Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG 3 LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TUỔI 8 – 16 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG BẢO LÂM –LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.32 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN SƠN

Đề Tài:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG 3 LÁ (Pinus kesiya
Royle ex Gordon) TUỔI 8 – 16 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI
LÂM TRƯỜNG BẢO LÂM –LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Tp. Hồ Chí Minh 07/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

Đề Tài:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG 3 LÁ (Pinus kesiya
Royle ex Gordon) TUỔI 8 – 16 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI
LÂM TRƯỜNG BẢO LÂM –LÂM ĐỒNG


GVHD: Th.S Phan Minh Xuân
SVTH: Nguyễn Văn Sơn

Tp. Hồ Chí Minh 07/2007


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề
tài vừa qua.
Chân thành cảm ơn thầy Phan Minh Xuân giảng viên Khoa Lâm nghiệp đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên của Lâm trường Bảo Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện luận đề tài.
Tất cả anh chị, bạn bè đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập tại trường.
Tháng 05/2007
Sinh viên
Nguyễn Văn Sơn

i


TÓM TẮT
Đề tài:
BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
THÔNG 3 LÁ (Pinus Kesiya Royle ex Gordon) TUỔI 8 – 16 VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ TẠI LÂM

TRƯỜNG BẢO LÂM
GVHD: Th.S Phan Minh Xuân
SVTH: Nguyễn Văn Sơn
1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng Thông 3 lá tại Lâm trường Bảo Lâm từ tuổi 8 – 16
2. Mục đích của đề tài
- Điều tra tình hình sinh trưởng của Thông 3 lá tuổi 8, 10, 12, 14, 16
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý bảo vệ
3. Nội dung thực hiện
- Cấu trúc rừng trồng Thông 3 lá tuổi 8 – 16
- Tình hình sinh trưởng rừng trồng Thông 3 lá tuổi 8 – 16
- Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý bảo vệ
4. Các kết quả đạt được
- Lập phân bố cây theo cấp đường kính và chiều cao của các lâm phần
Thông 3 lá tuổi 8, 10, 12, 14, 16.
- Đưa ra một số nhận xét về tình hình sinh trưởng của lâm phần
- Phân tích được mối tương quan và hồi quy giữa các nhân tố sinh trưởng
và tuổi. Bao gồm:
* Phương trình hồi quy và tương quan giữa chiều cao (H) và tuổi (A) là:
H = 0,238*A1,327
Có hệ số tương quan là: R = 0.97 ttính = 45,36

ii


* Phương trình hồi quy và tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A)
là:
D = 0,641*A1,157
Có hệ số tương quan là: R = 0.99 ttính = 123,17

* Phương trình hồi quy và tương quan giữa chiều cao (H) và đường kính
(D1,3) là:
H = 0,412*D1,178
Có hệ số tương quan là: R = 0.98 ttính = 84,51
- Đưa ra một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường
và đề xuất được một số giải pháp trong quản lý bảo vệ.
5. Kết luận
- Đề tài đã thực hiện được mục tiều đề ra.

iii


SUMMARY
The thesis:
INITIAL IVESTIGATION IN STATUS OF GROWTH OF Pinus
Kesiya Royle ex Gordon FROM AGE 8 TO 16 AND SUGGESTING SOME
SOLUTION IN FOREST MANAGEMENT AND PROTECTION AT BẢO
LÂM FOREST INTERPRISE LAM DONG PROVINCE.
Advisor: Th.S Phan Minh Xuân
Student: Nguyễn văn sơn
1. Object
- Pinus kesiya plantation form age 8 to 16 at Bảo Lâm fosert interprise
2. Purpose
- To survey the status of growth of Pinus kesiya from age 8, 10, 12, 14, 16
- To suggest some solutions in forest management and protection
3. The contents
- Structure of Pinus kesiya forest plantation from age 8 to 16
- Status of growth of Pinus kesiya forest plantation form age 8 to 16
- Assessment of management, protecting and bussiness tasks at Băo Lâm forest
interprise.

