Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI XÃ CƯÊWI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.44 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI XÃ CƯÊWI
HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐĂK LĂK

TRẦN VĂN ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH PTNT &KN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “THỰC TRẠNG
NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI XÃ CƯÊWI HUYỆN
KRÔNG ANA TỈNH ĐĂK LĂK”, do TRẦN VĂN ĐỨC, sinh viên khoá 2003 - 2007,
ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng ngày

.

Người hướng dẫn,
Trang Thị Huy Nhất

Ngày


Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký, họ tên)

(chữ ký, họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên con dành cho cha mẹ và những người thân trong gia đình
đã dạy dỗ và giúp đỡ con nên người.
Tôi xin chân thành cám ơn:
Cô Trang Thị Huy Nhất đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

này.
Quý thầy cô trong trường, đặc biệt thầy cô trong khoa Kinh Tế - Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thông qua khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu của tập thể cán bộ UBND xã Cưêwi và toàn thể bà con nông dân trong xã Cưêwi
đã tạo điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho khóa luận tốt
nghiệp của tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu tại địa phương.
Các bạn cùng khóa đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và động viên tôi trong suốt
thời gian học ở trường cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN VĂN ĐỨC. Tháng 07 năm 2007. “Thực Trạng Nghèo Của Cộng Đồng
Người Dân Tộc Ê Đê tại Xã Cưêwi Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk”.
TRAN VAN DUC. July 2007. “Current Situation of Poverty of E De Ethnic
Community in Cuewi Commune, Krong Ana District, Dak Lak Province”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng nghèo của người dân tộc thiểu số Ê Đê tại xã
Cưêwi, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được từ
UBND xã, thông qua bảng hỏi điều tra, phỏng vấn 40 hộ nghèo và không nghèo trên
địa bàn xã Cưêwi. Khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:
Mô tả, đánh giá hộ nghèo, phương tiện sinh hoạt của hộ nghèo, mức sống của
các hộ nghèo.
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đói, tình hình kinh tế của các hộ điều
tra.
Qua đó đánh giá được thực trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo của người
DTTS Ê Đê, tại địa bàn nghiên cứu.



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1

1


MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài

1

1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Khí hậu, thủy văn

4

2.1.3. Nguồn nước

5


2.1.4. Địa hình, thổ nhưỡng

6

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

7

2.2.1. Dân số và lao động

7

2.2.2. Cơ sở hạ tầng

9

2.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp

10

2.2.4. Về hoạt động khuyến nông

12

2.2.5. Công tác lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng

12

v



2.3. Kinh tế – Văn hóa – Xã hội

12

2.3.1. Kinh tế

12

2.3.2. Văn hóa

16

2.3.3. Xã hội

18

2.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

19

2.4.1. Buôn Puk Prông

19

2.3.2. Buôn Tach Mnga

20

CHƯƠNG 3


22

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Nội dung nghiên cứu

22

3.1.1. Định nghĩa, khái niệm nghèo đói

22

3.1.2. Chuẩn nghèo đói

23

3.1.3. Một số các chỉ tiêu xác định nghèo

24

3.1.4. Vòng luẩn quẩn nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội

25

3.1.5. Năm loại tài sản của con người


26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu

27

3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

27

3.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp từ địa phương với các phương pháp

27

3.2.4. Xử lý số liệu.

28

CHƯƠNG 4

29

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29


4.1. Mô tả mẫu điều tra

29

4.1.1. Thông tin cơ bản về mẫu điều tra

29

Trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn thì diện tích đất canh tác bình quân
trên một hộ là 6123 m2/hộ. Trong khi diện tích đất canh tác bình quân
toàn xã là 1,14 ha, với diện tích đất canh tác trung bình theo số liệu điều
tra được cho thấy diện tích đất canh tác này còn thấp hơn diện tích đất
sản xuất bình quân chung của toàn xã là 2028 m2. Diện tích đất canh tác
thấp hơn so với mức trung bình của toàn xã nguyên nhân là do cùng một
vi


diện tích như trước nhưng phải phân bổ cho con khi lập gia đình và một
phần diện tích đã được bán lại cho người kinh. Nhìn chung qua các mẫu
điều tra cho thấy các hộ đều là đối tượng sản xuất nông ngiệp, với diện
tích nhỏ, manh mún và điểm đáng chú ý là có trên 75% hộ được điều tra
đều có đất ruộng.

