Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

XÁC ĐỊNH ƯU THẾ LAI MỘT SỐ TỔ HỢP BÔNG LAI F1 TRONG VỤ KHÔ 2007 TẠI THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH ƯU THẾ LAI MỘT SỐ TỔ HỢP
BÔNG LAI F1 TRONG VỤ KHÔ 2007
TẠI THỦ ĐỨC - TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007

Tháng 11/2007


XÁC ĐỊNH ƯU THẾ LAI MỘT SỐ TỔ HỢP
BÔNG LAI F1 TRONG VỤ KHÔ 2007
TẠI THỦ ĐỨC - TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TRUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
K.S HỒ TẤN QUỐC

Tháng 11 năm 2007
i




LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi công ơn của Ba mẹ, đã nuôi dưỡng dạy dỗ con đến ngày
hôm nay.
Trân trọng biết ơn:
- Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy Cô Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông
Lâm đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong bốn năm học tập tại trường.
- Thầy KS. Hồ Tấn Quốc, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Thầy PGS.TS Phan Thanh Kiếm, người đã luôn giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn:
- Các anh trong ban quản lý trại thực nghiệm – Khoa Nông Học – Trường ĐH
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tập thể các bạn sinh viên lớp NH29 cùng bạn bè gần xa
đã nhiệt tình ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007
Sv: Nguyễn Thanh Truyền

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa


i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các hình và biểu đồ

viii

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Chương 1: GIỚI THIỆU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích đề tài

2

1.3. Giới hạn đề tài

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Vài nét về cây bông (Gossypium)

3

2.1.1. Phân loại cây bông

3

2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bông

3

2.1.3. Nhu cầu sinh thái cây bông


5

2.1.4. Một số sâu bệnh hại trên cây bông vải

8

2.2. Ưu thế lai

10

2.2.1. Vấn đề ưu thế lai

10

2.2.2. Ưu thế lai trên cây bông vải

11

2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bông trên thế giới

13

2.3.1. Tình hình sản xuất

13

2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bông lai trên thế giới

14


2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất

17
17

iii


2.4.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống bông lai ở Việt Nam
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18
20

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

20

3.2. Vật liệu nghiên cứu

20

3.3. Phương pháp nghiên cứu

21

3.3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu, đất đai khu thí nghiệm


21

3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

23

3.3.3. Quy trình kỹ thuật

24

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

25

3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

30

3.5.1. Xử lý thống kê

30

3.5.2. Phân tích độ trội (hp) theo công thức của Wright (1958)

30

3.5.3. Mức độ UTL được tính theo công thức của Marani (1963)

30


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các giống
tham gia thí nghiệm

32

4.1.1. Tỷ kệ mọc mầm

32

4.1.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và kinh tế quan trọng của cây bông vải

33

4.2. Đánh giá ưu thế lai của một số tính trạng chính

42

4.2.1. UTL trên các tính trạng sinh trưởng và hình thái

42

4.2.2. UTL ở các tính trạng cấu thành năng suất và năng suất

47

4.2.3. Mức độ UTL ở các tính trạng chất lượng


54

4.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại

60

4.4. Một số tổ hợp lai có triển vọng

62

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Đề nghị

64

Tài liệu tham khảo

65

Phụ lục

67


iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản suất và tiêu thụ bông xơ thế giới năm 2006 – 2007

13

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bông vải của Việt Nam từ năm 2004
– 2008

18

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu nông hóa của khu đất làm thí nghiệm

22

Bảng 4.1. Khả năng mọc mầm

31

Bảng 4.2. Độ lớn tính trạng một số chỉ tiêu sinh trưởng các công thức tham gia thí
nghiệm

36

Bảng 4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất


37

Bảng 4.4. Giá trị của các chỉ tiêu chất lượng xơ bông

41

Bảng 4.5. Giá trị ưu thế lai thời gian sinh trưởng

42

Bảng 4.6. Giá trị ưu thế lai chiều cao cây

44

Bảng 4.7. Giá trị ưu thế lai chiều dài cành quả

45

Bảng 4.8. Giá trị ưu thế lai số cành quả /cây

46

Bảng 4.9. Giá trị ưu thế lai số quả /cây

47

Bảng 4.10. Giá trị ưu thế lai trọng lượng quả

48


Bảng 4.11. Giá trị ưu thế lai trọng lượng 100 hạt

49

Bảng 4.12. Giá trị ưu thế lai tỷ lệ xơ

50

Bảng 4.13. Giá trị ưu thế lai năng suất bông xơ

51

Bảng 4.14. Giá trị ưu thế lai năng suất thực thu

52

Bảng 4.15. Giá trị UTL chiều dài xơ

54

Bảng 4.16. Giá trị UTL độ bền xơ

55

Bảng 4.17. Giá trị UTL độ mịn xơ

56

Bảng 4.18. Giá trị UTL độ đều xơ


57

v


Bảng 4.19. Giá trị UTL chỉ số xơ ngắn

58

Bảng 4.20. Giá trị UTL độ chín xơ

59

Bảng 4.21. Tình hình sâu bệnh hại trên các công thức tham gia thí nghiệm

60

Bảng 4.22. Một số tổ hợp lai có triển vọng

62

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm

21


Hình 1. Toàn cảnh khu thí nghiệm

23

Hình 2: Các cặp lai có triển vọng

65

Hình 3: Các giống bố mẹ trong thí nghiệm

66

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Cây bông vải (Gossypium malvacearum) là cây lấy sợi quan trọng nhất với sản
phẩm chính của cây bông là xơ bông được dùng trong công nghiệp dệt. Ngoài ra, các
sản phẩm khác cũng có giá trị kinh tế như: hạt bông có thể ép lấy dầu ăn và chế biến
làm khô dầu, loại phân bón và thức ăn gia súc tốt; thân lá có thể dùng làm tấm lợp và
chế biến thành giấy cao cấp; vỏ thân cây dùng làm sợi dệt bao tải, thảm. Hàng năm,
cây bông đã cung cấp gần 20 triệu tấn xơ bông cho ngành dệt và các ngành công
nghiệp khác. Ngày nay, sự phát triển mạnh của các loại tơ sợi tổng hợp và tự nhiên
khác cũng không làm mất đi vai trò quan trọng số một của xơ bông.
Ở Việt Nam, ngành trồng bông đã có từ lâu đời và đã cung cấp xơ sợi cho nhu
cầu may mặc của con người. Ngày nay ngành dệt nước ta cần khoảng 140.000 –
150.000 tấn xơ bông /năm, trong khi sản xuất bông mới chỉ đáp ứng được 10 – 15%
nhu cầu. Bên cạnh đó, theo chương trình phát triển của cây bông vải dự tính đến năm

