Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PARTURAID® TRÊN HEO NÁI ĐẺ TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO THUỘC TP BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.74 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
PARTURAID® TRÊN HEO NÁI ĐẺ TẠI MỘT TRẠI CHĂN
NUÔI HEO THUỘC TP BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên : VŨ THỊ HƯƠNG THẢO
Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11 năm 2007


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
PARTURAID® TRÊN HEO NÁI ĐẺ TẠI MỘT TRẠI CHĂN
NUÔI HEO THUỘC TP BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

Tác giả
VŨ THỊ HƯƠNG THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Bác Sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. LÊ THANH HIỀN

Tháng 11 năm 2007
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Vũ Thị Hương Thảo.
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ParturAid® trên

heo nái đẻ tại một trại chăn nuôi heo thuộc thành phố Biên Hòa, Đồng Nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày 30 tháng 11 năm 2007.

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Lê Thanh Hiền

ii


LỜI CẢM ƠN

● Gửi về cha mẹ điểm tựa của con trong suốt cuộc đời những tình cảm kính yêu
và biết ơn mãi mãi.
● Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
ThS. Lê Thanh Hiền
Đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian

tiến hành đề tài.
● Xin chân thành biết ơn
Ban giám đốc công ty Nutriway.
Các anh chị phòng kỹ thuật.
Anh Phan Hồng Sĩ
Đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
● Các bạn trong và ngoài lớp đã cùng chung sức giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian học tập.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ParturAid® trên heo nái
đẻ tại một trại chăn nuôi heo thuộc TP. Biên Hòa, Đồng Nai” đã được tiến hành từ
ngày 16/04/2007 đến ngày 16/09/2007.
Thử nghiệm được tiến hành trên 80 nái chia làm hai lô, mỗi lô 40 nái, được bố
trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Lô ĐC: không sử dụng chế phẩm ParturAid®.
Lô TN: sử dụng chế phẩm ParturAid®.
Chúng tôi đã ghi nhận được những hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm như
sau:
- Rút ngắn thời gian đẻ của nái, ở lô TN trung bình là 16,10 phút so với lô ĐC
trung bình là 22,59 phút.
- Giảm tỷ lệ chết ngộp ở lô TN (2,49 %) thấp hơn so với lô ĐC (6,63 %).
- Tăng trọng bình quân của heo con tính đến 21 ngày tuổi cao, lô TN (3,46 kg)
cao hơn lô ĐC (2,92 kg).
- Cải thiện khả năng tiết sữa của heo mẹ, lô TN trung bình 92,28 kg/21 ngày, lô
ĐC trung bình 69,02 kg/21 ngày.
- Giảm tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ ở lô TN (7,28 %) xuống thấp hơn lô ĐC

(12,59 %).
- Tăng trọng lượng heo con cai sữa (trọng lượng trung bình của lô TN là 4,98
kg, lô ĐC là 4,45 kg).
- Giảm tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy (trung bình tỷ lệ tiêu
chảy của lô TN là 49,25 % và tỷ lệ ngày con tiêu chảy lô TN là 3,09 % thấp hơn so
với lô ĐC là 55,42 % và 3,93 %).
- Hiệu quả kinh tế giữa lô TN cao hơn lô ĐC (chênh lệch giữa hai lô là
234.180 đồng/nái).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt ................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA HEO NÁI ..................................................................3
2.2. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NÁI TRONG THỜI GIAN MANG THAI .................4

2.3. CÁC HORMON TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI..........................................5
2.4. SINH LÝ ĐẺ ............................................................................................................6
2.4.1. Các dấu hiệu của nái trước khi đẻ .........................................................................6
2.4.2. Quá trình đẻ ...........................................................................................................7
2.4.3. Các trường hợp bất thường khi sanh .....................................................................7
2.4.4. Phục hồi tử cung ....................................................................................................8
2.5. MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ TỶ LỆ CHẾT CỦA HEO CON SƠ SINH ĐẾN CAI
SỮA..........................................................................................................................8
2.6. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM PARTURAID® ....................................................10
2.6.1. Mô tả sản phẩm ...................................................................................................10
2.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆC SỬ DỤNG PARTURAID® TRÊN THẾ
GIỚI .......................................................................................................................11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................12
v


3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................12
3.2. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ...................................................................................12
3.2.1. Sơ lược về trại......................................................................................................12
3.2.2. Phòng bệnh và vệ sinh thú y ................................................................................14
3.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái đẻ, nái nuôi con và heo con theo mẹ .........14
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ..........................................................................................17
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm...........................................................................................17
3.3.2. Phân lô thí nghiệm ...............................................................................................17
3.4. CÁCH TIẾN HÀNH ..............................................................................................18
3.4.1. Heo nái lô thí nghiệm ..........................................................................................18
3.4.2. Lô heo nái đối chứng ...........................................................................................19
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................19
3.5.1. Trên nái ................................................................................................................19
3.5.2. Trên heo con theo mẹ ..........................................................................................21

