Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 105 HỖ TRỢ LÃI VAY CHO NGƯỜI DÂN SẢN XUẤT Ở HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.09 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 105
HỖ TRỢ LÃI VAY CHO NGƯỜI DÂN SẢN XUẤT Ở
HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC HÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PTNT và KN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh giá tình hình
thực hiện chương trình 105 hỗ trợ lãi vay cho người dân sàn xuất ở huỵên Cần
Giờ” do Võ Thị Ngọc Hân, sinh viên khoá 2003 – 2008, ngành Phát Triển Nông Thôn
và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

(Chữ ký
Họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế đã quan tâm hỗ trợ trong suốt quá trình quá
trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Các Khoa khác đã tận tình dạy bảo, truyền đạt
những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phan Thanh Bình.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự quan tâm sâu sắc
và giúp đỡ nhiệt tình của phòng Kinh tế huỵên Cần Giờ xin thành chân thành cảm ơn!
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành
cảm ơn!
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên quá trình thực hiện và
hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được
sự đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn.

Sinh viên
Võ Thị Ngọc Hân


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ NGỌC HÂN. Tháng 12 năm 2007. “Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện
Chương Trình 105 Hỗ Trợ Lãi Vay Cho Người Dân Sản Xuất Ở Huỵên Cần
Giờ”.
VÕ THỊ NGỌC HÂN. December 2007. “Assessment The Result of Program
105 Supporting Credit For The Poor in Can Gio District. HCM City”
Khóa luận đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho người
dân sản xuất, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra từ 120 hộ làm nông nghiệp, thuỷ sản
và diêm nghiệp có vay vốn từ chương trình 105, trên địa bàn huỵên Cần Giờ.
Nội dung được thực hiện trong luận văn gồm 2 phần:
- Phần 1: Khái quát tình hình thực hiện chương trình 105 trong năm 2006 2007 bằng những số liệu thứ cấp thu được.
- Phần 2: Tìm hiểu tác động của Chương trình đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của nông hộ, thông qua các loại hình sản xuất đặc trưng và phổ biến là nuôi

tôm, nuôi nghêu và làm muối. Đồng thời thông qua kết quả sản xuất đó đánh giá hiệu
quả kinh tế mang lại từ 3 loại hình sản xuất. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm làm
cho Chương trình ngày càng tốt hơn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục Các hình_sơ đồ

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Huyện Cần Giờ
Thành Phố Hồ Chí Minh

4

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Thành Phố Hồ Chí Minh

10

2.2. Giới thiệu khái quát về chương trình 105

15

2.2.1 Sự ra đời

15

2.2.2. Mục đích của chương trình 105

15


2.2.3. Lĩnh vực áp dụng của chương trình 105

15

2.2.4. Đối tượng được hưởng chương trình 105

16

2.2.5. Hỗ trợ lãi vay cải tạo đồng ruộng

16

2.2.6. Hỗ trợ lãi vay phát triển sản xuất

17

2.2.7. Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản

17

v


Chế biến sản phẩm và có kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

17

2.2.8. Hỗ trợ lãi vay sản xuất giống

17


2.2.9. Thẩm quyền xét duyệt

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Những vẫn đề cơ bản về tín dụng

19

3.1.2. Những vấn đề cơ bản về kinh tề hộ (hộ nông dân)

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

23

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp

23


3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp

23

3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu

25

4.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Cần Giờ

25

4.3 Kết quả thực hiện chương trình 105 tại huyện Cần Giờ
từ tháng 7 năm 2006 đến nay.

26

4.3.1 Cơ cấu ban điều hành chương trình 105.

26


4.3.2 Đối tượng hỗ trợ của chương trình 105 ở huyện Cần Giờ

27

4.3.3 Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ lãi vay

28

4.3.4 Trình tự, thủ tục và quy trình thẩm định phê duyệt
phương án vay vốn

28

4.3.5 Tình hình thực hiện

32

4.4 Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện chương trình 105

36

4.4.1 Giai đoạn từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 7 năm 2006

36

4.4.2 Giai đoạn từ tháng 7 năm 2006 đến nay

37

4.4.3 Quy trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân của huyện

giai đoạn từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 7 năm 2006

38

4.4.4. Phân tích – đánh giá

39
vi


4.4.5. Kết quả đạt được của chương trình 105

41

4.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của người dân

44

4.5.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

44

4.5.2 Quy mô đất sản xuất của nông hộ

45

4.5.3 Cơ cấu nguồn vốn vay của các mô hình sản xuất của nông hộ 46
4.5.4 Mức độ đầu tư trong từng mô hình sản xuất

46


4.5.5 Kết quả và hiệu quả của các loại hình sản xuất

48

4.6 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ trong chương trình 105

57

4.7 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân

60

4.8 Một số giải pháp để làm tốt hơn chương trình 105

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1 Kết luận

63

5.1 Đề nghị

64


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công Nghiệp Hoá - Hiện đại Hoá

