Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY MDF GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU
VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
CÔNG TY MDF GIA LAI

NGÔ THỊ TÚ TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
CÔNG TY MDF GIA LAI”, do Ngô Thị Tú Trinh, 2006-2010, ngành KINH TẾ NÔNG
LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ………………

Người hướng dẫn
Lê Văn Lạng

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lần đầu tiên cho đến hôm nay tôi mới viết được nên lời cảm ơn ba mẹ, người
đã sinh thành ra tôi. Tôi luôn khắc sâu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha
mẹ đã vì con mà chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Con xin cảm ơn.
Tôi cũng xin cảm ơn chú bác anh chị em tôi đã giúp đỡ động viên tôi rất nhiều
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh cùng quí thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi suốt quá
trình học tập.

Đặc biệt là thầy Lê Văn Lạng, tôi xin gởi tới thầy lòng biết ơn chân thành. Cảm
ơn thầy trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các anh chị, cô chú trong Công ty đã giúp
tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế Hoạch – Thị
Trường và Kế Toán.
Tôi cũng cảm ơn những người bạn của tôi, luôn có mặt để giúp tôi nhũng khó
khăn trong học tập và cả trong cuộc sống.
Xin Chân Thành Cảm Ơn
Sinh Viên

Ngô Thị Tú Trinh

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ THỊ TÚ TRINH. Tháng 08 năm 2010. “Nghiên Cứu Vấn Đề Đảm Bảo
Nguồn Nguyên Liệu và Hoạt Động Marketing của Công Ty MDF Gia Lai”.

NGO THI TU TRINH. August 2010. “Research Ensure Raw Materials
Issues and Marketing Activities of The Gia Lai MDF Company”.

Trong bối cảnh rừng tự nhiên đang dần cạn kiệt thì nhu cầu về ván nhân tạo
thay thế đang được quan tâm của tất cả mọi người. Vì thế, Công ty ra đời nhằm mục
đích bổ sung cho nhu cầu đang bức thiết của thị trường. Bằng phương pháp so sánh,
quy nạp, thống kê mô tả và phân tích ma trận SWOT từ những số liệu sơ cấp, thứ cấp
từ công ty, sách báo, internet…, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vấn đề đảm bảo
nguồn nguyên liệu và hoạt động Marketing của công ty MDF Gia Lai”. Đề tài nhằm
tìm hiểu thực trạng cung ứng nguồn nguyên liệu để những khả năng đáp ứng NL đầu

vào cho công ty MDF Gia Lai hoạt động và sản xuất có hiệu quả, đồng thời phân tích
hoạt động Marketing SP của công ty để biết được những thuận lợi và khó khăn của
công ty từ đó giúp cho công tác quản lý và quy hoạch định hướng VNL và công tác
Marketing SP để công ty có kế hoạch sản xuất một cách chủ động và có hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình cung ứng nguyên liệu cho công ty đang
dần đi xuống, hiện tại tuy vẫn đáp ứng đủ cho sản xuất nhưng trong tương lai nguồn
cung ứng này không ổn định và bấp bênh. Nhìn vào thực tế này, công ty cần phải có
một kế hoạch định hướng quy hoạch cho VNL của chính mình, đồng thời cần có
những biện pháp, chính sách thu hút nguồn nguyên liệu thu mua đồng thời cải tiến
biện pháp kỹ thuật thay thế nguồn nguyên liệu mới. Một hoạt động không kém phần
quan trọng phải kể đến là vai trò của Marketing SP ra thị trường. Mặc dù có những
chính sách Marketing SP cho công ty mình nhưng MDF Gia Lai vẫn chưa đạt hiệu
quả, chưa chú trọng nhiều đến công tác xúc tiến bán hàng, quảng cáo, tạo dựng thương
hiệu, vì thế cần thành lập phòng Marketing riêng biệt, nghiên cứu thị trường, tăng
cường công tác quảng bá thương hiệu, SP đến người tiêu dùng.
iv


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH


xi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1

Mục tiêu chung

2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu vài nét về Công ty

4

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.2 Vị trí địa lý


6

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ

7

2.1.4 Mục tiêu và phương hướng phát triển

7

2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

8

2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

8

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

9

2.3 Tình hình nhân sự của nhà máy

10

2.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn

12


2.5 Tình hình cơ sở vật chất

13

2.6 Công nghệ và thiết bị sản xuất ván MDF

13

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

16

16

3.1.1 Vấn đề nguyên liệu trong sản xuất ván sợi ép

16

3.1.2 Vấn đề Marketing trong tiêu thụ SP

18

v


3.1.3 Các phương thức Marketing-Mix

20


3.1.3 Sơ đồ nghiên cứu

27

3.1.4 Các chỉ tiêu đo lường mức độ đảm bảo nguồn NL

29

3.1.5 Các công cụ sử dụng trong hoạt động Marketing

30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1 Thu thập số liệu

30

3.2.2 Phân tích số liệu

30

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32

4.1


Tình hình SX-KD của Công ty MDF Gia Lai

32

4.2

Thực trạng cung ứng NL của Công ty trong những năm qua

34

4.2.1

4.2.2
4.3

Tình hình cung ứng NL từ khai thác rừng trồng của các đội trồng rừng
và các đơn vị hợp tác của Công ty

