Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SYNTHOMER VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
SYNTHOMER VIỆT NAM

ĐẶNG NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SYNTHOMER
VIỆT NAM” do ĐẶNG NGUYỄN HÀ PHƯƠNG, sinh viên khóa 32, ngành KẾ
TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV. ĐÀM THỊ HẢI ÂU
Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng



năm

Thư ký chấm báo cáo

Ngày tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở trường cũng như thời gian thực tập tại Công ty TNHH
Synthomer Việt Nam đã giúp tôi tích lũy được kiền thức về kinh tế, học hỏi kinh
nghiệm làm việc và nâng cao được kiến thức nghề nghiệp cho bản thân.
Để được hoàn thành tốt kỳ thực tập như hôm nay à nhờ sự dạy dỗ của Thầy, Cô
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Đặc biệt là Cô Đàm Thị Hải Âu đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu cũng như viết đề tài này. Trong thời gian
thực tập, tôi cũng được sự quan tâm của Ban lãnh đạo, sư giúp đỡ tận tình của các Cô,
Chú, Anh, Chị trong Công ty TNHH Synthomer Việt Nam, đó là một bài học quý báu
vì tôi tích lũy thêm một phần kinh nghiệm làm việc thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn, gửi lời chúc sứa khỏe và thành công mỹ mãn trong
mọi lĩnh vực công tác đến quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Ban
Giám Đốc cùng toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị của Công ty TNHH Synthomer Việt Nam.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và
ủng tôi.
TP.HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2010
Sinh viên

Đặng Nguyễn Hà Phương



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG NGUYỄN HÀ PHƯƠNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí và Tính Giá Thành
Sản Phẩm tại Công Ty TNHH Synthomer Việt Nam.”
ĐẶNG NGUYỄN HÀ PHƯƠNG, Faculty of Economics, Nong Lam
University – Ho Chi Minh City, July 2010. “Accounting production cost and unit
cost at Synthomer Company VietNam.
Luận văn được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng kế toán kết
hợp phỏng vấn nhân viên Công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu.
Mô tả quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xưởng.
Qua đó, thấy được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của công tác kế toán và
từ đó đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng phù hợp hơn
với quy định.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.3.1 Phạm vi thời gian

2

1.3.2 Phạm vi không gian

2

1.4 Cấu trúc của đề tài


2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

3

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Synthomer Việt Nam

3

2.2 Đặc điểm chung

4

2.2.1 Loại hình doanh nghiệp và quy mô

4

2.2.2 Chức năng

5

2.2.3 Nhiệm vụ

5

2.3 Bộ máy tổ chức, quản lý của Doanh nghiệp

5


2.3.1 Sơ đồ tổ chức, quản lý công ty

5

2.3.2 Chức năng và nhiêm vụ của các phòng ban

6

2.3.2.1 Bộ phận tài chính và hành chánh

6

2.3.2.2 Bộ phận chuỗi cung ứng

6

2.3.2.3 Bộ phận kinh doanh và tiếp thị

7

2.3.2.4 Bộ phận kinh doanh và tiếp thị (Sơn nước)

7

2.3.2.5 Bộ phận sản xuất

8

2.3.2.6 Bộ phận kỹ thuật


8

2.3.2.7 Bộ phận SHE (An toàn, Sức khỏe, Môi trường), an ninh và chất lượng 8
2.3.4 Công tác đào tạo, trình độ nguồn nhân lực

8

2.3.5 Chế độ lương và các chính sách đối với công nhân viên

8

v


2.4 Mặt hàng kinh doanh

9

2.4.1 Keo dán tổng hợp Polyvinyl Acetate (PVAc)

9

2.4.2 Keo phụ da sơn nước

9

2.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Synthomer Việt Nam

9


2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
2.5.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán
2.6 Đánh giá chung về Công ty TNHH Synthomer Việt Nam

9
11
12

2.6.1 Thuận lợi

12

2.6.2 Khó khăn

13

2.6.3 Cơ hội

13

2.6.4 Thách thức

13

2.7 Định hướng phát triển trong 3 năm

14

2.7.1 Xây dựng hệ thống phân phối nội bộ


14

2.7.2 Thâm nhập các thị trường Miển Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và tập
trung phát triển các thị trường Miền Nam và Miền Bắc

