới, con
người luôn vươn lên để phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên
sự phát triển đó ở mỗi quốc gia đều khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau nhiều lần,
quan trọng hơn nữa là có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng của một quốc gia. Đây là
mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Ở Châu Phi rất nhiều chương trình hổ trợ
nông nghiệp cho nông dân trong canh tác nông nghiệp áp dụng kỹ thuật mới (cây bắp).
Ở Châu Á, rất nhiều quốc gia nhận nguồn tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
trong các dự án hổ trợ cho nông dân nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành
nghề nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Các chương trình, dự án
hay các nguồn tài trợ của quốc tế hay quốc gia cho hộ nghèo được nhiều nước quan
tâm. Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế của mỗi nước mỗi khác nhau nên phương pháp áp
dụng và kết quả đạt được cũng rất khác nhau. Có những chương trình mang lại hiệu
quả cao, song cũng có nhiều chương trình không thể chuyển giao cho nông hộ hoặc
thất bại khi không có chương trình tiếp nối.
Đường lối của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện dân chủ chú trọng phát triển
đồng đều giữa các vùng trong cả nước thông qua các chương trình 120, 135 của chính
CP nhằm XĐGN. Vấn đề rất cơ bản trong thiết kế mô hình sản xuất cho người dân
nghèo là phải dựa vào hoàn cảnh thực tế của vùng nghiên cứu để phân tích, đánh giá
chọn lựa loại hình phát triển tối ưu nhất trong đó lợi ích đạt được có tính quyết định và
đồng thời hoạt động tiêu thụ là nhân tố quan trọng nhất trong lựa chọn mô hình sản
xuất cho nông dân. Ngoài ra, công tác giáo dục, huấn luyện nhằm tăng cường nhận

thức cho người dân cũng không kém phần quan trọng để thay đổi ứng xử của họ phù
hợp với phương thức sản xuất mới.


Chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, đã làm cho đời sống của nhân dân ổn định và phát triển đạt mức
nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng
sâu, vùng xa, vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Việt Nam là nước có nhiều thành phần dân tộc, gồm 54 dân tộc sống ở 64 tỉnh,
thành phố, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 14% dân số cả nước nhưng lại chiếm
29% số người nghèo. Tỷ lệ đói nghèo cao được lí giải do nhiều nguyên nhân có quan
hệ qua lại với nhau bao gồm: sự tách biệt và sự xa xôi về địa lí, giảm khả năng tiếp cận
với đất rừng và đất đai khác, ít có khả năng trong tiếp cận vốn vay và tài sản phục vụ
sản xuất, thiếu thông tin về thị trường,… Điều này dẫn đến mức nghèo đói cao càng
làm tăng thêm nguy cơ dễ bị tổn thương của các dân tộc thiểu số.
Thu nhập thấp và tỉ lệ hộ nghèo cao được coi là tình trạng chung trong đời sống
của đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Phước Lộc là một xã được tách ra từ xã Hà Lâm cũ
năm 2003 với đa số người dân tộc Châu Mạ sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu.
Đồng bào dân tộc Châu Mạ ở Xã Phước Lộc có những đặc điểm cơ bản: trình độ văn
hoá thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đường xá đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận
thị trường kém cũng như tiếp nhận thiết bị KH-KT còn hạn chế
Thực tế, tình hình diện tích ngày càng thu hẹp, dân cư ngày càng đông nên đời
sống bà con lại khó khăn hơn. Vì vậy việc tìm hiểu nguồn thu nhập và giải pháp để
nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Châu mạ ở xã Phước Lộc là cần thiết. Từ đó
để xây dựng cơ sở đề xuất những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh địa phương nhằm
nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống của người dân. Với kì vọng đó tôi thực
hiện làm đề tài “Tìm Hiểu Nguồn Thu Nhập và Giải Pháp Để Nâng Cao Thu Nhập
Cho Đồng Bào Dân Tộc Châu Mạ Ở Xã Phước Lộc, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm
Đồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhận dạng điều kiện tự nhiên của xã Phước Lộc huyện Đạ Huoai và đánh giá
thực trạng sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình đồng bào dân tộc Châu Mạ đang sinh
sống trên địa bàn nghiên cứu.