34

Tình hình thu mua NL từ bên ngoài

36

Khả năng đáp ứng nguồn NL cho sản xuất

38

4.3.1


Tình hình cung ứng và sử dụng NL

38

4.3.2

Tình hình cung ứng NL theo tháng

39

4.3.3

Tình hình tồn kho nguyên vật liệu

40

4.3.4

Năng lực sản xuất của Công ty trong những năm qua

41

4.3.5

Khả năng sử dụng máy móc thiết bị

41

4.3.6


Khả năng đảm bảo NL cho hiện tại và tương lai

41

4.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình đảm bảo nguồn NL cho sản xuất

45

4.4.1

Cơ cấu giống

45

4.4.2

Giá cả thu mua

45

4.4.3

Chất lượng NL khai thác và thu mua

46

4.4.4


Nguồn vốn cho đầu tư rừng trồng và thu mua

47

4.4.5

Vận chuyển

48

4.4.5

Phụ thuộc thời tiết

48

4.4.6

Vấn đề hợp tác với các đơn vị trồng rừng

49

4.4.7

Vấn đề quản lý và bảo vệ rừng

49

4.5


Tình hình sản xuất của Công ty

50

4.6

Tình hình tiêu thụ

50
vi


4.6.1

Thị trường tiêu thụ SP

50

4.6.2

Doanh thu tiêu thụ SP

52

4.7

Tìm hiểu thái độ hành vi của người tiêu dùng

52


4.7.1

Những yếu tố quan trọng để KH chọn mua

52

4.7.2

Phản ánh của KH

53

Chiến lược Marketing

53

4.8
4.8.1

Chiến lược SP

53

4.8.2

Chiến lược giá cả

57

4.8.3


Chiến lược phân phối

60

4.8.4

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

62

4.9

Phân tích đối thủ cạnh tranh

66

4.10

Những thuận lợi và khó khăn trong Marketing của Công ty

68

4.10.1 Điểm mạnh

69

4.10.2 Điểm yếu

69


4.10.3 Cơ hội

69

4.10.4 Nguy cơ

70

4.11

Những giải pháp cho nguồn NL và hoạt động Marketing SP để nâng cao hiệu

quả SX-KD của Công ty

71

4.11.1

Giải pháp cho nguồn NL

72

4.11.2

Giải pháp cho hoạt động Marketing

74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

79

79

5.1.1 Về công tác thu hút lượng cung ứng NL đảm bảo cho quá trình sản xuất 79
5.1.2 Hoạt động Marketing của Công ty
5.2

Kiến nghị

79
80

5.2.1

Đối với Công ty

80

5.2.2

Đối với chính quyền Nhà nước và địa phương

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLRPH

:

Ban quản lý rừng phòng hộ

DN

:

Doanh nghiệp

DT

:

Doanh thu

DTT

:

Doanh thu thuần

KH


:

Khách hàng

KH-KT

:

Khoa học kỹ thuật

KH-TT

:

Kế hoạch – Thị trường

KV

:

Khu vực

LN

:

Lâm nghiệp

LN


:

Lợi nhuận

MMTB

:

Máy móc thiết bị

NL

:

Nguyên liệu

No&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PP

:

Phân phối

QC


:

Quảng cáo

QLBV

:

Quản lý bảo vệ

QLBVR

:

Quản lý bảo vệ rừng

SP

:

Sản phẩm

SX-KD

:

Sản xuất – Kinh doanh

TD


:

Tiêu dùng

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

VNL

:

Vùng nguyên liệu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công ty Năm 2009

11

Bảng 2.2. Tình Trạng Tài Sản và Nguồn Vốn Của Công ty Năm 2009

12

Bảng 2.3. Tình Hình Trang Bị Cơ Sở Vật Chất của Công ty Năm 2009


13

Bảng 3.1. Các Đặc Trưng Quyết Định Marketing

21

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động SX-KD

32

Bảng 4.2. Tình Hình Khai Thác NL của 4 Đội Trồng Rừng của Công ty và Các Đơn
Vị Hợp Tác Với Công ty

34

Bảng 4.3. Tình Hình Cung Ứng NL Của Bốn Đội Trồng Rừng của Công ty

35

Bảng 4.4. Tình Hình Cung Ứng NL của Các Đơn Vị Hợp Tác

36

Bảng 4.5. Tình Hình Thu Mua NL Từ Các Hộ Dân

37

Bảng 4.6. Tình Hình Cung ứng và Sử Dụng NL


38

Bảng 4.7. Tình Hình Khai Thác và Thu Mua NL Trong Tháng

39

Bảng 4.8. Tồn Kho NL

40

Bảng 4.9. Tình Hình Thiếu Hụt NL So Với Công Suất Hoạt Động của Công ty

41

Bảng 4.10. Hiệu Suất Sử Dụng MMTB

41

Bảng 4.11. Diện Tích Trồng Rừng Mới Từ Năm 2003 Đến 2009 Chuẩn Bị Khai Thác
Từ Năm 2010 Đến 2016

