Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Kiến thức, hành vi và một số yếu tố liên quan về phòng, chống HIVAIDS trên nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.66 KB, 58 trang )

CỤC PHÒNG
CỤC
PHÒNGCHỐNG
CHỐNGHIV/AIDS
HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ

YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TP.BUÔN MA THUỘT,

HIV/AIDS CỦA
ĐỒNG
BÀO DÂN
TỈNH
ĐĂKLĂK,
NĂM TỘC
2012 THIỂU SỐ Ở
TP. BUÔN MA THUỘT,TỈNH ĐĂKLĂK, NĂM 2012
Chủ nhiệm đề tài: CN. NGUYỄN THỊ THỦY
Cơ quan
thực
hiện:đềVIỆN
VỆNGUYỄN


SINH DỊCH
TỄTHỦY
TÂY NGUYÊN
Chủ
nhiệm
tài: CN.
THỊ
Cơ quan
đề tài:
CỤC
PHÒNG
CHỐNG
Cơquản
quanlýthực
hiện:
VIỆN
VỆ SINH
DỊCHHIV/AIDS
TỄ TÂY NGUYÊN
Mã số Cơ
đề tài
(nếu
có):lý đề tài: CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
quan
quản
Mã số đề tài (nếu có):

Buôn Ma Thuột, năm 2012



CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TP.BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2012

Chủ nhiệm đề tài : CN. NGUYỄN THỊ THỦY
Cơ quan thực hiện : VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN
Cấp quản lý: CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng 06/2012 đến tháng 12/2012
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 87.650.000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH :
Nguồn khác (nếu có) :

87.650.000 đồng
00

đồng

Buôn Ma Thuột, năm 2012


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG

HIV/AIDS CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TP.BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂKLĂK, NĂM 2012
1. Chủ nhiệm đề tài: CN.Nguyễn Thị Thủy
2. Cơ quan thực hiện đề tài: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
3. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
4. Thư ký đề tài: BS. Trần Thị Thanh Trà
5. Danh sách những người thực hiện chính:
- GS.TS Đặng Tuấn Đạt

- Ths. Phạm Thọ Dược

- Ths. Trần Như Hải

- Ths. Nguyễn Thị Thu Hà

- Bs. Trần Thị Thanh Trà

- CN. Hoàng Nghĩa Thắng

- KTV. Nguyễn Thị Sen
6. Thời gian thực hiện: từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012
Buôn Ma Thuột, ngày 28 tháng 12 năm 2012
THỦ TRƯỞNG

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CQ THỰC HIỆN

………………ngày……..tháng……năm 2012
CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS



LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đơn vị, tổ chức, cá
nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong quá trình triển khai
nghiên cứu:
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
- Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế của Cục phòng chống
HIV/AIDS.
- Ban lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cùng tập thể cán
bộ Khoa phòng chống HIV/AIDS.
- Ban lãnh đạo và cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh,
trung tâm y tế Tp. Buôn Ma Thuột.
- Ủy ban nhân dân, trạm Y tế, cán bộ dân số của tất cả các phường/
xã của TP. Buôn Ma Thuột .
Xin chân thành cảm ơn…!


i


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.......................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................4
Chương 1....................................................................................................7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................7
Chương 3..................................................................................................24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................24
3.1.ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....24
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TP. BUÔN MA
THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK......................................................................25
3.2.1.Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS ...........................................25
3.2.2.Thái độ đối với người nhiễm HIV ..................................................28
3.2.3.Hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS ............................................29
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
HÀNH VI VỀ PC HIV/AIDS CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TP.BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK.........................................31
3.3.1.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS.....................31
3.3.2.Một số yếu tố liên quan đến thái độ đối với người nhiễm HIV.......32
3.3.3.Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD ......34
3.3.4.Một số yếu tố liên quan đến hành vi phòng lây nhiễm HIV...........34
Chương 4..................................................................................................36
BÀN LUẬN............................................................................................36
4.1.Một số đặc điểm của đối tượng phỏng vấn........................................36
4.2.Kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tp. Buôn Ma Thuột.....................................................37
ii


AIDS

:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

BCS


:

Bao cao su

BKT

:

Bơm kim tiêm

BLTQĐTD

:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

CBYT

:

Cán bộ y tế

CQĐP

:

Chính quyền địa phương

Cs


:

Cộng sự

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

GRID

:

(Gay Related Immune Deficiency)

HIV

:

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

IBBS

:

Giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh học về
HIV/STI ở Việt Nam


NCMT

:

Nghiện chích ma túy

PNMD

:

Phụ nữ mại dâm

QHTD

:

Quan hệ tình dục

W HO

: Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

iii


Bảng 3.1. Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cúu
Bảng 3.2. Tỷ lệ nghe nói về HIV/AIDS
Bảng 3.3. Hiểu biết chung về HIV/AIDS

