Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÂY CON LÂM NGHIỆP TẠI VƯỜN ƯƠM TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP TRẢNG BOM ĐỒNG NAI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN MỘT
SỐ LOÀI CÂY CON LÂM NGHIỆP TẠI VƯỜN ƯƠM
TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP TRẢNG BOM
ĐỒNG NAI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN MỘT
SỐ LOÀI CÂY CON LÂM NGHIỆP TẠI VƯỜN ƯƠM
TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP TRẢNG BOM
ĐỒNG NAI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

GVHD : Th.s Nguyễn Thị Bình
SVTH

: Nguyễn Thị Thanh Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

LỜI CẢM ƠN
Con xin kính dâng thành quả này và lòng biết ơn sâu sắc lên bố mẹ,
người đã chăm lo tận tụy cho con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất trong
suốt những năm qua để con có được ngày hôm nay.
Con xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến: Cô Th.s Nguyễn Thị Bình - giảng
viên chính khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt những kinh nghiệm quí báu, tận tình
giúp đỡ con hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến :
Quí thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quí
thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, tạo điều
kiện giúp đỡ cho tôi thực hiện tốt luận văn cuối khoá.
Ban lãnh đạo, các cô chú ở Chi Cục kiểm dịch Thực vật vùng II TPHCM.
Cô Liệu chủ vườn ươm cây giống Lâm Nghiệp – Trạm thực nghiệm LN
Trảng Bom tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập công

tác ngoại nghiệp chuẩn bị cho luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh 10/8/2007.
Nguyễn Thị Thanh Trúc


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

MUÏC LUÏC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................................... 3
Bảng 4.6: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh bồ hóng, đốm nâu trên cây gõ đỏ
qua các tháng điều tra ................................................................................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích- ý nghĩa và giới hạn đề tài ..................................................................................................... 3
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 3
 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................................................... 3
1.2.2 Giới hạn của đề tài ........................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................................................... 5
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ...................................................................................................... 5
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình..................................................................................................... 5
2.1.2 Khí tượng thủy văn ........................................................................................................................... 6
2.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế .............................................................................................................. 6
2.1.4 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 6
2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm ................................................................................................ 7
2.3. Đặc điểm của một số loại thuốc phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu .................................. 9
2.3.1. Carbendazim 60% + Sulfur 15% .................................................................................................... 9
2.3.2 Fosetyl aluminium ............................................................................................................................ 9
2.3.3 Difenoconazole 150g/l + Propiconazole g/l .................................................................................... 9

2.3.4 Methidathion ................................................................................................................................... 10
2.3.5. Benotygi 50% WP .......................................................................................................................... 10
2.3.5. DithaneM 450WP: ......................................................................................................................... 11
2.3.6 Topsin M 80WP: Sản phẩm của NIPONSODA(Nhật)................................................................... 11
VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................................................... 12
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................................................ 12
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 12
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................. 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 13
3.4.1. Điều tra thành phần bệnh hại trên cây con ở giai đoạn gieo ươm ............................................ 13
3.4.2. Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính. ........................................................... 13
3.4.3. Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh ..................................... 15
trong phòng thí nghiệm ........................................................................................................................... 15
3.4.4 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo theo qui tắc Koch .................................................................. 18
3.4.5. Thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh ................................................................ 18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................................................... 21
4.1. Tình hình thời tiết từ tháng 1 đến tháng 5/2007 tại khu vực nghiên cứu ...................................... 21
4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên một số loài cây con LN tại Vườn ươm trạm
giống lâm nghiệp Trảng Bom Đồng Nai .................................................................................................... 21
4.2.1. Bệnh cháy, đốm lá trên cây dầu rái (Curvularia sp)................................................................... 23
4.2.3. Bệnh bồ hóng và bệnh đốm nâu trên cây gõ đỏ do nấm (Capnodium sp và Cladosporium sp)
................................................................................................................................................................... 27
4.2.4. Bệnh đốm nâu đỏ trên lá cây bằng lăng (Cercospora sp) ........................................................ 29
4.2.5. Bệnh đốm và cháy đầu lá trên cây móng bò (Collectorium sp và Alternaria sp) ...................... 31
4.2.6. Bệnh đốm lá, chết ngọn trên cây sao đen (R. solani và M. sp) .................................................. 34
4.3. Diễn biến tình hình bệnh hại trên một số loài cây con lâm nghiệp trong ...................................... 37

