Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.96 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ CHẤT
THẢI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CỦ CHI
TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ MINH HIẾU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007
1


LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn Cha, Mẹ người đã sinh thành dưỡng dục và hy sinh cuộc
đời cho chúng tôi. Những gì tôi đạt được hôm nay là nhờ công ơn Cha, Mẹ.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm và quý thầy cô
giáo khoa kinh tế đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ tôi trong suốt thới gian học tập và
quá trình thực hiện đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo Đặng Thanh Hà đã
tận tình chỉ dạy trong suốt thới gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn các cô chú trong Hội nông dân cùng toàn thể 60 hộ gia
đình chăn nuôi heo tại Huyện Củ Chi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
khảo sát và điếu tra.


Xin cám ơn toàn thể các bạn sinh viên lớp phát triển nông thôn và khuyến
nông TC03PT cùng toàn thể bạn bè thân hữu đã chia sẽ những vui buồn và giúp đỡ
động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Xin Trân Trọng Ghi Ơn
Võ Minh Hiếu

2


MỤC LỤC
NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 2
1.1. Đặt vấn đề. ................................................................................................................. 2
1.2. Mục Đích và Nôi Dung Nghiên cứu.......................................................................... 3
1.2.1. Mục đích. ................................................................................................................ 3
1.2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3. Phạm vi và Thời gian nghiên cứu. ............................................................................. 3
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.3.2. Thời gian................................................................................................................. 3
1.4. Giới hạn của đề tài. .................................................................................................... 3
1.5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ............................................................................................. 5
2.1. Đặc điểm tự nhiên. ..................................................................................................... 5
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................................... 5
2.1.2. Địa hình. ................................................................................................................. 5
2.1.3. Thổ nhưỡng. ........................................................................................................... 7
2.1.4. Khí hậu ................................................................................................................... 7
2.1.4.1. Nhiệt độ. .............................................................................................................. 8
2.1.4.2. Ánh sáng. ............................................................................................................. 8

2.1.4.3. Chế độ mưa .......................................................................................................... 8
2.1.4.4. Chế độ gió............................................................................................................ .8
2.1.5. Nguồn nước – Thủy văn. ........................................................................................ 9
2.1.5.1. Nước mặt. ............................................................................................................ 9
2.1.5.2. Nước ngầm. ......................................................................................................... 9
2.1.6. Thảm thực vật ......................................................................................................... 10
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................ 10
2.2.1. Tình hình dân số lao động. ..................................................................................... 10
3


2.2.1.1. Dân số. ................................................................................................................. 11
2.2.1.2. Lao động .............................................................................................................. .11
2.2.2. Văn hoá - Đời sống ................................................................................................. .11
2.2.3. Y tế ........................................................................................................................ 11
2.2.4. Giáo dục – Đào tạo. ................................................................................................ 11
2.2.5. Cơ cấu đất đai năm 2006. ....................................................................................... 12
2.2.6. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp. ........................................................................... 13
2.2.6.1. Trồng trọt. ............................................................................................................ 13
2.2.6.2. Chăn nuôi............................................................................................................. 14
2.2.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm .............................................. 14
2.2.8. Cơ cấu sử dụng đất và công tác lập đồ án qui hoạch. ............................................ 14
2.2.8.1. Cơ cấu sử dụng đất. ............................................................................................. 14
2.2.8.2. Công tác lập đồ án qui hoạch .............................................................................. 15
2.2.9. Cơ sở hạ tầng. ......................................................................................................... 15
2.3. Đánh giá tình hình cơ bản.......................................................................................... 15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 17
3.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình ................................................................................... 17
3.2. Đóng góp của ngành chăn nuôi trong kinh tế hộ ....................................................... 17
3.3. Tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn đề môi trường. ................................. 18

3.4. Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường như thế nào? ............................... 19
3.4.1. Nhiễm không khí do khí thải chăn nuôi. ................................................................ 19
3.4.2. Ô nhiễm đất do chất thải chăn nuôi. ...................................................................... 19
3.4.3. Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi. ........................................................ 19
3.5. Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi. ........................................................ 20
3.5.1. Xử lý phân hữu cơ. ................................................................................................. 20
3.5.2. Hầm Biogas (Khí sinh học). ................................................................................... 21
3.5.2.1. Khí sinh học là gì? ............................................................................................... 21
3.5.2.2. Thiết bị khí sinh học. ........................................................................................... 22
3.5.2.3. Các kiểu hầm ủ Biogas. ....................................................................................... 22
4


3.5.2.4. Tầm quan trọng của công nghệ Biogas. .............................................................. 22
3.6. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo khác. ....................................... 24
3.6.1. Ao sinh học. ............................................................................................................ 24
3.6.2. Bể lắng. ................................................................................................................... 24
3.6.3. Hồ sinh học. ............................................................................................................ 24
3.6.4. Khử mùi hôi bằng các chế phẩm Enzyme .............................................................. 24
3.7. Phương pháp nghiêm cứu. ................................................................................................ 25
3.7.1. Thu thập số liệu sơ cấp từ các hộ nông dân............................................................ 25
3.7.2. Thu thập số liệu thứ cấp. ........................................................................................ 25
3.7.3 Phương pháp tính toán tổng hợp. ............................................................................ 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ........................................ 28
4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Huyện Củ Chi. ...................................................... 28
4.1.1. Số lượng và chất lượng đàn heo. ............................................................................ 28
4.1.2. Những quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi....................... 28
4.1.3. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường. .................................................................. 29
4.1.4. Hệ thống quản lý, dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi. ....................................................... 29
4.1.4.1.Hệ thống khuyến nông.......................................................................................... 29

