Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ỨNG DUNJG PHẦN MỀM MICROSTATION TRONG CÔNG TÁC SỐ HOÁ VÀ BIIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000 KHU VỰC PHƯỜNG AN BÌNH THÀNH PHỐ BIIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION
TRONG CÔNG TÁC SỐ HOÁ
VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000
KHU VỰC PHƯỜNG AN BÌNH
THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

ĐINH THỊ KHUÊ TÚ
04333041
CD04CQ
2004 – 2007
Quản Lý Đất Đai


-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007-


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

ĐINH THỊ KHUÊ TÚ

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION
TRONG CÔNG TÁC SỐ HOÁ
VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000
KHU VỰC PHƯỜNG AN BÌNH
THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI”

Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Tiến Hải Bình
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên:

LỜI CẢM ƠN

-2-


Ngành Quản Lý Đất Đai


Đinh Thị Khuê Tú

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của:
Thầy Nguyễn Tiến Hải Bình đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu
để hoàn thành báo cáo này.
Các thầy cô ở khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản đã truyền đạt kiến thức và
dìu dắt tôi trong suốt hời gian học tập ở trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Giám Đốc Trung Tâm
ng Dụng Công Nghệ Viễn Thám tại TPHCM và toàn thể anh chị em trong trung tâm đã
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập ở trung tâm cùng sự
động viên của người thân, bạn bè trong thời gian tôi theo học.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo còn thiếu sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.

TPHCM, ngày 20 tháng 07 năm 2007

ĐINH THỊ KHUÊ TÚ

-3-


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Khuê Tú, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION TRONG CÔNG TÁC SỐ HOÁ VÀ
BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000 KHU VỰC PHƯỜNG AN BÌNH THÀNH
PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI”
Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Tiến Hải Bình, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa
Quản Lý Đất đai & Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, các thiết bị trắc địa hiện
đại có khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao (phần mềm tin học) để thành lập bản đồ địa
hình có nhiều thuận lợi và hiện đang là phương pháp chiếm ưu thế cao để tạo ra sản phẩm bản
đồ số với độ chính xác cao, dễ cập nhật, dễ chỉnh sửa và đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các
phương pháp khác.
Việc tạo ra bản đồ số địa hình đóng vai trò quan trọng trong công tác thành lập bản đồ
phục vụ cho những nhu cầu thực tế của con người như phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, an
ninh quốc phòng…. Để tạo ra bản đồ số địa hình hoàn chỉnh phải dựa vào quy phạm đo vẽ bản
đồ địa hình, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệm thu công trình sản phẩm đo đạc bản đồ, kí hiệu bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:10000 và 1:25000…
Vấn đề trọng tâm của đề tài:
• Chuẩn bị tài liệu, dữ liệu.
• Công tác số hoá.
• Biên tập, in bản đồ
• Thảo luận về vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, kết quả có được là bản đồ số địa hình tỉ lệ 1:10000
khu vực phường An Bình thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai, kó năng số hoá, biên tập bản đồ địa
hình và báo cáo thuyết minh.

-4-


Ngành Quản Lý Đất Đai


Đinh Thị Khuê Tú

ĐẶT VẤN ĐỀÀ
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, công nghệ tin học ngày càng phát triển với tốc độ
nhanh chóng, bước đầu đạt được những thành tựu to lớn và đóng góp đáng kể vào các ngành ứng
dụng.
Số hóa bản đồ địa hình trên phần mềm Microstation cũng là một trong những phần ứng
dụng công nghệ tin học trong việc tạo ra bản đồ số địa hình .
Bản đồ địa hình là thành quả chủ yếu của công tác trắc địa. Bản đồ địa hình tỉ lệ cơ bản
của nhà nước (1:25 000; 1:10 000; 1:5 000) là tài liệu không thể thiếu trong các ngành kinh tế
quốc dân và an ninh quốc phòng. Là cơ sở để biên vẽ các loại bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ hơn và
xây dựng bản đồ nền cho các thể loại bản đồ chuyên đề (bản đồ hiện trạng sử đất, bản đồ đơn vị
đất đai, bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai …)
Trong giai đoạn hiện nay, các thể loại bản đồ dầøn chuyển sang công nghệ số, nên việc số
hóa và biên tập bản đồ địa hình các tỉ lệ trong đó có tỉ lệ 1:10000 là rất cần thiết để phục vụ
trong công tác lưu trữ, hiệu chỉnh và tái bản bản đồ. Ngoài ra việc số hóa và biên tập bản đồ địa
hình các tỉ lệ còn nhằm từng bước xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia
phủ trùm toàn lãnh thổ Việt Nam, phục vụ cho mọi lãnh vực xây dựng, phát triển kinh tế và quốc
phòng.
Để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả của công tác số hóa và biên tập bản đồ địa hình. Hiện
nay, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều qui trình, qui phạm kỹ thuật, qui định số
hóa và các văn bản pháp lý, đồng thời đầu tư trang thiết bị và cho phép ứng dụng thiết bị kỹ
thuật hiện đại các phầm mềm chuyên dùng.
Được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM và sự chấp thuận của ban giám đốc Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Viễn Thám tại
Thành Phố Hồ Chí Minh (28 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận), tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION TRONG CÔNG TÁC SỐ HÓAVÀ BIÊN
TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10 000 KHU VỰC PHƯỜNG AN BÌNH THÀNH PHO
BIEN HOỉA, TặNH ẹONG NAI
ê Muùc tieõu nghieõn cửựu:

