Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘC NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘC NGHỆ THUẬT

HỒ THỊ THIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu chiến lược
Marketing xuất khẩu tại Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật” do Hồ Thị Thiên, sinh
viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
___________________.

TH.S. NGUYỄN MINH QUANG
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này không phải là công sức của riêng cá
nhân tôi mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt cả một quá trình.
Lời đầu tiên con xin gửi lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến ba mẹ kính yêu và
cả những người thân trong gia đình đã và luôn ủng hộ động viên con trong suốt chặng
đường học tập, nhất là trong bốn năm đại học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm,
đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh Tế, đã truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích
và luôn dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại Trường.
Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Quang, giảng viên Khoa Kinh
tế, Người đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành
luận văn này.
Cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các anh chị ở các phòng ban của công ty TNHH Mộc

Nghệ Thuật đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập
tại công ty. Đặc biệt em xin chuyển lời cảm ơn tới chị Đinh Thị Kim Huệ- Phòng Kinh
Doanh Xuất Nhập Khẩu đã tạo điều kiện ăn ở và giúp đỡ em về mọi mặt trong thời
gian thực tập tại công ty.
Cảm ơn những người bạn luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng luận văn còn không tránh khỏi những thiếu sót
cũng như những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy,
Cô.
T.p. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2010
Hồ Thị Thiên


NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ THIÊN. Tháng 7 năm 2010. “Tìm Hiểu Chiến Lược Marketing Tại
Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật”.
HO THI THIEN. July 2010. “Study of Marketing Strategy at Art Furniture
Industrial Co.,Ltd”.
Đề tài tìm hiểu về chiến lược Marketing dựa trên cơ sở phân tích các số liệu qua
ba năm 2007-2009 của công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật. Lĩnh vực kinh doanh chính
của công ty là xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất sang các thị trường nước ngoài. Đặc biệt
là thị trường Mỹ và Canada.
Nội dung chính của đề tài là đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động
Marketing tại công ty, nhất là các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược
phân phối, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng như các thị trường xuất khẩu trọng điểm
của công ty trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt
động Marketing của công ty.
Qua kết quả phân tích thì công ty đã có những thuận lợi như: thị trường xuất
khẩu là các bạn hàng truyền thống, sản phẩm của công ty đang được hoàn thiện về
chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì công ty đã gặp không ít những khó

khăn, đó là một trong những nguyên nhân là giảm khả năng cạnh tranh của công ty
trên thương trường như chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt là chưa coi
trọng công tác marketing. Những hạn chế này ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của
công ty.
Qua quá trình phân tích xuyên suốt đề tài, các giải pháp được đưa ra để góp
phần đẩy kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường bao gồm:
¾ Lập bộ phận Marketing trong phòng kinh doanh và lên kế hoạch kinh doanh
xuất khẩu cho từng thị trường, sản phẩm cụ thể
¾ Xây dựng Website giới thiệu công ty, sản phẩm của công ty
¾ Hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm
¾ Hoàn thiện kênh phân phối: tìm kiếm các nhà đại diện cho công ty tại các thị
trường tiềm năng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục


x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4


2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

5

2.1.3. Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ

5

2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

6

2.2.1. Bộ máy tổ chức

7

2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty

8

2.2.3. Tình hình nhân sự

9

2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty


10

2.2.5. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

11

2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009

12

2.3.1. Nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 12
2.3.2. Chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

13

2.3.3. Lợi nhuận ròng

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16

3.1.1. Khái niệm và vai trò của Marketing
v

16



3.1.2. Marketing quốc tế và xuất khẩu

17

3.1.3.Chiến lược Marketing Mix

22

3.1.4. Quản trị chiến lược Marketing

24

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

25

3.2.2. Phương pháp so sánh

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ nội thất trong giai đoạn hiện nay


