Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

XÁC NH GIÁ TR KHU DU LCH SINH THÁI RNG C DNG KUY – T NH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI RỪNG
ĐẶC DỤNG ĐĂKUY – TỈNH KON TUM

LÊ THỊ THÚY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Giá Trị Khu
Du Lịch Sinh Thái Rừng Đặc Dụng Đăkuy – Tỉnh Kon Tum” do Lê Thị Thúy, sinh
viên khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, người đã có công sinh
thành, giáo dưỡng, tạo điều kiện cho con được ngồi trên giảng đường đại học để con
đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn cần thiết trong quá trình học tập bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, giảng viên khoa
Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Quản Lí Khu Du Lịch
Sinh Thái rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân TP
Kon Tum đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá

trình thực tập và thực hiện đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2010


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THÚY. Tháng 07 năm 2010. “Xác Định Giá Trị Khu Du Lịch Sinh
Thái Rừng Đặc Dụng Đăkuy - Tỉnh Kon Tum”.
LE THI THUY, July 2010. “Valuation of The Ecotourism of Đakuy Special
Uses Forest - Kon Tum Province”.
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị khu du lịch sinh thái rừng
đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum trên cơ sở phương pháp chi phí du hành (TCM Travel Cost Method) thông qua điều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp các số liệu thứ cấp,
sau đó phân tích số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch khi đến khu
du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy và xây dựng được hàm cầu du lịch dựa vào các
nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy. Trên cơ sở các mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với cầu du lịch phản ánh trong hàm cầu du lịch đã
được xây dựng để đưa ra một số phương hướng phát triển du lịch sinh thái. Trong nội
dung đề tài, việc xác định giá trị khu du lịch được tính dựa trên phương pháp chi phí
du hành cá nhân - ITCM (Individual Travel Cost Model).
Hàm cầu du lịch xây dựng theo ITCM:
LnSLDL = -0,873 + 0,247*LnSLDLTN – 0,146*LnCPDH + 0,458*LnTN +
0,377*LnTD
Hay: SLDL = e 0,873 * SLDLTN 0,247 * TD 0,377 *TN 0,458 * CPDH

-0,146

Qua đó xác định giá trị khu du lịch trong năm 2009 là 23,688 tỷ đồng.



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các bảng........................................................................................................ ix
Danh mục các hình ..........................................................................................................x
Danh mục phụ lục.......................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu..........................................................................3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................3
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện.............................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan..............................................5
2.2. Tổng quan về tỉnh Kon Tum .........................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................6
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................9
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................17
2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu du lịch sinh thái
rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum ..........................................................................19
2.3.1. Giới thiệu khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy – tỉnh Kon
Tum................................................................................................................................19
2.3.2. Các đặc điểm tự nhiên ...................................................................20
2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................23
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................25

3.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................25
v


3.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái.......................................................25
3.1.2. Khái niệm về khách du lịch...........................................................25
3.1.3. Cầu du lịch.....................................................................................26
3.1.4. Cung du lịch ..................................................................................31
3.1.5. Các thể loại du lịch........................................................................31
3.1.6. Một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí.....................34
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................39
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.........................................................39
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................39
3.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................39
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................40
3.2.5. Phương pháp chi phí du hành (TCM) ...........................................40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................46
4.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách .............................................46
4.1.1. Trình độ văn hóa............................................................................46
4.1.2. Nghề nghiệp ..................................................................................47
4.1.3. Giới tính.........................................................................................48
4.1.4. Độ tuổi ...........................................................................................48
4.1.5. Thu nhập........................................................................................49
4.2. Nhu cầu, hành vi của khách du lịch.............................................................50
4.2.1. Nơi xuất phát của du khách ...........................................................50
4.2.2. Phương tiện di chuyển của du khách.............................................51
4.2.3. Số lần đi KDLST rừng đặc dụng Đăkuy trong năm của du khách51
4.2.4. Hình thức đi du lịch.......................................................................52
4.2.5. Thời gian lưu trú............................................................................52
4.2.6. Lý do đi du lịch ở KDLST rừng đặc dụng Đăkuy.........................53