NN – PTNT

Nông nghiệp – Phát Triển Nông Thôn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XĐGN

Xoá Đói Giảm Nghèo

CDCCNN

Chuyển Dịch Cơ Cấu Nông Nghiệp

NH

Ngân Hàng

HA


Héc ta

Tr.đ

Triệu đồng

TT

Tỷ trọng

ĐVT

Đơn vị tính

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất ở Cần Giờ

25

Bảng 4.2. Cơ Cấu Nhân Sự của Ban Chỉ Đạo Chương Trình 105

26

Bảng 4.3. Tình Hình Thực Hiện Chương Trình 105 Trong
Năn 2006 – 2007


32

Bảng 4.4. Số Đề Án Đã Thực Hiện Xong và Số Lượt Hộ Vay Trong Năm
2006 – 2007

33

Bảng 4.5. Tổng Vốn Vay Đầu Tư Sản Xuất và Vốn Vay Của Nông Hộ

33

Bảng 4.6. Số Tiền Hỗ Trợ Lãi Vay Cho Nông Dân

34

Bảng 4.7. Số Đề Án Đang Thực Hiện Và Sồ Lượt Hộ Vay

35

Bảng 4.8. Tổng Vốn Đầu Tư và Số Vốn Vay của Các Đề Án
Đang Thực Hiện

35

Bảng 4.9. Số Tiền Xin Hỗ Trợ Lãi Vay Cho Các Đề Án Đang Thực Hiện

36

Bảng 4.10. Kết Quả Thực Hiện Chương Trình 105 Giai Đoạn
Tháng 2 Năm 2002 Đến Tháng 7 Năm 2006


37

Bảng 4.11. Trìng Độ Học Vấn của Chủ Hộ

44

Bảng 4.12. Quy Mô Đất Canh Tác

45

Bảng 4.13. Cơ Cấu Nguồn Vốn Vay của Các Mô Hình

46

Bảng 4.14. Mức Vốn Vay Bình Quân/Hộ và Tỷ Lệ Sử Dụng Vốn Vay
Trong Các Mô Hình

47

Bảng 4.15. Chi Phí Sản Xuất/Ha Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

48

Bảng 4.16. Kết Quả Và Hiệu Quả của Một Ha Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

49

Bảng 4.17. Chi Phí Sản Xuất/Ha Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh


50

Bảng 4.18. Kết Quả Và Hiệu Quả của Một Ha Nuôi Tôm Bán Thâm Canh 51
Bảng 4.19. Chi Phí Sản Xuất/Ha Tôm Sú Nuôi Ruộng

52

Bảng 4.20. Kết Quả Và Hiệu Quả của Một Ha Nuôi Tôm Ruộng

53

Bảng 4.21. Chi Phí Sản Xuất Cho Một Ha Nuôi Nghêu

54

Bảng 4.22. Kết Quả và Hiệu Quả của Một Ha Nuôi Nghêu

55

Bảng 4.23. Chi Phí Sản Xuất của Một Làm Muối

56

ix


Bảng 4.24. Kết Quả Và Hiệu Quả của Một Ha Làm Muối

57


Bảng 4.25. Số Hộ Sử Dụng Vốn Vay Đúng Mục Đích

58

Bảng 4.26. Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Trong Từng Mô Hình Sản Xuất

59

Bảng 4.27. Tình Hình Đời Sống Của Nông Hộ So với Trước Khi Có
Chương Trình

59

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình thẩm định và phê duỵêt phương án vay
vốn của các cá nhân, các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn từ các tổ
chức tín dụng