Bảng 3.4. Kiến thức về biện pháp phòng lây nhiễm HIV
Bảng 3.5. Thái độ chấp nhận người nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.6. Thái độ phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
Bảng 3.7. Hành vi tiêm chích ma túy
Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến thái độ đối với người nhiễm
HIV/AIDS
Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng BCS
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến hành vi phòng lây nhiễm HIV

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nguồn nhận thông HIV/AIDS
Biểu đồ 3.2. Kiến thức về đường lây
Biểu đồ 3.3. Kiến thức về HIV/AIDS
Biểu đồ 3.4. Thái độ đối với người nhiễm HIV
Biểu đồ 3.5. Hành vi sử dụng BCS khi QHTD
Biểu đồ 3.6. Hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS

iv


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
a) Đóng góp mới của đề tài
Mặc dù đã có một số nghiên cứu KABP về phòng, chống HIV/AIDS trên
đối tượng đồng bào các dân tộc thiểu số được triển khai ở một số tỉnh/khu
vực, song cũng chưa nhiều. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, chưa thấy có
nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS của
nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên nói chung cũng
như ở Tp. Buôn Ma Thuột nói riêng. Đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện

trên nhóm đối tượng này.
Các kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp thêm số liệu cơ bản
cho chương trình phòng chống HIV/AIDS để hình thành nên các chính sách,
chiến lược và mô hình truyền thông thay đổi hành vi phù hợp cho đồng bào
dân tộc thiểu số ở địa phương.
Ngoài ra còn góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS, tiếp
cận các nguồn thông tin cho cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Lựa chọn
vật liệu cũng như tài liệu truyền thông thích hợp cho mỗi nhóm dân tộc; lựa
chọn kênh truyền thông phù hợp về văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ
cũng như điều kiện triển khai; từng bước nâng cao kiến thức về phòng tránh
lây nhiễm HIV/AIDS, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS.
b) Tóm tắt kết quả cụ thể của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấn cắt
ngang trên 810 đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi
sống tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ giữa nam và nữ là 56,2% và 43,8%; nhóm dân tộc chiếm đa số là Êđê
(69,6%), tiếp đến là dân tộc Mường (11,7%), Tày (8,6%), Nùng (4,3%),
M’nông (1,2%).

1


- Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tiểu học (26,2%),
trung học cơ sở (30,0%); 79,4% biết đọc tiếng phổ thông (tiếng Việt).
- Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông (69,1%), HS-SV (13,1%), CBVC (3,3%),
(2,6%) không có việc làm.
- 93,6% số người được hỏi đã từng nghe nói về HIV/AIDS. Trong đó 57,8%
biết HIV là căn bệnh truyền nhiễm; 28,1% người biết rằng HIV phát hiện
được qua xét nghiệm máu. Còn 7,5% cho rằng HIV đã có thuốc chữa khỏi và

11,2% cho rằng đã có vaccin phòng bệnh.
- 34,3% biết đúng 03 đường lây của HIV.
- 43,9% biết đúng các cách phòng lây nhiễm HIV.
- 6,5% có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS.
- 24.0% có thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS
- 86,6% không bao giờ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục.
- 9,9% có hành vi phòng lây nhiễm HIV tốt.
- Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, khả năng biết đọc thành thạo
tiếng phổ thông, nghề nghiệp và nguồn nhận thông tin về HIV/AIDS là những
yếu tố có liên quan đến sự khác nhau về kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS của
đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
- Trình độ học vấn, khả năng biết đọc thành thạo tiếng phổ thông và kiến thức
hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS là các yếu tố liên quan đến sự khác nhau trong
thái độ đối với người nhiễm của đồng bào dân tộc thiểu số TP.BMT. Sự khác
nhau này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và kiến thức hiểu biết đầy đủ về
HIV/AIDS là những yếu tố liên quan đến sự khác nhau trong hành vi phòng
lây nhiễm HIV tốt của ĐTNC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
c) Hiệu quả về đào tạo
Trong quá trình tham gia điều tra, các cán bộ được đào tạo tập huấn về
kỹ năng phỏng vấn, cách tổ chức điều tra, giám sát điều tra, phân tích số
liệu...Các kinh nghiệm có được từ việc thực hiện điều tra trên cộng đồng các
2


dân tộc ít người sẽ được vận dụng cho những nghiên cứu tiếp theo có hiệu
quả tốt hơn.
d) Hiệu quả về kinh tế - xã hội
Mô hình truyền thông thay đổi hành vi phù hợp nếu được xây dựng và

