Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng và thành phần tinh dầu đại bi theo thời gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 56 trang )

fBỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ AN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
HÀM LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN
TINH DẦU ĐẠI BI THEO THỜI GIAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI-2013


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ AN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
HÀM LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN
TINH DẦU ĐẠI BI THEO THỜI GIAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:


DS. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật – Trường đại học
Dược Hà Nội
2. Xã Yên Ninh – huyện Phú Lương – tỉnh
Thái Nguyên

HÀ NỘI-2013


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện tại Bộ môn Thực vật – Trường Đại học
Dược Hà Nội và xã Yên Ninh - huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới DS. Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS. Trần Văn Ơn, người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu
khoa học.
Cùng các giảng viên Bộ môn Thực vật: TS. Hoàng Quỳnh Hoa, TS.
Nguyễn Quốc Huy, ThS. Vũ Vân Anh, ThS. Phạm Hà Thanh Tùng và tất
cả các chị kỹ thuật viên Bộ môn Thực vật luôn sẵn sàng chỉ bảo và giúp đỡ tôi
hoàn thành nghiên cứu này.
Anh Trần Viết Văn – Công ty Cổ phần DKNatura, em Đoàn Thị
Phương Thảo – A4K65, bạn Tạ Khắc Công – M1K63 đã giúp đỡ tôi trong
quá trình lấy mẫu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại
học Dược Hà Nội – những người thầy đã dìu dắt tôi suốt 5 năm học vừa qua.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phan Thị An


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

MỤC LỤC

Danh mục kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
PHẦN 1: TỔNG QUAN……………………….……………………………..3
1.1. Loài Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC................................................3
1.1.1. Vị trí phân loại loài Blumea balsamifera (L.) DC……………….…….3
1.1.2. Đặc điểm thực vật………………………………………………….…..3
1.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến………………………………….………..4
1.1.4. Những nghiên cứu về tinh dầu Đại bi………………..…...……………4

1.2. Borneol………………………………………………..…………………7
1.2.1. Công thức phân tử…………………………………….………………..7
1.2.2. Nguồn gốc, điều chế…………………………………..………………..8
1.2.3. Tác dụng, công dụng………………………………………………….12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………..15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị……………………………………………….15
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu………………………………………………15
2.1.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu………………………………………16
2.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................16
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật…………………...…………………....16
2.2.2. Nghiên cứu hàm lượng Borneol………………………………………16
2.3. Phương pháp thực nghiệm……………………………………………17
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật...………………………………….…...17


2.3.2. Nghiên cứu hàm lượng Borneol………………………………………17
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……………...19
3.1. Kết quả thực nghiệm…………………………..………………………19
3.1.1. Đặc điểm thực vật và hàm lượng Borneol của các mẫu Đại bi…….... 19
3.1.2. Sự thay đổi hàm lượng Mai hoa băng phiến theo thời gian…………..30
3.2. Bàn luận………………………………...………………………………32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….34
Kết luận…………………………………………………...………………...34
Kiến nghị………………………………………………………………...….35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu giám định tên khoa học
Phụ lục 2: Giấy chứng nhận mã số tiêu bản
Phụ lục 3: Pic sắc ký GC-MS của MHBP các mẫu nghiên cứu



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GABA

Gamma amino butyric acid

GC-MS

Sắc kí khí khối phổ
(Gas chromatography-mass spectrometry)

IC50

Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử
(Inhibitory Concentration)

MHBP

Mai hoa băng phiến

MS


Khối phổ (Mass spectrometry)