- Suggesting solution in forest management and protection
4. The results
- Diameter and height distribution of Pinus kesiya forest plantation from age 8,
10, 12, 14, 16.
- Are established some assessment in the state of growth within research zone
- Correlation relationship between growth factors and age are analyzed. They is
include:
* Regression and correlation equation between height (H) and age(A) is:
H = 0,238*A1,327

iv


The correlation coefficient is: R = 0,97 calculator t = 45,36
* Regression and correlation equation between diameter (D) and age(A) is:
D = 0,641*A1,157
The correlation coefficient is: R = 0,99 calculator t = 123,17
* Regression and correlation equation between height (H) and diameter (D)
is:
H = 0,412*D1,178
The correlation coefficient is: R = 0,98 calculator t = 84,51
- Are performed some assessment of management, protecting and bussiness
tasks Bao Lam forest interprise
- Are suggested some solusion in forest management and protection
5. Conclusion
- The thesis is been gained objectives.

v



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT… .............................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC… ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng.............................................. 3
2.1.1. Tình hình sinh trưởng cây rừng .................................................. 3
2.1.2. Nghiên cứu sinh trưởng cây rừng trên thế giới ........................... 4
2.1.3. Nghiên cứu sinh trưởng cây rừng tại Việt Nam ......................... 4
2.2. Tình hình quản lý và bảo vệ ...................................................................... 5
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................... 7
3.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 7
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 7
3.1.2. Khí hậu thủy văn ......................................................................... 7
3.1.3. Địa hình – đất đai ........................................................................ 8
3.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................. 8
3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng ....................................................... 10
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 14
3.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 14
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 16
4.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 16
4.2. Nội dung của đề tài ................................................................................. 16
4.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 16
4.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp ....................................................... 16
4.3.2. Phương pháp nội nghiệp ........................................................... 17

Chương 5: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN......................................... 19
5.1. Cấu trúc rừng trồng Thông 3 lá tuổi 8 – 16 ............................................ 19
5.1.1. Phân bố cây theo cấp kính ........................................................ 19
vi


5.1.2. Phân bố cây theo cấp chiều cao ................................................ 25
5.2. Tình hình sinh trưởng của rừng Thông 3 lá tuổi 8 – 16 .......................... 33
5.2.1. Phân tích hồi quy và tương quan giữa chiều cao (H), đường
kính tại vị trí 1,3m (D1,3) và tuổi (A) .................................................. 31
5.3. Nhận xét và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ
của lâm trường ............................................................................................... 34
5.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................... 34
5.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................................... 35
5.3.3. Công tác quản lý bảo vệ............................................................ 37
5.3.4. Công tác phòng chống cháy rừng ............................................. 38
5.3.5. Công tác phòng chống sâu bệnh ............................................... 38
5.4. Đề xuất các giải pháp .............................................................................. 40
5.4.1. Căn cứ pháp lý ......................................................................... 40
5.4.2. Giải pháp lâm sinh .................................................................... 41
5.4.3. Phòng chống cháy rừng ............................................................ 43
5.4.4. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng ............................................... 44
Chương 6: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 45
6.1. Kết luận ................................................................................................... 45
6.1. Những tồn tại........................................................................................... 46
6.2. Kiến nghị ................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng Thông 3 lá năm 1979 – 2005 .................................. 10
Bảng 3.2: Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng ........................................................... 11
Bảng 5.1: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng Thông ba lá tuổi 8
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 19
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng Thông ba lá tuổi 10
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 21
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng Thông ba lá tuổi 12
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 22
Bảng 5.4: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng Thông ba lá tuổi 14
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 23
Bảng 5.5: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng Thông ba lá tuổi 16
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 24
Bảng 5.6: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng Thông ba lá tuổi 8
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 25
Bảng 5.7: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng Thông ba lá tuổi 10
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 26
Bảng 5.8: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng Thông ba lá tuổi 12
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 27
Bảng 5.9: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng Thông ba lá tuổi 14
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 28
Bảng 5.10: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng Thông ba lá tuổi 14
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 29
Bảng 5.11: Trữ lượng rừng trồng Thông 3 lá tuổi 8 – 16 ......................................... 30

