Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NHO TẠI XÃ PHƯỚC THUẬN HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA CÂY NHO TẠI XÃ PHƯỚC THUẬN - HUYỆN NINH PHƯỚC
TỈNH NINH THUẬN

Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÙY TRINH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2002 – 2007

Tháng 10/2007


ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA CÂY NHO TẠI XÃ PHƯỚC THUẬN - HUYỆN NINH PHƯỚC
TỈNH NINH THUẬN

NGUYỄN THỊ THÙY TRINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
Tiến sĩ: NGUYỄN VĂN KẾ

Tháng 10/2007
i



LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Toàn thể quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập.
- Đặt biệt em xin tỏ lòng biết ơn thầy Nguyễn Văn Kế người đã hết lòng
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Trung tâm giống cây
trồng vật nuôi đã cung cấp tài liệu, bản đồ để thực hiện luận văn.
- Cùng toàn thể bạn bè lớp Nông học Tại chức Ninh Thuận và các cơ
quan đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong thời gian
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tháng 10 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Trinh

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra giống, kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế của cây
nho tại xã Phước Thuận - Huyện Ninh Phước - Tỉnh Ninh Thuận”
Đề tài được tiến hành tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh
Ninh Thuận từ tháng 04 đến tháng 09 năm 2007.
- Phương pháp điều tra theo phiếu điều tra, tổng số hộ điều tra là 40 hộ.
- Kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng nho tỉnh Ninh Thuận năm
2005 đạt 1615 ha, trong đó diện tích trồng nho huyện Ninh phước là 1.143 ha
xã phước Thuận là 112 ha. Về quy mô vườn nho đa số trồng chuyên canh, với

diện tích vườn biến động từ 1000m2 đến 2000m2 chiếm 57,5% số vườn điều
tra. Tuổi vườn cây còn trẻ từ 5 đến 6 tuổi chiếm đa số (47,5%).
- Giống nho trong vùng điều tra gồm 4 giống NH01-48, Red Carinal,
BlackQueen, Shiraz. Trong đó nho Red Cardinal chiếm 82,5%,
- Kỹ thuật: Mật độ trồng khá hợp lý với khoảng cách 2,5m x 1,5m
chiếm 60%, bón phân hóa học cân đối và thường xuyên bổ sung phân hữu cơ
cho cây.
- Sâu bệnh: Bệnh hại đáng quan tâm đối với cây nho chủ yếu là bệnh
phấn trắng, mốc sương, nấm cuống, thán thư, gỉ sắt và sâu hại đáng ngại nhất
là bọ trĩ gây hại ở bộ phận non của cây, giảm năng suất nho.
- Hiệu quả kinh tế: Cây nho trồng từ năm thứ 1 có thể ra hoa đậu trái
nhưnglợi nhuận còn thấp, từ năm thứ 2 trở đi mới có lợi nhuận cao. Giá trung
bình là 10.000đ/kg, nhà vườn thường bán mão cho lái. Nhờ có kinh nghiệm và
kỹ thuật làm của người dân, với năng suất cao và giá bán khá cao làm cho
người trồng nho có lời nhiều. Suất thu lợi nội hoàn (IRR) đạt 241% và hiện
giá thuần (NPV) đạt 564.675.000đ trong thời gian đầu tư là 6 năm cho mỗi ha.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................

i

Lời cảm ơn ........................................................................ii
Tóm tắt ................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................... v

Danh sách các hình................................................................................ vi
Danh sách các bảng ............................................................................... vii
Danh sách các bảng phụ lục .................................................................. viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu.......................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ........................................................................................... 2
1.4. Giới hạn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm thực vật học.................................................................... 4
2.2. Các giai đọan phát triển của cây nho ............................................. 5
2.3. Sinh học của hoa nho ..................................................................... 7
2.4. Thành phần các chất trong quả ...................................................... 8
2.5. Sơ lược về tình hình phát triển nho trên thế giới và Việt Nam ...... 9
2.6. Một số hiện tượng sinh lý .............................................................. 14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Phương tiện điều tra ....................................................................... 18
3.1.1. Thời gian ..................................................................................... 18
3.1.2. Địa điểm tiến hành điều tra ......................................................... 18
iv


3.1.3. Phương tiện ................................................................................. 18
3.2. Phương pháp điều tra ..................................................................... 18
3.2.1. Điều tra nhanh ............................................................................. 19
3.2.2. Điều tra nông hộ .......................................................................... 19
3.2.3. Chỉ tiêu phương pháp theo dõi .................................................... 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra tình hình chung của huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận
4.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................... ...20