2010, diện tích trồng bông của cả nước sẽ tăng lên 150.000 ha, năng suất bình quân đạt
18 tạ /ha với tổng sản lượng bông xơ đạt khoảng 90.000 tấn, đáp ứng 70% nhu cầu của
ngành dệt. Trước tình hình đó việc mở rộng và phát triển sản xuất bông ở Việt Nam là
cấp thiết. Vấn đề cấp bách nêu trên có thể giải quyết bằng hai con đường: mở rộng
diện tích, mở thêm vùng bông và tăng năng suất bông.
Các yếu tố thâm canh và bảo vệ thực vật hợp lý có thể giúp cho cây bông đạt
năng suất cao, nhưng cơ sở tiềm tàng để cho các biện pháp trên tác động vào phải là
giống tốt. Đó là giống cho năng suất, phẩm chất cao, kháng sâu bệnh hại và chống chịu
điều kiện bất thuận. Trong đó, đặt biệt chú trọng vào việc sử dụng rộng rãi giống bông
ưu thế lai để tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho
người trồng bông.
Để góp phần chọn tạo giống bông ưu thế lai đưa vào sản xuất, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Xác định ưu thế lai một số tổ hợp bông lai F1 trong vụ khô 2007 tại
Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1


1.2. Mục đích đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các tổ hợp bông lai.
Xác định chiều hướng và đánh giá mức độ ưu thế lai của con lai F1 trên một số
tính trạng quan trọng.
Xác định một số tổ hợp bông lai F1 có triển vọng.
1.3. Giới hạn đề tài
Chỉ tiến hành nghiên cứu một số tính trạng chính trên 10 tổ hợp bông lai F1, 7
giống bố mẹ và 2 giống đối chứng VN15, VN02-2 tại trại thực nghiệm khoa Nông học
– trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về cây bông (Gossypium)
2.1.1. Phân loại cây bông
Cây bông vải thuộc bộ Gossypieae, họ Malvacae và chi Gossypium. Chi này
được Linacus nghiên cứu, phân loại từ giữa thế kỷ 18. Chi Gossypium gồm 50 loài
hoang dại và trồng trọt. Trong đó có 45 loài lưỡng bội (2n = 26 nhiễm sắc thể). Theo
Chaudhry (2003), chỉ có 4 loài của chi Gossypium được trồng ở quy mô thương mại
trên thế giới là: G. hirsutum L., G. barbadense L., G. arboreum L., và G. herbaceum L.
G. arboreum (2n = 26) có nguồn gốc từ Tây Nam Ấn Độ, lan truyền sang vùng
Đông Nam Á, vùng có gió mùa, khí hậu ẩm ướt.
G. herbaceum (2n = 26) có nguồn gốc ở phía Nam châu Phi.
G. barbadense (2n = 52) có nguồn gốc ở Peru.
G. hirsutum (2n = 52) có nguồn gốc ở Mexico. Hiện nay được trồng phổ biến
nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, bông Luồi (G. hirsutum) được nhập từ Campuchia với
lịch sử trồng trọt không quá 100 năm.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bông
Hầu hết các dạng bông trồng trọt có nguồn gốc từ cây lâu năm. Rễ cọc gồm có
rễ cái và nhiều rễ phụ (rễ con). Bộ rễ phát triển tương đối sâu, rễ cái có thể ăn sâu 2 –
3m, rễ con dài 0,6 – 1m. Mạng lưới rễ phân bố tập trung ở tầng đất mặt 5 – 30cm, nơi
có nhiều chất màu (Nguyễn Thị Sâm, 2000).
Thân cây bông thuộc loại thân gỗ, mang cành, lá, hoa, quả. Thân chính của
bông vải có tính cách độc trụ, nghĩa là thân tăng trưởng liên tục ở đốt, chóp thân. Mỗi
đốt thân mang một lá sắp xếp theo hình xoắn ốc. Thân chính cao 0,7 – 1,5m tùy giống
và điều kiện môi trường. Thân cây bông có 20 – 30 lóng, các lóng ở phía gốc và phía
ngọn cao hơn các lóng ở giữa. Nhiệt độ thấp, đất hạn thì lóng ngắn. gieo dày, tỉa
muộn, bông thiếu ánh sáng thì lóng vươn dài ra. Lóng ngắn thường chín sớm hơn.
Nhiệt độ cao, ẩm độ cao đều làm cho cây sinh trưởng quá mạnh, lóng dài, thân mềm
3



gây nên rụng nụ, rụng đài nặng. Thân cây có màu xanh, có khi màu tía. Trên thân
thường có lông, thân non lông nhiều, già rụng bớt. Trên thân cũng như cành, lá, hoa,
quả, hạt đều có tuyến dầu làm nhiệm vụ bài tiết.
Cây bông có 2 loại cành: cành đực và cành quả. Cành đực thường to, mọc thẳng
hợp với thân chính một góc nhỏ và không trực tiếp mang hoa, quả. Nếu điều kiện dinh
dưỡng tốt thì chúng có thể đâm ra cành cấp 2 mang quả. Số lượng cành đực biến động
từ 1 – 10 cành tùy giống. Cành đực thường phát triển từ nách lá thật thứ 3 – 4 (dưới đó
là mầm ngủ). Cành quả mảnh dẻ, mọc khúc khuỷu dạng chữ chi, hợp với thân chính
một góc lớn và trực tiếp mang hoa, quả. Lá ở cành quả sắp xếp theo lối so le tả hữu và
cứ mỗi nách lá là một quả. Cành quả sinh trưởng theo phương thức mầm nách tức tận
cùng bằng một nụ, sự sinh trưởng tiếp theo là từ chồi bên, giữa lá và nụ xuất hiện một
búp mới, búp này phát triển thành một đốt cành mới. Đốt này tận cùng bằng một nụ
thứ hai và một lá thứ hai, cứ thế tiếp tục đến 5 – 7 đốt cành. Số lượng đốt và chiều dài
lóng trên cành quả tùy thuộc giống và điều kiện môi trường. Số lượng cành quả biến
động từ 15 – 20, có khi nhiều hơn. Đặc tính di tuyền trong khi chọn giống và điều kiện
ngoại cảnh ảnh hưởng đến vị trí cành quả cao hay thấp. Căn cứ vào số lóng trên cành
quả người ta phân biệt làm 2 loại: cành quả hữu hạn (chỉ có 1 lóng, 2 – 4 quả mọc
chùm) và cành quả vô hạn (có nhiều lóng).
Lá hình tim có cuống, có từ 3 – 9 thuỳ, gân lá hình chân vịt, có lông trên lá và
có cấu trúc, kích thướt, số lượng rất khác nhau. Các loài bông vải khác nhau có hình
dạng, kích thướt và độ lông trên lá cũng khác nhau. Hình dạng lá thay đổi đáng kể
ngay trên cùng một cây, nhưng giữa các loài khác nhau sự khác biệt càng lớn hơn.
Kích thướt lá thay đổi tùy giống, vị trí lá trên thân, tùy theo cây khỏe hay yếu và tùy
vào tuổi của lá. Các lá thật đầu tiên không phân thùy, có dạng hình tim, từ lá thứ 5,6
trở đi thì mới phân thùy và có dạng lá khía bình thường, đặc trưng cho mỗi giống
(thường có 5 khía hay ít hơn). Tuy nhiên những lá ở gần ngọn cây sẽ nhỏ đi và ít khía
hơn những lá ở giữa thân cây.Tuyến độc Gossypol có ở mặt dưới lá, lá bắc, thân và
phôi hạt.
Nụ hoa đầu tiên xuất hiện cùng với cành quả đầu tiên, có tháp hình tam giác