-Taùo baỷn đồ số địa hình trên nền Microstation. Do bản đồ số địa hình có lợi thế hơn những
loại bản thông thường khác là: dễ chỉnh sửa khi có những thay đổi, dễ cập nhật, dễ chuyển đổi.
-Ứng dụng phần mềm Microstation của tập đoàn Intergraph để số hóa và biên tập bản đồ
địa hình khu vực phường An Bình thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-Tạo ra sản phẩm bản đồ số địa hình tỉ lệ 1:10000 trên nền Microstation.
-Đánh giá tính khả thi của công nghệ và khả năng của thiết bị phần mềm
ª Đối tượng nghiên cứu:

-5-


Số hoá bản đồ địa hình trên nền Microstation
ª Phạm vi nghiên cứu
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10 000 khu vực phường An Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai nằm trong 3 mảnh có phiên hiệu: C-48-34-B-a-2, C-48-34-B-a-4,
C-48-34-B-b-3.


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học:
1. Khái quát chung về bản đồ địa hình:
a/ Khái niệm, phân loại bản đồ địa hình:
ªKhái niệm:
Bản đồ địa hình là thể loại bản đồ địa lý chung, biểu thị chi tiết đầy đủ, tỉ mỉ, đồng đều
các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trên bề mặt đất ở tỉ lệ lớn.

Bản đồ địa hình là thành quả chủ yếu của công tác trắc địa, là tài liệu không thể thiếu
trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Trên bản đồ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội được
thể hiện bằng hệ thống kí hiệu. Những yếu tố này được lựa chọn lấy bỏ tổng hợp tượng ứng với
sự dung nạp của từng loại tỉ lệ bản đồ.
ªPhân loại:
Theo nội dung, bản đồ nói chung được phân thành 2 nhóm: nhóm bản đồ địa lý chung
và nhóm bản đồ chuyên đề.
Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý chung có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:100000.
Trong đó chia ra:
• Bản đồ tỉ lệ nhỏ: 1:100000; 1:50000
• Bản đồ tỉ lệ trung bình: 1:25000; 1:10000
• Bản đồ tỉ lệ lớn: 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500
2. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình.
a/ Hệ toạ độ:
-Hệ toạ độ HN-72 (Gauss Kruger).
-Hệ toạ độ quốc gia VN - 2000
Thông qua quy định số 83 năm 2000 của Thủ Tướng Chính Phủ:QĐ83/QĐ-TTg ngày
12/07/2000 Thủ Tướng Chính Phủ quy định tất cả các bản đồ khi đo vẽ và thành lập theo toạ độ
quốc gia mới VN - 2000 .
Theo qui
nh trên, bản đồ địa hình khu vực Đồng Nai cũng được đo vẽ và thành lập theo hệ
toạ độ quốc gia VN - 2000.
b/Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình:
Để việc đo vẽ, sử dụng và quản lý bản đồ địa hình được thuận tiện, cần phải chia mảnh
bản đồ, mỗi mảnh bản đồ địa hình đều có một kích thước và tên gọi nhất định. Trước đây có 3
cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình đó là:
Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình Gauss theo hệ thống quốc tế.
Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình UTM.
Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống Hệ toạ độ Quốc gia
VN - 2000.


-8-


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Hiện nay tất cả các bản đồ được đo vẽ và thành lập điều theo hệ toạ độ quốc gia mới VN
- 2000, nên cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình cũng theo Hệ toạ độ Quốc gia VN 2000.
Bảng 1.1: Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống Hệ toạ độ Quốc gia
VN - 2000.

1:1000000
1:500000

Kích thước
Kinh
Vó độ
độ
60
40
30
20

1:250000

1030

10


Chia mảnh
1:500000 thành
4 phần

1:100000

30’

30’

Chia mảnh
1:106 thành 96
phần

1:50000

15’

15’

Chia mảnh
1:100000
thành 4 phần

1:25000

7’30”

7’30”


Chia mảnh
1:50000 thành
4 phần

1:10000

3’45”

3’45”

Chia mảnh
1:25000 thành
4 phần

Tỷ lệ

Cách chia

Kí hiệu riêng

Chia mảnh
1:106 thành 4
phần

A
C

1
3


B
D

2
4

Từ 1 đến 96,
từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới
A
C

B
D

a
c

b
d

1
3

2
4

Số hiệu mảnh
bản đồ

F-48
F-48-D

F-48-D-4

F-48-96

F-48-96-D

F-48-96-D-d

F-48-96-D-d-4

3. Nội dung của bản đồ địa hình.
-Nội dung của bản đồ địa hình phải thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố tự nhiên, kinh
tế xã hội trên mặt đất với mật độ cấn thiết (theo tỉ lệ và mục đích sử dụng) và bằng hệ thống kí
hiệu thống nhất theo qui đinh quốc gia.
-Nội dung của bản đồ địa hình gồm các yếu tố:

-9-


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Điểm khống chế: bao gồm các điểm thiên văn, điểm toạ độ, độ cao cấp 0, hạng I, II,
III, IV Nhà nước ,điểm giải tích, điểm đo vẽ.
Thuỷ văn và các đối tượng có liên quan: bao gồm sông suối, hồ ao, bể chứa nước, diện
tích ngập nước, bờ biển, bờ sông, các cơ sở cấp thoát nước, các công trình thuỷ lợi và

giao thông đường thuỷ.
Địa giới hành chính: bao gồm các loại đường ranh giới, tường rào, nghóa trang, nghóa
địa.
Giao thông: bao gồm đường sắt và các công trình có liên quan như đường trong sân ga,
đèn hiệu, biển báo; đường bộ, các loại đường nhựa, đường sỏi, đường đất, đường đắp
cao xẻ sâu, cầu phà và các phương tiện vượt sông.
Dân cư: bao gồm các công trình dân dụng, kiến trúc nhà ở, nhà thờ, đình chùa…, các
công trình công cộng, công trình công nghiệp và nông nghiệp, khai khoáng.
Địa hình: dáng đất, bao gồm các đường bình độ và ghi chú độ cao.
Thực vật: bao gồm chất đất, lớp phủ thực vật tự nhiên và cây trồng.
Địa vật độc lập: thường là các đối tượng kinh tế- xã hội và tự nhiên.
Ghi chú: bao gồm tên các địa danh, độ rộng, chiều dài, tính chất và mục đích sử dụng.
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
-Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10 000 ;1/25 000 (phần ngoài trời) phục vụ đo đạc
và bản đồ Nhà Nước năm 1997.
-Kí hiệu bản đồ tỉ lệ 1/10 000 và 1/25000 của Tổng Cục Địa Chính xuất bản năm 1995.
-Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500 - 1/25 000 (phần trong nhà) của cục Đo đạc
bản đồ Nhà Nước năm 1990.
-Hướng dẫn kó thuật, nghiệm thu công trình sản phẩm đo đạc bản đồ cuả Tổng Cục Địa
Chính tháng 11 năm 1997.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
-Dựa vào nhu cầu thực tế hiện nay của các ngành, các cấp..
-Phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển của xã hội, quy
hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.
-Phục vụ cho các ngành có liên quan như: giao thông, địa chính, kinh tế, mục đích quản lý
của các cấp chính quyền.
-Phục vụ cho mục đích bảo vệ an ninh quốc phòng.
I.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:

Phường An Bình ở phía Đông Nam Thành Phố Biên Hoà với tứ cận như sau:
Phía Bắc giáp Phường Bình Đa và Tam Hiệp.
Phía Đông giáp Phường Long Bình.
- 10 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Phía Nam giáp Phường Long Bình Tân.
Phía Tây Nam giáp xã Bình An - Huyện Thuận An - Bình Dương
Phía Tây giáp xã Hiệp Hoà và Phường Tân Vạn.
Là phường có diện tích lớn của Thành Phố, lại ở vị thế hết sức đặt biệt quan trọng: nằm
bên bờ tả ngạn sông Đồng Nai, có các trục giao thông huyết mạch đi qua Sài Gòn - miền Trung,
Sài Gòn - Biên Hoà - Đà Lạt, Sài Gòn - Biên Hoà - Vũng Tàu, An Bình được xác định là một
trong những cực phát triển của Thành Phố trong tương lai.
2. Khí hậu:
Phường An Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của
vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ. Hằng năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
3. Thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kênh rạch trong
khu vực. Tổng chiều dài ranh giới tuyến sông Đồng Nai của Phường An Bình là 4793m có mức
nước như sau:
Mức nước cao nhất trong năm +298
Mức nươc thấp nhất trong năm -203
I.2.2. Kinh tế - xã hội:
1.Tình hình xã hội:

a/ Dân số:
Theo thống kê năm 2005, Phường An Bình có diện tích 1040,5ha và tổng dân số là 33.186
người.
Dân số tăng nhanh trong những năm qua chủ yếu do tăng cơ học. Do sức hút công nghiệp,
hằng năm số dân di cư tới phường khá cao, có năm có đến hàng ngàn người. Từ chỗ phường có
19543 người (thống kê năm 1999) đến năm 2005 lên đến 33.186 người.
b/ Lao động:
Tổng số người trong độ tuổi lao động là 15.315 người, trong đó:
-Số người đang làm việc là 15.028 người bao gồm:
Lao động nông nghiệp: 343 người
Lao động phi nông nghiệp: 14685 người
-Số người chưa có việc làm là 287 người chiếm tỷ lệ 1,87% so với tổng số lao động và
0.86% so với tổng số dân.
Vấn đề thay đổi cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây đã làm thay đổi về thành phần lao
động, đa số người dân trong toàn phường mang tính công nghiệp, bán công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp.