26

4.2. Phân tích môi trường Marketing xuất khẩu

34

4.2.1. Môi trường vĩ mô.

34

4.2.2. Môi trường vi mô

44

4.3. Các chiến lược xuất khẩu hiện tại của công ty

45

4.3.1.Chiến lược thâm nhập các thị trường quốc tế

45

4.3.2.Chiến lược Marketing Mix

45

4.4. Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gỗ tại công ty

52


4.4.1. Mục đích phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu

52

4.4.2. Xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

52

4.4.3. Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm

55

4.4.4. Xuất khẩu dựa vào việc thực hiện hợp đồng

57

4.5. Phân tích tình hình cạnh tranh của công ty

57

4.5.1. Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

57

4.5.2. Các đối thủ cạnh tranh trong nước

59

4.5.3. Khả năng cạnh tranh của công ty hiện nay


63

4.6. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty

63

4.6.1. Thuận lợi

63

4.6.2. Khó khăn

64

4.6.3. Nhận xét

64

4.7. Phân tích ma trận SWOT của Công ty

65

4.8. Định hướng hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu

66

4.8.1. Mục đích xây dựng chiến lược

66


4.8.2. Căn cứ để xây dựng chiến lược

66

vi


4.8.3. Những chiến lược hoàn thiện Marketing xuất khẩu
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68
74

5.1. Kết luận

74

5.2. Kiến nghị

75

5.2.1.Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông Thôn

75

5.2.2.Kiến nghị đối với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam

75


5.2.3. Kiến nghị đối với công ty

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNV

Công nhân viên

CTCP

Công ty cổ phần

FSC

Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council)

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC


Hoạt động tài chính

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SX - TM – DV

Sản xuất – Thương mại – dịch vụ

TNDN

Thi nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


USD

United State Dollar

USD

United State Dollar

VH-XH

Văn hóa- Xã hội

VNĐ

Việt Nam đồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

12


Bảng 2.2. Chi Phí Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Qua Ba Năm 2007-2009

13

Bảng 4.1. Cơ Cấu Đồ Nội Thất Phòng Ngủ Xuất Khẩu
Trong Tháng 4/2009

26

Bảng 4.2. Cơ Cấu Đồ Nội Thất Phòng Ngủ Xuất Khẩu Trong Tháng 5/2009

28

Bảng 4.3. Cơ cấu Các Mặt Hàng Sản Phẩm Gỗ Xuất Khẩu Trong Tháng 6/2009

29

Bảng 4.4. Cơ Cấu Các Mặt Hàng Sản Phẩm Gỗ Xuất Khẩu Trong Tháng 8/2009 31
Bảng 4.5. Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Của 10 Nước
Có Kim Ngạch Xuất Khẩu Cao

33

Bảng 4.7 Cơ Cấu Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường
Canada 9 tháng 2006

39

Bảng 4.8. Cơ Cấu Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Của Việt Nam Sang Thị Trường

Canada Trong Tháng 10/2007

40

Bảng 4.9. Một Số Quy Định Về Kích Kỡ Đồ Gỗ Của Canada

42

Bảng 4.10. Các Sản Phẩm Kinh Doanh Chính Của Công Ty

46

Bảng 4.11. Bảng Giá Của Một Số Sản Phẩm Của Công Ty

49

Bảng 4.12. Bảng Cơ Cấu Xuất Khẩu Theo Thị Trường 2007-2009

52

Bảng 4.13. Doanh Thu Theo Cơ Cấu Sản Phẩm

55

Bảng 4.14. Ma Trận SWOT Của Công ty

65

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật

7

Hình 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty

10

Hình 2.3. Doanh thu xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2009

13

Hình 2.4. Biểu Đồ Chi Phí Của Công Ty Qua Ba Năm 2007-2009

14

Hình 2.5. Biểu đồ Lợi Nhuận Ròng Của Công Ty
Qua Ba Năm 2007-2009

14

Hình 4.1. Cơ Cấu Đồ Nội Thất Phòng Ngủ Xuất Khẩu Trong Tháng 4/2009

27

Hình 4.2. Cơ Cấu Xuất Khẩu Đồ Nội Thất Phòng Ngủ Trong Tháng 5/2009


28

Hình 4.3. Cơ Cấu Các Sản Phẩm Gỗ Xuất Khẩu Trong Tháng 6/2009

30

Hình 4.4. Cơ Cấu Sản Phẩm Gỗ Xuất Khẩu Trong Tháng 8/2009

32

Hình 4.5. Cơ Cấu Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Canada
9 Tháng Năm 2006

39

Hình 4.6. Cơ Cấu Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Canada
Tháng 10 Năm 2007