i



Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

giai đoạn gieo ươm tại khu vực nghiên cứu qua các tháng điều tra ...................................................... 37
4.3.1 Biến động của bệnh cháy, đốm lá trên cây dầu rái trong giai đoạn gieo ươm .......................... 37
4.3.2 Biến động của bệnh đốm lá, chết ngọn trên cây sao đen trong giai đoạn................................. 39
gieo ươm ................................................................................................................................................... 39
4.3.3 Biến động bệnh bồ hóng, đốm nâu trên cây gõ đỏ trong giai đoạn gieo ươm ........................... 42
Bảng 4.6: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh bồ hóng, đốm nâu trên cây gõ đỏ
qua các tháng điều tra ............................................................................................................................. 42
4.3.4 Biến động của bệnh đốm lá trên cây bọ cạp nước trong giai đoạn gieo ươm............................ 43
4.3.5 Biến động của bệnh đốm nâu đỏ trên cây bằng lăng trong giai đoạn ........................................ 44
gieo ươm ................................................................................................................................................... 44
4.3.6. Biến động của bệnh đốm và cháy đầu lá trên cây móng bò trong giai đoạn gieo ươm........... 45
4.4. Khả năng lây nhiễm nấm bệnh trên cây con ..................................................................................... 47
4.4.1. Khả năng lây nhiễm nấm bệnh Rhizoctonia solani lên cây sao đen ở khu vực vườn ươm khoa
Lâm nghiệp (Thủ Đức – TPHCM tháng 4/2007) .................................................................................. 47
4.5. Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh trên một số loài cây con lâm nghiệp bằng ........................................ 48
một số thuốc hóa học .................................................................................................................................... 48
4.5.1. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm ............................................. 49
4.5.2 Hiệu lực phòng trị bệnh của một số loại thuốc hóa học qua thử nghiệm ở .............................. 53
ngoài vườn ươm....................................................................................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 65
5.1. Kết luận .................................................................................................................................................. 65
5.1.1. Về thành phần chính và mức độ bị hại của các loại bệnh trên cây con .................................... 65
trong giai đoạn gieo ươm. ....................................................................................................................... 65
5.1.2. Về tình hình diễn biến bệnh trong thời gian điều tra ................................................................. 66

5.1.3. Hiệu lực phòng trị bệnh bằng thuốc hóa học.............................................................................. 66
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................................................ 67

ii


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 – 2.2: Tổng quan về vườn ươm tại khu vực nghiên cứu
Hình 4.1: Vết bệnh trên lá dầu rái chụp trên kính hiển vi nổi soi 4X
Hình 4.2. Triệu chứng cây dầu rái bị bệnh đốm nâu và cháy lá trong giai đoạn vườn
ươm
Hình 4.3 Bào tử nấm Curvularia gây bệnh đốm,cháy lá trên cây dầu Rái 1 năm tuổi
trong giai đoạn vườn ươm
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây bọ cạp nước 1 năm tuổi trong giai đoạn
vườn ươm
Hình 4.5: Vết bệnh trên lá bọ cạp nước chụp trên kính hiển vi nổi soi 4X
Hình 4.6: Bào tử nấm Cercospora gây bệnh đốm lá trên cây bọ cạp nước 1 năm tuổi
trong giai đoạn vườn ươm
Hình 47.: Triệu chứng bệnh bồ hóng, đốm nâu trên cây gõ đỏ 2 năm tuổi trong giai
đoạn vườn ươm
4.8. Bào tử nấm Capnodium sp gây bệnh đốm nâu trên cây gõ đỏ tại khu vực nghiên
cứu.
Hình 4.9: Bào tử nấm Cladosporium sp gây bệnh đốm nâu trên cây gõ đỏ trong giai
đoạn vườn ươm
Hình 4.10: Triệu chứng bệnh đốm nâu đỏ trên cây bằng lăng
Hình 4.11: Vết bệnh trên lá bằng lăng chụp trên kính hiển vi

Hình 4.12: Cuống bào tử phân sinh của nấm Cercospora sp gây bệnh đốm nâu đỏ
trên cây Bằng lăng trong giai đoạn vườn ươm
Hình 4.13: Triệu chứng bệnh đốm và cháy đầu lá trên cây móng bò
Hình 4.14: Vết bệnh trên lá móng bò chụp trên kính hiển vi
Hình 4.15: Bào tử nấm Collectorichum gây bệnh đốm và cháy đầu lá trên cây móng
bò trong giai đoạn vườn ươm
Hình 4.16: Bào tử nấm Aternaria sp gây bệnh đốm cháy đầu lá trên cây móng bò
trong giai đoạn vườn ươm