42

Bảng 4.12. Diện Tích Rừng Tái Sinh từ 1998-2002 Chuẩn Bị Cho Khai Thác 2010 2014

43

Bảng 4.13. Tình Hình Biến Động Giá Thu Mua NL Qua Các Năm

46


Bảng 4.14. Tình Hình Vay Vốn Của Công ty

47

Bảng 4.15. So Sánh Lãi Suất Vốn Vay Của Công ty Qua 2 Năm

47

Bảng 4.16. Tình Hình Sản Xuất Ván MDF Gia Lai

50

Bảng 4.17. Thị Trường Tiêu Thụ Ván MDF ở 3 Miền Qua 2 Năm 2008 và 2009

50

Bảng 4.18. Tình Hình DT Tiêu Thụ SP

52

Bảng 4.19. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Ván MDF Gia Lai

52

Bảng 4.20. Chỉ Tiêu Chất Lượng Ván

54
ix



Bảng 4.21. Định Mức Tiêu Hao Nguyên Nhiên Vật Liệu/M3 SP Năm 2009

56

Bảng 4.22. Các Khoản Mục Tạo Nên Giá Thành SP Năm 2009

58

Bảng 4.23. So Sánh Giá Bán và Giá Thành SP

58

Bảng 4.24. Tình Hình Tiêu Thụ Ván Qua Kênh Phân Phối

61

Bảng 4.25. Cơ Cấu Chi Phí Bán Hàng Năm 2009 của Công ty MDF Gia Lai

65

Bảng 4.26. Đánh Giá Tiềm Năng Của Các Đối Thủ So Với MDF Gia Lai

66

Bảng 4.27. Các Yếu Tố Cạnh Tranh Trên Thị Trường Ván MDF

67

Bảng 4.28. So Sánh Giá Ván MDF Gia Lai với Giá Ván MDF Malaysia


67

Bảng 4.29. Phân Tích Ma Trận SWOT

71

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Logo Công ty MDF Gia Lai

4

Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý của Công ty MDF Gia Lai

8

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Ván MDF

14

Hình 3.1. Cấu Trúc của Marketing – Mix

19

Hình 3.3. Các Giai Đoạn Trong Chu Kỳ Sống của SP


20

Hình 3.4. Đồ Thị Điểm Hoà Vốn

23

Hình 3.5. Kênh Phân Phối Phổ Biến Cho Hàng Hoá Công Nghiệp

24

Hình 3.6. Mô Hình Nghiên Cứu

27

Hình 4.1. Tình Hình Biến Động Sản Lượng Khai Thác NL Của Công ty và Các Đơn
Vị Hợp Tác Qua Các Năm

35

Hình 4.2. Tình Hình Biến Động Sản Lượng Thu Mua NL Qua Các Năm

37

Hình 4.3. Tình Hình Cung ứng NL Theo Tháng

39

Hình 4.4. Tổng Diện Tích Rừng Trồng Của Các Đội Trồng Rừng và Các Đơn Vị Hợp
Tác Chuẩn Bị Kế Hoạch Sản Xuất Hiện Tại và Các Năm


44

Hình 4.5. Thị Trường Tiêu Thụ Ván MDF ở Các Thị Trường Trong Nước

51

Hình 4.6. Các Kênh Phân Phối Của Công ty

60

Hình 4.7. Tình Hình Tiêu Thụ Ván MDF Gia Lai Qua Các Kênh Phân Phối

61

Hình 4.8. Quy Trình Đặt Hàng Và Giao Hàng

63

Hình 4.9. Biểu Diễn Giá Cả Cạnh Tranh Giữa Ván MDF Gia Lai và Malaysia

68

Hình 5.1. Sơ Đồ Ban Marketing

75

xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1: Bảng giá ván MDF Gia Lai loại A mới nhất áp dụng từ ngày 1/1/2010

xii

84


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Làm thế nào để một công ty hoạt động có hiệu quả? Đây là một câu hỏi lớn của
tất cả các DN khi bước vào hoạt động công ty. Không nằm trong ngoại lệ, công ty
MDF Gia Lai sản xuất ván sợi ép cũng đang trăn trở rất nhiều vấn đề để làm thế nào
công ty sản xuất và kinh doanh SP có hiệu quả trên thị trường. Nhưng để SP của mình
khẳng định được ưu thế và có được một vị trí ổn định trên thị trường thì đòi hỏi sự đầu
tư và nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty MDF Gia Lai.
Để sản xuất ra SP thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn NL và khả năng đáp ứng
NL cho hoạt động sản xuất của công ty được liên tục và đảm bảo tiến độ kế hoạch đặt
ra. Mới nghe đến nguồn NL gỗ cho sản xuất ván sợi ép của công ty MDF Gia Lai thì
người ta sẽ nghĩ đây không phải là vấn đề khó khăn của công ty này vì nó được đặt
ngay giữa VNL của Tây Nguyên. Tuy nhiên công ty cũng gặp không ít khó khăn về
đảm bảo nguồn NL và phát triển VNL. Nguồn NL gỗ tự nhiên dùng lâu ngày cũng sẽ
cạn kiệt, vì thế kế hoạch xây dựng VNL và thu mua NL của công ty phải là vấn đề
được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hiểu được thực trạng của VNL và khả năng đáp
ứng NL sẽ giúp công ty có kế hoạch kịp thời cho phát triển VNL và kế hoạch sản xuất
trong hiện tại và tương lai.
Nhưng chưa hết, đảm bảo được nguồn NL cho kế hoạch sản xuất rồi mà công
tác tiêu thụ SP không hiệu quả thì dù cho NL nhiều, sản xuất tăng mà không bán được
thì cũng không đạt hiệu quả. Muốn tìm hiểu công tác tiêu thụ SP của công ty ra sao ta

