Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.72 KB, 3 trang )

Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được định nghĩa như việc thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ với sự trợ giúp của
viễn thông và các thiết bị viễn thông. Hoạt động của thương mại điện tử được thể hiện dưới rất nhiều các
hình thức khác nhau như:
1. Thư điện tử (Email)
Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử
dụng email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin
một cách nhanh nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax. Một địa chỉ email tốt phải
đáp ứng các yêu cầu càng ngắn càng tốt, gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp.
Địa chỉ email cần ngắn gọn để đối tác có thể dễ nhớ và tránh khả năng gõ nhầm trên bàn phím vì khi gõ địa
chỉ email chỉ cần sai một ký tự là coi như sai cả địa chỉ và thư gửi sẽ không đến nơi.
Địa chỉ email cần gắn với địa chỉ website và thương hiệu vì như vậy chỉ cần đọc địa chỉ email là đối tác có
thể nhận biết tên doanh nghiệp của bạn cũng như địa chỉ website của bạn. Ví dụ, khi nhận được email từ là
người ta dễ dàng đoán ra được đây là email từ công ty IBM và Website của công ty này là . Dựa trên
nguyên tắc địa chỉ website gắn liền với tên thương hiệu, trong nhiều trường hợp có thể đoán ra địa chỉ
website của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Tuyệt đại đa số website của doanh nghiệp đều có phần đầu là
www. và phần sau là .com hoặc .com.vn. Chúng ta chỉ cần đặt tên thương hiệu của doanh nghiệp vào giữa
hai phần trên là xong.
Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email, doanh nghiệp cần lấy ngay địa chỉ website
làm phần gốc (phần sau dấu @). Rất nhiều doanh nghiệp hiện đã có website, nhưng l?i không biết là họ có
quyền dùng địa chỉ website đó cho địa chỉ email của mình nên vẫn phải dùng địa chỉ email đăng ký tại các
nhà cung cấp dịch vụ Internet như VDC, FPT ...
2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data
interchange - EDI) là việc trao đổi trực tiếp các
dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (structured form)
từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử
khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận
buôn bán với nhau theo cách này một cách tự
động mà không cần có sự can thiệp của con
người. Trao đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan


trọng đối với giao dịch thương mại điện tử quy
mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Với
việc hình thành những hệ thống ứng dụng thương
mại điện tử kỹ thuật cao như mạng giá trị gia
tăng (VAN), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (SCM), mạng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian
…, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ áp dụng những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu
thống nhất tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được
lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm
thời gian và chi phí trao đổi dữ liệu. Hiện nay, sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình hiện đại như XML
làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn, do đó EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều
ngành trên thế giới.
3. Quảng cáo trực tuyến
Giao dịch thương mại điện tử
Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng,
đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những
trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng... Chi phí quảng
cáo trên các trang web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. Vì
vậy, việc tiến hành quảng cáo trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến
lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Những công ty có trang web riêng hoạt động trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, từ sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp tới những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nhiều
doanh nghiệp đã tận dụng chi phí thấp của các hình thức quảng cáo bằng thư điện tử bằng cách mua hoặc
liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng có địa chỉ email từ những nhà cung cấp dịch vụ Interner như FPT,
VDC ... rồi gửi thư điện tử quảng cáo. Ví dụ về các loại quảng cáo trực tuyến trên website là samer, popup,
contest/quizz ...
4. Bán hàng qua mạng
Website bán lẻ là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán
hàng hoá cho người tiêu dùng. Đây chính là sự thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với
người tiêu dùng. Mặc dù không phải phương thức có trị giá giao dịch lớn nhất trong thương mại điện tử,
nhưng khi nói đến thương mại điện tử người ta hay nghĩ đến website bán lẻ với các mô hình nổi tiếng
như , .

Website bán lẻ có ưu thế trong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu
dùng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh những hàng hoá hữu hình, hàng hoá có thể số hoá và
dịch vụ cũng là đối tượng của website bán lẻ. Phần mềm, trò chơi, phim là những mặt hàng số hoá có
doanh số phân phối qua mạng cao. Các dịch vụ giải trí, du lịch, giao thông, tư vấn ... cũng là những lĩnh
vực tiềm năng cho các website bán lẻ.
Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau:
• Người mua vào website xem hàng, mỗi mặt hàng thường có hình ảnh minh hoạ, các chi tiết về mặt
hàng đó.
• Khi muốn mua một mặt hàng, người mua sẽ nhấn vào nút “Đặt mua” sau đó lại có thể tiếp tục xem
các mặt hàng khác.
• Sau khi xem và chọn hàng xong, người mua nhấn vào ô “Giỏ mua hàng” (Shopping cart hoặc
Basket) để xem lại những mặt hàng đã chọn. Tại đây người mua có thể bỏ bớt những mặt hàng đã
chọn hoặc tăng số lượng của một mặt hàng nào đó.
• Tiếp đó đến phần thanh toán, người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc điền các
thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán : bằng thẻ tín dụng, chuyển tiền
thẳng vào tài khoản người bán, chuyển tiền qua Paypal, chuyển tiền qua bưu điện.
• Với website bán lẻ, doanh nghiệp có thể trở thành một nhà phân phối hàng hoá mà không cần phải
trực tiếp sản xuất hay không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng. Điều này tạo nên lợi thế cạnh
tranh là cắt giảm được chi phí thuê mặt bằng và nhân công. Tuy nhiên, để thiết lập website bán lẻ,
doanh nghiệp cần lưu ý những điều kiện sau:
• Thiết kế hoặc thuê thiết kế được một website bán lẻ có đầy đủ các chức năng, tiện lợi cho người
dùng và bảo mật tốt (nhất là với các website có nhận thanh toán trực tiếp qua mạng).
• Đặt website trên máy chủ có tốc độ cao, đường truyền băng thông rộng để khách hàng truy cập dễ
dàng.
• Bố trí tốt nhân lực để nhận, phản hồi các đơn đặt hàng, cập nhật thông tin trên website, nhận hàng
từ nhà sản xuất và giao hàng cho người mua.
• Cung cấp nhiều loại hình thanh toán.
• Làm tốt công tác quảng cáo website, chăm sóc khách hàng.
Theo e-commerce

×