Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.23 MB, 81 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NUÔI
THẢ CÁNH KIẾN ĐỎ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC
H'MÔNG XÃ HUỔI LÈNG - HUYỆN MƯỜNG CHÀ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường
Mã số: 302
Giáo viên hướng dẫn: Trần Ngọc Hải
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Phượng
Khoá học : 2004 - 2008
Hà Tây, 2008
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 01
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 03
2.1. Lịch sử sản xuất cánh kiến đỏ 03
2.2. Các công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ 04
2.2.1. Trên thế giới 04
2.2.2. Ở Việt Nam 08
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
3.1.1. Mục tiêu chung 12
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 12
3.2. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 12
3.3. Nội dung nghiên cứu 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu 13


3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 13
3.4.1.1. Chuẩn bị 13
3.4.1.2. Điều tra 13
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 18
Chương 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 19
4.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.1. Vị trí địa lí 19
4.1.2. Địa hình, địa mạo 19
4.1.3. Khí hậu 19
4.1.4. Sông suối thuỷ văn 20
4.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng 21
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 21
4.2.1. Dân sinh 21
4.2.2. Kinh tế 21
4.2.3. Cơ sở hạ tầng 22
4.2.4. Văn hóa xã hội, thực trạng y tế, giáo dục 22
2
4.2.5. Các dự án hỗ trợ phát triển 23
Chương 5:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
5.1. Đánh giá hiện trạng nuôi thả cánh kiến 24
5.1.1. Đánh giá hiện trạng rừng cây chủ thả cánh kiến đỏ 24
5.1.1.1. Hiện trạng diện tích rừng cây chủ cánh kiến đỏ 24
5.1.1.2. Đánh giá mật độ và tình hình sinh trưởng của rừng Cọ khiết 26
5.1.1.3. Đánh giá thực trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng 27
5.2. Đánh giá vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đến phát triển kinh tế
xã hội tại địa phương 31
5.2.1. Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đến kinh tế hộ gia đình 31
5.2.2. Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của khu vực nghiên cứu 37

5.3. Phân tích thị trường tiêu thụ cánh kiến đỏ tại địa phương 39
5.3.1. Thị trường tiêu thụ cánh kiến đỏ trên thế giới và tại Việt Nam 39
5.3.2. Thị trường cánh kiến xã Huổi Lèng 40
5.4. Vai trò của một số tổ chức đến sự phát triển nghề sản xuất cánh kiến đỏ
tại khu vực nghiên cứu 44
5.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đưa ra giải pháp phát triển nghề nuôi
thả cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng 47
5.5.1. Thuận lợi, khó khăn 47
5.5.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nghề
nuôi thả cánh kiến xã Huổi Lèng 50
5.5.3. Đề xuất các giải phát phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ tại khu
vực nghiên cứu 51
Chương 6: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 54
6.1. Kết luận 54
6.2. Tồn tại 55
6.3. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
3
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có
nhiều sản phẩm rừng quý hiếm, đặc biệt là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ
như sa nhân, thảo quả, quế, hồi … Một trong những đặc sản rừng đó là nhựa cánh
kiến đỏ.
Điện Biên là tỉnh có diện tích nuôi thả cánh kiến đỏ lớn của cả nước.
Trồng cây chủ nuôi thả cánh kiến đỏ đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã
hội của người dân, đặc biệt là người dân tộc ít người của các xã khó khăn
vùng 135. Được sự đồng ý của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường,
trường Đại học lâm nghiệp tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện trạng và
phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc

H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên” .
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng
dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Ngọc Hải; sự quan tâm giúp của các thầy cô
giáo trong bộ môn Thực vật rừng; Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường; đặc biệt là sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã và bà con người
H’mông xã Huổi Lèng. Nhân dịp hoàn thành đề tài tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do năng lực và thời gian còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, với tinh thần học hỏi và
cầu thị tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Tây, ngày 09 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Phượng
4
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhựa cánh kiến đỏ là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên. Cánh kiến đỏ chỉ
phân bố ở một số vùng của các nước Nam Á như: Ấn Độ, Việt Nam, Trung
Quốc, Lào… Cánh kiến đỏ được sử dụng hơn 2000 năm nay để làm thuốc,
chất nhuộm, đánh bóng gỗ. Hiện nay nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng rộng
rãi nhất trong các ngành công nghiệp. Với những tính năng đặc biệt mà không
một lọai nhựa tổng hợp nhân tạo nào có thể thay thế được, chính vì vậy mà
nhựa cánh kiến đỏ là một mặt hàng quan trọng có giá trị kinh tế cao và là mặt
hàng độc quyền của các nước Nam Á.
Việt Nam cũng có nghề nuôi thả cánh kiến đỏ từ rất lâu đời. Những
năm 1963 – 1988 cánh kiến đỏ là sản phẩm thế mạnh của ngành Lâm nghiệp,
sản phẩm chế biến của nhựa cánh kiến đỏ (gọi là Shellac) được xuất sang
Liên Xô và các nước Đông Âu, trung bình mỗi năm chúng ta xuất sang Liên
Xô 100 tấn Shellac một năm. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã thị