phải tìm hiểu đến công tác Marketing SP ra thị trường thế nào?
Trong tiêu thụ SP thì việc làm thế nào để doanh số của công ty ngày càng đảm
bảo và tăng cao là điều rất quan trọng. Nhưng để được như vậy SP của công ty phải có
một chỗ đứng vững chắc, uy tín của SP ngày càng được khẳng định và nâng cao trên


thị trường. Điều này đối với một SP ván gỗ nội thất như ván MDF là một điều rất nan
giải. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ván khác nhau cả trong và ngoài nước
để người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng họ quyết định lựa chọn loại ván nào, của nhà sản
xuất nào thì đó mới là vấn đề. Vì thế nhà sản xuất và phân phối cũng phải lựa chọn
những phương thức kinh doanh và áp dụng những chính sách gì đối với SP mình để
thu hút người tiêu dùng. Vậy công ty MDF Gia Lai đã lựa chọn và sử dụng những
chiến lược Marketing với các chính sách về SP, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng...
như thế nào để chiêu mộ KH đến với SP mình? Các chính sách này có thực sự đạt hiệu
quả hay không?
Làm rõ những nghi vấn, thắc mắc trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu vấn đề đảm bảo nguồn nguyên liệu và hoạt động Marketing của công ty MDF
Gia Lai” dưới sự chấp thuận của Khoa kinh tế - Đại học Nông lâm TPHCM cùng với
sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Văn Lạng. Đề tài nhằm đưa ra mối liên kết hài hòa giữa
nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ để công ty có giải pháp tác động tích cực lên các hoạt
động của từng khâu trong quá trình này. Từ đó thúc đẩy hoạt động SX-KD sao cho có
hiệu quả nhất. Đây là mục tiêu của công ty và cũng là mục đích của đề tài. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô và các bạn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng VNL của công ty MDF và những khả năng đáp ứng NL
đầu vào cho công ty hoạt động và sản xuất có hiệu quả, đồng thời phân tích hoạt động
Marketing SP của công ty để biết được những thuận lợi và khó khăn của công ty từ đó
giúp cho công tác quản lý và định hướng quy hoạch VNL và công tác Marketing SP để

công ty có kế hoạch sản xuất một cách chủ động và tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát thực trạng cung ứng và các nhân tố đảm bảo nguồn NL của công ty.
 Phân tích hoạt động Marketing SP ván sợi ép của công ty và xác định những
thuận lợi và khó khăn trong hoạt động Marketing của công ty.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động SX-KD của công ty.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty MDF Gia Lai – Km 19, Xã
Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
 Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 27/3/2010 đến 17/7/2010.
 Về số liệu: Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu thống kê, báo cáo hoạt
động SX-KD, thực trạng cung ứng NL và hoạt động Marketing của công ty trong các
năm 2007, 2008, 2009.
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu: Nêu lên lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu và
những giới hạn về không gian và thời gian của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày chi tiết
những vấn đề lý luận liên quan đến VNL và hoạt động Marketing SP của công ty,
những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của công ty, đồng thời giới thiệu về các
phương pháp thu thập và xử lý số liệu dùng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về công ty: lịch sử hình thành,
tình hình chung, bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đánh giá thực trạng VNL của
công ty, những khả năng đảm bảo cung ứng NL cho công ty và hoạt động Marketing
SP ván sợi ép của công ty. Phân tích sự ảnh hưởng của VNL, tình hình cung ứng và
hoạt động Marketing SP đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đưa ra những kết luận cho vấn đề nghiên
cứu và đề xuất những kiến nghị đối với công ty để cải thiện những khó khăn hay bất
cập của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu vài nét về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên gọi: Công Ty MDF Gia Lai.
Tên giao dịch: Gia Lai Medium Density Fiber Board Company (Gia Lai MDF
Company).
Loại hình DN: DN nhà nước - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hình 2.1. Logo Công ty MDF Gia Lai
Điện thoại: 059.3537069/3537106
Fax: 059.3537068
Email:
Website: />Giấy đăng ký kinh doanh số: 110531
do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp
ngày 10/10/2002.
Quá trình thành lập công ty:
Công ty MDF Gia Lai là DN nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, đơn vị thành
viên của Tổng công ty LN Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 3642/QĐBNN/TCCB ngày 15 tháng 09 năm 1999 và Quyết định số 4058/QĐ/BNN-TCCB
ngày 02 tháng 10 năm 2002 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty MDF Gia Lai được thành lập trên cơ sở sát nhập công ty LN Gia Lai và
nhà máy MDF Gia Lai. Công ty MDF Gia Lai là đơn vị thành viên tiêu biểu của Tổng