30

Hính 4.2. Sơ đồ quy trình thẩm định và phê duyệt phương án đối
với hộ nghèo vay từ Quỹ xoá đói giảm nghèo trên 10 triệu

xi

31



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đạt được những bước tăng
trưởng vượt bậc. Nước ta dần dần chuyển mình bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đầt nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng gia tăng ở tất cả lĩnh vực.
Trong đó phải kể đến sự đóng góp đáng kể của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh, người dân
sống chủ yếu là làm nông nghiệp. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết xảy ra
bất thường, nắng hạn kéo dài lượng mưa thì giảm, nên hiệu quả từ sản xuất nông
nghiệp mang lại không cao. Mặt khác do giá nhân công và vật tư ngày lại tăng, làm
cho thu nhập thấp và đời sống bà con nơi đây gặp nhiều khá khăn nên phần diện tích
đất bị bỏ hoang. Với thực trạng trên được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã ban
hành quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 về chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhầm góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất
nông nghiệp, mặt nước bãi bồi ven sông. Vì đa phần nông dân thiếu vốn hoặc không
có vốn để sản xuất, để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thành Phố có nhiều chương trình tín dụng hỗ trợ lãi vay cho người dân sản xuất. Nông
dân đã được hỗ trợ lãi vay khi vay vốn để sản xuất. Số hộ vay vốn để sản xuất đã khá
lên và làm giàu từ nông nghiệp ngày càng tăng. Đời sống của người dân được cải

thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông hộ vay vốn đã sử dụng nguồn vốn không hiệu
quả. Được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tôi tiến hành thực hiện đề tài” Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chương
Trình 105 Hỗ Trợ Lãi Vay Cho Người Dân Sản Xuất Nông Nghiệp ở Huyện Cần
Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của chương trình 105 hỗ trợ lãi vay cho người dân sản xuất
nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tác động của chương trình đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân.
Đánh giá những mặt tích cực và những mặt tồn tại của chương trình và đề xuất
một số giải pháp.
1.3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Cần Giờ. Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài kéo dài từ ngày 25/08/2007 đến ngày 24/11/2007.
Đế tài đã lấy số liệu năm 2006 – 2007 để đánh giá
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương này trình bày lí do chọn đề tài, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
Chương 2: TỔNG QUAN
Chương này giới thiệu bức tranh tổng quát về vấn đề và địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các khái niệm, các chỉ tiêu được sử dụng nghiên cứu và
hệ thống các phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu. Những nhận định chung về
chương trình 105.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 4 mà rút ra một số kết luận, đồng
thời đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình 105
cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh
a. Vị trí địa lý
Huyện Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam Thành Phố, cách
trung tâm Thảnh Phố 50 km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây
là 30 km.
Tọa độ địa lý
Từ 10º22’14” đến 10º40’00” vĩ Bắc.
Từ 106º16’12” đến 107º00’50” kinh Đông.
Tứ cận
Đông: giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tây: giáp huyện Nhà Bè, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang.
Nam: giáp biển Đông.
Bắc: giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai).

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 71.361 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn
Thành Phố, được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Giai (phía
Đông Bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); có đường bờ biển dài 15 km
chạy chệt theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Với vị trí như trên, huyện Cần Giờ có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh lân cận.

3


b. Địa hình
Do hoạt động của các sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của
thủy triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo bản đồ địa hình tỷ lệ
1/10.000 độ cao bình quân là 0,6 - 0,7 m. Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10 m), nơi
thấp nhất nằm dưới mực nước biển -0,5 m. Địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia
thành 05 dạng sau:
- Dạng không ngập: có cao trình từ 2 đến 10 m, phân bố ở Giồng Chùa, xã
Thạnh An diện tích khoảng 50 ha, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập triều.
- Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao từ 1,5 đến 2,0 m phân
bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây thuộc
xã Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát. Cần Thạnh, xã Long Hòa. Vùng này thường
ngập vào những năm có con nước lớn trong các tháng 9 và tháng 10 , diện tích khoảng
9.600 ha chiếm 13,8 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5 m, phân bố chủ yếu ở
phía Bắc của huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam Thôn
Hiệp, chạy dọc theo hướng phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn xã Lý Nhơn,
một số nằm trong thị trấn. Cần Thạnh và xã Long Hòa. Tại đây vào những con nước
lớn trong các tháng 9; 10 mật độ dòng chảy và mực nước cao, vùng này diện tích
khoảng 15.000 ha, chiếm 21 % diện tích toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0 m phân bố

đều trên địa bàn huyện, tập trung ở phần giữa huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới
Đông, Thạnh An, phía Nam Tam Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Bắc Cần
Thạnh - Long Hòa. Vùng này ngập ít nhất 2 lần trong tháng, vào các tháng nước lớn có
thể ngập từ 5 đến 10 lần. Diện tích dạng địa hình này là 16.150 ha chiếm 23,40 % diện
tích toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5m phân bố không liên tục,
tập trung ở khu vực giữa và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam và Nam của huyện,
thuộc các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hòa. Vùng này hàng
ngày bị ngập nước khi triều lên, diện tích trên 6.000 ha chiếm 8,9 % diện tích toàn
huyện.