14

2.7.3 Xuất khẩu keo dán tổng hợp và kep phụ gia sơn nước sang Campuchia, Lào,
Malaysia

14

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1 Chi phí sản xuất

15

3.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

15

3.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

15


3.1.2 Giá thành sản phẩm

16

3.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

16

3.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

17

3.1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
3.2 Hạch toán chi phí sản xuất

17
18

3.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

18

3.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

18

3.2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

18


3.2.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
vi

19


3.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

19

3.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

20

3.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung

21

3.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất

23

3.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

24

3.2.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

25


3.2.4.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 25
3.2.4.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương
đương

26

3.2.4.3 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

27

3.2.4.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức

27

3.2.5 Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất

27

3.2.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng

27

3.2.5.2 Thiệt hại về ngừng sản xuất

29

3.3 Tính giá thành sản xuất sản phẩm

29


3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm

29

3.3.2 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm

30

3.3.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

30

3.3.2.2 Phương pháp hệ số

31

3.3.2.3 Phương pháp tỷ lệ

31

3.3.2.4 Phương pháp tính giá thành phân bước

32

3.3.2.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

33

3.3.2.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng


34

3.4 Hình thức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kế toán chi phí

34
35
35

4.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí

35

4.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

35

4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty

36

4.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621

36

4.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 622

44


vii


4.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: TK 627

48

4.2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh:

52

4.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty:

53

4.3.1 Đối tượng tính giá thành

53

4.3.2 Phương pháp tính giá thành

53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1 Kết luận

53


5.2 Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPPS

: Chi phí phát sinh

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

KPCĐ


: Kinh phí công đoàn

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

KCCP

: Kết chuyển chi phí

Z

: Giá thành

DDĐK

: Dở dang đầu kỳ

DDCK

: Dở dang cuối kỳ

SPDD

: Sản phẩm dở dang


SXC

: Sản xuất chung

NVLTT

: Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT

: Nhân công trực tiếp

TSCĐ

: Tài sản cố định

CCDC

: Công cụ dụng cụ

CPSX

: Chi phí sản xuất

CPSP

: Chi phí sản phẩm

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng tập hợp giá thành sản phẩm

x

56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp

20

Hình 3.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

21

Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

23

Hình 3.4: Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất

24

Hình 3.5: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ

25


Hình 3.6: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (Sản phẩm hỏng
trong định mức)

28

Hình 3.7: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (Sản Phẩm
hỏng ngoài định mức

29

Hình 4.1: Sơ đồ hạch toán keo trắng CT-100H

54

Hình 4.2: Sơ đồ hạch toán keo trắng CT-110

55

Hình 4.3: Sơ đồ hạch toán keo trắng CT-112

55

Hình 4.4: Sơ đồ hạch toán keo trắng CT-302

56

xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu nhập kho
Phụ lục 2: Bảng chi tiết nguyên vật liệu
Phụ lục 3: Sổ nhật ký chung
Phụ lục 3: Bảng tính khấu hao TSCĐ
Phụ lục 4: Bảng chấm công

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Để quản lý một cách hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản
xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước
nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những
công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán.
Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò rất
quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết
định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến
lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa
doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là
chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết
quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập
hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, mật thiết với nhau. Thông qua chỉ
tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây
biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc

phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục
tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của cả
xã hội.
Công ty TNHH Synthomer Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất keo. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú


cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Công ty đã xác định được
quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khá hoàn chỉnh.
Qua thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán
ở công ty, thấy được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để
hiểu sâu sắc hơn về nội dung này nên em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Synthomer Việt Nam ” làm đề
tài cho mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty năm
2010.
Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Synthomer Việt Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2010 đến 06/2010.
Số liệu sử dụng năm 2010.
1.3.2 Phạm vi không gian
Tại Công ty TNHH Synthomer Việt Nam
1.4 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nguyên cứu
Chương 4: Kết luận và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Synthomer Việt Nam
Tiền thân của Công ty TNHH Synthomer Việt Nam là Công ty TNHH Công
Nghiệp Chemtech được thành lập dưới công ty 100% vốn nước ngoài trong vòng 48
năm theo giấy phép đầu tư số 06/GP-KCN-BD do Ban Quản lý Khu Công Nghiệp
Bình Dương cấp ngày 6 tháng 12 năm 1997.Tổng vốn đầu tư và vốn điều lệ của Công
ty là 2.000.000 đô la Mỹ.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường nhựa tổng hợp tại Việt Nam đang phát triển rất
nhanh với nhiều chủng loại và được nhập từ nước ngoài, Công ty TNHH Công Nghiệp
Chemtech được thành lập:
-

Những sản phẩm này không nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam
trong định hướng phát triển kinh tế.