4.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Phước ............ …20
4.2. Điều tra tổng quát về vườn nho ...................................................... …23
4.2.1. Qui mô vườn trồng nho ............................................................... …25
4.2.2. Phân bố tuổi cây .......................................................................... …25
4.2.3. Kinh nghiệm người trồng ............................................................ …25
4.3. Điều tra về giống ............................................................................ …26
4.3.1. Cơ cấu giống nho được trồng phổ biến ở Ninh Thuận ............... …26
4.3.2. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống nho ........... …27
4.4. Điều tra kỹ thuật canh tác............................................................... ….29
4.4.1. Thiết kế vườn .............................................................................. ….29
4.4.2. Mật độ và khoảng cách ............................................................... 29
4.4.3. Giống và nhân giống ................................................................... 30
4.4.4. Phân bón ...................................................................................... 31
4.4.5. Kỹ thuật cắt tỉa cành .................................................................... 31
4.4.6. Cắt tỉa trái nho ............................................................................. 32
4.4.7. Tưới nước .................................................................................... 36
4.4.8. Bảo vệ thực vật............................................................................ 40
4.4.9. Thu hoạch .................................................................................... 46
4.5. Hiệu quả kinh tế ............................................................................. .48
v


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận .......................................................................................... 49
5.2. Đề nghị……………………………………………………………50
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..51
BẢNG PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA
MẪU PHỎNG VẤN CÂY NHO


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Diện tích

NS

Năng suất

P

Trọng lượng

L

Chiều dài

R

Chiều rộng

PL

Phụ lục

TB


Trung bình

IRR

Internal Return Rate (Suất thu lợi nội hoàn)

NPV

Net Present Value ( Hiện giá thuần, giá trị thực hiện tại)

IPM

Intergrated pest Management ( Quản lý dịch hại tổng hợp)

PTNT

Phát triển nông thôn

ĐV

Đơn vị

CTV

Cộng tác viên

TC

Tháp chàm


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình PL 1: Nho NH01-48 ..................................................................... 28
Hình PL 2: Chùm nho Red Cardinal………………………………….30
Hình PL 3: Chùm nho Black Queen…………………………………..35
Hình PL 4: Chùm nho Shiraz…………………………………………..38
Hình PL 5: Vườn nho NH01-48………………………………………40
Hình PL 6: Vườn nho Black Queen…………………………………….42
Hình PL 7: Cắt cành nho NH01-48…………………………………….43
Hình PL 8: Tỉa trái nho Cardinal………………………………………..47
Hình PL 9: Thu hoạch vườn nho Shiraz………………………………..49

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng nho phân theo Huyện…………………….12
Bảng 4.2. Phân bố diện tích vườn……………………………………………24
Bảng 3.3. Phân bố tuổi cây theo mẫu điều tra……………………………….26
Bảng 3.4. Kinh nghiệm người trồng nho…………………………………….29
Bảng 3.5. Phân bố giống nho tại xã phước thuận……………………………31
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái lá của các giống nho………………………….34
Bảng 3.7. Kích thước lá 1 số giống nho……………………………………..35
Bảng 3.8. Chiều dài cành của 4 giống nho…………………………………..37
Bảng 3.9. Đặc điểm hình thái quả và chùm của các giống nho……………..39
Bảng 3.10. Trọng lượng chùm quả và 1 số đặc tính của chùm………………40
Bảng 3.11. Mật độ và khoảng cách………………………………………….41
Bảng 3.12. Lượng phân cần bón cho 1 mùa vụ……………………………..43

Bảng 3.13. Năng suất thực thu của 4 giống nho……………………………44
Bảng 3.14. Chi phí cho 1 ha nho đỏ/năm…………………………………...45
Bảng 3.15. Ước tính lời lỗ/năm…………………………………………….46

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Bảng PL 1: Chi phí giống - vật tư cho 01 ha trồng mới
Bảng PL 2: Chi phí công lao động cho 01 ha năm thứ 1
Bảng PL 3: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(ĐX)/01 ha/năm thứ 2-4
Bảng PL 4: Chi phí công lao động cho 01 v ụ (ĐX)/01 ha/ năm thứ 2-4
Bảng PL 5: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(HT)/01 ha năm th ứ 2-4
Bảng PL 6: Chi phí công lao động cho 01 v ụ(HT)/01 ha /năm thứ 2-4
Bảng PL 7: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(Mùa)/01 ha/ năm th ứ 2-4
Bảng: PL 8: Chi phí công lao động cho 01 v ụ(Mùa)/01 ha/ năm thứ 2-4
Bảng PL 9: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(ĐX)/01 ha/năm thứ 5-6
Bảng PL 10: Chi phí công lao động cho 01 v ụ (ĐX)/01 ha/ năm thứ 5-6
Bảng PL 11: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(HT)/01 ha năm thứ 5-6
Bảng PL 12: Chi phí công lao động cho 01 v ụ(HT)/01 ha /năm thứ 5-6
Bảng PL 13: Chi phí vật tư cho 01 v ụ(Mùa)/01 ha/ năm thứ 5-6
Bảng: PL 14: Chi phí công lao động cho 01 v ụ(Mùa)/01 ha/ năm thứ 5-6

