Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

MÔ TẢ CÁC KỸ THUẬT VƯỜN HỘ VÀ SO SÁNH LỢI NHUẬN TRUNG BÌNH TRONG HAI NĂM 2005, 2006 TẠI XÃ SUỐI CAO, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

NGUYỄN THỊ LÀNH

MÔ TẢ CÁC KỸ THUẬT VƯỜN HỘ VÀ SO SÁNH LỢI
NHUẬN TRUNG BÌNH TRONG HAI NĂM 2005, 2006
TẠI XÃ SUỐI CAO, HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

MÔ TẢ CÁC KỸ THUẬT VƯỜN HỘ VÀ SO SÁNH LỢI
NHUẬN TRUNG BÌNH TRONG HAI NĂM 2005, 2006
TẠI XÃ SUỐI CAO, HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thế Phong
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lành



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
FACULTY OF FORESTRY
*****************

DESCRIBING AND COMPARING THE AVERAGE
PROFIT OF FAMILY- GARDEN TECHNOLOGIES
IN 2005, 2006 AT SUỐI CAO COMMUNE,
XUÂN LỘC DISTRICT, ĐỒNG
NAI PROVINCE

Instructor: Trần Thế Phong
Implemented Student: Nguyễn Thị Lành

Hồ Chí Minh City
July/2007


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, được sự đồng ý của nhà trường, kết quả sau một thời gian nỗ lực của bản
thân cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Thế Phong thuộc khoa Lâm nghiệp,
nay tôi cũng đã hoàn chỉnh được đề tài tốt nghiệp: “Mô tả các kỹ thuật vườn hộ
và so sánh lợi nhuận trung bình trong hai năm 2005, 2006 tại xã Suối Cao,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.

Để có được kết quả như ngày nay, người mà đầu tiên tôi cảm ơn đó chính là
bố mẹ tôi - những người đã không quản khó khăn, nhọc nhằn lo lắng ,chăm sóc và
nuôi tôi nên người suốt nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, các thầy cô thuộc các bộ môn khác nhau
trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là lời cảm ơn đến thầy Trần Thế Phong - giáo
viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện học tập tốt nhất.
Đề tài này có hoàn thành tốt đẹp phải kể đến việc giúp đỡ nhiệt tình của địa
phương nơi tôi thực tập. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác chủ tịch Hội nông
dân xã Suối Cao Nguyễn Văn Hùng và toàn thể người dân trong xã đã ủng hộ tôi
trong thời gian thực tập ở xã, giúp cho công việc thu thập thông tin diễn ra dễ dàng
hơn.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả mọi người, cảm ơn những người bạn đã ở bên
cạnh tôi để động viên tôi thực hiện tốt đề tài này.


TÓM TẮT
Tên đề tài: “Mô tả các kỹ thuật vườn hộ và so sánh lợi nhuận trung bình trong
hai năm 2005, 2006 tại xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Tôi thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
-

Mô tả các kỹ thuật vườn hộ đang được sử dụng ở địa phương.

-

Phân tích ưu, nhược điểm của từng kỹ thuật vườn hộ về các mặt: kinh tế xã hội và môi trường.

-


So sánh lợi nhuận trung bình của các kỹ thuật vườn hộ trong hai năm 2005
và 2006.

Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn từng hộ gia
đình (sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc), kết hợp sử dụng kỹ năng thúc
đẩy bằng cách sử dụng sơ đồ hai mảng phân tích thông tin và chụp ảnh mô hình.
Sau khi thu thập được thông tin, tôi đã tổng hợp lại và có kết quả thu được như
sau:
Có 6 KTVH được mô tả và so sánh về lợi nhuận trung bình đạt được trong hai
năm như sau (mức lợi nhuận được sắp xếp theo chiều giảm dần):
1- Kỹ thuật trồng điều - xoài - xoan - bắp - khoai mì - cỏ, nuôi bò và cá.
2- Kỹ thuật trồng tiêu - thuốc lá - rau và chôm chôm.
3- Kỹ thuật trồng tiêu, nuôi dê.
4- Kỹ thuật trồng cà phê - sầu riêng - chôm chôm - tiêu - điều, nuôi heo và gà.
5- Kỹ thuật trồng điều - chôm chôm, nuôi gà và bò.
6- Kỹ thuật trồng cà phê - điều - xoài - khoai mì, nuôi bò - vịt - gà và cá.


