Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với vịnh nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.64 KB, 105 trang )

- 1 -

MỞ ĐẦU

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Khánh Hòa là địa phương nằm ở cực Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Phú Yên, Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và biển Đông về hướng Đông. Khánh Hòa nằm
trên tuyến quốc lộ 1A nối hai đầu đất nước, cách Hà nội khoảng 1280 km về
phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 450 km về phía Nam.
Thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ của Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 251
km
2
, với dân số khoảng 400.000 người (2006). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa,
phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên
Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Thành phố Nha Trang là một địa điểm du lịch biển quan trọng của Việt nam
với những thắng cảnh và bãi biển tuyệt đẹp cùng những địa danh nổi tiếng như
Hòn Chồng, núi Cô Tiên trong đó có vịnh Nha Trang, v.v Vịnh Nha Trang từ
lâu đã được du khách trong và ngoài nước biết tới, đã trở thành địa chỉ quen
thuộc của du khách.
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km
2
bao gồm 19 hòn đảo, trong đó
Hòn Tre là đảo lớn nhất với diện tích 3.250 ha và đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc, chỉ
có 4 ha. Vịnh Nha Trang có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của
vùng biển nhiệt đới và có tầm quan trọng quốc tế, như hệ sinh thái đất ngập
nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh
thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ, v.v…. Vịnh Nha Trang không chỉ
giàu tài nguyên, đẹp cảnh quan mà còn gắn liền với những nét đẹp của văn hóa
biển và những địa chỉ văn hóa - du lịch như Tháp bà Ponagar, Viện Pasteur Nha


Trang, Bảo tàng A.Yersin, Viện Hải dương học được coi là bảo tàng biển lớn
nhất Đông Dương, v.v…
Với những ưu thế tuyệt vời kể trên, vịnh Nha Trang nói riêng và Thành Phố
Nha Trang nói chung đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát
triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là hoạt động du lịch. Đây là tài sản
vô giá không chỉ của Nha Trang – Khánh Hòa mà còn mang tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
- 2 -

Điểm nổi bật của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đều dựa vào tiềm năng và
thế mạnh từ biển, do vậy đã hình thành nên nhiều loại sản phNm du lịch biển
ngay trong khu vực vịnh Nha Trang như du thuyền bằng tàu đáy kính, lặn ngắm
hệ sinh thái san hô, đua mô tô nước, v.v…
Bên cạnh những lợi ích đem lại cho địa phương từ hoạt động du lịch như
đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống
cho người dân địa phương, v.v…thì hoạt động du lịch đã và đang gây ra những
vấn đề về môi trường cho vịnh Nha Trang như việc xả rác của du khách, hoạt
động của các tàu du lịch, hoạt động san lấp ngay trong vịnh để xây dựng cơ sở
hạ tầng du lịch đã góp phần tạo ra những ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái môi
trường biển. Về lâu dài, nếu những vấn đề này không được giải quyết một cách
thỏa đáng thì giá trị kinh tế và văn hóa của vịnh Nha Trang sẽ khó có thể được
phát huy đặc biệt là giá trị giải trí du lịch đối với du khách.
Mặc dù là một trong những địa điểm du lịch biển quan trọng của Việt Nam,
xong cho đến nay, giá trị giải trí du lịch của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
chưa được đánh giá đúng mức. Việc đánh giá giá trị giải trí du lịch của khu bảo
tồn biển vịnh Nha Trang không chỉ giúp cho chính quyền địa phương có những
thông tin quan trọng về giá trị giải trí của địa điểm du lịch biển quan trọng này
mà còn làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt
là việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang để khai
thác và phát triển một cách bền vững, nhất là phát triển du lịch kết hợp sinh thái

biển đảo.
Với ý nghĩa trên, việc đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách nói
chung, khách du lịch nội địa nói riêng đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
là việc làm quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững không
chỉ cho ngành du lịch của Nha Trang, của Khánh Hòa mà cả ngành du lịch của
Việt Nam. Đây cũng chính là lý do để tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá giá
trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang” để làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của đề tài là bước đầu vận dụng các phương pháp và mô
hình lý thuyết về giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung mà cụ thể
là mô hình chi phí du hành theo vùng và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để
- 3 -

ước lượng giá trị giải trí và giá sẵn lòng trả của du khách nội địa, đồng thời giải
thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch và giá sẵn lòng trả của du khách nội
địa khi thực hiện các hoạt động du lịch tại vịnh Nha Trang. Qua đó để tìm ra
một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới cầu du lịch và giá sẵn lòng trả của
du khách góp phần làm cơ sở cho các cơ quan quản lý địa phương có những
chính sách phù hợp đối với việc sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường nói
chung và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang nói riêng.
Cụ thể, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung vào các nội dung
sau đây:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của du khách nội địa đối
với vịnh Nha Trang để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối
với cầu giải trí của du khách.
- Ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách du lịch nội địa khi thực hiện du
lịch tại vịnh Nha Trang.
- Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách nội địa đối với vịnh Nha
Trang.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của du khách nội địa
khi quỹ môi trường cho vịnh Nha Trang được thành lập, đồng thời xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với giá sẵn lòng trả của
du khách nội địa.
- Đề xuất các chính sách góp phần khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
môi trường của Vịnh Nha Trang, vấn đề về nuôi tôm tại vùng đệm của
vịnh Nha Trang.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách nội địa khi thực hiện các hoạt
động du lịch tại vịnh Nha Trang.
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thu thập số liệu của du
khách nội địa từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đến thực hiện các hoạt
động du lịch tại vịnh Nha Trang trong năm 2007. Về mặt không gian, đề tài tập
trung điều tra hoạt động giải trí của du khách tại một số địa điểm du lịch điển
hình của vịnh Nha Trang như: Hòn Tằm, Hòm Mun, Hòn Tre, Hòn Lao, Hòn
Chồng và khu vực bãi biển của vịnh Nha Trang.
- 4 -