PTMD

Phần trên mặt đất

TD

Tinh dầu

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1


Bảng 1.1: Thành phần tinh dầu Đại bi thu hái tại Hà

5

Giang, Hà Nội, Đắc Lắc
2

Bảng 1.2: Hàm lượng và thành phần tinh dầu Đại bi thu

6

hái tại một thời điểm
8

Bảng 1.3: Thành phần tinh dầu Đại bi ở Bangladesh

7

3

Bảng 1.4: Nguồn thực vật chứa tinh dầu có Borneol

9,10,11

4

Bảng 2.1. Danh sách mẫu Đại bi

15


5

Bảng 3.1: Các đặc điểm hình thái khác nhau giữa các

23

mẫu
6

Bảng 3.2: Tỷ lệ Borneol trong Mai hoa băng phiến (tháng

29

11)
7

Bảng 3.3: Hàm lượng Borneol trong các mẫu (tháng11)

29

9

Bảng 3.4: Hàm lượng Mai hoa băng phiến trong các mẫu

31

nghiên cứu


Ket-noi.com

Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Borneol

8

2

Hình 1.2: Sơ đồ tổng hợp Borneol từ Camphor

12

3

Hình 3.1: Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng


20

16

Hình 3.2: Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (1)

21

4

Hình3.3: Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (2)

22

5

Hình 3.4: Sự khác nhau về màu sắc thân gần điểm phân

24

cành
6

Hình 3.5: Sự thay đổi hình thái lá ở các giai đoạn

24

7

Hình 3.6: So sánh mật độ lông che chở


24

8

Hình 3.7: Đặc điểm ngọn lá bắc

25

9

Hình 3.8: Đặc điểm màu sắc đầu tràng hoa lưỡng tính

25

10

Hình 3.9: Đặc điểm vi phẫu thân.

26

11

Hình 3.10: Đặc điểm vi phẫu gân lá

27

12

Hình 3.11: Đặc điểm vi phẫu phiến lá


28

13

Hình 3.12: Biểu đồ hàm lượng Borneol trong dược liệu

30

khô tuyệt đối của các mẫu (tháng 11)
14

Hình 3.13: Biểu đồ sự thay đổi hàm lượng Mai hoa băng
phiến 8 mẫu Đại bi theo thời gian

32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Borneol là một dẫn chất chứa oxy của monoterpen. Borneol được sử
dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,
Việt Nam, Ấn Độ, Philippines,…Trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Việt
nam, Borneol được dùng với tên gọi Mai hoa băng phiến, có 2 công năng là:
(i) tiêu tán màng mộng và (ii) khai khiếu tỉnh thần [9]. Hiện nay, Borneol là
một trong những nguyên liệu có giá trị cao trong ngành dược.Theo Dược điển
Trung Quốc, Borneol là thành phần quan trọng của khoảng 63 sản phẩm từ
thảo dược [31]. Ở Việt Nam, Borneol có trong thành phần của nhiều Dược
phẩm thuộc các nhóm thuốc khác nhau như nhóm giảm đau - kháng viêm (cao

dán Sinsinpa), nhóm thuốc tim mạch (PC.CARDIO Viên hộ tâm) và các sản
phẩm thuốc nhỏ mắt (Osla, Eyelight Cool, Vimaxx, Optamix,…). Hiện nay,
trên thị trường hóa chất có hai loại Borneol khác nhau: (i) Borneol tổng hợp là
hỗn hợp của DL-Borneol và Isoborneol (có độc tính) [4]; (ii) Borneol tự nhiên
có thành phần chính là D-Borneol. Theo một số nghiên cứu, Borneol tổng hợp
bị biến tính, phân hủy trong quá trình bảo quản và biến đổi thành Camphor
(có thể tới 45%-97%) là thành phần có độc tính; trong khi Borneol tự nhiên
không có độc tính [16], [30]. Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng sử dụng
Borneol tự nhiên thay vì sử dụng Borneol tổng hợp.Nguồn Borneol thiên
nhiên chủ yếu được lấy từ các cây thuộc họ Dipterocarpaceae (Dryobalanops
aromatic C. F. Gaeth…), họ Asteraceae (Blumea balsamifera (L.)DC.). Hiện
nay nguồn nguyên liệu sản xuất Borneol thiên nhiên đang bi thiếu hụt, giá của
Borneol trên thị trường tăng lên. Do đó, việc tạo nguồn nguyên liệu sản xuất
Borneol thiên nhiên là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, từ thời chống Pháp, nhân dân ta đã biết khai thác Borneol
từ cây Đại bi [7].Cây Đại bi có đặc tính quý là dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2

phát triển ở nhiều nơi, trên các vùng đất khô hạn [24]. Tỷ lệ Borneol và
Camphor trong tinh dầu Đại bi thay đổi theo từng vùng: Hà Giang: 57,82%
Borneol, 1,12% Camphor; Hà Nội: 50,57% Borneol, 18,71% Camphor; Đắc