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính Thông ba lá tuổi 8
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 20
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính Thông ba lá tuổi 10
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 21
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính Thông ba lá tuổi 12
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 22
Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính Thông ba lá tuổi 14
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 23
Hình 5.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính Thông ba lá tuổi 16
tại Lâm trường Bảo Lâm .......................................................................... 24
Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Thông ba lá tuổi 8
tại Lâm trường Bảo Lâm ......................................................................... 25
Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Thông ba lá tuổi 10
tại Lâm trường Bảo Lâm ......................................................................... 26
Hình 5.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Thông ba lá tuổi 12
tại Lâm trường Bảo Lâm ......................................................................... 27
Hình 5.9: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Thông ba lá tuổi 14
tại Lâm trường Bảo Lâm ......................................................................... 28
Hình 5.10: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Thông ba lá tuổi 16
tại Lâm trường Bảo Lâm ......................................................................... 30
Hình 5.11: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao với tuổi ............................ 32
Hình 5.12: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính với tuổi ......................... 33
Hình 5.13: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính ................ 34

ix


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một di sản không thể thiếu được trong mọi quốc gia, mọi dân tộc vì
rừng không những mang lại giá trị kinh tế mà nó còn có chức năng quan trọng là
phòng hộ và bảo vệ môi trường, vì thế nếu như ta biết thực hiện tốt công tác quản lý
bảo vệ rừng thì trong tương lai rừng sẽ là nguồn di sản vô tận và là lá phổi cho hành
tinh.
Trong những năm gần đây dưới sự phát triển của các ngành công nghiệp và
hậu quả của cách mạng xanh đã tác động mạnh đến thực vật rừng, làm cho tài
nguyên rừng bị suy giảm trầm trọng, nguyên nhân chính là do sự tác động vô ý thức
của con người đến tài nguyên rừng làm cho hệ sinh thái thay đổi có chiều hướng
xấu.
Hiện nay với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh dẫn đến nhu cầu vật chất xã
hội cũng tăng, diện tích đất nông nghiệp không đủ nên con người đã chặt phá rừng,
đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt chim, thú và những tác động sai lầm trong lâm sinh
học đã dẫn đến tác hại to lớn đến hệ sinh thái rừng, đến động thực vật rừng, nguồn
nước, không khí,… Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được khuyến
khích bởi chưa có những chính sách hợp lý và cụ thể, nạn cháy rừng hằng năm vẫn
thường xảy ra, sâu bệnh hại cũng càng ngày càng phát triển gây ra những trận dịch
lớn.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Khoa Lâm nghiep
trường Đại học Nông Lâm tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu tình hình sinh
trưởng của rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tuổi 8 – 16 và
đề xuất một số giải pháp trong quản lý bảo vệ rừng tại Lâm trường Bảo Lâm –
Lâm Đồng”. Nhằm góp phần bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có của Lâm trường,

1


đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả kinh tế kết hợp với việc phòng hộ
hạn chế thiên tai, lũ lụt cho vùng hạ lưu và bảo vệ môi trường. Qua đó tìm ra được

các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo vệ và đời sống của người dân ở khu
vực, đáp ứng được mục tiêu quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng
của Lâm trường hiện tại và trong tương lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
2.1.1. Sinh trưởng của cây rừng
Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước theo thời gian và gia
tăng mức độ ảnh hưởng giữa chúng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung
quanh.
Sinh trưởng của rừng là sinh trưởng của quần thể, quần xã, có quan hệ chặt
chẽ tới điều kiện lập địa. Nếu điều kiện sống khác nhau thì tình hình sinh trưởng của
cây rừng cũng khác nhau.
Sinh trưởng về cá thể cây rừng khác về chất so với sinh trưởng quần thể và
quần xã. Vì khi nghiên cứu quá trình phát triển về rừng, ta thường chỉ nghiên cứu
đến tầng cây gỗ lớn vì đó là đối tượng kinh doanh chủ yếu của rừng, trong đó sinh
trưởng của rừng dựa trên sự tăng trưởng về kích thước cũng như số lượng của cây
rừng. Sinh trưởng của quần thể thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai vấn đề khác
nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành quy luật sinh trưởng của lâm
phần và sản lượng rừng, vì vậy muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể
thì trước hết ta phải nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể.
Sinh trưởng của cây rừng về mặt toán học được xem là hàm số Ym của thời
gian (t): Ym = F(t).
Hàm số là hàm thuận, tăng đơn điệu xác định trong khoảng 0 < t < A (A là
tuổi thọ của cây)


3


Khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng gười ta
thường xét đến các hàm:
-

Sinh trưởng theo chiều cao (H) YH = F(t)

-

Sinh trưởng theo đường kính (D) YD = F(t)

-

Sinh trưởng theo thể tích (V) YV = F(t)

