Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.88 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐẤT
SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG
TỈNH BÌNH THUẬN

VŨ THỊ BẢO NGỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PTNT & KN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH
THUẬN” do Vũ Thị Bảo Ngọc, sinh viên khoá 29, ngành PTNT & KN, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tich hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm 2007

tháng

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng thành
kính đến Ba Mẹ, Anh Chị Em trong gia đình tôi đã phải vất vả và tận tụy trong suốt
thời gian nuôi tôi ăn học, những người đã ban cho tôi thêm sức mạnh để tôi có thể tiếp
tục bước trên con đường học vấn của mình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình
thân thương của tôi.
Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn

tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo UBND huyện, UBND xã,
phòng NN&PTNT huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Đồng thời cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp, những người bạn đã cùng tôi học
tập trong 4 năm đại học, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng xin kính chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc
sống.
Vũ Thị Bảo Ngọc


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ BẢO NGỌC. Tháng 7 năm 2007. “Đánh Giá Tác Động Của
Chương Trình Cấp Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Xã Phong
Phú, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận”.
VU THI BAO NGOC. July 2007. “Assessing The Impacts Of The Giving
Production Land Programme For The Ethnic Minority In Phong Phu Commune,
Tuy Phong District, Binh Thuan Province”.
Với mục tiêu phản ánh tác động của chương trình cấp đất sản xuất cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đề
tài tập trung vào nội dung sau:
1. Tìm hiểu tình hình cấp đất sản xuất tại xã Phong Phú trong 2 năm 2005
và 2006.
2. Đánh giá những thành công đã đạt được và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết
quả thực hiện của chương trình.
3. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chương trình.
4. Thông qua việc tìm hiểu tình hình đời sống kinh tế ở xã, đánh giá mức
độ hài lòng của người dân về chương trình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình đã đạt được những mục tiêu đề ra
như: tăng thu nhập, điều kiện kinh tế - xã hội được nâng cao, đồng bào ổn định cuộc

sống.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Ý nghĩa


2

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4


2.1.1. Vị trí địa lí

4

2.1.2. Khí hậu thời tiết

4

2.1.3. Thủy văn

5

2.1.4. Địa hình, thổ nhưỡng

5

2.1.5. Các nguồn tài nguyên

6

2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

8

2.2.1. Dân số, lao động

8

2.2.2. Kinh tế - xã hội


8

2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

10
12

2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

12

2.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội

13
v


2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

14
16
16

3.1.1. Tài nguyên đất đai, đất nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp

16


3.1.2. Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số

18

3.1.3. Cấp đất sản xuất

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

20

3.2.2. Thu thập số liệu

20

3.2.3. Phương pháp phân tích

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Tổng quan về chương trình cấp đất sản xuất


25

4.1.1. Giới thiệu chung về chương trình cấp đất sản xuất

25

4.1.2. Mục tiêu của chương trình

26

4.1.3. Yêu cầu của chương trình

27

4.1.4. Ý nghĩa của chương trình

27

4.2. Hoạt động của chương trình cấp đất sản xuất

28

4.2.1. Bối cảnh ra đời của chương trình cấp đất sản xuất

28

4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

30


4.2.3. Các hoạt động hỗ trợ

32

4.2.4. Tổ chức thực hiện chương trình cấp đất sản xuất

32

4.2.5. Phương pháp tiến hành

33

4.2.6. Kết quả sơ bộ sau khi thực hiện chương trình cấp đất sản xuất 34
4.3. Ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản xuất

35

4.3.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trước và sau cấp đất sản
xuất

35

4.3.2. Ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản xuất đến thu nhập hộ
nông dân

38

4.3.3. Ảnh hưởng của chương trình cấp đất đến chi tiêu của ĐBDT


42

vi


4.3.4. Ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản xuất đến xã hội

42

4.4. Nhận thức của người dân về chương trình cấp đất sản xuất

45

4.5. Những khó khăn của người dân sau khi cấp đất

46

4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả của chương trình cấp đất 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Đề nghị