trường cánh kiến đỏ của nước ta thu hẹp lại, nghề nuôi thả cánh kiến đỏ
không được quan tâm phát triển nữa. Một vài năm trở lại đây do nhu cầu sử
dụng nhựa cánh kiến đỏ tăng lên, nhiều địa phương lại quan tâm phát triển
nghề này.
Cánh kiến đỏ phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc kéo dài đến mãi Hà
Tĩnh. Trước kia, người ta chỉ tập trung vào khai thác cánh kiến đỏ từ tự nhiên
mà chưa quan tâm đưa cây chủ vào trồng rừng. Ngày nay, khi nhu cầu nhựa
cánh kiến lớn, sản xuất chỉ dựa vào tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu thị
trường, vì vậy nhiều địa phương đã trồng cây chủ để thả cánh kiến đỏ. Đặc
biệt các tỉnh vùng Tây Bắc (cái nôi của sản xuất cánh kiến đỏ) như: Sơn La,
Lai Châu và Điện Biên còn đưa cây chủ thả cánh kiến đỏ vào trồng rừng
phòng hộ kết hợp sản xuất nhựa cánh kiến.
Huổi Lèng là xã vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên nơi sinh sống chủ yếu
của đồng bào dân tộc H’Mông. Trước kia, với tập quán du canh du cư, phá
5
rừng làm nương rẫy làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, đất đai
xói mòn thoái hoá; đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay
người dân đã sống định canh định cư nhưng do địa hình toàn đồi núi cao,
không có diện tích trồng lúa nước đời sống của người dân vẫn chưa được cải
thiện. Từ khi đưa cây Cọ khiết vào trồng rừng phòng hộ kết hợp với nuôi thả
cánh kiến đỏ, người dân nhận thấy cảnh quan rừng xanh và ổn định, đời sống
kinh tế phát triển.
Sản xuất cánh kiến đỏ đã và đang làm thay đổi đời sống vật chất, tinh
thần, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cộng đồng người H’Mông,
góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên
cứu hiện trạng và vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến với người dân tộc
H’Mông xã Huổi Lèng. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp “Đánh
giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng
đồng người dân tộc HMông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh
Điện Biên” với mong muốn giúp địa phương phát triển và nhân rộng mô

hình nuôi thả cánh kiến đỏ ra toàn xã.
6
Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử sản xuất cánh kiến đỏ
Cánh kiến đỏ có từ thời cổ xưa, cái tên Lacca của rệp cánh kiến đỏ
(Kerria lacca) theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là hàng trăm nghìn. Từ những thế kỉ
trước công nguyên người Ấn Độ đã biết sử dụng cánh kiến đỏ làm thuốc chữa
bệnh sốt rét mãn tính, bệnh thấp khớp… Về sau người ta sử dụng cánh kiến
đỏ làm thuốc nhuộm gam màu đỏ. Chất nhuộm màu cánh kiến đỏ được sản
xuất thành bánh khô ở Ấn Độ và được xuất khẩu đi nhiều nước. Lúc bấy giờ
nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng đánh bóng đồ gỗ, đồ mỹ nghệ…
Vào cuối thế kỷ XIX khi hàng loạt chất nhuộm tổng hợp ra đời với giá
thành rẻ hơn thì thị trường màu nhuộm cánh kiến đỏ bị đóng cửa, tuy nhiên
việc sử dụng cánh kiến đỏ trong các lĩnh vực của công nghiệp ngày càng
nhiều. Hiện nay cánh kiến đỏ đã trở thành mặt hàng quan trọng có giá trị kinh
tế cao, sản phẩm độc quyền của các nước Nam Á. Các nước sản xuất cánh
kiến đỏ lớn hiện nay là Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc…
Trong đó Ấn Độ và Thái Lan là hai nước sản xuất nhiều nhất, sản lượng nhựa
hai nước chiếm 80 – 90% sản lượng nhựa của toàn thế giới. Tại Ấn Độ nhựa
cánh kiến đỏ xếp hàng thứ 10 trong các mặt hàng xuất khẩu lâm nghiệp.
Tại Việt Nam chất nhuộm cánh kiến đỏ cũng đã được sử dụng từ lâu.
Trong các vật liệu khảo cổ có tấm vải nhuộm từ nhựa cánh kiến đỏ có tuổi
hơn 300 năm (Lê Văn Giai) [Kinh nghiệm sản xuất cánh kiến đỏ trang 76].
Trước những năm 1945 người Pháp cũng cho sản xuất cánh kiến đỏ ở Việt
Nam. Họ thường trồng cây chủ quanh làng xã ven đường. Rệp cánh kiến đỏ
phân bố tự nhiên ở miền Bắc nước ta tại các tỉnh vùng núi: Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sơn La là cái
nôi của sản xuất cánh kiến đỏ. Suốt 17 xã dọc sông Mã đều có cánh kiến đỏ,
nhân dân ở đây có nghề nuôi thả sản xuất cánh kiến đỏ từ lâu. Tại tỉnh Lai