cân, giới hạn bằng ba lá bắc khép kín, nụ lớn lên thành hoa. Hoa gồm có đài hoa có 5
cánh dính liền nhau, một tràng hoa cũng có 5 cánh màu vàng lợt, có chấm tím ở đáy
4


tràng hoa, một bộ nhị đực với 10 hàng tiểu nhị có phấn vàng, tròn, đầy gai và một bộ
nhụy cái với bầu noãn chia ra 2 - 6 ngăn nuốm (tử phòng) với 2 – 6 khía dính nhau và
8 – 12 tiểu noãn ở mỗi ngăn. Hoa bông vải có nhiều tuyến mật hoa. Sau khi tượng nụ
hoa độ 20 – 25 ngày thì hoa nở (Tôn Thất Trình, 1974).
Sau khi nở hoa, hạt phấn rơi vào vòi nhụy, nảy mầm và ống phấn sinh trưởng đi
xuống bầu hoa, sự sinh trưởng của ống phấn mất từ 12 – 30 giờ, sau đó hoàn thành quá
trình thụ tinh. Sự phân chia tế bào của hợp tử bắt đầu từ 4 – 5 ngày sau khi hoa nở, 20
ngày sau quả đã đạt được 90% kích thướt tối đa của nó. Quả thành thục khoảng 25
ngày sau khi hoa nở (Lê Minh Thức, 1996).
Xơ bông chính là thể biến dạng của tế bào biểu bì noãn cầu. Xơ bông hình
thành đồng thời với sự sinh trưởng của quả. Noãn không thụ phấn có chiều dài 1mm,
sau khi thụ phấn noãn dài ra khoảng 9 – 10mm. Khi chín quả nẻ ra các múi cong lên
và xơ bông bung ra.
2.1.3. Nhu cầu sinh thái cây bông
* Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh:
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây bông là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, cho nên cây
bông đòi hỏi cao về nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây bông là 25
– 30oC (Nguyễn Thị Sâm, 2000). Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của
cây mà yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.
- Trong giai đoạn mọc mầm nhiệt độ dưới 14oC hay trên 40oC, hạt sẽ không nảy
mầm được. Bông mọc chậm ở nhiệt độ 15 – 25oC, mọc nhanh ở 30oC, hạt mọc nhanh
càng tốt vì tránh nguy cơ gây thối hạt và chết cây con hàng loạt.
- Trong giai đoạn tăng trưởng, nhiệt độ càng gần nhiệt độ tối hảo bao nhiêu thì
cây sẽ ra nụ sớm bấy nhiêu và ngược lại.
- Trong giai đoạn nở hoa, nhiệt độ dưới 20oC thì nhị đực khó tung phấn, quả khó

đậu. Nhiệt độ này cũng gây trở ngại cho quá trình tích lũy cellulose trong tế bào sợi.
Nhiệt độ cao quá sẽ làm cho tế bào tích tụ nhiều chất bài tiết, gây độc cho cây. Nhiệt
độ cao làm cho quang hợp bị ức chế, thoát hơi nước tăng cao, cây sinh trưởng phát
triển không thuận lợi.

5


- Trong giai đoạn phát triển trái, nếu nhiệt độ thấp thời gian trái chín sẽ lâu hơn.
Nếu nhiệt độ cao quá (trên 38oC), tuy trái mau chín nhưng trái sẽ nhỏ hơn và hạt nhẹ
hơn (Nguyễn Thị Sâm, 2000).
Yêu cầu về ẩm độ và nước:
- Bông là cây ưa “đầu khô chân ẩm” nghĩa là ưa sống ở khí hậu có nhiều ánh
nắng, độ ẩm đất thích hợp và độ ẩm không khí thấp. Cây bông cũng là cây chịu hạn
khá tốt nhờ có bộ rễ phát triển và ăn sâu vào trong lòng đất. Nhưng để sinh trưởng và
phát triển bình thường, cho năng suất và phẩm chất tốt, cây bông đòi hỏi phải có chế
độ nước thích hợp.
- Nước giúp cho cây duy trì những hoạt động sống bình thường, vừa giúp cây
chống lại những điều kiện thời tiết bất lợi. Ngoài ra, nước có quan hệ cực lớn với sinh
trưởng, tế bào lớn lên và phân chia đều cần nước. Hạt bông khô chỉ khi nào hút nước
phình ra mới có thể nảy mầm.
- Bông cần nước nhưng rất sợ úng. Khi ẩm độ đất quá cao (hay sũng nước), rễ sẽ
thiếu dưỡng khí nên hô hấp bị ngừng trệ, rễ không hút được thức ăn, cây sinh trưởng
èo uột, vàng lá, nụ và quả rụng nhiều. Do vậy ở những vùng đất thấp mưa nhiều phải
đào mương dọc quanh ruộng bông và hạ thấp mực nước ngầm.
- Cây bông cần lượng mưa phân bố đều, lượng mưa vừa phải trong thời kỳ sinh
trưởng sinh thực và hình thành quả, sau đó khi thu hoạch lại khô ráo là tốt nhất. Mưa
nhiều làm cây bông bốc lá, độ ẩm không khí trong ruộng bông tăng dễ phát sinh sâu
bệnh. Nhiệt độ cao và ẩm độ không khí cao là những nguyên nhân tối quan trọng gây
nên nạn rụng đài. Ở thời kỳ cây con, độ ẩm không khí cao quá nấm bệnh dễ phát triển,