-

Hiện nay chưa có nhà sản xuất những chủng loại nhựa tổng hợp cao cấp này
tại Việt Nam, phần lớn các sản phẩm này được nhập khẩu từ nước ngoài, điều
này làm cho giá cả khá cao và không ổn định.

-


Với sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sản phẩm của Công ty tốt
hơn nhiều so với những sản phẩm nhập khẩu cùng chủng loại hiện hữu trên
thị trường Việt Nam vì giá cả hợp lý.

-

Trong quá trình hoạt động, Công ty sẽ từng bước mở rông thị trường ra nước
ngoài. Với đầy đủ kinh nghiệm và khả năng sản xuất của nhà đầu tư, các sản
phẩm của Công ty sẽ luôn có chất lượng cao và có giá cả cạnh tranh giúp cho
công ty có khả năng đạt được mục tiêu đề ra.

Chức năng chính ban đầu của Công ty là sản xuất các sản phẩm nhựa tổng hợp
cao cấp với mục đích sản xuất tiêu thụ và phát triển những sản phẩm có chất lượng


cao, đáp ứng nhu cầu trong nước. Công ty sản xuất các sản phẩm sử dụng công nghệ
tiên tiến của thế giới theo nhu cầu thị trường.
Sản phẩm của Công ty chia làm các loại sau: keo dàn sàn nhà bằng plastic, keo
dán gỗ, keo dán giấy, keo dùng cho ngành dệt.
Vào ngày 25 tháng 9 năm 2008, Công ty chính thức đổi tên pháp nhân thành
Công ty TNHH Synthomer Việt Nam và cũng chính thức sang Công ty TNHH hai
thành viên theo giấy chứng nhận đầu tư số 46023000369 do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
Bình Dương cấp và các Giấy phép điều chỉnh. Chủ sở hữu của Công ty là Cheer
Harvest Co.,Ltd – một công ty được thành lập tại Bristish Virgin Island và Temple
Fields 522 Limited – một công ty thành lập tại Anh Quốc. Hoạt động chính của Công
ty là sản xuất và kinh doanh keo dán tổng hợp và keo phụ gia cho ngành sơn.
2.2 Đặc điểm chung
2.2.1 Loại hình doanh nghiệp và quy mô
Tổng vốn đầu tư là 2.000.000 USD, trong đó:
-


Chi phí tiền dự án và khảo sát thị trường: 34.000 USD

-

Chi phí thuê đất nhà máy: 250.000 USD

-

Xây dựng và cơ sở hạ tầng: 331.000 USD

-

Trị giá của máy móc: 580.000 USD

-

Trị giá phương tiện vận chuyển: 35.000 USD

-

Trị giá của trang thiết bị và dụng cụ: 15.000 USD

-

Tiền mặt và chi phí khác: 755.000 USD

Tên đăng ký kinh doanh: Công ty TNHH Synthomer Việt Nam
Tên thương mại: Synthomer Vietnam Co.,Ltd
Trụ sở chính của Công ty được đặt tại:

Số 8, Đường số 6, Khu Công Nghiêp Sóng Thần 1, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650)3742376
Fax: (0650)3742376
E –mail:
Website: www.synthomer.com

4


2.2.2 Chức năng
Sản xuất, phân phối và bán các loại sản phẩm keo dán tổng hợp và keo phụ gia
cho ngành sơn thay thế hàng ngoại nhập hiện có trên thị trường để đáp ứng nhu cầu thị
trường với giá cả hợp lý
Trong q trình hoạt động, Cơng ty từng bước mở rộng thị trường ra nước ngồi
với đầy đủ vốn, kinh nghiệm, khả năng sản xuất của Cơng ty. Các sản phẩm của Cơng
ty ln có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có giá cả cạnh tranh để
tham gia vào thị trường khu vực và tiếp tục thâm nhập vào Châu Á, Châu Âu.
2.2.3 Nhiệm vụ
Là Cơng ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về lĩnh vực keo gốc nước và nhựa nhũ
tương cho ngành sơn.
Đa dạng hóa sản phẩm với kinh doanh ổn định và bền vững.
Là Cơng ty đẳng cấp quốc tế với khẩu hiệu “Cơng nghệ quốc tế, phục vụ riêng
biệt”.
Tối ưu hóa tài sản và nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng.
2.3 Bộ máy tổ chức, quản lý của Doanh nghiệp
2.3.1 Sơ đồ tổ chức, quản lý cơng ty