iii


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Hình 4.15: Bào tử nấm Collectorichum gây bệnh đốm và cháy đầu lá trên cây móng
bò trong giai đoạn vườn ươm
Hình 4.17: Triệu chứng bệnh đốm lá, chết ngọn trên cây sao Đen
Hình 4.18: Vết bệnh trên lá Sao đen chụp trên kính hiển vi nổi soi 4X
Hình 4.19: Hệ sợi nấm của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm lá, chết ngọn trên
cây sao đen
Hình 4.20: Bào tử nấm Macrophoma sp gây bệnh đốm lá, chết ngọn trên cây sao
đen trong giai đoạn vườn ươm

iv


Luận văn tôt nghiệp


Nguyễn Thị Thanh Trúc

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. : Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm
Bảng 3.2. : Các nấm bệnh dùng thử nghiệm hiệu lực trong phòng thí nghiệm
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai
Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên một số loài cây con lâm
nghiệp trong giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.3: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh cháy, đốm lá trên
cây dầu rái 1 năm tuổi qua các tháng điều tra
Bảng 4.4: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh đốm lá, chết
ngọn trên cây sao đen 4 tháng tuổi qua các tháng điều tra
Bảng 4.5: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh đốm lá, chết
ngọn trên cây sao đen7 tháng tuổi qua các tháng điều tra
Bảng 4.6: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh bồ hóng, đốm
nâu trên cây gõ đỏ qua các tháng điều tra
Bảng 4.7: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh đốm lá trên cây
bọ cạp nước qua các tháng điều tra
Bảng 4.8: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh đốmnâu đỏ trên
cây bằng lăng qua các tháng điều tra
Bảng 4.9: Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh đốm, cháy đầu lá
trên cây móng bò qua các tháng điều tra
Bảng 4.10: Khả năng lây nhiễm của nấm bệnh Rhizoctonia solani lên cây sao đen
con ở khu vực vườn ươm khoa Lâm nghiệp (Thủ Đức – TPHCM tháng 4/2007)
Bảng 4.11: Khả năng lây nhiễm của nấm bệnh Curvularia sp lên cây dầu rái con tại
vườn ươm khoa Lâm nghệp Thủ Đức.
Bảng 4.12: Hiệu lực phòng trị nấm bệnh cháy lá chết ngọn cây sao đen Rhizotonia
solani của một số loại thuốc hóa học (phòng thí nghiệm Chi Cục kiểm dịch Thực vật
vùng II TPHCM)
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm đến khả năng sinh trưởng của

nấm bệnh Collectorichum sp

v


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Bảng 4.15: Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trị bệnh đốm lá, chết ngọn cây sao
đen (Rhizotonia solani) đối với tỉ lệ bệnh % của một số thuốc hóa học (Tháng
1/2007)
Bảng 4.16: Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trị bệnh đốm lá, chết ngọn cây sao
đen (Rhizotonia solani) đối với chỉ số bệnh R% của một số thuốc hóa học
Bảng 4.17: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với tỉ lệ bệnh P% ở bệnh cháy,
đốm lá trên cây dầu rái
Bảng 4.18: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với chỉ số bệnh(R%) của bệnh
cháy, đốm lá dầu rái
Bảng 4.19 : Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm cháy đầu lá cây móng bò Collectorichum
sp của một số thuốc hóa học (đối với tỉ lệ bệnh P%)
Bảng 4.20: Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá cây móng bò Collectorichum sp của
một số thuốc hóa học (đối với CSB R%)
Bảng 4.21: Chỉ số bệnh trước và sau khi phun thuốc hóa học của bệnh đốm lá, chết
ngọn cây sao đen.
Bảng 4.22: Chỉ số bệnh trước và sau khi phun thuốc hóa học của bệnh cháy, đốm lá
trên cây dầu rái
Bảng 4.22: Chỉ số trước và sau khi phun thuốc hóa học của bệnh đốm cháy đầu lá
cây móng bò trong vườn ươm tại địa điểm nghiên cứu

vi



Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây Dầu rái
tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.2: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây sao đen 4
tháng tuổi tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.3: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây sao đen7
tháng tuổi tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.4: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây Gõ đỏ
của khu vực nghiên cứu.
Biểu đồ 4.5: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây bọ cạp
nước của khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.6: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây bằng lăng
của khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.7: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây móng bò
của khu vực nghiên cứu.
Biểu đồ 4.8: Hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với tỉ lệ bệnh đốm lá, chết
ngọn cây sao đen (ở ngoài vườn ươm)
Biểu đồ 4.9: Hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với chỉ số bệnh bệnh đốm lá,
chết ngọn cây sao đen (ở ngoài vườn ươm)
Biểu đồ 4.10: Hiệu quả các loại thuốc hóa học đối với tỉ lệ bệnh cháy, đốm lá
(Curvularia sp và Helminthosporium sp) trên cây dầu rái
Biểu đồ 4.11: Hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với chỉ số bệnh R% ở bệnh
cháy, dốm lá (Curvularia sp) trên cây dầu rái tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.12: Hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với chỉ số bệnh P% ở bệnh