4.1.4.2. Hệ thống thú y. .................................................................................................... 30
4.1.4.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ. ................................................................. 30
4.2. Hiện trạng chăn nuôi heo ở các hộ điều tra trên địa bàn Huyện Củ Chi. .................. 31
4.2.1. Thông tin tổng quát về chủ hộ điều tra. .................................................................. 31
4.2.1.1 Thành phần Chủ Hộ. ............................................................................................ 31
4.2.1.2. Giới tính chủ hộ. .................................................................................................. 31
4.2.1.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ. .............................................................................. 32
4.2.1.4. Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ ............................................................................ 32
4.2.1.5. Trình độ chuyên môn........................................................................................... 33
4.2.2. Các nhân tố tác động đến sản xuất nông hộ. .......................................................... 33
4.2.2.1.Quy mô chăn nuôi các hộ điều tra. ....................................................................... 33
4.2.2.2. Loại hình chăn nuôi của hộ. ................................................................................ 35
5


4.2.2.3. Mức độ tiếp thu thông tin và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông.35
4.2.2.4. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. ........................................................ 37
4.2.2.5. Tình hình tiêm phòng và điều trị bệnh. ............................................................... 37
4.3. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi ở một số hộ trên địa bàn Huyện Củ Chi. ..................... 38
4.3.1. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tính trên 1 heo thịt ................................................. 38
4.3.2. Mức độ tham gia tập huấn đối với sản xuất nông hộ ............................................. 40
4.3.3. Nhận xét tổng quan về các hộ điều tra chăn nuôi. .................................................. 41
4.4. Hiện trạng xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi tại Huyện Củ Chi. ......................... 41
4.4.1. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi tại các hô điều tra. ......................................... 41
4.4.1.1. Các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ điều tra ........................... 42
4.4.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khâu xử lý chất thải ở nông hộ........................................ 42
4.4.2. Đánh giá về lợi ích của công tác xử lý chất thải chăn nuôi. ................................... 46
4.4.2.1.Lợi ích kinh tế của việc xử lý chất thải. ............................................................... 46
4.4.2.2. Lợi ích xã hội trong xử lý chất thải. .................................................................... 47
4.4.2.3. Lợi ích môi trường của việc xử lý chất thải. ....................................................... 48

4.4.2.4. So sánh giữa hộ chăn nuôi có xử lý và không xử lý chấ thải. ............................. 49
4.4.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng xử lý chất thải bằng biogas ........................ 51
4.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xử lý chất thai của các hộ chăn nuôi
trên Huyện Củ Chi. ........................................................................................................... 51
4.5.1. Khó Khăn. ............................................................................................................... 51
4.5.2. Thuận lợi................................................................................................................. 51
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 52
5.1. Kết luận...................................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................... 53

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các nhóm đất chính khi khảo sát thổ nhưỡng. ................................................... 7
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn. ................................................... 10
Bảng 3: Cơ cấu quỹ đất đai năm 2006.............................................................................. 12
Bảng 4: Hiện trạng sản suất nông nghiệp năm 2006. ....................................................... 13
Bảng 5: Cơ cấu sữ dụng đất được phân theo đối tượng sử dụng như sau ........................ 14
Bảng 6: Thành phần chủ hộ bao gồm ............................................................................... 31
Bảng 7: Tỷ lệ giới tính chủ hộ. ......................................................................................... 31
Bảng 8: Trình độ văn hóa của chủ hộ chăn nuôi. ............................................................. 32
Bảng 9: Trung bình năm chăn nuôi chia theo Tuổi của chủ hộ........................................ 32
Bảng 10: Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra. ............................................................. 33
Bảng 11: Loại hình chăn nuôi của hộ ............................................................................... 35
Bảng 12: Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông. ........................................... 35
Bảng 13: Mức độ tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật từ báo, đài. ................................. 36
Bảng 14: Chiết tình chi phí chăn nuôi cho 1 con heo nái ................................................. 38
Bảng 15: Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của hộ tình trên con heo thịt................................ 39
Bảng 16. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của hộ tình trên 1 con heo thịt. ............................ 40

Bảng 17: Các hình thức xử lý chất thải rắn tại những hộ điều tra .................................... 42
Bảng 18: Vị trí chuồng trại chăn nuôi của hộ điều tra. .................................................... 43
Bảng 19: Kiểu nền chuồng theo loại chuồng của hộ. ....................................................... 44
Bảng 20: Đánh giá của hộ chăn nuôi về cách thức xử lý chất thải hiện nay đối với môi
trường. .............................................................................................................................. 45
Bảng 21: Khoản chi phí tiết kiệm được từ việc sử dụng Biogas. ..................................... 46
Bảng 22: So sánh giữa hộ có xử lý và không xử lý. ......................................................... 49
Bảng 23: Lý do hộ chưa lắp đặt Biogas. .......................................................................... 50