31

4.1.2. Mô tả đối tượng nghiên cứu

31

4.1.3. Mô tả hộ nghèo


36

a) Đặc điểm nhân khẩu của hộ nghèo

36

b) Đặc điểm về lao động

38

4.2. Điều kiện sinh hoạt

40

4.3. Phân tích nguyên nhân nghèo
4.3.1. Tình hình nghèo của các hộ điều tra
4.3.2. Một số nguyên nhân dẫn đến nghèo

46
46
48

a) Đất sản xuất

50

b) Kỹ thuật sản xuất

51


c) Vốn sản xuất

53

d) Nhân khẩu phụ thuộc

56

4.3.3. Tình hình biến động nghèo

57

4.3.4. Nhận thức của người dân về nghèo

59

4.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển nông thôn

60

4.4.1. Chủ trương của chương trình XĐGN tại xã.

60

4.4.2. Tổng quan một số các chương trình XĐGN tại xã Cưêwi

61

4.4.3. Đánh giá của các hộ điều tra về các chương trình XĐGN của xã 62

CHƯƠNG 5

66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

PHỤ LỤC

69

I. Thông tin chung

69

II. Thông tin về đất đai, cơ cấu cây trồng, vật nuôi

70

V. Các chương trình chính sách

73

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Canh tác

ĐT – TTTH

Điều tra – Tính toán tổng hợp

ĐTTH

Điều tra tổng hợp

Đvt

Đơn vị tính

LĐTB – XH

Lao Động Thương Binh – Xã Hội

NHCS

Ngân hàng chính sách

NHNN&PTNN

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


SX

Sản xuất

SXBQ

Sản xuất bình quân

TS

Tài sản

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WB

Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Khí Hậu, Thủy Văn

5

Bảng 2.2. Tình Hình Nhân Khẩu Của Xã Năm 2006

7

Bảng 2.3. Tình Hình Lao Động Phân Theo Nghề Năm 2006

8

Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số của Xã Theo Độ Tuổi Lao Động Năm 2006

9

Bảng 2.5. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Năm 2006 của Xã Cưêwi

11

Bảng 2.6. Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo Tại Địa Phương Năm 2006

13

Bảng 2.7. Biến Động Hộ Nghèo ở Xã Cưêwi Năm 2006 - 2007

15


Bảng 2.8. Tình Hình Giáo Dục của Xã Năm 2005 – 2006

17

Bảng 4.2. Tình Hình Chung của Các Hộ Điều Tra,Tháng6/2007

30

Bảng 4.3. Tình Hình Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

38

Bảng 4.4. Qui Mô Lao Động của Các Hộ Nghèo,Tháng 6/2007

39

Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn của Những Người Đã Nghỉ Học Thuộc Lứa Tuổi
Từ 6 Đến 22 Tuổi,Tháng 6/2007

33

Bảng 4.6. Nhận Định Nguyên Nhân Nghỉ Học, Tháng 6/2007

34

Bảng 4.7. Tình Hình Nhà Ở của Các Hộ Nghèo,Tháng 6/2007

41


Bảng 4.8. Tình Hình Sân Phơi của Hộ Nghèo so với Hộ Không Nghèo,
Tháng 6/2007

41

Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng Điện, Nước của Các Hộ Điều Tra , Tháng 6/2007

42

Bảng 4.10. Cơ Cấu Nghề Của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

36

Bảng 4.11. Mức Thu Nhập của Hộ Phân Theo Nhóm Thu Nhập, Tháng 6/2007

40

Bảng 4.12. Diện Tích Canh Tác Cây Cà Phê Của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

44

Bảng 4.13 . Diện Tích Canh Tác Cây Điều của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

45

Bảng 4.14 . Diện Tích Canh Tác Cây Lúa của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

45

Bảng 4.15. Qui Mô Diện Tích Đất Canh Tác của Các Hộ, Tháng 6/2007


46

Bảng 4.17. Nhận Định Nguyên Nhân Nghèo Của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

49

Bảng 4.18. Diện Tích Đất Sản Xuất Bình Quân của Hộ Nghèo so với Hộ Không
Nghèo, Tháng 6/2007

50

Bảng 4.19. Tình Hình Vay Vốn Tín Dụng,Tháng 6/2007

54

ix


Bảng 4.20. Nhận Thức về Nghèo của Những Hộ Nghèo và Hộ Không nghèo,
Tháng 6/2007

60

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Vòng Luẩn Quẩn của Nghèo Đói


