Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢO TỒN VƯỜN CÒ QUẬN 9, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.82 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN ĐỂ
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢO TỒN VƯỜN CÒ QUẬN 9,
TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẮC TIẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢO TỒN
VƯỜN CÒ QUẬN 9, TP HỒ CHÍ MINH”, do Nguyễn Đắc Tiến, sinh viên khóa 20062010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực hiện, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ______________________

ThS. Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát mà đã 4 năm trôi qua kể từ ngày tôi xếp hàng đăng ký nhập học.
Khoảng thời gian chưa đủ dài để tôi có thể làm được nhiều điều nhưng có lẽ không
bao giờ quên, nó mang lại rất nhiều những bài học với bao kỷ niệm buồn vui qua đó
giúp tôi lớn thêm từng ngày. Giờ đây khi tôi đang ngồi viết những dòng này cũng là
lúc đang sắp sửa hoàn thành những công đoạn cuối cùng của chặng đường đại học,
hành trang trên vai chưa nhiều nhưng vô cùng quý giá cho tôi bước vào đời, để đi đến
ngày hôm nay cho tôi xin gửi lời cảm tạ đến những người thân, người thầy và cả
những người bạn đã đồng hành cùng, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi suốt thời gian qua.
Trước tiên, tự đáy lòng mình con xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến ba mẹ
và những người thân trong đại gia đình mình, những người đã luôn động viên, an ủi và
tạo điều kiện cho con trong suốt những năm qua mà rõ ràng nhất chính là khoảng thời

gian trên giảng đường Nông Lâm này.
Khóa luận hoàn thành cũng là lúc cho em xin gửi những lời cảm tạ đến quý
thầy cô trong Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường và Khoa Kinh Tế Trường ĐH
Nông Lâm, đặc biệt gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Ý Ly đã tận tình chỉ bảo
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Hai Ký và anh Quyền ở phường Long
Thạnh Mỹ đã giúp đỡ tạo điều kiện điều tra, thu thập thông tin trong thời gian thực tập.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ và sát
cánh cùng tôi suốt những năm qua. Được gặp gỡ và giao lưu cùng mọi người, đó đơn
giản là niềm hạnh phúc với tôi. Chúc mọi người luôn gặt hái được nhiều thành công
trên con đường đã chọn.
Sinh viên
Nguyễn Đắc Tiến


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐẮC TIẾN, Tháng 07 năm 2010. “Ứng Dụng Phương Pháp Đánh
Giá Ngẫu Nhiên Để Xác Định Giá Trị Bảo Tồn Vườn Cò Quận 9, TP Hồ Chí Minh”.
NUYEN DAC TIEN. July 2010. “Applying The Contigent Valuation Method to
Evaluate The Conservational Value of The Stork Garden in District 9, Ho Chi
Minh City”.
Vấn đề nghiên cứu trong khóa luận này là bảo tồn đa dạng sinh học, mục tiêu
chính của đề tài là xác định giá trị của việc bảo tồn khu Vườn cò, Quận 9 thông qua mức
sẵn lòng trả của người dân. Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, tiến hành
khảo sát tìm hiểu sự quan tâm của người dân đến các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và
môi trường cũng như mức sẵn lòng trả của các hộ dân cho việc bảo tồn vườn cò. Qua quá
trình phỏng vấn 150 hộ gia đình ở TP.HCM, kết quả cho thấy phần lớn người dân đều
quan tâm đến các vấn đề tài thiên nhiên, môi trường trong cuộc sống. Nghiên cứu ước
tính được tổng mức sẵn lòng trả của người dân TP HCM cho việc bảo tồn khu vườn cò
này vào khoảng 169,2 tỷ VNĐ. Nghiên cứu cũng cho thấy tuy sẵn sàng đóng góp ủng hộ

cho kế hoạch bảo tồn nhưng đây không phải là vấn đề được người dân quan tâm nhất
trong số các vấn đề về thiên nhiên và môi trường.
So với chi phí thực hiện dự án bảo tồn thì lợi ích thu được là rất lớn, và dự án bảo
tồn vườn cò là rất đáng mong đợi. Với kết quả này khóa luận cũng đề xuất một số chính
sách nhằm khai thác, phát triển và bảo tồn Vườn cò trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Phạm vi về không gian

3

1.4.2. Phạm vi thời gian

3


1.5. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.3. Tổng quan về phường Long Thạnh Mỹ

12

2.4. Vườn cò Quận 9

13

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16


3.1.1. Một số khái niệm

16

3.1.2. Sách đỏ

17

3.1.3. Tổng giá trị kinh tế

19

3.1.4. Các kỹ thuật định giá giá trị TNMT không có thị trường

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

21

3.2.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

22

v



3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giá trị kinh tế nói chung và giá trị bảo tồn của Vườn cò Quận 9