SUMMARY
Title: “Describing and comparing the average profit of the family-garden
technologies in 2005, 2006 at Suối Cao Commune, Xuân Lộc District, Đồng
Nai Province”.
I carried out this tittle to take aims as below:
-

Describing the used family-garden technologies at the researched zone.

-


Analysing the strengths, the weaknesses of each of the family-garden

technology about three sides: Economy, Society and Environment.
-

Comparing the average profit of the family-garden technologies at two

years of 2005 and 2006.
The informations of this study were got by interviewing the families that
answered the requires of tittle (by using the semi-structured interviews
method), combined the facilitating skill by using two-side map to analyse
informations and took photograph of models.
After gathering informations needed, I synthesized and entered result as
below:
There were six models described and compared about the the average profit
(the order of the profits of the family-garden technologies was arranged
decresingly):
1- Cashew - mango - china tree - corn - manoic - grass - cow - fish model.
2- Black pepper - tobacco - vegetable - rambutan model.
3- Black pepper - goat model.
4- Coffee - durian - rambutan - black pepper - pig and chicken model.
5- Cashew - rambutan - chicken and cow model.
6- Coffee - cashew - mango - manioc - cow - duck - chicken and fish model.


MỤC LỤC
Lời cảm tạ .....................................................................................................................i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Mục lục ..................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... vi

Danh sách các hình ................................................................................................... vii
Danh sách các bảng.................................................................................................. viii
Chương 1 Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài .........................................................................2
Chương 2 Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 3
2.1 Lịch sử ra đời NLKH và các khái niệm NLKH ..................................................3
2.2 Khái niệm và các KTVH truyền thống ...............................................................5
2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................6
2.3.1 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................6
2.3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ...............................................................................8
2.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế và xã hội............................11
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................12
3.1 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................12
Chương 4 Kết quả và thảo luận .................................................................................14
4.1 Nhận định về KTVH ở xã Suối Cao .................................................................14
4.2 Mô tả các KTVH đang được áp dụng ở xã .......................................................15
4.2.1 KT phối hợp cây lâu năm và vật nuôi .........................................................15
4.2.2 KTVH phối hợp cây lâu năm và hoa màu ngắn ngày .................................29
4.2.3 KT có sự phối hợp cây lâu năm, cây ngắn ngày và vật nuôi ......................33
4.3 So sánh lợi nhuận trung bình đạt được trong hai năm 2005 và 2006
của các KTVH đang được áp dụng ...................................................................43
Chương 5 Kết luận và đề nghị ...................................................................................46


5.1 Kết luận .............................................................................................................46
5.2 Đề nghị ..............................................................................................................47
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................49
Phụ lục .......................................................................................................................50



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICRAF: Trung tâm Nghiên cứu về Nông Lâm kết hợp.
KTVH: Kỹ Thuật Vườn Hộ.
KT: Kỹ Thuật.
LNXH: Lâm Nghiệp Xã Hội.
NLKH: Nông Lâm Kết Hợp.
NQ/ĐU: Nghị Quyết/Đảng Ủy.
PCARRD: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm Nghiệp Philippin.
S: Diện tích.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
VH: Vườn Hộ.


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vườn tiêu của nông hộ ................................................................................15
Hình 4.2 Chuồng nuôi dê ...........................................................................................16
Hình 4.3 Sầu riêng được trồng xen với cà phê trong vườn .......................................19
Hình 4.4 Chuồng nuôi gà của gia đình ......................................................................20
Hình 4.5 Chuồng nuôi heo của hộ gia đình ...............................................................21
Hình 4.6 Kỹ thuật trồng xen điều và cà phê theo hàng .............................................22
Hình 4.7 Gà được nuôi trong chuồng ........................................................................25
Hình 4.8 Vườn chôm chôm xen điều .........................................................................28
Hình 4.9 Cây thuốc lá được trồng trong đất vườn .....................................................29
Hình 4.10 Các thành phần rau, tiêu và chôm chôm trong vườn ................................30
Hình 4.11 Sân phơi thuốc lá bên cạnh nhà ................................................................32
Hình 4.12 Cây xoan được trồng thành hàng trong vườn ...........................................33
Hình 4.13 Cỏ được trồng thành một diện tích trong vườn ........................................34
Hình 4.14 Cây trồng xung quanh ao có tác dụng giữ đất ..........................................36