Nông: 5,70% Borneol và 70,05% Camphor [5], [11]. Với cùng một thời điểm
thu hái, các mẫu Đại bi thu hái tại các địa điểm khác nhau có hàm lượng
Borneol trong dược liệu khô tuyệt đối rất thay đổi: Hà Nội: 0,03%; Thái
Nguyên: 0,01%; Hà Giang: 1,75%; Nam Định: 0,26% [8]. Để khai thác
Borneol từ cây Đại bi đạt hiệu quả cao cần phải nghiên cứu tìm ra thời điểm
thu hái Đại bi thích hợp, giống Đại bi và vùng trồng Đại bi cho hàm lượng
Borneol cao.
Với các lý do trên, bước đầu nhằm tạo được nguồn nguyên liệu sản xuất
Borneol tự nhiên từ cây Đại bi và tìm ra thời gian thu hái Đại bi thích hợp,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng và thành
phần tinh dầu Đại bi theo thời gian” với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự khác nhau về đặc điểm thực vật và hàm lượng Borneol của
các mẫu trong cùng một điều kiện sinh thái.
2. Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng Mai hoa băng phiến của các mẫu
Đại bi theo thời gian.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Loài Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC.
1.1.1. Vị trí phân loại loài Blumea balsamifera (L.) DC.
Chi Blumea DC. có khoảng 55 loài trên thế giới, phân bố ở châu Phi,
Đông Nam Á tới Bắc châu Đại Dương. Việt Nam có 30 loài, gặp phổ biến từ
đồng bằng, trung du tới miền núi [2].
Loài Blumea balsamifera (L.) DC. thuộc phân lớp cúc: Asteridae; Liên bộ
Cúc: Asteranae; Bộ cúc: Asterales; Họ cúc: Asteraceae; Chi: Blumea.
Tên đồng nghĩa: Conyza balsamifera L.; Baccharis salviaLour.;Blumea
balsamifera var. microcephala Kitam.; Pluchea balsamifera (L.) Less [2], [3].
1.1.2. Đặc điểm thực vật

Theo các tài liệu [2], [3], [6], [38] loài Blumea balsamifera (L.) DC. có
các đặc điểm:
Cây bụi hoặc cây bụi thấp, cây lâu năm, cao 1-3 m. Thân phân cành
dạng ngù ở phía ngọn, nhiều lông, gốc cành hóa gỗ nhiều, vỏ màu nâu xám.
Cành dạng ống thẳng, dày lông màu trắng hơi vàng. Lá mọc so le, thuôn dài,
kích thước 15-18 x 3,5-5 cm; hẹp ở gốc lá; mặt dưới lá phủ nhiều lông mượt,
lông che chở đa bào nằm thẳng so với mặt lá; cuống lá ngắn, mang tai lá dài
10-12 mm; mép lá xẻ răng cưa thưa cho đến dày, răng cong lên, đỉnh lá nhọn;
10-12 cặp gân.
Cụm hoa đầu 6-7 mm, có cuống, hình chùy; lá bắc gồm 3-4 vòng ở
ngoài, mặt ngoài phủ nhiều lông ốp sát vào nhau, lá bắc ở ngoài nhỏ hơn, tròn
nhọn, dài 1-3 mm, lá bắc trong dài hơn, hình dải hẹp dài 5-6 mm; đường kính
đế cụm hoa 2,5-3 mm, có lỗ tổ ong, phủ lông; hoa ngoài hình chùy dài đến 6
mm, xẻ 2-4 thùy; hoa ở giữa hình ống, màu vàng, không cuống, dài 6-7 mm,
thùy có gai thịt nhỏ, thưa thớt lông đa bào.