5


-Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao < 0,5m bị ngập nước hàng ngày khi
triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của sóng
gió, diện tích khoảng 5.200 ha chiếm 7,60% diện tích toàn huyện thuộc các xã ven
biển.Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An.
Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ
tháng (23,40 %), chu kỳ năm (21 %), chu kỳ nhiều năm (13,80 %). Trong khi đó dạng
ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9 %, dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm
7,6% chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít
ngập nước hơn là khuynh hướng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu kỳ ngày.
Đây là đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các mô hình sản xuất ở
huyện trong tương lai.
c. Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai
mùa mưa và nắng rõ rệt, nên nhiệt độ cao và ổn định, Cần Giờ là huyện có lượng mưa
thấp nhất Thành phố.
Số giờ nắng đạt trung bình từ 5 - 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên

240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
Chế độ nhiệt cao và ổn định, biên độ nhiệt trong ngày từ 5oC- 7oC, nhưng giữa
các tháng biên độ nhiệt không quá 4oC. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 25oC 29oC. Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ
thấp nhất trong năm ở các tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Độ ẩm và không khí: cao hơn các quận, huyện khác trong Thành phố từ 4%
đến 8 %; ẩm nhất là tháng 9,83 %, khô nhất là tháng 4,74 %; độ ẩm cao tuyệt đối
100%, thấp tuyệt đối 40%.
Lượng mưa: lượng mưa ở huyện Cần Giờ thấp, giảm dần từ Bắc xuống Nam,
từ 1.600 mm xuống 1.200 mm. Lượng mưa trung bình đạt 150 mm/tháng, tháng 6 và
tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất, số ngày mưa trung bình khoảng 95
ngày/năm. Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi
khác trong Thành phố.
Lượng bốc hơi: trung bình 120mm/tháng, cao nhất vào tháng 4 là 173mm, thấp
nhất vào tháng 9 là 83mm.

6


Gió: hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ là gió Đông Nam ứng với mùa khô từ tháng
10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ 1 – 3 m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước
mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô; gió Tây Nam thổi trong các tháng 5
đến tháng 10, tốc độ lên đến 26m/s.
d. Thuỷ văn
Thủy triều : huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằng chịt với mật
độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong thành phố (7- 11 km/km2). Mặt
nước có diện tích trên 23.000 ha chiếm 25% diện tích của toàn huyện với các con sông
lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà,
Vàm Sát,…đổ thẳng ra biển.
Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi
ngày xuất hiện 02 lần nước lên và nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như

không đáng kể. Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại
chênh lệch nhau rất xa. Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía
cửa sông lên phía thượng lưu. Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6 1m. Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10-11, thấp nhất vào
tháng 5-6.
Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán
nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò
"kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt
ở đây quanh năm bị mặn.
Độ mặn trên các sông rạch biến đổi liên tục theo cả không gian lẫn thời gian.
Độ mặn ở huyện Cần Giờ thâm nhập theo hình vòng cung, cường độ ở sông Lòng Tàu
mạnh hơn sông Soài Rạp. Độ mặn 4%o chỉ xuất hiện ở Cần Giờ trong các tháng mùa
mưa đều đầu mùa khô - từ tháng 6 đến tháng 7, giới hạn thấp nhất về phía hạ lưu là
rạch ông Kèo (sông Đồng Tranh), độ mặn 18%o xuất hiện thường xuyên ở Cần Giờ,
lên cao nhất là mũi Nhà Bè trong tháng 4 và có thể ra tận mũi Cần Giờ trong những
cơn lũ tháng 9 hoặc tháng 10. Trung bình cường độ mặn 18%o thường ở nông trường
Phú Nhuận (sông Dừa), nông trường quận 8 (sông Lòng Tàu), giữa nông trường quận
10 và quận 11 (sông Vàm Sát) và khoảng 3km về phía Nam Lý Nhơn (sông Soài Rạp).

7


Về mùa lũ, độ mặn 4%o chiếm diện tích lớn lãnh thổ phía Tây Bắc, bao gồm xã Bình
Khánh, một phần xã Lý Nhơn.
Từ khi có các công trình thủy lợi Dầu Tiếng, thủy điện Trị An ở đầu nguồn, chế
độ mặn ở Cần Giờ đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi : độ mặn tăng vào mùa
mưa, giảm vào mùa khô so với giới hạn mặn trước đây, cụ thể:
- Về mùa khô ranh mặn bị đẩy lùi ra xa phía biển từ 2 đến 5 km so với đường
18%o trung bình nhiều năm trước đây, làm tăng diện tích khu vực có độ mặn 18%o;
nhưng đường 4%o vào mùa mưa lại bị đẩy lên phía Bắc cách đường cùng giá trị những
năm trước đây 4 - 12km, làm giảm diện tích có độ mặn 4%o ở khu vực trồng lúa phía