3.5.3 Xử lý số liệu .........................................................................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................22
4.1. KẾT QUẢ VỀ VIỆC SỬ DỤNG PARTURAID® ................................................22
4.1.1. Thời gian từ khi xác định (3 - 8 giờ) cho đến lúc sinh ........................................22
4.1.2. Thời gian đẻ trung bình/con ................................................................................23
4.1.3. Số heo con đẻ ra/ổ ...............................................................................................24
4.1.4. Tỷ lệ chết ngộp ....................................................................................................25
4.1.5. Độ hao mòn của nái .............................................................................................26
4.1.5.1. Sự giảm dày mỡ lưng .......................................................................................26
4.1.5.2. Tỷ lệ giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con ...........................................27
4.1.6. Sản lượng sữa của nái tính đến 21 ngày tuổi .......................................................28
4.1.7. Tăng trọng bình quân của heo con tính đến 21 ngày tuổi ...................................29
4.1.8. Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ ...........................................................................31
4.1.9. Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con theo mẹ ...........................32
4.2. SƠ BỘ TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ .....................................................................33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................35
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................35
vi


5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37
PHỤ LỤC .....................................................................................................................39

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC


: đối chứng

TN

: thí nghiệm

ACTH

: adrenocorticotropic hormon

FSH

: follicle stimulating hormon

FMD

: food and mouth disease: bệnh lở mồm long móng

Gn

: gonadotropin

LH

: luteinizing hormon

PrL

: prolactin


PGF2

: prostaglandin F2

TSH

: thyroid - stimulating hormon

Kg

: kilogram

Km

: kilômet

m

: mét

ml

: mililiter

P

: trọng lượng

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng vaccin ............................................................................................ 15
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 17
Bảng 4.1: Thời gian từ khi xác định (3 - 8 giờ) cho đến lúc sinh ............................................. 22
Bảng 4.2: Thời gian đẻ trung bình/con ..................................................................................... 23
Bảng 4.3: Số heo con đẻ ra/ổ .................................................................................................... 24
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết ngộp (%).................................................................................................. 25
Bảng 4.5: Trung bình sự giảm dày mỡ lưng của nái (mm) ...................................................... 26
Bảng 4.6: Tỷ lệ giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con (%) ............................................ 27
Bảng 4.7: Sản lượng sữa của heo nái tính đến 21 ngày (kg) .................................................... 28
Bảng 4.8: Tăng trọng bình quân heo con tính đến 21 ngày tuổi (kg/con) ................................ 30
Bảng 4.9: Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ (%) ......................................................................... 31
Bảng 4.10: Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con theo mẹ ............................. 32
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 34

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Sản phẩm ParturAid® ......................................................................................11
Hình 2: Dụng cụ phụt (genesis) .....................................................................................18
Hình 3: Cách ráp dụng cụ ..............................................................................................18
Hình 4: Cách phụt thuốc ................................................................................................19
Hình 5: Máy Renco Lean – Meater ...............................................................................20

x



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Thời gian từ khi xác định (3 - 8 giờ) cho đến lúc sinh .............................22
Biểu đồ 4.2: Thời gian đẻ trung bình/heo con (phút) ....................................................23
Biểu đồ 4.3: Số heo con đẻ ra bình quân/ổ (con) ..........................................................24
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chết ngộp (%) ..................................................................................25
Biểu đồ 4.5: Trung bình sự giảm dày mỡ lưng của nái (mm) .......................................26
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con (%) ............................27
Biểu đồ 4.7: Sản lượng sữa của nái tính đến 21 ngày tuổi (kg) ....................................29
Biểu đồ 4.8: Tăng trọng bình quân heo con tính đến 21 ngày tuổi (kg/con).................30
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ (%) .........................................................31
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ tiêu chảy (%)..................................................................................32
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) ..................................................................33

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay ở nước ta, ngành chăn nuôi đóng vai
trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi heo chiếm phần chủ
yếu. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác đầu tư con giống cũng
như tăng cường các biện pháp phòng trị bệnh cho đàn heo, đặc biệt là heo nái sinh sản,
đã góp phần gia tăng số lượng heo con và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, trên heo nái sinh sản, vấn đề được các nhà chăn nuôi quan tâm vẫn
là sức khỏe của nái và số lượng heo con sơ sinh còn sống. Trong quá trình mang thai
cơ thể của nái có nhiều biến đổi về mặt sinh lý, trọng lượng, dinh dưỡng… Nên nái
cần được chăm sóc quản lý cho phù hợp, nhất là ở thời điểm nái sắp sinh, tạo điều kiện

