Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG Ở LÂM TRƯỜNG TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU (BÀ RỊA – VŨNG TÀU) CÓ THỂ TRỒNG LÀM CÂY XANH ĐÔ THỊ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
H I

HUỲNH LƯU PHIÊN

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG Ở LÂM TRƯỜNG
TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU (BÀ RỊA –
VŨNG TÀU) CÓ THỂ TRỒNG LÀM
CÂY XANH ĐÔ THỊ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 – 2007.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
H I

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG Ở LÂM TRƯỜNG
TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU (BÀ RỊA –
– VŨNG TÀU) CÓ THỂ TRỒNG LÀM
CÂY XANH ĐÔ THỊ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA


CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Kiểng
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Lưu Phiên

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 – 2007.


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
FORESTRY FACULTY
----- Z Y -----

THESIS:

CHARACTERISTICS OF SOME FOREST TREE
SPECIES WHICH MIGHT BE PLANTED
FOR URBAN LANDSCAPE.

Advisor:

Executive student:

Nguyen Ngoc Kieng,Ph.D

Huynh Luu Phien

Ho Chi Minh City, 7-2007.



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

SUMMARY
Thesis: “Characteristics of some forest tree species which might be planted
for urban landscape”.
I. Research areas:
I.1. Tourist area Thac Mai – Tan Phu: it’s about 111 km away from
Ho Chi Minh City and it’s in high way 20. Tan Phu afforestation yard comprises
Gia Canh and Ngoc Phu commune – Dinh Quan suburban distric – Dong Nai
provine. Total area is 12828 ha.
I.2. Nature reserve area Binh Chau – Phuoc Buu: distance more than
150 km from Ho Chi Minh City and it’s in high way 55. This nature reserve area
comprises four communes: Phuoc Thuan, Xuyen Moc, Bong Trang, Bung Rieng
and Binh Chau – Xuyen Moc suburban distric, Ba Ria – Vung Tau provine. Total
area of this nature reserve is 11.359 ha and it comprises 9 small areas.
II. Research methods:
II.1. Observating and measuring some features of some forest tree
species (about diameter, height, crown and root…) which are related to urban
lanscape.
II.2. Photographing the trees which were surveyed.
II.3. Data collection and referencing some books about forest trees in
order to choose the trees for urban lanscape (example: color, form, smell of
flower…).
II.4. Recommend about places to plant trees in order to improving
urban ladscape.
III. Main content of theme:
Research about some species of green and deciduous trees which plant in
the city for improving urban landscape.


i


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

This thesis, content divides two parts: green trees and deciduous
trees.
III.1. Green trees comprise 21 trees – 20 genera and 18 families
(proportion about 62,1%). These trees have beautiful flowers and crowns. Some of
them have sweet – smelling. Therefore, they have large crown can plan for shade in
streets, parks, industrial areas, schools and tourist areas. Some of them can be
planted for bonsai and decorated in the house: Carallia brachiata (Lour) Merr,
Barringtonia acutangula, Vitex pinnata var ptilota N.Star.
III.2. Deciduous trees comprise 17 trees – 12 genera – 11families
(proportion 37,9%). These trees leave leaves seasonally from January to April.
Only Vitex pinnata is ecological leave leaves. They still have beautiful flowers and
sweet – smelling. We can plant them with small quantity to make impressive plot in
urban landscape. Some of them can be planted for bonsai and also decorated in the
house: Spindias pinnata Kurj, Careya sphaerica Roxb.
III.3. Most of trees in theme are stand trees and unvaluable economic
(except some species as Dipterocarpus intricatus Dyer, Shorea siamensis Miq,
Ternstroemia penangiana Choisy).
III.4. Most ot them have beautiful flowers, leaves and crowns that do
not apply to plant for urban landscape yet.