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nho là cây ăn quả giàu dinh dưỡng được ưa chuộng trên thế giới. Nho có nguồn

gốc từ vùng Trung Đông, giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải. Cây nho được biết đến từ
8000 năm trước công nguyên. Ngoài việc dùng để ăn tươi, quả nho còn được sử
dụng làm nho khô, mứt nho và cũng là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rượu
vang để phục vụ nhu cầu của con người.
Ở nước ta hiện nay trồng nho chủ yếu là cung cấp quả cho nhu cầu ăn tươi cho
người tiêu dùng. Nho là lọai trái cây tươi đặc biệt vì có nhiều hình dạng và màu sắc,
giúp cho người tiêu dùng lựa chọn những giống nho có màu sắc, mùi vị và kích
thước quả thuận tiện khi ăn ngoài ra quả nho được dùng để trang trí.
Cây nho được du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1970, ở nước ta cây nho
được trồng ở Ninh Thuận và một ít ở Bắc Bình Thuận. Nhưng chủ yếu được trồng
tại Ninh Thuận vì Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, gió nhiều ẩm
độ không khí thấp (trung bình 76%), lượng mưa thấp (<800 mm/năm) cho nên cây
nho có thể sinh trưởng phát triển tốt. Tại vùng này cây nho có năng suất rất cao, trên
một ha có thể thu được 20 - 30 tấn quả mỗi năm. Năng suất nho ở nước ta có thể so
sánh với các nước thuộc hàng năng suất cao trên thế giới, tuy nhiên chưa thực sự ổn
định. Tại Ninh Thuận nho đã sớm trở thành cây sản xuất hàng hóa và là cây đặc sản
từ giữa thập niên 80. Nó chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp và nền kinh tế của
tỉnh. Cây nho không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu và
cải thiện mức thu nhập người dân.
Nhưng trong thời gian qua cây nho vẫn chưa phát huy được tiềm năng và thế
mạnh vốn có của nó với vùng đất "nắng và gió" này.

1


Nghiên cứu thực trạng sản xuất nho hiện nay, nhiều vấn đề cần phải giải quyết
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây nho ở Ninh Thuận.
Trong đó, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và việc cải tạo làm tăng sức sống vườn
nho đã già cần phải được chú trọng. vì nó là một trong những yếu tố làm giảm năng
suất và giá thành của trái nho.

Trước tình hình trên, được sự đồng ý của khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Kế, đề tài: "Điều
tra giống kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế của cây nho tại Xã Phước Thuận Huyện Ninh Phước - Tỉnh Ninh Thuận" được tiến hành.
1.2 Mục tiêu
Thu thập thông tin về kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp mà đặc
biệt là cây nho ở xã Phước Thuận - Tỉnh Ninh Thuận và các đặc điểm của những
giống nho trồng nhiều tại địa phương, kỹ thuật trồng trọt và kinh nghiệm của nhà
vườn.Tính toán hiệu quả kinh tế cây nho để có cơ sở cho việc khuyến cáo mở rộng
sản xuất và công tác chuyển giao kỹ thuật.
1.3 Yêu cầu
- Thu thập các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương.
- Tiến hành điều tra mẫu gồm 40 nông hộ có trồng cây nho để thu thập các
thông tin về đặc điểm kinh tế vườn trồng nho, về đặc điểm giống, kỹ thuật trồng,
chú ý thu thập các kinh nghiệm theo truyền thống tại địa phương.
- Tính toán hiệu quả kinh tế và thăm dò khuynh hướng phát triển cây nho tại
vùng điều tra.
1.4 Giới hạn
- Thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2007.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ điều tra được 1 vụ ở huyện Ninh
Phước Tỉnh Ninh Thuận .

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm thực vật học
Theo Phạm Hoàng Hộ (1993) thì Cây nho thuộc họ Vitaceae. Là lọai cây lâu
năm. Tên khoa học là Vitis vinifera L. Dây leo; vòi chẻ hai, đối diện với lá. Lá có
phiến chân vịt, thường 5 thùy, không lông. Chùm-tụ tán nhiều hoa xanh; đài có 4 tai