25

Hình 4.1. Tình Hình Học Vấn của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

34

Hình 4.2. Cơ Cấu Thu Nhập theo Nghề của Hộ Nghèo,Tháng 6/2007

48

Hình 4.3. Cơ Cấu Chăn Nuôi Của Hộ Điều Tra, Tháng 6/2007

53

Hình 4.4. Ý Kiến Không Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng, Tháng 6/2007

56

Hình 4.5. Nguyên Nhân Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Hộ Điều Tra

64

Hình 4.6. Nguyên Nhân Không Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Hộ Điều Tra
64
Hình 4.7. Mức Độ Đánh Giá Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo, Tháng 6/2007

xi

65



DANH MỤC PHỤ LỤC

trang
Phụ lục bảng hỏi điều tra nông hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghèo đói mang tính chất toàn cầu, là vấn nạn xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ tới
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Đặc biệt là với
những nước đang phát triển như ở nước ta, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã
hội bức xúc, là một trong những đối tượng được nhà nước quan tâm và có nhiều tác
động để cải thiện đời sống cho người dân. Trong những năm qua, công tác xóa đói,
giảm nghèo đã trở thành chính sách, chương trình rộng lớn trên khắp cả nước, từ thành
thị đến nông thôn. Mặc dù, tỷ lệ đói, nghèo đã giảm rõ rệt, song tỉ lệ hộ nghèo ở khu
vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần so với số hộ nghèo của cả nước,đặc
biệt tỉ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả
nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005(Phạm Gia Khiêm
(Tạp chí Cộng sản số 2+3-2006)).
Đăk Lăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong nhiều năm qua Tỉnh đã
đạt được nhiều thành tựu kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo đạt tốc độ nhanh, đã thu
được nhiều kết quả tích cực, đời sống của đa số người dân được cải thiện nhưng Đăk
Lăk vẫn là một trong những tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao so với cả nước, nghèo đói vẫn

hiện hữu, vẫn tồn tại ở nhiểu vùng, nhiều địa phương trong tỉnh.
Đặc biệt có xã Cưêwi, thuộc huyện KrôngAna, tỉnh Đăk Lăk là một trong
những xã nghèo, vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng, thông tin, trình độ dân trí…còn
nhiều thiếu thốn. Do vậy, thực trạng đời sống nông dân trong xã vẫn còn ở mức thấp,
tình trạng đói, nghèo vẫn còn khá phổ biến đặc biệt là người dân tộc thiểu số Ê Đê.
Chính vì lẽ đó tôi đã quyết định lưa chọn đề tài “THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA


CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ TẠI XÃ CƯÊWI, HUYỆN
KRÔNG ANA, TỈNH ĐĂK LĂK”.
1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nhằm cung cấp các thông tin là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa
phương, cho công tác xóa đói giảm nghèo, và cho những người có đề tài, dự án nghiên
cứu có liên quan.
Đề tài giúp người đọc nhìn nhận được bức tranh về tình hình kinh tế, văn hóa,
xã hội của đồng người Ê Đê đầy đủ, sâu sắc hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài với việc tìm hiểu,mô tả, phân tích thực trạng nghèo đói, nhận dạng đối
tượng nghèo của người dân tộc thiểu số Ê Đê tại xã Cưêwi nhằm giúp người làm
nghiên cứu có liên quan, các cấp chính quyền địa phương làm tài liệu tham khảo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mô tả, phân tích tình hình thực trạng đói nghèo, tái nghèo của cộng đồng người
Ê Đê
Nhận thức của người dân về nghèo đói, và khả năng chống lại đói nghèo của
chính cộng đồng
Những tác động, hỗ trợ của các chương trình, chính sách đến cộng đồng người
dân tộc
Đánh giá của cộng đồng đối với các chương trình, chính sách
1.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi là
cộng đồng người dân tộc thiểu số tại các buôn Puk Prông và buôn Tach Mnga thuộc xã
Cưêwi, huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 10/2/2007 đến 10/7/2007.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung, phạm vi, cấu trúc của luận
văn.
2