Hình 4.15 Vườn điều của gia đình .............................................................................38
Hình 4.16 Đàn bò về chuồng sau một ngày thả rong trong vườn ..............................39
Hình 4.17 Ao cá của gia đình ....................................................................................40


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích các loại đất ở xã Suối Cao ............................................................8
Bảng 4.2 Lợi nhuận trung bình của các KTVH trong hai năm
2005 và 2006 trên một ha ..........................................................................43


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Canh tác cây thân gỗ, các loài cây trồng nông nghiệp cùng một số vật nuôi
trên cùng một đơn vị diện tích là tập quán có từ lâu đời của người dân nhằm mục
đích cải thiện điều kiện kinh tế và gia tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. Đây là
phương thức canh tác dựa trên hình thức nông lâm kết hợp. Qua thời gian, các kỹ
thuật NLKH đã được nhân rộng và chú trọng phát triển, đạt nhiều kết quả đáng kể.
Trong đó, vườn hộ là kỹ thuật NLKH mà người dân áp dụng rất nhiều. Với sự phát
triển của khoa học - kỹ thuật, của viễn thông, các nghiên cứu về điều kiện áp dụng
và cách thức tiến hành các kỹ thuật NLKH đã được triển khai đến từng hộ gia đình
và được nông dân hưởng ứng thực hiện. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà nông dân
áp dụng những kỹ thuật khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tổng hợp cao nhất.
Điều quan trọng cần quan tâm là giá trị của vườn hộ không chỉ được định lượng
theo sản phẩm mà còn là cơ sở tài nguyên cần thiết cho tính bền vững của hệ sinh
thái.
Xuân Lộc là một huyện mới của tỉnh Đồng Nai, trước thuộc huyện Long
Khánh, được tách độc lập vào năm 1991. Xuân Lộc cũng là một trong những
huyện nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai về trồng cây theo kỹ thuật phối hợp NLKH. Kỹ

thuật vườn hộ ở đây được nông dân áp dụng thành công và đang mang lại nhiều lợi
ích cho các hộ gia đình trong việc tăng thu nhập, giải quyết các nhu cầu về lương
thực - thực phẩm của gia đình và xã hội và bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên di
truyền thực vật. Bằng việc vận dụng kinh nghiệm của bản thân, kết hợp học hỏi kỹ
thuật canh tác từ những nông dân khác xung quanh hoặc từ các phương tiện truyền
thông đại chúng, nông dân đang có những phương thức quản lý hữu hiệu vườn hộ.
Nhằm tài liệu hóa các kỹ thuật vườn hộ đang được áp dụng tại xã Suối Cao, huyện
Xuân Lộc để giúp cho nông dân ở các địa phương khác có điều kiện về tự nhiên xã hội - kinh tế tương tự có cơ sở nghiên cứu và áp dụng vào trong hoàn cảnh thực
tế mà họ cho là phù hợp, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và


bộ môn Trồng rừng và Lâm nghiệp đô thị, tôi đã tiến hành đề tài: “ Mô tả các kỹ
thuật vườn hộ và so sánh lợi nhuận trung bình trong hai năm 2005, 2006 tại xã
Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Thế
Phong.
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài
Mục đích của việc thực hiện đề tài là mô tả các KTVH đang được áp dụng
tại địa phương xã Suối Cao và so sánh lợi nhuận trung bình của chúng đạt được
trong hai năm gần nhất, từ đó giúp những nông dân khác có thể lựa chọn KT phù
hợp để gây trồng và phát triển.
Mục tiêu đề tài bao gồm:


Mô tả các KTVH đang được sử dụng ở địa phương.



Phân tích ưu – nhược điểm của từng KT về các mặt: kinh tế - xã hội và môi
trường.