thấp; cánh hoa hình mũi ghe; tiểu nhụy 4. Quả 1 – 4 hột, lục tươi, vàng vàng tía hay
đen. Trái ngọt, làm rượu chát (rượu vang) không chịu khí hậu ẩm
Cây nho là loại cây lâu năm, than gỗ. Cây nho được mọc từ hom cắt ra từ
thân, cành hoặc mọc từ gốc ghép. Cây nho cũng có thể mọc từ hạt, nhưng sức sống
kém, thường chỉ được sử dụng làm vật liệu lai tạo giống.
Tua cuốn được mọc ra từ thân cành khi còn non, ở những vị trí đối diện với lá.
Tua cuốn thường phân nhánh và quấn chặt vào giá đỡ để giữ ngọn được vững chắc.
Trong quá trình sản xuất, tua cuốn thường được cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi
cây.
Lá nho bao gồm phiến lá, cuống và một cặp lá kèm. Lá kèm bao lấy một phần
đốt và rất mau tàn. Lá nho có hình tim, xung quanh lá có nhiều răng cưa. Lá chẻ
thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy giống. Phiến lá có hệ
thống gân, là những bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành. Lá được coi là thành thục
khi đạt kích thước tối đa.
Chồi mọc từ nách mỗi lá được gọi là chồi bên. Chồi này mọc ngay thành ngọn
bên và có một vảy (lá bắc) ở ngay đốt đầu tiên. Trong nách của lá bắc có chứa mầm
nguyên thủy cho vụ kế tiếp (mầm trung tâm). Mầm nguyên thủy thường có 2 lá bắc.
cạnh mỗi lá bắc lại lá một mầm nách, mầm nách già hơn nằm cạnh vết cuốn lá, gọi
là mầm thứ 2; mầm nằm ở xa hơn gọi là mầm thứ 3. Những mầm này hơi gồ lên và
3


nằm song song với trục cành. Sau khi cắt cành hoặc sau khi ngủ đông (ở các nước
ôn đới) thì mầm nguyên thủy trở thành ngọn chính của vụ (hoặc năm sau). Mầm thứ
2 và 3 của năm thứ nhất thường không mọc thành ngọn vào vụ (hoặc năm) kế tiếp.
Nhưng lại là mầm tiềm tàng, chúng có thể nẩy mầm về sau. Những ngọn mọc lên từ
ngọn tiềm tàng trên thân, cành hoặc cựa gà gọi là cành vượt hay là cành bất định.
Nhờ có những mầm tiềm tàng mà cây nho có khả năng rất lớn trong việc phát triển
cành vượt sau khi bị đốn đau hoặc sau khi bị gây hại bởi sâu tiện cành hoặc nhiệt độ
quá thấp.

Rễ nho thuộc lọai rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán cây. Rễ
tập trung chủ yếu ở tầng 0 – 30 cm (tới 90%), kế đến là tầng 30 – 60 cm. phần rất ít
ở tầng dưới 60 cm. Người ta phân rễ nho ra làm 2 lọai là rễ thường xuyên (rễ già) và
rễ non mới ra. Rễ thường xuyên được tạo thành với vai trò là bộ phận nâng đỡ và từ
đó cho ra hệ thống rễ non. Nhiệm vụ chính của rễ non mới ra là hút nước và dinh
dưỡng cho cây. Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo
xong giàn cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngọai vi tán lá. Trong mỗi vụ, rễ phát
triển mạnh và đạt tối đa vào giai đọan nở hoa và ngưng dần đến khi thu họach. Từ
những hom cắt, nho có thể ra rễ trong thời gian khoảng 20 - 40 ngày tùy giống và
điều kiện thời tiết (Phạm Hữu Nhượng và ctv, 2000).
2.2 Các giai đọan phát triển của cây nho
Nho là cây lâu năm, mùa vụ phụ thuộc vào thời gian cắt cành (đối với vùng khí
hậu nhiệt đới) và điều kiện thời tiết (đối với vùng ôn đới). Ở phía Nam nước ta, cây
nho có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm và có nhiều vụ trong năm. Từ khi cắt
cành đến trái chín được chia ra các giai đọan như sau :
 Cắt cành đến nở hoa
Tùy điều kiện thời tiết cũng như vị trí cắt mà nho có thể nẩy mầm sau 12 - 18
ngày kể từ khi cắt cành. Thời gian từ khi cắt đến nở hoa khoảng 25 - 32 ngày tùy
giống và điều kiện thời tiết. Trong giai đọan này cây nho vươn cành khá nhanh, các
chùm hoa lớn dần, hoa sẽ được hòan thiện và quá trình thụ phấn được bắt đầu. Trên
mỗi giàn, hoa nở và sự thụ phấn diễn ra trong vòng 5 - 7 ngày.
4


 Giai đọan đậu quả
Sau khi thụ phấn xong, nhị rụng và nhụy bắt đầu lớn, trong vòng 7 - 10 ngày
đầu có khá nhiều quả non rụng. Sự rụng quả trong thời kỳ này là sinh lý bình thường
của cây nho. Tuy nhiên, mức độ rụng nhiều hay ít tùy thuộc vào các yếu tố như
giống nho, sâu bệnh, môi trường.Người ta thấy rằng khi trên chùm có quả, dù chỉ
tồn tại một quả thì cuống chùm vẫn tiếp tục sinh trưởng cả về chu vi lẫn chiều dài.