ở thời kỳ nụ hoa dễ rụng nụ, rụng đài và ở thời kỳ chín quả khó nở, dễ bị thối. Tuy
nhiên nếu đất thiếu nước, bông bị hạn thì lá héo do rễ không hút được nước nhưng vẫn
thoát hơi nước qua lá, nếu hạn hán kéo dài thì cây sẽ chết.
- Yêu cầu nước của cây bông thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và phát dục:
Từ gieo hạt – ra nụ: cần tương đối ít nước. Vì vậy, nếu giai đoạn đầu hạn
chế nước hay gặp hạn có thể kích thích bộ rễ phát triển sâu. Sau gieo chỉ cần
đất ẩm.
Từ lúc ra nụ đầu tiên – quả chín rộ: bông rất cần nước. Thiếu nước trong
thời kỳ này năng suất bông sẽ giảm xuống (rụng nụ, rụng đài rất trầm trọng do
6


không hòa tan được thức ăn nên thiếu dinh dưỡng), nhưng mưa nhiều cũng
gây hại và đảo lộn sinh lý của cây gây ra rụng hoa, quả (do rễ không hô hấp
nên không hút được thức ăn), cành lá phát triển mạnh gây lốp, tạo ẩm độ cao
trong ruộng gây thối quả, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển (Nguyễn Thị
Sâm, 2000).
Yêu cầu về ánh sáng:
- Cây bông là thực vật thượng đẳng nên rất cần ánh sáng. So với các cây trồng
khác, cây bông đòi hỏi những điều kiện ánh sáng chặt chẽ hơn. Một nhà sinh ký học
người Mỹ từ cuối thế kỷ 19 đã gọi cây bông là “con đẻ của mặt trời” vì thiếu ánh sáng
cây bông sẽ bốc lá và rụng trái non. Theo Nguyễn Thị Sâm (2000), trồng bông nơi ánh
sáng đầy đủ sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt .
- Trong điều kiện thiếu ánh sáng như bị bóng cây, các công trình xây dựng che
khuất hay mây mù kéo dài, cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai
đoạn nụ, hoa và hình thành quả thì đài, nụ, quả non sẽ bị rụng nhiều. Mặt khác, khi
thiếu ánh sáng cường độ quang hợp của cây bông giảm đi nhiều.
- Theo Lê Quang Quyến và Vũ Xuân Long (1998), thời gian chiếu sáng trong
ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến phát triển của cây bông. Thời gian chiếu sáng nhiều
làm cho cây bông phát triển nhanh hơn, nhanh chóng bước vào giai đoạn sinh thực và

ngược lại cây bông phát triển chậm và bước vào giai đoạn sinh thực muộn (chậm hình
thành nụ và nở hoa).
* Yêu cầu của cây bông đối với đất và chất dinh dưỡng:
Cây bông có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng chịu úng kém. Vì vậy,
để cây bông sinh trưởng phát triển tốt đòi hỏi đất xốp, có thành phần cơ giới trung
bình, dễ tưới, tiêu và có độ mùn khả dĩ. Trên đất chua (pH = 5,5) và đất mặn, cây bông
sẽ giảm năng suất rất lớn. Thích hợp cho cây bông là pH = 6,5 – 7,5.

7


2.1.4. Một số sâu bệnh hại trên cây bông vải
* Sâu hại: Bông vải là một trong những cây trồng có thành phần côn trùng
phong phú. Hargeaves (1948) cho biết có 1362 loài côn trùng sống trên cây bông,
trong đó có 15% có khả năng gây hại và dưới một nữa trong chúng là sâu hại quan
trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hai (1996), trên cây bông ở Việt Nam
có 49 loài sâu nhưng chỉ có một số ít loài trong đó là sâu hại quan trọng như:
- Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
- Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
- Sâu đo (Anomis flava)
- Sâu hồng (Pectinophora gossypiella)
- Rầy xanh (Amrasca devastans)
- Rệp (rầy mềm) (Aphis gossypii)
Chỉ có 2 loài sâu hại quan trọng nhất là sâu xanh và rầy xanh, nhưng có đến 88
loài côn trùng có ích, riêng sâu xanh có đến 69 loài thiên địch (Nguyễn Thơ và ctv,
1999). Như vậy, so với sâu hại thì quần thể thiên địch chiếm ưu thế, thường chúng có
thể khống chế sâu hại một cách hữu hiệu. Nhưng nếu dùng thuốc hóa học quá nhiều,
quần thể thiên địch sẽ chết trước sâu hại, làm phá vỡ mối cân bằng sinh thái, sâu hại
trở nên phát triển tự do không có sự kiềm chế. Mặt khác, dùng thuốc hóa học nhiều sẽ
làm cho sâu hại trở nên kháng thuốc. Đó là lý do làm bùng phát dịch hại triền miên

không thể ngăn chặn được. Ở Châu Á, sâu hại đã làm giảm 20 – 40% sản lượng bông
hàng năm (Ahmad, 1991). Ở Việt Nam, từ những năm 1980 về trước, người trồng
bông chỉ sử dụng duy nhất một biện pháp hóa học để trừ sâu, nhất là những loại thuốc
có phổ rộng làm cho sâu xanh trở thành một thảm họa không thể ngăn chặn được, năng
suất bông ngày càng giảm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường và có nguy cơ không
thể tiếp tục trồng bông được nữa. Trước tình hình đó, hàng loạt các biện pháp bảo vệ
thực vật trên cây bông được thực hiện nhằm hạn chế tác hại của sâu góp phần làm tăng
năng suất và sản lượng bông như: xử lý hạt giống, sử dụng giống kháng, áp dụng các
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chăm sóc và bón phân đầy đủ. Bằng định
hướng IPM, trong hơn 10 năm qua chúng ta đã quản lý được sâu hại có hiệu quả, ngăn
chặn được sâu xanh, rầy xanh và đưa năng suất bông lai lên gấp 2 lần so với trước, chi
phí bảo vệ thực vật giảm đáng kể còn 5 – 10%. Diện tích và sản lượng bông nước ta
8