2.1.2. Nghiên cứu sinh trưởng cây rừng trên thế giới
Sinh trưởng của cây rừng được coi là một hàm phụ thuộc vào thời gian (t) và
các yếu tố hoàn cảnh phụ thuộc như: nhiệt độ (t0), lượng mưa (mm), độ ẩm không
khí (w), bức xạ mặt trời,…
Ta có thể viết như sau: Y = F(t,p)
HayY=F(t,vl,w…)
F: là hàm số thích hợp được xác định bởi các phương pháp thống kê và đảm
bảo được tính phù hợp và đặc tính sinh học của loài cây.
Cho đến nay các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đưa ra một số dạng
hàm toán học được gọi là hàm sinh trưởng đã mô tả quy luật sinh trưởng cho nhiều
loài cây và các loại rừng trên từng châu lục.
2.1.3. Nghiên cứu sinh trương cây rừng tại Việt Nam

Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số
ứng dụng để diễn đạt quá trình sinh trưởng của cây rừng cũng như các mối quan hệ
giữa các đại lượng với nhau trong sinh trương của rừng.
Đồng Sĩ Hiền (1971) trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra 4
dạng bậc đa thức để mô tả quá trình phát triển hình dạng của thân cây.
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + … + bnXn
Phương trình này là cơ sở lập biểu thể tích và độ thon cây đứng dùng để xác
định nhanh trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn.
Vũ Đình Phương (1973) đã mô tả quan hệ giữa chiều cao bình quân (H) của
cây Bồ đề với độ tuổi của lâm phần (A) bằng công thức.
H = a + b*A + c*A2

4


Trong đó a, b, c là các tham số của phương trình
Và cùng loại rừng Bồ đề trên, Trịnh Đức Huy (1978) sau khi thí nghiệm tại
38 lâm phần cây Bồ đề ở Yên Bái đã xác định hàm sinh trưởng sau:
H = 15,959*e1,763/A
D = 18,1544*e2,709/A
V = 0,1984*e – 6,4699/A
Trong đó A: Tuổi của lâm phần, D: Đường kính bình quân tại 1,3 m, V: Thể tích.
Ngoài ra còn rất nhiều các dạng phương trình toán học mô tả quy luật sinh
trưởng một số loại hình rừng ở Việt Nam, do giới hạn của đề tài nên chỉ đưa ra một
số phương trình điển hình có liên quan đến đề tài.
2.2. Tình hình quản lý và bảo vệ
Quản lý bảo vệ rừng là một hệ thống các biện pháp quan trọng và có hiệu quả
nhất trong bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm duy trì mối quan hệ qua lại hợp lý giữa
con người và rừng, để giữ gìn và phục hồi sự giàu có của nó. Sử dụng một cách hợp
lý các nguồn tài nguyên rừng và môi trường, dự báo và phòng chống những ảnh

hưởng bất lợi của con người cũng như sinh vật tới các nguồn tài nguyên rừng, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực và môi trường sinh thái.
Nói chung tất các loại rừng đều có ý nghĩa bảo vệ môi trương sinh thái,
nhưng do tính chất và mức độ bảo vệ của các loại rừng không giống nhau vì thế việc
xác định các biện pháp quản lý bảo vệ cũng khác nhau và cần thiết phải chia ra các
loại rừng theo mục đích sử dụng riêng của từng loại, tất cả chúng được chia ra làm 3
loại rừng chính là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
-

Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là rừng và đất rừng được xác định mục đích sử dụng chủ yếu

để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu
góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo R. Villanueva (1987) quản lý bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn là một
hệ thống các biện pháp bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên rừng và đất rừng

5


nhằm thỏa mãn những nhu cầu về lâm sản, nông sản, văn hóa du lịch và khoa học,
bảo vệ đất duy trì nguồn nước, ổn định khí hậu và chống ô nhiễm.
-

Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng là rừng được xác định mục đích sử dụng chủ yếu để bảo tồn

thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen động vật, thực vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Quản lý bảo vệ rừng đặc dụng là một hệ thống các biện pháp và các hoạt

động trong các vườn quốc gia, các khu bảo tồn,… nhằm bảo vệ, phát triển, phục hồi
các loại động thực vật và các hệ sinh thái,… theo những mục đích nhất định không
những cho hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai.
-

Rừng sản xuất
Rừng sản xuất là rừng và đất rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh

doanh gỗ, các lâm sản khác kết hợp với phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Quản lý bảo vệ rừng sản xuất là một hệ thống các biện pháp tổ chức và kỹ
thuật nhằm điều khiển mọi tác động của con người vào tự nhiên vào rừng và đất
rừng sản xuất, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người và xã hội.