công ty LN Việt Nam về hoạt động LN bền vững: phát triển vùng rừng NL gắn với


nhà máy chế biến. Công ty đang thực hiện dự án VNL và nhà máy ván MDF cường độ
trung bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/QĐ-TTG
ngày 18/2/1998.
Tổ chức và quản lý hoạt động SX-KD của công ty MDF Gia Lai được thực hiện
bằng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Tổng vốn đầu tư: 515,4 tỷ đồng, trong đó trồng rừng NL: 180 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
 Trồng rừng và quản lý, khai thác VNL phục vụ nhà máy MDF Gia Lai.
 Sản xuất chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản.
 Khai thác gỗ và lâm sản.
 Chế biến ván nhân tạo từ NL rừng trồng, sản xuất và kinh doanh xuất nhập
khẩu ván nhân tạo, đồ mộc…
 Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
Quá trình phát triển:
Ra đời trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa công ty đã nổ lực cố gắng hết mình để hòa nhập vào nhịp độ phát triển của đất
nước. Nhà máy MDF bắt đầu hoạt động và chạy thử công nghệ từ tháng 6 năm 2002.
Bước đầu chạy thử công nghệ gặp phải một số khó khăn trong vận hành dây chuyền
sản xuất có tính tự động hóa cao, phải cân chỉnh thông số kỹ thuật để phù hợp với điều
kiện Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, vì đây là dây chuyền công nghệ
hoàn toàn mới lạ đối với đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, kỹ sư và công nhân kỹ
thuật, cho nên chất lượng SP trong thời gian này chưa thật ổn định, và đã có một số
KH phản ánh, nhưng đến nay ván MDF Gia Lai đạt chất lượng cao và khẳng định
được chỗ đứng của mình trong lòng nhiều KH, đáp ứng được nhiều yêu cầu ngày càng
cao của các KH dù là khó tính nhất.
Từ năm 2004 nhà máy bắt đầu sử dụng NL của chính mình trồng. Song song
với việc sử dụng nguồn NL gỗ của chính mình trồng, trong năm 2006 công ty liên

doanh xây dựng nhà máy sản xuất keo UF phục vụ cho sản xuất ván MDF.
Công ty MDF Gia Lai là một trong những đơn vị đầu tiên trong việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng kinh tế và công nghệ sản xuất chế biến
ván nhân tạo. Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc: thúc đẩy trồng rừng phủ
5


xanh đất trống đồi núi trọc, thay đổi tập quán cũng như nhận thức đối với đồng bào
dân tộc Tây Nguyên về công tác trồng rừng và canh tác lạc hậu cho đồng bào vùng sâu
vùng xa. SP của công ty là ván nhân tạo sử dụng gỗ rừng trồng tạo nguồn thay thế gỗ
rừng tự nhiên, làm thay đổi dần thói quen dùng gỗ tự nhiên trước đây, hạn chế chặt
phá rừng tự nhiên, góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái.
Quy mô hiện tại của công ty:
 Vốn cố định: 206.268.921 đồng.
 Vốn lưu động: 2.900.000.000 đồng.
 Vốn vay ưu đãi trồng rừng: 15.889.333.144 đồng.
 Tổng số lao động bình quân có mặt trong kỳ: 215 người.
 Diện tích mặt bằng nhà máy MDF: 07ha.
 Công suất thiết kế: 54.000 m3/năm.
Các đơn vị trực thuộc:
1 - Nhà máy ván sợi ép (MDF) Gia Lai: Sản xuất ván sợi ép.
2 - Các Đội Trồng & Quản Lý Bảo Vệ Rừng: Chuyên trồng rừng và cung ứng
NL cho Nhà máy MDF Gia Lai hoạt động.
a - Đội Trồng & QLBVR An Khê.
b - Đội Trồng & QLBVR Mang Yang.
c - Đội Trồng & QLBVR Kông Chro.
d - Đội Trồng & QLBVR Krông Pa.
3 - Chi nhánh công ty MDF Gia Lai tại TP Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 273 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
4 - Chi nhánh công ty MDF Gia Lai tại Hà Nội.

Địa chỉ: 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, TP Hà Nội.
5 - Chi nhánh công ty MDF Gia Lai tại Đà Nẵng.
Địa chỉ: 118 Cách Mạng tháng 8, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Với các chỉ tiêu trên có thể kết luận công ty MDF Gia Lai có quy mô lớn.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trụ sở chính: km 74, quốc lộ 19, xã Song An, Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.
Vị trí vùng nguyên liệu: chủ yếu là ở thị xã An Khê và các huyện lân cận
Mang Yang, Kông Chro, Krông Pa, Kbang cách nhà máy trong vòng bán kính 100km.
6