Châu (cũ) cánh kiến đỏ có nhiều tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường
7
Lay, Sìn Hồ, Phong Thổ và Mường Tè. Vùng cánh kiến đỏ Hòa Bình – Thanh
Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh được nối liền từ Mai Châu – Quế Phong – Tương
Dương – Kỳ Sơn kéo dài đến Hà Tĩnh, cả về phía Lào và ta đều là vùng phân
bố tự nhiên của cánh kiến đỏ. Theo đề tài Phó tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thanh
1991 [trang 88] thì vùng Đắc Lắc, Plây cu cũng có cánh kiến đỏ; tuy nhiên
nhân dân ở đây không có tập quán thả rệp cánh kiến đỏ.
Từ những năm 1960 đến đầu năm 1990 Nhà nước thành lập các cơ sở
quốc doanh sản xuất cánh kiến đỏ, ngoài ra còn có các hợp tác xã cũng trồng
cây chủ kinh doanh cánh kiến đỏ. Theo số liệu thống kê năm 1980 cả miền
Bắc có khoảng 4000 ha rừng cây chủ thả cánh kiến đỏ trồng tập trung, còn
rừng cây chủ nuôi thả tự nhiên thì không thống kê được. Nghề sản xuất cánh
kiến đỏ được phát triển mạnh ở nước ta trong khoảng những năm 1960 –
1990, trong khoảng thời gian này nước ta chủ yếu xuất nhựa shellac sang Liên
Xô, trung bình một năm chúng ta xuất khoảng 100 tấn/năm, năm xuất nhiều
nhất là năm 1966 khoảng 310 tấn. Khi Liên Xô tan rã thì nghề sản xuất cánh
kiến đỏ của chúng ta chỉ để đáp ứng nhu cầu Shellac trong nước. Từ năm
2005 đến nay Trung Quốc đang nhập nhiều sản phẩm nhựa cánh kiến đỏ thô
của nước ta, vì vậy mà nghề sản xuất cánh kiến đỏ lại được nhiều địa phương,
ban ngành quan tâm đến. Nhiều nơi đã khôi phục và phát triển thêm diện tích
cây chủ thả cánh kiến đỏ. Năm 2006, huyện Mường Lát – Thanh Hóa trồng
mới 240 ha rừng Cọ phèn, còn huyện Quỳ Hợp - Nghệ An đưa 540 ha rừng
Cọ phèn vào thả cánh kiến đỏ. Sản lượng nhựa cánh kiến đỏ của nước ta hiện
nay đã tăng lên nhưng vẫn chưa ổn định, vì vậy cần được sự quan tâm của các
ban ngành để sản phẩm cánh kiến đỏ thành một trong những sản phẩm lâm
sản ngoài gỗ có giá trị ở nước ta.
2.2. Các công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ
2.2.1. Trên thế giới
Cánh kiến đỏ là một sản phẩm của tự nhiên, nó chỉ phân bố ở một số

địa điểm thuộc Nam Á như: Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Trung Quốc… Mặc dù
8
nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng hơn 2000 năm nay nhưng việc nghiên cứu
cánh kiến đỏ mới được quan tâm phát triển một vài thế kỷ gần đây.
Ấn Độ là nước đầu tiên thành lập Viện nghiên cứu cánh kiến đỏ (năm
1925) sự ra đời của Viện này đã góp phần phát triển việc nghiên cứu về cánh
kiến đỏ. Theo tài liệu thống kê của Viện này cho đến năm 1983 có 4000 tài
liệu công bố về rệp cánh kiến đỏ, cây chủ và kỹ thuật nuôi thả và phòng trừ
sâu bệnh hại…với mục tiêu tăng cường sản xuất loại nhựa quý này. Trung
Quốc và Thái Lan là hai nước cũng có nhiều công trình nghiên có giá trị về
cánh kiến đỏ.
Cánh kiến đỏ được nhiều tác giả nghiên cứu đến: Tachard (1709), Kerr
(1781), Mirsa (1929), P.S. Teotia và N. Majundar (1967), G.P Luxikhia
(1968), các nhà khoa học Bắc Kinh… Công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ
đầu tiên được công bố tại Viện hàn lâm khoa học Pháp là của Tachard (1710).
Theo thời gian các vấn đề nghiên cứu cánh kiến đỏ được quan tâm mở
rộng, những lĩnh vực quan tâm nghiên cứu nhiều là: tính năng và tác dụng,
ứng dụng của nhựa cánh kiến đỏ; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
cánh kiến đỏ đến các nghiên cứu về sâu hại và cây chủ.
Những nghiên cứu về tính năng tác dụng của nhựa cánh kiến đỏ, những
nghiên cứu này chỉ ra rằng nhựa cánh kiến đỏ là một hợp chất trong đó chất
nhựa chiếm nhiều nhất từ 70 – 80%, chất màu chiếm từ 5 – 7%, chất sáp
chiếm từ 3 – 5%, các chất đường, muối khoáng, protein chiếm khoảng 4 –
5%, còn lại là các tạp chất. Tính năng của nhựa cánh kiến đỏ rất đặc biệt mà
không một loại nhựa tổng hợp nhân tạo nào có thể thay thế được. Những tính
năng của nhựa cánh kiến đỏ là: Khi nhiệt độ thay đổi nhựa co dãn ít, nhựa dẫn
nhiệt tốt, hằng số cách điện cao, nhựa chống được tia tử ngoại, không thấm
ẩm tuyệt đối, chịu được axit, có tính kết dính và khả năng tạo màng. Nhựa
cánh kiến đỏ sau khi chế biến xong được gọi là Shellac có khả năng dát mỏng
như cánh của con kiến và màu đỏ nên gọi nó là cánh kiến đỏ.

9
Những sản phẩm được chế biến từ nhựa cánh kiến
Hình 01: Sơn làm từ nhựa cánh kiến
Hình 02: Vật liệu dẫn nhiệt
Hình 03: Dược phẩm làm từ nhựa
cánh kiến
Hình 04: Mỹ phẩm
Hình 05: Hoa quả có sử dụng thuốc
bảo quản từ nhựa cánh kiến
Hình 06: Rau quả có sử dụng thuốc
bảo quản từ nhựa cánh kiến
Nguồn: Mạng Internet
10
Đối với đặc điểm về sinh vật học, sinh thái học của cánh kiến đỏ đã có nhiều
công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng. Mirsa (1929) P.M Glover
(1932) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến sinh trưởng và phát
triển của cánh kiến đỏ các ông đã đi đến kết luận sau: Mùa hè nhiệt độ dưới
17
0
C và mùa đông nhiệt độ dưới 15
0
C thì con cái không đẻ trứng. Độ ẩm
tương đối của không khí từ 50 – 90% là điều kiện cần thiết đối với đời sống
của cánh kiến đỏ. Theo R. Majumdar và A. Bhattacharya (1968) cho rằng ảnh
hưởng của khí hậu không chỉ tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển
của một thế hệ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến 2 – 3 thế hệ sau thông qua quá
trình sinh sản của chúng.
Nghiên cứu sự biến động của quần thể và nguyên nhân chính gây ra
mất mùa; hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này:
+ Theo quan điểm của Mirsa (1929), Glover (1932), Đặng Văn A