Giám Đốc

Trưởng

phòng
Tài Chính
và Hành
Chánh

Trưởng
phòng
Kinh doanh
(Keo trắng)

Trưởng
phòng
Kinh
doanh
(Sơn nước)

Chuyên
viên cao
cấp Chuỗi
Cung ứng

Trưởng
phòng
Sản xuất

Chuyên viên
cao cấp SHE,
An ninh
và Chất


lượng

Chuyên gia
Kỹ thuật và
Vận hành

Cơng ty được tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ
chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Ký các văn
bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp.

5


Trưởng các phòng ban có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp và có trách nhiệm giải trình
các vấn đề liên quan đến bộ phận mình
2.3.2 Chức năng và nhiêm vụ của các phòng ban
2.3.2.1 Bộ phận tài chính và hành chánh
Chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến Tài Chính và Kế Toán (tổ chức
thực hiện công tác hạch toán, quyết toán, quản lý vốn của Công ty. Xác định, phân tích
và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty).
Xác định thực trạng tài chính để tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan
đến việc đầu tư vốn, tăng giảm nguồn vốn cho hợp lý, huy động và vay vốn…
Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, hợp đồng kinh tế và các tài liệu có liên
quan khác.
Đảm bảo Công ty luôn tuân thủ các quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm về
vấn đề Pháp lý và ký kết Hợp đồng.
Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức, điều phối nhân sự, quản lý nhân sự và đảm
trách toàn bộ công tác hành chánh, văn thư, quản trị văn phòng, công tác đối ngoại
trong lĩnh vực hành chánh và các công tác nội bộ khác nhằm đảm bảo cho các phòng,

ban, đơn vị khác trong công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nghiên cứu các vấn đề nhân sự, tổ chức thực hiện chế độ nhân sự dài hạn.
Thiết lập chính sách nhân sự, xác lập chế độ tiền lương – tiền thưởng.
Bên cạnh đó, bộ phận còn chịu trách nhiệm về thông tin và công nghệ truyền
thông.
2.3.2.2 Bộ phận chuỗi cung ứng
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và mua nguyên vật liệu đảm bảo hoạt động sản
xuất của công ty đúng tiến độ.
Trực tiếp thực hiện hoạt động mua hàng, giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu của
công ty.
Thực hiện công tác nhập khẩu (lập hóa đơn, vận đơn, kiểm soát quá trình giao
hàng)
Chịu trách nhiệm hoạt động giao hàng cho khách hàng, công tác vận tải, hậu cần.

6


2.3.2.3 Bộ phận kinh doanh và tiếp thị
Kinh doanh:
+ Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa.
+ Thực hiện các thỏa thuận và đàm phán với khách hàng.
+ Thực hiện công tác giao hàng và thu tiển.
+ Nghiên cứu và kiến nghị các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.
+ Lập các chứng từ bán hàng.
+ Tham gia giải quyết phàn nàn khách hàng.
Tiếp thị
+ Thực hiện nghiên cứu thị trường để có chiến lược tiếp thị hợp lý.
+ Thực hiện quảng cáo và khuyến mại.
+ Phân tích doanh số hàng tháng, hàng quý và hàng năm để đưa ra chiến lược
phát triển hợp lý.

+ Chịu trách nhiệm về phát triển sản phẩm, thị trường và thương hiệu.
2.3.2.4 Bộ phận kinh doanh và tiếp thị (Sơn nước)
Kinh doanh:
+ Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa.
+ Thực hiên các thỏa thuận, đàm phán với khách hàng.
+ Thực hiện công tác giai hàng và thu tiền.
+ Nghiên cứu và kiến nghị các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.
+ Lập các chứng từ bán hàng.
+ Tham gia giải quyết phàn nàn của khách hàng.
Tiếp thị:
+ Thực hiện việc nghiên cứu thị trường để có chiến lược tiếp thị hợp lý.
+ Thực hiện quảng cáo và khuyến mại.
+ Phân tích doanh số hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đưa ra chiến lược phát
triển hợp lý.
+ Chịu trách nhiệm về phát triển sản phẩm, thi trường và thương hiệu.