6


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
* Vị trí: Lâm trường Bảo Lâm nằm trong địa giới hành chính huyện Bảo Lâm
ở các Xã Lộc Lâm BLá, Lộc Phú và Thị trấn Lộc Thắng.
* Có toạ độ địa lý:
- Từ 110 52’30 ” vĩ độ Bắc đến 110 38’02 ” vĩ độ Nam.
- Từ 1070 50’08 ” kinh độ Đông đến 1070 42’30” kinh độ Tây.
* Địa giới:
- Phía Bắc giáp sông Đồng Nai.
- Phía Nam giáp Thị trấn Lộc Thắng.
- Phía Đông giáp Xã Lộc Ngãi, Lộc Phú.
- Phía Tây giáp Xã Lộc Quãng, Lộc Bắc.

3.1.2. Kí hậu - Thủy văn
* Khí hậu
Nhìn chung khí hậu Huyện Bảo Lâm là khí hậu vùng núi gió mùa, mùa mưa
bắt đầu tư tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa
đông ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mức độ lạnh chủ yếu do độ cao quyết
định. Cường độ mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8. Thời điểm cực hạn thường xuất
hiện vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm với độ ẩm không khí thấp. Nhiệt độ bình quân
hàng năm từ 21 đến 230C.
* Thủy văn
Lâm trường Bảo Lâm có hệ thống thủy văn khá phong phú, phân bố đều khắp
trong toàn Lâm trường, đáng kể nhất là sông Đồng Nai chạy dọc suốt ranh giới phía

7


Bắc. Suối Đại Nga chạy về hướng Nam và một loạt hệ suối khác như Đạ Kơi, Đạ
tùng riêng. Do có nhiều sông suối nên trên các đường giao thông và đường vận xuất
vận chuyển cần phải làm khá nhiều cầu cống mới đáp ứng được việc đi lại và sản
xuất kinh doanh.
3.1.3. Địa hình – Đất đai
* Địa hình
Lâm trường Bảo Lâm thuộc Nam cao nguyên Lâm Đồng, nên có đặc điểm
địa hình cao nguyên. Khu vực trung tâm và phía Nam là hệ thống dãy đồi liền nhau.
Khu vực phía Bắc và Tây bắc địa hình chia cắt mạnh, dạng đồi núi dốc hiểm trở.
* Đất đai
Đất đai thuộc Lâm trường quản lý có đặc điểm chung là đất Feralit thuộc
nhóm đất Bô xít có độ pH khá lớn, do địa hình dốc nên bị xói mòn mạnh vào mùa
mưa. Đất ở đây có thể chia ra thành các nhóm sau:
- Nhóm Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan với thành phần cơ giới thịt
nặng, kết cấu viên tơi xốp, sét nhẹ phù hợp cho việc gây trồng cây lâm – nông –

công nghiệp.
- Nhóm Feralit xám phát triển trên đá cuội kết, trong thành phần của đất có
pha cát, khả năng giữ nước kém, mùa khô dễ bị mất nước, mùa mưa đất bị rửa trôi
và xói mòn mạnh. Nhìn chung loại đất này nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm Feralit vàng đỏ – vàng nhạt phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất
mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm đất phù sa sông suối, thường phân bố dọc theo sông suối, thung lũng
với diện tích nhỏ. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, lúa nước.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.4.1. Dân số và phân bố dân cư
Thuộc phạm vi khu vực Lâm trường quản lý tiếp giáp trực tiếp với 3 xã Lộc
Lâm, Lộc Phú, BLá và thị trấn Lộc Thắng có 4.727 hộ với tổng nhân khẩu là 21.307
người trong đó có 12.784 lao động chính. Dân tộc chính gốc chủ yếu là người K’ho

8


và Châu mạ. Trong quá trình phát triển và chuyển dịch dân số thành phần các dân
tộc có cơ cấu như sau:
- Dân tộc K’ho, Châu mạ, Tày, Nùng có 9.087 nhân khẩu chiếm 42,7%.
- Dân tộc Kinh có 12.222 nhân khẩu chiếm 57,3%.
3.1.4.2. Tình hình sản xuất
Nghề nghiệp chính của người dân trong khu vực chủ yếu là canh tác nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Trình độ canh tác còn lạc hậu, ít vốn
đầu tư nên năng suất thấp, số hộ đói nghèo còn khá cao.
Trong thời gian trước đây lối canh tác du canh du cư rất phổ biến nhưng
trong những năm trở lại đây được sự quan tâm và hổ trợ của Nhà nước nên việc thực
hiện chủ trương định canh định cư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
đã và đang được nhân dân địa phương chấp hành tốt, nâng cao một bước đời sống
kinh tế và xã hội trên địa bàn.