Hiện tượng có quá nhiều quả rụng và chùm quả bị chết hoặc tồn tại chỉ một vài quả,
được gọi là "tuột quả". Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do giống bất
thụ hoặc điều kiện dinh dưỡng (thiếu một số nguyên tố vi lượng cần thiết), môi
trường hoặc tác nhân gây bệnh không phù hợp cho bầu nhụy hoặc hạt phấn thành
thục.
Sự rối lọan trong quá trình đậu quả là tạo thành rất nhiều quả nhỏ không hạt,
"quả đẹt". Điều đó cũng liên quan tới yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường.
 Giai đọan quả lớn và chín
Từ khi đậu quả đến chín bói khoảng 30 - 40 ngày, sau đó quả cần thêm trên 20 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di
truyền về giống và điều kiện khí hậu. Sau giai đọan rụng quả sinh lý sẽ đến giai
đọan quả lớn. Ở giai đọan này có thể chia làm 3 pha: (1) thời kỳ quả lớn nhanh cho
tới khi hạt đạt kích thước tối đa; (2) thời kỳ lớn chậm cho tới lúc quả chuyển màu
(trắng quả); (3) thời kỳ lớn nhanh về cuối, kết thúc khi quả chín. được thể hiện bằng
màu sắc và tỷ lệ chất hòa tan so với axít. Thời gian và sự khác biệt của các pha khác
nhau tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và môi trường. (Phạm Hữu Nhượng và ctv,
2000).
2.3 Sinh học của hoa nho
 Cấu tạo hoa nho
Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh cân đối và lưỡng tính. Hoa thuộc dạng
mẫu 5. Đài hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi chúng
5


còn đang phát triển. Tràng (cánh hoa) gồm 5 cánh, có màu hơi xanh được liên kết
với nhau tại đỉnh. Chính vì vậy, hoa nho không mở từ đỉnh mà rời ra từ gốc cánh
hoa như một cái mũ khi nở hoa. Nhị gồm 5 cái với các bao phấn. Bao phấn lại chia
làm 2 thùy phát triển theo chiều rộng và mỗi thùy có các túi phấn. Phần giữa các chỉ
nhị, tại đế hoa có các tuyến mật. Nhụy gồm 2 phần, bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy
thường có 2 thùy, đôi khi có 3 và 2 noãn bào trong mỗi thùy. Mỗi noãn có một túi
phôi chứa các túi phôi mà sau khi thụ phấn phát triển thành hạt. Đầu nhụy được bao

phủ một lớp dung dịch ngọt và dính. Dịch này có nhiệm vụ giữ hạt phấn và cung cấp
thức ăn cho ống phấn sinh trưởng.
Dạng hoa
Hoa có 2 dạng, hoa hoàn hảo và hoa không hoàn hảo. Hoa của các giống nho
thương mại quan trọng thuộc loài V.vinifera hầu hết là hoàn hảo. Chúng có cơ quan
đực và cơ quan cái phát triển trong cùng một hoa. Dạng hoa không hoàn hảo thường
gặp trên nho có nguồn gốc từ Mỹ. Dạng này biểu hiện mức độ khác nhau về giới
tính. Hoa có thể mất hoàn toàn tính cái hoặc mất hết tính đực. Trên những hoa mất
hoàn toàn tính cái không có nhụy mà chỉ thấy một cái núm dạng nút áo hơi phình
lên. Nhị phát triển tốt và hạt phấn có tỷ lệ nẩy mầm cao. Trong khi những hoa mất
hết tính đực thì nhụy phát triển tốt, còn nhị rất yếu, chỉ nhị cong lại.
 Sự nở hoa
Thời gian từ nụ đến nở hoa khoảng 10 - 14 ngày tùy giống. Trước khi nở hoa,
bao phấn và nhụy được bao bọc trong tràng hoa. Vào lúc nở, tràng hoa tách ra và rời
khỏi đế hoa ở dạng cốc. Thời gian để tràng hoa tách ra khoảng 10 - 15 phút. Trong
ngày, quá trình nở hoa diễn ra thường từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cao điểm nở
hoa vào 8 giờ sáng và giảm dần đến 4 giờ chiều với 4 - 5% số hoa. Số hoa nở trên
chùm kéo dài 3 - 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ 2, sự khác nhau về thời gian nở
hoa chủ yếu là do yếu tố khí hậu.
Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật canh
tác nho, nhằm tăng năng suất. Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa
của mỗi giống cho phép đáp ứng kịp thời những dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy
6


quá trình này, tức là giúp cây nho có nhiều hoa và những chùm hoa lớn. Việc hiểu
biết về thời gian nở hoa giúp người trồng nho có giải pháp bảo vệ, tránh những tác
động xấu tới quá trình thụ phấn. (Phạm Hữu Nhượng và ctv, 2000).
2.4 Thành phần các chất trong quả.
Trọng lượng của trái nho tùy thuộc vào đặc tính của từng giống.

Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam năm 2006–2007,
thành phần và hàm lượng các chất trong 100g trái nho như sau:
Ẩm độ

85,4 g

Protein

0,5 g

Chất béo

0,1 g

Hydrat cacbon

13,5 g

Tro

0,5 g

Ca

8g

P

23 g


Fe

0,6 g

Na

12 g

K

151 g

Cu

0,42 g

Thiamine

0,03 mg

Riboflavin

0.04 mg

Vitamin C

7g

2.5 Một số hiện tượng sinh lý ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng nho và biện
pháp khắc phục

Tại Việt Nam cũng như nhiều vùng trồng nho trên thế giới người nông dân
phải đối đầu với nhiều vấn đề như nho không mang quả hoặc ra quả tốt trong vài
năm đầu sau đó năng suất sụt giảm, hiện tượng rụng nụ, hoa và quả, hiện tượng kéo
râu, chín không có màu và nứt quả khi chín.

7


Những hiện tượng sinh lý không bình thường của cây nho
 Nho không có quả
Hiện tượng nho không mang quả biểu hiện ở mức độ khác nhau tùy theo
giống. Trên giống nho Anab-e-Shahi có biểu hiện rất rõ. Hiện tượng này được biết
là do không phân hóa được các chồi mang hoa hoặc do mầm hoa chết sau khi đã
phân hóa mặc dù các cành và chồi vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh (Bindra và
Chohan. 1976). Trên thực tế tất cả các giống đều mẫn cảm với hiện tượng này
(Bindra. 1975). Giống nho đỏ Cardinal trồng tại Ninh Thuận cũng có nhiều trường
hợp không mang hoa hoặc tỷ lệ mang hoa rất thấp sau khi cắt cành. Cho đến nay
người ta đã biết được hàng lọat các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hóa mầm
hoa và sự chết mầm hoa, trước hết là yếu tố dinh dưỡng hoặc điều kiện khí hậu mà
thông qua đó thúc đẩy sự hút dinh dưỡng trong cây. Việc khai thác quá mức liên tục
tới 3 vụ mỗi năm làm suy yếu cây nho dẫn tới giảm năng suất và không mang quả.
Bên cạnh đó sự gây hại của tuyến trùng trong đất. Sâu bệnh hại và ngộ độc muối và
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Theo Mullins (1979) sự ra hoa trên cây nho có liên quan đến các chất sinh
trưởng khác nhau, trong đó cơ bản là gibberellin và cytokinin, Abeles và Rubeustein
(1974), Morgan và Hall (1964) đã khẳng định chắc chắn rằng auxin nội sinh đã làm
tăng việc tạo ethylene. Hàm lượng auxin nội sinh cao vào giai đọan trước ra hoa có
thể đã kích thích việc tạo ra ethylene để thúc đẩy quá trình ra hoa trên cây nho.
Gibberellic acid (GA) ở hàm lượng cao đóng vai trò chất ức chế ra hoa trên cây nho
và sự hình thành hoa bị kìm lại khi mức GA tối đa.

 Sự rụng hoa, hoa và quả nho
Hầu như các nước trồng nho trên thế giới đều gặp hiện tượng này. Các giống
bị nặng là Beauty seedless, Thompson seedless, Seedless, White Round, Himrod và
Cardinal (Sharma và ctv, 1984). Giống cardinal trồng ở Ninh Thuận bị rụng nhiều ở
giai đoạn nụ, hoa và quả non ít thấy rụng ở giai đọan quả chín.
Hiện tượng rụng nụ và hoa có khi rất nghiêm trọng, chỉ đụng nhẹ vào chùm đã
thấy rụng, dẫn tới tình trạng cây không quả trong khi còn nguyên cuống chùm rất
8


lớn. Còn có trường hợp teo từng hoa đơn lẻ hoặc héo từng nhánh nhỏ cũng dẫn tới
việc mang hoa rất ít của cây nho.
Rụng quả non sau khi đậu trong vòng 10 ngày đầu nhiều hơn ở giai đọan quả
lớn đối với giống nho đỏ cardinal. Rụng quả chín được coi là "rụng ướt" thường
thấy chủ yếu trên các giống Barly Muscat, Gulabi, Concord và đặc biệt là Beauty
Seedless, đôi khi trong vườn nho Beauty Seedless thấy quả rụng dày đặc mặt đất.
 Nứt quả
Trong điều kiện thời tiết quá khô. Quá trình thoát hơi nước của quả bị cản trở
do chênh lệch quá lớn về áp suất trong quả và môi trường bên ngoài, quả nho sẽ bị
nứt vào lúc bắt đầu chín. Tại vùng nho Ninh Thuận thường có các trường hợp bị nứt
quả gây ra do những nguyên nhân khác nhau:
- Nứt sinh lý do thời tiết quá khô hoặc quá ẩm khi mưa lớn.
- Nứt quả do sâu bệnh phá hại mà chủ yếu là các lọai côn trùng và nhện làm rách
bề mặt vỏ quả nho.
- Bọ trĩ và Rệp sáp là 2 đối tượng nguy hiểm. Bệnh gây vỡ quả chủ yếu là bệnh
phấn trắng.
Việc hạn chế tưới nước đến mức tối thiểu hoặc chỉ phun mưa vào lúc quả
chuẩn bị chuyển màu tới thu họach vào mùa khô nóng là biện pháp tối ưu, kết hợp
với bón phân hoặc phun phân kali. Chú ý, việc phòng trừ sâu bệnh sớm ngay từ khi
quả còn nhỏ là rất cần thiết để tránh nứt quả. Ngòai ra, còn có thể dùng chất điều