cho nái luôn ở trạng thái ổn định về sức khỏe. Nái không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe sẽ
dẫn đến làm giảm số lượng heo con sinh ra, heo con sinh ra yếu, tỷ lệ chết trong thời
kỳ 1 đến 21 ngày tuổi cao, từ 15 đến 30 % và một nửa số chết thường xảy ra trong
vòng vài ngày sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2004).
Với hy vọng cải thiện sức khỏe của heo nái trong giai đoạn sinh đẻ, làm giảm số
lượng heo con chết ngay khi sinh và sau khi sinh, công ty Provimi (Anh Quốc) đã sản
xuất chế phẩm ParturAid®. Đây là chế phẩm dạng chất bổ sung dinh dưỡng, giúp heo
nái tăng cường sức khỏe, trợ lực trong suốt quá trình đẻ.
Được sự chấp thuận của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐHNL.TP.HCM, cùng
với sự giúp đỡ của phòng kỹ thuật dinh dưỡng thức ăn gia súc - công ty Nutriway và
sự hướng dẫn của Th.S. Lê Thanh Hiền, chúng tôi tiến hành đề tài
“Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ParturAid® trên heo nái đẻ
tại một trại chăn nuôi heo thuộc TP Biên Hòa, Đồng Nai”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ParturAid® trên heo nái đẻ
trong việc làm giảm số heo con chết ngay khi sinh, để từ đó đề xuất được phương pháp
mới trong chăn nuôi heo nái.
1.2.2. Yêu cầu
- Bố trí hai lô thí nghiệm: Một lô đối chứng và một lô thí nghiệm. Trong đó ở lô
thí nghiệm nái được dùng ParturAid® khoảng 3 đến 8 giờ trước khi đẻ.
- Theo dõi được các chỉ tiêu trên heo nái đẻ, số heo con sơ sinh còn sống, số
heo con cai sữa và các chỉ tiêu sinh trưởng của heo con.
- Tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả của sản phẩm ParturAid®.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Cơ quan sinh dục của heo nái là nơi thực hiện các chức năng sinh dục và sinh
sản. Heo nái có cấu tạo xương chậu nằm ngang, nghĩa là xương tọa thẳng hàng với
xương hông. Trong quá trình sinh đẻ, do đường khớp tọa mu chậm hóa calci nên
xương chậu dễ nở ra, mặt khác kích thước bào thai nhỏ nên đi qua hố chậu dễ dàng.
Cơ quan sinh dục heo nái bao gồm các bộ phận: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử
cung, cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.
 Buồng trứng
Buồng trứng giống như khối u tròn với chức năng cơ bản là tạo giao tử cái (tạo
noãn hay trứng) và tiết nhiều kích thích tố như: estrogen, progesterone, oxytocin, relaxin,
inhibin. Các kích thích tố này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của nái.
Buồng trứng có cấu trúc tương đối cứng, do đó có thể nhận diện nang noãn và thể vàng
của buồng trứng khi đưa tay vào trực tràng.
 Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở ra để tiếp nhận noãn
và có những sợi lông nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn.
Phần rộng chiếm ½ chiều dài ống dẫn trứng, mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu
mô có lông nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng tử cung, có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp.
Ống dẫn trứng có vai trò tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi
vào tử cung.
 Tử cung
Dựa vào hình thái, tử cung ở heo là tử cung sừng kép, có hai sừng tử cung và một
thân tử cung. Tử cung là nơi thai bám vào, nơi phát triển của phôi và một chức năng quan
trọng khác là gây thoái hóa thể vàng nếu thú không mang thai.

3



 Cổ tử cung
Cổ tử cung có thành dày và cấu trúc không phức tạp, thành tử cung có nhiều nếp
gấp (vòng gấp) xen kẽ tuần tự theo chiều dài cổ tử cung. Cổ tử cung tiết nhiều chất nhầy
lúc lên giống, và khép kín lúc mang thai để tránh vật lạ xâm nhập vào tử cung.
 Âm đạo
Âm đạo là bộ phận dùng để giao phối, thải nước tiểu và tiết chất nhầy làm trơn
lúc lên giống.
 Âm môn
Âm môn là phần ngoài cùng của đường sinh dục, gồm hai mép, mép âm môn chứa
nhiều tuyến tiết chất nhầy và tuyến mồ hôi.
2.2. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NÁI TRONG THỜI GIAN MANG THAI
Khi mang thai, cơ thể mẹ phát sinh hàng loạt thay đổi so với lúc không mang
thai: trao đổi chất tăng, đồng hóa nhiều hơn dị hóa (trao đổi chất ở heo tăng 43 %),
hoạt động tuần hoàn tăng, tần số tim mạch tăng, lưu lượng tim tăng 30 đến 40 %
(Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần, 2004). Hô hấp tăng lượng thông khí, tăng lấy
O2 và thải CO2. Tiêu hóa và hấp thu tăng.
Thời kỳ thai bắt đầu (ngày thứ 30) xuất hiện các nét đặc trưng về giải phẫu sinh
lý của cơ thể thai như: hình thành tứ chi, mũi, miệng, mắt, lông, đuôi và các bộ phận
khác cũng tăng sinh rất nhanh. Bên cạnh đó, bộ xương thai bắt đầu tích tụ canxi làm
hàm lượng Ca huyết của nái giảm, do phải cung cấp cho bào thai tạo xương. Nếu khẩu
phần thức ăn thiếu Ca, P, thì heo mẹ phải phân giải xương để cung cấp Ca, P cho thai,
nên có thể gây bệnh xốp xương. Nếu thiếu trầm trọng Ca, P thì sau khi đẻ sẽ gây hậu
sản, bại liệt.
Trong thời gian mang thai, số lượng bạch cầu và hoạt động thực bào tăng, hàm
lượng kháng thể trong máu tăng. Hoạt động của tuyến nội tiết cũng có nhiều thay đổi.
Tuyến yên tăng bài tiết ACTH, TSH, PrL, giảm tiết FSH và LH, tăng tiết cortisol.
Tuyến giáp tăng lên gấp rưỡi so với bình thường. Tuyến cận giáp tăng tiết
parahoocmon, để tăng cung cấp Ca cho thai.