51


TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban Chỉ Đạo

CĐSX

Cấp Đất Sản Xuất

CNH,HĐH

Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa

ĐBDTTS

Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

ĐCĐC

Định Canh Định Cư


HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

LT+CN

Làm Thuê+Chăn Nuôi

Phòng NN & PTNT

Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

TT

Trồng Trọt

TT+CN

Trồng Trọt+Chăn Nuôi

TSLN

Tỷ Suất Lợi Nhuận

TSTN


Tỷ Suất Thu Nhập

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XĐGN

Xóa Đói Giảm Nghèo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã

6

Bảng 2.2. Sự Phân Bố Lao Động Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã

8

Bảng 2.3. Diện Tích, Sản Lượng Cây Trồng Qua Các Năm

8

Bảng 2.4. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Xã Qua 3 Năm

9


Bảng 2.5. Tình Hình Công Nghiệp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua Các Năm

10

Bảng 2.6. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Qua Các Năm

10

Bảng 2.7. Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Hàng Năm Trong Năm 2004

11

Bảng 4.1. Kết Quả Sau Khi Thực Hiện Cấp Đất Sản Xuất Năm 2005

35

Bảng 4.2. Quy Mô Ruộng Đất và Lao Động Bình Quân/Hộ

35

Bảng 4.3. Thu Nhập của Hộ Trồng Trọt

38

Bảng 4.4. Thu Nhập của Hộ Trồng Trọt + chăn nuôi

39

Bảng 4.5. Thu Nhập của Hộ Làm Thuê + Hoạt Động Khác


40

Bảng 4.6. Thu Nhập của Hộ Làm Thuê + Chăn Nuôi

41

Bảng 4.7. Tình Hình Chi Tiêu của Hộ Nông Dân Trước và Sau Cấp Đất

42

Bảng 4.8. Trình Độ Học Vấn của Đồng Bào Dân Tộc Trước và Sau Cấp Đất

43

Bảng 4.9. Dụng Cụ Vật Chất Trong Gia Đình

44

Bảng 4.10. Điều Tra Mức Độ Hài Lòng của Người Dân Sau Cấp Đất

45

Bảng 4.11. Bảng Điều Tra Những Khó Khăn của Người Dân Sau Cấp Đất

46

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển có truyền thống văn hóa phong phú, đa
dạng với 54 dân tộc sinh sống trên khắp mọi miền đất nước khoảng 9 triệu người. Sự
chênh lệch về mức sống cũng như sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng giữa các dân tộc
với nhau là vấn đề bức xúc hiện nay.
Thời gian gần đây do có nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta,
cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi nhưng phần lớn vẫn
chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trình độ dân trí thấp và còn nhiều tập tục nặng nề của
người dân tộc đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế nghèo khổ luôn đeo bám
cuộc sống của họ trong khi đó mục tiêu chung của quốc gia là phải cải thiện mức sống
của dân cư, một nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Việt Nam, mục tiêu hàng đầu là vừa
phát triển kinh tế vừa kết hợp hài hòa với công bằng xã hội.
Trước tình hình đó, để cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, Tỉnh Bình Thuận đã có Nghị quyết số 04NQ/TU ngày 27/5/2002 và kế hoạch
số 2085KH/UB-BT ngày 16/7/2002 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về xây dựng
và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến
năm 2005, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giao đất sản xuất cho đồng bào các dân
tộc thiểu số tại huyện Tuy Phong. Qua quá trình thực hiện đến nay trên các mặt kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt là đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu
số đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Sự thành công của chương trình cấp đất sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào sự phối
hợp giữa kỹ thuật và chính sách, thể chế xã hội. Đất là nguồn sống của các cộng đồng