4.2.7. Thông tin du lịch ...........................................................................54
4.3. Đánh giá của du khách khi đến KDLST rừng đặc dụng Đăkuy và những dự
định tiếp theo .................................................................................................................54
4.3.1. Thái độ của du khách sau khi đến KDLST rừng đặc dụng Đăkuy54
4.3.2. Dự định cho chuyến đi lần sau ......................................................55
vi


4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch KDLST rừng đặc dụng Đăkuy .........................56
4.4.1. Xác định và nêu ra giả thiết về mối quan hệ giữa các nhân tố......56
4.4.2. Hàm cầu du lịch dạng tuyến tính...................................................57
4.4.3. Hàm cầu du lịch dạng Log - log ....................................................60
4.4.4. Dạng hàm cầu được xác định trong ITCM....................................63
4.4.5. Xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy ........64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................68
5.1. Kết luận .......................................................................................................68
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ - ĐH

Cao Đẳng - Đại Học

CPDH


Chi Phí Du Hành

CVM

Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Method)

ĐVT

Đơn Vị Tính

ITCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Cá Nhân (Individual Travel Cost
Method)

KDLST

Khu Du Lịch Sinh Thái

NPV

Hiện Giá Ròng (Net Present Value)

SLDLTN

Số Lần Đi Du Lịch Trong Năm

SLDL


Số Lần Đi Du Lịch Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Đặc Dụng
Đăkuy

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)



Trình Độ

TN

Thu Nhập

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

ZTCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng (Zone Travel Cost
Method)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống Kê Diện Tích Các Loại Đất, Loại Rừng trong Khu Rừng Đặc Dụng

Đăkuy

21

Bảng 3.1. Kiểm Định Tự Tương Quan

44

Bảng 4.1. Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát

50

Bảng 4.2. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Hàm Cầu Du Lịch

57

Bảng 4.3. Kiểm Định t Cho Các Hệ Số βi Ước Lượng Hàm Cầu

58

Bảng 4.4. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

59

Bảng 4.5. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Hàm Cầu Du Lịch Dạng Log - log

60

Bảng 4.6. Kiểm Định t Cho Các Hệ Số βi Ước Lượng Hàm Cầu


61

Bảng 4.7. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

62

Bảng 4.8. Giá Trị KDLST Rừng Đặc Dụng Đăkuy Được Thể Hiện ở Các Mức Suất
Chiết Khấu

66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Kon Tum

7

Hình 4.1. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ

46

Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

47

Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Giới Tính


48

Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi

49

Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập

50

Hình 4.6. Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện

51

Hình 4.7. Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Đi

52

Hình 4.8. Thời Gian Lưu Trú Phân Theo Ngày của Du Khách

53

Hình 4.9. Phân Loại Khách Du Lịch Theo Lý Do Đi Du Lịch

53

Hình 4.10. Hình Thức Tìm Kiếm Thông Tin Du Lịch

54


Hình 4.11. Phân Chia Khách Du Lịch theo Mức Độ Hài Lòng

55

Hình 4.12. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Cho Chuyến Đi Lần Sau

55

Hình 4.13. Đường Cầu Du Lịch KDLST Rừng Đặc Dụng Đăkuy

64

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Du Khách Phỏng Vấn
Phụ lục 2. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Khu Du Lịch Sinh Thái
Rừng Đặc Dụng Đăkuy Dạng Tuyến Tính
Phụ lục 3. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Khu Du Lịch Sinh Thái
Rừng Đặc Dụng Đăkuy Dạng Log - Log
Phụ Lục 4. Bảng Phỏng Vấn Du Khách

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan
trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. (Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng- 1991).
Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, rừng là một bộ phận quan
trọng của môi trường sống, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế- xã hội mà
còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí
hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính
ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm
giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và bảo vệ môi
trường trong sạch.
Ở nước ta, rừng là một nguồn tài nguyên khá phong phú, có giá trị đa dạng sinh
học cao và là nơi cư trú của quần thể các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài giá trị
sinh học, các khu rừng còn có vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội với số dân
tương đối lớn và nhiều nhóm dân tộc thiểu số tạo ra một cảnh quan văn hóa và sinh
học độc đáo. Thực tế này đã mở ra một cơ hội phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và
du lịch sinh thái rất lớn gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có và dự kiến
thành lập.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống tinh thần của con người càng được
đặc biệt quan tâm, do đó các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan du lịch cũng đa
dạng và phong phú hơn. Hiện nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới nói chung và
nước ta nói riêng. Dưới góc độ kinh tế, du lịch được coi là ngành công nghiệp không