đốm cháy đầu lá Collectorichum sp trên cây móng bò tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.13: Hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với chỉ số bệnh R% ở bệnh
đốm và cháy đầu lá Collectorichum sp trên cây móng bò
Biểu đồ 4.14: Hiệu quả kỷ thuật của các loại thuốc trừ bệnh đốm lá, chết ngọn trên
cây sao đen tại khu vực nghiên cứu

vii


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Biểu đồ 4.15: Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc trừ bệnh cháy, đốm lá trên cây
dầu rái trong giai đoạn gieo ươm tại khu vực khảo sát
Biểu đồ 4.16: Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc trừ bệnh đốm và cháy đầu lá trên
cây móng bò trong giai đoạn gieo ươm tại khu vực khảo sát

viii


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nơi cung cấp dưỡng khí, hút các khí thải
độc hại cho trái đất nói chung và nhân loại nói riêng, vì thế rừng có tác dụng duy trì

sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. Ngoài ra, rừng còn biểu hiện cho sự phồn
thịnh, sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của mỗi quốc gia thông qua việc sử
dụng tài nguyên rừng. Chính vì vậy mà loài người đã và sẽ luôn phụ thuộc vào
rừng. Rừng là nơi ở, môi trường sống và nguồn cung cấp thức ăn khổng lồ, là nơi
che chở và bảo vệ con người trước kẻ thù, là nguồn cung cấp gỗ xây dựng nhà cửa,
đóng tàu thuyền,v.v…, là nguồn nhiên liệu và dược liệu rất quan trọng.
Ngày nay, dưới áp lực gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, điều kiện khí
hậu ngày càng bất lợi đã làm giảm sút rừng một cách nhanh chóng. Diện tích rừng
bị suy giảm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: nạn sa mạc hóa do mất rừng bị chặt
phá và đất bị sử dụng bừa bãi, khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, nhiều loài
động vật, thực vật hoang dã rất quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng v.v…Hơn nữa,
rừng là nguồn tài nguyên có hạn, do đó việc khai thác và sử dụng rừng phải đảm
bảo tái sinh rừng. Trong trường hợp rừng không còn khả năng tự tái sinh thì chúng
ta phải trồng lại rừng. Chính vì điều này mà Chính phủ và các ban ngành có liên
quan đã không ngừng kêu gọi và ra sức thúc đẩy nhanh công tác tái tạo, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc. Đồng Nai là một trong các tỉnh đang tiến hành thực hiện công
tác này một các tích cực.
Để thực hiện tốt công tác tái tạo rừng, phủ nhanh đất trống đồi núi trọc mang
lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả sinh thái, tránh lãng phí thì một trong những yếu tố
quyết định đến thành công là nguồn cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn trồng rừng,
đây là một nhiệm vụ cần phải được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Nguồn cây giống
phải đảm bảo cả về mặt số luợng lẫn chất lượng, chịu đựng bền bỉ với những khu