Cơ quan sinh dục cái tăng trưởng và tuyến vú phát triển. Thể trọng mẹ tăng lên,
trong đó gồm cả thai, vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, nhất là giai
đoạn cuối có chửa (theo dẫn liệu của Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần, 2004).
4


2.3. CÁC HORMON TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
 Các hormon của cơ thể heo nái
+ Estrogen cần thiết cho sự phát triển của xương, tử cung và hệ thống ống dẫn
của tuyến vú. Estrogen còn được tiết bởi phôi có vai trò ức chế sự phân tiết
prostaglandin của tử cung, do vậy thể vàng của buồng trứng không bị phân hủy và tiếp
tục tiết kích thích tố progesterone để duy trì sự mang thai.
Trước khi đẻ nhau thai tiết nhiều estrogen. Estrogen kích thích cơ trơn dạ con
co bóp và tăng tổng hợp protein co bóp của dạ con. Estrogen kích thích tiết PGF2 và
tăng Ca2+ trong cơ trơn dạ con, làm tăng co bóp.
+ Progesterone giúp duy trì sự mang thai, bởi nó kích thích hoạt động phân tiết
của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo
sữa của tuyến vú. Sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone,
nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung, nhưng progesterone sẽ giảm khi thai đến
giai đoạn thành thục.
+ Relaxin: Relaxin do thể vàng tiết ra làm dãn dây chằng xương chậu, nới lỏng
mô dạ con, gây mở và mềm cổ tử cung, do đó đường sinh dục được mở rộng khi thú
gần sanh. Nếu thiếu relaxin có thể bị vỡ dạ con. Ở heo, hàm lượng relaxin vào giữa kỳ
chửa đã đạt tối đa và duy trì đỉnh cao đó cho đến lúc đẻ.
+ Oxytocin: Được tiết chủ yếu ở phần sau của tuyến yên, nhưng cũng được tiết
bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần sanh. Kích thích tố này làm co thắt cơ tử cung
trong lúc thú sanh và co thắt cơ trơn ở tuyến vú để thải sữa. Do tác dụng kích thích cơ
học của thai khi đi vào hố chậu, làm tuyến yên tăng tiết oxytocin và nó tham gia vào
giai đoạn 2 của quá trình đẻ.
+ Prostaglandin F2( PGF2): Được tiết ra bởi nội mạc tử cung, cuối kỳ

mang thai. Nhau thai tiết nhiều PGF2 làm thoái hóa thể vàng và giảm lượng
progesterone trong máu.
+ ACTH (adrenocorticotropic hormon): Có nguồn gốc từ thùy trước tuyến
yên, kích thích vỏ tuyến thượng thận tổng hợp và chế tiết glucocorticoid.
+ Glucocorticoid do vùng chậu của vỏ tuyến thượng thận tiết ra, thường ở hai
dạng cortisol và corticosterone.

5


 Các hormon của thai
Nếu cắt bỏ tuyến yên hoặc tuyến thượng thận của thai thì thời gian chửa sẽ kéo
dài và thú không đẻ. Nhưng nếu truyền dịch có ACTH thì gây đẻ. Hàm lượng corticoid
trong máu thai lợn tăng rõ rệt trước khi đẻ (Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần,
2004).
Sau khi thai thành thục, vùng dưới đồi thai phát ra tín hiệu kích thích thùy trước
tuyến yên bài tiết ACTH, ACTH kích thích vỏ tuyến thượng thận thai tiết ra
corticosteroid thượng thận. Corticosteroid làm giảm progesterone của nhau, tác dụng
lên nhau thai hoạt hóa enzyme chuyển progesterone thành estrogen nhau thai. Estrogen
kích thích dạ con tiết relaxin và phóng thích PGF2. PGF2 làm thoái biến thể vàng,
giảm progesterone huyết thanh, tăng kích thích cơ tử cung. Kết hợp với sự tác động
của thùy sau tuyến yên, tiết ra oxytocin làm co cơ tử cung, co thành bụng, kích thích
âm đạo và cổ tử cung để trục thai ra ngoài.
2.4. SINH LÝ ĐẺ
2.4.1. Các dấu hiệu của nái trước khi đẻ
Những thay đổi ở âm môn, vú và hành vi của nái giúp ta đoán được thời điểm
nái sinh mặc dù có thể biến động từ nái này sang nái khác.
- Khoảng 4 ngày trước khi sanh, âm môn mọng đỏ nhưng không có nước nhờn.
Chỉ khi gần sanh thì âm môn bị ướt do chất lỏng của thai.
- Bầu vú bắt đầu căng nhiều vào khoảng 3 - 4 ngày trước khi sanh. Bầu vú tiết