ii



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: “Đặc điểm một số loại cây rừng ở Lâm Trường Tân Phú – Đồng
Nai và khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng
Tàu) có thể trồng làm cây xanh đô thị”.
I. Sơ lược về vị trí nghiên cứu:
I.1. Khu du lịch Thác Mai – Tân Phú: cách Thành phố Hồ Chí Minh
111 km, nằm trên Quốc lộ 20. Lâm trường Tân Phú thuộc địa phận hai xã Gia Canh
và Ngọc Phú – huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích lâm trường
khoảng 12838 ha.
I.2. Khu Bảo Tồn Bình Châu – Phước Bửu: cách Thành phố Hồ Chí
Minh hơn 150 km, nằm trên Quốc lộ 55. Khu Bảo Tồn thuộc địa phận các xã
Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu thuộc huyện
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khoảng 11359 ha, bao gồm 9
tiểu khu rừng.
II. Phương pháp nghiên cứu:
II.1. Tiến hành đo đếm số liệu về các loại cây rừng có khả năng trồng
trong đô thị (đường kính, chiều cao, đặc điểm lá, hoa, rễ, tán…).
II.2. Chụp hình các loài cây đã điều tra.
II.3. Tổng hợp các số liệu điều tra được và tham khảo các tài liệu cây
rừng làm cơ sở cho việc lựa chọn (tên cây, tên loài, đặc điểm hoa – lá, đặc điểm
sinh thái, phân bố…).
II.4. Đưa ra các kiến nghị về các vị trí có thể trồng trong thành phố.
III. Nội dung chính của phần nghiên cứu:
Đề tài nghiến cứu được chia làm 2 phần: phần cây thường xanh và
phần cây rụng lá.

III.1. Loài cây thường xanh bao gồm có 21 cây thuộc 20 chi nằm trong
18 họ (chiếm 62,1 % trong tổng số họ điều tra). Những cây này đa số là loài có hoa
- lá đẹp – tán rộng tỏa bóng mát có thể áp dụng trồng ở các con đường trong thành

iii


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

phố, công viên và các khu công nghiệp. Có một số cây có thể làm bonsai và trồng
trang trí nội thất như Săng mã nguyên (Carallia brachiata (Lour) Merr), Lộc vừng
(Barringtonia acutangula), Bình linh cánh (Vitex pinnata var ptilota N.Star).
III.2. Loài rụng lá bao gồm 17 cây thuộc 12 chi nằm trong 11 họ
(chiếm 37,9 % trong tổng số họ điều tra). Các loài này đa số là các loài rụng lá theo
mùa (khoảng từ tháng 1 – 4), chỉ riêng cây Bình linh lông (Vitex pinnata) là rụng lá
theo vùng sinh thái. Tuy nhiên, các loài này có hoa rất đẹp và thơm nên chúng ta có
thể áp dụng trồng trong các công viên mục đích làm điểm nhấn thay đổi phong
cảnh cho thành phố. Có cây có thể làm bonsai như Cóc rừng (Spindias pinnata
Kurj), Vừng – Tơ nưng (Careya sphaerica Roxb).
III.3. Đa số các loài cây trong đề tài đều là cây gỗ lớn và hầu như
không có giá trị kinh tế (ngoại trừ các loài như Dầu lông (Dipterocarpus intricatus
Dyer), Cẩm liên (Shorea siamensis Miq), Huỳnh nương (Ternstroemia penangiana
Choisy)).
III.4. Đây là các loài có hoa đẹp, tán – lá đẹp mà chưa được áp dụng
trồng trong thành phố.

iv



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn được
nhân rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Đến nay đề tài đã hoàn thành, với lòng biết ơn sâu
sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
™ Các Thầy Cô khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy trong thời gian tôi học tập tại
Trường, đặc biệt là Thầy Nguyễn Ngọc Kiểng – người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
™ Chú Vỵ - phó phòng kỹ thuật Lâm Trường Tân Phú và chú Bằng – bảo vệ
khu du lịch Thác Mai – đã tạo điều kiện giúp đỡ khi tôi tiến hành thực tập tại
Lâm Trường.
™ Ban Giám đốc khu Bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu, đặc biệt là chú Quang
– phó Giám đốc khu Bảo tồn và anh Lê Văn Sơn – phòng Du lịch sinh thái khu
Bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập tại khu Bảo tồn.
™ Gia đình chú Trọng – cô Trầm, xã Bưng Riềng – huyện Xuyên Mộc, đã tạo
điều kiện cho tôi ăn – ở trong thời gian tôi thực tập.
™ Tập thể các bạn lớp DH03LN đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.
Chân thành cảm ơn !

Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2007.
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Lưu Phiên


v


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

SUMMARY ......................................................................................................... i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................v
MỤC LỤC.......................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH................................................................................. x
Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................. 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................... 3
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................3
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
1.3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 4
Chương 2 : TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............. 5
2.1. Lâm Trường Tân Phú – Khu Du Lịch Thác Mai .................................. 5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 5
2.1.2. Những nét cơ bản về động vật – thực vật ...................................... 8
2.1.3. Hiện trạng dân cư trong vùng rừng ............................................ 10
2.2. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu............................ 11


vi


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 11
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................... 14
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 17
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
3.1.1. Điều tra kích thước cây .............................................................. 17
3.1.2. Điều tra hình dạng tán cây .......................................................... 17
3.1.3. Điều tra về lá .............................................................................. 17
3.1.4. Điều tra về hoa............................................................................ 17
3.1.5. Điều tra về quả............................................................................ 17
3.1.6. Điều tra về hệ rễ ......................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
3.2.1. Phương pháp thu thu thập số liệu ................................................ 18
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 19
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 21
4.1. Phần cây thường xanh .......................................................................... 21
4.2. Phần cây xanh rụng lá .......................................................................... 44
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................ 64
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 66
5.2.1. Một số cách phối cảnh các loại cây áp dụng trồng trong đô thị .. 66
5.2.2. Vài kiến nghị trồng cây để cải tạo cảnh quan một số nơi ở thành
phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 67


vii


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69
PHỤ LỤC CÁC ẢNH CÂY TẠI THÁC MAI & BÌNH CHÂU ..................... 71
Phần cây thường xanh....................................................................................... 71
Phần cây rụng lá................................................................................................ 80
Phụ lục danh mục các loài cây điều tra trong đề tài ......................................... 86
Phụ lục danh mục các loài cây đã trồng trong thành phố ................................. 90
Phụ lục danh mục các loài cây không được trồng trong thành phố.................. 88
Phụ lục danh mục các loài cây ở Thác Mai & Bình Châu............................... 92

viii


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 :Bảng phân bố đất đai tại Lâm Trường Tân Phú – Đồng Nai ............... 7
Bảng 2.2 : Bảng thống kê tình hình dân cư tại Lâm Trường Tân Phú – Đồng
Nai........................................................................................................................ 11
Bảng 2.3 :Bảng thống kê diện tích đất ở khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu ........................................................................................................... 12

Bảng 4.1 : Tóm tắt tên các cây thường xanh ...................................................... 21
Bảng 4.2 : Tóm tắt tên các loài cây rụng lá ........................................................ 44
Bảng 5.1 : Tóm tắt đặc điểm của các cây rụng lá ............................................... 64
Bảng 5.2 : Tóm tắt đặc điểm của các cây thường xanh ...................................... 65

ix


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

DANH SÁCH CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI
Hình 1 : Cây Chiếc tam lang (Barringtonia macrostachya (Jack).Kurz)........... 71
Hình 2 : Hoa cây Chiếc tam lang ........................................................................ 71
Hình 3 : Cây Trâm vỏ đỏ (Syzygium zylanicum (L.) DC) .................................. 71
Hình 4 : Hoa Trâm vỏ đỏ .................................................................................... 71
Hình 5 : Cây Lim xẹt bắc (Peltophorum dasyrrachis (Miq) Kurz.
Var.Tonkinensis). ................................................................................................ 72
Hình 6 : Hoa Lim xẹt bắc ................................................................................... 72
Hình 7 : Cây Săng mã nguyên (Carallia brachiata (Lour) Merr) ...................... 72
Hình 8 : Cây Quế rừng (Cinamomum iners reinw) ............................................ 72
Hình 9 : Cây Sến nhiều hoa (Madhuca floribunda ( Dud) H.J.Lam .................. 73
Hình 10 : Cây Huỳnh nương (Ternstroemia penangiana Choisy) ..................... 73
Hình 11 : Cây Nhọc xanh (Polyalthia viridis Craib) .......................................... 73
Hình 12 : Cây Lộc vừng (Barringtonia acutangula) .......................................... 73
Hình 13 : Cây Kơ – nia ( Irvingia malaycia (Oliv. Ex Benn)) ........................... 74
Hình 14 : Cây Dẻ núi Dinh (Lithocarpus dihensis (Hisk. & Cam.)Barn) .......... 74
Hình 15 : Lá Dẻ núi Dinh ................................................................................... 74
Hình 16 : Cây Sổ trai (Dillenia ovata Wall. Ex Hook.f & Th) .......................... 75