khói, có khả năng xuất khẩu cao với chi phí thấp.Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế du
lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, chính trị và môi trường sinh thái.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang được ưa chuộng hiện nay, là hình
thức du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, giúp con
người gần gũi với thiên nhiên hơn, có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường và

văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có
đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn.
Nhận thức được những giá trị từ du lịch mang lại cùng với ưu thế mà thiên
nhiên ban tặng đó là bạt ngàn rừng xanh, những khu rừng nguyên sinh với một hệ
động thực vật đa dạng, nhiều loài được ghi vào sách đỏ quốc tế cùng với một hệ thống
sông, suối, thác, hồ rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, các khu du lịch ở Kon
Tum cũng dần được đầu tư và đi vào hoạt động. Rừng đặc dụng Đăkuy cũng nằm
trong số đó, với những thuận lợi về phát triển du lịch, rừng đặc dụng Đăkuy hiện nay
là nơi thu hút du khách đến tham quan, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho sự phát
triển kinh tế địa phương.
Với những giá trị mà khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy mang lại cần
thiết phải xác định được tổng giá trị của khu du lịch, xác định được giá trị và tầm quan
trọng của tài nguyên; từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển khu du lịch
sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy; đồng thời cung cấp thông tin cho người làm chính
sách trong việc bảo vệ, quản lý, nghiên cứu tiếp cận và khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của khu du lịch này nhằm phát triển hơn nữa tiềm năng du
lịch sinh thái của rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum, góp phần vào việc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Trước vấn đề đặt ra, với mong muốn đóng góp một
phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nói
chung và Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy nói riêng, tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của khu du lịch
2


Xây dựng đường cầu du lịch đối với khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy

Xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê và những thông tin về đặc
điểm kinh tế xã hội thông qua phỏng vấn một cách ngẫu nhiên 70 khách du lịch trong
vùng. Đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tìm hiểu thực tế ở khu du lịch sinh thái
rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy
- huyện Đăk Hà - tỉnh Kon Tum.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 04/ 2010 30/06/ 2010 theo quy định của khoa.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài đi vào xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh
Kon Tum bằng phương pháp chi phí du hành (TCM) cụ thể là phương pháp chi phí du
hành cá nhân (ITCM).
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng phương pháp TCM
trong tính toán giá trị khu du lịch
Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, dân
số… của địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu một số khái niệm về du lịch sinh thái, cầu và cung du lịch, các nhân
tố ảnh hưởng đến cầu du lịch, các nguyên tắc và quan điểm về phát triển du lịch sinh
thái.
Giới thiệu phương pháp chi phí du hành TCM được thực hiện trong đề tài.
3



Chương bốn. Kết quả và thảo luận
Trình bày chi tiết về kết quả đạt được của nghiên cứu.
Thảo luận các kết quả đạt được về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
Chương năm. Kết luận và kiến nghị.
Trình bày kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn. Đồng thời trên cơ sở đó đưa
ra các kiến nghị, các giải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động du lịch sinh thái tại rừng đặc dụng Đăkuy - tỉnh Kon Tum.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảo
bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liên
quan đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
Theo luận văn của Nguyễn Thị Nam Hà (2007) với mục tiêu chính của đề tài là
xác định giá trị khu du lịch sinh thái Chí Linh đối với du khách trong nước bằng
phương pháp chi phí du hành (TCM - Travel Cost Method). Đây sẽ là cơ sở để đưa ra
kế hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch TP Vũng Tàu. Thông qua việc điều
tra 72 khách nội địa đến tham quan khu du lịch này về các đặc điểm kinh tế xã hội như
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, chi phí bỏ ra trong chuyến đi….và thông qua
việc sử dụng phần mềm Excel và Eviews, đề tài đã tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch
sinh thái Chí Linh theo phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) dựa trên hai
hàm cơ bản là hàm cầu tuyến tính và hàm cầu dạng log - log. Dạng hàm cầu được lựa
chọn để tính toán giá trị bãi tắm theo phương pháp chi phí du hành cá nhân và phương