40

Hình 4.7. Các Bộ Sản Phẩm Phòng Ngủ Dành Cho Người Lớn

47

Hình 4.8. Những Bộ Sản Phẩm Phòng Ngủ Dành Cho Bé Trai

48

Hình 4.9. Những Bộ Sản Phẩm Phòng Ngủ Dành Cho Bé Gái


48

Hình 4.10. Các bộ sản phẩm nội thất dùng trong phòng ăn

49

Hình 4.11. Sơ Đồ Kênh Xuất Khẩu Của Công Ty

51

Hình 4.12. Kênh phân phối hiện tại của công ty

51

Hình 4.13. Biểu Đồ thể Hiện Cơ Cấu Xuất Khẩu Theo Thị Trường Qua 3
Năm 2007-2009

53

Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện doanh thu theo cơ cấu sản phẩm qua ba năm 2007-2009 56
Hình 4.15. Sơ Đồ Các Bước Trong Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu

x

57


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi chung của
thế giới -WTO- một sân chơi bình đẳng, các doanh nghiệp trong nước phải không
ngừng phấn thay đổi tư duy và trang bị đầy đủ kiến thức khi bước vào vào giai đoạn
gay go và ác liệt. Khi gia nhập WTO thị trường tiêu thụ không còn hạn hẹp ở một khu
vực địa lý nhất định, ở một vài nước mà có thể mở rộng ra khắp toàn cầu.
Do vậy, trong xu thế phát triển ngày càng cao hiện nay trên thế giới đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cố gắng để bắt kịp xu thế chung, đặc biệt là
các ngành xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu,… Thêm vào đó,
ngày nay với sự phát triển ồ ạt của các phương tiện thông tin đại chúng, sự phát triển
rầm rộ của các hệ thống hàng, tất cả tạo ra áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện và hoàn chỉnh mình
hơn nữa phải có chiến lược riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm chủ yếu là
xuất khẩu.
Công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật là một trong những công ty chuyên sản xuất
và xuất khẩu gỗ nội thất ra ra thị trường các nước trên thế giới. Do vậy công ty phải
không ngừng đổi mới hòa nhập vào sân chơi mới WTO.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hoàn thiện tốt hơn chiến lược xuất
khẩu của công ty, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu chiến lược marketing xuất khẩu của
công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật” để bước đầu tìm hiểu và định hướng hoàn thiện
chiến lược marketing xuất khẩu của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển hơn
trong tương lai.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, liên tục trong những năm qua nhóm hàng đồ gỗ của Việt
Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ và tăng trưởng cao nhất nhưng
gỗ cũng là một ngành mới đang phát triển sôi nổi ở nước ta. Công ty TNHH Mộc
Nghệ Thuật là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên kinh doanh xuất khẩu
đồ gỗ nội thất.

¾ Tìm hiểu chiến lược xuất khẩu hiện tại của công ty để tìm hiểu rõ hơn về tình
hình xuất khẩu của công ty.
¾ Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty và những phân khúc thị trường chủ
yếu của công ty từ đó có chiến lược phát triển Marketing phù hợp trên những
thị trường trọng điểm và thị trường còn lại.
¾ Trên cơ sở tìm hiểu chiến lược hiện tại của công ty để đưa ra một số ý kiến đề
xuất định hướng cải thiện tình hình xuất khẩu của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 10/3/2010-10/5/2010. Trong các số
liệu dùng để đánh giá được lấy trong 3 năm 2007, 2008, 2009 và được thu thập trong
nội bộ của công ty (các phòng: phòng kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, …).
Ngoài ra còn có các chỉ số, bảng số liệu về ngành thu thập qua các trang website.
1.4. Cấu trúc luận văn.
Chương 1 tức chương đặt vấn đề sẽ đi vào giới thiệu chung về đề tài nghiên
cứu, mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu, tất cả nhằm toát lên nội dung:
Đề tài nghiên cứu vấn đề gì? Tiếp đến chương 2, chương tổng quan đem đến cái nhìn
khái quát về vấn đề nghiên cứu, tức là sẽ đi vào tổng quan giới thiệu chung về công ty
TNHH Mộc Nghệ Thuật: quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ phòng
ban cũng như tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh của công
ty. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu là chương nêu lên khách quan cơ
sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và trình bày chi tiết hệ thống phương pháp
mà luận văn áp dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu. Kế đến là chương 4 (kết quả nghiên
cứu và thảo luận) là chương nêu lên các vấn đề chính trong đề tài. Phân tích, giải thích
các vấn đề đặt ra nhằm giải quyết các mục đích đề tài đã đặt ra .