Chương 2: Tổng Quan
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những điều kiện thuận
lợi, khó khăn xã Cưêwi, huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk nhằm có những đánh giá
chung về thực trạng đói nghèo tại địa phương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược tổng quan đói nghèo, đối tượng điều tra, những cơ sở luận
phục vụ cho cho nghiên cứu , và các chỉ tiêu nhằm xác định thực trạng nghèo của các
hộ nông dân trên địa bàn xã Cưêwi, huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chính như: Mô tả, đánh giá thực
trạng nghèo tại xã Cưêwi, huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk và tìm hiểu tình hình các
công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách KHHGĐ... Qua đó cho thấy được thực trạng
nghèo và giải pháp nhằm giảm nghèo tại địa phương.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nhìn nhận được thực trạng nghèo,
một số giải pháp giảm nghèo tại địa phương.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Cưêwi là một xã thuộc khu vực 3 của Huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, nằm ở
phía Đông Bắc của huyện Krông Ana và phía Đông Nam của thành phố Buôn Mê
Thuột, cách trung tâm Huyện Krông Ana khoảng 40km theo hướng tỉnh lộ 10, với tổng
diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính là 5985 ha.
Phạm vi ranh giới giáp với các xã như sau:
Phía nam giáp xã EaBhốk, EaHu
Phía bắc giáp xã EaKnuếc, EaYong, Hòa Tiến thuộc huyện KrôngPăc
Phía đông giáp xã Hòa Thành thuộc huyện Krông Bông
Phía tây giáp xã Eaktur
Xã gồm 26 thôn buôn, với tổng dân số là 22704 người, bao gồm 12 dân tộc anh
em từ nhiều tỉnh thành đến sinh sống.
Với vị trị địa lý như trên xã có nhiều thuận lợi mở rộng giao lưu, phát triển kinh
tế, văn hóa với các địa phương lân cận, tuy nhiên vì là một địa phương thuộc vùng sâu
vùng xa nên trình độ dân trí vẫn còn thấp và không đồng nhất nên gặp khó khăn trong
việc phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.2. Khí hậu, thủy văn
Xã Cưêwi nằm trong khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhưng vì có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng
của khí hậu gió mùa cao nguyên, hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ
thống gió mùa đó là chế độ gió mùa Tây Nam(từ tháng năm đến tháng mười) và chế
độ gió mùa Đông Bắc(từ tháng mười một đến tháng bốn năm sau).



a) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao khoảng từ 1740-1794 mm, tuy nhiên
lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng năm và kết thúc vào cuối tháng mười, chiếm 94%
lượng mưa của cả năm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng mười một đến tháng tư năm sau chiếm 0,6% lượng
mưa của cả năm.(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện)
b) Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình là 81%-83%.
Độ bốc hơi trong mùa khô vào khoảng 14,9-10,2 mm/ngày.(Nguồn: Trạm khí
tượng thủy văn huyện)
c) Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm từ 230C đến 24,70C, nhiệt độ cao nhất
xảy ra vào tháng ba và tháng bốn với nhiệt độ là 31,80C, nhiệt độ thấp nhất xảy ra
trong năm là 19,70C vào tháng mười hai và tháng giêng là 20,10C. Nhiệt độ bình quân
là khoảng 250C xảy ra vào tháng bảy. Bình quân giờ chiếu sáng/năm là 1700-2400 giờ.
Với điều kiện khí hậu này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho địa phương phát
triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, tuy nhiên lại thiếu
nước, thức ăn trầm trọng cho cây trồng và vật nuôi vào mùa khô. .(Nguồn: Trạm khí
tượng thủy văn huyện).
Bảng 2.1. Tình Hình Khí Hậu, Thủy Văn
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

CN

NĐ( C)

20,1

21,6

23,0

25,2

25,1

24,6


24,4

24,1

23,9

23,0

21,7

19,7

23

ĐA(%)

70

71

74

77

83

82

88


90

84

78

75

73

80

LM(mm)

0

7

51

163

198

202

264

309


55

16

0

0

1254

Hobq(mm)

133

120

101

105

99

98

94

91

99


102

107

128

1174

Tháng
o

Nguồn tin: Trạm khí tượng thủy văn Đăk Lăk
2.1.3. Nguồn nước
a) Nước mặt
Nguồn nước mặt tập trung chủ yếu ở ao, hồ và suối. Hoa màu và cây lúa được
cung cấp nước chủ yếu từ sông suối với các con sông suối chính như suối Eaktur, suối

