Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 24 trang )

Sáng kiến:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT HỌC SINH TRONG CÁCH DẠY, KIỂM TRA VÀ
GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỪ VỰNG”.
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1/ Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của
con người. Bởi vì nó là phương tiện rất thiết thực để con người có thể giao tiếp với
nhau, trao đổi những thông tin cho nhau, để hiểu những tâm tư tình cảm của nhau. Mỗi
một đất nước trên thế giới đều có những ngôn ngữ riêng và thậm chí trong một đất nước
có rất nhiều ngôn ngữ nói và viết khác nhau. Vậy ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, là con
người tri thức thì chúng ta phải biết ít nhất một ngoại ngữ để có thể hoà nhập cùng với
thế giới văn minh; nắm bắt những thông tin kinh tế, thể thao, văn hoá, công nghệ, khoa
học….của toàn thế giới. Đó chính là tiếng Anh bởi vì ngày nay tiếng Anh được xếp là
ngôn ngữ quốc tế, được tất cả các nước trên thế giới sử dụng. Biết được tiếng Anh là
chúng ta có thể giao tiếp với bất kì nước nào trên thế giới, chúng ta có thể tiếp cận với
nền văn minh tri thức. Biết được tiếng Anh là tiền đề cho chúng ta vững bước vào một
tương lai tươi sáng đầy tri thức. Cho nên việc học tiếng Anh là rất cần thiết cho mỗi học
sinh đặc biệt là cho các em từ bậc tiểu học trở lên.Chính vì thế mà từ lâu tiếng Anh trở
thành một bộ môn học chính được xếp ngang bằng với các môn văn, toán trong các
trường học. Vì vậy các em phải có được những kiến thức ngoại ngữ Anh văn cần thiết
để các em có khả năng áp dụng những kiến thức này vào đời sống hàng ngày trong lao
động sản xuất, nắm bắt được các thông tin cập nhật trên báo chí, trên các mạng truyền
thông……
Cho nên việc học ngoại ngữ trở nên cần thiết hơn bao giờ.Để có thể sử dụng được ngoại
ngữ, thì chúng ta phải học đầy đủ bốn kỹ năng: nghe, nói , đọc viết. Và để có thể sử
dụng được bốn kỹ năng này , đòi hỏi người học phải nhớ nhiều từ vựng. Bởi vì từ vựng
là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng


nghe, nói, đọc và viết.Tuy nhiên làm thế nào để người học có thể ghi nhớ được nhiều từ
vựng, nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học – lứa tuổi mới bắt đầu tiếp cận với môn Ngoại


Ngữ - Tiếng Anh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này tôi luôn băn khăn
suy nghĩ ko biết làm thế nào để giúp các em tiếp thu từ vựng một cách nhanh nhất và tự
nhiên nhất và có thể ghi nhớ được nhiều từ nhất. Trong suốt những năm giảng dạy tôi
đã cố gắng tìm tòi cũng như học hỏi các kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp về các
phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Anh. Vì vậy, hôm nay tôi mạnh dạn chia sẻ một
số kinh nghiệm của mình về “Thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ
vựng”nhằm giúp các em học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà tiếp thu và ghi nhớ từ
một cách hiệu quả nhất.
1.2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tạo ra các giải pháp dạy và kiểm tra từ vựng sao
cho giúp các em học sinh tiểu học cảm thấy thoải mái, thư giãn mà vẫn ghi nhớ được
các từ đã học trên lớp một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, phân tích cho các em thấy
được vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học từ vựng.n Trên cơ sở đó, hướng dẫn
các em làm thế nào để vạn dụng các từ vựng đã nắm được vào trong giao tiếp.
1.3/ Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ
vựng” là tất cả học sinh trường Tiểu học số 1 Tam Quan Nam.
1.4/ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh trường tiểu học số 1 Tam Quan Nam khối 3, 5.
1.5/ Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo một số tài liệu từ sách giáo viên, các tài liệu trên
Internet có liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra, đối chiếu:
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học
sinh.Từ đó rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
1.6/ Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: (4 năm)