2


- Đánh giá điều kiện sản xuất và năng lực sử dụng tài nguyên sẵn có của hộ gia
đình nông dân đồng bào dân tộc Châu Mạ ở xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai trong
cuộc sống hiện tại
- Khảo sát và đánh giá chi phí đầu tư, kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
của đồng bào dân tộc Châu Mạ trên điạ bàn nghiên cứu nhằm chỉ ra các mặt thuận lợi
và khó khăn của họ trong thực tế sản xuất.
- Khảo sát và đánh giá về nguồn thu nhập tác động đến đời sống của hộ gia đình
đồng bào dân tộc đang định cư trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của đồng bào dân tộc
- Đưa ra một số giải pháp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
thu nhập cho đồng bào dân tộc trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Xã Phước Lộc – Huyện Đạ Huoai – Tỉnh Lâm Đồng
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/03/2007 đến ngày
20/06/2007. Số liệu sử dụng từ điều tra hộ năm 2006 & nguồn tin thống kê của địa
phương.
1.4. Cấu trúc của khóa luận. Gồm 5 chương
- Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề (sự cần thiết, lí do chọn đề tài, mục đích…)
Khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng nhằm nâng cao thu nhập cho
người dân và hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt đối với vùng sâu
vùng, xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Do
đó, nghiên cứu thu nhập và các giải pháp đẻ nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc

Châu Mạ xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai là cần thiết và phù hợp với định hướng phát
triển của địa phương.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu một cách khái quát về địa bàn nghiên cứu, từ đó xác định những
thuận lợi và khó khăn của vùng trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
thu nhập cho đồng bào dân tộc định cư trên địa bàn nghiên cứu

3


- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Từ thực tế hoàn cảnh địa phương cũng như những thuận lợi và khó khăn mà
địa phương đang gặp phải để xây dựng nội dung nghiên cứu phù hợp với hoàn cảnh
thực tế và mục đích đặt ra. Vì vậy phương pháp được sử dụng mang tính tổng hợp
nhằm thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp phục vụ cho nhận xét, đánh giá và kết luận của
đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Từ những thông tin thu thập được là cơ sở để chứng minh những mục đích
nghiên cứu mà đề tài cần đạt được.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị:
Là bằng chứng rõ ràng có tính thuyết phục để lý giải mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra, thêm vào đó cũng là cơ sở đưa ra những kiến nghị hợp lí đúng với nhu cầu, nguyện
vọng của người dân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:
- Đánh gia hoạt động Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 huyện Đạ
Huoai.
- Kế hoạch đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai đến
năm 2010.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh
Lâm Đồng thời kỳ 2003 – 2010.
- Báo cáo về kinh tế - xã hội xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Qua các đánh giá của địa phương cho thấy nhu cầu xây dựng giải pháp hỗ trợ
cho người nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn rất cần thiết.
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Để đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH, tạo thuận lợi cho việc tổ chức chỉ đạo
sản xuất, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, UBND huyện đã lập tờ trình số
33/TTr-UB ngày 16/03/2001 xin tách xã Hà Lâm, thành lập 2 xã mới là Phước Lộc và
Hà Lâm mới đã được HĐND huyện thông qua tại Nghị quyết số 22/2001/NQ-HĐND
ngày 26/03/2001 đồng thời cũng được thông qua tại Nghị định 112/2002/NĐ-CP ngày
31/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Xã Phước Lộc nằm về phía Đông Bắc của Huyện Đạ Huoai, cách trung tâm
huyện lỵ Đạ Huoai 20 km về phía Bắc
- Phía Bắc giáp huyện Đạ Tẻh
- Phía Đông giáp xã Đạ Mri


- Phía Nam giáp xã Hà Lâm
- Phía Tây giáp xã Đạ Tồn
b) Địa hình
Nhìn chung, địa hình của xã thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phần lớn diện tích có