3.1.4.3. Tình hình giao thông
Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn quản lý của Lâm trường khá đầy đủ
do quá trình kinh doanh để lại, trong đó có 2 trục chính:
- Đường 338 đi xã Lộc Lâm cự ly 18 km.
- Đường 725 đi xã Lộc Bắc cự ly 22 km.
Còn lại là hệ thống đường dùng cho sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ rừng
đi đến các tiểu khu với tổng cự ly trên 190 km. Nhìn chung hệ thống đường xá bị
xuống cấp trầm trọng do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trong nhiều năm không
được duy tu bảo dưỡng.
3.1.4.4. Giáo dục và Y tế
- Nhà nước đã cố gắng rất lớn trong việc đầu tư xây dựng trường học cho các
xã, tuy nhiên trong cộng đồng dân tộc về mặt văn hóa phát triển chưa cao, tỉ lệ mù
chữ còn lớn. Trình độ dân trí còn thấp chủ yếu mới phổ cập ở cấp I.
- Cơ sở y tế dù đã được xây dựng nhưng trang thiết bị về khám, chữa bệnh
còn nhiều thiếu thốn.

9


3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng
3.1.5.1. Diện tích rừng trồng hàng năm
Rừng trồng ở Lâm trường Bảo Lâm từ năm 1979 – 2005 chủ yếu là rừng
Thông 3 lá, năm 2006 có trồng thêm Keo lai, diện tích thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng Thông 3 lá năm 1979 – 2005
Năm trồng
1979
1980
1981
1982
1983

1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
2000
2002
2003
2004
2005
Tổng

Diện tích đo (ha) GPS
15,89
68,29
88,10
59,55
72,51
180,47
151,67

104,85
29,77
6,65
95,06
39,06
50,44
79,67
16,14
49,36
99,63
169,36
152,57
62,22
49,01
115,92
136,74
5,09
115,16
2014,20

Diện tích giao vốn (ha)
15,00
67,00
78,60
57,87
72,30
178,76
151,60
94,00
27,50

6,70
93,70
37,95
50,00
77,80
16,10
47,17
99,30
169,30
152,50
62,00
50,10
113,60
135,40
3,20
100,80
1958,25

Rừng trồng ở Lâm trường Bảo Lâm: Tổng diện tích 3.747,89 ha với tổng trữ
lượng 198.925 m3, chủ yếu là rừng thông trồng từ năm 1979 đến nay với diện tích
đo được là 2014,20 ha, rừng sinh trưởng và phát triển bình thường, qua bảng 2 cho
ta thấy diện tích trồng rừng hằng năm của Lâm trường là không đều, điều này dẫn

10


tới việc chăm sóc nuôi dưỡng sẽ gặp khó khăn vì thế cần tiến hành điều chỉnh độ
khai thác và trồng rừng để dễ dàng chăm sóc và việc kinh doanh rừng có hiệu quả
hơn.
3.1.5.2. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng

Căn cứ vào số liệu kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng của Lâm
trường Bảo Lâm được thể hiện cơ bản ở bảng 1 như sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng
Hạng mục
Tổng diện tích quản lý
I. Đất có rừng
I.1 Rừng tự nhiên
a. Rừng Gỗ
b. Rừng Gỗ + Tre nứa
c. Rừng Tre nứa + Gỗ
d. Rừng Tre nứa - Lồ ô
I.2 Rừng trồng
a. Trồng Thông
b. Trồng cây khác
II. Đất LN không có rừng
II.1 Ia
II.2 Ib
II.3 Ic
III. Đất LN đang sản xuất
IV. Đất khác
1. Đất có rừng