dân tộc thiểu số. Đứng về mặt phát triển cộng đồng, đất là nguồn lực quan trọng đối
với nông hộ. Trong hoạt động sản xuất của mình, việc quản lý sử dụng đất của mỗi
dân tộc là biểu hiện sự thích ứng trước điều kiện sống của họ. Vấn đề đặt ra là khi điều
kiện sống thay đổi thì các cộng đồng dân tộc thiểu số đã có sự thích ứng như thế nào,
những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hệ thống quản lý đất đai và các phương
thức sử dụng đất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Để trả lời các câu hỏi trên, việc thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN” là
cần thiết. Thông qua đề tài, tác giả xác định ảnh hưởng của chương trình cấp đất sản
xuất đến cơ cấu cây trồng cũng như đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2. Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Ý nghĩa
Đề tài đánh giá tính khả thi của việc thực hiện chương trình cấp đất sản xuất
cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phong Phú huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận với
mong muốn cải thiện hơn nữa điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội tại địa phương. Đề
xuất với cơ quan ban ngành, các chính sách phù hợp để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số, giúp họ tự tin phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và thúc đẩy nền kinh
tế cả nước phát triển.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích những tác động của chương trình cấp đất sản xuất đến tình hình dân
sinh kinh tế - xã hội nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn của chương trình, từ đó đề
xuất một số biện pháp khắc phục nhằm tăng tính khả thi của chương trình cũng như
nâng cao đời sống của người dân được cấp đất sản xuất.
Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình cấp đất sản xuất tại xã Phong Phú trong 2 năm 2005 và
2006.
2


Đánh giá những thành công đã đạt được và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả
thực hiện của chương trình.
Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chương trình.
Thông qua việc tìm hiểu tình hình đời sống kinh tế ở xã, đánh giá mức độ hài
lòng của người dân về chương trình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Tiến hành nghiên cứu tại xã Phong Phú của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Số liệu sơ cấp thu thập từ việc phỏng vấn nông hộ trước cấp đất sản xuất (năm
2004) và sau cấp đất sản xuất (năm 2005) nhằm tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất từ
trước và sau khi cấp đất sản xuất.
Số liệu thứ cấp thu thập từ các phương án, các báo cáo sau khi thực hiện
chương trình cấp đất sản xuất, niên giám thống kê huyện qua các năm.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Trình bày tính cần thiết của việc thực hiện đề tài và định hướng mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Mô tả tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
giới thiệu các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần này nêu các kết quả đạt được
trong quá trình nghiên cứu dựa trên các phương pháp được sử dụng ở trên.
Chương 5: Dựa trên kết quả đã đạt được ở trên, rút ra các kết luận về quá trình
nghiên cứu đồng thời đưa ra các kiến nghị cho chính quyền địa phương để hoàn chỉnh

kết quả thực hiện và nâng cao tính khả thi của chương trình.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Phong Phú là một xã dân tộc miền núi của huyện Tuy Phong, nằm giáp thị trấn
Liên Hương và cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Nam.Có diện tích đất tự
nhiên 8.260,2 ha, dân số năm 2005: 169 hộ/836 nhân khẩu. Xã có 2 thôn dân tộc xen
ghép gồm:
Thôn 3: dân tộc Răclay, dân số 48 hộ/269 khẩu.
Thôn Tuy Tịnh 2: dân tộc Chăm, dân số 121 hộ/567 khẩu.
Phía Bắc giáp xã Phan Dũng.
Phía Nam giáp thị trấn Liên Hương và xã Bình Thạnh.
Phía Tây giáp xã Phú Lạc.
Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo và xã Phước Thể.
Với vị trí địa lý nằm giáp thị trấn Liên Hương, là vùng động lực phát triển kinh
tế của huyện Tuy Phong và có sông Lòng Sông chảy qua nên xã có lợi thế về phát triển
kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nông – lâm - nghiệp, có quốc lộ 1A và huyện lộ
chảy qua. Tất cả những đặc điểm trên sẽ là nhân tố góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm tới.
2.1.2. Khí hậu thời tiết
Phong Phú là một vùng khô hạn, nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùa
tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.



Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,90c.
Nhiệt độ tối cao là 390c (tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao nhất 316 giờ) và
tối thấp là 120c (tháng 9 là tháng có số giờ nắng ít nhất 182 giờ).
Lượng mưa: lượng mưa trung bình là 500-600mm/năm, số ngày mưa trung bình
trong năm là 40-50 ngày.
Gió: có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.280mm, cao hơn lượng
mưa tới 2 lần.
Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình trong năm là 78%, không khí
khô nóng quanh năm.
Nhìn chung khí hậu xã Phong Phú khắc nghiệt với các đặc trưng gió nhiều, khô,
nóng và đặc biệt là ít mưa. Những yếu tố đó đã làm hạn chế rất lớn cho việc sản xuất
nông lâm nghiệp nói chung, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành
sản xuất đặc trưng là trồng nho, các loại đậu, khoai mỳ và bông vải.
2.1.3. Thủy văn
Do địa hình và hướng núi nên hầu hết các sông suối của xã Phong Phú có
hướng chảy Tây Bắc- Đông Nam rồi đổ ra biển Đông. Đặc điểm nổi bật của sông suối
xã Phong Phú là ngắn và dốc. Các sông chính của xã Phong Phú: sông Lòng Sông, hồ
đá bạc.
2.1.4. Địa hình, thổ nhưỡng
Là một xã có địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng
nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển.
Có 2 dạng đất đai chủ yếu sau:
Nhóm đất đai được hình thành từ trầm tích sông biển bao gồm các loại đất cát
và đất mặn kiềm với diện tích 1.632 ha chiếm 19,76% tổng diện tích tự nhiên của xã.
Đất này được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông. Phân bố từ địa hình từ
thấp trũng đến địa hình cao, độ dốc dao động từ 00 – 80 phân bố chủ yếu ở khu dân cư
và vùng sản xuất nông lâm nghiệp. Tầng đất này trên 100cm, kết cấu rời rạc, thành
phần cơ giới là cát thô và cát mịn, khả năng giữ nước và giữ phân kém. Phản ứng của
5



đất từ chua vừa ít chua đến không chua, các chất dinh dưỡng từ nghèo đến ít nghèo.
Nhóm đất hình thành do sự phân hóa của đá mẹ Macma acid bao gồm đất đỏ
vàng trên đất macma acid và đất xói mòn trơ xỏi đá với diện tích 6.269 ha chiếm
75,89% diện tích tự nhiên của xã. Đất này chứa nhiều sói sạn thạch anh, đá lẫn và đá
lộ đầu, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu rời rạc đến cực nhỏ, mức độ
khoáng hóa cao, khả năng giữ nước và giữ phân kém, đất chua, các chất dinh dưỡng
kém. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã giáp ranh với xã Phan Dũng và một phần nhỏ
giáp xã Phú Lạc, có độ dốc dao động từ 30 đến hơn 250.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã
Loại đất
Nhóm đất cát và đất mặn kiềm
Nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá
Đất giao thông, sông suối
Tổng

Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
1.632
19,76
6.269
75,89
359,2
4,35
8.26
100,00
Nguồn tin: Phòng địa chính xã

Nhìn chung địa hình của xã Phong Phú đa dạng, phức tạp làm cho sản xuất và

đời sống gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông thủy
lợi. Nhưng địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế như du
lịch, nông lâm nghiệp…
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của xã là hệ thống sông, suối và các ao, hồ,... tập
trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc của Huyện nơi có Sông Lòng
Sông và suối Đá Bạc. Phía nam xã nước mặt rất khan hiếm nhất là trong mùa khô mặc
dù có hạ lưu sông Lũy chạy qua nhưng là đoạn gần cửa biển nên thường bị nước mặn
thâm nhập, không có khả năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng do độ dốc
lòng sông lớn, mưa tập trung theo mùa nên mùa khô thường không đủ nước cung cấp
cho sản xuất và sinh hoạt. Đã đầu tư xây dựng hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, Đập
Tà Uông để đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.
6


Nguồn nước ngầm
Qua tài liệu điều tra ban đầu của chương trình nước sinh hoạt nông thôn và thực
tế sử dụng nước của nhân dân trong xã qua các giếng đào, giếng khoan cho thấy trữ
lượng nước rất thấp, chất lượng không cao, vùng ven biển còn nhiễm mặn.
Nhìn chung tài nguyên nước của xã còn nghèo nàn, là một vùng khô hạn . Do
đó cần phải có sự đầu tư lớn và sớm xây dựng các hồ chứa nước mặt nhằm cung cấp
đủ nước cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
b) Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2005 toàn xã có 400 ha đất lâm nghiệp,
đất có rừng. Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên của xã thấp, toàn xã chỉ có 150 ha
rừng giàu và trung bình, còn lại là rừng nghèo kiệt, cây lùm bụi, chất lượng gỗ lại
không cao vì chủ yếu là rừng khộp. Rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm, phi lao, bạch
đàn... Mục tiêu chính của rừng trồng là phòng hộ ven biển chống cát bay, cát lấn và