7


NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ MINH HIẾU. Tháng 10/2007 “Khảo Sát Tình Hình Chăn Nuôi và Việc Xử Lý
Chất Thải Của Các Hộ Chăn Nuôi Heo Trên Địa Bàn Huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh”
Qua quá trình khảo sát chăn nuôi và xử lý chăn nuôi của 60 hộ chăn nuôi heo trên
địa bàn huyện Củ Chi, Tp. HCM:
Chăn nuôi của các hộ rất đa dạng về quy môi, nhiều nhất là từ 50 đến 500 con. Hiệu
quả chăn nuôi của nhóm từ 500 con trở lên đạt hiệu quả cao nhất, nhóm kế tiếp là nhóm
từ 20 đến 100 con.. Các hộ chăn nuôi đa số kết hợp vừa bán giống vừ nuôi thịt để thu lợi
nhuận cao .
Hệ thống dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi phát triển mạnh: nhà thuốc thú y, công ty
thức ăn,… phân bố rộng. Hệ thống khuyến nông, thú y họat động mạnh, kết hợp với các
đoàn thể địa phương chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách thức phòng chống dịch
bệnh,… cho nhà chăn nuôi.
Việc xử lý chất thải gặp rất khó khăn: do tận dụng tối đa diện tích xây chuồng kiên
cố chăn nuôi dẫn đến việc quản lý phân, nước thải chăn nuôi gập nhiều khó khăn bên
cạnh đó là do: tốc độ đàn heo tăng nhanh, phân ít được tận dụng cho trồng trọt.
Xử lý bằng hầm ủ Biogas được người chăn nuôi có chú ý áp dụng, đem lại nhiêu lợi

ích về xã hội, môi trường, kinh tế nhưng chưa được phổ biến, do người chăn nuôi chú
trọng nhiều đến lợi nhuận chăn nuôi xử lý chất thải.

8


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày
một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm động vật tăng lên rõ rệt. theo Bộ Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người của Việt Nam tăng trun
bình hàng năm khoảng 4,5%, đạt mức khoảng 25kg thịt hơi/người/năm trong năm 2005;
trong đó, thịt heo luôn chiếm trên 70%. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao thúc đẩy ngành chăn
nuôi heo bước sang bước phát triển mới: đó là chăn nuôi công nghiệp với các giống heo
có tỷ lệ nạc cao.
Trong xu thế phát triển chung của ngành chăn nuôi cả nước thì Huyện Củ Chi có
ngành chăn nuôi heo khá phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, góp
phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho không ít hộ gia đình. Tuy nhiên, với sự phát
triển nhanh chóng của các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn, việc duy trì và phát
triển chăn nuôi ở đây còn nhiều bất cập, nhất là việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh hiệu
quả kinh tế mang lại từ hoạt động chăn nuôi heo, thì mặt trái của quá trình phát triển này
là sự ô nhiễm do phân và nước thải. Thực tế, việc xử lý chất thải thường khá tốn kém nên
chưa có được sự quan tâm đúng mức của nhà chăn nuôi. Việc kiểm soát chất thải chăn
nuôi trở thành một vấn đề cấp bách cần được xem xét, nghiên cứu đước nhiều góc độ
nhằm tìm giải pháp góp phần hạn chế tác hại của chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo
vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư, đô thị nhưng đồng thời không kìm hãm
sức phát triển của ngành chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy Đặng Thanh Hà; tôi đã thực

hiện đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi và về xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo
trên địa bàn huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh”.

9


1.2. Mục Đích và Nôi Dung Nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích.
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại huyện Củ Chi.
Tính toán kết quả, hiệu quả kinh tế của hô chăn nuôi heo theo quy mô chăn nuôi và
loại hình chăn nuôi theo quy mô để thấy mức độ phát triển chăn nuôi hộ gia đình tại
Huyện Củ Chi.
Xem xét các nhân tố tác động đến sản xuất chăn nuôi của hô, từ đó đưa ra các kiến
nghị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ.
Tìm hiểu các hình thức xử lý chất thải để thấy được mức độ giải quyết ô nhiễm môi
trường tại các hộ. Lợi ích mang lại của các cách xử lý của nông hộ về kinh tế, xã hội và
môi trường. Từ đó có những kiến nghị đẩy mạnh công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi heo theo quy mô, loại hình chăn nuôi.
Thông qua điều tra thấy được hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình
ảnh hưởng đến môi trường.
Xem xét tác động của hệ thống Khuyến Nông, Thú y và Chính quyền địa phương đối
với hoạt động chăn nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
So sánh, đánh giá giữa hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xứ lý chất thải và hô
không áp dụng các biện pháp xử lý chất thải về lợi ích kinh tế và môi trường
1.3. Phạm vi và Thời gian nghiên cứu.
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung điều tra tình hình chăn nuôi heo và việc xử lý chất thải chăn nuôi heo tại
một số hộ trên địa bàn huyện Củ Chi.