độ cao trung bình từ 200 – 800m, địa hình phức tạp có thể chia thành 2 dạng địa hình
như sau:
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Bắc, diện tích khoảng 6.666 ha độ cao nâng
dần lên từ 300 đến 800m, độ dốc lớn hiện trạng là đất lâm nghiệp.
- Địa hình núi thấp: phân bố phía Nam, diện tích khoảng 1.100 ha địa hình
tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi sông Đạ Mri, độ cao trung bình trên 200 m, rất
thuận lợi cho việc phát triển cây lâu năm, cây ăn quả và các mô hình kinh tế trang trại
và mô hình canh tác trên đất dốc đồng thời có thể thực hiện canh tác nông lâm kết hợp.
c) Khí hậu thời tiết
Nằm trong khu vực nhiệt đới - gió mùa cao nguyên với các đặc trưng sau:
+ Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C – 270C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 38,30C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 140C.
+ Lượng mưa:
Mùa mưa kéo dài với lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 2.800 –
3.000mm và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11, bình quân số ngày mưa là 180 ngày, tập trung vào tháng 7 và 8. Mùa
mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
+ Độ ẩm không khí, chế độ gió:
- Độ ẩm trung bình hàng năm 86%, lượng bốc hơi: 764 mm.
- Có hai hướng gió chính là hướng Tây Bắc và Đông Nam, tốc độ gió
trung bình là 2,7m/s.

6


d) Tài nguyên đất
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất trên Địa Bàn Xã Phước Lộc

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích

7.766

100,00

1. Đất nông nghiệp

1.054

13,60

1. Đất lâm nghiệp

6.389

82,30

2. Đất chuyên dùng

54

0,70


3. Đất ở

15

0,20

4. Đất chưa sử dụng

254

3,30

Nguồn tin:: Phòng địa chính xã Phước Lộc năm 2006
Nhìn chung diện tích đất của xã Phước Lộc chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm
82,3% trong cơ cấu chung, số còn lại là diện tích đất nông nghiệp chiếm 13,6%. Quỹ
đất nông nghiệp hiện tại được nhiều hộ sử dụng để trồng điều hạt địa phương nên năng
suất thấp.
Theo báo cáo chuyên đề: “Điều tra, đánh giá đất huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng” trong khuôn khổ xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
huyện Đạ Huoai thời kỳ 2001-2010 được tiến hành trong năm 2000, cho thấy xã
Phước Lộc có 4 nhóm đất với 5 loại đất.

7


Bảng 2.2. Phân Loại Đất Theo Nhóm của Xã Phước Lộc
Tên đất

Ký hiệu


I. Nhóm đất phù sa

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

265

3,4

Đất phù sa không được bồi hàng năm

P

57

Đất phù sa ngòi suối

Py

208

II. Nhóm đất nâu vàng

9

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp


III. Nhóm đất đỏ vàng

9
5.926

Đất đỏ vàng trên phiến sét

Fs

IV. Nhóm đất vàng đỏ
Fa

V. Sông suối
Tổng cộng

76,3

5.926
1.501

Đất vàng đỏ trên đá Granit

0,1

19,3

1.501
65

0,8


7.766

100,0

Nguồn Tin: Phòng địa chính xã Phước Lộc năm 2006
- Đất phù sa
Diện tích 265 ha chiếm 3,4% trong tổng số đất tự nhiên, được hình thành do sản
phẩm của sông Đạ Mri, Đạ Mrê, được phân bố hẹp dọc ven suối. Đất phù sa là loại
đất non trẻ, phẩu diện đất chưa phân dị, địa hình thấp đến trung bình, đôi khi bị lũ
quét, có hai loại đất chính là đất phù sa ngòi suối và đất phù sa không được bồi, thành
phần cơ giới nhẹ. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu và cây
công nghiệp như dâu tằm, mía...
- Đất đỏ nâu vàng (Fp)
Diện tích 9 ha, là loại đất có nguồn gốc hình thành từ phù sa suối, đất có màu
nâu vàng, cấu tượng viên, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình ở lớp bề mặt.
Nhóm đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt từ thấp đến trung bình (0,14-1,8%).
Hiện đang được người dân sử dụng vào trồng các loại cây dài ngày như cà phê, điều,...
và nhiều loại cây trồng khác.
- Nhóm đất đỏ vàng (Fs)
Là loại đất chiếm diện tích lớn 76,3% với 5.926 ha phân bố tập trung vào vùng
đất đồi núi thấp, là loại đất có nguồn gốc hình thành từ đá phiến sét, cấu tượng viên,
8