triển khai sẽ nâng cao kiến thức phòng lây nhiễm HIV của đồng bào dân tộc
thiểu số, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm dân tộc ít người tiếp cận với
các dịch vụ về phòng tránh lây nhiễm HIV. Đặc biệt sẽ góp phần nâng cao
hiểu biết về hành vi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế
được phần nào tác động của đại dịch HIV/AIDS, góp phần xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào việc xây dựng các chương
trình, mô hình và kế hoạch can thiệp như truyền thông thay đổi hành vi, can
thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV, tăng cường khả năng tiếp cận các
dịch vụ y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số hợp lý và hiệu quả hơn.
3. Đánh giá thực hiện đề tài so với đề cương đã được phê duyệt
Đề tài đã được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ và nội dung so với
đề cương, thực hiện đúng phương pháp nghiên cứu và đạt được các mục tiêu
đã đề ra. Kinh phí được sử dụng hợp lý theo đúng định mức chi.
4. Các ý kiến đề xuất
- Nghiên cứu còn nhiều hạn chế do thời gian xét duyệt đề cương và hợp đồng
trách nhiệm khá lâu, kinh phí thực hiện cấp muộn. Tuy nhiên, đề nghị hội
đồng khoa học Cục nghiệm thu kết quả đề tài và đóng góp ý kiến để tăng
cường hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu
số ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cầp thiết cần nghiên cứu của đề tài
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính
mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động
trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn xã hội, là gánh nặng

của cộng đồng và xã hội. Do đó phòng, chống HIV là nhiệm vụ trọng tâm,
cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh
việc huy động toàn xã hội tham gia
Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống HIV/AIDS Liên hợp quốc năm
2006 có dưới 50% người nhiễm trên thế giới hiểu biết về HIV/AIDS. Nhìn
chung kiến thức về đường lây và cách phòng chống lây nhiễm chưa cao. Điều
này càng trở nên nguy hiểm cho cộng đồng vì họ là nguồn lây mà không hiểu
tác hại của những hành vi nguy cơ cao đó.
Tính đến tháng 12 năm 2009 số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên
thế giới tiếp tục tăng và đạt con số 33,4 triệu người (dao động trong khoảng từ
31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20% so với năm 2000 và tỷ lệ hiện nhiễm
HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm 1990. Tính từ năm 1981 đến 2008 có
khoảng 60 triệu người trên hành tinh nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu
người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS
Tính đến 30/6/1012 Việt Nam có 204.019 trường hợp nhiễm HIV còn
sống và 58.569 bệnh nhân AIDS còn sống, 61.856 trường hợp đã tử vong do
AIDS (đến 30/6/2012). Cho đến nay, đã có trên 75,2% số xã, phường, 97,9%
số quận/huyện, 100% tỉnh/thành phố trong toàn quốc đã có báo cáo về người
nhiễm HIV/AIDS.
Tại 4 tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 30/9/2012, lũy tích số người nhiễm
HIV được phát hiện là 3304 trường hợp; bệnh nhân AIDS là 1326 trường hợp
và tử vong do AIDS là 741 trường hợp
Kết quả điều tra IBBS khu vực Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở
lứa tuổi <25 tương đối cao ( >40%). Có 6/8 dân tộc phát hiện nhiễm HIV với
4


tỷ lệ 4,7% trên nhóm dân tộc Mường, 3,5% trên các nhóm dân tộc Êđê, Tày,
Thái và 1,1% trên nhóm dân tộc Nùng. Điều tra này cũng cho thấy kiến thức
cần thiết về HIV của người dân rất thấp (15% - 48%)

Kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của cộng đồng nói
chung cũng như của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Đảng và
chính phủ Việt Nam đã xác định thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi
các hành vi nguy cơ cao là một trong những giải pháp ban đầu trong công tác
phòng chống HIV/AIDS.
Đặc thù về trình độ văn hóa, phong tục tập quán, hiểu biết, hành vi và
các biện pháp can thiệp trên nhóm dân tộc ít người cũng có nhiều khác biệt so
với người Kinh. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành
vi về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần đưa
ra những chính sách, chiến lược cũng như chương trình phù hợp về phòng
chống sự lây lan căn bệnh HIV ở nhóm đối tượng này.
Trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu nào về điều tra kiến thức,
thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng
đồng dân cư cũng như trên nhóm đồng bào dân tộc thiểu số của khu vực Tây
Nguyên nói chung và Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Để góp phần cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động thông
tin giáo dục truyền thông có hiệu quả hơn cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu
số của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung chúng tôi
thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu
tố liên quan về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năm 2012”
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có thể liên quan với một
số yếu về xã hội học (giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, khả năng
biết đọc tiếng Việt….).
5



Với những kết quả đạt được, mong muốn giúp cho các nhà chuyên môn
có những biện pháp can thiệp cụ thể và phù hợp trên nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tp. Buôn Ma Thuột nói riêng và cho khu vực Tây Nguyên nói
chung. Đồng thời giúp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có
những giải pháp phù hợp hơn nhằm hạn chế việc lây lan HIV ra cộng đồng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống
HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk, năm 2012.
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ,
hành vi về phòng chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