pháp chi phí du hành vùng là hàm cầu dạng log - log. Từ đó xác định giá trị khu Du
Lịch Sinh Thái Chí Linh bằng cách dựa vào hàm cầu đã được xây dựng, tiến hành xây
dựng giá trị thặng dư cho mỗi du khách nội địa tới khu du lịch này (phần diện tích
dưới đường cầu và trên đường giá), nhân nó với số lượng du khách hàng năm sẽ ước
lượng được tổng giá trị giải trí hàng năm khu Du Lịch Sinh Thái Chí Linh. Theo đó,
tác giả đã tính được giá trị khu Du Lịch Sinh Thái Chí Linh là 171,79 tỷ đồng.
Theo đề tài nghiên cứu của Trần Thị Hương Giang (2007) nhằm xác định giá trị
tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng. Nội
dung của đề tài này cũng có những phần nghiên cứu tương tự đề tài trên. Cụ thể đề tài
này xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà


tỉnh Lâm Đồng thông qua việc điều tra 97 khách du lịch khi đến Đà Lạt. Đề tài tiến
hành xây dựng hàm cầu du lịch của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà theo ITCM chủ
yếu dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội của du khách đi du lịch ở Đà Lạt để suy ra giá trị
tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia dựa trên cơ sở mức sẵn lòng trả để đến
thăm vườn quốc gia và tỷ lệ số người có dự định đến thăm vườn quốc gia trong thời
gian tới. Giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia trong năm 2006 được
tính theo ITCM là 32.787 tỷ đồng ở mức suất chiết khấu là 8%; ở mức suất chiết khấu
10%, giá trị do du lịch sinh thái mang lại là 26.230 tỷ đồng và ở mức suất chiết khầu
12% giá trị du lịch sinh thái là 21.858 tỷ đồng.
Tóm lại tổng quan về tài liệu không chỉ là một số bài nghiên cứu mà nó còn
được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ thực tế cuộc sống, các bài giảng của thầy cô trong
quá trình thực tập, từ hệ thống internet và từ việc thăm dò ý kiến của khách tham quan.
2.2. Tổng quan về tỉnh Kon Tum
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao nằm ở phía Bắc Tây Nguyên.
Toạ độ địa lý: từ 107o20'15" đến 108o32'30" kinh độ Đông
từ 13o55'10" đến 15o27'15" vĩ độ Bắc.

Vị trí hành chính, ranh giới:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam
- Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây giáp tỉnh Atapư của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và tỉnh
Natarakiri của Vương quốc Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km, trong
đó đường biên giới Việt Nam - Lào: 142,4 km; Việt Nam - Campuchia: 138,3 km).
Diện tích: Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích
toàn quốc.

6


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Kon Tum

Nguồn: UBND tỉnh Kon Tum
b) Địa hình
Do phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn nên địa hình
có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Phía Bắc có địa hình rất dốc và độ dốc giảm dần về phía Nam (2% - 5%), có
đỉnh Ngọc Linh cao nhất phía Nam nước ta với độ cao 2.598 m. Vùng này là nơi bắt
nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy
sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên.

7


Phía Nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía Tây Ngọc
Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng
bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở

độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô
và Đắk Bla bồi đắp.
Cực Nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước
của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và
vùng trũng xen kẽ nhau, trong đó:
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi
núi liền dải có độ dốc 15o trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ
nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m), là nơi bắt
nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông
Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố
chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum
còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m), ngọn Ngọc Kring (2.066 m).
Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình
đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về
phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh, có
dạng lòng máng thấp dần về phía Nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như
Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thị xã Kon Tum. Thung
lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc biên
giới Việt Nam - Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa dãy
An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
c) Khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Độ ẩm trung bình
hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng
8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
8



Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23oC, biên độ nhiêt
độ dao động trong ngày 8 - 9oC. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 38,7oC, thấp
nhất 6,8oC. Hàng năm có khoảng 7 tháng nhiệt độ trung bình từ 20oC - 24oC, tháng
lạnh nhất là tháng 1; chưa có hiện tượng sương muối xảy ra nhưng đã xuất hiện sương
giá.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.730 1.880 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian. Lượng mưa năm cao nhất
2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Vùng
núi phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 2.5003.000 mm, có nơi trên 3.000 mm; những vùng thấp, thung lũng có lượng mưa 1.600 1.800 mm. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng Đông Bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo
hướng Tây Nam.
Mưa, bão tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình hàng
năm từ 1.747 - 1.800 mm, các hiện tượng lũ lớn trong năm thường xuất hiện vào tháng
10 đến tháng 11 (trung bình một tháng có khoảng 10 ngày lũ). Các hiện tượng gió lốc,
mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 5) với khoảng 2 - 3 cơn
gió lốc và mưa đá.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tỉnh Kon Tum có 961.450 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: diện tích đất lâm
nghiệp là 606.669 ha, chiếm 63,10%; diện tích đất nông nghiệp là 92.352 ha, chiếm
9,60%; diện tích đất chuyên dùng là 12.353 ha, chiếm 1,27%; đất ở là 3.332 ha, chiếm
0,34%; diện tích đất chưa sử dụng là 246.844 ha, chiếm 25,67%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 55.324 ha, chiếm
60%. Trong đó, đất trồng cây công nghiệp hàng năm chiếm khoảng 72,32%, riêng đất
lúa có 20,5 nghìn ha, trong đó có 6% lúa đông xuân và 27,3% lúa mùa; diện tích đất
trồng cây lâu năm là 30.677 ha, chiếm 33,21%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 232.570 ha; diện tích đất có mặt nước
chưa sử dụng là 16 ha.

9



Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất
chính:
- Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa
loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
- Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất xám
trên phù sa cổ.
- Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng
trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong
hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
- Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có
nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên
mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.
- Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm
dốc tụ.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông Bắc của
tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm:
- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô
dài 121 km, bắt nguồn từ phía Nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng Bắc Nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía Nam núi
Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
- Các sông, suối khác: phía Đông Bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ
về Quảng Ngãi và phía Bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia
chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi
Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng Bắc - Nam, gần như song song với biên giới
Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước mặt thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ
lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ
10


lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước
khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh.
c) Tài nguyên rừng
Kon Tum là tỉnh đa dạng về mặt sinh học với một số hệ sinh thái rừng chủ yếu
sau:
- Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của
rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị trong
tỉnh.
- Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sông.
- Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao.
- Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi,
huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia).
Tính đến năm 2002, tỉnh Kon Tum có 614.696 ha rừng, trong đó, diện tích rừng
tự nhiên là 602.530 ha, rừng trồng là 12.166 ha. Các loại rừng như rừng phòng hộ là
224.987 ha, chiếm 36,7%; rừng đặc dụng là 93.226 ha, chiếm 15,2%; rừng sản xuất là
294.276 ha, chiếm 48%. Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh như khu bảo tồn thiên
nhiên Chư Mom Ray có diện tích là 50.734 ha; khu rừng đặc dụng Ðăk Uy có diện tích
là 700 ha; khu rừng bảo tồn Ngọc Linh có diện tích là 41.420 ha.
Tài nguyên thực vật
Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc
hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5 chi, 4 họ; cây hạt kín
có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá mầm có
285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ long não,
họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám.
Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác

nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác
nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là
rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên,
chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,...
Đặc biệt là vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh,
đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
11


thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng nhìn
chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao, trong đó có
nhiều loài quý hiếm được đề cập trong sách đỏ quốc gia như là sâm Ngọc Linh, trầm
gió, bách phúc kiến, gỗ Calumba - một loài thảo dược đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Tài nguyên động vật
Hệ động vật ở Kon Tum rất phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài hiếm,
bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26
họ, 10 bộ, chiếm 88 % loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như:
voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,... Trong đó, voi có nhiều ở vùng Tây Nam
Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus
thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên
khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Konplong đã
xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra,
rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ
như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc
săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh
tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Tỉnh Kon Tum đã
quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế
hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói

chung.
d) Tài nguyên khoáng sản
Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất
và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các
nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như: sắt, crôm,
vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu
phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã được phát hiện. Nhiều vùng có triển vọng
khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với
những công trình nghiên cứu chuyên đề khác,... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác

12


quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua khảo sát của các cơ quan
chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang chú trọng đến một số loại khoáng sản sau:
- Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa dạng,
bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít, puzơlan,....
- Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao gồm
diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thị xã Kon Tum.
- Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập
trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
- Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở thị xã Kon
Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô.
- Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có mangan
ở Đăk Hà; thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở Đăk Tô, Đăk
Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bôxit tập trung chủ yếu ở Konplong.
- Nhóm khoáng sản đá quý: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở Đăk
Tô, Konplong.
e) Tài nguyên du lịch
Kon Tum còn giữ được những khu rừng nguyên sinh với một hệ động thực vật

đa dạng, nhiều loài được ghi vào sách đỏ quốc tế. Tiêu biểu là vườn quốc gia
ChưMomray (Sa Thầy); khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (ĐăkGlei), rừng đặc dụng
ĐakUy (Đăk Hà); khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (KonPlong).
Kon Tum có độ rừng che phủ trên 60% diện tích với một hệ thống sông, suối,
thác, hồ rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Kon Tum còn là vùng đất lịch sử lâu đời, với một nền văn hoá đa dạng, độc
đáo. Những phát hiện mới đây về di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Sa Thầy) cho thấy
con người đã có mặt ở đây từ lâu.
Kon Tum còn là nơi đóng góp cho không gian văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên 2 bộ chiêng tiêu biểu được UNESCO công nhận: không gian văn hoá cồng
chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra
các phong tục, tập quán, kiến trúc, lễ hội dân gian của các dân tộc bản địa là các sản
phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt của Kon Tum rất thuận lợi để phát triển loại hình du
lịch văn hoá.
13


Tài nguyên du lịch Kon Tum chủ yếu được tạo thành từ các nét đặc thù của
cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời như:
Các khu bảo tồn thiên nhiên:
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc
dụng Đăk Uy,... ở đây còn giữ lại các đặc thù của thảm thực vật nhiệt đới nguyên sinh,
với nhiều loại động vật quý hiếm...
Kon Tum còn có nhiều quang cảnh tự nhiên như: Lòng hồ Ya Ly, Rừng thông
Măng Đen, khu du lịch bãi đá thiên nhiên km23, thác Đăk Lung, suối nước nóng Đăk
Tô,... có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng, các cảnh quan
sinh thái này có thể kết hợp với các khu dic tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân
Cảnh,... các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành một cung, tuyến du lịch sinh
thái, nhân văn.
Các khu du lịch:

- Vườn quốc gia Chưmomray:
Tiếp giáp với khu bảo tồn của nước bạn Lào và Campuchia. Với tổng diện tích
48.658 ha thuộc huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, cách thị xã Kon Tum 55 km về
phía Tây. Vườn quốc gia Chưmomray hiện nay có nhiều động vật rừng quý hiếm sinh
sống như: Hổ, Voi, Báo, Bò xám, Bò tót, Gấu, Hươu, Nai, Chim,... và đặc biệt một số
động vật sinh sống trong vươn quốc gia và được đưa vào danh sách các động vật có
nguy cơ bị diệt vong cần được bảo vệ như: Bò xám, Hổ, Voi,... Hệ thực vật ở đây đa
dạng và phong phú về chủng loại với nhiều loại gỗ và cây dược liệu quý với đặc điểm
hội tụ đầy đủ các yếu tố về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Vườn quốc
gia Chưmomray đang hứa hẹn thu hut đông đảo những du khách yêu cảnh quan thiên
nhiên, các nhà khoa học muốn nghiên cứu các loài gen quý hiếm.
- Khu vực lòng hồ Ya Ly
Ya Ly đã thực sự là một cái tên rất quen thuộc đối với du khách trên mọi miền
đất nước, khi nói đến Ya Ly người ta thường nghĩ đến cảnh đẹp, núi non hùng vĩ và là
nơi tiềm ẩn những huyền thoại. Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ
rộng lớn. Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà (thị xã Kon Tum) xuôi về
làng văn hoá dân tộc Jarai (phía trên đập thuỷ điện) nơi đây còn nguyên nét văn hoá sơ

14


×