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
4

Quả bế, màu nâu, thuôn dài khoảng 1 mm; phủ lông thưa hoặc dày; trên
có mào lông hơi đỏ, dài 4-6 mm.
1.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến
 Phân bố

Đại bi mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước nhiệt đới
Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippines,…
Ở Việt Nam, Đại bi phân bố rộng, ở hầu hết các tỉnh miền núi thấp dưới
1000m, trung du, đồng bằng và nhiều đảo lớn, không có trong rừng sâu. Cây
dễ trồng, ưa sáng, sống 1-2 năm, có thể nhân giống bằng hạt, cành hoặc cây
con [1], [6], [24].
 Thu hái
Lá Đại bi có thể thu hái 4 đợt trong 1 năm với sản lượng 50 tấn/ha, cho
khoảng 50-200 kg Borneol [24]. Tinh dầu lá Đại bi được khai thác từ lâu đời
với tên thương phẩm là Mai hoa băng phiến. Nhân dân ta đã sử dụng Mai hoa
băng phiến từ thế kỉ X. Từ thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã biết
khai thác Borneol từ Đại bi, sau đó tạm dừng. Mùa thu đông cất Mai hoa băng
phiến cho hàm lượng Băng phiến cao nhất. Tinh chế Băng phiến bằng cách ép
bớt tinh dầu, trộn Băng phiến thô với bột than củi với tỉ lệ vôi bột: than củi:
Băng phiến là 3:5:100; cho hỗn hợp thăng hoa, thu lấy Băng phiến tinh chế
[6].
1.1.4. Những nghiên cứu về tinh dầu Đại bi
 Những nghiên cứu trong nước
- Trong lá Đại bi thường chứa 0,2–1,8% tinh dầu với thành phần chủ
yếu là D-Borneol, L-Camphor, Cineol, Limonen, acid Palmitic, acid Myristic,
còn chứa các Sesquiterpen alcol [1], [5].


5

- Tinh dầu lá Đại bi được thu thập ở 3 tỉnh (Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc)
có các thành phần chính được trình bày ở bảng 1.1, với tỉ lệ Borneol rất thay
đổi từ 5,70% - 57,82% (Bảng1.1) [11].
Bảng 1.1: Thành phần tinh dầu Đại bi thu hái tại
Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc

Địa điểm

Hà Giang

Hà Nội

Đắc Lắc

Borneol

57,82%

50,57%

5,70%

Camphor

1,12%

18,71%

70,05%

α-caryophyllen

8,27%

10,06%


10,54%

β-cadinol

7,95%

3,14%

-

Caryophyllen oxid

3,10%

-

-

Patchoulen

-

2,99%

-

Veridiflorol

-


2,01%

-

Carvacrol

-

-

5,70%

Thành phần chính

- Với cùng một thời điểm thu hái, các mẫu Đại bi thu hái tại các địa
điểm khác nhau có hàm lượng tinh dầu trong dược liệu khô tuyệt đối, hàm
lượng Borneol và hàm lượng Camphor trong tinh dầu rất thay đổi (Bảng 1.2)
[8].


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
6

Bảng 1.2: Hàm lượng và thành phần tinh dầu Đại bi

tại một thời điểm thu hái
Địa điểm
Đại học Dược Hà

HLTD trong DL

HL Borneol trong

HL Camphor

khô tuyệt đối

tinh dầu

trong tinh dầu

0,32%

8,83%

52,38%

0,97%

82,23%

1,89%

0,36%


3,34%

80,63%

2,19%

79,85%

0,72%

1,00%

25,54%

56,43%

Nội, Hà Nội
Cẩm Lĩnh, Ba Vì,
Hà Nội
Yên Ninh, Phú
Lương, Thái
Nguyên
Vị Xuyên, Hà
Giang
Xuân Trường,
Nam Định
 Những nghiên cứu trên thế giới
Lá Đại bi ở Myanmar chứa 1-9% tinh dầu trong đó 75% Camphor và 25%
Borneol. Tinh dầu Đại bi ở Philippines có hàm lượng từ 0,1-0,4%. Ở Thái
Lan, trong tinh dầu, Borneol chiếm tỉ lệ 25%, Camphor chiếm 75%. Tinh dầu

