Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Cơ sở hạ tầng trong thương mại điện tử -

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.26 KB, 20 trang )

CHAPTER 2
CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ
2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2.1.1 MẠNG MÁY TÍNH
2.1.1.1 . Các khái niệm
- Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network hay network system), là
một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối với nhau thông qua các phương tiện
truyền dẫn để nhằm cho phép chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tập tin, dữ
liệu....
- Mạng nội bộ (Lan): là một mạng máy tính được kết nối với nhau trong 1 phạm vi
hạn hẹp như trong 1 tòa nhà, nhờ 1 số loại cáp dẫn và không sử dụng tới thuê bao
điện thoại
- Mạng diện rộng (Wan): Bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau, các mạng diện
rộng được kết nối với nhau thông qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ 1
số công nghệ khác như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh.
Các thành phần của mạng bao gồm:
- Các thiết bị đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các
máy tính hoặc các thiết bị khác.
- Môi trường truyền dẫn (media) là nơi mà các thao tác truyền thông được thực hiện
qua đó. Môi trường truyền có thể ở dưới dạng hữu tuyến (các loại dây cáp), hoặc
vô tuyến (đối với các mạng không dây).
- Giao thức (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị
đầu cuối trên mạng.
Hình 2-1: Các thành phần của mạng máy tính
2.1.1.2. Phân loại các mạng máy tính
 Intranet
Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức
TCP/IP của Internet. Thông thường, chỉ những ai được phép (nhân viên trong tổ chức)
Thiết bị đầu cuối Thiết bị đầu cuối
Môi trường


truyền
Giao thức
mới được quyền truy cập mạng nội bộ này.
Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin
dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo… Những thông tin này có thể
hiển thị giống như một website trên Internet, tuy nhiên, chỉ những ai được cho quyền
truy cập mới có thể truy cập được.
 Extranet
Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài
tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức
liên hệ với đối tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn.
 Internet
Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi toàn thế giới, sử dụng giao
thức có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính.
Hình 2-3: Vai trò của các mạng máy tính trong TMĐT
o Cách thức truyền tin - Giao thức TCP/IP
Trong các hoạt động của mạng Internet, có những tập hợp hoạt động tưởng chừng
rất đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho nhiều máy tính và mạng
máy tính trên toàn cầu có thể chia sẻ được các thông tin trên mạng Internet:
- Chia mỗi đoạn thông tin và tin báo thành các mẫu tin gọi là các gói tin;
- Phân phát các gói tin đó đến các điểm đích thích hợp;
- Sau đó ráp nối các gói tin này thành dạng ban đầu sau khi chúng đến được điểm
đích để các máy tính nhận tin có thể xem và sử dụng các đoạn thông tin đó.
Intranet
Thị trường
Quảng cáo
Giao dịch
Internet
Thư điện tử
Thông tin

Quản trị
Đào tạo

Extranet
Giao dịch
Trao đổi dữ liệu
Đặt hàng
Tường lửa
Tập hợp các hoạt động này là công việc của hai giao thức truyền thông quan trọng
nhất trên mạng Internet – giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP – Transmission Control
Protocol) và giao thức Internet (IP – Internet Protocol), được gọi chung là bộ giao thức
TCP/IP.
Trong toàn bộ giao thức này, giao thức TCP sẽ đảm nhiệm việc chia thông tin thành
các gói tin và sau đó thực hiện ráp nối các gói tin đó lại; giao thức IP có trách nhiệm
đảm bảo các gói tin đó được gửi đến đúng điểm đích cần đến.
Hình 2-4: Cách thức truyền tin trên Internet
Để các máy tính cá nhân (PC – Personal Computer) khai thác được các tài nguyên
của Internet, các máy tính này cần thiết phải sử dụng phần mềm đặc biệt có thể hiểu và
dịch được các giao thức TCP/IP của Internet được gọi là một socket hay một TCP/IP
stack. Đây có thể coi là cầu trung gian giữa Internet và các máy tính cá nhân.
Các thiết bị tham gia vào quá trình truyền dẫn
Đường đi của các gói tin có thể đi qua các thành phố, qua nhiều quốc gia hoặc
vòng quanh thế giới. Hàng loạt các thiết bị sẽ tham gia vào quá trình xử lý các gói tin đó
và định tuyến để chúng có thể đến được đích cuối cùng đã định trước. Các thiết bị này
được thiết kế sao cho việc truyền dẫn dữ liệu giữa các mạng được kết nối với nhau trên
Internet.
Các thiết bị quan trọng thường tham gia vào quá trình này đó là các bộ trung tâm
(hub), các cầu nối (brige), các cổng nối (gateway), các bộ lặp (repeater) và các bộ định
tuyến (router).
- Trong quá trình truyền dẫn dữ liệu, các bộ trung tâm (hub) đóng vai trò quan