hòa sinh trưởng để phun.
 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Theo số liệu FAO năm 1998 sản lượng nho trên thế giới là 65 triệu tấn trong
đó Trung Quốc 0.699 triệu tấn, Ấn Độ 0.27 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng nho
của Việt Nam đạt từ 16.000 - 25.000 tấn/năm như vậy so với thế giới sản lượng nho
của ta không đáng kể.
Trong số 65 triệu tấn nho thì 2/3 dùng vào chế biến rượu vang còn khoảng
20 triệu tấn nho dùng để ăn tươi, sấy khô. Như vậy đủ để đáng giá nho chiếm vị trí
thứ 3 sau chuối và cam.
9


Ở Việt Nam hiện nay nho trồng chủ yếu để ăn tươi vì nó là lọai cây trái
thuộc lọai thơm ngon, ngọt, dinh dưỡng khá cao. Cứ trong 100 g quả nho có chứa
0,5 g protein, 9 mg canxi, 0,6 g Fe, 0,1 mg vitamin B, 4 mg vitamin C.
Việc chế biến bảo quản và vận chuyển nho ở Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn, hầu như bằng thủ công, nên sản xuất nho chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Hiện nay tỉnh Ninh Thuận đã liên doanh với nước ngoaì thành lập nhà
máy chế biến rượu vang nho tại tỉnh Ninh Thuận và đã đi vào họat động từ năm
1996. Đây cũng là điều kiện tốt để tỉnh mở rộng diện tích trồng mới các giống nho
rượu để xuất khẩu. (Phạm Hữu Nhượng và ctv, 2000).
Đối với thị trường trong nước hiện nay giá 1kg nho từ 7.000đ - 13.000đ so
với mía đường, thuốc lá, mía, cam, táo thì nho vẫn là cây có giá trị đắt nhất cho giá
trị kinh tế cao gấp 10 lần lúa.
2.6 Sơ lược về tình hình phát triển nho trên thế giới và việt nam
 Tình hình phát triển nho trên thế giới
Trên thế giới, nghề trồng nho đã có từ lâu đời và được trồng chủ yếu ở Châu Âu
chiếm 72%, Châu Mỹ 13%, Châu Phi 6%, Trung Đông 7% và Châu Úc chiếm 2%
về diện tích. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, những
nước trồng nhiều nho là Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô (cũ) và Mỹ.

Thấp nhất là Iran và Triều Tiên. Những nước có năng suất nho khá cao là Ấn Độ và
Hà Lan. Theo số liệu của FAO diện tích trồng nho trên thế giới năm 2004 là
7.674.237 ha, với sản lượng nho là 65.486.235 tấn. Năng suất nho trên thế giới dao
động khá lớn, từ 5,2 – 27,0 tấn/ha. Thấp nhất là Iran và Triều Tiên.
Tổng số nho quả xuất khẩu trên thế giới hàng năm ước chừng 1 triệu tấn, trong
đó Châu Âu khoảng 700.000 tấn chiếm 70% riêng Tây Âu khoảng 240.000 tấn.
Pháp 100.000 tấn. Tiệp Khắc (cũ) 40.000 tấn và một phần nữa là Trung và Bắc Mỹ.

10


Bảng 2.1 Năng suất nho ở một số nước trên thế giới
STT

Tên nước

Năng suất (tấn/ha)

1

Hà Lan

24,0

2

Ấn Độ

21,7


3

Irael

16,0

4

Mỹ

15,6

5

Thụy Sĩ

14,7

6

Jordan

10,0

7

Nhật

11,0


8

Triều Tiên

9,0

9

Iran

5,2

Ghi chú

Thu 2-3 vụ/năm

(Nguồn: Phạm Hữu Nhượng và ctv,2000)
Sản lượng nho trên thế giới ước tính khoảng 65 triệu tấn hàng năm, tính
riêng cho từng khu vực như sau:
Bảng 2.2 Sản lượng nho ở các khu vực chính trên thế giới (1983)
Khu vực

Sản lượng (1000 tấn)

Toàn thế giới

65.167

Châu Âu


36.832

Châu Á

7.434

Trung và Bắc Mỹ

5.354

Nam Mỹ

5.339

Châu phi

2.216

Châu Đại Dương

792
7.200

Liên xô (cũ)

(Nguồn FAO, 2004 – RAP publi cation)
 Tình hình phát triển nho ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây nho được du nhập và trồng tại Ninh Thuận từ những năm
1970. Do có năng suất cao và hiệu quả kinh tế của nghề trồng nho. Nên trong những