Diện tích (ha)
Tổng
23.681,25
22.164,42
18.416,53
6.452,26
3.776,03
8.006,42

181,82
3.747,89
3.703,94
43,95
346,15
106,59
151,84
87,72
958,51
212,17

Phòng hộ
8.090,74
7.830,35
7.295,14
2.398,88
2.712,69
2.118,59
81,98
535,21
535,21
185,19
17,10
140,80
27,29
64,03
11,17

Sản xuất
15.590,51

14.334,07
11.121,39
4.070,38
1.063,34
5.887,83
99,84
3.212,68
3.168,73
43,95
160,96
89,49
11,04
60,43
894,48
201,00

Trữ
lượng
(m3)
1.473.784
1.473.784
1.274.859
963.688
151.042
160.129
198.925
198.925

Tài nguyên rừng của Lâm trường nhìn chung phong phú và đa dạng, hầu hết
là những dạng rừng thứ sinh có những nét đặc trưng như sau:

* Quần thể rừng gỗ lá rộng thường xanh: có tổng diện tích là 2.900,02 ha,
chiếm 13 % trên tổng diện tích đất có rừng với tổng trữ lượng 327.331 m3.

11


- Trạng thái rừng giàu (IIIA3) có tổng diện tích là 39,41 ha với tổng trữ lượng
là 9.458 m3, loai cây chủ yếu là các loài họ Dầu và các loài Trâm, Dẻ, Giổi, Tùng,...
phân bố tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc, thường gặp ở độ cao trên 900 m. Đây là
đối tượng được dự kiến đưa vào khai thác theo giai đoạn và hàng năm.
- Trạng thái rừng trung bình (IIIA2) có tổng diện tích là 536,04 ha với tổng
trữ lượng là 101.848 m3, loài cây chủ yếu là các loài họ dầu và các loài Trâm, Dẻ,
Giổi, Tùng,... phân bố tập trung ở phía Bắc và Tây bắc, thường gặp ở độ cao trên
900 m. Dự kiến đưa vào khai thác, nuôi dưỡng theo giai đoạn và hàng năm.
- Trạng thái rừng nghèo (IIIA1) có tổng diện tích là 1.199,41 ha với tổng trữ
luợng 127.138 m3, loài cây chủ yếu là Dẻ, Trâm, Giổi,... và cây tạp xen lẫn. Đây là
đối tượng cần đưa vào giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Trạng thái rừng phục hồi (IIA – IIB) có tổng diện tích là 1.125,16 ha với
tổng trữ lượng 88.888 m3, đây là kiểu rừng non phục hồi hay phục hồi sau khai thác
chọn với cường độ mạnh sau một thời gian dài, các lớp cây tái sinh hiện đang dần
thay thế các cây mẹ. Nhìn chung tổ thành của loại rừng này là những loài cây ưa
sáng mọc nhanh như Dầu, Dẻ, Chò,... phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích của Lâm
trường ở độ cao từ 500 – 700 m. Cần được đưa vào giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
* Quần thể rừng lá kim chủ yếu là rừng thông tự nhiên có tổng diện tích
1.542,82 ha với tổng trữ lượng 288.083 m3.
- Rừng giàu có tổng diện tích 82,18 ha với tổng trữ lượng 21.120 m3, đây là
đối tượng đưa vào khai thác theo giai đoạn và hàng năm.
- Rừng trung bình có tổng diện tích 1.345,52 ha với tổng trữ lượng 263.722
m3, được đưa vào khai thác nuôi dưỡng, khoanh nuôi theo chu kỳ kinh doanh và
hàng năm.

- Rừng nghèo tổng diện tích 48,12 ha với tổng trữ lượng 962 m3, là đối tượng
đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng.
- Rừng phục hồi: Tổng diện tích 67 ha đây là dạng rừng non tái sinh tự nhiên
sinh trưởng phát triển bình thường.