bắt đầu được mở rộng, hình thành những vùng bông trọng điểm của cả nước (Nguyễn
Thơ và ctv, 1999).
* Bệnh hại: Bông là loại cây trồng có nhiều bệnh hại, cây bông có thể bị bệnh
từ khi gieo xuống đất cho đến khi thu hoạch, tác nhân gây bệnh có đến hàng trăm loại
virus, vi khuẩn, Microplasma, nấm cho đến tuyến trùng. Tác hại của bệnh gây ra cho
cây bông trên thế giới không nhỏ: ở Mỹ, bệnh là nguyên nhân chính làm giảm sản
lượng bông trong giai đoạn 1953 – 1977 thiệt hại ước tính hằng năm là 333 triệu đô la,
tức là khoảng 431,3 triệu tấn xơ. Ở Liên Xô cũ, trước đây bệnh Vin đã gây thiệt hại rất
lớn cho ngành sản xuất bông. Năm 1969, bông hạt ở nước Cộng Hòa Uzbekistan mất
do héo khô cây bông là 400.000 tấn, tương đương với 120 triệu rúp. Ở nước ta, từ sau
năm 1975 đối tượng chủ yếu gây hại bông là sâu, nhưng từ khi áp dụng biện pháp
phòng trừ tổng hợp sâu hại bông, chúng ta đã giảm được phần lớn số lần phun thuốc
và đưa năng suất bông hạt lên trên 1 tấn /ha. Diện tích trồng bông được mở rộng lên
hơn 1000 ha trong vài năm nay nhưng đồng thời cũng có nhiều loại bệnh chưa ngừa trị
được đã gây thiệt hại đáng kể, đặc biệt là một số bệnh hại chính như: bệnh xanh lùn,

bệnh ban giác, bệnh đốm và cháy lá, bệnh mốc trắng và hai loại bệnh phổ biến ở các
nước trồng bông là lỡ cổ rễ và Vin.
Bệnh giác ban làm giảm sức sống của cây bông ở giai đoạn cây con và làm
giảm đáng kể năng suất bông (Arnold, 1965). Theo Bird (1959) cho rằng đối với
những giống nhiễm thì năng suất bông ở đã bị mất tới 34%. Theo Ceyendecker (1950),
một trận dịch ở Mêhicô vào năm 1949 đã làm giảm năng suất từ 35 – 59% (dẫn theo
Bùi Thị Ngần, 2000). Ở Việt Nam, năm 1983 có 400 ha bông Hải đảo ở Bến Tre bị
bệnh giác ban nặng gần như không cho thu hoạch (Nguyễn Thơ, 1998). Bệnh xanh lùn
gây thiệt hại nặng cho cây bông ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Theo báo cáo của Lê Kim
Hỷ (1995), năm 1994 với tổng diện tích bông của Đồng Nai là 2600 ha, bệnh đốm
cháy lá đã làm cho cây bông bị chết hàng loạt và 30% diện tích bông phải gieo lại,
nhiều diện tích còn lại bông phát triển chậm, còi cọc. Theo đánh giá của Tổ bệnh, bộ
môn Bảo vệ thực vật, trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố, năm 1998 bệnh mốc
trắng đã gây rụng lá, quả chín ép, làm giảm 25% năng suất bông hạt trên giống L18 tại
Đồng Nai (dẫn theo Bùi Thị Ngần, 2000).

9


Như vậy, bệnh hại cũng gây thiệt hại đáng kể đến cây bông. Bên cạnh đó, các
kết quả nghiên cứu IPM về bệnh hại còn hạn chế. Cho đến nay vẫn còn dùng thuốc
hóa học để trừ bệnh bảo vệ năng suất cây trồng. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho cây
bông sinh trưởng tốt như: không để úng, trồng cây với mật độ hợp lý, chăm sóc và bón
phân đầy đủ giúp cây chống chịu được bệnh, thay vì dùng thuốc hóa học để trừ bệnh;
tăng cường bón phân kali hợp lý để tăng sức đề kháng bệnh, kháng rầy, kháng hạn là
hết sức quan trọng.
2.2. Ưu thế lai
2.2.1. Vấn đề ưu thế lai
Thuật ngữ ưu thế lai (UTL) dùng để chỉ con lai vượt bố mẹ về độ lớn tính trạng
nghiên cứu như: năng suất, khả năng chống chịu, tính thích nghi. Hiện tượng UTL đã

được biết đến từ lâu và được nhiều người nghiên cứu. Dựa trên cơ sở di truyền và sinh
lý, nhiều tác giả đã đưa ra các thuyết khác nhau để giải thích hiện tượng này.
Cơ sở di truyền của UTL được giải thích dưới các giả thuyết sau (Phan Thanh
Kiếm, 2006 và Trần Tú Ngà, 1990):
- Giả thuyết trội giải thích hiện tượng UTL như sự tích lũy các gen trội trấn áp
ảnh hưởng của các gen lặn gây hại. Ví dụ như, một dòng có kiểu gen AabbCC lai với
một dòng có kiểu gen aaBBcc thì F1 sẽ có kiểu gen AaBbCc. Do những gen trội lấn át
gen lặn ở trạng thái dị hợp tử nên AaBbCc có giá trị cao hơn bố mẹ và xuất hiện ưu thế
lai (Phan Thanh Kiếm, 2006).
- Giả thuyết siêu trội cho rằng UTL là kết quả tác động qua lại giữa các alen cùng
vị trí, trạng thái dị hợp tử này vượt xa bất cứ đồng hợp tử nào kể cả đồng hợp tử trội.
Mỗi alen trong quá trình tổng hợp sinh hóa bảo đảm một nhiệm vụ khác với alen kia
nên dẫn đến hiệu quả bổ trợ đặc biệt gây nên hiện tượng siêu trội (AA < Aa > aa).
Thuyết này giải thích sự suy yếu của các dòng cận phối là sự tích lũy các gen lặn cũng
như các gen trội ở trạng thái đồng hợp tử vì kiểu gen đồng hợp tử dù lặn hay trội cũng
đều yếu hơn, kém ưu việt hơn kiểu gen dị hợp tử.
- Thuyết trạng thái về nhiều gen cho rằng khi tự phối quần thể sẽ phân hóa thành
các dòng thuần, đồng hợp tử về cả gen trội và gen lặn, giao phối sẽ tạo thành các cá thể
dị hợp tử về nhiều gen ở F1. Một dòng thuần có alen lặn của một gen aaBB và dòng
10


khác có alen lặn của một gen khác Aabb, mỗi alen lặn quy định một sự không đủ nào
đó làm giảm sức sống của dòng. Khi cho lai các alen trội của cả hai gen khác locus
tương tác với nhau gây nên UTL ở F1. Ngoài ra, sự tương tác giữa nhân và tế bào chất
là một trong những nguyên nhân gây nên thuận lợi trong biểu hiện hoạt động của gen
và dẫn tới UTL ở con lai (dẫn theo Lê Minh Thức, 1996).
UTL bị xem là âm khi con lai làm giảm độ lớn hoặc sức sống so với bố mẹ và
UTL dương làm tăng độ lớn hoặc sức sống so với bố mẹ. Tuỳ thuộc vào sự biểu hiện
của các tính trạng và mục đích sử dụng mà khai thác có hiệu quả UTL trong cả hai