28
31
31

4.1.1. Giá trị kinh tế

31

4.1.2. Giá trị bảo tồn

31

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra

32

4.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

32

4.3. Sự quan tâm đến các vấn đề thiên nhiên và môi trường

34


4.3.1. Thái độ và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường

34

4.3.2. Nhận thức về các vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

35

4.3.3. Mức độ hiểu biết các thông tin về khu vườn cò

36

4.3.4. Nguồn tiếp nhận thông tin

37

4.4. Kết quả tổng hợp về mức sẵn lòng trả

38

4.4.1. Tổng hợp số người sẵn lòng trả

38

4.4.2. Lý do sẵn lòng trả

39

4.4.3. Lý do không sẵn lòng trả


40

4.4.4. Sự hiệu chỉnh các câu trả lời phản đối hoặc không chắc chắn

41

4.4.5. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

43

4.5. Chi phí thực hiện dự án bảo tồn vườn cò

49

4.6. Một số chính sách quản lý, bảo tồn vườn cò

50

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53


TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

HST

Hệ sinh thái

TNTNMT

Tài nguyên thiên nhiên môi trường.

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


UBND

Ủy ban nhân dân

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù

WTP

Mức sẵn lòng trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân Số Quận 9

9

Bảng 3.1. Các Biến trong Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

29

Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Mẫu Điều Tra

33

Bảng 4.2. Nghề Nghiệp của Mẫu Điều Tra


33

Bảng 4.3. Sự Quan Tâm của Người Dân Dối với Các Vấn Dề Môi Trường

34

Bảng 4.4. Đánh Giá Mức Độ Quan Trọng của Việc Bảo Tồn HST và ĐDSH

36

Bảng 4.5. Số Lượng Người đã Nghe Hoặc Đã từng Đến Vườn Cò

36

Bảng 4.6. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Vườn Cò

37

Bảng 4.7. Thống Kê Số Lượng Người Sẵn Lòng Trả

39

Bảng 4.8. Lý Do Sẵn Lòng Trả

39

Bảng 4.9. Lý Do Không Đồng Ý Trả

40


Bảng 4.10. Khả Năng Thực Hiện Chi Trả của Mẫu Điều Tra

42

Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy chưa Hiệu Chỉnh

43

Bảng 4.12 Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy chưa Hiệu Chỉnh

45

Bảng 4.13. Đặc Điểm các Biến trong Mô Hình

46

Bảng 4.14. Tỷ Lệ Số WTP Theo Các Mức Giá Sau Khi Hiệu Chỉnh

47

Bảng 4.15. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Logit đã Hiệu Chỉnh

48

Bảng 4.16. Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy đã Hiệu Chỉnh

48

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sự Phân Công Lao Động trong Các Ngành

11

Hình 2.2. Vị Trí Vườn Cò

14

Hình 3.1. Các Cấp Đánh Giá theo Sách Đỏ IUCN.

19

Hình 3.2. Hàm Cầu về Mức Sẵn Lòng Trả

24

Hình 3.3. Mức Sẵn Lòng Trả Trung Bình

25

Hình 4.1. Các Loài Chim ở Vườn Cò

32

Hình 4.2. Mức Độ Hiểu Biết về HST và ĐDSH của Mẫu Điều Tra


35

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu điều tra thu thập thông tin
Phụ lục 2 Bảng kết xuất mô hình hồi quy Logit chưa hiệu chỉnh
Phụ lục 3 Bảng kết xuất mô hình hồi quy Logit đã hiệu chỉnh
Phụ lục 4 Bảng ước tính chi phí dự án bảo tôn VQG Lò Gò-Xa Mát
Phụ lục 5 Bảng ước tính chi phí thực hiện dự án bảo tồn Vườn cò
Phụ lục 6 Một số hình ảnh về Vườn cò.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những hệ sinh thái trên trái đất (như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, lưu
vực sông, nguồn nước...) đã và đang cung cấp cho con người những giá trị dịch vụ
được sử dụng cho sự phát triển xã hội, nhưng chúng đôi khi lại được coi là tài sản
chung và được sử dụng miễn phí trong cuộc sống hằng ngày, do đó mà chất lượng của
các hệ sinh thái ngày càng bị cạn kiệt, khả năng cung cấp những dịch vụ môi trường từ
đó ngày càng giảm đi. Bên cạnh hệ sinh thái phong phú, Việt Nam còn là một trong
những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, được công nhận là một
quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt
Nam 2005, thế giới có gần 700 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó trên
300 loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp độ toàn cầu. Có 49 loài bị đe dọa ở cấp toàn cầu tại
Việt Nam thuộc loại “cực kỳ nguy cấp". Các tác động không chủ ý của việc xây dựng