vài giọt sữa khi vắt mạnh tay thì heo có thể sanh ở 72 giờ sau. Nếu sữa vọt ra mạnh thì
nái sanh trong vòng 8 giờ. Vài nái lứa một có thể sanh vào khoảng 2 - 3 giờ sau khi vắt
thấy sữa.
- Tăng nhịp thở cũng là một chỉ dẫn cho thấy nái sắp sanh. Tuy nhiên nái có thể
tăng nhịp thở khi trời nóng mà chưa sanh. Nếu nhiệt độ chuồng thấp hơn 28oC mà nái
tăng nhịp thở thì nó sắp sanh.
- Nái bồn chồn và có động tác làm ổ trước khi sanh. Nếu đã có chất lót ổ trong
chuồng thì nái làm ổ. Khi không có chất lót ổ, nái vẫn có biểu hiện làm ổ bằng cách
cào chân vào nền chuồng, cắn các song sắt của chuồng hay cắn máng ăn.
- Vài nái quắc đuôi qua lại hai bên mông, trước khi sanh 2 giờ chúng thường
xuyên tới lui trong chuồng và đi phân lắt nhắt nhiều chỗ.
6


- Khoảng 15 phút trước khi sanh, nái nằm xuống, xuất hiện chút ít dịch nhờn
gồm cả máu và phân su của thai (Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1999).
2.4.2. Quá trình đẻ
Theo Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần (2004), quá trình đẻ bao gồm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: Tử cung xuất hiện từng cơn co bóp, lúc đầu một cơn co bóp
khoảng 2 giây, nghỉ 15 phút. Sau đó, tần số và cường độ co bóp tăng lên. Cổ tử cung
mở to, đối với động vật đa thai như heo thì cơn co bóp bắt đầu ở thai nằm gần cổ tử
cung nhất (sau khi đẻ con thứ nhất thì co bóp xảy ra ở nơi xa cổ tử cung hơn). Thai và
một phần màng ối qua cổ tử cung ra âm đạo, do bị ép, màng ối vỡ, dịch chảy ra.
Giai đoạn thai ra: Khi một phần thai qua cổ tử cung, nó kích thích gây nên phản
xạ co bóp cơ bụng và cơ hoành, đồng thời cơ tử cung co bóp dày và mạnh hơn, cuối
cùng thai được đẩy ra ngoài. Trước khi thai ra, do tử cung co bóp kịch liệt, phần lớn
máu ở trong nhau thai được đẩy vào trong thai, lượng máu này chiếm khoảng 20 %
tổng lượng máu của thai. Sau khi thai ra ngoài do trọng lực của thai nên dây rốn bị đứt.
Giai đoạn nhau thai ra: Sau khi thai ra, qua thời gian nghỉ ngắn, cơ tử cung lại

tiếp tục co bóp với nhịp chậm và cường độ yếu hơn, cho đến khi toàn bộ nhau thai ra
ngoài thì kết thúc.
Thời gian sanh rất biến động, đôi khi có thể kéo dài đến 7 giờ nái mới sanh
xong. Thông thường nái tơ sanh trong khoảng 1,5 giờ, còn nái rạ khoảng 2 - 3 giờ. Mỗi
heo con được sanh cách khoảng 12 - 25 phút nhưng có thể chỉ vài giây nếu nái đẻ
nhanh hoặc vài giờ nếu nái đẻ chậm (Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1999).
2.4.3. Các trường hợp bất thường khi sanh
Do chế độ ăn không hợp lý, đối với lợn nái chửa, khi cho lợn nái ăn quá nhiều
sẽ dẫn đến tình trạng lợn nái quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, nái khó đẻ hoặc thời gian đẻ
kéo dài, tiết sữa kém do tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa, cơ thể nặng nề vì vậy dễ đè chết
con trong giai đoạn nuôi con. Nhưng nếu cho lợn ăn thiếu, lợn nái sẽ gầy, thể chất yếu,
không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến bào thai phát triển kém, năng suất sữa thấp, giảm
sức đề kháng với bệnh tật (Phạm Sỹ Tiệp, 2004).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân (1999), nái rặn nhiều mà không sanh
được heo con thì có thể do thai nằm ngược, thai quá lớn hay xương chậu hẹp, tử cung
7