Đây là điều kiện thuận lợi cho nhà máy hoạt động sản xuất vì gần VNL và giảm bớt
được các chi phí vận chuyển NL cũng như dễ dàng bán hàng hơn.
Vị trí công ty: Công ty đặt tại thị xã An Khê là cửa ngõ thông thương với các
huyện xung quanh, nằm giữa VNL và nằm sát trục đường giao thông quốc lộ 19, đây
là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển NL và hàng hóa bằng đường bộ. Công ty cách
cảng Qui Nhơn 80km nên rất thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa bằng đường thủy.
Ngoài ra vị trí công ty còn được đặt cách ga Diêu Trì - Qui Nhơn 70km thuận lợi cho
vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh thành bằng đường sắt. Với vị trí trên thì việc vận
chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hay giao dịch kinh doanh,vận
chuyển hàng hóa rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu SX-KD và vận chuyển hàng
hóa và giao dịch kinh doanh của công ty.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
 Trồng rừng và quản lý khai thác rừng NL phục vụ cho sản xuất ván MDF,
khai thác và kinh doanh đặc sản rừng, động vật có nguồn gốc từ gây nuôi không thuộc
danh mục cấm của nhà nước.
 Sản xuất ván sợi ép nhân tạo cường độ trung bình (MDF).
 Sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp hàng nông lâm
sản, MMTB, vật tư, nguyên vật liệu.
 Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.

Trong các chức năng trên, chức năng “Trồng rừng và sản xuất Ván MDF” là
chức năng chính, còn lại là những chức năng hỗ trợ cho hoạt động SX-KD chính.
2.1.4 Mục tiêu và phương hướng phát triển
Mục tiêu hàng đầu của công ty là nâng cao hiệu quả SX-KD, nâng cao lợi thế
cạnh tranh, phát triển SP, phát triển thị trường mới giảm chi phí sản xuất và gia tăng
lợi nhuận. Mục tiêu của công ty MDF gắn liền với phương châm: “MDF Gia Lai luôn
làm hài lòng quý KH về các SP và dịch vụ của mình với giá cả, số lượng, chủng loại,
đặc tính kỹ thuật phù hợp, an toàn trong sử dụng và giao hàng nhanh chóng, phương
thức thanh toán phù hợp”. Trong mọi hoạt động của mình MDF Gia Lai luôn lấy Chất
lượng và chữ Tín làm trọng và coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển.
Phương hướng phát triển hiện nay của công ty là phấn đấu nâng cao chất lượng
SP, hạ giá thành SP nhằm tăng sức cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, tăng
7


năng suất lao động. Phương hướng phát triển của công ty muốn đạt được thì cần tập
trung phát triển VNL phục vụ sản xuất ván sợi để đảm bảo cung ứng đủ cả số lượng
lẫn chất lượng cho sản xuất.
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Tổ chức và quản lý hoạt động SX-KD của công ty MDF Gia Lai được thực hiện
bằng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý của Công ty MDF Gia Lai
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

P.GIÁM ĐỐC
LÂM NGHIỆP


PHÒNG
KỸ
THUẬT
CÔNG
NGHỆ

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

XƯỞNG

XƯỞNG

XƯỞNG

XƯỞNG

BĂM
DĂM

MDF
1, 2, 3

CHÀ
NHÁM



ĐIỆN

CHI NHÁNH
HÀ NỘI

Ghi chú:

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

CHI NHÁNH
TP.HCM

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
THỊ
TRƯỜNG

PHÒNG
LÂM
NGHIỆP

CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG


Quan hệ phối hợp
Quan hệ trực tuyến
Nguồn: P. TC-HC

8


Công ty MDF Gia Lai tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám đốc công ty chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận và phòng ban. Phó Giám đốc và
các phòng ban tham mưu báo cáo lên Giám đốc. Nhờ sự phân chia này, Giám đốc
công ty giảm được các công việc mang tính vụ sự, mệnh lệnh, đồng thời tạo khả năng
tự chủ cho các phòng ban.
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban Giám Đốc:
 Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành chung,
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động SX-KD của công ty và là người chịu trách nhiệm
trước Tổng Công ty LN Việt Nam và trước pháp luật về hoạt động của đơn vị mình.
 Phó Giám đốc LN: Tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng NL
MDF, chịu trách nhiệm về công việc chuyên ngành Lâm sinh.
 Phó Giám đốc Kỹ thuật: Phụ trách về công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản
xuất ván MDF tại nhà máy MDF Gia Lai.
 Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về
công tác tổ chức hành chính,bố trí nhân sự lao động, tuyển dụng, thực hiện các chính
sách, chế độ, tiền lương, thưởng, …. Phòng hành chính có chức năng quản lý theo dõi
đôn đốc các phòng ban khác thực hiện đúng các chính sách, nội quy của cơ quan.
 Phòng Tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu và giám sát việc thu
chi tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Tính toán hiệu quả hoạt động SXKD, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành, tổ chức
công tác kiểm kê, sử dụng vốn hợp lý, báo cáo kịp thời lên Giám đốc về kết quả hoạt
động SX-KD của toàn công ty.
 Phòng Kế hoạch – thị trường: đây là phòng chủ lực của công ty, có nhiệm

vụ tham mưu giúp Giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn, xây dựng các kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức kho tàng, đảm bảo phát huy
hiệu quả sử dụng bến bãi, quản lý theo dõi việc xuất nhập vật tư kỹ thuật phục vụ cho
sản xuất, phối hợp với các chuyên môn khác khi có nhu cầu. Phòng có trách nhiệm
nghiên cứu mở rộng thị trường, tổ chức hệ thống tiêu thụ SP, thường xuyên nắm bắt
nhu cầu thị trường và quản lý các cửa hàng.