6


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện đầu tiên tại Mỹ
năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại
dịch có quy mô lớn và diễn biến phức tạp. Theo báo cáo cập nhật tình hình
HIV/AIDS toàn cầu của UNAIDS, tính đến cuối năm 2010, thế giới có
khoảng 34 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS (31,6 - 35,2 triệu),
trong đó người trưởng thành nhiễm HIV chiếm 30,6 triệu, số trẻ em dưới 15
tuổi là 3,4 triệu; số phụ nữ nhiễm HIV chiếm gần một nửa trong tổng số các
trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, mỗi ngày trôi qua trên thế giới có

khoảng 14.000 trường hợp (2000 trẻ em và 12.000 người lớn) nhiễm HIV mới
và (95,00%) các trường hợp này là ở các nước đang phát triển. Cho đến nay,
thế giới đã có hơn 140.000 trẻ em mồ côi do AIDS. Một số nước như Nigeria,
số lượng trẻ em mồ côi do AIDS đã tăng lên 995.000 trường hợp, Ethiopia là
989.000 trường hợp, Kenia là 892.000 trường hợp.
Dịch HIV/AIDS xảy ra ở hầu hết các nước, các khu vực trên thế giới. Bắt
đầu từ đầu thập kỷ 80, hai khu vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình
Dương dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn vào những năm cuối của thập kỷ.
Vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch HIV/AIDS vào những năm đầu của
thập kỷ 90. Dịch HIV/AIDS ảnh hưởng đến mỗi châu lục, mỗi dân tộc, mỗi
một sắc tộc trên thế giới một cách khác nhau
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở người lớn cao nhất là vùng cận Sahara với
(7,20%) người lớn bị nhiễm HIV/AIDS, tiếp theo là khu vực Caribê, Đông Âu
và Trung Á, Đông Nam Châu Á. Hình thái lây truyền ở các khu vực chủ yếu
là lây truyền qua QHTD khác giới, NCMT và có một vài khu vực hình thức
lây truyền chính là đồng tính nam giới. Theo báo cáo của UNAIDS, ở hầu hết
7


các khu vực: nam giới mắc nhiều hơn nữ giới, riêng ở cận Sahara nữ chiếm tỷ
lệ nhiều hơn và hình thức lây nhiễm chủ yếu là QHTD khác giới
1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Châu Á – Thái Bình Dương
Dịch HIV/AIDS xâm nhập vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sau
các khu vực khác. Cho đến cuối những năm 80, chưa có một nước nào trong
khu vực phát hiện ra người bị nhiễm HIV. Năm 1999 chỉ Campuchia,
Myanmar và Thái Lan thông báo dịch lan rộng khắp trong cả nước. Tình hình
này đã thay đổi nhanh chóng. Theo ước tính, ở Châu Á có khoảng 5 triệu
người đang sinh sống chung với HIV, đặc biệt các nước Đông Nam Á như
Thái Lan, Campuchia, Philipines, Indonesia. Chỉ riêng năm 2007 có 380.000
người chết vì AIDS tại Châu Á. Tình hình đại dịch HIV/AIDS ở Châu ÁThái Bình Dương cũng đang báo động như bất cứ loại dich bệnh nào khác bởi

mỗi ngày ở khu vực này có hơn 1.000 người nhiễm HIV mới
Tại Trung Quốc, UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 1,5 triệu người
bị nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm trong nhóm thanh niên từ 15- 24 tuổi theo ước
tính vào khoảng (0,2%). Mức độ lây nhiễm HIV trong các nhóm đặc biệt là
nguyên nhân chính gây tăng cao số người nhiễm HIV ở các vùng khác nhau. 7
tỉnh ở Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2001 với tỷ
lệ hiện nhiễm hơn (70%) trong nhóm NCMT, 9 tỉnh khác cũng có thể đang ở
trên bờ vực của đại dịch do tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm rất cao trong
nhóm NCMT. Cũng có những dấu hiệu cho thấy dịch AIDS có thể bùng phát
qua QHTD tại Yunnan, Quảng Tây và Quảng Đông
Tại Indonesia, HIV đang gia tăng nhanh chóng trong nhóm NCMT và
phụ nữ mại dâm (PNMD) và ở nhóm người hiến máu. Kết quả giám sát tại
Indonesia cho thấy vào năm 2000, (40%) người NCMT đang được điều trị tại
Jakarta đã bị nhiễm HIV.
Thái Lan theo ước tính có khoảng 670.000 trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
Thái Lan là nước triển khai chương trình bao cao su rất sớm và một số báo
cáo gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở Thái Lan không gia tăng như các
năm trước mà có xu hướng giảm xuống ở một số nhóm đối tượng
8