Đại bi ở Trung Quốc thành phần chủ yếu là Borneol [1].
Tinh dầu lá tươi Đại bi tại Bangladesh có hàm lượng là 0,40%; xác định
được 50 thành phần, trong đó thành phần chính là Borneol (Bảng 1.3) [26].


7

Bảng 1.3: Thành phần tinh dầu Đại bi ở Bangladesh
TT

Thành phần

Tỷ lệ (%)

1

α-pinene

0,48

2

β-pinene

1,2

3

D-limonene


0,2

4

Borneol

33,2

5

Camphor

0,1

6

Linalool

1,3

7

Caryophyllene

8,2

8

Ledol


7,1

9

Phytol

4,6

10

Caryophyllene oxide

4,1

11

γ-eudesmol

3,2

12

Guaiol

3,4

13

Thujopsene


4,4

1.2. Borneol
1.2.1. Công thức phân tử
Borneol là dẫn chất monoterpen 2 vòng chứa oxy, công thức phân tử:
C10H18O (Hình 1.1).


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
8

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Borneol
- Tên IUPAC: endo-1,7,7-Trimethyl bicyclo [2.2.1] heptan-2-ol.
- Tên đồng nghĩa: endo-2-bornanol; endo-2-camphanol; endo-2hydroxycamphane; Bornyl alcohol; Borneo camphor; Dryobalanops camphor;
Camphol [21], băng phiến, ngải phiến, long não hương, đại ngải [7].
- Khối lượng phân tử: 154,25 g/mol. Tỷ trọng: 1,011 g/cm3 ở 20°C. Dễ
thăng hoa ở nhiệt độ thường, khả năng thăng hoa kém hơn Camphor; tinh thể
không màu, mùi thơm đặc biệt và dễ chịu.
- Nhiệt độ sôi: 206°C-212°C. Nhiệt độ nóng chảy 204°C-208°C.
- Độ tan: Không tan trong nước, tan trong alcol: 176:100, ether (1:6);
Benzene (1:5); Toluen; Aceton [21]. Cho phản ứng màu với dung dịch
Vanilin sulfuric hay Vanilin clohydric [7].
1.2.2. Nguồn gốc, điều chế
 Điều chế từ thiên nhiên

Borneol có thể cất công nghiệp từ: lá cây Đại bi Blumea balsamifera
(L.) DC. (Asteraceae), quả cây Sa nhân Amomum villosum var. xanthioides
(Wall. ex Baker) T.L.Wu & S.J.Chen (Zingiberaceae), cây Long não hương
Dryobalanops aromatic C. F. Gaertn. (Dipterocarpaceae), cây Cinnamomum
burmannii (Ness. & T.Ness) Blume (Lauraceae) [6], [7], [15]. Hơn nữa
Borneol còn là thành phần trong tinh dầu của nhiều cây khác (Bảng 3.4).


9

Bảng 1.4: Nguồn thực vật chứa tinh dầu có Borneol

TT

1

Tên khoa học

Achillea distans Waldst. & Kit. ex

Họ

Bộ

Hàm

Tỷ lệ

TL


Tên

phận

lượng

Borneol

TK

Việt

khai

TD

(%)

Nam

thác

(%)

Asteraceae



7,5


[13]

Willd.
2

Amomum villosum var. xanthioides

Zingiberaceae

Sa nhân

Hạt

2-3

19

[6]



1,5

5,1

[19]



6,24


[25]

30-65

[34]

(Wall. ex Baker) T.L.Wu & S.J.Chen
3

Artemisia afra Jacq. ex Willd

Asteraceae

4

Blumea martiniana Vaniot

Asteraceae

Đại bi lá
lớn, Kim
đầu

5

Dipterocarpus turbinatus C. F. Gaernt.