tăng độ che phủ trên vùng đất trống, đồi núi trọc.
Nhìn chung với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có nhiều yếu tố thuận
lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của xã. Song bên cạnh đó không ít những khó khăn
gây ra bởi điều kiện tự nhiên như địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng
thảm thực vật bị suy giảm nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái, hạn hán vào mùa khô, lũ quét kèm theo đất bị sạt lở xói mòn, rửa trôi mạnh vào
mùa mưa, một số nơi xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa, cát bay...
Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên đây đặt ra
cho xã phải có các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu, phát
huy các yếu tố tích cực của thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bằng mọi nguồn vốn để đẩy nhanh tiến bộ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, khai thác tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất gắn liền với việc bảo vệ,cải tạo,
bồi bổ theo hướng lâu bền.

7


2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1. Dân số, lao động
Bảng 2.2. Sự Phân Bố Lao Động Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã
Khoản mục
Nông lâm nghiệp
Thương mại - dịch vụ
TTCN + xây dựng
Ngành khác
Tổng

ĐVT
Người

//
//
//
//

Số lượng
Tỷ lệ(%)
3.057
83,75
322
8,82
66
1,81
205
5,62
3.605
100,00
Nguồn tin: Phòng thống kê xã

Nhìn chung lực lượng lao động của xã khá dồi dào, các ngành nghề đa dạng.
Tuy nhiên đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động trong
nông-lâm-nghiệp. Vì thế, trong những năm tới cần có kế hoạch đào tạo nguồn lao động
phục vụ cho các cụm công nghiệp sẽ hình thành trong thời gian tới.
2.2.2. Kinh tế - xã hội
a) Ngành nông nghiệp
Trồng trọt
Bảng 2.3. Diện Tích, Sản Lượng Cây Trồng Qua Các Năm

Khoản
mục


ĐVT

Lúa
Hành
Nho
Đậu phộng
Rau
Bông vải
Thuốc
Tổng
Sản lượng

Ha
//
//
//
//
//
//
//
Tấn

2003

2004

2005

Tỷ

Diện
Diện tích Tỷ lệ(%)
Tỷ lệ(%)
lệ(%)
tích
977
87,29
868
84,79
676
79,65
82,7
7,39
83,7
8,18
97,25
10,51
28
2,50
32
3,13
33
3,88
13
1,16
12
1,17
12
1,42
4

0,36
9
0,87
7
0,82
10,5
0,94
15
1,47
27,5
3,25
4
0,36
4
0,39
4
0,47
1119,2 100,00 1023,7
100,00
848,8 100,00
3763
3906
3291
Nguồn tin: Số liệu thống kê UBND xã

Diện tích

Qua bảng cơ cấu tổng diện tích cây trồng của xã trong 3 năm ta thấy tổng diện
8



tích cây trồng giảm qua các năm. Đặc biệt diện tích trồng lúa giảm đáng kể thay vào
đó là diện tích trồng bông vải tăng lên. Nguyên nhân sự sụt giảm diện tích cây lúa là
do tình trạng xuất hiện sâu bệnh làm thiệt hại 192 ha và thiếu nước Vì thế sản lượng
lương thực cũng giảm qua các năm. Diện tích bông vải tăng lên là do từ năm 2005 khi
có chương trình cấp đất sản xuất cộng với sự hỗ trợ của công ty bông vải Bình Thuận
về giống cũng như bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nên diện tích bông vải tăng lên trong
năm 2005.
Chăn nuôi
Bảng 2.4. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Xã Qua 3 Năm
Khoản mục


Cừu
Heo
Gia cầm
Tổng

ĐVT
Con
//
//
//
//
//

2003
3.122
1.375
200

520
1.650
6.867

2004
2005
3.213
3.204
1.674
1.650
238
241
160
150
570
420
5.855
5.665
Nguồn tin : Số liệu thống kê UBND xã