trường hợp trên.
Trong ngiên cứu di truyền chọn giống người ta đưa ra các khái niệm UTL sau:
- UTL giả định hay UTL trung bình (MH%) được biểu diễn theo sự khác biệt
giữa con lai F1 so với trung bình bố mẹ.
- UTL tuyệt đối hay UTL thực (BH%) được biểu diễn theo độ lệch giữa con lai F1
và bố hoặc mẹ tốt nhất.
- UTL chuẩn (SH%) được dùng để chỉ ưu thế của con lai F1 so với giống tốt được
xem là giống chuẩn trong sản xuất. Thực chất UTL chuẩn không nói lên mối liên quan
di truyền mà chỉ có ý nghĩa trong so sánh giống.
2.2.2. Ưu thế lai trên cây bông vải
Ưu thế lai là hiện tượng phổ biến ở nhiều loại cây trồng và có ý nghĩa trong
việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Theo Mell (1878), UTL trên cây bông
được phát hiện lần đầu tiên ở năng suất, độ bền và một số tính trạng khác (dẫn theo
Nguyễn Hữu Bình và Đặng Minh Tâm, 1998).
Khi nghiên cứu UTL trên cây bông vải, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
lai khác loài có ưu thế mạnh hơn lai cùng loài. Trong lai cùng loài giữa bông Cỏ x Cỏ,
Luồi x Luồi, Hải Đảo x Hải Đảo thì con lai cùng loài bông Cỏ và Hải Đảo cho năng
suất cao nhưng thời gian sinh trưởng quá dài không phù hợp với việc trồng bông nhờ
nước trời, chất lượng xơ chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp dệt và dễ nhiễm bệnh.
Vì vậy các con lai cùng loài bông Luồi được lựa chọn tạo giống bông lai (Phan Thanh
Kiếm, 1998; Nguyễn Hữu Bình và Đặng Minh Tâm, 1998).
Phan Thanh Kiếm (1990) khi nghiên cứu đồng thời các con lai trong loài bông
Luồi cũng như bông Hải Đảo và các con lai giữa hai loài này trong thí nghiệm lai
11


dialen cho thấy theo tính trạng năng suất, UTL khác loài mạnh hơn UTL cùng loài và
UTL trong loài Hải Đảo cao hơn ở loài bông Luồi. Kết quả phân tích các thông số di
truyền theo mô hình hayman trong F1 cho thấy ngoài vai trò cộng tính của các gen ở
các con lai HB (Hirsutum x Barbadense), tác động và tương tác gen không cộng tính

có vai trò chủ đạo trong việc hình thành độ lớn tính trạng năng suất bông hạt ở con lai
F1. Tuy nhiên, sự suy giảm năng suất một cách nghiêm trọng cùng với sự xuất hiện
hiện tượng bất dục đực ở một số cặp lai cho thấy hai loài bông Luồi và bông Hải Đảo
rất khác biệt về di truyền.
Xuitxzun (1990) khi nghiên cứu con lai F1 HB và các bố mẹ của chúng đã
thông báo rằng không có cặp lai nào biểu hiện UTL về chiều cao cây, tỷ lệ xơ, số
hạt/quả nhưng trên mọi nền dinh dưỡng con lai đều chín sớm, ngắn ngày và biểu hiện
UTL rõ rệt về năng suất, vượt đáng kể so với bố mẹ và với giống đối chứng tiêu
chuẩn. Ở con lai khác loài, tỷ lệ xơ thấp là trội (theo bông Hải Đảo), UTL dương theo
khối lượng 100 hạt. Do tỷ lệ xơ thấp nên UTL về năng suất xơ biểu hiện thấp hơn về
năng suất bông hạt. Tác giả đề nghị phương pháp có hiệu quả để tăng tỷ lệ xơ ở con lai
là chọn bố mẹ có tỷ lệ xơ cao, vì chiều dài xơ và chất lượng xơ ở con lai HB biểu hiện
trội theo bông Hải Đảo. Chất lượng xơ của các con lai khác loài cùng với UTL về năng
suất dẫn đến chỉ số kinh tế cao (dẫn theo Lê Minh Thức, 1996).
Ở Việt Nam, tài liệu công bố về UTL trong lai khác loài còn rất ít. Lê Minh
Thức (1994) khi nghiên cứu UTL trong việc lai ba giống bông Luồi MCU9, M456-10,
C118 với 3 giống thuộc bông Hải Đảo là D4, C.6002, Menufi theo kiểu lai đỉnh nhận
thấy rằng các con lai HB có biểu hiện UTL khác nhau về chiều cao cây, chiều dài xơ
(3,1 – 12,7%) và không có UTL hoặc UTL âm về các tính trạng khối lượng quả, tỷ lệ
xơ, độ mịn xơ. Trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ cao, các con lai F1 không biểu hiện
UTL về năng suất bông hạt.

12


2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bông trên thế giới
2.3.1. Tình hình sản xuất
Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia trồng và nghiên cứu về cây bông vải. Hơn
ba thập kỷ qua, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Pakistan là bốn nước sản xuất bông vải
chính và đóng góp phần lớn vào sản lượng bông thế giới, chiếm khoảng 48% (năm

1970/71) và 66% (năm 2002/03) sản lượng bông của thế giới (theo ICAC, 2005).
Hiện tại các quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ bông vải là:
Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Brazil, Uzbekistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng giá trị sản
xuất bông hàng năm trên toàn thế giới đạt khoảng 20 tỷ USD. Trong đó, các nước
đang phát triển chiếm khoảng 70%, sản xuất bông ở các nước khu vực Châu Á chiếm
khoảng 60% sản lượng toàn cầu, Châu Phi chiếm khoảng 15%, Châu Mỹ La Tinh
chiếm khoảng < 5%. Tính đến tháng 3/2007, sản lượng bông xơ trên thế giới khoảng
25,42 triệu tấn, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng xơ bông đạt
khoảng 6,74 triệu tấn, đứng thứ hai là Mỹ ( khoảng 4,73 triệu tấn), kế tiếp là Ấn Độ
(khoảng 4,58 triệu tấn), Pakistan (2,1 triệu tấn), Brazil (khoảng 1,3 triệu tấn).
Bảng 2.1. Tình hình sản suất và tiêu thụ bông xơ thế giới năm 2006 – 2007 (triệu tấn)