1.3.2. Thời gian.
Từ ngày 23/7/2007 đến ngày 24/11/2007
1.4. Giới hạn của đề tài.
Nghiên cứu về tình hình chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi hộ gia đình.
Phân tích tình hình xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi có xử lý chất thải.
10


Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý chất thải nhằm đưa ra ý kiến đẩy mạnh
công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.
1.5. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Tổng Quan
Chương 4: Kết quả nghiên cứa và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

11


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1. Vị trí địa lí.
Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thị trấn Củ Chi cách trung tâm thành phố 35Km theo quốc lộ 22. Củ Chi nằm trong vành
đai xanh của trung tâm Thành Phố với tổng diện tích tự nhiên là 428.562ha.
Toạ độ địa lí của huyện Củ Chi: 106022’ đến 10604’ kinh độ Đông và 1055’ đến
11010’ vĩ độ Bắc.

Vị trí hành chánh của huyện Củ Chi: Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh,
Đông-Đông Bắc giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, Tây-Tây Nam giáp huyện Đức
Hoà tỉnh Long An, Nam giáp huyện Hốc Môn, Tp.Hồ Chí Minh.
Đặc điểm của huyện Củ Chi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh tế của cả huyện và của cả thành phố.
Huyện Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp từ vùng đất cao miền Đông Nam Bô
xuống vùng đất thấp đồng bằng sông Cửu Long nên hệ cây trồng phong phú, bao gồm các
cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều...) cây công nghiệp ngắn ngày (đậu phộng, mía,
thuốc lá...), các cây lương thực (lú, bắp...), rau màu các loại, thuận lợi cho đà phát triển
nhiều ngành công nghiệp chế biến.
Nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế nối Phnompênh với thành phố Hồ Chí
Minh nên thuận lợi trong việc trao đổi thương mại với các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước. Ngoài ra, Củ Chi nằm giữa hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ có
nhiều kênh rạch, thuận lợi cho việc thiết lập các bến cảng, mở rộng giao lưu với các tỉnh
miền Đông và Tây Nam Bộ.
2.1.2. Địa hình.
Huyện Củ Chi là cửa ngỏ Tây Bắc của thành phố Hồ Chính Minh nói riêng và
Đông Nam Bô nói chung, nằm ở vị trí chuyển tiếp cấu trúc miền Nam Trung BỘ là một
miền nâng vá cấu trúc miền Tây Nam BỘ là miền sụt. Vì thế, nó vừa có đặc điểm riêng
12


vừa có những nét tương tự hai miền kế cận. thể hiện rõ nét là địa hình nghiêng, thấp dần
theo hai hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc- Tây Nam. Khu phía Bắc và Tây Bắc
mang sắc thái của miền Đông Nam Bộ: địa hình cao, đồi gò càng xuống phía Nam và Tây
Nam địa hình chuyển sang gợn sóng, rồi thoai thoải trước khi đổ xuống vùng thấp bưng
trũng.
Độ cao trung bình trên mực nước biển của Củ Chi là 8-10m. Nơi cao nhất ở phía
Tây Bắc xã An Nhơn Tây đạt 22m. Nơi thấp nhất đạt khoảng 0.5m, rải rác dọc theo các
xã ven sông Sài Gòn như: Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông. Địa hình Củ Chi là yếu tố tương

đối rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí cây trồng thông qua chế độ thủy văn, tính
chất đất trồng…
Nhìn chung địa hình ở Củ Chi có thể phẩn làm 3 loại chính sau:
- Vùng đồi gò: là vùng cao của huyện, thường mặt gò được trải rộng, bằng phẳng,
có độ cao trên 15m, phân bố trên khu vực các xã: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây. Các nông
trường An Phú, nông trường Quyết Thắng, Phạm Văn Cội, và một số nơi thuộc xã Trung
Lập Thượng, Tân Thạnh Đông có độ cao 10-15m.
- Vùng đồi gò thích hợp với việc trồng cây lâu năm như là: trồng rừng, cao su,
điều…
- Vùng triền: là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng bưng trũng, có độ cao từ 510m, phân bố trên hầu hết các xã của huyện, trừ các vùng phía Bắc và ven sông Sài Gòn.
Cây trồng chủ yếu trên địa hình triền là những cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là
đậu phộng, rau mà. Lúa cũng được canh tác nhưng năng suất không cao so với vùng bưng
trũng.
Nhìn chung, vùng cao và vùng triền là bậc thềm phù sa cũ bị cắt thành nhiều mảnh
nhỏ nên dạng địa hình phổ biến là đồi gò lượn sóng và phong cảnh trong vùng tương phản
nhau: làng mạc xen lẫn trong những cánh đồng ruộng lúa, rau màu.
Vùng bưng trũng: tập trung ở các xã phía Tây Nam, phía Nam và ven sông Sài Gòn
có độ cao từ 1-2m, thường bị ngập úng vào những tháng cuối mùa mưa. Vùng trũng ven
sông Sài Gòn đã được phù sa bồi lắng từ lâu, hình thành một tầng phù sa dày trung bình
từ 20-30cm, nay trở thành vùng canh tác lúa hai vụ với năng suất khá: 3-4 tấn/ha/năm.
13


2.1.3. Thổ nhưỡng.
Đất đai của huyện Củ Chi rất đa dạng. Theo bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/10.000,
huyện Củ Chi thành phồ Hồ Chí Minh có diện tích 42.856ha, bao gồm 8 nhóm đất sau:
Bảng 1: Các nhóm đất chính khi khảo sát thổ nhưỡng.
Khoản mục

Diện tích (ha)