Nhìn chung chăn nuôi trong những năm gần đây chưa có bước chuyển biến.
Dấu hiệu tụt xuống về gia cầm và gia súc trong năm 2004-2005 rõ rệt bởi do dịch bệnh
H5N1 và lở mồm long móng lây lan.
b) Ngành lâm nghiệp
Xã Phong Phú nằm trong khu vực khô hạn, nắng nóng nhất tỉnh Bình Thuận. Vì
thế vấn đề phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ đã được quy hoạch và đã được tăng
cường quản lý tốt, trong năm 2005 xã đã trồng được trên 2800 cây phân tán. Công tác
quản lý bảo vệ rừng được tập trung tăng cường, không để xảy ra cháy rừng, hạn chế
nạn phá rừng hầm than.


9


c) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Bảng 2.5. Tình Hình Công Nghiệp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua Các Năm
Khoản mục
Nước đá cây
Xây xát
Máy cày, máy xới
Ô tô, vận tải
Tổng

ĐVT
Tấn
Tấn
Chiếc
Chiếc

2003
4.380
3.500
25
4
7.909

2004
2005
4.532
2.500
2.800

2.600
26
26
5
5
7.363
5.131
Nguồn tin : Số liệu thống kê UBND xã

Bảng 2.5 cho thấy, tình hình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng lên
không đáng kể. Nhìn chung, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở xã không ngừng
chậm phát triển qua các năm, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
d) Thương mại – dịch vụ
Trong những năm gần đây ngành dịch vụ, thương mại của xã đang dần dần phát
triển. Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành nghề hoạt động ổn đinh, một số cơ sở
kinh doanh hộ cố định phát triển mở rộng như: dịch vụ ăn uống, thương nghiệp, sữa
chữa cơ khí, gia công đồ gỗ… đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và thị hiếu tiêu
dùng của người dân. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã còn chậm, chưa
tương xứng với yêu cầu phát triển và chưa khai thác được các tiềm năng và thế mạnh
của xã.
2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2.6. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Qua Các Năm
Loại đất
Diện tích
Đất nông nghiệp
1.565,71
Đất phi nông nghiệp
722,85
Đất ở
56,19

Đất chuyên dùng
76,99
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
66,42
Đất sông suối, mặt nước
522,20
Đất lâm nghiệp
4.286,39
Đất chưa sử dụng
1.685,25
Tổng
8260,20
10

Cơ cấu(%)
18,95
8,75
0,68
0,93
0,80
6,32
51,89
20,40
100,00
Nguồn tin: Phòng địa chính xã


Diện tích đất toàn xã là 8.260,20 ha trong đó đất lâm nghiệp chiếm 51,89% diện
tích đất toàn xã. Đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,95% diện tích toàn xã. Trong khi đó đất
chưa sử dụng vẫn còn cao chiếm 20,40% so với diện tích toàn xã.

Qua bảng 2.6 cho thấy, tình hình sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,95%,
điều này thể hiện cần có sự quan tâm của huyện và xã về đất nông nghiệp mới phù hợp
với điều kiện kinh tế của xã. Nguyên nhân là dân số ngày càng tăng đặc biệt ở đây là
nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu đất dẫn đến họ sẽ du canh du cư. Vì
vậy trong những năm gần đây do có chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến
đồng bào dân tộc nên quỹ đất nông nghiệp của xã ngày càng tăng.
Bên cạnh đó đất dùng vào lâm nghiệp ngày càng giảm, do đất lâm nghiệp chủ
yếu tập trung ở miền núi và vùng cao nên đa số là đồng bào dân tộc sinh sống, với tập
quán du canh du cư, phá rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc nên dẫn đến diện tích đất
dùng vào lâm nghiệp giảm.
Đất khu dân cư tăng dần cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng
nhà cửa và các công trình phục vụ sinh hoạt ngày một tăng.
Đất chưa sử dụng gồm diện tích sông suối dày đặc, các loại đất chưa được khai
hoang hoặc đất bỏ không do bị bạc màu và phủ cát không thể tiếp tục sản xuất được.
Diện tích đất qua số liệu trên ta thấy rằng địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
đất đai hiện có.
Bảng 2.7. Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Hàng Năm Trong Năm 2004
Chỉ tiêu
Lúa
Cây sắn(mỳ)
Đậu các loại
Đậu phộng