Bắt đầu từ tháng 09/2013 đến tháng 09/2017

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
.* Về nội dung:
Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ đối với giáo viên và học sinh.
Tiến trình thực hiện các phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng
Một số biện pháp giúp học sinh học từ và ôn từ ở nhà.
* Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi học sinh khối 3, 5 trường Tiểu
học số I Tam Quan Nam.
2/ NỘI DUNG
2.1/ Cơ sở lí luận
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống
kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ
năng giao tiếp.Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan
trọng.Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn
ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không
đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể
nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng.
Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu
trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ
vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ
viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ
bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác
trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu
không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu
và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp.Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ
vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ
vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy hoc như thế nào
để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng


năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học

sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm.
2.2/ Cơ sở thực tiễn
Hiện nay trong nhà trường tiểu học việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự
đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp cho
học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh
trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội
và đặc điểm tâm lí của học sinh. Do học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển
năng lực nhận thức trên cơ sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ
thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em để quá trình học tập
diễn ra tự nhiên. Ở độ tuổi này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi được tham gia
tích cực vào các hoạt động giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể, các chủ đề quen
thuộc.Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, mềm dẻo các phương
pháp và kỹ thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau ở các
địa phương.Hơn nữa việc cung cấp vốn từ cho học sinh phải đảm bảo tính liên thông
giữa các cấp học, tính tích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm. Làm thế nào để cung cấp cho
học sinh vốn từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và phát triển năng
lực sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? đó là câu hỏi lớn cần được giải đáp
để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh Tiểu học.
2.3/ Thực trạng vấn đề:
Trong đề án ngoại ngữ 2008-2020 của Bộ Giáo Dục, mục tiêu cụ thể của chương trình
Tiếng Anh tiểu học là sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể:
- Có vốn từ vựng khoảng 500-700 từ gồm cả khẩu ngữ và bút ngữ.
- Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao tiếp
đơn giản thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu hai kĩ
năng nghe, nói.
- Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh có
những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các nước nói
Tiếng Anh.



- Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh.
- Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc
học ngoại ngữ khác trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu trên thật không hề đơn giản bởi nhiều lẽ:
- Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi
trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể
lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa
đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến
việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh
và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài
giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp
dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp.
- Ngoài ra, còn những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình làm giàu vốn từ của học
sinh Tiểu học như:
+ Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng, bối rối vì những
khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng.
+ Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.
+ Sự nhàm chán.
+ Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều.
Hơn nữa:
- Do đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm, thực hành giao tiếp. Thêm
vào đó, cấu tạo âm tiết của ngoại ngữ có nhiều khác biệt, do đó khả năng ghi nhớ từ,
cấu trúc câu … của các em còn hạn chế.
- Học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc dạy ngôn ngữ mới cho các
em gặp không ít khó khăn.
- Thiếu nhiều nguồn tài liệu cần thiết để giúp các em hiểu thêm văn hóa của các nước
nói Tiếng Anh.
- Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp có ý
nghĩa bằng Tiếng Anh.