5


Eaknaber, cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu…lại được cung cấp nước chủ yếu
từ các hồ lớn là nước mưa tích tụ từ mùa mưa và từ các con suối nhỏ đổ xuống hồ.
b)Nước ngầm
Chưa có thăm dò về mực nước và trữ lượng nước ngầm nhưng qua các giếng
đào cho thấy ở khu vực thấp với độ sâu của giếng là 8-10m, và ở khu vực cao với độ
sâu 15-20m nước có chất lượng tốt thuận lợi để phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho cây
vào mùa khô.
Lượng nước tại địa phương vào mùa mưa thuận lợi cho phát triển sản xuất và
chăn nuôi nhưng lượng nước lại thay đổi và chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa

khô. Mùa khô chỉ còn những con suối và hồ lớn là có đủ khả năng cung cấp nước phục
vụ cho tưới cây.
2.1.4. Địa hình, thổ nhưỡng
a) Địa hình
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng với hai dạng địa hình chính là đồi núi và
đồng bằng. Hướng dốc chính của xã là theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tạo cho xã
những điều kiện sản xuất bao gồm cả trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và trồng hoa
màu phong phú trên những địa hình và chất đất khác nhau.
b) Thổ nhưỡng
Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) với diện tích 2206,0 ha chiếm diện tích
36,86%. Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này có tầm dày trên 70cm, thành phần cơ giới
thịt nặng đến trung bình. Đây là nhóm đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng, là loại cây thích
hợp cho cây công nghiệp lâu năm, phân bố chủ yếu theo hướng Tây Bắc.
Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét(Fs), với diện tích 2765,0 ha chiếm 46,20% diện
tích tự nhiên, đất ít xốp, khả năng mất nước cao nên đất bị chai rắn. Là loại đất phân
bố ở vùng núi cao, tầng đất nông, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp. Nhóm này
phân bố the hướng Đông Nam được sử dụng trong các dự án trồng rừng nhằm nhằm
hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
Nhóm đất nâu vàng(Fu) phát triển trên đá bazan với diện tích 417 ha chiếm
6,90% diện tích tự nhiên, với thành phần cơ giới đất nặng đến trung bình, khá nhiều
mùn và tỉ lệ mùn giảm theo độ sâu tầng đất. Đây là loại đất tốt phù hợp phát triển nông
nghiệp.
6


Nhóm đất dốc tụ(D) ở khu vực thung lũng với diện tích 346ha chiếm 5,79%
diện tích tự nhiên.
Nhóm đất phù sa(Pb) có diện tích 124ha, chiếm 2,07% diện tich tự nhiên, là
loại đất phù hợp với việc phát triển cây lúa nước.
Nhìn chung đây là một địa phương có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tương đối

phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để xã có thể phát triển sản xuất nông nghiệp
với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng giúp người dân có thu nhập ổn định hơn.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Con người là nguồn vốn quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế
của một vùng, của địa phương, là nhân tố định hướng phát triển kinh tế xã hội cho địa
phương đó. Theo số liệu thống kê năm 2006 thì Cưêwi có 4115 hộ với 22704 nhân
khẩu. Trong đó người dân tộc thiểu số, bao gồm 11 dân tộc anh em từ nhiều địa
phương trong nước đến sinh sống chiếm 822 hộ, trên diện tích tự nhiên toàn xã là 5985
ha. Trong đó người dân tộc thiểu số tại chỗ (người Ê Đê) là 261 hộ với 1425 nhân
khẩu, chủ yếu tập trung sinh sống nhiều ở hai Buôn Puk Prông và Buôn Tach Mnga
Bảng 2.2. Tình Hình Nhân Khẩu Của Xã Năm 2006
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Hộ

4.115

Tổng nhân khẩu

Người

22.704

100


Nam

Người

11.128

49

Nữ

Người

11.576

51

Nhân khẩu bình quân/hộ

Người

6

Tổng số hộ

Tỉ trọng(%)

Nguồn tin: Phòng LĐTB – XH xã Cưêwi
Toàn xã có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh là đa số
vào khoảng 3182 hộ tương đương với 17976 nhân khẩu chiếm tỉ lệ là 77,32% , dân tộc