1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Kể từ khi loài người phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế
giới, không lâu sau Việt Nam không phải là một nước ngoại lệ đối với đại
dịch này, cho đến nay Việt Nam đã hơn 20 năm đương đầu và đối phó với
một đại dịch HIV/AIDS. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được
phát hiện vào tháng 12 năm 1990. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2012, tổng số
trường hợp nhiễm HIV còn sống trên toàn quốc là 204.019 trường hợp, số
bệnh nhân AIDS còn sống là 58.569 trường hợp và có 61.856 trường hợp
nhiễm HIV đã tử vong. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp

và không ngừng gia tăng qua các giai đoạn. Thành phố Hồ Chí Minh có số
người nhiễm HIV còn sống cao nhất nước là 37.585 người
Nguy cơ lây nhiễm qua đường máu có tỷ lệ chiếm cao nhất (55,28%),
qua QHTD chiếm (15,37%), đường từ mẹ sang con là (1,81%), không rõ
đường lây chiếm (27,54%). Mức độ lây lan trên toàn quốc có (70,51%) xã,
phường; (97,53%) quận, huyện và có 63/63 tỉnh, thành phố đã phát hiện có
người nhiễm HIV
Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV có xu hướng
giảm ở tất cả các nhóm nguy cơ cao. Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam
vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm
NCMT, cao trong nhóm PNMD và thấp ở quần thể khác.
- Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua NCMT: Đa số người nhiễm HIV
là người NCMT ( khoảng 60,00%); tình trạng dùng chung BKT vẫn còn phổ
biến ( hơn (40,00%) ở thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng nhiễm HIV có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng rõ rệt: Tỷ lệ
người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20- 29 là (15,00%) vào năm 1993 đã lên
(45,40%) vào năm 2009. Người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20- 39 chiếm (85,10%)
các trường hợp. Nhiễm HIV ở lứa tuổi ≤ 13 là (2,30%) các trường hợp.
- Lây nhiễm HIV qua QHTD có xu hướng gia tăng và dao động: Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm PNMD tiếp tục gia tăng hằng năm từ (0,60%) năm
1994 lên (6,40%) vào năm 2009. Nguy cơ nhiễm HIV qua QHTD tiếp tục gia
9


tăng và khả năng lây nhiễm HIV ra cộng đồng là rất lớn do gia tăng tỷ lệ
NCMT trong nhóm PNMD; người NCMT, người nhiễm HIV tiếp tục có quan
hệ với PNMD và tỷ lệ sử dụng bao cao su ( BCS) khi QHTD với PNMD thấp.
Mặt khác, qua các điều tra trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS
trong lớp trẻ chiếm tỷ lệ rất thấp và điều này cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV
trong lứa tuổi trẻ.

- Dịch HIV/AIDS đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng: Mức độ lây lan
của dịch từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng biểu hiện qua tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS trong nhóm phụ nữ mang thai (0,3%) và nhóm thanh niên khám
tuyển nghĩa vụ quân sự (0,15%) vào năm 2009.
- Đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đa dạng, có ở mọi địa
phương, diễn biến phức tạp; không còn tập trung trong một số nhóm nguy cơ
cao mà đã xuất hiện trong nông dân, học sinh, sinh viên, tân binh, thậm chí
trong giới công chức cũng đã có người nhiễm HIV. Cả 63 tỉnh, thành phố trên
toàn quốc đều có người nhiễm HIV/AIDS, (93,00%) số quận huyện và
(49,00%) số xã, phường đã phát hiện các trường hợp nhiễm HIV, nhiều tỉnh,
thành phố đã có 100% số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS.
1.1.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Tây Nguyên
Tại 4 tỉnh Tây Nguyên, những trường hợp nhiễm HIV được phát hiện
đầu tiên vào năm 1993. Theo số liệu báo cáo của các tỉnh trong khu vực, tính
đến 30/9/2012 lũy tích nhiễm HIV là 3304 trường hợp, trong đó có 1326
trường hợp chuyển sang AIDS và 741 trường hợp tử vong do AIDS. Trong đó
có 49/49 huyện/thị xã và 357/571 xã, phường, thị trấn ghi nhận có người
nhiễm HIV. Một số nơi có tỷ lệ người nhiễm cao là thành phố Buôn Ma
Thuột (Đắk Lắk), huyện CưJút (Đắk Nông), thành phố PleiKu (Gia Lai),
thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum)
Tại Đắk Lắk, tính từ ca nhiễm HIV phát hiện đầu tiên năm 2005 đến nay
(30/9/2012), luỹ tích người nhiễm HIV/AIDS/TV lần lượt là 1.799/758/382
trường hợp. Toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 13/13 huyện/TP và 133/250
xã/phường đã phát hiện có người nhiễm. Đứng đầu cả tỉnh các địa phương có
10


các trường hợp nhiễm cao trong tổng số nhiễm HIV được báo cáo, đó là TP.
Buôn Ma Thuột (704 trường hợp), Cư’Mgar (86 trường hợp), Krông Păk (71
trường hợp), Krông Năng (70 trường hợp) và Ea H’Leo (63 trường hợp)