So sánh lợi nhuận trung bình đạt được trong hai năm 2005 và 2006 của các
KTVH.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử ra đời NLKH và các khái niệm NLKH
Cuối thập niên 70 và vào các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tài nguyên
toàn cầu, nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn
thế giới. Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm áp lực dân số, sự phát
triển của nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên quy mô lớn và khai
thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất
đai và đa dạng sinh học.
Từ những hậu quả như hạn hán, lũ lụt, sa mạc hóa, sụt lở, thủng tầng ôzon
gây cho con người nhiều bệnh hiểm nghèo..., đầu thế kỷ này, người ta đã tìm
được hướng đi mới đúng đắn hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Đó là phát triển
rừng dựa trên lợi ích của người dân và LNXH đã ra đời với mục tiêu phát triển
bền vững. Rừng được người dân bảo vệ và phát triển khi giao cho người dân
giữ vai trò làm chủ rừng, nhà nước cung cấp cho họ vốn, kỹ thuật và cùng tìm
ra các khó khăn và giải pháp để khắc phục. NLKH chính là một phương thức
canh tác bền vững, hiệu quả mà ngành LNXH cung cấp chuyển giao cho bà
con.
Theo dòng chảy của thời gian, ứng với những hoàn cảnh cụ thể các nhà
khoa học đã lần lượt đưa ra những khái niệm về NLKH. Và tất nhiên các khái
niệm này càng được phát triển để diễn đạt rõ ràng hơn. Theo Nguyễn Văn Sở
(năm 2002), ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn.
Trước tiên, vào năm 1977, Bene và các cộng sự đã đưa ra khái niệm
“NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất tổng

thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm),
cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và
áp dụng các kỹ thuật canh tác ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư


địa phương”. Trong khái niệm này, Bene đã tách biệt cây rừng và cây lâu năm
là hai đối tượng khác nhau.
Kế tiếp, PCARRD vào năm 1979 cho rằng “NLKH là một hệ thống quản lý
đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc
hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích về kinh tế,
xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương”. Với khái niệm này,
NLKH đã chú trọng về khía cạnh kinh tế - văn hóa - xã hội phục vụ cho cộng
đồng, nhưng lại đòi hỏi phải có mặt của rừng mà không phải là thành phần cây
lâu năm. Trong khi đó, việc trồng rừng đối với người dân nghèo là việc làm hết
sức khó khăn (đòi hỏi nhiều công sức, tiền của, kỹ thuật…) nên vẫn chưa thu
hút được sự chú ý rộng rãi của người dân trong việc áp dụng kỹ thuật NLKH.
Khắc phục được những thiếu xót của hai khái niệm trước đó, năm 1983
Lundgren và Raintree đưa ra khái niệm mới “NLKH là tên chung của những hệ
thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, hay cây ăn quả,
cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy
hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay
theo thời gian”. Qua đó, ta có thể có cái nhìn rõ ràng về cây lâu năm sẽ bao
gồm cây rừng và cây ăn trái…, trong hệ thống không nhất thiết phải có cây
rừng mà thay vào đó có thể là các cây lâu năm khác. Đồng thời tác động qua lại
giữa cây lâu năm và các thành phần của hệ thống là đặc điểm không thể thiếu.
Quan tâm nhiều đến tình hình thực tế ở địa phương, Nair cho rằng “ NLKH
là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay
với vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình
thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của
thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một diện tích đất, đặc biệt

trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn”. Ở đây,
việc phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hoặc vật nuôi phải phù hợp với trình
độ tri thức, điều kiện tự nhiên và kinh tế của cộng đồng. Như thế mới đảm bảo
tính bền vững của hệ thống.