Bắc huyện.
- Theo số liệu của Phân viện Khí tượng - Thủy văn Thành phố thì có sự tương
quan nghịch giữa lưu lượng xả của hồ Trị An với độ mặn ở Bắc Cần Giờ: với lưu
lượng xả khoảng 1.000 m3/s thì độ mặn ở sông rạch An Thới Đông dưới 4 %o. Ngược
lại lưu lượng xả giảm thì độ mặn càng lấn sâu và lên cao, nếu lưu lượng xả dưới
800m3/s thì độ mặn ở An Thới Đông trên 4%o. Từ giới hạn này, nếu lưu lượng xả tiếp
tục giảm thì độ mặn càng tăng nhanh.
e. Thổ nhưỡng
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện Cần
Giờ có 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất cát biển: phân bố ở vùng ven biển thuộc các xã Long Hòa, thị trấn
Cần Thạnh thành 2 hành lang hẹp, không đều chạy dài song song từ mũi Cần Giờ đến
Long Hòa, Lý Nhơn với diện tích 680 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích của toàn Huyện.
Do địa hình cao nên vùng này không ngập nước, giồng cát là những tụ điểm dân cư
sớm nhất từ khi con người đến khai phá vùng này.
Đây là loại đất nghèo chất hữu cơ, hàm lượng mùn chỉ có 0,15%, thành phần
các hạt chủ yếu là cát (86%), thịt và sét chỉ có 14%. Khả năng thấm nước dễ dàng, khả
năng giữ nước kém, thích hợp với một số cây ăn trái như: mãng cầu dai, xoài, nhãn,
dưa hấu.
- Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô: phân bố
thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông - nơi có địa hình cao trên dưới 2 m, phân bố
ở xã Bình Khánh với diện tích 96 ha, xã Lý Nhơn 1.385 ha. Đặc tính của loại đất này

8


là hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối khá nhưng giảm nhanh theo chiều sâu, lân và
kali tổng số ở mức trung bình. Loại đất này thích nghi với cây lúa và có thể trồng cây
ăn trái. Yếu tố hạn chế là không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô.
- Nhóm đất phèn: có diện tích 4.380 ha, loại đất này bị nhiễm mặn theo mức

độ khác nhau về mùa khô. Phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông.
Đây là loại đất mặn, tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa. Tính chất của loại
đất này từ nông đến sâu, có hàm lượng mùn khá cao, giàu Mg++, mất cân đối giữa Ca++
và Mg++, do đó kìm hãm sự phát triển của cây trồng, trị số pH khá cao: ở tầng 0-70 cm
pH từ 5,5 - 5,8. Nhưng nhờ có tầng phù sa trên mặt dày khoảng 15-20 cm, do đó mùa
mưa nước ngọt dồi dào rửa mặn, rửa phèn cây lúa, cho năng suất khoảng 2 - 2,5
tấn/ha.
- Nhóm đất mặn phèn: bao gồm 03 loại điển hình sau:
+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên,
chiếm 53% diện tích toàn huyện (27.280 ha), phân bố hầu hết các xã (trừ Bình Khánh).
Đây là loại đất giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều. Cây đước phát
triển tốt ở vùng đất này.
+ Đất mặn phèn tiềm tàng, ngập mặn theo con nước: loại đất này có diện tích
4.870 ha, chiếm 9,5% diện tích của toàn huyện, phân bố khắp các xã (trừ xã Bình
Khánh), chủ yếu theo thềm lòng chảo vùng đầm lầy ngập mặn. Tính chất lý hóa tương
tự như loại đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên
nhưng do tầng đất mặt chặt cứng, cấp hạt sét và thịt chiếm từ 94-99% nên vùng này
cây đước không phát triển được.
+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con
nước, loại đất này có diện tích 370 ha, chiếm 0,7% diện tích của toàn huyện, phân bố
tại xã Long Hòa, nằm giữ hai dòng cát cách nhau 800m. Tính chất: nghèo mùn, nghèo
dưỡng chất
- Nhóm đất than bùn: có diện tích 210 ha, phân bố ở An Nghĩa, nông trường
quận Tân Bình, Quận 5, Cù lao Phú Lợi, bờ vịnh Ghềnh Rái, Thiềng Liềng - Ngã
bảy,…Đây là loại than bùn có chất lượng kém, dùng làm phân bón.