- 11 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

2. Tình hình kinh tế:
a/ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
ªCông nghiệp:
Trong những năm qua, tỷ trọng ngành công nghiệp có chiều hướng gia tăng trong cơ cấu
kinh tế. Trên địa bàn phường tập trung các khu công nghiệp, mức độ tập trung công nghiệp rất
cao thu hút hầu hết lao động trong phường và thúc đầy sản xuất công nghiệp của phường phát

triển.
ªTiểu thủ công nghiệp:
Ngành nghề truyền thống đang tồn tại và phát triển ở phường là gia công hàng mỹ nghệ,
đang lát thủ công phục vụ xuất khẩu. Việc làm này vừa tạo việc làm cho nhân dân, vừa hạn chế
nhàn rỗi và tăng thu nhập.
b/Thương mại - Dịch vụ:
Loại hình dịch vụ chủ yếu: mua bàn nguyên vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, dịch vụ
ăn uống, gia công chế biến gỗ, dịch vụ cho thuê phòng trọ…
Tình hình mua bán tại các chợ trên địa bàn phường tương đối ổn định. Do gần các chợ lớn,
gần siêu thị Cora, mặt bằng hẹp, chợ chỉ phục vụ cho nhân dân địa phương, tuy vậy hàng hoá vẫn
dồi dào, hình thức đa dạng phong phú, thuận lợi cho người mua bán.
Phường có ưu thế rõ rệt là gần Khu Công Nghiệp Biên Hoà 1 và Khu Công Nghiệp Biên
Hoà 2, vì vậy lónh vực dịch vụ, thương mại được khuyến khích phát triển trong những năm tới và
trở thành mũi nhọn kinh tế địa phương.

I.3. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. Nội dung nghiên cứu :
- Đánh giá nguồn tài liệu bản đồ phục vụ cho công tác số hóa bàn đồ địa hình .
- Sử dụng phần mềm Microstation để số hoá và biên tập bản đồ.
-Nghiên cứu đề xuất quá trình số hoá và biên tập bản đồ địa hình trên phần mềm
Microstation.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu :
1. Hệ thống các phương pháp sử dụng:
-Phương pháp thu thập số liệu.
-Phương pháp bản đồ: biên vẽ, số hóa trên nền ảnh …
2. Công cụ thực hiện:
a/ Phần cứng:
-Máy quét ảnh
-Máy vi tính:
• Màn hình.

• CPU:Bộ xử lý: Intel Pentium 4, 3.2 GHz
RAM:1GB
- 12 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Ổ cứng: 120GB
Card màn hình: VGA 128 MB
-Hệ điều hành: Window XP 2006
-In bản đồ sử dụng máy in Plot
b/ Phần mềm.
Mapping Office là một hệ phần mềm của tập đoàn INTERGRAPH bao gồm các phần
mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ
hoạ bao gồm: IRASC, IRASB, MSFC, GEOVEC. Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm
đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ. Các phần mềm
ứng dụng của Mapping Office được tích hợp trong môi trường đồ hoạ thống nhất Microstation
để tạo nên một bộ các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ cho việc thu thập và xử lý các đối
tượng đồ hoạ.
Trong việc số hoá và biên tập các đối tượng bản đồ dựa trên cơ sở các bản đồ đã được
thành lập trước đây (trên giấy, diamat…), các phần mềm được sử dụng chủ yếu bao gồm:
Microstation, IRASB, GEOVEC, , IPLOT.
Sau đây là các khái niệm và ứng dụng cụ thể của từng phần mềm trong các công đoạn số
hoá và biên tập bản đồ.
ªMicrostation:
Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ hoạ rất mạnh
cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation còn
được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như GEOVEC, IRASB, MSFC, MRFCLEAN,

MRFFLAG chạy trên đó.
Đặt biệt trong lónh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng mở
của Microstation cho phép người sử dụng tự thiết kế các kí hiệu dạng điểm, dạng đường và dạng
pattem mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một
số phần mềm khác (Mapinfo, AutoCAD, Coreldraw, Freehand…) lại được giải quyết một cách
dễ dàng trong Microstation. Ngoài ra các file dữ liệu của bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền
một file chuẩn (seed file) được định nghóa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo
được tính theo giá trị thực ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file
bản đồ.
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh (raster),
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp các công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ hoạ từ các
phần mềm khác qua file có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg).
ª Irasb:
Irasb là phần mềm hiển thị, biên tập dữ liệu raster và được chạy trên nền của
Microstation. Mặc dù dữ liệu của Irasb và Microstation được thể hiện trên cùng một màn hình
nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau. Nghóa là việc thay đổi dữ liệu phần mềm này không ảnh
hưởng đến dữ liệu của phần kia.

- 13 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Ngoài việc sử dụng Irasb để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình số hoá
trên nền ảnh, công cụ Warp của Irasb được sử dụng để nắn các file ảnh raster từ toạ độ hàng cột
của các pixcel về toạ độ thực của các bản đồ.
ª Geovec:

Geovec là một phần mềm chạy trên nền Microstation cung cấp các công cụ vectơ hoá
bán tự động các đối tượng trên nền ảnh bản đồ với định dạng của Intergraph. Mỗi đối tượng được
số hoá bằng Geovec phải được định nghóa trước các thông số đồ hoạ về màu sắc, lớp thông tin,
khi đó đối tượng này được gọi là Feature. Mỗi một Feature có một tên gọi và mã số riêng.
Trong quá trình số hoá các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều trong việc số
hoá các đối tượng dạng đường.
ª MSFC:
MSFC (Microstation Feature Collection) Mudul cho phép người dùng khai báo và đặt
các đặc tính đồ hoạ cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hoá,
đặc biệt là số hoá trong Geovec. Ngoài ra, MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hoá bản
đồ trên nền Microstation
MSFC được sử dụng:
Để tạo bảng phân lớp và định nghóa các thuộc tính đồ hoạ cho đối tượng.
Quản lý các đối tượng cho quá trình số hoá.
Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng đường riêng lẻ.
ª MRFClean:
Mrfclean được viết bằng công cụ MDL (Mirostation Development Language) và chạy
trên nền của Microstation.
Mrfclean dùng để:
Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện, và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một kí
hiệu (chữ D, X, S)
Xoá những đường, những điểm trùng nhau.
Cắt đường: tách một đường thành 2 đường tại điểm giao nhau với đường khác
Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle_factor nhân với tolerence.
ª MRFFlag:
Mrfflag được thiết kế tương hợp với Mrfclean, dùng để tự động hiển thị lên màn hình
lần lượt những vị trí có lỗi mà Mrfclean đã đánh dấu trước đó và người dùng sẽ sử dụng các công
cụ của Microstation để sửa.
ª Iplot:
Ipot gồm có Ipot Client và Iplot Server được thiết kế riêng cho việc in ấn các tệp tin

*.dgn của Microstation. Iplot Client nhận các yêu cầu in trực tiếp tại các trạm làm việc, còn Iplot
Server nhận các yêu cầu in qua mạng. Do vậy trên máy vi tính của bạn ít nhất phải cài đặt Iplot
Client. Iplot cho phép cài đặt các thông số in như lực nét, thứ tự in các đối tượng … thông qua tệp
tin điều khiển là pen-table.

- 14 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

I.3.3. Quy trình thực hiện số hoá trên nền ảnh quét (bản đồ địa hình được raster hoá thông
qua máy quét).
a/ Sơ đồ tổng quát:
QUI TRÌNH SỐ HÓA VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP

THIẾT KẾ CHUNG

`

1.
2.
3.
4.

Tạo file design
Tạo bảng phân lớp đối tượng
Tạo ký hiệu

Quét bản đồ

NẮN BẢN ĐỒ

1. Tạo lưới km
2. Nắn bản đồ

VECTƠ HOÁ

1. Vẽ các đối tượng dạng đường
2. Vẽ các đối tượng dạng bao vùng
3. Vẽ các đối tượng dạng chữ viết

HOÀN THIỆN DỮ LIỆU

BIÊN TẬP VÀ
TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ

LƯU TRỮ DỮ LIỆU
VÀ IN BẢN ĐỒ

1.
2.
3.
4.

Kiểm tra sửa lỗi về phân lớp đối tựong
Sửa lỗi và làm đẹp dữ liệu
Sữa lỗi đối với dữ liệu dạng điểm
Sữa lỗi đối với dữ liệu dạng text


1. Tạo vùng ,tô màu ,trải kí hiệu
2. Biên tập kí hiệu dạng đường

1. Tổ chức thư mục chứa file
2. In bản đồ
Sơ đồ 01: Qui trình số hóa và biên tập bản đồ

- 15 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

b/ Mục đích, yêu cầu của từng bước:
ªThiết kế chung:
Để đảm bảo tính hệ thống cho tất cả bản đồ trong khối công việc, các công tác chuẩn
bị cho quá trình số hoá và biên tập bản đồ sau này sẽ được thực hiện và sử dụng chung. Công tác
đó bao gồm:
¾ Định nghóa file chuẩn (Seed file)
Khái niệm Seed file trong viêc tạo các bản đồ: Seed file thực chất là một Design file
trắng (không chứa dữ liệu) nhưng nó chứa đấy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với
Microstation. Đặt biệt với các file bản đồ, để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các
file dữ liệu, phải tạo một Seed file chứa các tham số về hệ toạ độ, phép chiếu, đơn vị đo… .Sau
đó các file bản đồ có cùng sở toán học sẽ được tạo dựa trên nền Seed file này. Mỗi một cơ sở
toán học của bản đồ có một Seed file riêng.
Trong hệ thống MGE (Modular Geographic Information System Environment) của
Intergraph, modul MGE Nucleus cho phép định nghóa, thay đổi file chuẩn này.
Ví dụ: Seed file định nghóa cho các bản đồ Gauss_Kruger nằm ở múi 48 có các thông số sau:

Hệ toạ độ chính (Primary Coordinate System):
- System: Transfer Mecator
Longitude of origin: 108:00:00
Latitude of origin: 0:00:00
False Easting: 500000 m
False Northing: 0.000 m
Scale Reduction Factor: 0.999
- Geodetic Datum: User Define (non-standard)
- Ellipsoid: krassovski.
Hệ đơn vị đo (Working Unit): m
- Đơn vị đo chính (Master Unit): m
- Đơn vị đo phụ (Sub Unit): cm
- Độ phân giải (Resolution): 1000
¾ Tạo Design file.
Các file bản đồ số (*.dgn) được tạo trong Microstation dựa trên Seed file của bản đồ cần
thành lập. Tên file thường được đặt theo danh pháp rút gọn của mảnh bản đồ.
¾ Phân lớp đối tượng.
Các đối tượng bản đồ khi tồn tại dưới dạng số được thể hiện và lưu trữ trên các lớp thông
tin khác nhau. Vì vậy trước khi tiến hành số hoá, thành lập bản đồ số các đối tượng cần thể hiện
trên bản đồ phải được xác định trước sẽ được lưu trữ trên lớp thông tin nào.