Hình 17 : Hoa Sổ trai .......................................................................................... 75
Hình 18 : Cây Thiết đinh lá bẹ (Makhamia stipulata (Wall.)) ........................... 75
Hình 19 : Cây Môca (Buchanania reticulata Hance) ......................................... 76
Hình 20 : Lá cây Môca ....................................................................................... 76

x


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

Hình 21 : Cây Bún (Crataeva nurvala Buch – Ham) ......................................... 76
Hình 22 : Dạng lá cây Bún ................................................................................. 76
Hình 23 : Cây Trai nam bộ (Fagraea cochinnensis (Lour) A. Chev) ................ 77
Hình 24 : Lá cây Trai nam bộ ............................................................................. 77
Hình 25 : Cây Dành dành láng (Canthium gardenia philastrei Pierre).............. 77
Hình 26 : Cây Dầu lông (Dipterocarpus intricatus Dyer).................................. 78
Hình 27 : Dạng quả cây Dầu lông ...................................................................... 78
Hình 28 : Thàn mát 2 cánh (Milletia diptera Gagnep) ....................................... 78
Hình 29 : Lá cây Thàn mát 2 cánh ...................................................................... 78
Hình 30 : Cây Bình linh cánh (Vitex pinnata var ptilota N.Star) ....................... 79
Hình 31 : Lá cây Bình linh cánh ......................................................................... 79
Hình 32 : Cây Trâm Trắng (Syzygium wrightianum) ......................................... 79
Hình 33: Cây Cóc rừng (Spindias pinnata Kurj) ................................................ 80
Hình 34 : Cây Muồng Java (Cassia agness Brenan) .......................................... 80
Hình 35 : Cây Bảy thưa sét (Sterculia rubiginosa Vent).................................... 80
Hình 36 : Cây Bảy thưa Thorelli (Sterculia thorelli Pieere) .............................. 80
Hình 37 : Cây Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz (Lagerstroemia
angustifolia Pierre) .............................................................................................. 81

Hình 38 : Cây Trám hồng (Canarium bengalense Roxb) ................................. 81
Hình 39 : Cây Trám nâu (Canarium littorole Bl.var. Rafum Benn) .................. 82
Hình 40 : Cây Chiêu liêu xăng ơi (Terminalia rerrei Ganvep) .......................... 82
Hình 41 : Cây Trôm hoa nhỏ (Sterculia parviflora Roxb) ................................. 82

xi


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

Hình 42 : Lá cây Trôm hoa nhỏ .......................................................................... 82
Hình 43 : Cây Càna mũi nhọn (Canarium sabulatum Guill) ............................. 83
Hình 44 : Cây Bình linh lông (Vitex pinnata L hay (Vitex pubescens Vahl)) .... 83
Hình 45 : Cây Giền đỏ (Xylopia vielana Pierre ex Fin &Gagn)......................... 83
Hình 46 : Cây Cẩm liên (Shorea siamensis Miq) ............................................... 83
Hình 47 : Dạng lá Cẩm liên ................................................................................ 84
Hình 48: Cây Công chúa lá rộng (Cananga latifolia ( Hook. F.etThoms )
Finet et Gagnep) ................................................................................................. 84
Hình 49 : Tán Công chúa lá rộng........................................................................ 84
Hình 50 : Cây Mắt cáo (Vitex tripinnata Lour. Meer)....................................... 85
Hình 51 : Cây Quau núi (Stereopermum neuranthum Kurz).............................. 85
Hình 52 : Cây Vừng (Careya sphaerica Roxb) .................................................. 85
Hình 53 : Hoa cây Vừng ..................................................................................... 85