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài đã sử dụng phương
pháp đánh giá giá trị giải trí tài nguyên môi trường của kinh tế môi trường.
Trong đó mô hình chi phí du hành theo vùng được lựa chọn và sử dụng.
Phương pháp này là phù hợp với đặc điểm và tính chất của địa điểm nghiên cứu
như vịnh Nha Trang – là địa điểm du lịch. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên được sử dụng để ước lượng mức giá sẵn lòng trả của khách du lịch
nội địa cho việc tái tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang.
Ngoài phương pháp chi phí du hành theo vùng và phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên thì phương pháp định tính, phương pháp định lượng cũng được sử
dụng. Kết quả của các cuộc phỏng vấn thử được phân tích và xử lý để bước đầu
khám phá sơ bộ về những nhân tố ảnh hưởng tới tần suất hoặc số lần thực hiện

du lịch của du khách, đồng thời kết quả phỏng vấn sơ bộ còn được sử dụng để
xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được tiến hành sau khi bảng câu hỏi được hoàn thiện
Điều tra chính thức được được thực hiện với quy mô mẫu là 400 du khách nội
địa khi họ thực hiện các hoạt động giải trí du lịch tại vịnh Nha Trang.
Phương pháp phân tích mô tả được sử dụng để mô tả và trình bày dữ liệu
nghiên cứu; phương pháp phân tích ANOVA và kiểm định giá trị trung bình
được thực hiện để xem xét mối tương quan giữa các biến nghiên cứu. Toàn bộ
phân tích định lượng được thực hiên với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 11.5.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu có thể mô tả tóm lược như sau:








- 5 -
























V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này là một trong số ít những nghiên cứu ứng dụng sử dụng phương
pháp đánh giá giá trị giải trí của tài nguyên môi trường mà cụ thể là mô hình
chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(CVM) trong lĩnh vực tài nguyên môi trường kết hợp với du lịch. Do đó, nó có
nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn.
- Về mặt khoa học: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề cơ bản
về lý thuyết và mô hình nghiên cứu của phương pháp chi phí du hành theo
vùng, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và các ứng dụng của nó trong nghiên
cứu giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung và giá trị giải trí du lịch
của địa điểm du lịch nói riêng, đồng thời khẳng định khả năng vận dụng các mô

Nghiên cứu lý thuyết, thu thập tài
liệu liên quan tới đề tài


Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ


Điều tra thử

Hoàn thiện bảng câu hỏi


Điều tra chính thức

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích tương quan hồi quy và
phân tích nhân tố

Nghiên cứu
thực địa và
phân tích,
tổng hợp
Nghiên cứu
tài liệu
Đưa ra những gợi ý chính sách
- 6 -

hình này vào việc nghiên cứu và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du
lịch và khả năng sẵn lòng trả của du khách nội địa.
- Về mặt thực tiễn: Trước hết, các kết quả nghiên cứu của đề tài đã bước
đầu cho phép nhìn nhận một cách có cơ sở khoa học về giá trị giải trí du lịch
của du khách nội địa đối với vịnh Nha Trang, hay nói khác đi là giá trị giải trí
của vịnh Nha Trang đáng giá bao nhiêu tiền từ góc độ giải trí du lịch của du
khách nội địa.
Thứ hai, từ các kết quả nghiên cứu của đề tài đã đã giải thích được một số
nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách và khả năng sẵn lòng trả của họ

cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang.
Thứ ba, đề tài đã góp phần đề xuất về mặt chính sách đối với các cơ quan
quản lý địa phương đặc biệt là ngành du lịch thương mại và ngành tài nguyên
môi trường trong việc sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên của vịnh
Nha Trang thông qua ước lượng thặng dư tiêu dùng và giá sẵn lòng trả của
khách du lịch nội địa khi thực hiện các hoạt động giải trí du lịch tại vịnh Nha
Trang. Đây chính là những nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch
sinh thái bền vững của ngành du lịch Nha Trang nói riêng, ngành du lịch Khánh
Hòa nói chung.
Thứ tư, các kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những tiền đề cho
việc tạo cơ hội để các kết quả nghiên cứu của Việt Nam có thể có tiếng nói
chung hòa nhập với các kết quả nghiên cứu của nước ngoài trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay.
Cuối cùng, một đóng góp có ý nghĩa trực tiếp và thiết thực nhất của đề tài là
làm tài liệu học tập trong việc nghiên cứu tình huống đối với phương pháp chi
phí du hành theo vùng (ZTCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
trong quá trình giảng dạy Kinh tế tài nguyên môi trường cho sinh viên ngành
kinh tế tại Đại Học Nha Trang.
VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Với những mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục
lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- 7 -

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số gợi ý chính sách về phát triển kinh tế du lịch sinh
thái bền vững.






