- Thiếu nguồn kinh phí để làm thêm đồ dùng học tập.
- Đặc biệt, trường Tiểu học số 1 Tam Quan Nam là trường có vị trí là nằm ở khu vực
nông thôn, vùng bãi ngang nên có nhiều phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của
việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này.
Mặc dù rất khó khăn song chúng ta phải nhận thấy rằng việc học Tiếng Anh ở thời điểm
này là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng tri thức cơ bản cho học sinh, là điều
kiện cần thiết để các em tiến bước đến các bậc học cao hơn. Do vậy việc dạy và học
Tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề rất đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề đó, giáo viên
cần tạo ra những hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Trong đó việc vận dụng tốt các
kỹ thuật và phương pháp dạy từ là một trong những hình thức thuhút được nhiều học
sinh tham gia học tập và mang lại hiệu quả cao trong việc làm tăng vốn từ cho các em.
3. Mô tả giải pháp của đề tài:
a. Thuyết minh tính mới:
Dạy từ vựng là một việc hết sức quen thuộc đối với tất cả các giáo viên giảng dạy bộ
môn ngoại ngữ.Chắc rằng mỗi giáo viên đều có những phương pháp dạy khác nhau và
cũng tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà người giáo viên sẽ lựa chọn các phương
pháp dạy phù hợp nhất.Bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi và trao
đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệm nhằm đúc rút các phương pháp giảng dạy
hay nhất và phù hợp nhất đối với học sinh của mình. Vì vậy, ở đây tôi sẽ không nhắc
đến tính mới của đề tài này mà chủ yếu là chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy và kiểm
tra từ vựng mà bản than tôi đã học hỏi và đúc rút được trong suốt những năm đứng trên
bục giảng.
b. Biện pháp thực hiện:
* Chuẩn bị
Để việc ôn tập và kiểm tra từ vựng được sinh động, học sinh dễ tiếp thu giáo
viên phải chuẩn bị những việc sau đây:
- Có kế hoạch ôn tập và kiểm tra từ vựng theo đặc trưng của từng bài dạy.
- Chọn lựa trò chơi và thủ thuật phù hợp với từng bài dạy.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bảng phụ, bút lông, thẻ bìa, mô hình…)



- Sử dụng trình chiếu Powerpoint phải chuẩn bị thật kĩ các hiệu ứng, phù hợp
- Tổ chức cho học sinh chơi và học tập có hiệu quả, tạo sự hưng phấn cho học
sinh mà vẫn bám sát vào nội dung bài và tiết kiệm thời gian, đảm bảo giờ dạy.
* Tiến trình thực hiện
Để học sinh có hứng thú học tập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức thì trong
dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm bảo quy tắc 4 L (Learn – Live – Love – Laugh).
(Học- sống - yêu- cười). Thật vậy khi dạy cho học sinh tiểu học chúng ta cần đảm bảo
nguyên tắc : Học mà chơi- chơi mà học. Để tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, nhẹ
nhàng, GV cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, xóa bớt mặc cảm tâm lí “sợ
cô”, cô và trò cùng học cùng vui chơi như những người bạn. Không nhồi nhét hay biến
học sinh thành người thụ động mà trái lại phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân. Để
làm được điều đó ngành giáo dục phải tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung
cấp những nguồn thông tin hữu ích, những giáo trình đã được chọn lựa cẩn thận và điều
chỉnh phù hợp với lứa tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp.
Về phía giáo viên cần làm gì để nâng cao hiệu quả dạy từ vựng cho học sinh Tiểu
học cũng như giúp các em ghi nhớ được nhiều từ đã học?- Qua nhiều năm giảng dạy,
bản than tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Kinh nghiệm giảng dạy từ vựng
- Kinh nghiệm kiểm tra từ vựng
- Kinh nghiệm giúp học sinh ôn từ ở nhà và nhớ từ lâu
Sau đây, tôi xin trình bày các kinh nghiệm trên của tôi:
A/ Kinh nghiệm giảng dạy từ vựng:
A1/ Dùng tranh ảnh để dạy từ
Đây là một cách thông dụng nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong việc giới
thiệu và học từ vựng. Giúp học sinh học được từ, nhớ từ thông qua tranh ảnh.
VD:
A2/ Dùng vật thật để dạy từ
- Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu : “ a book” ,“ a

pen” ,“ a ruler” ........


Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương
pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giới thiệu
là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối với các em. Đồ
vật thật có thể ở xung quanh lớp hoặc giáo viên có thể chuẩn bị ở nhà.
Example1 :Unit 8- School Things ( Grade 3 )
a book : một quyển sách
a pen: một cây bút
a ruler : một cây thước
a pencil: một cây bút chì
a desk: một cái bàn học sinh
a pencil sharpener: một cái máy gọt bút chì
a school bag: một cái cặp
A3/ Phương pháp dạy từ vựng bằng TPR
- TPR là một loại hình học từ vựng mà các em rất thích nhẹ nhàng,thu hút , dễ tiếp thu
cho trò. Các em có thể TPR theo bài hát , chant( xem video clip và làm theo các hoạt
động ). Hoặc giáo viên vừa đọc từ vừa diễn tả từ đó bằng hành động, các em nói và làm
theo.
Example:
- clap your hand – clap, clap ,clap : vỗ tay
- Stand up : đứng lên
- sit down : ngồi xuống
- shake your hand : lắc tay
- shake your body : đung đưa cơ thể
- Wash your hand : rửa tay
- brush your teeth: đánh răng
- run : chạy
- swim : bơi

- fly : bay


- ride a bike : đi xe đạp
-sing a song : hát
-read a book : đọc sách
...............................................................
...............................................................
- Có rất nhiều từ và cụm từ chúng ta có thể dạy và học thông qua hình thức TPR giúp
các tiết học Tiếng Anh trở lên sôi nổi hấp dẫn.
A4/. Đưa ra từ đồng nghĩa
Example :
Bike = bicycle
Football = soccer
Learn= study
Autumn= fall
Corn= maize
..............................................
...............................................
A5/. Đưa ra từ trái nghĩa
Example :
Like - hate
Fat – thin
Black- white
Funny – boring
- Có thể đưa ra từ trái nghĩa kết hợp với hình ảnh minh họa
tall

short big


small long

short Weak
strong

young

old


A6/Bắt chước các động tác, cử chỉ, nét mặt: bản thân GV và HS luôn là nguồn trực
quan sinh động mà khéo vận dụng sẽ mang laị hiệu quả tích cực.
a. happy – sad

b. cold – hot

B/ Một số biện pháp kiểm tra từ vựng.
Thông thường, giáo viên thường kiểm tra việc ghi nhớ từ vựng của học
sinh vào lúc trước khi bắt đầu bài học mới ở mỗi tiết học.Tuy nhiên, việc kiểm tra như
thế không những nhàm chán mà còn gây áp lực cho học sinh.Sau đây, tôi xin chia sẻ
một số biện pháp kiểm tra từ vựng thông qua các trò chơi. Chúng ta có thể sử dụng
những trò chơi này để kiểm tra việc ghi nhớ từ vựng của học sinh ngay sau khi học
xong từ hay sau khi học xong bài học hoặc trước khi bắt đầu tiết học mới. Bằng cách sử
dụng các trò chơi đơn giản, vui nhộn không những xua tan sự buồn tẻ của giờ học, tạo
ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến
các em không những luôn sẵn sàng tham gia giờ học mà còn giúp các em nhớ ngay các
từ vựng vừa mới học, đồng thời cũng cố và tăng vốn từ cho các em.


1. Bingo: Sử dụng trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu cùa

học sinh. Trò chơi này thích hợp để củng cố về các chủ đề như: Số đếm (Number),
Bảng chữ cái (The Alphabet), từ chỉ nghề nghiệp (Occupation), Màu sắc (colors),
quả (Fruit), thú vật (animals), trang phục (clothes), nghề nghiệp (jobs), thể thao
(sports)…
+ Giáo viên cho một số từ đã học.
+ Mỗi học sinh chọn 9, 16, hoặc 25 từ trong số các từ đó và viết vào vở.
+ Giáo viên đọc các từ không theo trật tự.
+ Học sinh đánh dấu  vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó.
+ Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang, hoặc trên
xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và học sinh đó thắng cuộc.
+ Giáo viên phát thưởng cho học sinh đó.
red
white
black
2. Matching:

blue
orange
pink

Purple
brown
grey

Đây cũng là một họat động rất phổ biến trong tiết dạy từ vựng, HS phải nối từ với nghĩa
của nó và ngược lại, hoặc cũng có thể là nối cặp từ trái nghĩa, số ít với số nhiều... tùy
theo nội dung hay chủ ý của GV.
- Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ
- Phát wordsheet cho các nhóm
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm

- Các nhóm kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau
- Thưởng cho nhóm đạt kết qủa cao nhất
- Slap the board
+ Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng.
+ Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 6 học sinh
+ Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau.
+ Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh
+ Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi.


+ Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm.
+ Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
( Với trò chơi này, giáo viên có thể đọc số đếm, học sinh tìm số và tự đọc lại từ ứng với
số đó)
3. Crossword: ( Trò chơi ô chữ)
Để kiểm tra vốn từ của các em tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò chơi ô chữ:
thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán được nhiều ô
chữ đúng sẽ thắng cuộc.

Ví dụ 1: Connect the dots to match the aniamls and their names
4. Slap the board
+ Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng.
+ Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 6 học sinh
+ Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau.
+ Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh
+ Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi.
+ Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm.
+ Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
( Với trò chơi này, giáo viên có thể đọc số đếm, học sinh tìm số và tự đọc lại từ ứng với
số đó)

5. Jumble words


- GV viết một số từ có các chữ bị xáo trộn lên bảng.
- Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái thành từ có nghĩa.

6. Kim’s game:
(Giáo viên có thể dùng tranh ảnh với các chủ đề khác nhau để học sinh chơi.)
Thể lệ:
- Chia lớp làm 3 đội chơi.
- Quan sát lần lượt 6 bức tranh.
- Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời
gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm.

7. Pass the cards (Chuyền thẻ)
Trò chơi này tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng được nói các từ đã học.
+ Chia lớp thành 3 đội, cho học sinh xếp thành ba hàng.
+ Giao cho ba em đầu hàng một số thẻ từ.
+ Ba em này lần lượt đọc các từ đó và chuyền cho các bạn đứng ngay sau mình.


+ Mỗi học sinh nhận được từ điều phải đọc to từ đó lên.
+ Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng.
8. Charades ( trò chơi đố chữ)
Trò chơi này giúp các em biết cách dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ.
Giáo viên đặt phiếu từ úp mặt xuống thành từng chồng. Một học sinh nhặt phiếu trên
cùng, dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy, cả lớp đoán từ, viêt vào bảng con.
Hoạt động này phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp, con vật, các từ chỉ hoạt động…
Ví dụ: Cho các tranh chỉ hoạt động, 1 HS miêu tả. Lớp viết bảng con.



9 .The Alphabet Game:
+ Chia lớp làm ba đội.
+ Giáo viên nói 1 chữ cái. Học sinh tìm các từ bắt đầu bằng chữ cái đó và ghi vào
giấy.
+ Nhóm nào ghi được nhiều từ hơn thì được ghi điểm.
Ví dụ:
T: It starts with D /di/
Ss: dog, doll, desk, donkey, durian…
T: It starts with T /ti/
Ss: table, tiger, ten,….
T: It starts with B /bi/
Ss: baby, boy, book, bag, bike, bed…..
8. What’s missing?
Ở trò chơi này tất cả học sinh đều tham gia độc lập và ghi phần trả lời ra bảng
con của mình. Giáo viên cho xuất hiện một số từ, sau đó cho biến mất 1 từ, HS phát
hiệt ra từ biến mất và ghi bảng con. thời gian suy nghĩ cho mỗi từ là 20 giây, thí sinh
đồng loạt giơ bảng con lên, GV lần lượt cho các từ khác xuất hiện và biến mất, HS
phát hiện và ghi bảng.