trọng vì chúng liên kết các nhóm máy tính với nhau, và cho phép máy tính này
được liên lạc với máy tính khác.
- Các cầu nối (brige) đóng vai trò kết nối các mạng cục bộ (LANs) với nhau.
Chúng cho phép gửi dữ liệu từ mạng máy tính này tới mạng máy tính khác, đồng
thời vẫn cho phép giữ lại dữ liệu cục bộ bên trong mạng gửi dữ liệu đi.
Phân chia
Truyền tin
Tập hợp
TCP/IP
- Cổng nối (gateway) cũng tương tự như các cầu nối nhưng chúng còn đóng vai trò
chuyển đổi lại dữ liệu từ dạng này sang dạng khác để mạng nhận dữ liệu (còn gọi
là mạng đích) có thể hiểu được nội dung những dữ liệu gửi tới.
- Khi truyền qua mạng Internet, dữ liệu thường được truyền qua những khoảng
cách rất lớn, vấn đề đặt ra là tín hiệu gửi dữ liệu đi sẽ yếu dần theo khoảng cách.
Để giải quyết vấn đề này, các bộ lặp (repeater) có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu
để đảm bảo cho nó không bị suy yếu trong quá trình truyền dẫn.
- Các bộ định tuyến (router) đóng vai trò then chốt trong việc quản lý lưu thông
trên Internet. Nhiệm vụ của chúng là đảm bảo cho các gói tin luôn luôn đến được
đúng đích cần đến. Nếu dữ liệu được truyền đi giữa các máy tính trên cùng một
mạng LAN thì không cần thiết phải có các bộ định tuyến vì mạng LAN có khả
năng tự điều khiển được lưu thông của mình. Bên cạnh đó, các bộ định tuyến còn
kiểm tra các gói tin để xác định đích đến của các gói tin này. Sau đó, chúng tính
toán hoạt động lưu thông trên mạng Internet và sẽ quyết định gửi các gói tin đến
một bộ định tuyến khác gần với đích cuối cùng hơn; cứ như vậy, gói tin sẽ được
chuyển tới nơi cần đến.
Cấu trúc mang đặc điểm viễn thông của mạng Internet
Rất nhiều kỹ thuật viễn thông hỗ trợ cho hoạt động của Internet và TMĐT. Kỹ
thuật kết nối điện thoại tạo ra một mạng lưới toàn cầu từ cáp, vệ tinh và hệ thống viba
cho phép truyền dẫn tín hiệu. Trong thập niên vừa qua, những mạng vật lý mới đã được
thiết lập trên toàn thế giới phục vụ cho việc truyền tín hiệu truyền hình. Việc truyền dẫn