1


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc


vực trồng rừng có lập địa xấu, đảm bảo cây có thể phát triển tốt ở mọi dạng địa
hình, mọi thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Tuy nhiên như chúng ta biết, cây con trong vườn ươm thường bị phá hại và
ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: sâu hại, chăm sóc không đúng kỹ thuật và dịch bệnh. Trong
đó dịch bệnh là một trong số những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển bình thường của cây con. Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa như nước ta hiện nay, cộng thêm sự biến động khá mạnh về thời tiết và nhiệt
độ trong những năm gần đây là điều kiện khá thuận lợi cho nấm bệnh gây hại phát
triển và lây lan một cách nhanh chóng. Bệnh nhẹ thì làm cây suy yếu, giảm sức đề
kháng, bệnh nặng thì cây sẽ chết. Từ đó, dẫn đến số lượng cũng như chất lượng cây
con cung cấp trong công tác trồng rừng giảm sút nghiêm trọng kéo theo hàng loạt sự
kiện xấu sẽ xảy ra ảnh hưởng đến công tác tái tạo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Các loại cây được gieo trồng phổ biến tại vườn ươm tỉnh Đồng Nai thường
là: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Gỏ Đỏ (Afzelia
xylocarpa), Móng bò (Bauhinia purpurea), Bằng lăng (Lagerstroemia flos-reginae),
Bọ cạp nước(Cassia fitula)v.v…Hiện nay hầu như tất cả các loài cây này đang bị
nấm bệnh tấn công mạnh. Vì vậy việc điều tra thành phần bệnh hại, xác định chính
xác tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng chống, nhằm
phục hồi nhanh nguồn cây giống đang có nguy cơ bị thiệt hại nặng tại khu vực
nghiên cứu đây là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết trong công tác cải
thiện giống cây lâm nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn cây giống cho các dự án trồng
rừng tại tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm Sinh,
dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra
thành phần bệnh hại chính trên một số loài cây con lâm nghiệp tại vườn ươm
Trạm Thực Nghiệm Lâm Nghiệp Trảng Bom tỉnh Đồng Nai và bước đầu thử
nghiệm biện pháp phòng trừ ”.

2



Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

1.2 Mục đích- ý nghĩa và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Mục đích của đề tài
Về lý luận, đề tài góp phần thêm một số tư liệu để biết rõ hơn thành phần
bệnh hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và một số nhân tố sinh
thái ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh hại tại khu vực nghiên cứu.
Về thực tiễn, bước đầu đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, làm cơ sở
cho việc đề xuất xây dựng biện pháp phòng chống bệnh kịp thời góp phần phát
triển, kinh doanh rừng trồng và thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi
trọc.
 Mục tiêu của đề tài
- Xác định mức độ bị hại của một số bệnh phổ biến trên các loài cây lâm
nghiệp trong giai đoạn gieo ươm như bệnh trên cây sao đen, dầu rái, gõ đỏ….
- Đánh giá mối quan hệ giữa quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và một
số nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, ẩm độ,…để từ đó tìm ra các biện pháp phòng trừ
thích hợp dựa trên nguyên tắc: “Quản lý tổng hợp sinh vật có hại, IPM” (Intergrated
Pest Management)
1.2.2 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, nên kết quả nghiên cứu chỉ dừng ở
mức:
+ Đánh giá tình hình bệnh hại, xác định tác nhân gây hại chính và bước đầu
có những nhận xét sơ bộ về ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến khả năng
phát sinh bệnh hại.
+ Việc thử tính kháng bệnh và sử dụng một số loại thuốc hóa học và biện
pháp sinh học để phòng trừ bệnh còn mang tính thử nghiệm và chỉ dừng lại trong

phạm vi khu vực nghiên cứu.
+ Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố sinh
thái đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh hại. Từ đó,làm cơ sở cho việc đề xuất
biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, nhằm khống chế những điều kiện hoàn cảnh có

3


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

lợi cho sinh trưởng phát triển của cây, không có lợi cho sinh vật gây bệnh, qua đó
nâng cao được tính kháng bệnh cho cây trồng, làm giảm sức sống của vật gây hại
hạn chế khả năng gây bệnh cho cây trong giai đoạn gieo ươm.
+ Chưa có điều kiện thử nghiệm phòng trừ trên tất cả các loại bệnh xuất hiện
trong vườn ươm.

4


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Trảng Bom là một huyện trung du miền núi.

+ Phía Nam giáp huyện Long Thành
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất
Tổng diện tích tự nhiên: 326.13km2, chiếm 5.54% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh.
Huyện có 17 đơn vị hành chính: thị trấn Trảng Bom, 16 xã: Hố Nai 3; Bắc
Sơn; Bình Trung hòa; Đồi 61; An Viễn và xã Giang Điền.
Những lợi thế của huyện:
+ Về đất nông nghiệp: 26.445ha, chiếm 81.08% đất tự nhiên của huyện.
Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng
tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa.
+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các
loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn
quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa.
+ Tài nguyên khoáng sản có puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ
lượng 20triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan than bùn, cuội sỏi làm nguyên
liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.
+ Tiềm năng du lịch: Thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi
thế về điều kiện tự nhiên, môi trường sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt
nước ao hồ, thác gềnh tự nhiên.
Huyện có 3 khu công nghiệp là: Sông Mây, Hố Nai, Bầu Xẻo. Huyện với lợi
thế cách TP HCM 50km và TP Biên Hòa 30km về phía đông, dọc theo quốc lộ 1A
là địa bàn khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp.
Cơ cấu kinh tế 2006: Công nghiệp xây dựng chiếm 57.6%; Nông- Lâm-Thủy
sản chiếm 22.9%, dịch vụ 19.5%.