9


f. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Các lợi thế
Huyện Cần giờ có vị trí khá quan trọng về An ninh - Quốc Phòng, có thể giao
lưu kinh tế với nhiều tỉnh trong khu vực.
Huyện Cần Giờ có đường bờ biển dài là điều kiện để phát triển du lịch sinh
thái biển, khả năng khai thác thuỷ sản biển rất lớn, có khả năng nuôi trồng thủy sản
như : nuôi nghêu, tôm sú,...
Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi phát triển giao thông đường thủy
Tài nguyên rừng phong phú, ngoài việc đảm bảo môi trường sinh thái còn có
thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
Các hạn chế
Cần Giờ có cấu trúc địa chất phân biệt rõ ràng nhưng nền móng yếu kém, khó
khăn trong xây dựng các công trình kiến trúc.
Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, do đó việc phát triển hệ thống giao
thông gặp nhiều khó khăn, và chi phí xây dựng cao.
Do thời gian xâm nhập mặn trong năm cao do đó việc phát triển ngành trồng
trọt bị hạn chế đặc biệt là trồng lúa
Nguồn nước ngọt hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của
người dân địa phương
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh
a.Sơ lược về tình sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và diêm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Giá trị tổng sản lượng ước đạt 12,6 tỷ đồng( GCĐ 94 ), giảm 5,4% so với năm
2005 và vượt 3% kế hoạch. 84 ha lúa hè thu (xã Lý Nhơn) thu hoạch năng suất bình
quân đạt 1,4 tấn/ha. Riêng 727,8 ha lúa mùa có 74,5% diện tích (549/727,8) bị nhiễm
rầy, bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó nhiễm nặng (trên 30%) là 542,36 ha, đã
triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và chi hỗ trợ cho 869 hộ nông dân có lúa
bị thiệt hại ổn định đời sống với tổng kinh phí 908 triệu đồng.
Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc được
thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các
trường hợp vi phạm, không để phát sinh dịch; tổ chức tiêu độc khử trùng 2 lần/tuần tại các

cơ sở giết mổ gia súc, khu tràm chim.Tính trong năm 2006 tòan huyện kiểm tra xử lý tiêu
hủy 14.726 con gia cầm các loại.
10


Sản xuất thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản đạt 45.892 tấn, trong đó đánh bắt 19.302 tấn, nuôi
trồng 26.590 tấn, riêng tôm các lọai 10.444 tấn (tôm sú 6.996 tấn) tương ứng giá trị
tổng sản lượng (GCĐ.94 ) là 791 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2005 và đạt 97 % kế
hoạch.
Nghề khai thác thủy sản xa bờ (29 phương tiện) hoạt động không thường xuyên
do ảnh hưởng thời tiết, thu nhập bình quân khoảng 8 – 9 triệu đồng/cặp/chuyến biển
đối với nghề cào đôi và từ 1 – 1,5 triệu đồng/ghe/chuyến ( nghề cào xiêm ). Nghề khai
thác ven bờ gồm 174 phương tiện cào te, 326 ghe lưới, 546 khẩu đáy và 103 phương
tiện khai thác rập xếp hoạt động ổn định,có tích lũy, thu nhập bình quân từ 150.000200.000đ/phương tiện/ngày đêm, cao nhất là nghề rập xếp từ 250.000 300.000đ/phương tiện/ngày đêm.
Nghề nuôi nhuyễn thể sản xuất ổn định , Sản lượng thu hoạch ước đạt 17.000
tấn, tăng 5% so với năm trước và đạt 85% kế hoạch do triển khai thực hiện dự án lấn
biển (có 800 ha của 31 tổ hợp tác nuôi nghêu bị ảnh hưởng) nên diện tích thả nuôi đạt
thấp; Tuy sản lượng đạt thấp, nhưng nhờ thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán nghêu
thương phẩm tăng (trung bình 14.000đ/kg cở 40-50con/kg) nên hiệu qủa nghề nuôi
đạt khá, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người sản xuất.
Vụ nuôi tôm sú năm 2006, toàn huyện thả nuôi 550 triệu con giống trên diện tích 5.084
ha, trong đó diện tích nuôi công nghiệp 454 ha, bán công nghiệp 431 ha; còn lại nuôi tôm
trên ruộng và quảng canh tiến. Có 2.535 hộ thu hoạch trên diện tích 4.944 ha, đạt sản
lượng 6.996 tấn đạt 96% kế hoạch. Hiện nay, giá tôm nguyên liệu dao động từ 85.000 –
95.000 đồng/kg (cở 50 con/kg). Ngoài ra, tiếp tục triển khai nhiều mô hình mới như luân
canh cua/tôm, cá/tôm mang lại hiệu quả, thí điểm nuôi cá kèo, cá lăng; tăng cường kiểm
soát, ngăn chặn nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định.