11


năm qua diện tích cây nho cũng như năng suất, sản lượng không ngừng được gia
tăng.
Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp và PTNT về báo cáo tổng kết năm
2006 thì diện tích trồng nho qua các năm của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng liên tục:
-

Năm 2001: Diện tích 1425

-

Năm 2002: Diện tích 1576

-

Năm 2003: Diện tích 1754

-

Năm 2004: Diện tích 1709

-

Năm 2005: Diện tích 1615

Nho có mặt trên đất thuộc duyên hải miền Nam Trung Bộ nắng, nóng, khô
hạn, cây nho ở Ninh Thuận từ thời Pháp thuộc được xem như cây trồng "nữ hoàng"
là cây truyền thống giúp người dân nơi đây thoát nghèo và không ít người vươn lên

làm giàu. Chỉ chiếm tỷ lệ gần 5% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh, nhưng giá trị
sản xuất nông nghiệp của cây nho hàng năm chiếm 20%.
Nho được trồng ở Phan Rang Ninh Thuận vì ở đây có những điều kiện thuận
lợi cho nho phát triển, đất đai vùng ven sông Dinh màu mỡ, dễ thoát nước, độ pH
thích hợp từ 6,5-7, đây là những điều kiện tốt cho cây nho sinh trưởng và phát triển.
Theo số liệu của trung tâm Bông Nha Hố (Vũ Xuân Long và ctv, 1993) thì vùng
trồng nho Ninh Thuận có tỷ lệ mùn trong đất là 2%, hàm lượng lân dễ tiêu là 77,6
mg và 44,47 mg kali trao đổi đây là những chỉ tiêu cao.
Diện tích trồng nho tập trung chủ yếu là ở huyện Ninh Phước với diện tích là
1.143 ha (2005) và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong tỉnh chỉ có huyện Bác
Ái là không trồng nho vì đó là huyện miền núi không thuận lợi cho việc trồng và
canh tác nho.

12


Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng nho phân theo Huyện
2001

2003

2004

1.584

1.754

1.709

1615


474

495

402

307

-

-

-

-

-

3. Huyện Ninh Sơn

84

94

76

46

47


4. Huyện Ninh Hải

120

88

126

148

118

5. Huyện Ninh Phước

713

928

1.057

1.113

1.143

1.334

1.416

1.728


1.417

1.475

525

508

530

333

317

-

-

-

-

-

3. Huyện Ninh Sơn

48

84


93

45

46

4. Huyện Ninh Hải

121

111

105

115

95

5. Huyện Ninh phước

640

713

1.000

924

1.017


III. Sản Lượng (tấn)

18.411

15.370

6.996

6.090

I. Diện tích (ha)
1. Thành Phố Phan Rang- TC
2. Huyện Bác Ái

II. Diện tích thu họach (ha)
1. Thành phố Phan Rang - TC
2. Huyện Bác Ái

1. Thành phố Phan Rang - TC
2. Huyện Bác Ái

1.425
508

-

2002

18.680 22.810

7.560

6.840

2005

26000
6.283

-

-

-

-

3. Huyện Ninh Sơn

560

840

871

740

760

4. Huyện Ninh Hải


1.560

1.440

1.225

2.130

1.810

7.000

9.024 13.100

17.147

5. Huyện Ninh phước

9.295

(Nguồn: Niêm giám thống kê Ninh Thuận. 2005)
2.7 Điều tra tổng quát về tỉnh Ninh Thuận
2.7.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý.
Ninh Thuận thuộc cực Nam Trung bộ, nằm ở vị trí địa lý từ 11018’14’’ đến
12009’15’’ độ vĩ Bắc và từ 108009’08’’ đến109014’25’’ độ kinh Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Khánh Hoà, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
Đông giáp biển Đông. Là một tỉnh nằm ở vị trí trung điểm giao thong dọc theo Quốc
lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và Quốc Lộ 27 lên Tây Nguyên.

13


* Về địa hình
Thấp dần từ tây Bắc xuống Đông Nam, Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi,
đồi gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển.
- Đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích.
- Vùng đồi bán sơn địa chiếm 14,4%.
- Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4%. Đây là vùng có điều kiện phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Khí hậu
Là vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Lượng mưa bình quân 700 mm.
- Lượng bốc hơi 670- 1.827 mm.
- Nhiệt độ trung bình 270C.
- Độ ẩm không khí 77%.
- Năng lượng bức xạ lớn 160 kcl/m2.
Những đặc điểm trên thuận lợi cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có
thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, năng suất cây trồng cao, phát triển chăn nuôi gia
súc có sừng thuận lợi, ngành nghề muối phát triển. Song lượng mưa nhỏ, bốc hơi lớn
nên vấn đề khô hạn, thiếu nước là một trong những hạn chế lớn của tỉnh về phát
triển nông nghiệp.
Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước cho mùa khô, điều tiết nước
mùa mưa, có vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung.

14


×