Tày có 349 hộ chiếm 8,48%, dân tộc Nùng 261 hộ chiếm 6,34%, dân tộc Cao Lan 32
hộ chiếm 0,78%, dân tộc Sán Chí 12 hộ chiếm 0,29%, dân tộc Mường 8 hộ chiếm
0,19%, dân tộc Gia Rai 1 hộ chiếm 0,024%, dân tộc Dao 1 hộ chiếm 0,024%, dân tộc

7


Sán Dìu 2 hộ chiếm 0,049%, dân tộc Thổ 3 hộ chiếm 0,073%, dân tộc Thái 3 hộ chiếm
0,037%, và người dân tộc bản địa người Ê Đê 261 hộ chiếm 6,34%.
b) Lao động
Nguồn lao động trong xã tương đối dồi dào với 12.098 người trong độ tuổi lao
động chiếm 53,3% dân số trong xã, trong đó lao động hoạt động trong sản xuất nông
nghiệp là 3.800 hộ chiếm 92,35% tổng số hộ toàn xã, số hộ còn lại hoạt động trong các
nghề khác.
Với các số liệu thống kê được thu thập từ địa phương cho thấy lao động chủ yếu
vẫn là lao động hoạt động trong sản xuất nông nghiệp. Lao động hoạt động trong nghề
công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 7,66%.
Bảng 2.3. Tình Hình Lao Động Phân Theo Nghề Năm 2006
Nghề

Số hộ

Tỉ trọng(%)

Tổng số hộ

4.115

100


Hộ nông nghiệp

3.800

92,35

Hộ công nghiệp

48

1,17

Hộ xây dựng

11

0,27

Hộ thương nghiệp

119

2,89

Hộ dịch vụ khác

137

3,33
Nguồn tin: Phòng LĐTB – XH xã Cưêwi


Thành phần lao động của xã đang ở trong thời điểm nguồn lực lao động phục
vụ cho sản xuất dồi dào. Với hình thức qui đổi cứ 3 người dưới độ tuổi lao động sẽ
tương đương với một người trong độ tuổi lao động, và hai người ngoài độ tuổi lao
động sẽ tương đương với một người trong độ tuổi lao động thì nguồn lực lao động của
địa phương có 76% số người ở trong độ tuổi lao động, số người dưới độ tuổi lao động
chiếm 18% và người ngoài độ tuổi lao động chỉ chiếm 6% cho thấy lao động của địa
phương đang ở trong giai đoạn có nguồn lao động với kết cấu dân số trẻ.

8


Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số của Xã Theo Độ Tuổi Lao Động Năm 2006
Thành phần

Số lượng (người)

Tỉ trọng(%)

Dưới tuổi lao động

8639

18

Trong tuổi lao động

12098

76


+ Nam

6470

40

+ Nữ

5628

35

Trên tuổi lao động

1967

6

Tổng số

15.962

100
Nguồn tin: Văn phòng UBND xã

2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông phát triển mạnh, ngoài hệ thống giao thông nông thôn
được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước là 50 Km đường liên xã, và hai công trình giao

thông bằng nguồn vốn nhà nước là đường đi từ thôn 19 đến buôn Tách Mnga, đường
từ thôn 2 đi thôn 5, thì đến nay toàn xã có 60 Km đường liên thôn (đường cấp phối) và
5 cây cầu trong đó có 2 cây cầu được đầu tư xây mới. Đặc biệt các hệ thống giao thông
được phát triển mạnh bằng tiền huy động của nhân dân.
b) Hệ thống thủy lợi
Với phương châm chính quyền và nhân dân cùng làm đến xã cùng với sự đóng
góp tiền huy động từ nhân dân và sức người đã nạo vét, sửa chữa để phục vụ tưới tiêu
3,5 Km, lắp đặt 330 cống các loại. Tiến hành xây dựng đập nước phục vụ tưới tiêu tại
buôn Tách Mnga.
c) Mạng lưới điện
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đến này toàn xã, trên 26 thôn buôn đã
có đường điện chạy qua trên 90% dân số đã dùng điện, đặc biệt 96% dân số người Ê
Đê đã được sử dụng điện lưới quốc gia từ sự hỗ trợ của nhà nước.
d) Thông tin liên lạc
Mạng lưới truyền thanh của xã đến nay đã có mười lăm cụm loa phát thanh ở
các thôn buôn, hệ thống nghe nhìn phát triển mạnh, hơn 90% dân số có Radio, trên