Cơ cấu (%)

Nhóm đất vàng đỏ, vàng xám

9.237

21,54

Nhóm đất mùn trên phù sa

1.538

3,59

Nhóm đầt nhiễm phèn, dốc tụ

1.460

3,41

192

0.45

Nhóm đất phèn

15.001

35,00


Đất phèn hoạt động

2.876

6.71

Đất phèn tiềm tàng

10.180

23,73

Nhóm đất phù sa trên nền phèn

Nguồn: Phòng thống kê huyện Củ Chi
Nhóm đất phèn ở Củ Chi chiếm diện tích lớn nhất và đang dần được cải tạo để đưa
và sử dụng.
2.1.4. Khí hậu
Đặc trưng khí hậu huyện Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ
rệt hai mùa trong năm: mùa mưa (từ tháng 5-11), mùa khô (từ tháng 12- tháng 4). Nhìn
chung so với khí hậu từng khu vực, khí hậu huyện Củ Chi không có sự sai biệt đáng kể.
Tuy nhiên nó có một số đặc điểm riêng về tự nhiên, đã tạo cho khí hậu huyện một số nét
riêng biệt.

14


2.1.4.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng trong năm, nhiệt độ trung bình hàng

năm 20oC. Nhưng tháng 4 có nhiệt độ cao nhất lên đến 28,80C và tháng 1 có nhiệt độ thấp
nhất 25,7oC.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 3,1oC. Biên độ có sự
thay đổi theo mùa: biên độ nhiệt ngày mùa khô từ 6-8oC và mùa mưa từ 5-6oC, nên điều
kiện nhiệt độ của Huyện Củ Chi rất thuận lợi cho các loại cây trồng nhiệt đới, chăn nuôi
gia súc.
2.1.4.2. Ánh sáng.
Lượng ánh sáng dồi dào với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.320 giờ.
Tháng nào trong năm cũng có số giờ nắng trung bình trên 5 giờ/ngày, trung bình từ 6-8
giờ/ngày. Số giờ nắng giảm trong mùa mưa và tăng cao trong mùa khô. Thàng 9 có số giờ
nắng thấp nhất trung bình 150 giờ. Tháng 3 có số giờ nắng cap nhất trung bình 260 giờ.
Vào cuối mùa mưa độ ẩm không khí dư thừa, cùng với nhiệt độ cao dễ tạo điều kiện cho
dịch bệnh phát triển. Cần chú ý phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi.
2.1.4.3. Chế độ mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch. Chế độ mưa ở
Củ Chi không đều, có năm mưa sớm, có năm mưa muộn. Lại có năm sau một cơn mưa
lớn, ngưng không mưa 20-30 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ nhất là vụ lúa mùa trên đất
gò và triền vào cuối mùa mưa, vụ đậu phộng vào đầu mùa mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,945mmm, mưa nhiều nhưng không đều: có
tới 85-95% lượng mưa tập trung vào 4 tháng (từ tháng 6 – tháng 9). Những tháng này có
lượng mưa ngày rất lớn (70-130mm), mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, thường kéo
dài từ 1-3 giờ.
2.1.4.4. Chế độ gió.
Gió ở Củ Chi có 3 hướng chính: từ tháng 1-4: gió có hướng Đông hoặc Đông Nam.
từ tháng 5-10: gió có hướng Tây hoặc Tây Nam, từ tháng 11-12: gió có hướng Bắc.
15


Có 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 kì khác nhau: vào tháng 1 gió chuyển từ hướng
Bắc sang Đơng, vào tháng 4 gió từ hướng Đơng Nam sang hướng Tây Nam, vào mùa

mưa ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của gió Đơng Nam (những cơn mưa đầu mùa) và nhất là
gió Tây Nam (từ tháng 1-5).
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 thường có những cơn lốc xốy gây
thiệt hại mùa màng. Củ Chi nói riêng và Tp. Hồ Chí Minh nói chung ít chịu ảnh hưởng
của bão.
2.1.5. Nguồn nước – Thủy văn.
2.1.5.1. Nước mặt.
Chủ yếu là các sơng ngòi kênh rạch. Trên địa bàn huyện Củ Chi hệ thống sơng
rạch phân bố khơng đều, chủ yếu tập trung ven sơng Sài Gòn và vùng bưng trũng các xã
phía Nam, Tây Nam của huyện với tổng chiều dài độ 345km.
Phần lớn các sơng, kênh rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sơng Sài
Gòn, Rạch Tra, Rạch Sơn, Rạch Bên Mương, kênh thầy Cai chịu ảnh hưởng của sơng
Vàm Cỏ Đơng.
Ngồi ra, còn nhiều kênh rạch nhỏ khác nằm ven song Sài Gòn như rạch Bà
Phước, rạch Dừa. Những sơng rạch này có tác dụng tiêu nước vào mùa mưa và dẫn nước
cho vùng thấp vào mùa khơ.
Kênh Đơng: cơng trình thủy lợi lớn nhất của các tỉnh phía Nam, dẫn nước ngọt từ
hồ Dầu Tiếng về đến xã Tân Phú Trung, Củ Chi. Riêng trong địa bàn huyện Củ Chi, kênh
Đơng tạo nguồn nước tới trên 10.000ha. Vùng gò và triền phía Tây Bắc của huyện có
Cơng trình kênh Đơng đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho sản xuất nơng nghiệp
góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân Củ Chi.