thành phần cơ giới trung bình ở lớp mặt, thịt nặng ở tầng dưới, nhóm đất này đang
được bà con trồng các loại cây dài ngày như cà phê, điều và nhiều loại cây ăn quả
khác.
- Nhóm đất vàng đỏ (Fa)
Diện tích 1.501 ha phân bố lớn ở vùng đất đồi núi, là loại đất được hình thành

từ đá granite, phân bố chủ yếu trên địa hình dốc, tầng đất dày, độ phì nhiêu kém, hầu
hết diện tích nằm trong lâm phần.
e) Nguồn nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm trong vùng không lớn, tuy nhiên qua các giếng đào của
người dân cho thấy vùng có địa hình cao mực nước ngầm ở độ sâu 15 – 20m, vùng
chân đồi ở chân đồi ở độ sâu 3 – 8m có xuất hiện các mạch nước ngầm chất lượng tốt,
có thể khai thác phục vụ cho sản xuất.
f) Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của xã còn khá phong phú với diện tích rừng còn khá lớn và đa
phần là rừng tự nhiên (6.368ha), đang được khoanh nuôi. Tài nguyên rừng đặc biệt đa
dạng về nguyên liệu lồ ô, tre nứa, hàng năm giải quyết được số lượng đáng kể lao
động tại chổ vào việc khai thác và chế biến lâm sản.
g) Thảm thực vật và động vật
- Thực vật
Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất và một số diện tích
rừng trồng. Tuy nhiên độ che phủ của rừng giảm sút đáng kể do tình trạng đốt phá
rừng và khai thác lâm sản trái phép.
- Động vật
Động vật ở đây khá phong phú, có các loài thú như Hoẵng, Chồn, Nhím và các
loài chim...Tuy nhiên, tình trạng săn bắt thú rừng diễn biến thường xuyên, gây ảnh
hưởng rất lớn đến số lượng động vật hoang dã và chim thú.

9


Hình 2.1. Bản Đồ Tổng Thể Xã Phước Lộc

Nguồn tin: Phòng địa chính xã Phước Lộc

10



2.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội
a) Dân số - lao động và việc làm
Dân số: Cư dân trên địa bàn của xã chủ yếu là người dân tộc Châu Mạ và một
số hộ kinh không có đất sản xuất sản xuất ở các xã lân cận chuyển vào, bình quân 1 hộ
có 4,9 nhân khẩu.
Lao động: Năm 2002 tổng số lao động của xã là 921 người, trong đó lao động
hầu hết đang sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy tình trạng thất nghiệp mùa vụ diễn ra
thường xuyên và khi thất nghiệp người dân lại vào rừng chặt phá khai thác gỗ, mây,
tre, mung, măng, thú rừng v.v... tạo áp lực xấu đối với nuôi trồng. Chính vì vậy cần có
chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ là
những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề lao động, việc làm tại địa phương.
Thu nhập và mức sống dân cư: Chiếm trên 90% là dân nghèo đời sống gặp
nhiều khó khăn, hàng năm đều phải cứu đói.
b) Văn hóa xã hội
- Đa số bà con ở xã theo đạo tin lành, thiên chúa giáo nên công tác tuyên truyền
vận động nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho
người dân biết và thực hiện theo quy tắc dân chủ.
- Phong trào thể dục thể thao hầu như chưa phát triển do xã mới tách, cơ sở vật
chất chưa có, vì vậy phát triển phong trào này chưa mạnh.
c) Tình trạng nhà ở
Trong cuộc sống hằng ngày, nhà ở là một vấn đề mà luôn được người dân quan
tâm hàng đầu. Đối với đồng bào dân tộc nơi đây hầu như nhà cửa chưa được quan tâm
thích đáng, nhà xây rất đơn giản chỉ có 4 bức tường với diện tích 20m2, trong khi nhà
tranh, lá hay nhà gỗ lợp tôn có diện tích tương tự. Bà con đồng bào chỉ lo cái ăn là
chính. Chính vì vậy, số lượng nhà tranh, lá khá nhiều và chiếm số lượng lớn ở các
thôn.