12


* Rừng hỗn giao lá rộng lá kim: Có tổng diện tích 1.218,46 ha với tổng trữ
lượng 193.246 m3, đây là dạng rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ở một số khu
vực loài thông chiếm tỉ lệ thấp trong tổ thành, còn loài lá rộng chiếm ưu thế rất đa
dạng về mặt chủng loại đa số là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như Dẻ, Trâm,...
phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây bắc Lâm trường. Đây là đối tượng đưa vào khai
thác, nuôi dưỡng khoanh nuôi.
* Rừng hỗn giao lá kim lá rộng: Có tổng diện tích 790,96 ha với tổng trữ
lượng 155.028 m3, đây là dạng rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ở một số khu
vực loài Thông chiếm tỉ lệ ưu thế trong tổ thành, còn loài lá rộng chiếm tỷ lệ thấp là
những loài cây ưa sáng mọc nhanh như Dẻ, Trâm,... phân bố chủ yếu ở phía Bắc và
Tây bắc Lâm trường, là đối tượng đưa vào khai thác, nuôi dưỡng khoanh nuôi.
- Hỗn giao gỗ tre nứa: Tổng diện tích 3.776,03 ha với tổng trữ lượng 151.042
m3 + 7.929.600 cây, đây là dạng rừng được hình thành sau khai thác trong thời gian
dài đã tạo ra những khoảng trống trong rừng và lồ ô có điều kiện tái sinh. Ở một số
nơi le tái sinh hỗn giao với cây bụi nhỏ có giá trị kinh tế thấp. Đây là đối tượng cần
được quản lý bảo vệ bằng hình thức giao khoán.
- Hỗn giao tre nứa gỗ: Tổng diện tích 8.006,42 ha với tổng trữ lượng 160129
m3 + 22.418.00 cây, đây là dạng rừng được hình thành sau khai thác trong thời gian
dài đã tạo ra những khoảng trống trong rừng và lồ ô có điều kiện tái sinh. Ở một số
nơi le tái sinh hỗn giao với cây bụi nhỏ có giá trị kinh tế thấp. Đây là đối tượng cần
được cải tạo bằng cách trồng rừng phục vụ công nghiệp nguyên liệu giấy và khai
thác lồ ô.

- Rừng trồng: Tổng diện tích 3.747,89 ha với tổng trữ lượng 198.925 m3, chủ
yếu là rừng thông trồng từ năm 1980 đến nay, rừng sinh trưởng và phát triển bình
thường. Đây là đối tượng được đưa vào nuôi dưỡng theo chu kỳ kinh doanh và hàng
năm. trong đó rừng trồng nguyên liệu giấy 1.854,24 ha; Rừng trồng ngân sách
1.858,84 ha; Rừng trồng giao khoán 01: 34,81 ha.

13


- Rừng tre nứa: Có tổng diện tích 181,82 ha với tổng trữ lượng 654.500 cây.
Đây là đối tượng cần cải tạo để trồng rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2. Đất không có rừng (IA – IB – IC)
Tổng diện tích 346,15 ha, phân bố rải rác, thực bì gồm các loại cỏ tranh lau
lách xen lẫn cây bụi nhỏ. Đây là đối tượng được đưa vào trồng rừng, sản xuất nông
– lâm nghiệp.
3. Đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích có 958,51 ha bao gồm chủ yếu là cây chè và cà phê đã trồng
từ 1995 trở về trước; Diện tích này người dân đã thu hoạch ổn định; Lâm trường vận
động người dân đã và đang trồng xen cây lâm nghiệp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lâm phần rừng trồng Thông ba lá
thuần loài đồng tuổi tại Lâm trường Bảo Lâm, do thời gian nghiên cứu có hạn nên
đề tài chỉ đi vào nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng rừng ở 5 cấp tuổi đó là 8, 10, 12,
14, và 16, đồng thời tìm hiểu, đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng, qua đó đề xuất
một số giải pháp góp phần vào công tác quản lý bảo vệ rừng tại Lâm Trường Bảo
Lâm – Tỉnh Lâm Đồng.
3.3. Đánh giá chung
Với một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên kinh tế – xã hội của khu vực cho ta
thấy:

Lâm trường Bảo Lâm có vị trí tương đối thuận lợi cho sự phát triển nghề
rừng nhằm cung cấp gỗ, lâm sản kết hợp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi
trường sinh thái. Ở đây đất đai và khí hậu tương đối phù hợp với sinh trưởng và phát
triển của các loài cây trồng lâm – nông – công nghiệp, tài nguyên rừng ở đây phong
phú và đa dạng, đất có rừng chiếm chủ yếu là gỗ nhóm I. Ngoài cây gỗ tự nhiên còn
có rừng trồng Thông 3 lá, tre nứa lồ ô là nguồn nguyên liệu gia công xuất khẩu. Tuy
nhiên vẫn còn một số vùng bị ảnh hưởng của đất Bôxít có pH khá lớn nên ảnh

14


×