- 8 -













Chương 1:


TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
















- 9 -

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Quan điểm
Trên thị trường, người tiêu dùng luôn phải thực hiện phép só sánh giữa khả
năng chi trả của mình và giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ mà mình muốn mua.
Nếu khả năng chi trả của người tiêu dùng lớn hơn giá cả của hàng hóa hoặc
dịch vụ thì họ sẽ quyết định mua hàng hóa đó. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù
mà một số loại hàng hóa không có giá trên thị trường, chẳng hạn như môi
trường: không khí, nước …hoặc vịnh Nha Trang. Những loại hàng hóa này
không được bán trên thị trường, và vì thế không thể xác định giá cả trực tiếp
của chúng như các loại hàng hóa thông thường khác, mặc dù ai cũng có thể
thấy rằng giá trị của chúng là rất lớn.
Thông thường những loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường đa phần là
những hàng hóa công cộng. Do vậy, hàng hóa và dịch vụ môi trường có thể coi
là hàng hóa phi thị trường. Để nhận biết và đánh giá giá trị của hàng hóa phi thị
trường, các nhà nghiên cứu sử dụng những thông tin về mối quan hệ giữa hàng
hóa thị trường và phi thị trường.
Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ
thống môi trường có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các
dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên.
Thứ hai, chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không
thông qua thị trường. Điều này có nghĩa là khi hưởng thụ những dịch vụ giải
trí tại một địa điểm nào đó người ta đã không phải trả tiền hoặc chỉ trả một giá
trị danh nghĩa mà không phản ánh nguồn lực mà xã hội bỏ ra để cung cấp dịch
vụ đó. Vì vậy, không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trị của dịch vụ giải
trí, mà phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá
trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi mà thị trường
quan sát được để xây dựng hàm cầu giải trí.

Đối với một số trường hợp, để có những chính sách đầu tư hiệu quả cho các
chương trình, dự án quan trọng cho việc duy trì hay phát triển môi trường thì
cần phải tiến hành xác định giá trị kinh tế của loại hàng hóa môi trường với tư
cách là một loại hàng hóa đặc biệt. Trong kinh tế môi trường có một số phương
- 10 -

pháp được sử dụng rộng rãi như phương pháp chi phí du hành, phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên hay phương pháp thay đổi năng suất.
1.1.2. Phương pháp chi phí du hành
Phương pháp này được coi là phương pháp lâu đời nhất trong các phương
pháp đánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường (theo Hanley và Spash,
1993). Ý tưởng về phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling (1947) và
được Clawson và Knetsch phát triển chính thức từ năm1966.
Phương pháp chi phí du hành đã được phát triển để định giá các lợi ích của
việc giải trí, nhưng nó có thể được áp dụng để đánh giá bất cứ hoạt động nào
khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt
động đó.
Phương pháp chi phí du hành được coi là một trong những phương pháp
phổ biến nhất được sử dụng để tính giá trị môi trường với tư cách là một loại
hàng hóa không thể mang ra thị trường để bán hay trao đổi. Thông thường
phương pháp chi phí du hành được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp
tính toán giá trị của các địa điểm dành cho các mục tiêu nghỉ ngơi, giải trí thăm
thú cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu của phương pháp này là đo lường lợi ích
thu được từ việc thăm những cảnh quan này một cách gián tiếp thông qua việc
tính toán các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra để đến được địa điểm đó. Trên
thực tế, những chi phí này thường bao gồm chi phí du hành (kể cả chi phí thời
gian bỏ ra cho chuyến du hành đó), phí ra vào cửa tại các địa điểm tham quan,
các chi phí của du khách bỏ ra trong khi đang tham quan, các phí tổn cho các
thiết bị tiêu dùng cần thiết. Do vậy, xét về mặt bản chất, chi phí du hành được
thực hiện nhằm đo lường giá trị sử dụng của một địa điểm, khu du lịch cụ thể.

Phương pháp chi phí du hành không thể đo lường bất kỳ giá trị phi sử dụng
nào.
Đối với phương pháp chi phí du hành được phân làm hai loại: chi phí du
hành cá nhân (ITCM) và chi phí du hành theo vùng (ZTCM). Phương pháp chi
phí du hành cá nhân là xem xét giá trị giải trí và chi phí du hành bỏ ra của từng
cá nhân cụ thể, ngược lại phương pháp chi phí du hành theo vùng là việc phân
chia khu vực xunh quanh địa điểm du lịch thành các vùng khác nhau so với địa
điểm du lịch đó. Việc chia vùng này có thể được thực hiện dưới dạng các
- 11 -

đường tròn đồng tâm, có tâm điểm là khu du lịch và cũng có thể dựa trên việc
phân chia địa danh hành chính hiện hành. Cách chia theo địa danh hành chính
có lợi thế ở chỗ nó cho phép người thực hiện phương pháp chi phí du hành dễ
dàng có được các thông tin về mức độ phân bổ dân cư của từng vùng, làm căn
cứ để dự báo số lượng chuyến du lịch có thể phát sinh trong mỗi vùng. Số
lượng các vùng có thể là rất lớn.