Dipterocarpaceae


Thân

6

Cinnamomum burmanii (Nees &

Lauraceae



0,60

78,6

[15]

Rễ

2,4-3,9

2,7

[6]

T.Nees) Blume
7

Kaempferia galanga L.

Zingiberaceae


Địa liền


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
10

TT

8

Tên khoa học

Micromeria cristata (Hampe) Griseb.

Họ

Bộ

Hàm

Tỷ lệ

TL


Tên

phận

lượng

Borneol

TK

Việt

khai

TD

(%)

Nam

thác

(%)

Lamiaceae



27-39


[34]

Lamiaceae



1,0-2,3

[17]

Pinaceae



11.52

[22]

Lamiaceae

Lá,

1,1-6,3

[10]

5,40

[27]


subsp. phrygia P. H. Davis
9

Origanum vulgare subsp. gracile
(K.Koch) Lestw.

10 Pinus koraiensis Siebold & Zucc.
11 Rosmarinus officinalis L.

0,2-1,0

cành
12 Rosmarinus tournefortii (Noe ex Jord.

Lamiaceae

PTMD

13 Salvia candelabrum Boiss.

Lamiaceae



0,25

4,4

[20]


14 Salvia fruticosa Mill.

Lamiaceae



0,46

1,00

[20]

15 Salvia officinalis subsp. lavandulifolia

Lamiaceae



0,89

2,2

[20]

& Fourr.) Jahand. & Maire

(Vahl) Gams.



11

TT

Tên khoa học

16 Salvia officinalis L.

Họ

Lamiaceae

Bộ

Hàm

Tỷ lệ

TL

Tên

phận

lượng

Borneol

TK


Việt

khai

TD

(%)

Nam

thác

(%)

Xôn,



1,3-2,6

0,6-7

[10]

0,39

9,3

[20]


Cứu thảo
17 Salvia tomentosa Mill.

Lamiaceae



17 Satureja kitaibelii Wierzb. ex Heuff

Lamiaceae

PTMD

8,91

[32]

19 Salvia macrochlamys Boiss. & Kotschy

Lamiaceae



13

[33]

20 Thymus algeriensis Boiss. & Reut

Lamiaceae


PTMD

23,48

[16]


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
12

 Điều chế từ tổng hợp hóa học
Borneol tổng hợp bằng cách khử hóa Camphor (Hình 1.2) hoặc Pinen
(từ tinh dầu thông) cho hỗn hợp đồng phân Borneol với thành phần chủ yếu là
Isoborneol [4], [7].

Hình 1.2: Sơ đồ tổng hợp Borneol từ Camphor
1.2.3. Tác dụng, công dụng
 Trong y học cổ truyền
Băng phiến được dùng trong đông y từ lâu đời, được xếp vào nhóm
thuốc Phương hương khai khiếu.
- Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn.
- Quy kinh: tâm, tỳ, phế.
- Công năng chủ trị:

Khai khiếu tỉnh thần: dùng đối với hầu họng sưng đau, đau răng, phối
hợp với phèn phi, hoàng bá, đăng tâm thảo.
Tiêu tán màng mộng: dùng khi mắt đau đỏ, mắt có màng mộng.
- Liều dùng: 0,22-0,44g [9].
Ngoài ra, Băng phiến còn dùng bôi ngoài chữa mụn nhọt lở loét; pha
cồn dùng xoa bóp chữa: thấp khớp, chấn thương tụ máu, sát trùng ngoài da
[1], [7].