11



Bảng 2.3. Tình Trạng Nhà Ở của Các Thôn Xã Phước Lộc
Thôn

Nhà xây

Nhà gỗ lợp tôn

Nhà tranh, lá

Tổng

Phước Lạc

23

22

38

83

Phước Hồng

29

28

34


91

Phước Trung

23

28

38

89

Phước Dũng

38

35

35

108

Phước Bình

20

22

40


82

Phước An

20

26

27

73

Nguồn tin: UBNN xã Phước Lộc năm 2006
Tình trạng các loại nhà ở giữa các thôn trong xã tương đối đồng đều, chỉ có hai
thôn Phước Lạc và Phước Trung số lượng nhà tranh, lá nhiều hơn hẵn so với nhà xây,
nhà tôn vách gỗ.
Hình 2.2. Tình Trạng Nhà Ở của Các Thôn Xã Phước Lộc
120
100

số nhà

`

80
60
40
20
0

Phước lạc

Phước
hồng

Phước
trung

Phước
dũng

Phước bình Phước an
Thôn

nhà xây

nhà tôn vách gỗ

nhà tranh lá

tổng

Nguồn tin: UBNN xã Phước Lộc năm 2006
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế
a) Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Do xã mới được tách nên công tác chỉ đạo cho bà con nông dân bị hạn chế,
cộng với phong tục tập quán canh tác các hộ đồng bào thường độc canh ít tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật nên hoạt động sản xuất bị trì trệ. Hoạt động chủ sản xuất chủ yếu
12



là canh tác những cây màu lương thực và những cây lâu năm nhưng hiệu quả không
cao.
+ Cây bắp: diện tích cả năm đạt 50 ha, bình quân năng suất đạt 30,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 152,5 tấn
+ Cây khoai lang: diện tích gieo trồng 10 ha, năng xuất 32 tạ/ha.
+ Cây khoai mì: diện tích 15 ha, năng suất đạt 90 tạ/ha, sản phẩm 135 tấn.
+ Cây điều: diện tích đạt 130 ha, trong đó trồng mới được khoảng 20 ha, năng
suất bình quân đạt 3,5 /ha.
Chăn nuôi: Là xã có điều kiện phát triển chăn nuôi tuy nhiên chăn nuôi trong
xã đến nay còn hạn chế chủ yếu phát triển đàn gà thả vườn và một số hộ có điều kiện
đang nuôi bò.
b) Ngành lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu khai thác lồ ô, tre nứa, trồng và chăm sóc rừng
cho lâm trường.
Khai thác lâm sản: Người dân địa phương chủ yếu khai thác lồ ô cho lâm
trường theo kế hoạch hàng năm, mỗi năm khai thác được 500.000 – 600.000 cây lồ ô
làm nguyên liệu cho chế biến lâm sản.
c) Tiểu thủ công nghiệp
Mặc dù có nguồn nguyên liệu về lồ ô, tre nứa khá lớn nhưng đến nay ngành
công nghiệp chế biến lâm sản của xã chưa phát triển nguyên nhân đường xá đi lại khó
khăn.
Hoạt động thương mại của xã hầu như chưa phát triển, hiện xã chưa có chợ,
mọi hoạt động buôn bán đều phải thông qua các chợ ở thị trấn Mađaguôi và các đại lí
bán lẻ của xã Hà Lâm.
2.2.4. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Giáo dục: Sau khi được tách từ xã Hà Lâm, ngành giáo dục của xã đã chú
trọng công tác giáo dục, tổ chức động viên huy động các cháu ra lớp đúng độ tuổi, duy
trì không cho trẻ em bỏ học giữa chừng.

- Về cơ sở trường lớp: Hiện cơ sở vật chất của các trường còn thiếu thốn và tạm
bợ, đến nay xã mới chỉ có một trường học Võ Thị Sáu, trong khi lớp học mầm non
phải học với tiểu học. Hiện tại xã có rất ít học sinh đang theo học tại trường trung học
13


×