9. A long sentence
- Chia lớp thành 6 nhóm
- GV đọc một câu kết thúc bằng một từ trong danh mục từ vựng muốn lớp luyện.
( Ex. cat, rabbit, monkey, bird, dog, fish)
T: I like rabbits.
S1: I like rabbits and birds.
S2: I like rabbits, birds and cats.
S3: I like rabbits, birds, cats and monkeys.
S4:…………………………………………

S5: …………………………………………
S6: …………………………………………
10.A letter ladder
Giáo viên viết lên bảng một từ ngắn. Các em sẽ phải viết một từ mới bắt đầu
bắng chữ cái đầu tiên của một từ đã cho và dài hơn từ đã cho một chữ cái.
Ví dụ:
he – her - here
* red - read- ready
* hi – his- this
11. Trò chơi “pass a box”.
- Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp, trong đó có chứa các từ mà giáo viên muốn kiểm
tra.
- Tiếp theo giáo viên bật một đoạn nhạc hoặc giáo viên có thể yêu cầu cả lớp hát một
bài hát, các em vừa nghe nhạc hoặc vừa hát vừa chuyền chiếc hộp.
- Khi đang chuyền thì giáo viên có thể nói “Stop” bất cứ lúc nào, khi đó học sinh nào
đang cầm chiếc hộp sẽ phải mở hộp ra và chọn ngẫu nhiên một từ trong chiếc hộp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thử đặt một câu với từ mà học sinh vừa mới lấy từ trong
hộp ra. Hoặc giáo viên có thể thay đổi yêu cầu khác tùy theo bài học, ví dụ như giáo


viên yêu cầu học sinh đọc từ hoặc giáo viên cho tranh ảnh vào đó thay vì cho từ vựng.
Học sinh lấy được tranh nào thì đọc từ vựng tương ứng với từ trong tranh.

 Matching:
+ Matching pictures to words:
-Giáo viên đưa ra một số tranh và một số từ, yêu cầu học sinh nối tranh với từ
tương ứng.
- Có thể yêu cầu học sinh làm cá nhân hay tập thể.

Ví dụ: Unit 3: Where did you go on holiday? (Lesson 2)- Tiếng Anh 5- Tập 1

(sách mới)

motorbike

underground

coach
+ Matching English words to Vietnamese words:
-Giáo viên đưa ra một số tranh và một số từ, yêu cầu học sinh nối tranh với từ
tương ứng.
- Có thể yêu cầu học sinh làm cá nhân hay tập thể.


-Ví dụ: Unit 11: What’s the matter with you? (Lesson 1)- Tiếng Anh 5- Tập 2
(sách cũ)

Matching
1. headache

a. đau bụng

2. backache

b. đau đầu

3. toothache

c. đau cổ họng

4. sore throat


d. đau lưng

5. stomachache

e. đau răng

c. Một số biện pháp giúp học sinh ôn từ và ghi nhớ từ vựng:
1. Giúp học sinh ghi nhớ từ vựng thông qua các bài hát hoặc chant.
-Thông thường học sinh rất thích hát hoặc đọc “chant”. Vì vậy giáo viên nên thường
xuyên luyện tập cho học sinh các bài hát hoặc bài chant đơn giản. Điều này không
những giúp các em phấn khởi và thích thú khi học bộ môn mà còn giúp các em nhớ từ
một cách tự nhiên, thoải mái mà không bị ép là học. Ngoài những bài hát hoặc bài chant
trong sách giáo khoa giáo viên cần đầu tư thời gian để tìm kiếm các video clip, bài hát,
chant trên mạng hoặc có thể tự sáng tạo sao cho nhịp điệu các bài hát, chant dễ nhớ, dễ
thuộc và phù hợp với mỗi bài học.
Example 1 : Song - Numbers
One and one is two
Two and two is four
Four and one is five
Five and five is ten
Example 2 : The Alphabet Song
AB C D E F G
HIJKLNMOP


QRSTUV
XYZ
Now I know my ABCs
Next time won`t you sing with me.