9


 Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, vận
hành dây chuyền sản xuất. Theo dõi việc bảo dưỡng và sửa chữa MMTB, xây dựng
các định mức kỹ thuật thích ứng với công nghệ sản xuất sao cho đạt hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra, phòng còn tham gia nghiên cứu, thử nghiệm, sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất, đề xuất phát minh mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
công ty.
 Phòng Lâm nghiệp: quản lý hoạt động trồng và chăm sóc bảo vệ rừng.
Hàng năm báo cáo tốc độ phát triển của rừng. Phòng thường xuyên kiểm tra, theo dõi
tiến độ sinh trưởng của rừng, tình hình sâu bệnh và kiến nghị biện pháp chăm sóc,
phòng trừ và dập tắt bệnh hại. Phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, đảm
bảo NL hàng năm phục vụ cho việc chế biến của nhà máy.
 Xưởng băm dăm: cung ứng NL cho dây chuyền sản xuất chính.
 Xưởng sản xuất MDF số 1, số 2, số 3: trực tiếp sản xuất ra SP.
 Xưởng chà nhám: thực hiện đánh bóng SP trước khi xuất xưởng.
 Xưởng cơ điện: Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ tiến hành sửa
chữa và làm các nghiệp vụ chuyên môn cơ khí và điều hành, quản lý điện năng phục
vụ cho dây chuyền sản xuất chính, nhằm phục vụ vận hành bảo quản và quy trình hoạt
động đạt hiệu quả cao nhất, kịp thời xử lý các sự cố lớn và sữa chữa định kỳ theo kế
hoạch. Là cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục.
 3 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng: làm nhiệm

vụ giới thiệu và bán SP ván MDF tại các thị trường được phân công.
Công ty MDF Gia Lai là một DN Nhà nước có qui mô lớn, với công nghệ thiết
bị hiện đại, có thể nói đây là một chiến lược phát triển bền vững của Nhà nước ta.
2.3 Tình hình nhân sự của nhà máy
Con người là lực lượng không thể thiếu trong công ty. Đây là một trong những
nhân tố quan trọng để tạo ra những thành phẩm của công ty, đồng thời cũng là nhân tố
quyết định sự phát triển của công ty. Việc luân chuyển cán bộ và cơ cấu lại lao động
được quan tâm thường xuyên và liên tục, tạo nên động lực mới, sức mạnh mới, trong
hệ thống quản lý toàn công ty.

10


Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2009
Chỉ tiêu
1. Phân theo trình độ:
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Trình độ khác
2. Phân theo tính chất công việc
Quản lý
Chuyên môn nghiệp vụ
Trực tiếp SX-KD
Hành chính, phục vụ
3. Phân theo ngành SX-KD
Ngành SX-KD chính
Ngành SX-KD khác

- Ngành trồng rừng
- Ngành xăng dầu
Tổng

Số lượng (người)
Nam Nữ Tổng

Tỷ trọng (%)
Nam
Nữ
Tổng

51
5
16
74
0
24

9
5
2
19
6
4

60
10
18
93

6
28

23,72
2,33
7,44
34,42
0
11,16

4,19
2,33
0,93
8,84
2,79
1,86

27,91
4,65
8,37
43,26
2,79
13,02

26
15
111
18

1

17
22
5

27
32
133
23

12,09
6,98
51,63
8,37

0,47
7,91
10,23
2,33

12,56
14,88
61,86
10,70

151

41

192


70,23

19,07

89,30

18
1
170

3
1
45

21
2
215

8,37
0,47
79,07

1,40
9,77
0,47
0,93
20,93
100
Nguồn: P. TC-HC


Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động trong công ty là 215 người trong đó có
45 nữ chiếm 21%. Trong đó:
Nếu phân chia theo trình độ thì số lượng lao động có trình độ đại học và cao
đẳng chiếm 32% còn trung cấp nghề chiếm 43%. Với tổng số lao động có trình độ
chủ yếu là đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm 84%. Với đội ngũ nhân viên có trình
độ cao như vậy thì cơ cấu này phù hợp cho một công ty phát triển ở thị trường cạnh
tranh như hiện nay.
Nếu phân chia theo tính chất công việc thì số lượng nhân viên trực tiếp SX-KD
chiếm 62%. Số lượng nhân viên này gấp 5 lần số lượng nhân viên quản lý. Số lượng
nhân viên trực tiếp SX-KD là những người trực tiếp tạo ra thành phẩm của công ty. Số
nhân viên quản lý tuy ít nhưng là thành phần không thể thiếu của công ty, đây là
những người chèo lái cho sự phát triển của công ty.