Hình 1.1. Ý tưởng của Hotelling – Từ chi phí du hành đến cầu giải trí
Trong phương pháp chi phí du hành, việc xác định chi phí du hành là rất
quan trọng trong phân tích và tính toán giá trị giải trí. Chi phí du hành của du
khách theo phương pháp chi phí du hành theo vùng được xác định bởi công
thức:
TC
i
= TC(DC
i
,T
i
, F
i

)
Trong đó:
TC
i
: chi phí du hành của du khách từ vùng i.
DC
i
: chi phí di chuyển của du khách từ vùng i.
T
i
: chi phí thời gian của du khách từ vùng i.
F
i
: chi tiêu của du khách từ vùng i tại địa điểm du lịch.

Tỉ lệ viếng thăm

Vùng 2

Vùng 4
Vùng

Vùng
Vùng 4
Vùng 3
Vùng 2
Vùng 1
Chi phí du
hành


Điểm du lịch
- 12 -

Theo OECD (1994), chi phí viếng thăm của một địa điểm bao gồm ba phần:
1) Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc đến và rời khỏi địa điểm, thông
thường là chi phí xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và chi phí phát sinh
khác. Đối với những vùng gần địa điểm nghiên cứu, chi phí di chuyển
chính là chi phí xăng xe để đến được địa điểm và chi phí bảo trì phương
tiện đi lại. Chi phí di chuyển của khách nước ngoài được tính dựa trên
phương tiện di chuyển là máy bay.
2) Chi phí thời gian di chuyển bao gồm cả thời gian ở tại địa điểm. Chi phí
thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch. Chi phí của thời gian
được tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương được ước tính trên cơ sở
thu nhập trung bình của cư dân đô thị trong vùng hoặc có thể du vào số
liệu điều tra thực địa của du khách.
3) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các loại phụ phí khác
Hàm cầu du lịch được ước lượng có dạng:
V
i
= V(TC
i
, POP
i
, S
i
)
Trong đó:
- V
i
: số lượng các chuyến du hành từ vùng i đến địa điểm du

lịch.
- POP
i
: là dân số của vùng i
- S
i
: là biến thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội khác như thu
nhập bình quân của dân cư vùng i.
Trong mô hình trên, biến số phụ thuộc thường được biểu hiện dưới dạng
(V
i
/POP
i
) – số chuyến du lịch bình quân đầu người.
Đường cầu giải trí du lịch của du khách có dạng như sau (Hình 1.2):





- 13 -











Khi đã tính toán được hàm cầu, có thể sử dụng đường cầu này để đánh giá
giá trị giải trí của khu du lịch và thặng dư tiêu dùng mà khách du lịch nhận
được từ chuyến du lịch của họ.
Một cách cụ thể, các bước để tiến hành thực hiện mô hình chi phí du hành
theo vùng bao gồm:
Bước 1: Xác định số vùng của du khách xung quanh địa điểm nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập những thông tin về du khách từ mỗi vùng và số lượng du
khách đã đến thăm từ năm trước.
Bước 3: Thu thập và điều tra mẫu.
Bước 4: Tính tỉ lệ du khách cho từng vùng.
Bước 5: Ước lượng chi phí du lịch.
Bước 6: Xây dựng đường cầu và ước lượng thặng dư tiêu dùng.
Bước 7: Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách.
Mặc dù được áp dụng khá phổ biến trong việc đánh giá giá trị của hoạt
động giải trí, xong phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Phương
pháp này khó chính xác trong trường hợp du khách khi thực hiện du lịch nhiều
tại nhiều địa điểm du lịch khác nhau hoặc thực hiện du lịch kết hợp với nhiều
mục đích khác nhau, v.v Bên cạnh đó, phương pháp này khó xác định những
chi phí đến các địa điểm du lịch thay thế, bởi bản thân các địa điểm du lịch thay
V
2
V
1
P
2


P
1

Lượng khách
Chi phí

du lịch
Đư
ờng cầu về
du lịch
Hình 1.2. Đường cầu giải trí của du khách

- 14 -

thế này thường không đồng nhất với địa điểm mà du khách đang thực hiện hoạt
động du lịch.
1.1.3. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thường được sử dụng để làm rõ giá trị
bằng tiền của những thay đổi được (được giả thiết) về chất lượng môi trường.
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc khảo
sát theo mẫu đối với dân chúng tại các khu vực là đối tượng đang nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp đặc biệt hữu
dụng trong các trường hợp môi trường tại một vùng, hay một khu vực đang bị
đe dọa nghiêm trọng hoặc trong trường hợp người ta biết rõ về giá trị lợi ích mà
các khoản đầu tư mới nhằm cải thiện môi trường trong khu vực này hay khu
vực kia có thể đem lại.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên luôn được sự hỗ trợ của một bảng câu
hỏi được thiết kế có dụng ý và được sử dụng để làm câu hỏi phỏng vấn. Các kết
quả thu được từ việc phỏng vấn sẽ được tổng hợp để thể hiện giá trị của khu
vực môi trường được khảo sát. Độ chính sách của các giá trị tính toán được
đảm bảo ở mức cao, nếu các kết quả tính toán thu được có thể được bổ sung
các thông tin về cá nhân người được phỏng vấn như thu nhập, trình độ học vấn,
trình độ nhận thức về các vấn đề môi trường, v.v…. Phương pháp này cho kết