7


2.3.2.5 Bộ phận sản xuất
+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất
+ Kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo hàng hóa đúng theo lịch sản xuất và
đơn đặt hàng.
+ Sắp xếp lãnh liệu đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất.
+ Đóng gói thành phẩm.
+ Vận hành kho.
+ Kiểm soát tồn kho.
2.3.2.6 Bộ phận kỹ thuật
+ Thực hiện việc bảo trì xưởng và các vật dụng trong Công ty.
+ Lập kế hoạch mua phụ tùng kỹ thuật cho văn phòng và nhà xưởng.

+ Kiểm soát vận hành máy móc/thiết bị của Công ty.
2.3.2.7 Bộ phận SHE (An toàn, Sức khỏe, Môi trường), an ninh và chất lượng
Thay mặt công ty điều phối, xử lý và thực hiện tất cả các vấn đế An toàn, Sức khỏe và
Môi trường.
+ Tổ chức quản lý An toàn, Vệ sinh, An ninh nhà xưởng trong công ty.
+ Kiểm soát chất lượng thành phẩm và giải quyết phàn nàn của khách hàng.
+ Hỗ trợ về vận hành và kỹ thuật.
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
2.3.4 Công tác đào tạo, trình độ nguồn nhân lực
Hàng năm, do nhu cầu công việc và phát triển năng lực nhân viên nhằm nâng cao
hiệu quả công việc, Công ty thường xuyên cho cán bộ, nhân viên ra nước ngoài (công
ty mẹ) tham gia các lớp đào tạo chuyên môn. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên mời
các trung tâm nghiệp vụ có liên quan đào tạo tại chỗ hoặc cho nhân viên tham gia các
lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn bên ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn ( kể cả
công nhân).
2.3.5 Chế độ lương và các chính sách đối với công nhân viên
Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế theo luật quy định
cho tất cả nhân viên Công ty, Hơn nữa, nhân viên làm việc tại Công ty sẽ được tham
gia Bảo hiểm tai nạn cá nhân và Công ty sẽ trả tất cả phần phí bảo hiểm này.

8


Hàng năm, tùy vào kết quả đánh giá năng lực, mỗi nhân viên được tăng lương ít
nhất là 5% trên tổng số lương. Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên Công ty sẽ được
hưởng tháng lương 13 (tùy vào kết quả hoạt động kinh doanh mỗi năm của Công ty).
Nhằm nâng cao năng suất làm việc và tính kỷ luật về An toàn, Sức khỏe và Môi
trường, Công ty có chế độ khen thưởng đối với công nhân có tính kỷ luật cao, tinh thần
làm việc tốt.
Để tạo môi trường làm việc thoải mái và sự hợp tác tốt trong công việc, Công ty

và Ban công đoàn thường xuyên tổ chức các buổi dã ngoại, sinh hoạt nhóm.
2.4 Mặt hàng kinh doanh
2.4.1 Keo dán tổng hợp Polyvinyl Acetate (PVAc)
Được sử dụng cho các ngành nghề:
-

Bao bì: Sản xuất bao bì carton, ống giấy và ống nhôm…

-

Thủ công mỹ nghệ: Dùng cố định các mối đan. Ghép cho những sản phẩm
làm từ mây, tre, lục bình…

-

Công nghệ gỗ: Ứng dụng để ghép chốt, mông và sàn veneer, PVC và giấy lên
các bề mặt MDF,Okal…

-

Ngành dệt: Hồ cứng, in bông…

2.4.2 Keo phụ da sơn nước
Ngành sản xuất sơn trang trí nội thất và ngoại thất.
Để chống thấm và làm phụ gia trong ngành xây dựng.
Ngành sản xuất băng dính (PSA) trên các nến vật liệu như OPP, giấy, giấy nhôm,
PVC…
Lĩnh vực sản xuất sơn và vernish cho gỗ.
2.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Synthomer Việt Nam
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Do đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập của Công ty cho nên
ngoài những nội dung kế toán thông thường như các nghiệp vụ về TSCĐ, nghiệp vụ về
tiền lương, thuế và các khoản phải nộp… công tác kế toán của Công ty còn phải theo
dõi một khối lượng hợp đồng tương đối lớn với cả các khách hàng trong nước và các
nhà cung ứng nước ngoài. Chính do đặc điểm này, việc tổ chức công tác kế toán trong
Công ty được chia ra làm 2 bộ phận chính.
9