(1976) và một số tác giả khác thì nguyên nhân chính gây ra mất mùa chủ yếu
do thời tiết.
+ Còn quan điểm của các nhà khoa học khác như Mahdi hassan (1933),
Hajumdar và Bhattacharya (1968) và Nguyễn Đức Khảm (1976 – 1985) và
một số tác giả khác thì cho rằng nguyên nhân chính gây mất mùa là do tổ hợp
các nhân tố, trong đó chủ yếu do nội tại quần chủng là cơ bản, các nhân tố
khác là quan trọng nhưng chỉ đóng vai trò thúc đẩy tần số của chu kỳ
biến động.
Cánh kiến đỏ là loài rệp dùng vòi chích nhựa cây và tiết nhựa bảo vệ
bằng vô số tuyến bao quanh thân thể nó. Vì vậy khi nuôi thả cánh kiến đỏ
người ta rất quan tâm đến cây chủ thả cánh kiến đỏ; kỹ thuật nuôi thả cánh
kiến đỏ.
Tại Ấn Độ việc nghiên cứu cây chủ và kỹ thuật nuôi thả cánh kiến đỏ
đã được quan tâm từ thế kỷ XX (các công trình nghiên cứu về cách tỉa cành,
tạo tán, quan hệ của việc bón phân đến sản lượng cánh kiến đỏ…). Nisra
(1929), Nirit (1973), Singh (1956), N.B. Raiza (1958) cho rằng: “ Một trong
11
những nhân tố chính làm cản trở việc sản xuất cánh kiến đỏ tại Ấn Độ là
thiếu tổ giống, nhất là vào vụ mất mùa kiệt. Hiện tượng này thường do các
trận mưa kéo dài và nóng ác liệt của mùa hè”.
Song song với những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái học và kỹ thuật nuôi thả cánh kiến đỏ là các công trình nghiên cứu về sâu
bệnh hại cánh kiến. Đây là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Về
sâu hại hai loài sâu hại rệp cánh kiến đỏ đầu tiên được mô tả là Eublemma
amabilis và Holcocera pulvera. Năm 1887 Moore là người đầu tiên mô tả
Eublemma amabilis Moore và năm 1907 Meyrick đã mô tả Holcocera
pulvera Meyer. Sau này danh sách những loài gây hại cho rệp cánh kiến đỏ
ngày càng được tăng dần lên. Đến nay tại Ấn Độ người ta đã tìm ra 29 loài
gây hại cho cánh kiến đỏ trong đó có 24 loài côn trùng và 5 loài động vật có
xương sống. Ở Sukhumi (Liên Xô cũ) theo Louk, H.K (1975) có 29 loài thiên

địch của rệp cánh kiến đỏ. Trong các loài thiên địch của cánh kiến đỏ thì các
nhà khoa học đều khẳng định nguy hiểm nhất là hai loài được phát hiện đầu
tiên là Eublemma amabilis và Holcocera pulvera. Về bệnh hại thì chưa có tài
liệu nào công bố. Tuy nhiên thì các nhà khoa học đã phân bệnh hại thành hai
loại là bệnh hại trực tiếp và bệnh hại gián tiếp. Loại bệnh hại gián tiếp bao
gồm nấm mốc, nấm men và vi khuẩn sống nhờ chất thải của rệp cánh kiến đỏ
trong độ ẩm cao các loài này phát triển mạnh và bịt kín lỗ bài tiết, lỗ thở
khiến cho rệp chết. Còn loại bệnh hại trực tiếp là nấm mốc và vi khuẩn, thế
giới phát hiện được từ những loài nói trên nhưng chưa giám định và phân lập
được tên.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, ban đầu các nhà khoa học đều
tập trung nghiên cứu vào các biện pháp chăm sóc cải tạo cây chủ (chọn giống,
cải tạo tán, tỉa thưa và bón phân), tuyển chọn giống rệp tốt, thu bã giống kịp
thời, diệt trừ nguồn gốc gây hại ngay từ tổ giống. Cũng có những nhà khoa
học lại quan tâm đến các biện pháp sinh học, có nhiều tác giả tập trung vào
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật nhân nuôi đại trà các
12
loài ong kí sinh quan trọng như Bracon greeni, Elamus claripennis. Ban đầu
quan điểm của các nhà khoa học đều cho rằng không thể sử dụng thuốc hóa
học vào việc phòng trừ sâu bệnh hại cho rệp cánh kiến đỏ nhưng về sau người
ta đã tìm ra được một số lọai thuốc hóa học như: Malathion, DDT, Metyl
parathion … có khả năng diệt trừ sâu bệnh hại cho rệp cánh kiến đỏ.
2.2.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tài liệu nuôi thả cánh kiến đỏ đầu tiên được đăng vào
những năm 1890. Trong tài liệu này Hober Cagob gọi rệp cánh kiến đỏ là
Cocus lacca (Lê Văn Giai). Mãi đến năm 1960 của thế kỷ XX các nhà khoa
học Việt Nam mới có công trình nghiên cứu đầu tiên về cánh kiến đỏ. Đó là
công trình nghiên cứu của: Thái Văn Trừng, Nguyễn Đức Khảm (1976); Đặng
Văn A, Hà Văn Thi (1978); Nguyễn Đức Khảm và Đặng Văn A (1970 –
1985) đã nghiên cứu sự phát triển bên ngoài tổ nhựa (điểm vàng, vết nứt tổ,