Triển khai mô hình nuôi tôm GAP tại xã Lý Nhơn, mô hình CoC tại xã Tam
Thôn Hiệp, tiếp nhận bàn giao Trạm quan trắc tự động xã An Thới Đông và đưa vào
họat động Trạm kiểm dịch An nghĩa; tăng cường kiểm tra, quản lý nghề khai thác thủy
sản bằng ngư cụ rập xếp; thường xuyên, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh tôm,
khuyến cáo mùa vụ thả nuôi; định kỳ thông báo tình hình khí tượng thủy văn; đẩy
nhanh tiến độ triển khai xây dựng khu thuần dưỡng giống Rạch Lá để cung cấp giống
thủy sản chất lượng, sạch bệnh cho vụ nuôi năm 2007 (đến nay có 14 cá nhân đăng ký
thuê đất). Hoàn thành công tác tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản năm
11


2006. Trong năm đã ban hành 9 quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ lãi vay cho 2.252
hộ vay vốn 159 tỷ đồng phục vụ sản xuất, với kinh phí hỗ trợ 1 năm là 7,53 tỷ đồng.
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công 9 công trình thủy lợi phục vụ 1.700 ha
nuôi tôm với tổng kinh phí đầu tư 20 tỷ đồng.
Lực lượng kiểm tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phát hiện và lập biên bản xử
lý 68 trường hợp vi phạm Luật Thủy sản (giảm 122 trường hợp so với năm 2005),
trong đó có 01 trường hợp sử dụng hóa chất để khai thác thủy sản, 20 trường hợp sử
dụng kích điện; 04 trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng, đối tượng vi phạm phần lớn là từ
các địa phương khác chiếm 78% (53 trường hợp).
Sản xuất diêm nghiệp
Vụ muối năm 2005-2006, sản lượng muối thu họach đạt 65.100 trên diện tích
sản xuất 1.359ha ( tăng 42 ha so vụ năm 2004 – 2005 ), giảm 25% so với cùng kỳ và
đạt 81% kế hoạch. Đã tiêu thụ 60.100 tấn, muối tồn tại ruộng là 5.000 tấn, giá muối
tiêu thụ tăng từ 240 – 260 đồng/kg lên 400 – 450 đồng/kg ở đầu vụ và giảm còn
350đồng/kg ở cuối vụ. Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi đồng muối xã Lý Nhơn đã
đang thực hiện theo góp ý của Thành Phố
b. Xã hội
Dân số
Dân số Huyện Cần Giờ năm 2006 là 66.310 người, trong đó dân số đô thị là

10.729 người (dân số trung tâm Cần Thạnh), dân số nông thôn là 55.581 người. Tốc độ
tăng tự nhiên la 1,163%, giảm 108%. Mật độ dân số của huyện là 94,16 người/km2,
trung tâm Cần Thạnh là địa phương có mật độ dân số cao nhất, (396,56 người/km2), xã
Lý Nhơn là xã có mật độ dân số thấp nhất (35,05 người/km2).
Lao động
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng. Năm 2000 huyện
có 31956 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế, năm 2006 là 34863 người
chiếm 52,79% dân số toàn huyện. Trung bình từ 2000 – 2006, giải quyết việc làm cho
3900 người/năm, chủ yếu là lao động phổ thông, phần đông tập trung ở khu vực kinh
tế hộ gia đình
Lao động của huyện dồi dào chủ yếu phục vụ cho ngành nông nghiệp. Dân số
trong độ tuổi lao động tăng nhanh, giá nhân công thấp, đây là nguồn tiềm năng lớn.

12


Huyện còn thiếu nhiều lao động quản lý có kinh nghiệm và lao động kỹ thuật tay nghề
cao. Tác phong công nghiệp và tổ chức kỹ luật lao động còn thấp.
Trong 5 năm qua, bình quân số lao động có được việc làm hằng năm tăng
9,5%, trong đó việc làm ổn định tăng 10%. Số lao động được giải quyết việc làm ở
lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng do có thêm nhiều chổ làm mới
thông qua chương trình phát triển nghề nuôi tôm sú ở các xã nông nhiệp và nhiều hoạt
dịch vụ kèm theo, số lao động được việc làm tại các khu công nghiệp thành phố khá
nhiều, có thu nhập, tính chất lao động ổn định và phù hợp với trình độ lao động tại địa
phương. Số lao động được đào tạo dạy nghề hằng năm tăng bình quân 13% đã góp
phần từng bước nâng tỉ lệ lao động có qua đào tạo tại huyện từ 5,68% năm 2000 lên
11,5% vào cuối năm 2006.
Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải


- Giao thông đường bộ
Hiện tại chỉ có một tuyến đường nối Cần Giờ với trung tâm TP.Hồ Chí Minh là
đường Rừng Sác với chiều dài 36,5km, tuy nhiên tuyến đường này đang xuống cấp
nghiêm trọng và đã có kế hoạch nâng cấp dự kiến đến cuối năm 2005 sẽ hoàn thành.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn khoảng 34 tuyến đường với chiều dài khoảng
118.959m và khảng trên dưới 200 hẽm với chiều dài 93.198 m.
Giao thông đường bộ của huyện Cần Giờ phát triển chưa mạnh. Mạng lưới
đường bộ chủ yếu là cấp phối và đường đất.
- Giao thông đường thủy
Đây là thế mạnh của huyện Cần Giờ, việc giao lưu giữa khu bảo tồn với bên
ngoài chủ yếu bằng đường thủy. Hiện nay, trên địa bàn Huyện có nhiều bến đò, ghe
như: bến đò Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý
Nhơn,…tuy nhiên chỉ có bến Cần Thạnh mới có đò đi Vũng Tàu và trung tâm TP.Hồ
Chí Minh. Các tuyến giao thông đường thủy từ Cần Giờ đi TP. Hồ Chí Minh, Vũng
Tàu và ngược lại như sau:
- Đi bằng tàu:
+ Trung tâm TP.Hồ Chí Minh (bến Bạch Đằng) - Lòng Tàu - Cần Giờ
+ Bến Bình Khánh - Lòng Tàu - Cần Giờ
13


- Đi bằng Ca nô, thuyền máy :
+ Sông Lôi Giang - Thạnh An - Vũng Tàu
+ Nhà Bè - Long Hòa - Cần Thạnh - Thạnh An - Vũng Tàu
Nhìn chung, địa hình ở Cần Giờ sông rạch khá chằn chịt, điều này có lợi thế về
giao thông thủy. Tuy nhiên cũng gây cản trở không nhỏ đến giao thông đường bộ một loại giao thông có tính xã hội cao, do phải xây dựng nhiều cầu với kinh phí cao.
Thuỷ lợi
Công trình thủy lợi tập trung ở phía Băc Huyện (xã Bình Khánh và An Thới
Đông). Tại đây có tuyến bờ bao với tổng chiều dài trên 30 km, làm nhiệm vụ ngăn
mặn và giữ nước mưa cho trồng lúa. Ngoài ra dọc sông Lòng Tàu có tuyến đê dài 9

km. Khu vực trồng lúa ở Lý Nhơn cũng được xây dựng 9 km ngăn mặn cho 200 ha
nằm trên bờ sông Soài Rạp.
Hệ thống điện

Huyện Cần Giờ đã sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây cao thế 110KV,
có 82 trạm điện hạ thế, số xã sử dụng điện lưới quốc gia là 06 chỉ có xã Thạnh An sử
dụng máy diesel, số hộ sử dụng điện là 11.120 hộ đạt tỷ lệ 81,73%, trong khu vực nội
thị (Thị trấn Cần Thạnh) số hộ có điện đạt tỷ lệ 100%
Thông tin liên lạc
Thông tin là một phần quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Mạng
lưới thông tin liên lạc trên địa bàn Huyện phát triển nhanh chóng bảo đảm liên lạc
trong nước và quốc tế. UBND các xã đều có điện thoại đến và tất cả các xã đều có
trạm bưu điện. Trên địa bàn Huyện hiện có 2.835 máy cố định (bình quân 07 hộ có 01
máy điện thoại)
Giáo dục
Trên địa bàn Huyện Cần Giờ hiện nay gồm có 2 trường Trung học phổ thông có
2018 học sinh với 48 lớp học; 7 trường Trung học cơ sở: 143 lớp, 4.727 học sinh; 15
trường tiểu học với 230 lớp, 4920 học sinh; mẫu giáo, nhà trẻ có 65 lớp.
Tổng số giáo viên trên địa bàn Huyện là 811 giáo viên trong đó 139 giáo viên
Trung học phổ thông, 298 giáo viên Trung học cơ sở, 267 giáo viên tiểu học.
Tổng diện tích dùng cho giáo dục là 15,4789 ha.
Y tế
14


×