xii


Luận văn tốt nghiệp


Huỳnh Lưu Phiên

Chương 1 :
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Như chúng ta đã biết cây xanh trồng hai bên đường phố, tại các khu nhà tập
thể, cơ quan, trường học, công viên….không chỉ góp phần vào bảo vệ môi trường
sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành phố,
công trình kiến trúc. Việc chọn lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc cây
cảnh…là những công trình nghệ thuật thật sự. Nó không chỉ mang đến giá trị về
tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẫm mỹ phong phú của
mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng nhà sáng tạơ. Những công trình cây
xanh thật sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật của đô thị….Những cây đa, cây đề
cao lớn, bề thế sẽ làm tăng thêm nét uy nghi, tĩnh lặng của những ngôi đình, chùa.
Những cây phượng vĩ thường đem đến sự trẻ trung, sôi động cho các trường học,
cây liễu rũ ven hồ nước trong xanh thật quyến rũ. Còn những rặng cây trên đường
làng, cùng với vườn cây trái xum xuê tô điểm thêm nét thanh bình, đầm ấm của
các vùng ven đô. Lấy vẻ của thiên nhiên xanh làm nền tôn tạo cho cong trình kiến
trúc, lấy nét tân kì của kiến trúc để làm nổi bật lên vẻ đẹp bất diệt của tự nhiên, ấy
chính là giá trị đích thực văn minh của một thành phố hiện đại.
Những mảng xanh trong vườn hoa, công viên., rừng du lịch… ở đô thị, luôn
tạo ra những môi trưòng mát mẻ, trong lành, giúp cho người dân được thư giãn,
nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Những lúc đắm chìm vào
thiên nhiên, con người dễ giải tỏa được ưu phiền trong cuộc sống, hiệu quả làm
việc cao hơn. Trong bầu không khí trong lành đó, người dân có thể luyện tập thân
thể, rèn luyện thể lực, nghỉ ngơi, hồi tưởng ký ức. Tình cảm với quê hương, đất
nước càng cụ thể, sâu sắc hơn khi người ta nhân ra những kỉ niệm gắn với mỗi gốc

1



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

cây, với những con đường đầy bóng mát. Nhất là những hàng cây mang tính độc
đáo, gần như biểu tượng của nơi đó. Đó là Hải Phòng – thành phố hoa phượng đỏ.
Đó là Hà Nội với mùa hoa sữa, với những cây sấu đầy trái xanh bóng mát rộng
khắp. Đó là Sài Gòn có lá me bay, có những tán cây dầu cao sừng sững. Còn Đà
Lạt có mimoza, có tiếng gió vi vu trên những ngọn thông….Đặc biệt là Thành phố
Hồ Chí Minh (Sài Gòn) – thành phố lớn vào bậc nhất nước ta ngày nay – thì mảng
cây xanh là bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Như ta đã biết
thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật, vừa là
trung tâm thương mại du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh
danh là “Hòn ngọc Biển Đông” nên thường xuyên tiếp nhận khách du lịch khắp
nơi đổ về – đặc biệt là khách phương Tây – nên chúng ta phải có những công
trình cây xanh hiện đại, số lượng loài cây phong phú phù hợp với xu hướng phát
triển của thành phố. Nhưng trên thực tế thì mảng xanh thành phố vẫn chưa thật sự
hoàn chỉnh. Theo các tài liệu của Công ty Công viên Cây xanh và một số đề tài
nghiên cứu về hiện trạng cây xanh của thành phố thì số lượng cây xanh không
nhiều, phân bố không đồng đều và số loài cây không đa dạng. Đa số cây của thành
phố tập trung ở một số loài như Dầu rái, Me tây, Phượng vĩ, Viết, Lim sẹt, Sứ
cùi… trong đó, Dầu rái chiếm số lượng lớn. Nhìn chung, thành phố chỉ thuần là
các loài thường xanh mà thiếu hẳn mảng xanh rụng lá nên vào lúc giao mùa quan
cảnh thành phố khá đơn điệu. Mặc dù thành phố có khí hậu nhiệt đới ẩm gío mùa,
nhiệt độ trunh bình năm khá cao nên chúng ta cần rất nhiều cây thường xanh
nhưng không vì thế mà chúng ta hoàn toàn không xây dựng mảng rụng lá. Chúng
ta có thể trồng những cây rụng lá xen kẽ tán thường xanh trong các khu công viên
lớn, cơ quan, trường học hay ở các khu du lịch – vui chơi giải trí của thành phố và

chỉ nên trồng với số lượng hạn chế với mục đích làm điểm nhấn. Như vậy, cảnh
quan thành phố sẽ được cải thiện khá nhiều bởi vì những cây rụng lá có những cây
hoa đẹp, đặc biệt có lá đổi màu trước khi rụng. Vì những lý do trên, chúng tôi thực
hiện đề tài : “Đặc điểm một số loại cây rừng ở Lâm Trường Tân Phú – Đồng Nai
và khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có thể