2.1.5.2. Nước ngầm.
Thông qua một số giếng khoan ở các xã Tân Phú Trung, Tân An Hộâi, An Nhơn
Tây, Trung An, và hàng ngàn giếng đào thủ công của nhân dân, cho thấy nước ngầm
Củ Chi khá đồi dào, giữ một vò trí quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho sản
16


xuất và đời sống, nhất là trên vùng đồi gò. nước ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho

việc phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân, đặc biệt là cho chăn nuôi bò sữa rất cần
nguồi nước tốt.
2.1.6. Thảm Thực vật.
Cây trồng ở Củ Chi có sự khác biệt trên 2 đòa hình:
Vùng đồi gó có cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…), cây ăn trái (mít, xoài
bưởi), cây công nghiệp ngắn ngày (như đậu phộng, thuốc lá). Vùng thấp có cây lương
thực như: bắp, lúa và các loại rau đậu. Nhìn chung, huyện Củ Chi có điều kiện tự nhiên
và vò trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, điều kiện tự nhiện này rất
phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
2.2.1. Tình hình dân số lao động.
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn.
Khoản mục

Đvt

1. Tổng số hộ

2005

Tỉ lệ (%)

Hộ

59.478

100,00

Nơng nghiệp


Hộ

39.789

66,00

Phi nơng nghiệp

Hộ

19.689

33,10

2. Tổng Nhân khẩu

Người

269.005

100,00

Nơng nghiệp

Người

162.314

60,33


Phi nơng nghiệp

Người

101.697

37,80

3. Tổng lao động

Người

152.420

100.00

Nơng nghiệp

Người

83.791

54,08

Phi nơng nghiệp

người

83.791


45,02

4. Lao động có việc làm

Người

116.906

76,70

5. Lao động chưa có việc làm ổn định

Người

35.514

23,30

6. Tỉ lệ tự nhiên

%
1,4
Nguồn: Phòng thống kê Huyện Củ Chi.

2.2.1.1. Dân số.
17


Theo số liệu thống kê năm 2006 thì dân số của huyện là 269.055 người. Trong
đó dân số sống ở nông thôn là 256.640 người chiếm 95,4% ( trong đó tỉ lệ nam chiếm

47,5%, nữ chiếm 52,5%). Với cơ cấu nhóm tuổi thì huyện Củ Chi là dân số trẻ vì số
người từ 11 tuổi trở xuống chiếm 29,4% tổng số dân và người trên 60 tuổi chiếm 8,7%.
Dân cư phân bố khơng đều ở các xã.
2.2.1.2. Lao động.
Số dân trong độ tuổi lao động của huyện năm 2006 là 152.420 người chiếm
56,65% tổng nhân khẩu của huyện. Điều này cho thấy lực lượng lao động ở Củ Chi khá
dồi dào. Nhìn chung, lao động nơng nghiệp năm 2006 có giảm hơn so với năm 2005, còn
lao động phi nơng nghiệp lại tăng, có điều này là do sự hình thành các khu cơng nghiệp,
nhà máy, cơng ty đang mọc lên rất nhiều. Đây là điều cảnh báo cho sự thiếu lao động trẻ
trong nơng nghiệp trong tương lai.
2.2.2. Văn hố - Đời sống.
Các năm qua chương trình XĐGN đã được huyện tích cực thực hiện và đến nay
huyện đã cơng bố XĐGN ở Củ Chi. Thu thập bình qn trên người của huyện là
682.000đ.
2.2.3. Y tế.
Trung tâm y tế huyện thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân đạt
112,75% kế hoạch, thường xun khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân
và tiêm ngừa vacxin cho trẻ em và người lớn. Năm qua, huyện đã bổ sung đầy đủ bác sĩ
cho các trạm y tế xã. Sắp tới đây bệnh viện huyện Củ Chi sẽ được nâng lên thành bệnh
viện đa khoa khu vực.
2.2.4. Giáo dục – Đào tạo.
Huyện Củ Chi đang tiếp tục sữa chữa, nâng cấp và hồn thiện cho càc trường từ
mẫu giáo đến cấp I,II, III. Cơng tác huy động trẻ em ra học các lớp mẫu giáo và cấp I đạt
kế hoạch đề ra. Cơng tác xố mù chữ phổ cập tiểu học đã hồn thành, cơng tác phổ cập
18


trung học đang được thực hiện. Hiện nay, toàn huyện có 4 trường cấp 3, còn trường cấp 1
và 2 đều có ở từng xã.
2.2.5. Cơ cấu đất đai năm 2006.