- Số nhiễm HIV phát hiện trong năm ( đến 30/9/2012): 105 trường hợp.
- Số bệnh nhân AIDS mới phát hiện trong năm: 32 trường hợp.
- Số bệnh nhân tử vong trong năm: 05 trường hợp
- Số bệnh nhân đang điều trị ARV là người đồng bào dân tộc: 24
1.2. Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ hành vi về HIV/AIDS
1.2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo gần đây của chương trình phòng chống HIV/AIDS liên
hiệp quốc (UNAIDS), tình hình nhiễm HIV ở các nước có thu nhập cao đang
có chiều hướng chậm lại. Ở các quốc gia này mạng lưới thông tin tốt hơn, do
đó nhận thức của người dân về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng cao hơn. Tại hầu
hết các quốc gia có thu nhập cao, dịch HIV/AIDS đang có khuynh hướng khu
trú ở một số nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao (đồng tính luyến ái, tiêm
chích ma túy). Hiện nay châu Phi tập trung nhiều người nhiễm HIV nhất trên
thế giới (67%), tiếp đến châu Á và các châu lục khác. Số liệu về nhiễm HIV
trong các dân tộc thiểu số trên thế giới còn rất ít và hạn chế
Một số nghiên cứu kiến thức hành vi về HIV/AIDS cho thấy:
- Theo Jonathan Elford trong điều tra sức khỏe sinh sản của MSM dân tộc
thiểu số ở nước Anh năm 2010 thì dân tộc thiểu số ở nước Anh là người da
đen có nguồn gốc từ Caribe, Châu Mỹ và người Châu Á có từ các nước Ấn
Độ, Pakistan, và người Trung Quốc và một chủng tộc nữa là người pha trộn
hai dòng máu. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số ở Anh là 7,9% và tỷ lệ HIV
trong nhóm này cũng không cao
- Theo số liệu quốc gia về AIDS của Hoa Kỳ (báo cáo giám sát trọng
điểm của CDC tháng 12/1994) nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao trong nhóm “cộng
đồng da màu” bao gồm người Mỹ gốc Phi, cộng đồng Hispanic, người Mỹ
gốc Á và Thái Bình Dương, người Mỹ gốc Châu Âu. Số liệu CDC cho thấy
hơn 50% ca nhiễm phát hiện trong năm 1994 thuộc về người Mỹ gốc Phi và
11



cộng đồng người Hispanic. Cả trong hai nghiên cứu đều chỉ rõ nhiễm HIV
tăng nhanh trong các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số chủ yếu vì những
quan niệm, niềm tin vào tôn giáo mà họ đang sở hữu.
- Ross và cộng sự năm 2006 đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu sự gia tăng
nhiễm HIV/AIDS trong 4 nhóm dân tộc là người Mỹ gốc Phi, người Châu Á,
người Latin và người không phải da trắng Bồ Đào Nha sinh sống ở Houston
Texas Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy phần lớn nam giới Mỹ gốc Phi ít khi sử dụng
bao cao su khi QHTD vì theo niềm tin và tôn giáo của họ bao cao su không
phải là tự nhiên, nó cưỡng ép con người vào một ràng buộc khác mà tôn giáo
không cho phép. Số liệu nghiên cứu cũng chứng minh niềm tin thầm kín về
sắc tộc là khá phổ biến ở các nhóm dân tộc ở Houston Texas Hoa Kỳ. Họ có
thể biết sử dụng bao cao su là biện pháp phòng tránh thai hiệu quả và có thể
bảo vệ họ trước hiểm họa của dịch HIV hay ngăn cản lây truyền của các bệnh
lây truyền qua đường tình dục; tuy nhiên với niềm tin cái gì thuộc về tự nhiên,
do tự nhiên tạo ra thì cứ để mọi việc như tự nhiên đã sắp xếp, nếu làm trái ý
chúa sẽ bị trừng phạt hay gặp những điều không hay
1.2.2. Ở Việt Nam.
- Điều tra của UNICEF Việt Nam năm 2010 đánh giá về tình hình chăm
sóc, điều trị và hỗ trợ cho trẻ em và phụ nữ bị nhiễm HIV trong cộng đồng
dân cư có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Điều tra này tiến hành ở 3
tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Kon Tum và An Giang. Phát hiện chính của
nghiên cứu là do thiếu những kiến thức cụ thể về HIV nên phụ nữ dân tộc
thiểu số cũng thiếu hiểu biết về các con đường lây truyền từ mẹ sang con và
không có khả năng dự phòng nhiễm HIV cho con của mình khi mang thai,
sinh và cho con bú. Những rào cản về ngôn ngữ khiến họ khó khăn trong việc
tiếp cận với thông tin truyền thông qua tài liệu phát tay là những tờ rơi, tờ
gấp, sách nhỏ...
- Nghiên cứu của HSR&D năm 2011 về các chương trình can thiệp cải
thiện sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số và giảm sự khác biệt về dân tộc
cho thấy: chương trình can thiệp đã giảm được tỷ lệ QHTD không an toàn