quả đáng tin cậy nếu người phỏng vấn hiểu đầy đủ vấn đề môi trường, vv….
Trong trường hợp này, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho phép đo lường
chính xác những gì mà người phân tích muốn biết. Một điểm khác biệt căn bản
với phương pháp chi phí du hành đó là trong phương pháp chi phí du hành, kết
quả thu được phụ thuộc vào những gì mà người được phỏng vấn nói rằng ‘họ
mong muốn và có thể làm ‘, chứ không phải nhất thiết những gì họ làm họ sẽ
làm. Vì vậy, nếu đặt ra vấn đề là liệu những gì người phỏng vấn nói có thực sự
trùng với những gì họ làm trên thực tế hay không. Sự khác biệt giữa nói và làm
này cần được đặc biệt chú ý trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi để có được
các giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khoảng cách đó.
Một điểm cơ bản dễ nhận thấy đó là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có
những ưu thế rất quan trọng. Nếu xét về mặt kỹ thuật, phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Ngoài ra,
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp đáng tin cậy duy nhất, có thể
- 15 -

tính toán các giá trị môi trường phi sử dụng. Vì thế, phương pháp này là công
cụ rất quan trọng giúp cung cấp các dữ liệu cần thiết trong nhiều lĩnh vực, nơi
mà các công cụ khác không phát huy được hiệu quả.
Trong những năm trở lại đây, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ngày càng
được các nhà kinh tế học môi trường và giới hoạch định chính sách Mỹ chú ý.
Tại Mỹ, phương pháp này đã được tòa án Mỹ công nhận là một trong những
công cụ hợp pháp để đánh giá giá trị môi trường bởi lẽ :
Thứ nhất, cho tới nay đây là công cụ duy nhất cho phép tính toán giá trị lợi
ích của môi trường phi sử dụng.
Thứ hai, kinh nghiệm thực tiễn của Mỹ và một số nước Châu Âu cho thấy
rằng, các kết quả tính toán về các giá trị môi trường thu được từ các cuộc điều
tra có áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có độ tin cậy cao không kém
gì các kết quả thu được qua việc áp dụng các phương pháp đo lường giá trị sử
dụng khác, và tất nhiên phải được thiết kế tốt và đảm bảo đúng các yêu cầu về

mặt kỹ thuật.
Thứ ba, trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước vượt
bậc về nâng cao năng lực thực hiện các cuộc điều tra quy mô lớn cũng như
năng lực phân tích giải trình các thông tin thu lượm được từ các cuộc điều tra
này. Các thành tựu này có được chính nhờ vào phần lớn sự tiến bộ nhanh và
mạnh của các ngành nghiên cứu khoa học xã hội thực nghiệm, điều tra mẫu, đo
lường lợi ích kinh tế, v.v…
Theo Hanly và Spansh (1993) có các bước cơ bản sau để thực hiện phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên:
- Xây dựng mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc
điểm của hàng hóa và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường.
- Nhận dạng các đối tượng cần hỏi bao gồm cả quá trình lấy mẫu và
chọn người trả lời.
- Thiết kế bảng phỏng vấn và tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn
trực tiếp, bằng điện thoại hoặc gửi thư.
- Phân tích và tổng hợp các kết quả cá nhân để xác định giá trị cho nhóm
bị ảnh hưởng do thay đổi chất lượng môi trường. Bước này có thể trình
bày các bảng tính đơn giản hoặc phân tích kinh tế lượng.
- 16 -

- Sử dụng ước lượng giá sẵn lòng trả trong phân tích lợi ích chi phí.
Theo Haab and McConnell (2002), mô hình cơ bản cho việc phân tích
những câu trả lời trong nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên xuất phát từ mô hình
đánh giá độ thỏa dụng ngẫu nhiên. Hàm hữu dụng của người trả lời thứ j được
xác định một cách gián tiếp như sau:
U
ij
= U
i
(Y

j
, Z
j
, ε
ij
) Haab và McConnell (2002: 25)
Trong đó: Y
j
là yếu tố thu nhập của người trả lời thứ j
Z
j
là yếu tố thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội của người trả lời
thứ j
ε
ij
là yếu tố không quan sát được về sự ưu thích của người trả lời
Để mô tả các đặc tính của i có hai giá trị: “0” và “1”. Giá trị “1” là giá trị
sẵn lòng trả và giá trị ‘0” là giá trị không sẵn lòng trả cho cho việc cải thiện
hàng hóa chất lượng môi trường.
Khi có sự thay đổi từ trạng thái “0” tới trạng thái “1”, những đặc tính khác
được đưa vào để làm thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia được gọi là
hàng hóa chất lượng môi trường (q) được thể hiện trong mô hình. Vì vậy, hàm
hữu dụng ở trạng thái “0” và trạng thái “1” được viết như sau (Haab và
McConnell, 2002: 25):
U
0j
= U
0
(Y
j