-Bài hát “ We are the alphabet “ một bài hát được các em rất thích khi học về bảng chữ
cái.
Example 3 : Days of the week
There are seven days
There are seven days
There are seven days in a week
Sunday, Monday
Tuesday, Wednesday
Thursday, Friday
Saturday.
Example 4 : Colours Song
Red,blue,and yellow
Green and white
And pink and brown
Red, blue,and yellow
These are beautiful colours
Example 5: A chant of health problems.
Head, headache
Tooth, toothache
Sore, sorethroat
Back, backache
Stomach, stomache
Lots of ills
Be heathy!
2. Hướng dẫn học sinh học từ khi ở nhà:


- Đối với những học sinh chưa thuộc được từ trên lớp thì khi về nhà, giáo viên
khuyên các em nên viết mỗi từ vựng nhiều lần vào trong vở nháp hoặc bảng
con cho đến khi nào thuộc từ mà không cần nhìn vào tài liệu.

- Sauk hi học thuộc các từ, các em nên luyện tập đặt một số câu đơn giản với
các từ đã học để các em nắm được ngữ cảnh khi dùng các từ đó.
- Để tránh quên các từ đã học, các em nên xem lại các từ đã học sau vài ngày
hoặc các em viết các từ vào các mảnh giấy nhỏ và dán lên những nơi mình
hay lui tới ví dụ như góc học tập, tivi, tủ lạnh…. Để bất cứ lúc nào các em
cũng có thể ôn lại các từ đã học nhờ vào việc tình cờ nhìn thấy các từ đó khi
ở nhà. Hoặc các em trang bị cho mình một quyển sổ nhỏ có thể cho vào túi
được, các em ghi các từ vựng vào đó, khi nào rãnh thì lấy ra học hoặc ôn lại.
- Trước tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm, chọn ra nhóm
trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ đọc từ Tiếng Việt cho cả nhóm nghe và
cả nhóm sẽ viết từ Tiếng Anh vào bảng con của mình và giơ lên để nhóm
trưởng và cả nhóm cùng kiểm tra lẫn nhau. Mục đích của việc làm này nhằm
giúp học sinh vừa phát huy sự tự giác trong việc học nhóm vừa nhớ từ lâu
hơn.
g. Dạy học sinh cách liên tưởng
Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý
do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ
vựng có chung gốc.
Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề bằng cách vẽ sơ đồ tư duy:
+ Học sinh làm việc theo nhóm, tìm những thông tin về chủ điểm đã cho, sau đó
so sánh với các nhóm.
+ Giáo viên tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh.
+ Thưởng cho nhóm liệt kê được đúng và nhiều từ thuộc chủ đề, và hoàn thành
trước nhất.


2.4 /TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật
dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người
dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy

không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt
động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm
thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt là một ngân
hàng từ vựng phong phú, dồi dào. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ
cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt
tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của học sinh.
Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học sinh có
chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn. Hiểu bài và nắm


bài tốt. Việc rèn luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt.Khả năng vận dụng ngôn ngữ
khá.
Năm học 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh lớp 3, 5 kết quả
đạt được như sau :
Số
lượng
khảo sát

Sử dụng thành
thạo

Sử dụng
được

Vận dụng
còn mắc lỗi

Vận dụng cần
trợ giúp


(Giỏi)

(Khá)

(TB)

(Yếu)

165

20

25
15.15%

60
36.36%

60

12.12%

36.36%

Kết quả khảo sát khả năng vận dụng từ vựng Tiếng Anh của học sinh đầu năm
học: 2016-2017
Số lượng
khảo sát

Sử dụng

thành thạo

Sử dụng được
(Khá)

(Giỏi)
182

34 18.70%

44

Vận dụng
còn mắc lỗi

Vận dụng cần trợ
giúp

(TB)

(Yếu)

24.18% 75

41.21%

24

15.91%


3. Kết luận và khuyến nghị:


Nội dung:

Việc vận dụng các phương pháp nêu trên tỏ ra vô cùng cần thiết và hết sức hiệu
quả khi dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. Thủ thuật này cũng hoàn toàn phù hợp
với lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại. Thêm nữa, nó cũng rất dễ sử
dụng khi dạy các giáo trình Tiếng Anh tiên tiến như Let’s Go hay Let’s Learn, bộ sách
Tiếng Anh mới hiện hành.
Ngoài ra, các phương pháp này giúp cho không khí lớp học sôi nổi, học sinh hào
hứng tham gia bài học, học sinh có thể tự học, hoặc học theo nhóm.
Tuỳ vào điều kiện dạy học, tuỳ vào năng lực học tập của học sinh và năng lực
sư phạm của giáo viên mà giáo viên có thể chọn lựa cho mình những biện pháp phù
hợp.
Hy vọng qua sáng kiến nhỏ bé này sẽ giúp mỗi chúng ta có thêm một chút kinh
nghiệm nào đó để góp phần làm chuyển biến chất lượng dạy – học và khả năng giao
tiếp Tiếng Anh ở Tiểu học hiện nay.


Ý nghĩa và hiệu quả:


- Đối với học sinh:
Làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh. Khi các em đã thừa sự hào hứng thì
việc tiếp thu ngữ liệu mới là việc vô cùng đơn giản. Cách diễn đạt từ, cụm từ qua ngôn
ngữ cử chỉ, do vậy, sẽ giúp các em mau nhớ và lâu quên những gì đã học.
Tăng cường khả năng ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh, phát huy tính tích cực của việc
làm nhóm. Học sinh có thể tự học, học với bạn hoặc học theo nhóm giúp các em có thể
ghi nhớ từ lâu hơn.

Thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh hơn.
Giúp học sinh tự tin hơn trong giờ học Tiếng Anh
- Đối với giáo viên
Giảm bớt mối bận tâm đến thời gian và kinh phí cho việc chuẩn bị quá nhiều đồ
dùng dạy học. Giáo viên biết vận dụng linh hoạt giữa các thủ thuật trong giờ học và
cách có thể giúp học sinh tự học và tự ôn từ vựng ở nhà.
Giáo viên vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp này một cách linh hoạt
không gây nhàm chán ở học sinh
Giáo viên chủ động thiết kế và lựa chọn hoạt động phù hợp cho từng đối tượng
học sinh
III. Đề xuất
1. Đối với học sinh:
- Khuyến khích học sinh học tập và sử dụng từ vựng Tiếng Anh trong giao tiếp.
- Động viên các em học tập theo nhóm và thành lập các buổi nói Tiếng Anh hay
câu lạc bộ Tiếng Anh trong lớp hoặc khối để dần dần năng động, tự tin hơn.
- Yêu cầu các em luôn luôn có thói quen ôn tập để khắc sâu kiến thức cũ.
2. Đối với giáo viên:
- Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng Anh cũng như nhận
thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như khen
ngợi, động viên nhắc nhở kịp thời.
- Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học.
- Ngoài ra giáo viên cũng nên thường xuyên dự giờ lẫn nhau trên cơ sở đó để góp
ý và học hỏi kinh nghiệm.
3. Đối với lãnh đạo trường, phòng Giáo dục:


- Thiết kế lại phòng chức năng cho phù hợp với việc giảng dạy bộ môn như trang
bị bảng, loa, bàn ghế
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tham gia vào các lớp học

Tin học nhằm giúp giáo viên tiếp cận với công nghệ phục vụ cho việc soạn giảng đạt hiệu
quả cao.
- Tổ chức tốt các đợt hội giảng để giáo viên có điều kiện học hỏi trau dồi kinh nghiệm
Vậy tôi mong các cấp, các ngành có liên quan tạo điều kiện hơn nữa để giáo
viên chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này nên bài viết không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Kính mong lãnh đạo ngành, đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh
sữa, bổ sung, trao đổi để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×