5


Luận văn tôt nghiệp


Nguyễn Thị Thanh Trúc

2.1.2 Khí tượng thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có
hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng
nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ.
- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công
nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24m.
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12..
2.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế
Dân số năm 2005: 192410 người chiếm 8.67% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân
số 590 người/km2.
2.1.4 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976,
tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.
Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn
thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự
báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50%

trong thời kỳ đến năm 2010.

6


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Diện tích các loại rừng
Loại rừng

Tổng diện tích Rừng tự nhiên
(ha)
(ha)

Rừng trồng
(ha)

Rừng đặc dụng

82.795,5

80.520,4

2.275,1

Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Tổng cộng


44.144,2
26.646,3
153.586,0

21.366,8
8.406,4
110.293,6

22.777,4
18.239,9
43.292,4

2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm
Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm
huyện 1km về phía Bắc. Thành lập năm 1993 với tên là: “Vườn ươm cây giống lâm
nghiệp”. Tổng diện tích vườn là 1ha, với nhiệm vụ chính cung cấp cây giống phục
vụ cho công tác trồng rừng trong tỉnh và các vùng lân cận, nhằm thực hiện mục tiêu
trước mắt là phủ nhanh diện tích đất trống đồi núi trọc và cung cấp nguyên liệu giấy
cho nghành công nghệ bột giấy. Đồng thời duy trì bảo tồn những giống cây quí, lâu
năm như: sao, gõ đỏ, dầu rái và một số cây xanh đô thị như: móng bò, bằng lăng…
Nhưng hiện nay, hầu hết các loài cây gieo ươm trong vườn đang bị nấm bệnh
tấn công mạnh. Nguyên nhân chính, một phần do thành phần loài cây gieo ươm
trong vườn khá nhiều (khoảng 20 loài), diện tích vườn khá rộng, vì vậy khâu quản
lý, bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh vườn còn hạn chế. Hơn nữa, xung quanh các luống
gieo cỏ phủ dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích lũy nguồn bệnh và trở
thành nguồn xâm nhiễm bệnh hại chính cho các loài cây lâm nghiệp trong giai đoạn
gieo ươm tại khu vực.

7



Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN ƯƠM TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hình 2.1 – 2.2: Tổng quan về vườn ươm tại khu vực nghiên cứu

8


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

2.3. Đặc điểm của một số loại thuốc phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Carbendazim 60% + Sulfur 15%
- Tên thương mại: Vicarben-S 75 BTN
- Tính chất: Thuốc trừ nấm hỗn hợp, dạng bột, màu vàng nhạt, có mùi lưu
huỳnh, tác động tiếp xúc, nội hấp, phổ tác dụng rộng.
- Sản xuất bởi công ty sát trùng VietNam 102 Nguyễn Đình Chiểu Q1
TP.HCM.
- Công dụng: đặc trị phòng trừ bệnh cháy lá, vàng lá trên các loại cây trồng.
- Liều lượng: dùng từ 1-1.2kg thuốc pha loãng với 400-600 lít nước phun cho
1 ha.
- Giai đoạn cây con: pha 10-15 g thuốc cho bình phun 8lít nước phun cho 5
bình cho 1 công.
- Giai đoạn cây trưởng thành: pha loãng 15-25g thuốc cho bình phun 8lít

nước phun cho bình cho một công.
- Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 4 ngày.
2.3.2 Fosetyl aluminium
- Tên thương mại: Aliette 80WP (Aventis Crop Science VietNam)
- Tên hóa học: Aluminium tris (O-ethyl phosphonate)
- Phân tử lượng: 323,3
- Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng bột rắn, tan trong nước (120g/l), không tan
trong nhiều dung môi hữu cơ, phân hủy trong môi trường kiềm và acid. Không ăn
mòn kim loại, không cháy.
- Sản xuất bởi Bayer Việt Nam Ltd.
- Công dụng: điều trị bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ. Ngoài ra còn trị các bệnh như:
phấn trắng, sương mai.
- Liều lượng: lượng nước phun/ha: 500-600lít, tùy theo từng loại cây trồng
mà có nồng độ khác nhau.
2.3.3 Difenoconazole 150g/l + Propiconazole g/l
- Tên thương mại: Tilt Super 300EC (Novartis (Việt Nam) Ltd)
-Tính chất: thuốc trừ nấm hỗn hợp. Hàm lượng chứa 150g Propiconazole/l
thuốc. Chất phụ gia và các chất khác: 700g/l thuốc.
9


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

- Tác động nội hấp. Phổ tác dụng rộng.
- Sử dụng: Phòng trừ các bệnh khô vằn, vàng lá, các bệnh đốm lá, thán thư,
gỉ sắt, phấn trắng.
- Tilt Super 300EC sử dụng với liều lượng 0.3-0.5% l/ha, pha nước với nồng
độ 0.05-0.1% phun ướt đều lên cây.

- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày, đối với
chè 5 ngày.
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện: lượng nước thuốc phun: 500-600l/ha.
2.3.4 Methidathion
- Tên thương mại: Supracide 40EC/ND (Novartis (Việt Nam) Ltd)
- Tên hóa học: 0,0 – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4 –
(mercaptomethyl) – 2- methoxy – 1,3,4 – thiadiazolin - -5 – one
- Phân tử lượng: 302.3
- Nhóm hóa học: lân hữu cơ
- Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy 3940oC. Ít tan trong nước (240ppm ở 20oC), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như
acetone, benzene, xylene, methanol. Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong
môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm.
- Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút và nhện cho
nhiều loài cây trồng. Có hiệu quả cao với các loài rệp sáp.
- Liều lượng sử dụng: 400-800g a.i./ha. Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng
1-2 lít/ha, pha nước với nồng độ 0.2-0.3% phun ướt đều lên cây.
- Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 21 ngày.
2.3.5. Benotygi 50% WP
Do công ty thuốc trừ sâu Tiền Giang sản xuất.Tênhóa học: Methyl1(butylcardamoyl)-2-benzimidazol carbamate.
Công dụng: là thuốc trừ nấm nội hấp có phổ tác dụng rộng, ngăn chặn được
nhiều nấm hại cây trồng.
Liều lượng sử dụng 20g/8lít nước, phun 2 lần cách nhau10 ngày.

10


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc


2.3.5. DithaneM 450WP:
Đây là một sản phẩm của công ty ROHT và HAAS, phối hợp ưu điểm của
elles bis-ditheocarbanote với Maneb và Zineb.
Công dụng: Phòng trừ nhiều loài nấm bệnh trên nhiều loài cây trồng.
Liều lượng phun: 30-40g/8lít (1.5-2 kg/ha) phun 4-21ngày/lần, thời gian
cách ly là 7 ngày.
2.3.6 Topsin M 80WP: Sản phẩm của NIPONSODA(Nhật)
- Tên thông thuờng: Thiophanate metyl
- Tên hóa học: 1.2 bis (3-methoxycarbomyl-2-thionreido benzenl)
- Công thức phân tử: C12H14N4O4S2
- Tính hòa tan:Tan yếu trong nước, tan trong dung môi hữu cơ như: acetone,
methanol, cloroform.
- Topsin M 80WP là sự kết hợp duy nhất của sự ngăn ngừa, chữa bệnh vì nó
thuộc hệ thống thuốc trừ nấm.
- Phổ tác động: kiểm soát đồng thời nhiều bệnh quan trọng với phổ hoạt động
sống. Kiểm soát hoàn toàn bệnh đốm lá, phấn trắng, cháy lá trên nhiều loài cây.
- Tác động của thuốc đối với môi trường: không độc cho hầu hết cây trồng.
Độ độc thấp, không độc cho người và động vật có vú. Topsin có tác dụng lâu dài và
có thể kiểm soát an toàn.Liều lượng sử dụng: 0.15-0.3kg/ha

11


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Chương 3
VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm dùng để nuôi cấy, phân lập như: đĩa
petri, buồng cấy, kính hiển vi, nồi hấp môi trường, tủ sấy dụng cụ và các loại hoá
chất khác để tạo ra môi trường nuôi cấy.
Cây con để lây nhiễm.
Một số loại thuốc trừ nấm, bình phun thuốc.
Các dụng cụ ngoài thực địa như: kéo, bị nilon, thước dây, túi nhựa để thu
thâp mẫu bệnh, phiếu điều tra theo dõi bệnh.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
3.2.1.1. Địa điểm
Đề tài đã được thực hiện tại Vườn ươm cây giống lâm nghiệp, trạm Thực
nghiệm lâm nghiệp, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
3.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số loại nấm gây bệnh trên các loài cây con lâm nghiệp trong giai đoạn
gieo ươm tại khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2007 và kết thúc vào tháng 5/2007.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung
chính sau:
1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại trên một số loài cây
con lâm nghiệp trong giai đoạn gieo ươm tại khu vực khảo sát.
2. Biến động của một số bệnh hại chính tại khu vực nghiên cứu qua 5 tháng
điều tra (từ tháng 1 đến tháng 5/2007).