, Z
j
, q
0
, ε
0j
)
U
1j
= U
1
(Y
j
, Z
j
, q
1
, ε
1j
)
Một câu hỏi sẽ đề nghị người trả lời về mức sẵn lòng trả của họ cho việc
cải thiện chất lượng môi trường. Họ sẵn lòng trả ở mức T
j
và nếu như chất
lượng môi trường thay đổi từ trạng thái “0” đến trạng thái ‘1”. Nếu câu trả lời
là “Có”, điều này có nghĩa rằng họ sẵn lòng trả và độ thỏa dụng của họ có thể
cao hơn trạng thái “0” hoặc ở trạng thái “1” .
- 17 -

U

1j
(Y
j
- T
j
, Z
j
, ε
1j
) > U
0j
(Y
j
, Z
j
, ε
0j
) (Haab và McConnell, 2002: 25)
Khả năng để du khách trả lời là “Có” là khả năng mà người được phỏng vấn
nghĩ rằng họ có thể sẽ tốt nhất ở trạng thái “1”, mặc dù họ chỉ trả ở trạng thái T
j

Pr(Có
j
) = Pr(U
1j
(Y
j
- T
j

, Z
j
, ε
1j
) > U
0j
(Y
j
, Z
j
, ε
0j
) (Haab and McConnell, 2002:
25)
Biến đổi một cách đơn giản, hàm hữu dụng được viết dưới dạng:
Pr(Có
j
) = Pr[V
1j
(Y
j
- T
j
, Z
j
) + ε
1j
) > V
0j
(Y

j
, Z
j
) + ε
0j
] (Haab và McConnell,
2002: 26)
Hàm hữu dụng này là một hàm tuyến tính và có thể được viết dưới dạng:
V
1j
(Y
j
- T
j
, Z
j
) = α
1
Z
j
+ β
1
(Y
j
– T
j
)
V
0j
(Y

j
, Z
j
) = α
0
Z
j
+ β
0
Y
j

V
1j
(Y
j
- T
j
, Z
j
) - V
0j
(Y
j
, Z
j
) = (α
1
-


α
0
)Z
j
+ β
1
(Y
j
– T
j
) - β
0
Y
j

Với giả thiết rằng hữu dụng biên của thu nhập là một hằng số nằm giữa
trạng thái “0” và trạng thái “1” β
1
bằng với β
0
(Haab và McConnell, 2002), nên
có thể viết lại hàm như sau:
V
1j
- V
0j
= (α
1
-


α
0
)Z
j
- βT
j

Đặt α = (α
1
-

α
0
) , do đó:
V
1j
- V
0j
= αZ
j
- βT
j

Khả năng để du khách trả lời là “Có” sẽ là:
Pr(Có
j
) = Pr(αZ
j
- βT
j

+ ε
j
>0) ε
j
= ε
1j
- ε
0j
(Haab và McConnell, 2002: 27)
Để ước lượng mô hình hữu dụng ngẫu nhiên với hàm hữu dụng tuyến tính,
chúng ta sử dụng mô hình hồi qui logit với hai giá trị trả lời là Có/ Không đối
- 18 -

với câu hỏi sẵn lòng trả (biến phụ thuộc). Các mức giá sẵn lòng trả và những
đặc điểm kinh tế xã hội của du khách được giải thích bởi phương trình như sau:
(
)
( )
ijjj
ijjj
ZY
ZY
j
e
e
CóP
ε
ε
,,
,,

1
)(
+
=

Cũng theo Haab và McConnell (2002), nếu trả lời ‘Có” ở một mức giá cụ
thể, mức giá sẵn lòng trả của người phỏng vấn cho việc cải thiện chất lượng
môi trường có thể bằng hoặc lớn hơn giá đó. Nếu trả lời là “Không”, điều này
có nghĩa là mức giá sẵn lòng trả sẽ thấp hơn mức giá đó. Giả sử rằng ở mỗi
mức giá t
j
nếu người i trả lời là ‘Có”, điều này có nghĩa là WTP
i
≥ t
j
. Nếu người
i trả lời là không, có nghĩa là WTP
i
< t
j
. Điều này cho thấy rằng, giá sẵn lòng
trả (WTP) có thể được xem như là biến ngẫu nhiên với hàm phân phối tích lũy
F
w
(t
j
). Xác suất để nhận được câu trả lời về giá sẵn lòng trả WTP nhỏ hơn t
j
sẽ
là:

Pr(WTP
i
< t
j
) = F
w
(t
j
) (Haab và McConnell, 2002: 60)
 Pr(WTP
i


t
j
) = 1- F
w
(t
j
) = P
j

Giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên có phân phối nằm giữa giá trị 0 và giá trị a
sẽ là: E(WTP) =
∫∫
−=
a
w
a
w

dWTPFWTPdF
00
]1[
(Carlsson)
Trong nghiên cứu này, có sáu mức giá sẵn lòng trả được thiết lập đó là: t
1
, t
2
,
t
3
, t
4
, t
5,
t
6
. Từ kết quả trả lời của mẫu điều tra và số lượng mẫu trả lời là “Có”, tỉ
lệ mẫu trả lời “Có” trên tổng số mẫu trả lời là: P
1
, P
2
, P
3
, P
4
, P
5,
P
6

. (Xem bảng)
Bảng 1.1. Phương pháp xác định giá sẵn lòng trả trung bình
Mức sẵn
lòng trả
(t
j
)
Số mẫu trả lời
(n)
Số mẫu trả lời “Có”
(Y)
Tỉ lệ trả lời (P
j
)
(Y/n)
t
1
P
1
- 19 -

t
2
P
2
t
3
P
3
t

4
P
4
t
5
P
5
t
6
P
6
(Nguồn: Phương pháp của Kaplan-Meier-Turnbull)
Tiếp đó, bằng cách mô tả mức giá sẵn lòng trả (t
j
) và tỉ lệ trả lời “Có” (P
j
)
trong đồ thị với (t
j
) là trục hoành và P
j
là trục tung. Bằng cách sử dụng phương
pháp ước lượng của Kaplan-Meier-Turnbull để thấy được mức sẵn lòng trả
trung bình (là phần đường kẻ in đậm)








Giá sẵn lòng trả trung bình của du khách được xác định như sau:
MWTP = ∑t
j
(P
j
– P
j+1
)
1.2. TÓM LƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.2.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước
Phần lớn các nghiên cứu về giá trị giải trí của tài nguyên môi trường đều sử
dụng phương pháp chi phí du hành (TCM) hoặc phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM).
t
j

P
j

t
1
t
2
t
3
t
4
t

5

P
1

P
2

P
3

P
4

P
5

Mean
WTP
Hình 1.3. Ước lượng giá sẵn lòng trả trung bình của Kaplan-MeierTurnbull

P
6
t
6

- 20 -

Driml (1999) đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để tìm ra giá trị
của Rặng San Hô Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía Đông nước Úc là

769 triệu đô la Úc. Giá trị tính được chỉ bao gồm chi tiêu của du khách du lịch
cho các hoạt động giải trí (giá trị tài chính) nhưng đã không phản ánh được
tổng giá trị của rặng san hô.
Hodgson và Dixon (1988) sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để đo
lường tổng doanh thu từ du lịch san hô vùng đảo Palawan ở Philippines. Giá trị
du lịch (khả năng tiếp nhận của khách sạn, số khách, thời gian lưu trú…) được
đưa về giá trị hiện tại là 6.280 đô la Mỹ và 13.334 đô la Mỹ nếu cấm khai thác
san hô.
Hundle (1990) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị
thặng dư tiêu dùng trong một năm của khách du lịch tại Úc là khách quốc tế đối
với “ Khu vực san hô” ở Úc tương ứng là 117.500.000 đô la Úc và 26.700.000
đô la Úc và phân bổ 105.600.000 đô la Úc là giá trị của san hô trong điều kiện
có tính tới tất cả các đặc tính của “ Khu vực san hô”. Ngoài ra tác giả còn so
sánh phương pháp đánh giá ngẫu nhiên với phương pháp chi phí du hành.
Dixon và cộng sự (1993) đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để
ước lượng giá sẵn lòng trả cho công viên bờ biển Bonaire. Giá sẵn lòng trả
trung bình là 27,4 đô la Mỹ và thặng dư tiêu dùng là 325.000 đô la Mỹ.
DuYaping (2003) đã sử dụng phương pháp chi phí du hành và phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng nước cho
mục đích giải trí ở hồ phía tây Wuhan, Trung Quốc. Giá trị của việc cải thiện
chất lượng nước của hồ này được xác định là 41,62 triệu Nhân dân tệ và thặng
dư tiêu dùng khi chất lượng nước của hồ được cải thiện là 1,911 triệu Nhân dân
tệ.
Churaitapvong và Jittapatr Kruavan (2003) cũng đã sử dụng phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên trong nghiên cứu điển hình về cải thiện chất lượng nước
của sông Chaopraya, Thái Lan với mẫu nghiên cứu điều tra 1100 hộ gia đình
sống ven sông này. Giá sẵn lòng trả của mỗi hộ gia đình cho việc cải thiện chất
lượng nước con sông này được tìm ra là 100,81 bath/ tháng.