2


Cuối cùng là chương 5 (kết luận và kiến nghị) nhằm trình bày ngắn gọn kết quả mà đề
tài đã đạt được, từ đó đưa ra ý kiến nhằm giúp công ty thực hiện các giải pháp đã đề

xuất.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật là công ty trực thuộc tập đoàn Green River
Group.
Tên Công ty: Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật.
Tên giao dịch: ART FURNITURE INDUSTRIAL CO.,LTD
Tên viết tắt: ART
Địa chỉ: Đường số 7, Khu Công Nghiệp Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai.
Điện thoại: 84-61-511065

Fax: 84-61-511070

Logo của công ty:

Mộc Nghệ Thuật là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn Đài Loan).
Với số vốn đầu tư là 13.000.000 đôla Mỹ và vốn điều lệ của công ty là 5.400.000 đôla
Mỹ. Công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến sản
phẩm gỗ nội thất xuất khẩu, xuất đi nhiều thị trường trên thế giới như: Mỹ, Canada,
Mehico và một số thị trường khác với triển vọng ngày càng lớn.


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật được thành lập theo giấy phép đầu tư số
53/GP-ĐN ngày 29-8-2002 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai với các điều khoản
sau:
Vốn đầu tư của doanh nghiệp: 5.000.000 USD (Năm triệu USD).
Vốn pháp định của doanh nghiệp: 2.500.000 USD (Hai triệu năm trăm ngàn USD).
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất đồ gỗ nội thất.
Nước đầu tư: 100% Taiwan.
Ngày 29-12-2008, căn cứ giấy phép đầu tư số 53/GP-ĐN ngày 29-8-2002 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Đồng Nai và giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số
53/GCNDC4/47/2 do Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp cho công ty
TNHH Mộc Nghệ Thuật với nội dung tăng vốn đầu tư và điều lệ.
Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp: 13.000.000 USD (Mười ba triệu USD)
Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 5.400.000 USD (Năm triệu bốn trăm ngàn USD).
2.1.3. Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ
a) Chức năng
ƒ

Sản xuất, chế biến các mặt hàng gỗ và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

ƒ

Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đồ gỗ thành phẩm.

ƒ

Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

ƒ

Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp


luật (xây dựng công trình, san lấp mặt bằng, mua bán vật liệu xây dựng…).
b) Nhiệm vụ
ƒ

Phát triển công ty qua các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

ƒ

Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.

ƒ

Góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước thông qua xuất khẩu hàng hóa.

ƒ

Đảm bảo việc làm, nâng cao mức sống cho toàn thể nhân viên.

ƒ

Thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cán bộ kĩ thuật, nâng cao chất lượng

sản phẩm.
ƒ

Hạn chế ô nhiễm, giữ gìn an ninh trong phạm vi quản lý của công ty.

5



c) Mục tiêu
ƒ Với sự lãnh đạo kịp thời, sâu sắc của ban lãnh đạo, công ty không ngừng nghiên
cứu áp dụng công nghệ chất lượng mong đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
ƒ Liên tục đổi mới sâu sắc toàn diện trên các mặt quản lý nhằm khai thác sử dụng
hợp lý hóa các nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả kinh doanh và thu nhập cho người lao động.
ƒ Tích cực tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng lợi
nhuận cho công ty.
2.2.Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh
nghiệp năm 2005 đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-05, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
đầu tư.
Công ty được tổ chức và hoạt động tuân theo pháp luật Việt Nam, các quy định
của giấy phép đầu tư, các điều khoản của doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành nghề.

6


2.2.1. Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức quản lý là tổng hợp các cán bộ đảm nhiệm việc lãnh đạo nhằm
thực hiện các nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty TNHH Mộc Nghệ Thuật

Ban Giám đốc


Phó Giám đốc
kinh doanh

Phó Giám đốc
kỹ thuật

Phòng
kế
hoạch
-vật tư

Phòng
Kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu

Phòng
Hành
chínhNhân
sự

Phòng
Nghiên
cứu và
phát
triển

P. Kế

toánTài
chính

Ban
Bảo
Vệ

Phòng
kỹ
thuật

Phân

Phân

Phân

Phân

Phân

Phân

xưởng

xưởng

xưởng

xưởng


xưởng

xưởng

1

2

3

4

5

6

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

7


2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
¾ Ban Giám đốc:
ƒ Giám đốc: Là người có quyền cao nhất, điều khiển mọi hoạt động của
công ty và cũng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
ƒ Phó Giám đốc: là người phụ tá đắc lực cho Giám đốc ở lĩnh vực sản
xuất kinh doanh.
ƒ Phó Giám đốc kinh doanh: là người có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo công
tác kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc còn là người giúp đỡ giám