2


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

trồng làm cây xanh đô thị” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn
Ngọc Kiểng, nhằm mục đích giới thiệu một số loài cây có thể trồng làm cây xanh
đường phố, công viên. Để bổ sung làm phong phú thêm số lượng và số loài cây
trong thành phố, ngoài những cây thường xanh, đề tài cũng đưa ra một số cây có
hoa – tán đẹp, rụng lá theo mùa. Hy vọng đề tài sẽ mang lại một số kết quả khả
quan góp phần cải thiện và phát triển mảng xanh đô thị. Tuy đã có rất nhiều cố
gắng trong việc nghiên cứu và chọn lựa ngoài thực địa, tham khảo các sách cây
rừng của một số tác giả như sách Phạm Hoàng Hộ, Thái Văn Trừng, Võ Văn Chi,
Nguyễn Thượng Hiền, Trần Hợp, một số tài liệu liên quan của Công ty Công viên
Cây xanh và nhận được nhiều ý kiến của Thầy hướng dẫn Nguyễn Ngọc Kiểng,
nhưng do vốn hiểu biết còn hạn chế về cây rừng và thời gian làm ngắn nên đề tài
chắc chắn có rất nhiều thiếu sót. Ngoài ra, trong phạm vi đề tài, chúng tôi có đưa
ra một ý kiến mới đó là chọn lựa và trồng các loài rụng lá trong thành phố nên
không tránh khỏi có những quan điểm chủ quan. Do đó, chúng tôi rất mong sự
đóng góp ý kiến quý báu của các quý Thầy Cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn,
góp một phần sức mình trong việc cải tạo cảnh quan chung cho đô thị.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các loài cây rừng thân gỗ tại khu Bảo Tồn Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa
– Vũng Tàu) và khu du lịch Thác Mai – Lâm trường Tân Phú – Đồng Nai.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
™

™

Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu :
)

Khu vực xung quanh Hồ Tràm – khu nuôi thú.

)

Khu vực xung quanh vườn sưu tập – đường dẫn ra Hồ Tràm.

)

Khu vực suối nước nóng Bình Châu.

)

Khu vực biển Hồ Cốc – khu vực Trạm 4.

Khu du lịch Thác Mai – Tân Phú – Đồng Nai :
)

Khu vực bầu nước Sôi.


)

Đường Bách Thảo.

3


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

)

Xung quanh khu Thác Mai (gần khu vực nhà bảo vệ).

)

Đường từ phòng vé vào khu du lịch Thác Mai.

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
™ Tìm hiểu – mô tả đặc điểm phù hợp để trồng làm cây xanh đô thị của các
loài cây rừng (về hình thái học và đặc điểm sinh vật học) trong khu vực
nghiên cứu.
™ Xác định cụ thể loài cây rừng mới nào có thể trồng làm cây xanh đường
phố.
™ Kiến nghị vị trí trồng cho phù hợp trong thành phố.

4



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

Chương 2:
TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. LÂM TRƯỜNG TÂN PHÚ – KHU DU LỊCH THÁC MAI
2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :
2.1.1.1. Vị trí địa lý :
- Kinh độ: 107020’ – 107027’30’’ kinh độ Đông.
- Vĩ độ: 1102’32’’ – 11010’ vĩ độ Bắc.
2.1.1.2. Phạm vi ranh giới hành chính :
- Bắc giáp xã Gia Canh và Công ty Mía đường La – Ngà.
- Nam giáp sông La – Ngà (địa phận huyện Xuân Lộc).
- Đông giáp sông La – Ngà (địa phận tỉnh Bình Thuận).
- Tây giáp Công ty Mía đường La – Ngà (ranh giới là suối Trà My).
- Cách Thành phố HCM 111km + 500m ( km 44 + 500m – QL 20).
- Đường xá giao thông thuận tiện.
2.1.1.3. Hiện trạng đất đai và rừng :
2.1.1.3.1. Hiện trạng :
Tổng diện tích hiện nay Lâm trường được giao quản lý là 14.152,7 ha, bao gồm :
a) Đất có rừng

: 12.838,8 ha (90,7%)

+ Rừng tự nhiên:

: 11.599,9 ha (82%)

- Rừng trung bình (IIIa2)


: 2.039,7 ha

- Rừng nghèo (IIIa1)

: 1.163,8 ha

- Rừng non (IIB)

: 6.121,8 ha

- Rừng non (IIA)

: 2.126,1 ha

- Rừng hỗn giao (gỗ – tre, le)

: 148,5 ha

+ Rừng trồng:

: 988,4 ha (7%)