13

 Trong y học hiện đại
- Tác dụng làm tăng tính thấm, cải thiện sinh khả dụng của thuốc dùng
phối hợp:
Borneol làm tăng tính thấm qua giác mạc của thuốc thân lipid:
Indomethacin và Dexamethasone là 1,67; 2,00 lần; thuốc thân nước:
Ofloxacin, Ribavirin và Tobramycin là 2,15; 2,18 và 3,39 lần. Mặt khác, các
biểu mô giác mạc không bị tổn thương và suy yếu trước tác động tăng cường
của Borneol. Borneol là hoạt chất tiềm năng được sử dụng nhằm tăng sự hấp
thu của thuốc qua hàng rào máu-mắt [18].
Borneol làm kéo dài thời gian gây mê của 2,6-Diisopropylphenol khi sử
dụng kết hợp do Borneol ức chế sự chuyển hóa của 2,6-Diisopropylphenol
qua gan bằng con đường liên hợp với acid Glucuronic [14].
Borneol làm tăng sự hấp thu của Gastrodin qua đường tiêu hóa và thúc
đẩy phân bố đến não. So với việc sử dụng Gastrodin một mình, việc dùng kết
hợp với Borneol có thể được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, thời gian đạt
nồng độ lớn nhất của Gastrodin trong huyết tương ngắn hơn là 5 – 15 phút so
với bình thường là 30 phút, sinh khả dụng của Gastrodigenin trong não tăng
33,6%-108,8% [37].
- Tác dụng chống viêm, sát khuẩn

Tinh dầu Đại bi có tác dụng ức chế hoạt động của Bacillus cereus ở
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 150µg/ml, Staphylococus aureaus và
Candida albicans ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 120µg/ml [35].
- Tác dụng giảm đau, gây mê:
Liên quan đến tác dụng trên các thụ thể GABA: receptors GABA(A)
kết hợp α(1) β(2) γ(2L); đáp ứng của GABA ít nhất là tương đương với các
thuốc gây mê Etomidate và lớn hơn nhiều so với Diazepam hoặc 5α-pregnan3α-ol-20-one [29]. Mặt khác, Borneol còn có tác dụng ức chế receptor


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
14

Nicotinic acetylcholine (nAChR), ức chế nAChR qua chủ vận 1,1-dimethy-4phenyl piperazinium iodide với IC50= 56 ± 9 µM. Tác dụng ức chế nAChR
của Borneol mạnh hơn Lidocain, và theo phương thức không cạnh tranh [28].
- Tác dụng hạ huyết áp:
Borneol có tác dụng hạ đáng kể huyết áp trên thỏ, làm giảm sự peroxy
hóa lipid, tăng hoạt động và nồng độ các enzyme chống oxy hóa [23].
- Tác dụng chống đông máu:
Nhờ đặc tính kéo dài các thông số đông máu như thời gian Prothrombin
(PT) và thời gian Thrombin (TT) mà không tác động lên hoạt động chống kết
tập tiểu cầu, Borneol có tác dụng chống đông máu; được sử dụng trong công
thức phối hợp nhằm phòng ngừa các bệnh về tim mạch [36].
Hiện nay, Borneol được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, dùng
bôi tại chỗ kết hợp với các dạng thuốc khác nhằm điều trị các chứng bệnh:

sưng họng, lở miệng, nhiễm trùng tai, bệnh vẩy nến, mụn nhọt, bệnh về mắt
và thấp khớp. Dung dịch Borneol dùng tiêm, uống để trợ tim và sát khuẩn [4].


15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Mẫu cây Blumea balsamifera (L.) DC. được thu hái tại Yên Ninh – Phú
Lương – Thái Nguyên. Các mẫu cây có nguồn gốc khác nhau, được lấy giống
từ các tỉnh khác nhau ở miền Bắc: Hà Nội, Hà Giang, Điện Biên, Thái
Nguyên. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2011, các mẫu được trồng tại một địa điểm
(xã Yên Ninh – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên) với cùng một điều
kiện chăm sóc. Khoảng cách giữa các mẫu là 2,5 m. Tại thời điểm bắt đầu
nghiên cứu, các mẫu cao khoảng 2,5 m. Thời điểm lấy mẫu trong ngày: 12h13h.
Có tổng cộng 8 mẫu đã được thu, xử lý khô, được giám định tên khoa
học và lưu trữ tại Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trường đại học Dược
Hà Nội (HNIP) (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Danh sách mẫu Đại bi
TT