12


Luận văn tôt nghiệp


Nguyễn Thị Thanh Trúc

3. Khả năng lây nhiễm của một số loại nấm gây bệnh trên một số loài cây
trong giai đoạn gieo ươm.
4. Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc hóa học.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra thành phần bệnh hại trên cây con ở giai đoạn gieo ươm
Dựa theo phương pháp điều tra bệnh cây của T.S Đặng Thị Vũ Thanh và
GS.TS Hà Minh Trung ở Viện BVTV (1997). Sau khi xác định địa điểm, chúng tôi
tiến hành điều tra thành phần bệnh hại. Đến điểm điều tra, chúng tôi đi xuyên qua
luống theo 2 đường chéo, lấy 5 điểm quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những
triệu chứng bệnh hại và mức độ phổ biến bệnh bằng cách tính tỷ lệ cây bị bệnh
(P%) và lấy mẫu.
- Định kỳ điều tra: 2lần/ tháng.
- Đánh giá mức độ phổ biến bệnh hại như sau:
(-)

: Không xuất hiện cây bệnh trên lô điều tra.

(+)

: Ít phổ biến: xuất hiện cây bệnh <10% cây điều tra.

(++)

: Trung bình: xuất hiện cây bệnh 10-15% cây điều tra.

(+++)


: Phổ biến: xuất hiện cây bệnh 25-50% cây điều tra.

(++++)

: Rất phổ biến: >50% cây điều tra.

Thu thập đầy đủ mẫu bệnh xuất hiện trên cây bệnh, sau đó đem về nuôi cấy
giám định mẫu theo các tài liệu phân loại nấm bệnh của một số tác giả.
3.4.2. Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính.
Dựa vào kết quả điều tra thành phần bệnh hại, chúng tôi chọn ra những bệnh
xuất hiện phổ biến để theo dõi diễn biến bệnh hại qua các tháng điều tra.
Điều tra biến động về tỉ lệ bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R%) được dựa theo
phương pháp của T.S Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung ở Viện BVTV
(1997) và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục bảo vệ
thực vật (1986).
Muốn biết được mức độ phân bố của bệnh hại, tiến hành điều tra tỉ lệ bệnh
và quan sát thực tế trên luống gieo, lập các ô dạng bản (S = 1m2).

13


Luận văn tôt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Điều tra tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại theo phương pháp điều tra tỉ
mỉ trong ô, số lượng cây trong ô ≥ 30 cây. Để tính tỉ lệ bị bệnh ta tiến hành xác
định cây bị bệnh hay không bị bệnh để tính tỉ lệ bị bệnh (P%) theo công thức:
P (%) =


n
x100
N

Trong đó:
n

: là cây bị bệnh

N

: là tổng số cây điều tra

Nếu P%:
Từ 0-5%

: Phân bố cá thể

Từ 6-15%

: Phân bố cụm

Từ 16-25% : Phân bố đám
>25%

: Phân bố đều

Chúng tôi chọn khoảng 30 cây đo đếm đối với bệnh hại lá, mỗi cây chọn 4
cành (nếu có) theo 4 hướng để điều tra đếm tổng số lá, ghi lại số lá bị bệnh để tính tỉ
lệ bệnh và ghi số lá bị bệnh theo từng cấp để tính chỉ số bị bệnh. Để đánh giá mức

độ của bệnh dựa theo thang phân loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV (1996) như sau:
Cấp 0

: Không bị bệnh

Cấp 1

: Từ 1-25% diện tích lá bị bệnh

Cấp 2

: Từ 26-50% diện tích lá bị bệnh

Cấp 3

: Từ 50-75% diện tích lá bị bệnh

Cấp 4

: >75% diện tích lá bị bệnh

Mức độ bị hại được đánh giá dựa theo chỉ số bệnh R% theo công thức sau:
R% =
Cụ thể là: R% =

 [(n v )  (n v
1 1

2 2


 nv x100
NV

)  .....  (nn v n )]

NV

x100

Trong đó:
n1, n2,…nn là số lá bị bệnh ở mỗi cấp 1, 2, …n
v1, v2,…vn là số cấp bệnh ở mỗi cấp 1, 2,….n
V là cấp bệnh cao nhất.
N là tổng số lá điều tra.
14


×