Nhằm định nghĩa NLKH mang ý nghĩa tổng thể và đậm tính sinh thái môi
trường hơn, vào năm 1996, Leaky đã mô tả “NLKH là các hệ thống quản lý tài
nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây
trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản
xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các nông trại
nhỏ”. Còn ICRAF đã phát triển qui mô sử dụng NLKH: “NLKH là trồng cây
trên trang trại”, từ việc phối hợp trồng ở khu vực có diện tích lớn, thì giờ chúng
được xây dựng trong nông trại nhỏ dựa trên đặc tính sinh thái của từng địa
phương.
2.2 Khái niệm và các kỹ thuật vườn hộ truyền thống
Với Việt Nam, vườn hộ là phương thức NLKH rất phổ biến. Từ lâu, nông
dân ở đồng bằng và vùng cao đã trồng rừng, cây ăn quả, hoa màu, vật nuôi và
thủy sản hết hợp hài hòa với nhau thành một hệ thống NL nhiều tầng. Đây
chính là các thành phần của mô hình vườn hộ. Tuy có thể được gọi bằng những
tên khác nhau, chúng đều có những đặc trưng chung thể hiện một kiểu canh tác
trên mảnh đất chung quanh ngôi nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý
của nông dân. Kỹ thuật canh tác này thường mang tính chất thâm canh cao về
lao động, tạo ra một cảnh quan đa dạng về loài cây trồng, được nông hộ quản lý
cho những nhu cầu khác nhau của mình như cung cấp thực phẩm, cây thuốc,
cây cảnh, gỗ củi, nguyên vật liệu để làm các vật dụng thủ công, cùng với những
giá trị thuộc về mặt văn hóa - tinh thần. Các sản phẩm của vườn hộ có thể được
đem bán ra thị trường, tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho nông hộ. Chính vì
vậy, vườn hộ được giả thuyết là có một vai trò quan trọng trong việc duy trì các
tài nguyên di truyền của các loài cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp mà

không thể tìm thấy trong các hệ sinh thái nông nghiệp quảng canh hơn.
Như vậy, vườn hộ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà còn cả về ý
nghĩa sinh thái - môi trường nên nó không ngừng được xây dựng, duy trì và
phát triển. Chúng thay đổi theo điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán của nông
dân.


Ở Việt Nam, tổng diện tích các vườn hộ trong năm 1995 ước tính vào
khoảng 144.000 ha, chiếm 1,5% diện tích đất nông nghiệp. Vườn hộ xuất hiện
trong cả 3 vùng sinh thái lớn của Việt Nam, đồng bằng, trung du và miền núi.
Vườn hộ ở vùng đồng bằng chiếm ưu thế bởi các cây ăn quả, xuất hiện chủ yếu
ở các tỉnh phía Nam. Ở vùng trung du, vườn hộ xuất hiện trong các thủy vực ở
các tỉnh phía Bắc có diện tích 1,5 – 2 ha.
Các mô hình vườn hộ thường gặp ở Việt Nam:
a) Vườn rừng
b) Vườn cây công nghiệp
c) Vườn cây ăn quả
d) Hệ thống vườn - ao - chuồng
e) Hệ thống rừng - vườn - ao - chuồng
f) Hệ thống rừng - hoa màu - lúa nước
2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Suối cao nằm ở phía Bắc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có đường
ranh giới hành chính được xác định như sau:
-

Phía Nam giáp xã Xuân Trường

-


Phía Bắc giáp huyện Định Quán

-

Phía Tây giáp xã Xuân Bắc

-

Phía Đông giáp xã Xuân Thành
Xã nằm cách tỉnh lộ 776 khoảng 5 km, vị trí địa lý rất khó khăn trong phát

triển kinh tế - xã hội.
2.3.1.2 Điều kiện địa hình
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Nam xuống Bắc, diện
tích có độ dốc lớn hơn 150 chỉ chiếm khoảng 0,7% diện tích, hiện đang trồng
điều. Địa hình bằng có độ dốc nhỏ hơn 80 chiếm 87% diện tích tự nhiên. Địa
hình có độ dốc từ 80 – 150 chiếm 12% diện tích tự nhiên.
2.3.1.3 Điều kiện khí hậu


Xã suối cao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc
trưng chính sau đây:
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 kcal/cm2/năm). Nắng
nhiều, trung bình từ 5,7 – 6 h/ngày. Nhiệt độ cao quanh năm (trung bình
25,40C), tổng tích ôn lớn (trung bình 92710C/năm). Hầu như không có thiên tai
như bão, lụt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1956 mm/năm – 2139 mm/năm). Mùa mưa
thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều và to vào kỳ từ
tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên cây trồng
cần phải tưới thì mới cho năng suất và hiệu quả cao, ổn định.
2.3.1.4 Điều kiện thủy văn
Trong phạm vi xã có 2 hệ thống sông La Ngà bắt nguồn từ vùng núi cao
thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Diện tích lưu vực là 4100 km2, môđun
dòng chảy khá (3,84 lít/giây/km2), lưu lượng trung bình là 113 m3/giây, lưu
lượng kiệt là 3,5 – 4 m3/giây. Chiều dài sông chính là 290 km, đoạn chảy qua
huyện Xuân Lộc dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km2. Các suối
nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm có Suối Gia
Huỳnh, Suối Cao, Suối Rết và Suối Gia Ray. Các suối có nước quanh năm là
Suối Gia Huỳnh và Suối Rết.
2.3.1.5 Tài nguyên đất
2.3.1.5.1 Phân loại đất
Toàn xã có 5 nhóm đất chính, được chia thành các loại đất khác nhau (xem
bảng 2.1).