* Bộ phận theo dõi Công nợ - Hợp đồng:
Tổ công nợ - hợp đồng gồm 4 người với chức năng quản lý và theo dõi tình hình
thanh toán các hợp đồng bao gồm cả hợp đồng ngoại (hợp đồng với nhà cung cấp) và
hợp đồng nội (hợp đồng với bên ủy thác hoặc hợp đồng cung ứng cho khách hàng).
Với các công việc cụ thể sau:
+Theo dõi tình hình thanh toán với người bán, tiến hành mua ngoại tệ, làm thủ
tục mở L/C (nếu hợp đồng có yêu cấu thanh toán bằng L/C). Trong thực tế hầu hết các
hợp đồng với nhà cung ứng đều thanh toán bằng L/C hoặc bằng điện tiền chuyển
(TTR).
+ Tiếp nhận các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ từ phía người cung ứng qua ngân
hàng. Theo dõi tiến độ thanh toán để có kế hoạch cụ thể trong thanh toán như mua
ngoại tệ gửi vào tài khoản, tổ chức thanh toán và tiến hành thanh lý hợp đồng khi đến
hạn.
+ Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung như: Theo dõi các
khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, theo dõi các khoản thuế
nhập khẩu phải nộp hộ cho khách hàng( với các hợp đồng nhập khẩu ủy thác), làm thủ
tục chuyển tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình thanh toán như các khoản nộp thừa hay còn phải nộp…
+ Đôn đốc khách hàng thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, phối hợp
với các phòng chức năng tiến hành các thủ tục tiếp nhận, bàn giao và tiến hành thanh
lý hợp đồng sau khi đã thực hiện hoàn nội bộ:

Nhiệm vụ chủ yếu của tổ Công nợ - Hợp đồng là công tác quản lý tình hình thanh
toán của Công ty với khách hàng, nhà cung cấp và với ngân sách. Công tác hạch toán
các nghiệp vụ thanh toán do tổ kế toán thực hiện.
*Bộ phận kế toán – tài chính:
Tổ kế toán gồm 8 người: Với các công việc cụ thể sau:
+ Kế toán tiền mặt
+ Kế toán ngân hàng (2 người)
+ Kế toán tiền lương và khoản thanh toán nội bộ và các khoản phải thu
+ Kế toán chi phí và TSCĐ
+ Kế toán các khoản phải trả, thuế và các khoản phải nộp khác
10


+ Kế toán công nợ
+ Kế toán tổng hợp
Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng Tài chính – Kế toán có thể được khái quát
thông qua sơ đồ sau
KẾ TOÁN

TRƯỞNG PHÒNG

TỔ HỢP ĐỒNG

NHÂN
VIÊN
THEO
DÕI HỢP
ĐỒNG
NGOẠI


NHÂN
VIÊN
THEO
DÕI HỢP
ĐỒNG
NỘI

TỔ KẾ TOÁN

NHÂN
VIÊN
THEO
DÕI
THANH
TOÁN

KẾ TOÁN TỔNG

KẾ
TOÁN
TIỀN
MẶT,
NGÂN
HÀNG

- Quan hệ chỉ đạo

KẾ TOÁN
LƯƠNG –
TT NỘI BỘ

VÀ CÁC
KHOẢN
PHẢI THU

KẾ
TOÁN
CHI PHÍ
VÀ TSCĐ

CÁC
KHOẢN
PHẢI TRẢ
THUẾ VÀ
CÁC
KHOẢN
PHẢI NỘP

- Quan hệ phối hợp

2.5.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán
Công ty tổ chức hệ thống sổ sách kế toán theo phương thức nhât ký chứng từ,
việc theo dõi và hạch toán được bao gồm cả theo dõi tổng hợp và chi tiết. Toàn bộ
công tác kế toán được tin học hóa. Công ty có trang bị một hệ thống mạng và phần
mềm kế toán tài chính do chính cán bộ, chuyên viên của Công ty thiết kế, lập trình và
hoàn thiện trong quá trình công tác nên đã góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công
tác và đáp ứng yêu cấu công tác của Công ty.