Diện tích canh tác(ha)
32,5
10
1
4

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)
31,72
1.031
75
75
5
0,5
9
3,6
Nguồn tin: Phòng địa chính xã

Qua bảng 2.7 cho thấy cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nhờ ưu thế về diện
tích đất cát tơi xốp dọc theo Sông Lòng Sông thích hợp cho trồng lúa và các loại hoa
màu khác nhau. Trong những năm qua, diện tích trồng lúa giảm dần do hiệu quả trồng
lúa không cao, doanh thu từ lúa thấp nên người dân dần dần thu hẹp diện tích trồng lúa
11


để trồng màu. Ở những mảnh đất có thể trồng lúa người dân đã chuyển sang trồng
màu, do đó trong những năm qua diện tích trồng lúa đã giảm đi thay vào đó là trồng
các loại màu đem lại hiệu quả cao hơn.
Các loại đậu như : đậu phộng, đậu xanh là những cây trồng không thể thiếu
trong kỹ thuật trồng xen canh vì đây là các loại cây rất thích hợp với điều kiện đất cát
và có tác dụng cố định đạm. Ở đây, tất cả các loại màu đều được trồng xen canh với
cây họ đậu đặc biệt là đậu xanh và đậu phộng là hai cây trồng truyền thống ở địa
phương. Hiện tại sản phẩm các loại đậu được tiêu thụ trong xã và huyện.
Nhìn chung xã cũng đã bắt đầu đưa vào sản xuất những cây màu có giá trị và
phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tuy nhiên diện tích trồng các loại cây màu vẫn
chưa lớn, thị trường tiêu thụ còn hẹp chưa phát huy hết được tiềm năng đất đai tại đây.
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a) Mạng lưới giao thông
Xã được thừa hưởng một số công trình của tỉnh và huyện, đều là con đường
huyết mạch nên rất đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng (quốc lộ 1A, huyện lộ tuyến
Liên Hương – Phan Dũng). Đối với hệ thống giao thông trong khu dân cư thì đã cơ
bản hình thành các đường ngang dọc theo mạng lưới ô bàn cờ với 3 loại đường chính:
6m, 4m và 3m. Mạng lưới giao thông nội đồng này gồm những tuyến đường rộng từ 46m, có một số tuyến đã được trải sỏi đỏ.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã khá hoàn chỉnh nhưng còn bị
chia cắt bởi sông Lòng Sông và gần như bị chia thành 2 mạng riêng biệt. Điều này gây
trở ngại rất lớn cho việc liên hệ giữa khu dân cư và khu sản xuất của xã.
b) Thủy lợi
Xã hiện nay có hệ thống kênh mương khá tốt đảm bảo dẫn nước đến địa bàn
canh tác, nhưng do diều kiện khách quan nên cũng thường xuyên thiếu nước phục vụ
sản xuất trong mùa khô. Cơ bản hoàn thành việc xây dựng hồ Sông Lòng Sông và
tuyến đập của hồ đã phát huy tác dụng tưới của hồ Đá Bạc phục vụ sản xuất.
12


c) Điện
Xã đã được sử dụng điện quốc gia, hệ thống đường dây dẫn điện cũng như các
trạm hạ thế khá hoàn chỉnh, đường dây hạ thế đã được khép kín. Đến nay đã có 98,8%
số hộ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, một số hộ chưa dùng điện vì chưa có
kinh phí dẫn dường dây về nhà..
d) Cấp thoát nước – vệ sinh môi trường
Hiện nay xã có hệ thống cấp nước tương đối hoàn chỉnh. Việc thu gom và xử lí
rác thải được thực hiện và giải quyết được 70% lượng rác hàng ngày ở các nơi, số còn
lại đổ ra biển hoặc sông rạch gây ô nhiễm nặng.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội
a) Y tế
Xã đã có trạm y tế với diện tích chiếm là 3000m2. Quy mô trạm y tế có 5