đốc về việc giao dịch, ký kết các hợp đồng với khách hàng và là người
kiểm tra việc thực hiện kinh doanh của công ty.
ƒ Phó Giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo
dõi thiết bị công nghệ, áp dụng những thành tựu mới của nước ngoài vào
quy trình sản xuất của công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát
huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao
hiệu quả sản xuất.
¾ Phòng Nhân sự:
ƒ Soạn thảo, triển khai kế hoạch thực hiện quy chế làm việc lập dự thảo
hoạt động của công ty, quản lý nhân sự cho toàn công ty sắp xếp bộ máy,
tổ chức danh sách lao động và phân bổ cho công nhân viên.
ƒ Phụ trách công tác tổ chức hành chính, quản lí nhân viên, tuyển dụng,
đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề công nhân viên,…
ƒ Giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác cho nhân
viên.
ƒ Thanh tra việc thực hiện công tác nhân sự trong công ty.
ƒ Quản lí văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn công ty.
¾ Phòng kế toán, tài chính
ƒ Phòng kế toán có chức năng tham ưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch
và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của các phòng kinh doanh,
quản lý tài chính kế toán, bảo toàn và phát triển vốn của công ty, thanh
quyết toán các đơn hàng xuất nhập khẩu.
ƒ Hạch toán kế toán theo đúng qui định của nhà nước.
8

P


ƒ Phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
ƒ Lập báo cáo tài chính định kì, chịu trách nhiệm báo cáo với các cơ quan

ban ngành về tình hình tài chính của công ty.
ƒ Quản lí vốn vay, lập kế hoạch trả nợ vay, kế hoạch thu hồi vốn và nộp
thuế…
¾ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
ƒ Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại
dịch vụ theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty.
ƒ Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại
dịch vụ và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
ƒ Liên doanh liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương
mại và dịch vụ với các đối tác kinh doanh.
ƒ Bộ phận thu mua: tổ chức thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình
sản xuất.
ƒ Liên hệ thường xuyên với nhà cung cấp, theo dõi lịch hàng đi đến.
¾ Phòng thiết kế mẫu sản phẩm
ƒ Nghiên cứu và thiết kế mẫu sản phẩm.
ƒ Chịu trách nhiệm giám sát quá trình ứng dụng mẫu.
¾ Các phân xưởng sản xuất:
ƒ Tổ chức sản xuất theo kế hoạch đã đề ra.
ƒ Bố trí lao động theo công việc.
ƒ Sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng.
ƒ Đảm bảo an toàn và tiết kiệm.
Các phòng ban cơ sở luôn chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc và tất cả đều
có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng có thể
phản ánh một cách chính xác, kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra bức
tranh đầy đủ về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất để đem
lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
2.2.3. Tình hình nhân sự
Trong mỗi doanh nghiệp, nhân sự luôn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự
9



cạnh tranh đang chuyển sang xu thế cạnh tranh về yếu tố ‘chất xám’ trong từng nhân
viên.
Tổng số nhân viên trong công ty năm 2009 khoảng 540 người. Và đến quý một
năm 2010 do nhu cầu mở rộng sản xuất nên công ty tiến hành tuyển dụng thêm lao
động nâng tổng số lao động lên đến 780 người. Mức lượng trung bình của mỗi nhân
viên là khoảng 2.000.000 đồng/tháng. Các chế độ vê chính sách, tiền lương đều được
thực hiên đầy đủ. Toàn bộ nhân viên đều được ý hợp đồng lao động sau thời gian thử
việc, trả lương qua ATM. Nhân sự của công ty được phân bổ theo quy mô và tính chất
chuyên môn riêng biệt của từng công việc; văn phòng khoảng 40 người, còn lại là lao
động ở các phân xưởng, bảo vệ và tạp vụ.
2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Hình 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Nhập nguyên liệu
đầu vào

Gia công tạo khối

Chà nhám
KCS

Lắp ráp

Sơn

Kiểm tra
thành phẩm



Lên cont
xuất hàng

Đóng gói

Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

10


2.2.5. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Hiện nay, hơn 80% nguyên liệu cho ngành gỗ đều phải nhập từ nước ngoài về
do nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đủ cung ứng cho ngành công nghiệp sản
xuất chế biến gỗ. Nắm rõ vấn đề trên nên công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn cung
ứng từ các nước khác bên cạnh nguồn nguyên liệu trong nước.
Nguồn cung ứng nguyên liệu chủ yếu của công ty hiện nay là các thị trường
Malaysia, Thái Lan, New Zealand,…và một số nước khác. Công ty đã chủ động liên
hệ và có quan hệ làm ăn lâu dài với một số nhà cung cấp gỗ nước ngoài.