11



Đối với các hoạt động thường xuyên của Công ty như hoạt động thu chi tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, tiền lương và các khoản phụ cấp khác… kế toan tiến hánh ghi sổ
thường xuyên khi có phát sinh.
Đối với các nội dung như: Theo dõi tình hình thanh toán với người bán (TK 331),
phải thu khách hàng (TK131), thuế nhập khẩu phải nộp hay nộp hộ khách hàng (nếu
có), các khoản giảm trừ của người cung cấp do không thực hiện đúng hợp đồng đã
ký… bên cạnh việc theo dõi và phản ánh thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, kế toán tiến hành mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng.
Với hình thức tổ chức như trên, các phần hành kế toán hoạt động vừa độc lập vừa
phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cho các hoạt động luôn thông suốt.
Một cách tổng quát có thể đánh giá Công ty có một triển vọng phát triển trong
tương lai khá tốt nếu Công ty triệt để tận dụng các tiềm năng vốn có như nhân lực, vật
lực. Tiếp tục giữ vững và mở rộng trong khu vực thị trường hiện có và tích cực chủ
động trong việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển đặc biệt trong việc khai thác các
mặt hàng xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là lĩnh
vực mà lâu nay chưa được Công ty quan tâm thích đáng.
2.6 Đánh giá chung về Công ty TNHH Synthomer Việt Nam
2.6.1 Thuận lợi
Sản xuất, kinh doanh keo dán tổng hợp trên 10 năm với nguồn khách hàng ổn
định và nắm vững được thị trường, văn hóa kinh doanh, môi trường chính trị, pháp lý
Việt Nam.
Có được uy tín và danh tiếng nhiều năm của Công ty mẹ và tập đoàn trên thế giới
do đứng đầu trong ngành công nghiệp polimer của thế giới giúp doanh nghiệp dễ dàng
tìm kiếm khách hàng tại Việt Nam. Do đó, thương hiệu đã được khẳng định trên thị
trường thế giới.
Được hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, cách thức quản lý hiện đại và hiệu quả từ phía
Công ty mẹ và tập đoàn.
Đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa
chất. Nhân viên luôn được đánh giá trình độ chuyên môn hàng năm luôn có các lớp
đào tạo trong và ngoài nước để nhân viên có thể không ngừng nâng cao trình độ để có

thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc đề ra.
12


2.6.2 Khó khăn
Chưa xây dựng hệ thống phân phối hợp lý và có chiến lược phát triển sản phẩm
và thương hiệu phù hợp để có thể khẳng định và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
Từ đó, có thể mở rộng hoạt động kinh doanh dễ dàng.
Một bộ phận khách hàng bán lẻ vẫn giữ tâm lý không giữ lại thương hiệu công ty
khi phân phối sản phẩm. Do muốn giữ doanh số nên công ty vẫn chấp nhận, đây chỉ là
giải pháp tình thế. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần có chiến lược định vị và
phát triển thương hiệu đúng đắn để vẫn giữ được khách hàng mà vẫn quảng bá được
thương hiệu.
Quy trình sản phẩm lớn vẫn còn thủ công và chưa tối đa hóa được nguồn lực.
2.6.3 Cơ hội
Năm 2008 sự suy thoái cùng với việc tăng giá dầu mỏ, sự không ổn định của
ngành kiến trúc xây dựng đã tác động trực tiếp vào ngành công nghiệp sơn và chất phủ
toàn cầu các nước Bắc Mỹ và Châu Âu giảm tốc độ sản xuất so với năm trước, nhưng
các nước Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công
nghiệp trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh và mở rộng
cung cấp keo phụ gia sơn nước.
Các công ty đa quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp sơn phủ đã có mặt tại
Việt Nam như Jotun, Becker, Rohm & Haas, PPG và một số công ty Nhật đang
chuyển sang đầu tư tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang tất tiềm năng với ngành công nghiệp giấy, nhiều nhà
máy giấy đã được cấp phép xây dựng trong thời gian qua như Công ty Cổ phần giấy và
bột giấy Việt – Lào tại Hà Tĩnh, nhà máy bột giấy Phương Nam và nhà máy sản xuất
giấy carton của tập đoàn SCG… đã được cấp phép xây dựng. Đây là cơ hội để doanh
nghiệp mở rộng kinh doanh keo dán tổng hợp và khẳng định thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường từ đó có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

2.6.4 Thách thức
Cuộc chiến tranh giành thị phần ngày càng diễn ra gay gắt. Ngày càng xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và có vị trí trên thị
trường thế giới.

13


×