- 16 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Số lớp thông tin nhiều nhất trên một file bản đồ (*.dgn) là 63 lớp. Vì vậy các đối tượng
trên một file bản đồ được phân thành nhiều nhất là 63 lớp thông tin khác nhau. Mỗi lớp đối tượng

sẽ được đánh số từ 1 đến 63.
¾ Tạo file quản lý các đối tượng bản đồ số (Feature Table).
Mục tiêu của Feature table dùng để quản lý và đảm bảo tính nhất quán cho các đối tượng
trong quá trình số hoá cũng như sửa đổi dữ liệu sau khi số hoá. File feature table được tạo dựa
trên bảng thiết kế phân lớp.
File feature table chứa toàn bộ các thông số đồ hoạ của tất cả các đối tượng (feature) có
trong bản đồ cần thành lập.
Ví dụ: số lớp (level), màu sắc (color), kiểu đường (line style), lực nét (weight), kiểu chữ (font),
kích thước chữ…
File feature table (*.tbl) được tạo bằng công cụ Feature Table Editor của MSFC (phần
mềm Microstation Feature Collection) được tích hợp trong phần mềm I/Geovec.
¾ Tạo kí hiệu.
Theo cách phân loại dữ liệu không gian, các kí hiệu trên bản đồ được chia thành 4 loại:
Kí hiệu dạng điểm.
Kí hiệu dạng đường.
Kí hiệu dạng pattern (các kí hiệu được trải đều trên diện tích một vùng nào đó)
Kí hiệu dạng chữ chú thích.
Các kí hiệu dạng điểm và pattern được thiết kế thành các cell. Các cell này được sử dụng
một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình số hoá cũng như biên tập bản đồ.
Mỗi cell được định nghóa bởi một thư viện chứa cell và tên cell.
Các kiểu đường dùng để biểu thị đối tượng dạng đường của bản đồ được chứa trong thư
viện kiểu đường (Line style Library)
¾ Quét bản đồ.
Mục đích của quá trình này là chuyển các bản đồ được lưu trữ trên giấy, phim hoặc trên
diamat thành các file dữ liệu số dưới dạng raster. Sau đó các file này sẽ được chuyển đổi và các
định dạng của Intergraph (*.rle hoặc *.tif) để xử lý ảnh tiếp bằng phần mềm IRASB.
Tuỳ theo từng loại bản đồ và mục đích sử dụng sau này mà người ta sử dụng các máy
quét cùng các phần mềm chuyên dụng khác nhau.
Độ phân giải quy định cho mỗi bản đồ khi quét phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu
gốc và mục đích sử dụng. Thông thường độ phân giải nên chọn trong khoản từ 150 dpi đến 400

dpi. Chọn chế độ quét với độ phân giải càng cao, sẽ cho chất lượng dữ liệu raster tốt hơn cho quá
trình số hoá sau này nhưng nó cũng làm cho độ lớn của file tăng lên, tốc độ hiển thị và xử lý ảnh
của máy tình chậm lại; khi chọn độ phân giải quá cao, có thể cho ra kết quả ngược lại với mong
muốn, vì sẽ xuất hiện nhiều nhiều nhiễu tạp trên hình ảnh các đối tượng cần quan tâm.

- 17 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

ª Nắn bản đồ:
Mục đích: chuyển đổi các ảnh quét đang ở toạ độ hàng cột của các pixellvề toạ độ trắc
địa (hệ toạ độ thực - hệ toạ độ địa lý hoặc toạ độ phẳng). Đây là bước quan trong nhất trong qui
trình thành lập bản đồ số vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ độ chính xác của bản đồ sau khi được số
hoá trên nền ảnh.
Công việc này được thực hiện theo các bước sau:
¾Tạo khung, lưới toạ độ cho mảnh bản đồ.
Lưới toạ độ vuông góc (lưới km) và lưới kinh vó độ được tạo dựa vào toạ độ của các góc
khung và khoảng cách giữa các mắt lưới ô vuông có trên mảnh bản đồ. Lưới km được sử dụng
làm cơ sở cho việc chọn các điểm không chế khi nắn bản đồ. Với các lưới km của các bản đồ tỉ
lệ lớn ta có thể tạo bằng các công cụ của Microstation nhưng với lưới km và kinh vó độ của các
bản đồ tỉ lệ nhỏ thì bắt buộc phải tạo bằng công cụ Grid Generation của MGE để đảm bảo độ
chính xác.
¾Nắn bản đồ.
Để nắn các file ảnh đã chuyển định dạng thành *.rle hoặc *.tif của Intergraph về đúng vị
trí khung, lưới toạ độ tương ứng của chúng ta sử dụng công cụ Warp của IRASB. Quá trình nắn
này được dựa trên toạ độ của các điểm khống chế trên ảnh (vị trí hình ảnh của các dấu khung,
mắc lưới km), toạ độ của các điểm khống chế tương ứng trên file dgn (vị trí giao nhau giữa đường