thông tin trên Internet có thể sử dụng những mạng này.
Để có thể sử dụng những hệ thống viễn thông để truy cập Internet, khách hàng,
doanh nghiệp hay cá nhân cần phải kết nối đến một trong các hệ thống này, có thể từ nơi
làm việc hay từ nhà. Phần vật lý của Internet bao gồm mạng lưới và đường truyền của
rất nhiều công ty và tổ chức. Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Supplier
Provider – ISP) là một tổ chức có kết nối liên tục đến Internet và bán kết nối tạm thời
cho những cá nhân, đơn vị có yêu cầu có kèm theo chi phí.
Những nhà cung cấp dịch vụ Internet địa phương kết nối đến những máy chủ địa
phương (IAP – Internet Access Provide) dưới sự quản lý, điều hành của những nhà cung
cấp dịch vụ toàn quốc (NAP – National Access Provider). những máy chủ địa phương
này được kết nối đến mạng chính nơi mà toàn bộ lưu lượng thông tin trên Internet
truyền qua bởi những đường truyền tốc độ cao - được gọi là mạng đường trục
(backbone), có thể hình dung như là đường quốc lộ.
Hình 2-5: Cấu trúc mạng Internet
Cách thức kết nối vào Internet
Có 4 cách để cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp kết nối vào Internet. mỗi cách tuỳ
thuộc vào mục đích truy cập, cỡ và loại hình doanh nghiệp.
- Kết nối trực tiếp theo yêu cầu (On – demand, direct online connection). Người
dùng có nhu cầu kết nối Internet thường xuyên. Cách này sử dụng modem hoặc
mạng LAN kết nối trực tiếp bằng cách sử dụng địa chỉ IP của chính máy tính đó
và bản thân máy tính sau khi kết nối trở thành một phần của mạng Internet. Để
có thể kết nối đòi hỏi phần mềm, modem, phần mềm giao tiếp modem.
- Kết nối theo yêu cầu thông qua thiết bị đầu cuối (On – demand terminal
connection). Máy tính sẽ được kết nối với Internet thông qua một thiết bị mà
thiết bị này được kết nối với Internet. Khi đó, máy tính sẽ không cần đến phần
mềm hỗ trợ, chỉ cần modem và phần mềm giao tiếp modem. Kết nối này ít phức
tạp hơn kết nối trực tiếp, không cần đến nhiều thao tác, và thường được sử dụng
trong những mạng có nhiều máy dùng chung.
- Kết nối ngoại tuyến (Offline connection). Kết nối ngoại tuyến cho phép người
dùng truy cập vào Internet cho dù họ có được kết nối hay không. Thông tin được

truyền xuống và lưu trữ trong đĩa cứng hoặc một người dùng khác, hay đại diện
người dùng khi được kết nối với Internet.
- Kết nối được hỗ trợ (Supported connection methods). Kết nối được thực hiện
nhờ sự hỗ trợ của ethernet hoặc kết nối theo thứ tự sử dụng giao thức SLIP và
PPP.
Cá nhân
Cá nhân
Internet
Khách hàng
doanh nghiệp
Khách hàng
cá nhân
Khách hàng
cá nhân
ISP ISP ISP
IAP IAP IAP
NAP NAP NAP
mạng đường trục
tốc độ rất cao
ISP – Internet Supplier
Provider
IAP – Internet Access
• PPP (Point – to – Point) được phát triển để cung cấp tiêu chuẩn và quản lý địa
chỉ IP tại một máy chủ. PPP cho phép một máy tính kết nối đến máy chủ bằng
đường truyền thứ tự (serial line) - chẳng hạn như modem để trở thành một nút
thực sự của mạng Internet và cho phép bất cứ ai kết nối từ nhà, doanh
nghiệp… bất cứ đâu thông qua kết nối điện thoại để nhận, gửi, lưu trữ thư điện
tử, và duyệt Web.
• SLIP (Serial Line Internet Protocol) kết nối người dùng vào Internet và cho
phép họ duyệt Web, nhận, gửi, lưu trữ thư điện tử nhưng chỉ sử dụng giao thức