bị xoắn hay lọt sâu vào lòng bụng, cũng có thể do thăm dò tử cung (can thiệp bằng tay
vào tử cung) nhiều lần sẽ làm âm môn và âm đạo bị bầm và sưng, làm cho heo càng
trở nên khó sanh và đường sinh dục dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, sau khi nái sanh được
vài heo con, nái không rặn đẻ nữa (nái lười đẻ), trường hợp này thường ở nái già vì tử
cung co bóp yếu.
Bên cạnh heo con đẻ ra còn sống, có những thai hóa gỗ (thai chết khô) và thai
chết ngay khi sanh (thai chết tươi) khoảng 70 % trường hợp chết xảy ra ở 3 heo con
sau cùng. Thai càng dễ chết nếu khoảng cách đẻ giữa hai heo con kéo dài, tỷ lệ chết
thai cao nếu khoảng cách đẻ giữa hai heo con vượt quá 45 phút, nhất là sau khi sanh
con thứ 7 thì khoảng cách 30 phút cũng có thể làm heo con chết. Số thai chết ngay khi
sanh thường chiếm 0,4 thai trong một lứa đẻ ở nái tơ và 0,6 thai ở nái rạ (Nguyễn
Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1999).

2.4.4. Phục hồi tử cung
Phục hồi tử cung xảy ra nhanh chóng. Tử cung nhỏ lại, chủ yếu do giảm khối
lượng máu, việc trục nhau không đưa đến phá hủy màng nhày tử cung, tình trạng phù
âm đạo biến mất sau vài ngày, cho nên việc phục hồi đường sinh dục sẽ xảy ra trong
vòng 2 - 3 tuần. Sau khi trục nhau, sự cân bằng kích thích tố có nhiều biến đổi, đặc
biệt là mất tác dụng ức chế của estrogen và progesterone lên thùy trước tuyến yên. Do
đó, tuyến yên tiếp tục phân tiết các kích dục tố Gn (gonadotropin) để chuẩn bị cho chu
kỳ sinh sản kế tiếp và tiết prolactin để khơi mào việc tiết sữa (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2006).
2.5. MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ TỶ LỆ CHẾT CỦA HEO CON SƠ SINH ĐẾN
CAI SỮA
 Các nguyên nhân gây chết
Nhìn chung, số heo con cai sữa trong ổ còn sống thường không cao so với số
trứng rụng (khoảng 11 - 25 trứng), trong đó chết phôi chiếm 30 - 40 % ở thời gian
mang thai (Trần Thị Dân, 2004). So với các loài thú khác, heo con theo mẹ có tỷ lệ
chết khá cao, tổn thất do heo con theo mẹ chết có thể chiếm 15 % của doanh thu (Trần
Thị Dân, 2004). Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này là sự thay đổi sinh
lý lúc sơ sinh, heo con sơ sinh phải thích nghi với điều kiện sống mới khác với môi
trường trong bụng mẹ.
8


Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân ghi nhận: khoảng 60 - 80 % trường hợp
chết xảy ra trong khoảng 3 - 4 ngày đầu. Phần lớn heo con chết do có trọng lượng sơ
sinh nhỏ, tử số thường cao ở ổ có 11 heo con trở lên. Khi số con trong ổ tăng lên thì
giảm trọng lượng sơ sinh và tăng số heo con có trọng lượng dưới 800 gam. Số heo con
nhiều làm rất khó ngăn ngừa tình trạng mẹ đè, heo con bị mẹ đè trong vòng 1 - 3 ngày
tuổi, vì vận động và phản ứng của chúng chưa hoàn chỉnh. Khoảng 40 % trường hợp
chết là do mẹ bị bệnh hay con yếu.
Những heo con nhỏ hơn 4 ngày tuổi mà bị tiêu chảy thì thường do vi khuẩn