11


2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009
2.3.1. Nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 08/07

So sánh 09/08


Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

1. Nguồn vốn kinh doanh

53.708

116.335

120.370

62.627

116,61

4.035

3,47

2. Tổng doanh thu


55.151

100.140

80.614

44.989

81,57

(19.526)

(19,50)

CHỈ TIÊU

3. Các khoản giảm trừ

%

%

522

522

4. Doanh thu thuần (2-3)

55.151


100.140

80.092

44.989

81,57

(20.048)

(20,02)

5. Giá vốn hàng bán

49.707

110.162

83.880

60.455

121,62

(26.282)

(23,86)

6. Lợi nhuận gộp (4-5)


5.444

(10.022)

(3.788)

(15.466)

(284,09)

6.234

(62,20)

7. Chi phí bán hàng

1.065

2.685

2.068

1.620

152,11

(617)

(22,98)


8. Chi phí QLDN

3.613

2.965

2.983

(648)

(17,94)

18

0,61

HĐKD(6-7-8)

766

(15.672)

(8.839)

(16.438)

(2.145,95)

6.833


(43,60)

10. Thu nhập từ HĐTC

23

280

27

257

1.117,39

(253)

(90,36)

11. Chi phí hoạt HĐTC

525

1.142

947

617

117,52


(195)

(17,08)

(10-11)

(502)

(862)

(920)

(360)

71,71

(58)

6,73

13. Thu nhập khác

174

0,17

15

(174)


(99,90)

14,83

8.723,53

21

64

21

43

204,76

9.Lợi

nhuận

thuần

từ

12. Lợi nhuận từ HĐTC

14. Chi phí khác
15. Lợi nhuận khác (13-14)

174


(21)

(49)

(195)

(111,97)

(28)

135,24

16. Lợi nhuận trước thuế

438

(16.555)

(9.808)

(16.993)

(3.879,64)

6.747

(40,75)

17. Thuế TNDN


110

(110)

(100,00)

(16.883)

(5.139,52)

6.747

(40,75)

18. Lợi nhuận sau thuế (1617)

329

(16.555)

(9.808)

19. Tỷ suất lợi nhuận (%)

1,39

(15,65)

(11,04)


1,43

(13,47)

(7,34)

20. Hiệu quả sử dụng vốn
(%)

Nguồn: phòng kế toán
Từ bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm từ 2007-2009
do công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể năm 2008 đã tăng lên hơn 2 lần so
với năm 2007 (tương đương 62.627 triệu đồng), và năm 2009 tiếp tục tăng lên 4.035
triệu đồng so với năm 2007.

12


Hình 2.3. Doanh thu xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2009
120,000
100,140

Triệu đồng

100,000

80,614

80,000

60,000

55,151

40,000
20,000
0
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

2.3.2. Chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2. Chi Phí Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Qua Ba Năm
2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007
Số tiền

2008
%

Số tiền

2009
%


Số tiền

%

Giá vốn hàng bán

49.707 91,40

110.162 95,12

83.880 94,32

Chi phí bán hàng

1.065 1,96

2.685 2,32

2.068 2,33

Chi phí QLDN

3.613 6,64

2.965 2,56

2.983 3,35

Tổng chi phí


54.385

100,00

115.812 100,00 88.931

100,00

Nguồn: Phòng Kế Toán

13


Hình 2.4. Biểu Đồ Chi Phí Của Công Ty Qua Ba Năm 2007-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
140,000
115,812

120,000

Triệu đồng

100,000

88,931

80,000
60,000

54,385


40,000
20,000
0
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng từ
2007 đến năm 2008 và giảm xuống ở năm 2009.
2.3.3. Lợi nhuận ròng
Hình 2.5. Biểu đồ Lợi Nhuận Ròng Của Công Ty Qua Ba Năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
(9,808)

Năm 2009

(16,555)

Năm 2008

329

Năm 2007

(20,000) (15,000) (10,000)

(5,000)


0

5,000

Triệu đồng

Biểu đồ 4.3 cho thấy lợi nhuận ròng của công ty có biến động liên tục trong ba
năm 2007-2009. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận là 329 triệu đồng, đến năm 2008 đã âm
14


16.555 triệu đồng. Đến năm 2009 tuy lợi nhuận vẫn còn âm nhưng thấp hơn mức lợi
nhuận âm năm 2008, cụ thể là âm 9.808 triệu đồng.

15


×