Thế giới
Mỹ
Trung Quốc
Pakistan
Ấn Độ
Úc
Braxin
Mê-xi-cô
Thổ Nhỉ Kỳ

Dự trữ
đầu kỳ
11,84
1,33
3,42
0,63
1,83
0,41

0,89
0,28
0,37

Dự trữ
ES/C
cuối kỳ
25,42 8,83
37,26 26,47 8,72
11,53 43,60%
4,73
0,00
6,06
1,09
3,16
1,81
42,60%
6,74
3,38
13,54 10,90 0,02
3,27
30,00%
2,11
0,50
3,25
2,66
0,04
0,55
20,20%
4,58

0,11
6,52
3,92
1,09
1,50
30,00%
0,26
0,00
0,68
0,02
0,50
0,22
41,60%
1,31
0,11
2,29
0,87
0,33
1,11
93,00%
0,13
0,33
0,74
0,46
0,07
0,24
45,70%
0,87
0,68
1,92

1,53
0,04
0,37
23,10%
Nguồn: USDA-WAOB February WASDE Report, tháng 3/2007.
Sản
lượng

Nhập
khẩu

Nhu
cầu

Tiêu
thụ

Xuất
khẩu

ES/C: Tỷ số giữa dự trữ cuối kỳ và lượng tiêu thụ.

13


2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bông lai trên thế giới
2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu cây bông đã có từ lâu, nhưng phải đến thế kỷ XX, những phát
minh về di truyền học ra đời mới giúp cho việc nghiên cứu trở thành khoa học hơn và
đã đạt được một số thành tựu ở nhiều nước trên thế giới. Chương trình lai khác loài do

Pháp và các nước nói tiếng Pháp đã lai tạo thành công giữa bông dại và bông trồng trọt
như chương trình HAT (Hirsutum – Arboreum – Thurberi), HAR (Hirsutum –
Arboreum – Raimondii). Nhiều giống bông đã lai tạo thành công và đóng góp rất lớn
cho sản xuất như M456-10, BJA, ISA205. Chương trình tạo giống chống chịu nhiều
mặt “MAR” thực hiện ở Mỹ đã lai tạo nhiều giống tốt như CAMD1-2, CAMD2-2,
Tamcotsp (Trần Thanh Hùng, 1995). Nhưng nhìn chung người ta vẫn chú trọng đến
một số tính trạng sau đây:
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Maksudov và ctv (1985), Luckeet
(1989) cho rằng năng suất cao được điều khiển bởi những gen trội, sự xuất hiện ưu thế
lai cao phụ thuộc vào số lượng gen trội có trong bố mẹ. Partil và Chopde (1986) cho
biết ưu thế lai về năng suất liên quan với ưu thế lai số lượng quả (dẫn theo Trần Thanh
Hùng, 1995). Phan Thanh Kiếm (1998) cho rằng năng suất bông là một tính trạng
phức hợp, được xác định bằng số quả/cây và trọng lượng quả. Ngoài ra, năng suất
bông còn phụ thuộc vào các tính trạng khác như khả năng kháng sâu bệnh và sự thích
nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh. Giữa trọng lượng quả và số quả/cây có mối
tương quan thuận và yếu. Nghiên cứu về mối tương quan giữa các tính trạng cho thấy
năng suất bông phụ thuộc nhiều vào số quả/cây, khối lượng quả, số cành quả, chiều
cao cây, thời gian sinh trưởng và tỷ lệ xơ.
+ Tỷ lệ xơ đặc trưng cho loài và giống, biến động tính trạng phụ thuộc vào vị trí
của hạt trong múi, vị trí quả/cây. Theo Marari, 1967 và Singh, 1969 cho rằng tính
trạng tỷ lệ xơ do các gen cộng tính qui định, con lai có tỷ lệ xơ trung gian giữa bố mẹ
(theo Trần Thanh Hùng, 1995). Mohinder Singh, Chahal, 1984 và Maksudov, 1985
cho rằng hiện tượng ưu thế lai về tỷ lệ xơ rất hiếm (theo Đàng Năng Bửu, 1996).
+ Theo Gusta, Singh (1987) và Phan Thanh Kiếm (1990) thì trọng lượng 100 hạt
do các gen cộng tính kiểm tra (theo Trần Thanh Hùng, 1995).
14


- Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn là một tính trạng quan trọng có ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng bông. Một tính trạng về hình thái có liên quan đến

tính chín sớm là vị trí cành quả thứ nhất. Đặc tính quan trọng đối với tính chín sớm là
tốc độ ra nụ, hoa và nở quả tập trung. Các tính trạng vừa nêu được xác định bằng thời
gian ra nụ, hoa và nở quả từ cành này sang cành khác và từ mắt cành quả này đến mắt
cành quả khác, nó được qui định bởi một hệ thống gen. Dựa vào cơ sở này để tạo ra
giống chín sớm. Nhiều công trình đã thành công tạo ra giống mang một hay nhiều tính
trạng quí như: Giống C6037 chín sớm, chất lượng cao; 108-F chín sớm, kháng bệnh.
Tính chín sớm biến động rất lớn dưới tác động của điều kiện đất đai, khí hậu và kỹ
thuật canh tác.
2.3.2.2. Một số thành tựu sử dụng ưu thế lai ở cây bông trên thế giới
Hiệu quả hoạt động của gen bao gồm hiệu quả cộng, hiệu quả trội và hiệu quả
tương tác gen khác locus (epistasis). Ưu thế lai tồn tại là do vai trò của hiệu quả trội và
hiệu quả epistasis (Nguyễn Thị Sáu, 1999). Trong thực tế sản xuất, con lai chỉ được
coi là có ưu thế lai khi nó vượt hẳn cả hai bố mẹ và nó chỉ được sử dụng làm giống lai
khi con lai này có ưu thế lai so với đối chứng về các tính trạng mong muốn.
Giai đoạn 1968 – 1970 cơ chế sử dụng bất dục đực đã được khám phá tại Mỹ và
đang được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc, Mỹ, Uzbekistan và Ấn
Độ là 4 nước sản xuất bông chủ yếu, chiếm 2/3 sản lượng bông xơ của thế giới.
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên sử dụng thành công ưu thế lai trong sản xuất trên
quy mô lớn. Từ năm 1970 đến 1989 ở Ấn Độ có 11 giống bông lai khác loài và 10
giống bông lai cùng loài đưa vào sản xuất (Nguyễn Thị Sâm, 2000). Hiện nay, ở Ấn
Độ bông lai chiếm 40% tổng diện tích và đóng góp tới 50% sản lượng bông quốc gia.
Theo Kairon, M.S.& Phundan Singh (1998), năng suất bông lai ở Ấn Độ cao hơn bông
thuần 1,5-1,6 lần (dẫn theo Nguyễn Thị Sáu, 1999). Việc sản xuất hạt giống lai để đưa
vào sản xuất gặp một số trở ngại do giá thành hạt giống lai quá cao, đó là điều mà các
nước trồng bông trên thế giới đều gặp phải. Vì vậy, các nghiên cứu nhằm giảm giá
thành mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất hạt giống lai đều được đặc biệt quan
tâm. Việc sử dụng hệ thống bất dục đực trong lai tạo đã được áp dụng thành công trên
nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, cà chua, ngô. Bằng phương pháp này vừa
15