- 21 -

1.2.2. Kết quả nghiên cứu trong nước
Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP) và cơ quan hợp tác & phát triển Thụy Sỹ (SDC) (2001) đã sử dụng
phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước
lượng giá trị giải trí của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là 27 triệu đô la Mỹ và
thặng dư tiêu dùng là 7,5 triệu đô la Mỹ trong năm 2000, giá sẵn lòng trả thêm
cho việc thuê phòng để thành lập ra một quỹ duy trì hoạt động bảo vệ và phát
triển tài nguyên môi trường của vịnh Hạ Long trung bình là 2,32 đô la Mỹ cho
một ngày đêm nghỉ.
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1996) đã sử dụng phương pháp chi
phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị
giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương. Tổng thặng dư tiêu dùng của du khách
là 105 triệu đồng vào năm 1995. Giá sẵn lòng trả trung bình của du khách nội
địa là 4.311 đồng và của khách quốc tế là 42.167 đồng cho việc cải thiện đường
xá, khoanh nuôi các nơi bảo tồn động vật tại đây.
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam (2001) đã sử dụng phương pháp
chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá trị giải trí của
cụm đảo san hô – Hòn Mun, Nha Trang. Giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn
Mun được ước tính là 259,8 tỷ đồng vào năm 2000.
Trần Thu Hà & Vũ Tấn Phương (2006), đã sử dụng phương pháp chi phí du
hành để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn Quốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ
Thác Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách nội địa
đối với địa điểm này là 1.552 triệu đồng và của Hồ Thác bà là 586 triệu đồng.
Đặng Lê Hoa & Nguyễn Thị Ý Ly (2007) sử dụng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên để ước lượng giá sẵn lòng trả của các hộ gia đình tại Thành Phố Hồ
Chí Minh về kế hoạch bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò – Xa Mát ở Tây Ninh là
5.666 đồng. Những hộ gia đình này sẵn lòng trả giá trị trên hàng tháng được
tính thêm vào hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình này.

Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần các nghiên cứu khi đánh giá
giá trị của tài nguyên môi trường rất thường sử dụng hai phương pháp phổ biến,
đó là phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Đặc
biệt khi sử dụng phương pháp chi phí du hành thường dùng để đánh giá giá trị
của tài nguyên môi trường dưới góc độ của giá cả thị trường mà cụ thể là những
- 22 -

chi tiêu của du khách, trong khi đó phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để
đánh giá mức giá sẵn lòng trả hay sẵn lòng chấp nhận của người hưởng thụ
hoặc người chịu ảnh hưởng những thiệt hại của môi trường nếu muốn bảo vệ
duy trì và tái tạo tài nguyên môi trường đó.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Giá trị giải trí du lịch của du khách nội địa đối với vịnh Nha Trang là gì?
- Lợi ích thu được từ hoạt động du lịch của du khách nội địa tại Nha Trang
được tính toán phù hợp từ phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) sẽ
lớn hơn tổng doanh số thu được từ hoạt động du lịch của du khách nội địa tại
Nha Trang?
- Có phải những nhân tố như chi phí du hành, thu nhập và các đặc điểm
kinh tế xã hội của du khách nội địa ảnh hưởng tới cầu giải trí đối với vịnh Nha
Trang?
- Có phải giá sẵn lòng trả của du khách chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố
như: thu nhập và các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách?
- Lợi ích giải trí bị mất đi của du khách có lớn hơn doanh số thu được hàng
năm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm của vịnh Nha Trang ?

















- 23 -













Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


















- 24 -

2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu của đề ra thì qui trình nghiên cứu của đề tài được
tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu các cơ sở lý
thuyết của mô hình chi phí du hành theo vùng ZTCM (Zonal Travel Cost
Method), phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đồng thời tổng quan về các kết quả
nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình
nghiên cứu của đề tài. Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử tại các địa điểm
khác nhau của vịnh Nha Trang như Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng, v.v…để
bước đầu khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giá trị giải trí du
lịch và giá sẵn lòng trả của du khách. Cùng với những kết quả nghiên cứu trước
của các tác giả khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng bảng câu
hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo. Toàn bộ qui
trình nghiên cứu này được tóm tắt trong sơ đồ 2.1 như sau:

- 25 -


Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu
2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế để đánh giá về hành vi và hoạt động du
lịch của du khách nội địa. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bảng câu hỏi sơ
bộ là được tổng hợp từ ba nguồn: Từ các nghiên cứu trước, từ ý kiến tư vấn của
giáo viên hướng dẫn và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm. Các
thông tin cơ bản trong bảng câu hỏi bao gồm: mục đích của chuyến viếng thăm
Nha Trang, chi phí cho chuyến viếng thăm, những hoạt động của chuyến viếng
thăm, những thông tin cá nhân của du khách như: tuổi, thu nhập, trình độ học
vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính và một số thông tin cá nhân khác. Ngoài ra,
Phỏng vấn thử
N=50
Giai đoạn 1:
Nghiên cứu tài
liệu và phát
triển bản hỏi
Giai đo
ạn 2:

Nghiên cứu
thực địa và
phân, tích tổng
hợp
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu giá trị
tài nguyên môi trường (Lý thuyết giá trị tài
nguyên môi trường, mô hình ZTCM và mô
hình CVM)

Định hướng
mô hình lý
thuyết
Bản câu hỏi mẫu
Ước lượng giá trị giải trí
du lịch của du khách

Hoàn thiện bản câu hỏi
Nghiên cứu chính thức (N = 400)
Phân tích mô tả
ANOVA
Phân tích nhân tố khẳng
định (CFA)

B
ản câu hỏi
chính thức
Đưa ra gợi ý chính sách về phát triển du lịch
sinh thái bền vững

×