5


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên


- Rừng trồn gỗ lớn

: 654,5 ha

- Rừng trồng nguyên liệu giấy

: 128,8 ha

- Rng trồng cây lấy gỗ và lấy trái

: 205,1 ha

- Rừng trồng đặc dụng

:

-

+ Rừng KNTS:

: 250,5 ha (1,7%)

b) Đất chưa có rừng

:1.313,9 ha (9,3%)

+ Đất nông nghiệp tạm thời và thổ cư

: 89,8 ha (7%)


- Cây CN dài ngày & cây ăn quả

: 33,8 ha

- Cây nông nghiệp ngắn ngày

: 37,5 ha

- Lúa nước

:18,5 ha

+ Đất trống lâm nghiệp (đầm lầy và núi đá)

: 40,6 ha (0,3%)

+ Đất khác (đất XDCB, sông suối,...)

: 283,5 ha (2%)

2.1.1.3.2. Phân bố về đất đai và thổ nhưỡng :
Lâm trường Tân Phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao nguyên
xuống và cũng là vùng ven của các hoạt động núi lửa trước đây mà trung tâm là Xuân
Lộc, di tích còn để lại là vết gãy của dòng sông La – Ngà, vì vậy đất đai thuộc Lâm
trường Tân Phú được hình thành với nguồn gốc từ bazan phún xuất – trầm tích của sa
thạch, phiến thạch lượn sóng và bồi tụ của phù sa cổ. Phân bố đất đai tại Lâm trường
bao gồm:

6



Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

Bảng 2.1: Bảng phân bố đất đai tại Lâm Trường Tân Phú – Đồng Nai
Ký hiệu

Tên gọi

Diện tích

Tỷ lệ %

(ha)
Đ’K

Đất Bazan trên vùng đồi thấp

2.151,0

15,2

ĐK

Đất Bazan trên vùng đồi trung bình

4.175,0

29,5


Đ’P

Phù sa cổ trên vùng đồi thấp

283,0

2,0

PP

Phù sa cổ vùng bán bình nguyên

3.949,0

27,9

ĐH

Đất hình thành trên sa thạch, phiến
3.594,7

25,4

thạch vùng đồi trung bình
2.1.1.3.3. Những đặc điểm chính về rừng :

a) Về diện tích, theo kết quả phúc tra xác minh năm 1988 là 10.279,7 ha,
sau một thời gian khoanh nuôi và bảo vệ tốt, các diện tích Ib, Ic (đất trống có cây
gỗ rải rác) đã phục hồi thành rừng non IIa, tham gia vào kết cấu tổng diện tích

rừng tự nhiên của Lâm trường qua các giai đoạn như sau :
+ Năm 1988 - 1992 : Từ 10.279,7 ha tăng lên 11.066 ha, như vậy đã
chuyển 786,3ha từ đất có cây lùm bụi thành rừng non IIa
+ Năm 1992 - 1996 : Từ 11.066 ha, sau khi tiếp nhận thêm 103ha
rừng cuả Công ty Mía Đường La - Ngà và khoanh nuôi tái sinh rừng, đã đưa diện
tích rừng tự nhiên từ 11.169 ha lên 11.599,9 ha chuyển khoảng 431 ha từ diện Ic
thành rừng non trong kết cấu rừng tự nhiên hiện nay.
b) Về tỷ lệ cấp chủng loại gỗ, theo số liệu năm 1992 là :
+ Cấp I : Gồm các nhóm 1 - 2 - 3 chiếm 8,77 % trữ lượng.
+ Cấp II : Gồm các nhóm 4 - 5 - 6 chiếm 71,05 %
+ Cấp III: Gồm các nhóm 7 - 8 chiếm 20,18%.

7


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

2.1.2. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỘNG VẬT – THỰC VẬT :
2.1.2.1. Hệ thực vật :
Rừng tự nhiên và các loại cây gây trồng mới trên vùng đất đai Lâm trường
Tân phú quản lý, thuộc vành đai hệ sinh thái dưới 1.000m, bao gồm đồng bằng, gò
và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính chất nhiệt đới điển hình. Với hệ thực vật
rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài cây thuộc họ Dầu, họ Đậu và họ Thầu dầu

Theo kết quả điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có
khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại Lâm trường. Trong đó:
- Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài.
- Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... khoảng