khung và lưới km) và mô hình được chọn để nắn (các mô hình nắn đã được viết sẵn trong phần
mềm IRASB). Trong quá trình nắn ảnh, người sử dụng phải đặc biệt quan tâm đến các chuẩn sai
số (theo tỉ lệ bản đồ)
ª Vectơ hoá đối tượng.
Mục đích: là quá trình biến đổi dữ liệu raster thành dữ liệu vectơ. Quá trình này được thực
hiện dựa trên các phần mềm sau: MSFC, Microstation, Irasb.Geovec. sau khi có file ảnh raster
đã nắn làm nền, file bảng đối tượng (*.tbl) được tạo trong MSFC để quản lý các lớp thông tin
trên ảnh cần số hoá theo thiết kế phân lớp, file dữ liệu bản đồ (*.dgn) được tạo dưạ trên Seed
file chuẩn, người thực hiện đã có thể sẵng sàng số hoá trên nền ảnh để tạo dữ liệu vectơ. Đối với
mỗi kiểu dữ liệu khác nhau người thực hiện nên chọn các công cụ thích hợp trên Microstation
hoặc trên Geovec để số hoá.
ª Hoàn thiện và chuẩn hoá dữ liệu.
Sau quá trình số hoá, dữ liệu nhận được chưa phải là hoàn thiện và sử dụng được. Các dữ
liệu này thường được gọi là dữ liệu thô, cần phải qua một quá trình kiểm tra, chỉnh sửa và hợp lệ
các dữ liệu. Quá trình này bao gồm các công đoạn:
Kiểm tra và sửa chửa các lỗi về thộc tính đồ hoạ (sai lớp, sai kiểu đường, màu sắc,
lực nét…).
Sửa các lỗi riêng của dữ liệu dạng đường: lọc bỏ điểm thừa (filter), làm trơn đường
(smooth), loại bỏ các đối tượng trùng nhau, sửa các điểm cuối tự do, tạo các điểm
giao.
Sửa các lỗi riêng của kí hiệu dạng chữ viết và dạng điểm.
- 18 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

ª Biên tập và trình bày bản đồ.
Các đối tượng nội dung bản đồ, trình bày khung bản đồ, chú thích, giải thích ngoài

khung phải được thể hiện bằng màu sắc và kí hiệu tương ứng và phải đảm bảo được tính tương
quan về vị trí địa lý cũng như tính thẩm mỹ của bản đồ. Công tác biên tập và trình bày bản đồ
bao gồm:
¾ Tạo vùng, tô màu, trải kí hiệu.
Các đối tượng dạng vùng cần tô màu hoặc trải kí hiệu, các đối tượng đó phải tồn tại
dưới dạng shape hoặc complex shape. Vì vậy cần phải qua một bước tạo vùng từ những đường
bao đóng kín.
¾ Biên tập các kí hiệu dạng đường.
Đối với các đối tượng dạng đường, khi tồn tại ở dạng dữ liệu thì nó phải gặp nhau ở các
điểm nút và nó la một đối tượng đường duy nhất. Nhưng để thể hiện nó dưới dạng kí hiệu bản đồ
thí có thể phải thể hiện nó bằng hai hoặc ba kiểu đường. Biên tập để tránh sự chồng đè kí hiệu
theo các quy định biên tập bản đồ.

ª Lưu trữ dữ liệu và in bản đồ.
Kết quả của quá trình số hoá và biên tập bản đồ có thể được lưu trữ dưới hai dạng: lưu
trữ trên đóa và in ra giấy. Khi lưu trữ dữ liệu nên tổ chức các dữ liệu dưới dạng thư mục một cách
khoa học và nên lưu trữ cả các file phụ trợ đi kèm ví dụ như file (.tbl), (.cel), (.rsc)…
Phần mềm Ipolt được dùng để in bản đồ. Để quy định về kí hiệu, màu sắc, kiểu chữ
được đảm bảo theo dúng thiết kế ban đầu, các file phụ trợ gồm: Pen Table (quy định thứ tự các
đối tượng khi in), bảng màu, kiểu đường, kiểu chữ phải được thiết kế và đặt trong đường dẫn:
\\ Program File\ Iplot\ resrc\ system\

- 19 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


II1. GIỚI THIỆU CÁC BƯỚC SỐ HOÁ VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
II.1.1. Quy trình công nghệ số hoá và biên tập bản đồ địa hình
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

Danh sách đối tượng
bản đồ cần thể hiện
1. Phân lớp đối tượng

8. Tạo file (.tbl)

Bản đồ tài liệu trên giấy
(phim, diamat)
2. Quét bản đồ

3. ĐN seed file

Raster file

5. Tạo file design

7. Nắn bản đồ

6. Tạo lưới km
9. Vectơ hóa

Kí hiệu kiểu chữ dùng để
thể hiện đối tượng
4. Tạo kí hiệu


File kí hiệu

10. Chỉnh sửa dữ liệu

11. Kiểm tra, bổ sung

12. Tiếp biên

13. Chuẩn bị dữ liệu
cho đóng vùng
14. Đóng vùng

15. Biên tập bản đồ

Sơ đồ 2.1: Quy trình số hoá và biên tập bản đồ số từ bản đồ giấy bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10 000

- 20 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

II.1.2. Các bước thực hiện
1. Quét bản đồ giấy.
Dùng máy quét Ao để quét bản đồ giấy với độ phân giải của máy quét là 250 dpi (ảnh
màu). Sau đó ghi lại các file có dạng .tif.
2. Tạo file chuẩn (Seed file):
- Seed file này chứa các tham số về hệ toạ độ , phép chiếu ,đơn vị đo …phù hợp với cơ
sở toán học của các bản đồ giấy .Sau đó các file của bản đồ có cùng cơ sở toán học sẽ được tạo

dựa trên nền seed file này .
- Các bước tạo seed file được tiến hành :
Khởi động phần mềm Microstation .
Xuất hiện hộp thoại Microstation Manager chọn đúng đường dẫn muốn lưu file.
• Vào menu file New xuất hiện hộp thoại Create Design File: đặt tên cho file mới.