giường bệnh, 2 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 y tá. Đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và sơ
cứu cho người dân trong xã.
b) Giáo dục
Là 1 xã chủ yếu là người dân tộc nên xã rất quan tâm đến giáo dục, tình hình
giáo dục trong xã khá tốt. Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định số giờ đứng lớp, bình quân
có 1 giáo vên mẫu giáo/1,4 lớp học, 1 giáo viên tiểu học/lớp học. Tỷ lệ huy động học
sinh trong độ tuổi đến trường khá cao. Mẫu giáo đạt 96%, tiểu học đạt trên 95%.
Đến nay, xã đã có trường mầu giáo, trường tiểu học ở các thôn, 1 trường trung
học cơ sở. Trường phổ thông trung học của xã chưa có vì số học sinh ít nên theo học ở
các trường cấp III Tuy Phong.
Nhìn chung trong những năm qua tình hình giáo dục đã đi vào nề nếp, chất
lượng dạy và học khá tốt, số học sinh bỏ học giữa chừng ít, trường lớp xây dựng kiên
cố. Số lượng học sinh theo học của xã đều tăng qua các năm, nhưng chất lượng đào tạo
chưa cao cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục chưa được quan tâm
đúng mức cùng với những khó khăn của các hộ gia đình đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến số lượng và chất lượng học tập của các em.

13


c) Truyền thanh – truyền hình
Phát thanh truyền hình đã phủ sóng rộng khắp ở xã có hệ thống loa phát thanh,
địa bàn dân cư được phủ sóng truyền hình, truyền thanh. Xã có hệ thống loa truyền
thông không dây. Chất lượng thiết bị phát sóng truyền hình được trang bị khá... từng
bước mở rộng hệ thống truyền thanh hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ đời sống tinh thần
cho nhân dân.
Nhìn chung trong những năm qua cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đáp ứng
được một phần nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Các công trình giao thông
điện, nước sinh hoạt, thủy lợi... được chú ý, đã tạo được một bước chuyển biến tới bộ
mặt xã, thúc đẩy sản xuất và lưu thông, nâng cao một bước đời sống nhân dân trong

xã.
Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Nhìn tổng quát, cơ sở hạ tầng của
xã còn hạn chế, chưa khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như sản
xuất vào mùa khô. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhân dân như: y tế, giáo dục,
các khu vui chơi còn thiếu nhiều.
2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội
a) Lợi thế
Tuy cách xa trung tâm Tỉnh lỵ, song xã Phong Phú nằm ngay trên trục đường
quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam. Xã được tỉnh và huyện chọn xây dựng thành khu
công nghiệp và du lịch phát triển của Tỉnh. Đây sẽ là những lợi thế lớn để thu hút sự
đầu tư của Nhà nước, các tổ chức nước ngoài ... sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của xã với nhịp độ cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đầu tư khá, nhưng chưa tập trung trọng điểm. Nguồn
lao động dồi dào, có kinh nghiệm sẽ là nhân tố và động lực thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế.
b) Hạn chế
Xã cách xa trung tâm lớn, lại nằm giữa tam giác kinh tế: Thành phố Hồ Chí
Minh – Đà Lạt – Nha Trang, tuy lợi thế, song cũng bất lợi trong việc cạnh tranh thu
14


hút đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế đã có bước chuyển mình, nhưng quy mô quá nhỏ, khả năng tích lũy
từ nội bộ kinh tế thấp. Việc huy động nguồn lực đưa vào đầu tư phát triển còn hạn chế.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định thường bị chèn ép giá cả và mặt hàng.
Lao động chưa có việc làm nhiều, trình độ chất lượng lao động bị hụt hẫng nên
khả năng bổ sung lao động cho các ngành ngoài nông nghiệp rất khó. Trình độ năng
lực của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng theo kịp yêu cầu của quản lý
theo cơ chế mới.
Cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội như giao thông, điện, nước sinh hoạt, y tế,

thông tin được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và đang xuống cấp.
Yếu tố này sẽ hạn chế sự khai thác tiềm năng, thế mạnh của xã và sự hấp dẫn đối với
đầu tư nước ngoài.

15


×