9


70% có tivi. Số hộ sử dụng điện thoại tang nhanh, đến nay đã có hơn 600 máy điện
thoại, bình quân 38 người/một máy điện thoại.
2.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
a) Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất đai của xã là 5.985 ha, bình quân mỗi hộ trên địa bàn xã năm
2005 là 2,18 ha/hộ, 0,39 ha/nhân khẩu và 0,54 ha/một lao động nông nghiệp.
Năm 2004 diện tích đất nông nghiệp là 4.196,6 ha chiếm 70,12% diện tích đất
toàn xã. Trong đó có 3.126,24 ha diện tích đất trồng cây lâu năm, bao gồm cây cà phê,
điều, tiêu, cây ăn quả và một số loại cây lâu năm khác chiếm 74,49% tổng diện tích đất
nông nghiệp của xã. Cây trồng hàng năm với diện tích 986,9 ha chiếm 23,52% tổng

diện tích đất nông nghiệp toàn xã gồm các loại cây trồng như bắp, khoai mì …Các
loại đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,99 % diện tích đất nông nghiệp.
Phần diện tích phi nông nghiệp bao gồm tổng diện tích là 899,4 ha chiếm 14,9% và
diện tích đất chưa sử dụng là 889 ha chiếm 14,9% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn
xã.
Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp tăng 75,97 ha tăng 1,28%, nguyên nhân
của việc diện tích đất đai tăng thêm là để đáp ứng nhu cầu sản xuất của những hộ thiếu
đất sản xuất mà chủ yếu là những dân tộc ít người di canh di cư từ các địa phương
khác đến. Diện tích đất nông nghiệpdùng để trồng cây hàng năm có sự suy giảm
khoảng 121,02 ha. Nguyên nhân là do thời điểm này giá cả của các sản phẩm từ cây
ngắn ngày có biến động và không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, hơn nữa một phần
diện tích trước đây là cây lâu năm còn nhỏ nên được trồng xen, chưa được khảo sát
nên vẫn liệt kê vào diện tích đất trồng cây hàng năm.
Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp có nhiều biến động cụ thể là diện tích đất
nông nghiệp đã tăng lên 46,57 ha so với năm 2005 nguyên nhân của việc tăng diện tích
đất nông nghiệp là để giải quyết đất sản xuất và đất ở cho người dân tộc tại chỗ(dân
tộc Ê Đê). Diện tích đất sản xuất cây ngắn ngày giảm 186,3 ha so với năm 2005, trong
khi đó diện tích cây lâu năm đặc biệt là cây công nghiệp tiếp tục tăng, diện tích cây
công nghiệp tăng 359,89 ha là kết quả của sự hợp tác trồng cây điều giúp người dân
cải thiện thu nhập giữa Xã CưêWi và Nông Trường Cà Phê Chư Quynh, cùng với giá

10


cả cà phê, tiêu đã tăng trở lại khiến nhiều hộ nông dân trước đây phá bỏ cây cà phê,
hoặc không đầu tư, chăm bón nay lai tiếp tục trồng lại diện tích cây cà phê, hồ tiêu.
Bảng 2.5. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Năm 2006 của Xã Cưêwi
Năm
Loại đất