hình thái sợi sáp) liên hệ với thời gian phát triển của phôi làm cơ sở cho việc
dự đoán thời gian thiếu trùng nở. Cũng theo Nguyễn Đức Khảm nghiên cứu
thì rệp cánh kiến đỏ có ba kiểu sinh sản là sinh sản đơn tính, sinh sản lưỡng
tính và ấu trùng sinh. Phùng Tiến Huy, Lương Gia Thụy, Thân Văn Cảnh
(1968 – 1985) đã nghiên cứu kỹ thuật tạo cây chủ, gieo ươm và trồng rừng
cây chủ cánh kiến đỏ Cọ phèn, Cọ khiết, Đậu thiều. Dưới sự chỉ đạo của T.S
Thái Văn Trừng cánh kiến đỏ đã được nghiên cứu ở Ngọc Lặc – Thanh Hóa
(1971 – 1973) và ở Quan Hóa – Thanh Hóa (1974 – 1977). Các đề tài này làm
theo phương pháp luận sinh thái học thực nghiệm. Tất cả các thí nghiệm được
tiến hành ngoài hiện trường có sự tác động của các nhân tố sinh thái. Các thí
nghiệm cụ thể:
- Thí nghiệm dự tính thời gian cắt giống cánh kiến đỏ.
- Thí nghiệm xác định lượng giống thả trên cây Đậu thiều.
- Thí nghiệm cách thả giống cánh kiến đỏ
- Thí nghiệm sử dụng cây chủ Đậu thiều
- Thí nghiệm xác định tuổi cành thả thích hợp trên cây Cọ phèn cải tạo
13
Kết quả của các thí nghiệm trên như sau:
- Dự tính được thời gian cắt cành giống theo phương pháp dự tính tổng hợp.
- Xác định được lượng thả thích hợp với sức chịu đựng của cây Đậu
thiều và cường độ sử dụng cây Đậu thiều.
- Xác định được thời vụ thả rệp, kỹ thuật buộc giống và chăm sóc cánh
kiến đỏ trên cây Đậu thiều.
- Xác định được kỹ thuật nuôi thả cánh kiến đỏ trên cây Cọ phèn cải tạo,
chọn tuổi cành thích hợp, chọn nơi thả mùa vụ thả và cách buộc chọn
cành giống.
Những kết quả trên làm cơ sở lý luận cho các nhà sản xuất và đưa ra
sản xuất tại hiện trường. Nhờ vậy người nuôi thả đã có những cơ sở để xác
định biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm có được trong sản xuất góp
phần phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ.

Lê Văn Giai (1960) đã tổng kết một số kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất
cánh kiến đỏ. Kỹ thuật tạo hình cây chủ, thu hái hạt giống gieo ươm và trồng
rừng cây chủ Cọ khiết, Cọ phèn và Đậu thiều được Phùng Tiến Huy, Lương
Gia Thuỵ, Thân Văn Cảnh (1968 – 1985) được nghiên cứu. Trong cuốn “ Sử
dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập 1” của PGS - TS Nguyễn Thế Nhã
(chủ biên) có tổng hợp những kỹ thuật cơ bản nhất nuôi thả cánh kiến đỏ. Tài
liệu của Ngô Huấn Kỷ (1961), Vũ Văn Hon (1987) đã thống kê 10 loài cây
chủ nuôi thả cánh kiến đỏ ở Đông Nam Á. Danh mục cây chủ nuôi thả cánh
kiến đỏ của Vũ Đức Sinh đã thống kê hơn 200 loài cây có khả năng đậu rệp
cánh kiến đỏ ký sinh.
Sản lượng cánh kiến đỏ ở nước ta rất bấp bênh và ngày càng thấp, một
trong những nguyên nhân đó là do sâu bệnh hại. Lê Thị Phi nghiên cứu về
quần xã sinh vật sống ở trên tổ nhựa cánh kiến đỏ và thu được 22 loài. Các
nhà khoa học Việt Nam cũng khẳng định rằng trong đó hai loài nguy hiểm
nhất là Eublemma amabilis và Holcocera pulvereae. Vấn đề phòng trừ sâu hại
cũng được lưu ý từ những năm 1970. Theo Lê Nam Hùng (1973 – 1985) tại
14
Lương Sơn - Hòa Bình có 5 thế hệ Eublemma amabilis trong một năm. Tác
giả này cũng đề xuất phương pháp phòng trừ loài sâu hại này là sử dụng bẫy
đèn từ thời gian 22h – 2h hoặc bắt giết thủ công tức là dùng que nhọn đâm
chết sâu trắng trong các nốt phồng trên lớp nhựa cánh kiến đỏ. Đối với các
bệnh hại cánh kiến đỏ thì chúng ta chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tuy nhiên có thể khẳng định một điều rằng bất cứ loại cây chủ nào và bất cứ
vụ thả nào cũng xuất hiện bệnh hại rệp cánh kiến đỏ.
Sản xuất cánh kiến đỏ của nước ta từ trước đến giờ chủ yếu dựa vào
cây chủ có sẵn trong tự nhiên nên năng suất nhựa bấp bênh không ổn định.
Tháng 5 năm 1982 Lâm trường cánh kiến đỏ Huổi Lèng thuộc Công ty Lâm
đặc sản xuất khẩu (Bộ Lâm nghiệp) đã nuôi thả thành công cánh kiến đỏ trên
diện tích trồng tập trung trên quy mô lớn (100 ha). Thành công này đã đánh
dấu một bước tiến bộ lớn trong công tác nuôi thả cánh kiến đỏ