Số hiệu

Địa điểm lấy giống

1

A1


Yên Ninh – Phú Lương – Thái Nguyên

2

A2

Vị Xuyên – Hà Giang

3

A3

Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội

4

A4

Quản Bạ - Hà Giang

5

A5

Thanh Luông – Điện Biên – Điện Biên

6

A6


Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội

7

A7

Tùng Bá – Vị Xuyên – Hà Giang

8

A8

Bắc Mê – Hà Giang


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
16

- Các mẫu được mô tả đặc điểm hình thái phần trên mặt đất bao gồm:
Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Nghiên cứu hàm lượng borneol: lá và cành non các mẫu cây Đại bi
được thu hái vào tuần thứ 4 của các tháng 9, 10, 11, 12 năm 2012 và các
tháng 1, 2, 3, 4 năm 2013. Nguyên liệu được phơi khô và bảo quản trong túi

nylon.
2.1.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu
 Thiết bị:
- Kính hiển vi Leica, kính lúp soi nổi Leica, máy ảnh Canon IXY 30S,
tủ sấy Shellab, kim mũi mác, chổi lông, phiến kính, lamen,...
- Bộ định lượng tinh dầu nhẹ hơn nước của Bộ môn Thực vật – Đại
học Dược Hà Nội.
- Bộ máy phân tích GC-MS:
Máy Agilent Technologies 6890N, detector Agilent Technologies
5973i; cột HP-5MS (30m x 0,25mm x 0,25µm).
 Hóa chất:
- Nước Javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nước cất làm
tiêu bản,...
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và về cấu tạo giải phẫu của 8 mẫu Đại
bi. Đánh giá sự khác nhau về đặc điểm thực vật của các mẫu trong cùng một
điều kiện sinh thái.
2.2.2. Nghiên cứu hàm lượng Borneol
Nghiên cứu sự khác nhau về hàm lượng Borneol của các mẫu Đại bi
trong cùng một điều kiện sinh thái và sự thay đổi hàm lượng Mai hoa băng
phiến trong lá Đại bi theo thời gian.


17

- Định lượng hàm lượng Borneol trong Mai hoa băng phiến và trong
dược liệu khô tuyệt đối của 8 mẫu Đại bi thu hái vào tháng 11 năm 2012.
- Định lượng hàm lượng Mai hoa băng phiến trong dược liệu khô tuyệt
đối của 8 mẫu Đại bi vào các tháng 9, 10, 11, 12 năm 2012 và các tháng 1, 2,

3, 4 năm 2013.
2.3. Phương pháp thực nghiệm
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Nghiên cứu về đặc điểm hình thái được quan sát bằng mắt thường,
kính lúp soi nổi và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích.
- Nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu: sử dụng phương pháp nhuộm kép,
quan sát trên kính hiển vi, mô tả theo phương pháp mô tả phân tích.
2.3.2. Nghiên cứu hàm lượng Borneol
 Định lượng Mai hoa băng phiến trong Đại bi
Nguyên liệu được cắt nhỏ, cất tinh dầu bằng bộ định lượng tinh dầu nhẹ
hơn nước, theo phương pháp cất kéo hơi nước, cho đến khi không còn tinh
dầu trong dược liệu, Mai hoa băng phiến thu được dưới dạng rắn, đem cân để
xác dịnh hàm lượng MHBP.
Song song tiến hành xác định hàm ẩm dược liệu theo phương pháp
nhiệt độ, sử dụng máy đo hàm ẩm ở nhiệt độ là 100°C.
Hàm lượng Mai hoa băng phiến trong dược liệu khô tuyệt đối được xác
định theo công thức:

Trong đó: a: khối lượng Mai hoa băng phiến (g)
H: hàm ẩm dược liệu (%)
m: khối lượng nguyên liệu (g)


×