Hình 2.1: Hộp thoại Create Design File

- 21 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

• Click chuột vào select… xuất hiện hộp thoại Select Seed File chọn file chuẩn trong môi
trường làm việc 2D (see2d.dgn) OK .

Hình 2.2: Hộp thoại Select seed file
Từ thanh menu của Microstation Applications
Từ thanh menu của MGE Coordinate Operations
xuất hiện hộp thoại Define Coordinate System

MGE Coordinate System Operations .
file Coordinate System Primary

Hình 2.3: Hộp thoại Define Coordinate System
Click vào Parameters…

xuất hiện hộp thoaïi System Parameters


- 22 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Hình 2.4: Hộp thoại System Parameters
Từ thanh menu của MGE Coordinate Operations file
xuất hiện hộp thoại Define Mapping Working Units OK

Working Units

Hình 2.5: Hộp thoại Define Mapping Working Units
Sau khi tạo cơ sở toán học cho file ta lưu lại file này với tên seed-ktt108.dgn:
• Vào menu File -> Save as ->xuất hiện hộp thoại Save Design As
• Đặt tên file seed-ktt108.dgn ->OK

- 23 -

Mapping


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

Hình 2.6: Hộp thoại Save Design As
Sau quá trình tạo file chuẩn ta có được một file rỗng (không chứa các đối tượng đồ hoạ) có

cơ sở toán học phù hợp với khu vực mà ta dự định số hoá bản đồ. Từ đây mỗi khi tạo file mới để
số hoá các đối tượng của bản đồ ta phải chọn seed file là file chuẩn này.
3. Trình tự số hoá.
a/ Phân nhóm lớp:
-Mỗi tờ bản đồ được số hoá thành 7 nhóm lớp (7 file). Mỗi nhóm lớp phân thành nhiều
lớp. Các đối tượng thuộc một nhóm lớp được số hoá thành 1 file riêng biệt.
-Thông thường tên tệp tin cuả các nhóm lớp được đặt như sau: (phiên hiệu mảnh) tên
nhóm lớp.dgn.
Do phần bản đồ địa hình khu vực phường An Bình trước khi tiến hành ghép, cắt ảnh nằm
trên 3 mảnh bản đồ khác nhau. Nên trong quá trình đặt tên file cho các nhóm lớp ta đặt theo tên
của các nhóm lớp.
• Nhóm lớp “Cơ sở toán học ” bao gồm khung bản đồ; lưới kilomet; các điểm khống chế
trắc địa; giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan. Tệp tin của nhóm
“Cơ sở toán học” đươc đặt tên: coso.dgn
• Nhóm lớp “Dân cư” bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tệp tin của nhóm “Dân cư”được đặt tên: dancu.dgn
• Nhóm lớp “Địa hình” bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ cao. Tệp tin
của nhóm “Địa hình” được đặt tên: diahinh.dgn
• Nhóm lớp “Thuỷ hệ” bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan. Tệp tin
của nhóm “Thuỷ hệ” được đặt tên: thuyhe.dgn
• Nhóm lớp “Giao thông” bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ thuộc. Tệp tin
của nhóm “Giao thông” được đặt tên: giaothong.dgn

- 24 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú


• Nhóm lớp “Ranh giới” bao gồm đường biên giới, mốc biên giới; địa giới hành chính các
cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng đất. Tệp tin của nhóm “Ranh giới”được đặt tên:
ranhgioi.dgn
• Nhóm lớp “Thực vật” bao gồm ranh giới thực vật và các yếu tố thực vật. Tệp tin của
nhóm “Thực vật” được đặt tên: thucvat.dgn
b/ Tạo file dgn mới:
Tạo các file theo yêu cầu số hoá của bản đồ địa hình.
Tạo tất cả các file rỗng theo 7 nhóm lớp thông tin chính: cơ sở, thuỷ hệ, địa hình, giao
thông, dân cư, ranh giới, thực vật.
cửa sổ Microstation ->file ->save as -> xuất hiện hộp thoại Save Design As
-> đặt tên cho từng nhóm lớp thông tin ->OK

Hình 2.7: Hộp thoại Save Design As

- 25 -


Ngành Quản Lý Đất Đai

Đinh Thị Khuê Tú

c/ Tạo lưới km.
Từ thanh menu của MGE Coordinate System Operations
Applications
MGE Grid
Generation .
Từ menu cuûa MGE Grid Generations -> Grids -> Keyin -> xuất hiện hộp thoại Grid Generation
Parameters -> Nhập toạ độ (X) và (Y).

Hình 2.8: Hộp thoại Grid Generation Parameters

Click vào Frame…

xuất hiện hộp thoại Frame Prameter chọn các thông số

Hình 2.9: Hộp thoại Frame Prameter

- 26 -

OK


×