Bảng 3: Cơ cấu quỹ đất đai năm 2006.
Loại đất

2006

Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

43.450

100,00

1. Đất nông nghiệp

34.101

78,48

Đất trồng cây hàng năm

23.404

53,86

Đất trồng cây lâu năm

23.404

11,66


Đất trồng cỏ chăn nuôi

271

0,62

Đất thuỷ sản

318

0,73

Đất Vườn tạp

5.039

11,60

2. Đất lâm nghiệp

319

0,73

Rừng tự nhiên

93

0,21


Rừng trồng

226

0,52

3. Đất chuyên dụng

4.490

10,33

4. Đầt chưa sử dụng

2.331

5,36

5. Đất ở

2.206

5,08

Đất ở đô thị

46

0,11


Đất ở nông thôn

2.160

4,97

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường.
Nhìn chung, đất trồng cây trồng hàng năm có giảm hơn so với các năm trước vì có
sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng nông nghiệp sang đất ở. Đất trồng cây lâu
năm đang tăng chủ yếu là tăng đất trồng cây cao su do mấy năm nay giá mủ cao su khá
cao. Diện tích đất trồng cỏ chỉ được thống kê ở các nông trường còn diện tích đất trồng cỏ
ở nông hộ thì chưa được thống kê. Đất thủy sản có tăng nhờ kết hợp với nguồn nước để
19


nuôi cá và tôm. Đất lâm nghiệp cũng tăng do việc tăng diện tích rừng trồng. Đất xây dựng
cơ bản tăng mạnh trong những năm gần đây do tốc độ phát triển của đô thị hoá. Đất chưa
sử dụng và sông suối vẫn còn nhiều và chưa được sử dụng triệt để.
2.2.6. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4: Hiện trạng sản suất nông nghiệp năm 2006.
Chỉ tiêu

Đvt

2006

Cây công nghiệp

Ha


3.253

Cây lương thực

Ha

25.856

1. Trồng trọt

2. Chăn nuôi

Con

- Heo

Con

59.772

- Bò

Con

26.623

Con

15.979


- Trâu

Con

4.404

- Gia cầm

Con

1.098.115

Bò sữa

Nguồn: Điều tra tình toán tổng hợp.
2.2.6.1. Trồng trọt.
Diện tích trồng trọt trong những năm gần đây không thay đổi nhiều, cây trồng chủ
yếu vẫn là lúa, kế đến là đậu phộng, bắp giống. Nhìn chung, thu tập từ lúa và đậu phộng
không ổn định do giá cả tăng giảm thất thường, đặc biệt là giá phân bón đang lên, còn bắp
giống thì do công ty bao tiêu sản phẩm với giá định trước nên thu nhập ổn định. Tình hình
rau sạch hiện đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện và là cây trồng chủ điểm của huyện
trong các năm tới đây.

20


2.2.6.2. Chăn nuôi.
Do lợi nhuận từ bò sữa khá cao nên có sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi với số bò cày
kéo giảm, bò thịt và bò sữa tăng mạnh với quy mô đàn hơn 4 con chiếm khá nhiều.

Tình hình chăn nuôi heo cũng tăng nhưng tốc độ tăng có giảm xuống do ảnh hưởng
của chuyện đổi cơ cấu vật nuôi.
Trong những năm qua, đàn gia cầm tăng khá nhanh nhưng do nạn dịch cúm cuối
năm đã làm thiệt hại rất lớn cho đàn gia súc của huyện và ảnh hưởng lớn đến đời sống của
người chăn nuôi gia cầm và người tiêu dùng.
2.2.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm.
Ngành nông lâm ngư nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 104% /
năm (tăng 4%), trong nông nghiệp tỉ trọng chăn nuôi chiếm 30% (tăng 4,9%), trồng trọt
chiếm 57,3% (giảm so với năm 2005).
Ngành công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất tăng cao và đạt 25,7%, tốc độ thu hút đầu tư trên địa bàn tăng nhanh, tính
đến nay Củ Chi có 1224 cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp với 33.000 lao
động, trong đó có 59 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 22.000 lao động.
Về TM-DV: toàn huyện có 7245 cơ sở kinh doanh. Trong đó hộ cá thể chiếm 98,7%,
tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm đạt 15,05%
2.2.8. Cơ cấu sử dụng đất và công tác lập đồ án qui hoạch.
2.2.8.1. Cơ cấu sử dụng đất.
Bảng 5: Cơ cấu sữ dụng đất được phân theo đối tượng sử dụng như sau:
Đơn vị

Diện tích sử dụng (ha)

Hộ gia đình cá nhân

31.633,67

Các tổ chức kinh tế

5.395,74


Nước ngoài và liên doanh nước ngoài:

235,27

UBND xả quản lí

366,27

Đối tượng khác

1.110,70

Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng

1.112
Nguồn: Điều tra tình toán tổng hợp.
21


2.2.8.2. Công tác lập đồ án qui hoạch
Huyện Củ Chi đang trên đà phát triển rất lớn như Huyện đã tiến hành qui hoạch xây
dựng kiến trúc và đã hoàn thành quy hoạch ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Huyện đã
lập qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Huyện Lị, qui hoạch chung 02 khu công nghiệp và
02 công viên, qui hoạch khu dân cư thị trấn được 08 khu vực.
2.2.9. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng đã sử dụng và đang từng bước được nâng cấp gắn liền với phát triển
kinh tế của huyện. Giao thông: điều kiện giao thông khá thuận tiện, hầu hết các đường lên
xã, thôn xóm đã tiến hành tráng nhựa. Nhìn chung, giao thông ở đây khá thuận tiện cho đi
lại và vận chuyển nông sản. Điện nước: hiện nay trên toàn huyện đều đã có điện cho thắp
sáng và sản xuất phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ.

Nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng khoan, nhưng nhìn chung mạch nước
ngầm vẫn chưa bị ô nhiễm. Hệ thống kênh đông thực hiện tốt việc cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp.
Thông tin liên lạc: Hiện nay thông tin liên lạch ở huyện không còn khó khăn nữa. Số
máy điện thoại tăng nhanh do giá gắn điện thoại phù hợp với khả năng chủa người dân,
tivi, radio hầu như nhà nào cũng có thể mua được, hệ thống phát thanh đã được trải khắp
các xã giúp bà con tiếp cận thông tin nhanh và dễ dàng.
2.3. Đánh giá tình hình cơ bản.
Thuận lợi:
Huyện Củ Chi có điều kiện địa hình hình thổ nhưỡng đa dạng phù hợp cho trồng
trọt với nhiều loại cây trồng. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi đặc biệt là chăn
nuôi bò sữa.
Huyện là một trong các cửa ngõ vào Tp.HCM – là trung tâm thương mại lớn của cả
nước nên thuận lợi cho việc tiếp cận,học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật.
Các trạm thu mua sữa của các công ty như: Vinamilk, Foremost, và gần đây là
Dutchlady thu mua sữa giá ổn định
22


Ngoài ra được sự chỉ đạo của trung ương và thành phố cho Củ Chi tập trung phát
triển chăn nuôi bò sữa.
Khó khăn:
Do quá trình đô thị hoá với sự hình thành các khu công nghiệp ngày càng nhiều nên
việc di chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp là điều tất yếu nên trong
tương lao sẽ thiếu lao động trẻ trong nông nghiệp.
Do việc giảm liên tục diện tích gieo trồng nên nguồn thức ăn thô cho bò sữa sẽ ít.

23



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình.
Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ năm 1981; tức là từ khi thực
hiện chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, khóa 4. Từ đó
đến nay, đường lối chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng
liên tục được hoàn thiện theo quá trình đổi mới chung của đất nước. nghị quyết số 10/NQTW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị (khoán 10) thừa nhận: “…tư cách pháp nhân, bảo
đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng
và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể…”; Luật Đất Đai ban hành năm 1993 cũng quy
định rõ quyền sử dụng đất của hộ gia đình… Những chính sách này gắn nông dân với đất
đai, khai thác tốt tiềm năng của từng gia đình nông dân đề phát triển kinh tế trong cơ chế
thị trường, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong
tổng sản phẩm quốc dân cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu. Kinh tế hộ gia đình đóng
vai trò đặc biệt trong giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước, đảm bảo an
toàn lương thực cho Quốc Gia. Hộ nông dân còn là nguồn cung cấp lao động dồi dào để
phát triển các ngành nghề ở nông thôn và các ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần phát
triển nông thôn và đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa…
3.2. Đóng góp của ngành chăn nuôi trong kinh tế hộ.
Theo một nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc, trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình, chăn nuôi chiếm một vị trí
khá quan trọng. khoảng 90% số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình.
Ngành chăn nuôi đã và đang đóng vai trò quan trọng chiến lược phát triển nông thôn và
kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. Điều này dựa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là góp
phần quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu và tăng trưởng kinh tế hộ gia đình. Với
ít triển vọng vế tăng sản lượng lúa, rau màu và sự thay đồi về nhu cầu tiêu dùng cả ở thị
24


trường trong nước lẩn nước ngoài, ngành chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến

lược phát triển nông nghiệp, vì một số lý do sau:
Việc tăng sản phẩm chăn nuôi (đặc biệt là đối với các loài động vật có vòng đời
ngắn như heo, gà, vịt, cút…), trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nền nông nghiệp là sản
xuất quy mô nhỏ, tạo cơ hội cho thu nhập bình quân trên một hecta đất canh tác cao hơn
là trồng trọt.
Phát triển công nghiệp chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào mộ số ngành kinh tế có quy mô
lớn như: chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm súc sản… Như vậy sẽ tạo điều
kiện cho một sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hóa quy mô lớn với các hộ
sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn đến biến đổi lớn thu nhập của các hộ gia đình.
Phát triển chăn nuôi đóng góp một phần đáng kể cho việc cải thiện thành phần dinh
dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào chế độ ăn uống và giúp xóa
bỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra một sự cân đối tỷ trọng chăn nuôi- trồng trọt trong
cơ cấu ngành nông nghiệp và đóng góp tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
3.3. Tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn đề môi trường.
Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào chăn nuôi, đã nâng cao
năng suất vật nuôi và năng suất lao động của người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về sản phẩm chăn nuôi của xã hội. Song mặt khác, chỉ tập trung vào tăng năng
suất,qui mô sản xuất theo nhu cầu và lợi ích trước mắt, khai thác tối đa tiềm năng vật
nuôi, mà chưa quan tâm đến chất thải của vật nuôi ành hưởng đến môi trường sinh thái.
Vì vậy nếu kết hợp các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả, các hoạt động chăn nuôi cũng
có thể góp phần tạo ra sự cân bằng của môi trường sinh thái. Trong đó, việc kết hợp phát
triển chăn nuôi với trồng trọt sinh học có thể tạo điều kiện cải tạo đất đai và nâng suất của
cây trồng.

25


×