12


xuống 37%, giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuống
19%, giảm hành vi có nhiều bạn tình xuống 25%, giảm hành vi tiêm chích
chung xuống 27% và tăng hành vi sử dụng BCS lên 56% trong 11.239 bệnh
nhân tham gia nghiên cứu.
- Trong điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
(SAVY) năm 2003 trên 7.584 thanh thiếu niên (TTN) trong độ tuổi 14 – 25 ở
42 tỉnh, thành phố cho thấy: 97% thanh thiếu niên đã nghe về HIV, trong đó
đáng mừng là có 84,7% TTN dân tộc ít người nghe nói về HIV/AIDS. Đáng
chú ý là có tới 82,9% biết 6/7 cách phòng tránh HIV, trong đó có 97,5% biết
sử dụng BCS có thể phòng lây nhiễm HIV; 96,7% cho rằng không dùng
chung BKT; 94,8% cho rằng cần tránh truyền máu không an toàn; 92,5% cho
rằng cần tránh mua hay bán dâm và 89,2% đồng ý với việc không QHTD với
người lạ để tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên vẫn có đến 1/5 nữ chưa từng biết
nguồn thông tin nào liên quan đến HIV/AIDS chiếm 19,4%. Đặc biệt có 15%
thanh thiếu niên cho rằng người có bề ngoài khỏe mạnh thì không thể nhiễm
HIV, tỷ lệ này ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số chiếm 35%
- Nghiên cứu của PGS.Ts Trịnh Quân Huấn và cs năm 2007 về “Tỷ lệ
nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số
nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, triển khai trên 11 tỉnh là Cao Bằng, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lai Châu, Yên Bái, Khánh Hòa, An Giang,
Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang cho thấy: Tỷ lệ nam giới và nữ giới 15-49
có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS là rất thấp, cao nhất cũng chỉ
có 29,5% (nam) và 24,5% (nữ) ở Thái Nguyên; 48,4% (nam) và 42,4% (nữ)
chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng bị nhiễm HIV; chỉ có 18,4%(nam) và
21,4% (nữ) là có thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV
- Nghiên cứu của Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Thanh Long và cộng sự
trên nhóm đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa cho thấy: 95,6% số đối tượng

được hỏi đã từng nghe nói về HIV/AIDS nhưng chỉ có 23,6% là biết được ba
phương pháp phòng tránh lây nhiễm HIV, điều đáng nói là chỉ có 18,5% nam
giới và 15,2% nữ giới đồng ý với việc chấp nhận mua đồ ăn của người bán
13


hàng bị nhiễm HIV, sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm
HIV/AIDS tại nhà và chấp nhận một nữ giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn
khỏe mạnh được giảng dạy. Cũng trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ người
đã từng xét nghiệm HIV là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3% tổng số đối tượng
được điều tra
Tỷ lệ những người có thái độ đúng về người nhiễm HIVAIDS có chuyển
biến hơn so với năm 1995 nhưng vẫn còn thấp so với hiểu biết về các đường
lây và đường không lây nhiễm HIV. Khả năng tiếp cận thông tin càng cao thì
sẽ càng thuận lợi cho việc thay đổi hành vi trong phòng chống AIDS. Các kết
quả điều tra còn khẳng định 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ
KABP của mỗi cá nhân và mỗi nhóm quần thể là nghề nghiệp, trình độ học
vấn và nơi cư trú.
1.2.2. Ở Tây Nguyên
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa thấy có nghiên cứu nào về kiến thức,
thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS của nhóm các đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên nói chung cũng như ở Đắk Lắk nói riêng. Số liệu về
dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm trước cũng đã
có một số điều tra KABP về HIV/AIDS của một số nhóm đối tượng được
nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên.
- Tháng 3/1997: Nguyễn Ngọc Quỳnh Hoa, Thái Quang Hùng và cs khảo
sát trên 2.876 đối tượng từ 15-49 tuổi tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã
Pleiku và thị xã Kon Tum, kết quả: 57,5% có kiến thức đúng về các đường
lây truyền HIV/AIDS và vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ cho rằng do muỗi
(37,2%) hoặc những tiếp xúc thông thường (20,4%) có thể làm lây nhiễm

HIV. 23,6% có thái độ đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS (chọn cách
chăm sóc và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với vợ hoặc chồng nhiễm
HIV ), 36,9% có hành vi an toàn trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
- Năm 2001, Võ Thị Hường, Hoàng Anh Vường và cs điều tra đánh giá
KABP ở 287 đối tượng tự nguyện xét nghiệm HIV tại Tây Nguyên cho kết
quả: 95,5% trong độ tuổi 15-49, các lý do đến xét nghiệm là do vừa tiếp xúc
14