100 loài. Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có :
* Họ Dầu: Dipterocabaceae gồm 6 chi – 15 loài, gồm các chi :
- Anisoptera (Vên vên), 1 loài A. cochinchinensis.
- Dipterocapu (Dầu), 7 loài, cây phổ biến là D. dyery (Dầu song nàng).
- Hopea (Sao), 3 loài, cây phổ biến là: H. odorata (Sao đen).
- Para Shorea (Chò), 1 loài là P. stellata (Chò chỉ).
- Shorea (Chai), 2 loài, cây phổ biến là S. cochinchinensis (Sến mủ).
- Vatica (Táu), 1 loài là V. odorata (Táu trắng).
* Họ Đậu : Fabaceae gồm 3 họ phụ:
+ Họ phụ Vang : Caesalpioideae gồm 3 chi – 4 loài:
- Sindora : 2 loài, cây phổ biến là S. cochinchinensis (Gõ mật).
- Palumdia : 1 loài là P. cochinchinensis (Cà te).
- Dialium : 1 loài D. cochinchinensis (Xoay).
+ Họ phụ đậu: Faboideae, 1 chi – 4 loài:
-

Dalbergia : 2 loài, cây phổ biến là D. dongnainensis (Cẩm Lai Đồng
Nai).

8


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

+ Họ phụ Trinh nữ : Mimosoideae, 1 chi – 1 loài:
- Xylia : X . xylocarpa (Căm xe).
* Họ Thầu dầu : Euphobiaceae gồm 2 chi – 3 loài:
- Aporasa : 1 loài A. tetrapleora (Thầu tấu).

- Baccaurea : 2 loài, cây phổ biến là B. annamensis (Dâu da trung).
* Họ Côm: Elaeucarpaceae, 1 chi – 2 loài:
- Elaeocarpus : 2 loài, cây phổ biến là E. dongnainensis (Côm Đồng Nai).
* Họ Bứa : Clusiaceae: 1 chi – 3 loài:
- Calophylum : 3 loài – cây phổ biến là C. saigonnensis (Cồng).
* Họ Sim : Myrtaceae
- Syzygium : 3 loài, cây phổ biến là S . zeylanicum (Trâm đỏ).
* Họ cỏ (Tre – trúc) : Poaceae : khoảng 5 loài.
2.1.2.2. Hệ động vật :
Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm qui hiếm IB, 5 giống nhóm IIB và
khoảng 30 giống khác thông thường.
Nhóm IB: (Khoảng 10 loài)
- Voi

: Elephas maximus

- Voọc má đen trắng

: Presbytis jrancoisi jrancosi

- Chồn dơi

: Galeopithecus temiminski

- Culi rùa

: Nycticebus pigmaeus

- Sóc bay sao


: Petaurista elegans

- Sóc bay nhỏ

: Belomys

9


Luận văn tốt nghiệp

Huỳnh Lưu Phiên

- Công

: Pavo muticus imperator

- Gà lôi

: Lophura diardi bonoparte

- Gà tiền mặt đỏ

: Polyleetron germaini

- Hổ mang chúa

: Ophiogus hnnah

Nhóm IIB: (Khoảng 5 loài)

- Khỉ vàng

: Macaca mulatta

- Khỉ đuôi lợn

: Macaca nemstrina

- Mèo rừng

: Felis benghanensis

- Rái cá

: Lutra lutra

- Rùa núi vàng

: Indotestu do elongata

Động vật thông thường:
Gấu lợn, Nai, Heo rừng, Khỉ, Mễn (Hoãng), Cheo, Nhím, Sóc, Gà rừng, Gầm
gì, Cu xanh, Cao các, Qụa, Cò lửa, Cò trắng, Cuốc...

2.1.3. HIỆN TRẠNG DÂN CƯ TRONG VÙNG RỪNG :
2.1.3.1. Tình hình phân bố dân cư theo địa giới hành chính :
Lâm trường Tân phú nằm trên địa giới hành chính của hai xã Gia Canh và
Phú Ngọc thuộc huyện Định Quán, về phân bố dân cư hiện nay trên địa bàn Lâm
trường quản lý gồm 7 cụm dân cư phân bố trên 6 Phân trường, chủ yếu thuộc địa
bàn hành chính xã Gia Canh.

2.1.3.2. Phân bố lao động, nhân khẩu theo cấp tuổi :
Theo số liệu điều tra tình hình dân cư tại Lâm trường Tân phú có đến ngày
31/08/2000 gồm có :

10


×