Bảng 2.1 Diện tích các loại đất ở xã Suối Cao
Tên đất

Ký hiệu

Diện tích
ha

%

Đất đỏ vàng

FRX


733

13,55

Đất nâu thẫm

LV

1830

33,82

Đất nâu thẫm kết von

LVf

1796

33,19

Đất nâu thẫm gley

LVg

34

0,63

Đất xám vàng


AC

2709

50,06

Đất xám vàng kết von

Acf

1001

18,5

Đất xám vàng điển hình

ACh

1708

31,56

Sông suối

139

2,57

Tổng diện tích


5411

100,00

2.3.1.5.2 Độ dốc, tầng dầy
Độ dốc: đất đai ở xã Suối Cao khá bằng phẳng, 81,5% diện tích có độ dốc
nhỏ hơn 80, khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phát triển
cơ sở hạ tầng. Đất có độ dốc từ 80 - 150 chiếm 11,7%, đất có độ dốc lớn hơn
150 chiếm 0,6%.
Tầng dầy: diện tích có tầng dầy trên 100 cm chiếm 43,8%, tầng dầy từ 70
cm - 100 cm chiếm 18,6%, từ 50cm - 70cm chiếm 9,5%, và tầng dầy từ 30cm 50cm chiếm 25,5%.
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã
2.3.2.1 Về văn hóa - xã hội
2.3.2.1.1 Dân số
Toàn xã có 6 thôn gồm 512 hộ với 3106 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc
Kinh, trong đó có hơn 60% người dân là những người di cư chủ yếu từ các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định vào lập
nghiệp và sinh sống ở đây.


2.3.2.1.2 Giáo dục
Xã Suối Cao đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Đại
bộ phận người dân trong thôn hầu hết đều biết chữ. Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp.
Trong năm 2005 - 2006, nhìn chung tất cả các bậc học đã có sự chuẩn bị
chu đáo về cơ sở vật chất nên chất lượng của giáo dục đào tạo đạt được nhiều
kết quả rất khả quan, được nâng lên đáng kể. Bậc tiểu học có số học sinh giỏi
chiếm 13,1%, khá 48,5% và trung bình 38,3%. Bậc trung học có số học sinh

giỏi là 9,8%, khá 32,46%, trung bình 50% và yếu chiếm 7,74%.
2.3.2.1.3 Y tế - gia đình - trẻ em
Năm 2006: công tác chăm lo sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm chỉ
đạo, bảo đảm yêu cầu khám và trị bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các
chương trình y tế quốc gia, y tế công đồng, thực hiện đạt hiêụ quả kế hoá gia
đình, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,35%.
Đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, tổ chức thăm tặng
quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học giỏi, cấp phát thẻ bảo hiểm
đạt được những kết quả tốt đẹp. Xã còn đưa được một em đi phẫu thuật tim,
kinh phí 35 triệu đồng do quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Nai hỗ trợ.
2.3.2.2 Về an ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững ổn định, các lực
lượng công an, quân sự đã tổ chức duy trì chế độ trực chiến và triển khai thực
hiện tốt các phương án, kế hoạch đề ra. Đó là kế hoạch tấn công, trấn áp tội
phạm; xây dựng lực lượng dân quân đạt 1,9% so với dân số, thực hiện các bước
phục vụ cho công tác tuyển quân năm 2007.
2.3.2.3 Công tác vận động quần chúng
Xã Suối Cao có các tổ chức hoạt động rất sôi nổi, thường xuyên. Bên cạnh
công tác dân vận với việc tập trung chỉ đạo tuyên truyền nghị quyết Đại hội, xã
còn phát động phong trào thi đua yêu nước trong hệ thống Mặt trận tổ quốc xã
và các đoàn thể (bao gồm: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ


Chí Minh, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập
đỏ, Công đoàn cơ sở, Hội khuyến học và hoạt động của Trung tâm học tập
cộng đồng), chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn. Kết quả các hoạt động trên là
tổ chức xã hội đã hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định được vai trò của mình trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng.
2.3.2.4 Về kinh tế
Trong điều kiện không mấy thuận lợi: thời tiết xảy ra bất lợi, giá cả đầu ra

giảm, giá cả vật tư hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng của dịch gia súc, nhưng nhờ
chủ động ứng phó và những cố gắng nỗ lực hạn chế, người dân đã đạt được kết
quả trên các lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp: thực hiện tốt công tác chăm sóc và phòng
chống cháy rừng trồng trong mùa khô, diện tích rừng trồng là 97 ha. Giá trị sản
xuất lâm nghiệp năm 2006 đạt được 25 triệu đồng.
- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bao gồm: giá trị thu nhập của trồng trọt là
83.949 triệu đồng (giảm 0,1% so với cùng kỳ), ngành chăn nuôi là 10.093 triệu
đồng (tăng 22,9%) và giá trị của các dịch vụ nông nghiệp đạt 1.200 triệu đồng
(tăng 6,8% so với cùng kỳ).
- Lĩnh vực thủy sản: giá trị sản xuất đạt 56 triệu đồng trong năm 2006 với
diện tích nuôi trồng là 22 ha và sản lượng nuôi trồng là 14 tấn.
Hoạt động công tác khuyến nông – bảo vệ thực vật trong năm 2006 đã tổ
chức được 13 lớp khuyến nông cho cây điều, cây xoài, trồng bắp hàng kép,
trồng cỏ chăn nuôi có 620 lượt người tham dự và 7 lớp hội thảo về biogas, bắp
giống mới, tiết kiệm nước.
Hoạt động kinh tế trang trại theo tiêu chí mới, cả xã có 121 hộ kinh tế trang
trại, vốn đầu tư sản xuất là 58.727 triệu đồng, giải quyết lao động thường xuyên
cho 488 người.
2.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã
2.3.3.1 Thuận lợi
Đất đai trong phạm vi xã có ưu điểm: độ phì khá, địa hình bằng phẳng, rất
thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.


Hiện nay, thu nhập chính của xã là từ trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, trồng
trọt và chăn nuôi đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, người
dân còn có ý thức bảo vệ và trồng thêm rừng đem lại hiệu quả cả về 3 mặt: kinh
tế - xã hội - môi trường.
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng, cơ sở hạ tầng mới tiếp tục được đầu tư

xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, chăn
nuôi và dịch vụ.
2.3.3.2 Khó khăn
Điều đáng quan tâm ở đây là các tác động của hoạt động sản xuất đến môi
trường đất và nước. Trong đó, thực trạng xói mòn trên đất nông nghiệp và gây
ô nhiễm nguồn nước từ thuốc trừ sâu bệnh cần phải được xem xét và đánh giá
đúng mức.
Lĩnh vực kinh tế chủ lực của xã là nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn,
thời tiết xảy ra bất lợi làm giảm năng suất sản lượng trên các loài cây điều và xoài,
giá cả đầu ra giảm. Bên cạnh đó, giá vật tư phân bón tăng cao làm ảnh hưởng tới
lợi nhuận, tái đầu tư và tiêu dùng.


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm của từng loại vườn hộ (các loài cây trồng, tác dụng của chúng
trong việc trồng xen), cách thiết kế và kỹ thuật chăm sóc của từng hộ.
- Nguồn thu nhập từ các sản phẩm và chi phí chăm sóc của từng KTVH trong
hai năm 2005 và 2006.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp được thu thập tại UBND (về điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội của vùng).
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phỏng vấn hoặc điều tra:
+ Sử dụng phương pháp tiếp xúc cá nhân, đến từng hộ gia đình để có thông
tin chi tiết.
+ Sử dụng bảng câu hỏi với câu hỏi bán cấu trúc.
+ Sử dụng kỹ năng thúc đẩy bằng cách dùng sơ đồ SWOT, sơ đồ hai mảng
để phân tích thông tin, giúp cho người dân tham gia vào cuộc phỏng vấn tích

cực hơn.
+ Vẽ phác thảo nông hộ; chụp ảnh mô hình
- Nội dung phỏng vấn bao gồm:
+ Hoàn cảnh gia đình: quê quán, nhân khẩu, mức sống
+ Loại đất có trong vườn
+ Diện tích đất vườn
+ Loài cây và vật nuôi trong vườn hiện có
+ Các loài cây, vật nuôi đã được trồng, chăn nuôi trước đây (nếu có)
+ Cách thiết kế vườn hộ
+ Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi
+ Thời điểm thu hái sản phẩm


+ Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình và
+ chi phí, thu nhập của từng hộ trong 2 năm liên tiếp 2005, 2006 khi áp dụng
kỹ thuật hiện tại.
- Có những vấn đề đã được nghiên cứu ở địa phương, sử dụng như tài liệu
tham khảo (có xem xét).
- Để so sánh lợi nhuận trung bình của các kỹ thuật vườn hộ, ta cần tiến hành
điều tra ở từng hộ: qua phỏng vấn có được thông tin, lấy giá trị thu nhập trung
bình trong hai năm liên tiếp gần nhất trừ chi phí trung bình trong hai năm đó
để tính lợi nhuận bình quân của hai năm 2005 và 2006 trong quá trình sản
xuất cây trồng.
Chú ý khi sử dụng các hộ để so sánh thu nhập đạt được trong hai năm 2005
và 2006, cần chọn ra mỗi kỹ thuật một hộ điển hình có mức sống ngang nhau
(cùng thuộc một nhóm hộ kinh tế), hoặc có diện tích, thời gian canh tác cũng
như điều kiện áp dụng các kỹ thuật vào trong sản xuất tương tự nhau để việc
đánh giá mang tính chính xác cao hơn cũng như loại bỏ sai số do con người
tác động vào.



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhận định về kỹ thuật vườn hộ ở xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc
Xã Suối Cao là xã thuộc vùng xa của tỉnh, mật độ diện tích bình quân theo
đầu người lớn (1,74 ha/người). Vườn hộ các gia đình có diện tích lớn, từ 2ha 10ha, trong khi nhân khẩu mỗi nhà chỉ từ 4 - 7 người. Vì vậy, mỗi khi tới mùa vụ
thu hoạch sản phẩm trồng trọt, việc thu hoạch lại diễn ra quanh năm, gia đình lại
thuê nhân công nhàn rỗi phụ việc cho hoạt động sản xuất của gia đình. Như vậy,
hoạt động sản xuất ở từng vườn hộ phần nào cũng đã giải quyết việc làm cho các
đối tượng trong độ tuổi lao động.
Xã có 6 ấp, bao gồm: ấp Phượng Vỹ, ấp Gia Tỵ, ấp Gia Lào, ấp Bầu Sình,
ấp Chà Rang và ấp Cây Da. Ở mỗi ấp có các loại đất khác nhau phân bố như:
nhóm đất đỏ vàng tập trung chủ yếu ở ấp Phượng Vỹ, đất có kết cấu, độ phì cao,
thoát nước tốt nên rất thích hợp cho mọi loại cây trồng. Ngược lại, ở ấp Bầu
Sình, chủ yếu là đất xám vàng kết von, có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp
(nghèo mùn, đạm, lân tổng số) nên khả năng giữ nước kém. Chính vì vậy, năng
suất của các hộ gia đình trồng trọt ở ấp Bầu Sình không cao. Vấn đề cải thiện,
tăng độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai phục vụ cho sản xuất nông – lâm nghiệp
là hết sức khó khăn đối với người dân.
Các hình thức sản xuất nông nghiệp ở xã gồm có:
- Hình thức kinh tế trang trại độc canh về 1 loài cây trồng hoặc vật nuôi:
Trang trại cao su: 1 hộ
Trang trai điều: 41 hộ
Trang trại tiêu: 76 hộ
Trang trại chăn nuôi: 1 hộ
Trang trại lâm nghiệp: 2 hộ
- Hình thức sản xuất nông lâm kết hợp:
Trong thời gian làm việc ở xã, qua tiến hành điều tra, phỏng vấn 16 hộ gia
đình điển hình của xã về áp dụng kỹ thuật NLKH, tôi đã rút ra được 6 kỹ thuật áp



×