2004

Cơ cấu

Năm
2005

Cơ cấu

Năm
2006

Cơ cấu

Tổng diện tích

5985

100

5985

100

5985

100

Đất nông nghiệp


4196,6

70,12

4272,57

71,4

4319,14 72,17

1. Cây hàng năm

986,9

23,52

865,88

20,27

679,58

15,73

1.1. Cây lúa

408,9

9,74


398,6

9,33

492

11,4

1.2. Cây hàng năm khác

578

13,77

467,28

10,94

187,58

4,34

2. Cây lâu năm

3126,24

74,49

3322,93


77,8

3600,4

83,4

2.1. Cây công nghiệp

3037,18

72,37

3150,11

73,73

3510

81,27

2.2. Cây ăn quả

60

1,43

60

1.40


60

1,40

2.3. Cây lâu năm khác

29,06

0,69

29,06

0,7

30,4

0,7

3. Đất lâm nghiệp

82

1,95

82

1,92

37,27


0,86

4. Đất nuôi trồng TS

1,76

0,04

1,76

0,04

1,89

0,04

Đất phi nông nghiệp

899,4

15,03

903,43

15,09

907,17

15,16


1. Đất ở

185

20,57

189

20,92

192

21,17

2. Đất chuyên dùng

335,46

37,3

335,46

37,13

335,46

37

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng


1,66

0,18

1,69

0,19

1,71

0,2

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

40,08

4,46

40,08

4,44

40,08

4,42

5. Đất sông suối và mặt nước 337,2

37,5


337,2

37,32

337,2

37,17

14,9

809

13,52

758,69

12,68

chuyên dùng
Đất chưa sử dụng

889

Nguồn tin: Phòng địa chính xã Cưêwi
b) Về trồng trọt
Tại thời điểm cuối năm 2006 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4319,14
ha, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, xã đã đưa các giống cây trồng mới, có năng suất
cao được áp dụng sản xuất nên tổng sản lượng đạt 6129 tấn, trong đó lúa đạt 3295 tấn,
hoa màu đạt 2831 tấn.
Trong những năm qua xã đã xây dựng được 107 mô hình lúa các loại, trong đó

có 4 mô hình lúa thường, 20 mô hình lúa lai thuộc chương trình 135. Toàn xã trồng
11


thêm được 50 ha điều, 25 ha trầm hương, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho
phù hợp với chất đất tại địa phương.
c) Về chăn nuôi
Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng chuồng trại và các mô hình chăn
nuôi được nhân rộng. Xã đã xây dựng được 11 mô hình con giống, trong đó:
9 mô hình bò giống với số lượng là 9 con
3 mô hình heo giống với số lượng là 6 con
6 mô hình nuôi gà với số lượng là 600 con
2 mô hình nuôi ngan pháp với số lượng là 40 con
Các mô hình chăn nuôi đều đạt hiệu quả cao và ngày càng được nhân rộng. Đến
nay toàn xã có 4.048 con trâu, bò, 3.500 con dê, 9.750 con heo và 48.000 con gia cầm
các loại. Tổng lợi nhuận thu nhập từ chăn nuôi là 10.710.000.000 đồng.
2.2.4. Về hoạt động khuyến nông
Xã đã thành lập 3 câu lạc bộ khuyến nông với 3 cộng tác viên. Trong đó có 2
câu lạc bộ khuyến nông được đầu tư báo chí, tài liệu phục vụ cho hoạt động khuyến
nông.
Trong những năm qua xã đã mở 35 lớp tập huấn khuyến nông, nhằm tạo điều
kiện cho người dân có kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt, sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu…Mở 12 cuộc hội thảo tập huấn.
2.2.5. Công tác lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng
Trồng mới từ cây nguyên liệu trầm hương 200/350 ha, trồng phân tán 1000 cây.
Xã đã thành lập ban lâm nghiệp với 5 cán bộ lâm nghiệp, thường xuyên làm tốt công
tác tuyên truyền quản lý và bảo vệ rừng. Ban lâm nghiệp đã cùng kết hợp với lực
lượng quần chúng nhằm phối hợp trồng và bảo vệ rừng.
2.3. Kinh tế – Văn hóa – Xã hội
2.3.1. Kinh tế

a) Tình hình tổng quát hộ nghèo năm 2006
Năm 2006 toàn xã có 4115 hộ , trong đó có 1108 hộ thuộc diện hộ nghèo,
chiếm tỉ lệ 26,93% so với tổng số hộ trong toàn huyện.

12


Bảng 2.6. Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo Tại Địa Phương Năm 2006
Đơn vị

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỉ lệ %

Thôn 1A

185

41

22,16

Thôn 1B

413

104


25,18

Thôn 2

226

77

34,07

Thôn 3

129

83

64,34

Thôn 4

152

79

51,97

Thôn 5

122


90

73,77

Thôn 6

75

19

25,33

Thôn 7

147

55

37,41

Thôn 8

197

27

13,71

Thôn 9


118

21

17,80

Thôn 10

110

11

10,00

Thôn 11

195

87

44,62

Thôn 12

190

23

12,11


B.PukPrông

223

107

47,98

Thôn 14

97

19

19,59

Thôn 15

200

14

7,00

Thôn 16

120

35


29,17

Thôn 17

147

14

9,52

Thôn 18

204

20

9,80

Thôn 19

95

18

18,95

B.TachMngà

71


36

50,70

Thôn 21

93

38

40,86

Thôn 22

112

3

2,68

Thôn 23

210

31

14,76

Thôn 24


177

31

17,51

Thôn 25

107

25

23,36

Tổng

4069

1108

26,93

Nguồn tin: UBND xã Cưêwi
13


×