11


Nếu phân chia theo ngành SX-KD thì hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào
sản xuất ván công nghiệp vì thế số lượng lao động trong ngành này chiếm tỷ lệ cao
89%, ngành trồng rừng chiếm 10%.
2.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tình hình tài chính của công ty thể hiện thông qua tài sản và nguồn vốn. Mọi
hoạt động của công ty đều phải có vốn, cụ thể:
Bảng 2.2. Tình Trạng Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009
Khoản mục
Tài sản
*Tài sản ngắn hạn
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho

- Tài sản ngắn hạn khác
*Tài sản dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn
- TSCĐ
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
Nguồn vốn
*Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
*Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn, quỹ
- Nguồn kinh phí, quỹ khác

Số lượng (đ)
340.815.277.168
123.188.262.432
5.972.848.160
11.500.000.000
32.408.021.978
65.866.188.557
7.441.203.737
217.627.014.736
469.409.354
169.971.338.775
45.091.378.781
2.091.887.826
340.815.277.168
300.201.960.938
26.584.166.752

273.617.794.186
40.613.316.230
38.100.213.057
2.513.103.173

Tỷ lệ (%)
100
36,1
1,8
3,4
9,5
19,3
2,2
63,9
0,1
49,9
13,2
0,6
100
88,1
7,8
80,3
11,9
11,2
0,7
Nguồn: P.Kế toán

Tài sản ngắn hạn của công ty có 123.188.262.432 đồng chiếm 36,1%, tài sản
dài hạn có 217.627.014.736 đồng chiếm 63,9%. Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản
dài hạn trong đó TSCĐ là chiếm tỷ trọng nhiều nhất 49,9%. Sở dĩ TSCĐ chiếm tỷ

trọng nhiều như vậy là vì MMTB của công ty là công nghệ cao nên đầu tư vốn ban đầu
lớn và chịu khấu hao trong thời gian dài.
Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả chiếm 88,1%. Do đầu tư vốn ban
đầu lớn nên nguồn vốn không đủ, chủ yếu là vốn vay dài hạn nên giai đoạn này là giai
đoạn trả nợ dài hạn. Nguồn vốn kinh doanh, quỹ có 38.100.213.057 đồng chiếm
11,2%, tuy chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng đây chủ yếu là nguồn vốn lưu động của công
ty trong các hoạt động SX-KD của công ty.
12


2.5 Tình hình cơ sở vật chất
MMTB là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Hoạt
động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt đòi hỏi chất lượng SP tốt hơn và ổn định thì
cần phải đầu tư máy móc hiện đại, công nghệ cao phục vụ cho quá trình phát triển của
công ty. Chủ yếu máy móc, công nghệ của nhà máy là dây chuyền sản xuất của châu
Âu nên sẽ tiết kiệm được thời gian mà năng suất cao.
Bảng 2.3. Tình Hình Trang Bị Cơ Sở Vật Chất của Công ty Năm 2009
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
TSCĐ hữu hình
Nhà cửa
MMTB
PTVT, truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ
quản lý
TSCĐ vô hình
Quyền sử dụng đất
TSCĐ vô hình khác
Tổng


Nguyên giá

Đã khấu hao

Giá trị còn lại

Tỉ lệ (%)

297.368.662.367 140.790.117.846
24.992.699.077
9.850.578.461
264.248.959.172 125.837.353.366
6.929.575.670
4.054.354.418

156.578.544.521
15.142.120.616
138.411.605.806
2.875.221.252

52,65
60,59
52,38
41,49

1.197.428.448
1.047.831.601
23.036.688.897
9.962.601.017
37.182.000

15.298.865
22.999.506.897
9.947.302.152
320.405.351.264 150.752.718.863

149.596.847
13.074.087.880
21.883.135
13.052.204.745
169.652.632.401

12,49
56,75
58,85
56,75
52,95

Nguồn: P. Kế toán
Tình hình TSCĐ công ty cho thấy TSCĐ hữu hình hao mòn hết
140.790.117.846 đồng, còn lại là 156.578.544.521 đồng (tức 52,65%). Trong đó nhà
cửa có giá trị còn lại 60,59%, MMTB còn lại 52,38%, phương tiện vận tải còn lại
41,49%, thiết bị dụng cụ quản lý còn lại 12,49%.
TSCĐ vô hình hao mòn hết 9.962.601.017 đồng còn lại 13.074.087.880 đồng
chiếm 56,75%. Trong đó quyền sử dụng đất còn 58,85% và TSCĐ khác 56,75%.
Như vậy tổng tài sản của công ty có giá trị ban đầu là 320.405.351.264 đồng
hao mòn hết 150.752.718.863 đồng còn lại 169.652.632.401 đồng chiếm 52,95%. Do
công ty mới thành lập từ năm 2002 và giá trị các tài sản của công ty lớn nên trong 8
năm hoạt động vẫn chưa khấu hao được nhiều, chỉ mới gần ½ giá trị còn lại 52,95%.
2.6 Công nghệ và thiết bị sản xuất ván MDF
Ván MDF Gia Lai được sản xuất trên thiết bị, công nghệ Châu Âu của tập đoàn

METSO bao gồm Thụy Điển, Phần Lan, CHLB Đức. Ván MDF Gia Lai là ván sợi ép
cường độ trung bình được tạo bởi các sợi gỗ có đường kính khoảng 0,1mm, dài từ
13


×