E.coli gây nên. Heo con tiêu chảy mất nước rất nhanh đến nỗi chúng có thể mất 10 %
trọng lượng trong thời gian rất ngắn, cho nên cần phải chủng ngừa cho heo mẹ trước
khi sanh, cung cấp dung dịch các chất điện giải và nước cho heo con tiêu chảy. Vệ
sinh và chăm sóc là khâu quan trọng nhất, vì hệ thống miễn dịch của heo con chưa
hoàn chỉnh, do vậy giữ chuồng khô và sạch là biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ bệnh
và chết trên heo con sơ sinh.
Ngoài các yếu tố trên, còn có các nguyên nhân khác đưa đến làm giảm sức sống
và khả năng chống lại bệnh của heo con như: Cuống rốn bị chảy máu (hội chứng tái ở
heo), thiếu sắt, thiếu sinh tố C và K, vài loại độc tố của nấm mốc…
Tầm quan trọng của gen đối với sức sống của heo con thường được lưu ý, vì
sức sống của heo con bị ảnh hưởng rõ bởi lai giống hoặc đồng huyết. Giống heo nhiều
mỡ thường có trọng lượng sơ sinh thấp nhưng đề kháng tốt với lạnh và đói, do đó tỷ lệ
chết thấp hơn heo châu Âu nhiều nạc. Tuy có sự biến động về sức sống của heo con
giữa các giống, nhưng ít tác giả xử lý thống kê kết quả này, vì sức sống của heo con
được kiểm soát bởi gen của heo con lẫn gen của heo mẹ. Ở heo con, đồng huyết tăng
10 % sẽ làm tỷ lệ chết tăng 1% (Trần Thị Dân, 2004).
 Các nghiên cứu về tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ
Nghiêm Trung Văn (2002), bổ sung chế phẩm “V and V” trên heo nái và việc
cho heo con uống chế phẩm Karno - Vigor đã cho kết quả tốt về việc giảm tỷ lệ chết ở
heo con ở lô TN là 4,2 % so với lô ĐC là 7,9 %, tăng số heo con sống sót sau cai sữa.
Võ Thị Ngọc Thảo (2002), khảo sát ảnh hưởng của probiotic đến bệnh tiêu chảy
và sức sống của heo con từ sơ sinh đến cai sữa. Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ chết

9


ở heo con theo mẹ giữa các lô có sự chênh lệch, ở lô ĐC 14,9 % cao hơn so với các lô
TN1 9,2 %, TN2 8,3 %, TN3 4,2 %.
Trần Thị Dân (2004), cho rằng tỷ lệ chết do dị tật bẩm sinh ở heo con theo mẹ
chiếm khoảng 0,5 - 3 % trong tổng số heo con còn sống.

Hồ Trọng Phương (2006), ảnh hưởng của adimix butyrate đến sự sinh sản và
khả năng tiết sữa của heo nái và sự sinh trưởng của heo con, cho kết quả thử nghiệm
về tỷ lệ chết ở lô TN 6,85 % thấp hơn lô ĐC 10,2 %.
2.6. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM PARTURAID®
2.6.1. Mô tả sản phẩm
ParturAid® là sản phẩm đóng chai, chứa đựng 300 ml dung dịch (dạng keo),
ParturAid® bao gồm các thành phần sau:
Natri

0,5 %

Kali

0,7 %

Canxi

3,5 %

Ẩm độ

14,0 %

Phosphor

3,5 %

Protein

3,5 %


Chất xơ

0,7 %

Tro

25,0 %

Dầu

0,2 %

Vitamin E

200 mg / kg

Selen

5,7 mg / kg

Trong đó thành phần hoạt tính bao gồm: Glycerine, dicalcium phosphate, đường,
sorbitol, taurine, magnesium sulphate, chất chiết xuất từ (cây) hoa trà, sulphate kẽm,
hương vị, NaCl, KCl, acid citric, silicon dioxide, benzyl alcohol, kali sorbate, alpha –
tocopherol, muối (từ acid acetic), acid ascorbic, menadione sodium bisulphite, natri,
selenite (do công ty Provimi sản xuất và được phân phối bởi công ty Nutriway).

10



Hình 1: Sản phẩm ParturAid®
 Mục đích sử dụng: Giảm tỷ lệ chết non ở heo con sau khi đẻ, qua đó đánh giá
được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm ParturAid®.
 Đường cấp: Cấp bằng đường miệng.
 Liều lượng : Mỗi nái được cấp 30 ml trong khoảng 3 - 8 giờ trước khi sinh.
 Paturaid là sản phẩm dinh dưỡng, một hỗn hợp gồm các loại vitamine, chất
khoáng, chất bảo quản tự nhiên và hương liệu, có lợi cho sức khỏe của nái sắp
sinh. Giúp nái có tốc độ sinh nhanh, giảm tỷ lệ chết ngộp và nguy cơ thiếu oxy
huyết. Cải thiện sức sống của heo con sơ sinh, tăng trọng heo con cai sữa.
2.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆC SỬ DỤNG PARTURAID® TRÊN THẾ
GIỚI
Một nái tiêu biểu sẽ sản sinh ra khoảng 12 heo con trong một lứa đẻ. Quá trình
sinh kéo dài có thể làm nái bị kiệt sức, tăng tỷ lệ chết non và tỷ lệ chết ở heo con mới
sinh cao.
Tại các nơi đã tiến hành thử nghiệm như: Anh, Mỹ, Brazil, họ cho rằng
ParturAid® thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ chết non ở lô thí nghiệm (0,75 %)
thấp hơn lô đối chứng (1,72 %) (theo đánh giá của Provimi, 2007). ParturAid® làm
giảm tỷ lệ heo con chết lúc mới sinh và heo con sinh ra yếu, tỷ lệ yếu ở heo con lô thí
nghiệm 0,55 %, lô đối chứng 0,89 % (kết quả đánh giá của Provimi, 2007).
Provimi, 2007 đã chứng minh được rằng ParturAid® có khả năng cải thiện sức
khỏe của nái, khả năng cho sữa và chất lượng sữa tốt, thể trọng nái giảm ít, tăng tỷ lệ
sống sót ở heo con theo mẹ, mang lại giá trị cao, tăng lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
(Nguồn: phòng kỹ thuật dinh dưỡng thức ăn gia súc công ty Nutriway, 2007)