không phải chi phí cho công khử đực, vừa tăng chất lượng hạt lai, hạn chế hạt lai lẫn,
đồng thời giảm 20-25% giá thành hạt giống lai. Trên thế giới, tạo giống bông lai theo
phương pháp bất dục đực gen (GMS) dược tiến hành từ năm 1968. Trong các hội nghị
khoa học quốc tế, nhiều giống bông bất dục đực gen được công bố như: Greggs,
MCU4, MCU5, IAN-599, Reba-50 (Lê Quang Quyến, 1997). Bằng cách sử dụng bất
dục đục gen (GMS) và bất dục đực tế bào (CMS), các công trình nghiên cứu của Raul,
R.S., (1998) và Khadi, M. và ctv (1998) đều xác nhận con lai theo GMS và CMS có
ưu thế lai cao hơn so với đối chứng về năng suất và khối lượng quả.
Mỹ là một trong những nước có sản lượng bông cao nhất thế giới. Việc nghiên
cứu ưu thế lai của Mỹ được tiến hành từ lâu. Kime và Tilley (1949) phát hiện ưu thế
lai ở một số tính trạng cấu thành năng suất, chiều dài xơ, độ bền xơ. Ưu thế lai đối với
các tính trạng phẩm chất xơ luôn thấp hơn các tính trạng năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất. Ưu thế lai ở chiều dài xơ biến động từ 1,1 - 3,6% và độ bền xơ biến
động từ 4,7 – 5,6%. Ở Mỹ, sản xuất bông lai chưa được phổ biến vì giá nhân công cao
nên giá thành hạt giống lai cao. Vì vậy, các nghiên cứu hiện nay đang được tập trung
vào việc giảm giá thành hạt giống bông lai (Lê Quang Quyến, 1997).
Trung Quốc là nước có nghề trồng bông lâu đời nhất (cách đây khoảng 2.000
năm). Bốn mươi năm trở lại đây, Trung Quốc đã tiến hành 6 lần đổi giống tương đối
đại quy mô. Mỗi lần đổi giống sản lượng tăng 10 – 15%. Hiện nay, diện tích bông
Trung Quốc trên 5 triệu ha đạt năng suất 3 – 3,5 tấn/ha, trong đó có khoảng 330.000 ha
bông lai với năng suất bình quân 4 – 4,5 tấn/ha. Đặc biệt, Trung Quốc sử dụng giống
F2 trên 80% diện tích bông lai nhưng năng suất vẫn cao hơn giống đối chứng từ 7 –
15% (SH%). Trung Quốc tập trung nghiên cứu cho việc tạo các giống bông lai 2 dòng.
Kết quả tạo ra một số giống như: Yiyou-1 có thể đạt 2.260 kg bông xơ/ha, Yiyou-3 dạt
3000 kg bông xơ/ha (Lê Quang Quyến, 1997). Hiện nay, Trung Quốc tập trung các
nghiên cứu cho việc tạo các giống bông lai 2 dòng, lai 3 dòng nhằm có thể giảm 1/3
giá thành hạt giống bông lai.
Ngoài Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc, các nước trồng bông khác như Liên Xô cũ,
Pakistan, Israel, Úc cũng có đầu tư nhiều nghiên cứu và sử dụng bông lai.


16


2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất
Ở Việt Nam, cây bông đã được trồng từ lâu để phục vụ nhu cầu may mặc cho
người dân. Giống được trồng chủ yếu là các giống bông Cỏ Châu Á (Gossypium
Arboreum), năng suất thấp. Còn các giống bông Luồi (Gossypium Hirsitum) mới nhập
khoảng một thế kỷ nay từ Campuchia vào miền Nam nước ta rồi lên dần phía Bắc.
Nhìn chung, các giống này năng suất vẫn còn thấp do chưa được chọn lọc, lai tạo, cải
tiến và nhất là giống bị thoái hóa (Nguyễn Thị Sâm, 2000).
Từ năm 1990 đến nay, nghề trồng bông ở Việt Nam có những chuyển biến lớn
về năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể nhờ việc chuyển thời vụ trồng từ vụ khô
sang vụ mưa, nhờ việc nhập nội lai tạo và sự ra đời của một số giống bông lai mới có
năng suất cao như: L18, L19, VN20, VN35, VN42 (Nguyễn Hữu Bình, Đặng Minh
Tâm, 1998).
Năm 1993, diện tích bông nước ta chỉ đạt 11.500 ha và năng suất bình quân 4,4
tạ bông hạt /ha. Từ năm 1994, nhờ đưa các giống bông lai vào sản suất nên diện tích
và năng suất đều tăng vọt. Hiện nay, diện tích bông đạt khoảng trên 30.000 ha, với
năng suất bình quân 1 – 1,5 tấn bông hạt /ha, có nơi đạt trên 2 tấn /ha. Đáng chú ý nhất
là các giống bông lai đã thay thế dần cho các giống bông thường. Hiện nay, bông lai
chiếm đến 90% tổng diện tích bông cả nước và tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
Theo báo cáo của công ty bông Việt Nam cho biết, 5 năm trở lại đây, ngành
bông đã đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đổi mới
phương thức quản lý, thực hiện nhiều giải pháp mang tính chiến lược lâu dài như hỗ
trợ giá, vật tư, bao tiêu sản phẩm cho người trồng bông. Nhờ đó, đã đưa diện tích trồng
bông tăng hơn so với trước đây. Niên vụ 1996 – 1997 diện tích trồng bông chỉ là
10.676 ha, năng suất đạt 6,43 tạ/ha, sản lượng bông đạt 6.866 tấn, thì đến niên vụ 2002

– 2003, diện tích trồng bông đã tăng lên hơn 32.000 ha, sản lượng bông hạt đạt 32.627
tấn, nhiều vùng trồng bông năng suất bình quân đạt từ 15 – 25 tạ/ha. Thế nhưng, từ
năm 2004 đến nay, sản xuất bông trong nước lại có xu hướng giảm sút, diện tích trồng
bông lại bị thu hẹp dần chỉ còn khoảng 20 – 30.000 ha. Đến niên vụ 2006/07 đã giảm

17


×