Như vậy thời gian qua Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên
cứu về cánh kiến đỏ. Tuy nhiên các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
về đặc điểm hình thái sinh thái của rệp cánh kiến, kỹ thuật trồng cây chủ và
thả cánh kiến đỏ cũng như các loại sâu bệnh hại rệp và biệp pháp phòng trừ
chúng mà chưa có công trình nghiên cứu nào nói về vai trò của cánh kiến đỏ
đối với đời sống kinh tế và xã hội của các địa phương.
Gắn bó với nghề nuôi thả cánh kiến đỏ từ thời bao cấp, những năm vừa
qua nhựa cánh kiến đỏ đã góp phần làm cho đời sống của người dân, nhất là
người dân các xã khó khăn vùng 135. Hiện nay Chi cục lâm nghiệp tỉnh Điện
Biên kết hợp với dự án lâm sản ngoài gỗ (Non – Timber Forest Product
research centre) đang triển khai một số đề tài nghiên cứu tổng hợp các kiến
thức bản địa của người dân về kỹ thuật trồng Cọ khiết, nuôi thả rệp cánh kiến
đỏ, khả năng cải tạo các rừng Cọ khiết cũ bằng cách tạo chồi từ rễ cây.
Song song với các đề tài nghiên cứu về cây Cọ khiết, nuôi thả cánh
kiến đỏ, Chi cục Lâm nghiệp Điện Biên còn phối hợp với tổ chức cộng đồng
Châu Âu triển khai dự án EU “Nghiên cứu phát triển cộng đồng”. Dự án EU
được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 khảo sát các xã toàn tỉnh; giai đoạn 2
15
căn cứ vào thực tế từng xã thực hiện lại công tác giao đất, giao rừng; giai
đoạn 3 giúp bà con các xã xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển
rừng. Cuối cùng trước khi Dự án rút đi sẽ xây dựng cho mỗi xã một quỹ Hỗ trợ
phát triển cộng đồng trị giá 4 nghìn Euro để các xã thực hiện các công việc phát
triển cộng đồng của mình. Hiện nay Dự án EU nay đang thực hiện ở giai đoạn 2.
Dự án EU chỉ tập trung vào giúp đỡ bà con phát triển cộng đồng, bảo
vệ rừng mà vẫn chưa tìm được hướng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Nếu như, đời sống được cải thiện thì người dân sẽ có trách nhiệm bảo vệ
rừng. Phát triển sản xuất cánh kiến đỏ có thể tạo sinh kế bền vững cho bà con
tỉnh Điện Biện, đặc biệt là bà con các xã khó khăn. Chính vì vậy mà khi thực
hiện đề tài này tôi mong muốn góp phần phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ,
mang lại cuộc sống ổn định cho người dân xã Huổi Lèng.

16
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả
cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’Mông để tổng hợp được khó
khăn từ đó đưa ra giải pháp phát triển nghề này.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại địa phương và vai trò của
nuôi thả cánh kiến với cộng đồng người H’Mông tại khu vực nghiên cứu.
- Thông qua xác định những khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn để
từ đó đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi thả cánh kiến.
3.2. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mô hình nuôi thả
cánh kiến đỏ quy mô hộ gia đình của đồng bào người H’Mông.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên tôi triển khai các nội dung
nghiên cứu sau.
- Hiện trạng của việc nuôi thả cánh kiến ở địa phương.
- Vai trò của nuôi thả cánh kiến đến kinh tế, xã hội.
- Thị trường tiêu thụ nhựa cánh kiến đỏ tại Huổi Lèng.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nghề nuôi thả cánh
kiến đỏ tại địa phương.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất
cánh kiến đỏ tại địa phương.
17

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên tôi thực sử dụng một số
công cụ của PRA như:
- Kế thừa tài liệu
- Phỏng vấn hộ gia đình có nuôi thả cánh kiến, các hộ tư thương thu mua nhựa
cánh kiến đỏ, cán bộ các cơ quan ban ngành.
- Phân tích kinh tế hộ gia đình.
- Phân tích thị trường.
- Sơ đồ Venn
- Kết hợp với phương pháp điều tra truyền thống lập OTC.
Chi tiết từng phương pháp được trình bày cụ thể dưới đây.
3.4.1.1. Chuẩn bị
- Tìm hiểu những thông tin có liên quan đến sản xuất cánh kiến đỏ, tìm hiểu
các thông tin về địa phương.
- Chuẩn bị dụng cụ, bảng biểu, câu hỏi phỏng vấn.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và các bước cần tiến hành trong quá trình
thực tập.
3.4.1.2. Điều tra
a, Đánh giá hiện trạng sản xuất cánh kiến đỏ tại địa phương
Để đánh giá được hiện trạng cuả nuôi thả cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng
tôi thực hiện các phương pháp sau.:
- Kế thừa tài liệu của các cơ quan: Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng, Ban quản
lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên.
- Phỏng vấn 30 hộ gia đình thuộc 3 bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2 và
Chống Dình. Ngoài ra còn phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý rừng
phòng hộ huyện Mường Chà.
18
+ Đối với hộ gia đình phỏng vấn năng suất, sản lượng cánh kiến đỏ của từng
hộ gia đình một vài năm trở lại đây, diện tích, mật độ nuôi thả cánh kiến đỏ.

Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phần phụ biểu.
+ Đối với cán bộ ban ngành nội dung phỏng vấn tổng diện tích nuôi thả cánh
kiến đỏ, thực trạng quản lý của chính quyền địa phương với nghề nuôi thả
cánh kiến đỏ. Nội dung phỏng vấn cán bộ xã và các ban ngành có liên quan
được trình bày trong phần phụ lục.
- Điều tra thực địa, lập ô tiêu chuẩn diện tích 500 m
2
đánh giá mật độ rừng Cọ
khiết, tình hình sinh trưởng và tỷ lệ đậu rệp cánh kiến. Các thông tin điều tra
trên OTC được ghi vào mẫu biểu 01:
Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra OTC
Số hiệu OTC: Trạng thái rừng: Độ dốc:
Độ tàn che: Tọa độ:
Người điều tra: Ngày điều tra:
Tên loài H
vn
(m) D
1.3
(cm)
Cây có đậu
rệp CK
Sinh
trưởng
Chi chú
Xác định cây có đậu rệp cánh kiến bằng cách quan sát cây chủ Cọ khiết,
nếu thấy có tổ kiến trên thân cây và cành cây thì cây đó đậu rệp cánh kiến.
Diện tích nuôi cánh kiến của các hộ gia đình điều tra phỏng vấn được
tổng hợp vào mẫu biểu 02:
Mẫu biểu 02: Thống kê hộ gia đình nuôi thả cánh kiến
TT Hộ gia đình Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ ha)

Thu hoạch
(Triệu)
2000 2005 2006 2000 2005 2006
b, Đánh giá vai trò của nuôi thả cánh kiến đỏ đến kinh tế xã hội tại
địa phương
19
Để đánh giá được sự tác động của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đối với
kinh tế hộ gia đình và sự phát triển kinh tế, xã hội của người H’Mông xã Huổi
Lèng tôi sử dụng phương pháp sau:
- Kế thừa tài liệu: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Huổi Lèng năm 2007,
hướng dẫn xét hộ nghèo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên gửi cho các xã,
quy hoạch lâm nghiệp xã Huổi Lèng đến năm 2010.
- Phỏng vấn hộ gia đình, thu thập các thông tin kinh tế hộ. Cách lựa chọn hộ
phỏng vấn theo nhóm hộ gia đình: giàu, khá, trung bình, nghèo. Tiêu chuẩn
phân chia nhóm hộ: Hộ nghèo thu nhập bình quân đầu người dưới 240.000
đ/người/tháng; hộ trung bình từ 240.000 – 550.000 đ/người/tháng; hộ khá từ
550.000 – 750.000 đ/người/tháng, hộ giàu 750.000 đ/người/tháng trở lên.
- Phân tích cơ cấu thu nhập hộ của 30 hộ gia đình đã phỏng vấn ở trên để làm
rõ hơn vai trò của sản xuất cánh kiến đỏ đối với thu nhập hộ gia đình.
Kết quả điều tra phỏng vấn phân tích cơ cấu thu nhập hộ được tổng hợp vào
mẫu biểu 03
Mẫu biểu 03: Thu thập thông tin kinh tế hộ gia đình
Tên chủ hộ ………………………………… Tuổi…… Nam (Nữ)……
Số nhân khẩu ………… Số người lao động ……….
Bản…………………… Xã ……………………….
Người điều tra:……… Ngày điều tra:……………
Tt Lĩnh
vực
Số lượng Chi phí (tr đồng) Thu nhập (tr
đồng)

Hiệ
u
quả
KT
Diệ
n
tích
(ha)
Năng
suất
Tấn/h
a
Giốn
g
Phân
bón

m
đất
Chă
m
sóc
Tổn
g
Sản
lượn
g
Giá
bán
Tổn

g
20
Công thức tính sản lượng như sau:
- Đối với cây nông nghiệp và cánh kiến.
Q = P x S
Trong đó: Q sản lượng (kg)
P năng suất (kg/ ha)
S diện tích (ha)
- Đối với các loài gia súc, gia cầm.
Q = P x S
Trong đó:Q sản lượng (kg)
P năng suất (kg/ con)
S số lượng gia súc, gia cầm (con)
Kết quả phân tích cơ cấu hộ gia đình được ghi vào mẫu biểu 04:
Mẫu biểu 04: Biểu tổng hợp kinh tế hộ gia đình.
Bản…………………. Xã…………
TT Họ và
tên
Lĩnh vực Chi phí
(đ)
Thu nhập
(đ)
Hiệu quả
KT
Phân loại
hộ
c, Tìm hiểu thị trường tiêu thụ nhựa cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng
Để thực hiện nội dung này tôi sử dụng các phương pháp:
- Kế thừa tài liệu của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên.
- Phỏng vấn hộ gia đình tư thương thu mua cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng. Nội

dung phỏng vấn sản lượng thu mua, giá thu mua của người dân và giá bán lại
cho tư thương nơi khác… Số hộ phỏng vấn 5 hộ mua bán cánh kiến.
- Phân tích kênh thị trường. Xây dựng kênh thị trường từ người nuôi thả đến
người tiêu thụ. Từ các kênh tiêu thụ xây dựng các chuỗi sản phẩm, tìm hiểu
giá bán qua từng mắt xích chuỗi sản phẩm.
21
d, Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nuôi thả cánh
kiến đỏ
Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến nghề nuôi thả cánh kiến đỏ tôi
sử dụng các phương pháp sau:
- Phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ ban quản lí rừng phòng hộ huyện Mường Chà
và người dân. Mục đích phỏng vấn để thấy được ảnh hưởng của từng cơ quan
ban ngành và các tổ chức của địa phương ảnh hưởng đến nghề nuôi thả cánh
kiến. Nội dung phỏng vấn được định hướng trước, nội dung phỏng vấn này sẽ
được trình bày ở phần phụ biểu.
- Xây dựng sơ đồ Venn để phân tích vai trò của các tổ chức ở địa phương tới
sự phát triển của cánh kiến đỏ.
e, Phân tích những thuận lợi, khó khăn, đưa ra các giải pháp phát triển
nuôi thả cánh kiến đỏ tại Huổi Lèng
Để thực hiện được nội dung này tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phỏng vấn người dân, cán bộ xã. Người dân và các cán bộ địa phương là
những người nắm rõ nhất những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình.
Chính vì vậy mà tôi thực hiện phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương để họ
đưa ra những ý kiến của mình về những thuận lợi và khó khăn của địa
phương. Từ những thuận lợi và khó khăn này tôi đề xuất các giải pháp phát
triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ của địa phương. Nội dung phỏng vấn được
trình bày trong phần phụ biểu.
- Phân tích sơ đồ mảng
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
22