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian thử nghiệm đã được tiến hành từ ngày 16/04/2007 ñeán 16/09/2007.
- Địa điểm: Tại trại heo của anh Phan Hồng Sĩ. Số: 20/4 Khu Phố 7, Phường
Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai.
3.2. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.2.1. Sơ lược về trại
Cơ sở chăn nuôi của anh Phan Hồng Sĩ thuộc khu phố 7, Phường Tân Biên,
Biên Hòa, Đồng Nai, cách quốc lộ 1 K, Phường Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai 1 km.
Trại được hình thành vào năm 1980, thời gian đầu có khoảng 10 nái sau đó tăng dần
và đạt đến 220 nái vào năm 2007.
Cơ sở chăn nuôi có tổng diện tích 4,5 hecta, đất nằm theo hướng Đông Nam,
chịu ảnh hưởng của khí hậu Nam Bộ với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Trại được chia
thành hai khu vực: khu vực 1 được dùng để chăn nuôi heo nái và heo con cai sữa; khu
vực 2 được dùng để chăn nuôi heo thịt.
Nhiệm vụ của cơ sở là heo lai được nhân lên thành đàn, các giống heo nái được
nhập từ CP, gồm các loại giống ngoại nhập như: Yorkshire, Landrace, Duroc,
Pietrain… nhằm sinh sản ra những heo con và các heo con này được trại nuôi cho đến
khi thành phẩm.
 Cơ cấu tổ chức
Trại chăn nuôi bao gồm 7 người được phân công như sau: 2 công nhân kỹ thuật
phụ trách khu nái sinh sản; 2 công nhân kỹ thuật phụ trách khu nái khô, chửa, hậu bị
và 3 người phụ trách khu heo cai sữa, heo thịt.
 Cơ cấu đàn
Nọc làm việc:

2 con

Nái nuôi con:

28 con


Nái khô:

22 con
12


Nái khô chửa:

170 con

Heo con theo mẹ:

280 con

Heo con cai sữa:

230 con

Heo thịt:

780 con

Tổng đàn:

1512 con

 Chuồng trại:
Khu vực 1 gồm bốn dãy nhà: Một dãy nuôi heo con; hai dãy nuôi nái chửa, nái
khô và một dãy heo nái nuôi con. Chuồng heo nái nuôi con và heo nái chờ đẻ có tất cả
44 lồng, chuồng lồng được làm bằng sàn sắt cách mặt đất 0,5 - 0,6 m, diện tích mỗi

lồng dài 2 m rộng 1,8 m/con. Chuồng được chia làm ba ngăn: ngăn giữa dành cho heo
mẹ và hai ngăn bên dành cho heo con, mỗi chuồng lồng có một ổ úm di động, một
bóng đèn tròn, máng ăn nằm ở ngăn giữa phía trước chuồng, có hai vòi nước tự động,
vòi trên dành cho nái và vòi dưới dành cho heo con. Xung quanh chuồng được che bạt
kín để chống gió lùa vào ban đêm, bên trong có gắn hệ thống quạt gió tạo điều kiện
cho nái ở nhiệt độ thích hợp khi trời nóng.
Chuồng heo nái khô và heo nái chửa có 300 chuồng cá thể, chia làm bốn dãy,
chuồng được làm bằng chắn song sắt với kích thước dài 2 m rộng 0,6 m/con, máng ăn
đặt ở phía trước chuồng, nước uống bằng vòi tự động, trên nóc nhà có đặt hệ thống
thông gió ở mỗi dãy.
Chuồng heo cai sữa có 9 lồng, sàn được làm bằng nhựa cách mặt đất 1,8 - 2 m,
có diện tích dài 3 m rộng 5 m, mỗi chuồng lồng được lắp một bóng đèn tròn, hai máng
ăn và một vòi nước tự động, có hệ thống quạt gió và bạt che kín chống gió lùa vào ban
đêm.
Khu vực 2 được dùng nuôi heo thịt, có tất cả 24 ô chuồng. Diện tích mỗi ô từ 5
x 7 m/ô chuồng đến 10 x 12 m/ô chuồng, nền xi măng, lợp tole hai mái, bên trong có
hệ thống quạt gió, có rèm che xung quanh.
 Nguồn nước và thức ăn
Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan cho toàn bộ hoạt động sản xuất hằng
ngày: nước uống, tắm heo, xịt chuồng. Nước cho heo uống được bơm lên bồn cao và
theo hệ thống ống dẫn đi khắp các dãy chuồng. Thức ăn được trại tự tổ hợp và có
nhiều loại công thức cho heo từng giai đoạn, lứa tuổi.
13


×