với yếu tố nguy cơ, được bạn bè hướng dẫn (15,2 - 50,4%), (70,0 - 94,1%)
hiểu biết đúng về các đường lây truyền HIV, 87,8% cho rằng đến cơ sở y tế
xét nghiệm để được tư vấn, 79,1% cho rằng biết kết quả để phòng lây nhiễm
cho gia đình. Nguyên nhân lây nhiễm HIV của họ đều do các hành vi quan hệ
tình dục ngoài hôn nhân, tiêm chích ma túy.
- Tháng 3/2003 Hoàng Anh Vường và cộng sự điều tra KABP về
HIV/AIDS của nhân dân thị xã Kon Tum sau 2 năm can thiệp cho thấy: Có
71,0% hiểu đúng nguy cơ của HIV/AIDS là bệnh lây nguy hiểm chưa có vắc
xin phòng và thuốc chữa, 0,4% cho rằng AIDS là một bệnh thông thường.
Muỗi đốt truyền HIV là 21%, không biết về cách lây truyền của HIV là 4,8%.
- Năm 2005, Hoàng Anh Vường và cs nghiên cứu kiến thức và thực hành
về phòng chống nhiễm HIV/AIDS của nhân dân thành phố Pleiku cho kết quả
như sau: 81,7-95,2% hiểu biết đúng hoàn toàn về các đường lây truyền
HIV/AIDS; 73,8-95,7% hiểu biết đúng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS, 5,8% có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và 6,0% có quan hệ
tình dục trước hôn nhân, chỉ có 50% là thường xuyên dùng bao cao su trong
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và trước hôn nhân, 34,9% có quan hệ tình
dục với gái mại dâm. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng
chống HIV/AIDS tại cộng đồng có sự khác nhau về trình độ học vấn, nghề
nghiệp, mức sống gia đình dẫn đến sự khác biệt ít nhiều về kiến thức và thực
hành đúng trong phòng chống nhiễm HIV/AIDS


15


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp điều tra cắt ngang
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Thời gian: Từ tháng 7/2012 đến tháng 10/2012
2.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những người dân tộc thiểu số (Êđê, M’nông, Tày, Mường, Nùng và
một số dân tộc thiểu số khác) từ 15-49 tuổi đang sinh sống tại thành phố Buôn
Ma Thuột từ 1 năm trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu.
2.3.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu

n≥ z

2

(1− α / 2 )

p(1 − p)
d2

Trong đó:

n: Là số đối tượng cần chọn vào nghiên cứu
Z = 1,96 với độ tin cậy 95%, α = 0,05
p : Chọn p bằng p = 0,5: Là tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, hành
vi tốt về PC HIV/AIDS.
d: Sai số ước tính (chọn sai số chấp nhận 5%), d = 0,05
=> n = 384
Vì sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm, chọn hệ số thiết kế bằng 2 (Design
Effect = DE = 2):
n = 384 x 2 = 768 + 38 (5% số phiếu không đạt)
Như vậy cỡ mẫu cho điều tra tại cộng đồng n = 806 (làm tròn là: 810 hộ)
16


2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm PPS (chọn mẫu xác xuất tỷ
lệ với kích thước quần thể).
Giai đoạn 1: Chọn cụm
Định nghĩa Cụm: là buôn/xã/phường.
Nghiên cứu chúng tôi chọn đơn vị Buôn tương ứng với phường/xã là do
đặc điểm sinh sống của người Êđê là sống tập trung thành các Buôn, trong khi
các dân tộc khác lại sống rải rác trong các phường/xã, không tập trung ở một
TDP/thôn cụ thể nào. Để đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện của phương
pháp chọn mẫu PPS, chúng tôi chọn Buôn/phường/xã là các đơn vị cụm.
1. Liệt kê tất cả các cụm vào cột A và số hộ là người đồng bào DTTS tương
ứng của cụm đó vào cột B.
2. Tính toán số hộ cộng dồn vào cột C. Số cuối cùng của cột C sẽ là tổng số
hộ ở địa bàn tiến hành chọn mẫu điều tra (X).
3. Xác định số cụm điều tra: thông thường sẽ chọn 30 cụm, như vậy mỗi cụm
điều tra 27 hộ (tương ứng 27 ĐTNC).
4. Chia X cho 30, kết quả là khoảng cách mẫu k (Sampling Interval: SI).

5. Chọn ngẫu nhiên một con số bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách mẫu, con số
được chọn là cụm đầu tiên (Random Start: RS)
6. Sau đó tính toán : RS, RS+SI, RS+2SI, RS+3SI….... ; RS+ (n-1) SI
7. Mỗi trong 30 con số này tương ứng với một địa điểm của cụm được chọn,
các cụm được chọn tương ứng với cột D, số hộ gia đình được tích luỹ có chứa
con số được tính toán ở bước 6.
8. Theo cách chọn mẫu này tại mỗi cụm đã được chọ sẽ có 27 hộ gia đình
được phỏng vấn.
Giai đoạn 2 : Chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp
1. Sau khi đã chọn được 30 cụm, tại mỗi cụm chọn 27 hộ gia đình để điều tra
bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên (theo thứ tự danh sách hộ gia đình có người
dân tộc thiểu số sinh sống của cụm)
17


×