3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
Từ số lệu thực tế thu thập được tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp và
phân tích số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm thông dụng Word, Excel.
- Tính mật độ rừng Cọ khiết sử dụng công thức:

S
n
N
10000×
=
(cây/ha)
Trong đó: N là mật độ (cây/ha)
n: số cây Cọ khiết có trong OTC
S: Diện tích ô (S = 500 m
2
)
- Tính tỷ lệ phần trăm cây đậu rệp cánh kiến của các OTC.

(%)100.
'
%
n
n
P =
Trong đó: n: số cây Cọ khiết có trong OTC
n’: số cây Cọ khiết có đậu rệp
P%: Tỷ lệ phần trăm cây đậu rệp
23
Chương 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lí
Huổi Lèng là xã vùng cao, được xác định là vùng sâu vùng xa nhiều
khó khăn (khu vực 3), cách trung tâm huyện Mường Chà 30km về phía Tây
Bắc. Xã Huổi Lèng có toạ độ địa lí:
Từ 21
0
45’50” đến 21
0
57’01” độ vĩ Bắc.
Từ 103
0
03’27” đến 103
0
11’17” độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp xã Mường Tùng.
Phía Nam giáp xã Sa Lông.
Phía Tây giáp xã Hứa Ngài.
Phía Đông giáp xã Sa Pi Phìn.
Xã Huổi Lèng nằm trên trục đường Quốc lộ 12 nối thành phố Điện
Biên Phủ và tỉnh Lai Châu. Đây là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với địa
phương khác trong cả nước.
4.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Huổi Lèng thuộc địa hình núi cao, độ chia cắt sâu, độ dốc lớn. Độ
cao trung bình 850m. Phía Nam của xã là dãy núi Phi Tông cao 1700m, phía
Bắc và Tây Bắc là các đỉnh núi Pẫy La Se (1300m), Hổ Huổi Cang (1300m),
Huổi Lèng (1500m) và núi Địa Hồ.
Phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 15 - 30
0
chiếm khoảng 90%, có

những nơi độ dốc lớn hơn 45
0
. Những nơi thung lũng hẹp độ dốc dưới 10
0
người dân khai phá làm ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.
4.1.3. Khí hậu
Xã Huổi Lèng mang đặc điểm khí hậu của chung của khu vực huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Đây là vùng nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa
đông tương đối lạnh và ít mưa, đôi khi có hiện tượng sương muối, mùa hạ
nóng mưa nhiều ít bị ảnh hưởng của bão.
24
Nhiệt độ trung bình từ 20 – 25
0
.
Nhiệt độ thấp nhất 9 – 12
0
vào tháng 1.
Nhiệt độ cao nhất 30 – 32
0
từ tháng 5 đến tháng 8.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1750 – 2050 mm.
Số ngày có mưa trong năm từ 140 – 150 ngày.
Độ ẩm bình quân hàng năm là 83,5%
Tuỳ thuộc vào năm, mùa mưa có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,
trong thời kì này lượng mưa chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng mưa của cả
năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lượng mưa phân
bố không đều mà các tháng mùa khô thường bị thiếu nước.
Hàng năm có hai mùa gió chính thổi qua. Mùa đông có gió mùa đông
bắc, loại gió này thường tạo nên không khí hanh khô, lạnh và có sương muối.
Mùa hè có gió mùa Tây bắc, Đông nam thổi qua.

Ngoài ra do điều kiện địa hình mà đã tạo nên khu vực có tiểu khí hậu
riêng biệt thời tiết trong ngày có đặc thù của cả 4 mùa trong năm. Buổi sáng
có thời tiết lạnh và ẩm của mùa xuân, buổi trưa thời tiết nóng như mùa hè,
buổi chiều thời tiết lại mát mẻ như mùa thu và buổi đêm thời tiết lạnh như
mùa đông.
4.1.4. Sông suối thuỷ văn
Diện tích tự nhiên của xã Huổi Lèng gần 10 780 ha, nằm trong lưu vực
đầu nguồn của suối Sun Lay, Nậm Lay đổ ra sông Đà.
Có thể nhận thấy hai hệ thống đổ ra hệ thống suối Sun Lay là: Hệ thống
suối Nu Trống, Nậm Lay trong lưu vực dãy núi Phi Tông và hệ thống suối
khe hẹp tạo nên bởi lưu vực của dãy núi Địa Hồ.
Suối Sun Lay xuất phát từ xã Huổi Lèng đổ vào sông Đà có chiều dài
hơn 10 km lắm thác ghềnh, dòng chảy quanh năm. Hàng năm thường xuất
hiện lũ mạnh vào mùa mưa nhất là tháng 6 – 7.
Nhìn chung các khe suối trong khu vực đều là vùng thượng nguồn thuỷ
sinh nên lưu lượng nước không lớn, tuy vậy vào mùa mưa do độ che phủ rừng
25

×