TCP/IP.
Các ứng dụng trên Internet
- Thông điệp điện tử (Electronic messaging). Thông điệp điện tử liên quan đến
việc lưu và chuyển tiếp một thông điệp từ một hệ thống nguồn tới một hoặc
nhiều hệ thống đích bằng phương tiện điện tử. Ứng dụng này hỗ trợ cho việc sử
dụng dịch vụ thư tín điện tử cá nhân cũng như các nhu cầu truyền thông của các
ứng dụng khác gọi chung là các ứng dụng có sử dụng thư tín.
Với sự phát triển nhanh chóng của thông điệp điện tử, bất cứ thương gia nào cũng
có thể có địa chỉ thư tín điện tử và chúng ta sẽ dễ dàng liên hệ với họ qua công nghệ
thông điệp điện tử. Chính vì vậy, ứng dụng này là một yếu tố công nghệ quan trọng làm
nảy sinh lĩnh vực thương mại dựa trên cơ sở công nghệ thông tin – đó là TMĐT.
- Mạng tin tức (Network news). Là một ứng dụng dưới dạng bảng thông báo điện
tử, đặc biệt để hỗ trợ cho các nhóm thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau.
- Truyền/nhận tập tin (File transfer). Là một ứng dụng sử dụng giao thức truyền
tệp tin (FTP – File Transfer Protocol) cho phép người sử dụng truy nhập vào
một hệ thống từ xa để sao chép các tệp tin từ hoặc tới các hệ thống này.
- Truy nhập từ xa (Remote login). Là một ứng dụng hỗ trợ các thiết bị đầu cuối
đơn cho phép người sử dụng tại một vị trí nào đó có thể tạo lập kết nối, truy
nhập vào một máy chủ ở xa. Giao thức được sử dụng ở ứng dụng này được gọi
là Telnet.
- Trình duyệt thông tin (tìm thông tin theo chủ đề). Là một ứng dụng cho phép
người sử dụng xác định vị trí và đánh giá các thông tin gốc (nguyên bản) được
lưu trữ trên một máy tính ở xa. Với dịch vụ này, người sử dụng có thể xác định
vị trí của các máy tính lưu trữ thông tin mà mình quan tâm, cho phép hiển thị
hoặc lấy các thông tin từ các máy này và cho phép từ một máy tính tham chiếu
tới các thông tin liên quan được lưu trữ trên một máy tính khác. Chương trình
thông dụng cho phép sử dụng loại dịch vụ này có tên là Gopher.
- Mạng thông tin toàn cầu (WWW – World Wide Web) thường được gọi đơn
giản là Web. Là một ứng dụng trình duyệt thông tin tương tự như Gopher,
nhưng nó bao gồm nhiều đặc tính phức tạp và đa dạng. đặc biệt, dịch vụ thông

tin điện tử này cho phép cung cấp các trang thông tin bao gồm văn bản, hình
ảnh, đồ họa và cả các đoạn băng video…Đây là một trong những dịch vụ phổ
biến nhất hiện nay của Internet. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet hiện nay
cũng như trong tương lại do dịch vụ này mang lại.
- Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng (WAIS). Là một dịch vụ tìm kiếm tự động
cho phép xem xét và lấy các tư liệu từ một máy tính ở xa có sử dụng công cụ tìm kiếm
trên cơ sở có chứa đoạn văn bản cần tìm.
2.1.1.3. Ứng dụng của mạng máy tính
 Mạng nội bộ
- Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác được
dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.
- Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời
gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các
máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc.
- Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống,
chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Ngoài ra, khi
tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động
cao để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số máy còn lại là các
máy khách dùng để chạy các ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các
dịch vụ mà máy chủ cung cấp.
- Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng
sự trong tổ chức.
 Đối với xã hội
Hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ
người với người như là:
- Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân
- Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau.
- TMĐT
- Làm phương tiện giải trí chung
Hình 2-2: Cách thức chia sẻ tài nguyên (ở đây là máy in) trước và sau khi có sự trợ

giúp của mạng máy tính.
2.1.2. WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.2.1. Khái niệm:
Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập trình siêu văn bản
(HyperText Markup Language - HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang
Web khác.
• HTML là ngôn ngữ được sử dụng để mô tả cách thức trình duyệt Web hiển thị
một tệp dữ liệu được gọi đến từ một máy chủ. Nó mô tả nội dung chứa trong các
trang Web.
- Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép người sử dụng có thể từ trang
này sang trang khác mà không tính đến khoảng cách địa lý
- HTML cho phép người dùng trao đổi và kết nối các văn bản bằng cách sử dụng
siêu văn bản (hypertext). Các trang tài liệu siêu văn bản có thể được gắn các
tham chiếu (gọi là các siêu liên kết – hyperlink) (dưới dạng một từ, tranh,
ảnh… được đánh dấu trong một văn bản) tới các tài liệu siêu văn bản khác
được lưu trữ trên cùng hệ thống máy chủ hoặc trên một hệ thống nào đó và có
thể truy cập qua Web.
Máy in

×