cơ sở hạ tầng đối với hệ sinh thái đang dẫn tới mất đa dạng sinh học và bắt đầu bộc lộ
rõ những những tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế và nền kinh tế nói chung,
nhưng vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ. Các hệ sinh thái rừng bị mất do bị xâm lấn
để lấy đất phục vụ canh tác, sinh sống; sự gia tăng thương mại toàn cầu, du lịch và vận
chuyển hàng hóa qua biên giới, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao
thông tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loài ngoại lại xâm hại. Cùng với sự suy
giảm vể nơi cư trú và những điều kiện sống khác cũng góp phần làm suy giảm số
lượng các loài, ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, và các loài chim như
cò, diệc, sếu…cũng không phải là ngoại lệ.
Cùng với vấn đề môi trường và phát triển bền vững thì vấn đề bảo tồn đa dạng
sinh học cũng ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các quốc gia và công
chúng trên toàn cầu. Liên hiệp quốc đã tuyên bố năm 2010 là năm Quốc tế đa dạng
sinh học nhằm khẳng định đa dạng sinh học, sự đa dạng của cuộc sống là tài sản vô


hình và hữu hình của cuộc sống nhân loại. Điều này cũng cảnh báo rằng đa dạng sinh
học đang bị suy giảm với tốc độ báo động do quản lý kém và thiếu nhận thức về tầm
quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học đối với sự tồn tại của xã hội cũng như sự
thịnh vượng lâu dài của nhân loại. Việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái, sự đa dạng
sinh học này lại thường chỉ được thực hiện bởi một số nhỏ người sống trong cộng
đồng và người hưởng lợi là số đông người sống trong cộng đồng, nhưng những lợi ích
mà nó đem lại không được lượng giá để bù đắp cho những hoạt động trên. Chính vì
vậy, đòi hỏi phải có một sự định giá gíá trị kinh tế những lợi ích của các hệ sinh thái
này để làm cơ sở ra các quyết định, chính sách quản lý bền vững tài tài nguyên và từ
đó mới có thể duy trì việc cung cấp những dịch vụ môi trường từ các hệ sinh thái.
Vườn cò quận 9 là nơi trú ngụ của hàng ngàn con cò trắng và nhiều loài chim
quý khác. Với việc bảo vệ và giữ gìn số lượng lớn cò, các hộ dân nơi đây đã góp phần
bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cảnh quan, đồng thời mở ra hướng du lịch, thưởng
ngoạn cho nhiều du khách gần xa. Không những có giá trị du lịch, sự tồn tại những
khu vườn như thế này còn mang giá trị nghiên cứu khoa học rất lớn. Lợi ích từ việc

bảo tồn là quá rõ ràng tuy nhiên, việc làm này vẫn còn mang nặng tính tự phát mà
không hề có một cơ chế, chính sách phát triển, quản lý và bảo tồn; vì vậy đề tài “Ứng
Dụng Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên để Xác Định Giá Trị Bảo Tồn Vườn
Cò Quận 9, TP Hồ Chí Minh” đã ra đời với mong muốn đánh giá được giá trị việc
bảo tồn qua đó làm cơ sở cho các quyết định quản lý, bảo tồn Vườn cò trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị bảo tồn vườn cò bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(CVM) trên cơ sở đó đề xuất một số chính sách quản lý, bảo tồn Vườn cò trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Phân tích giá trị kinh tế nói chung và giá trị bảo tồn cụ thể của khu vườn
cò.
• Tìm hiểu sự quan tâm của người dân đến các vấn đề tài nguyên thiên
nhiên, môi trường và đa dạng sinh học.
2


• Phân tích các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả và tính tổng mức sẵn
lòng trả cho việc bảo tồn Vườn cò.
• Đề xuất một số chính sách quản lý, bảo tồn Vườn cò trong thời gian tới.
1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Chính quyền địa phương có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề quản lý và bảo tồn
khu vực vườn cò, từ đó tham gia thực hiện các dự án có quy mô lớn nhằm bảo tồn
trong tương lai.
1.4 .Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại khu vực Vườn cò ấp Gò Công, phường Long
Thạnh Mỹ, quận 9, TP Hồ Chí Minh
1.4.2. Phạm vi thời gian

Khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng từ 15/03/2010 đến
15/06/2010.
1.5 .Cấu trúc khóa luận
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung như tổng quan về các tài liệu nghiên cứu
liên quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu và khu vực vườn cò.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý luận của bài nghiên cứu, một số khái niệm liên
quan, trình bày về phương pháp đáng giá ngẫu nhiên.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Nội dung chương này chính là các kết quả chính thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài thông qua các phân tích và số liệu thống kê.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Đây là phần thứ hai trong một khoá luận và cũng là phần khá quan trọng. Trong
chương hai này, đề tài sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu, giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Và cũng là cơ sở cho việc
điều tra phỏng vấn được tiến hành thuận lợi hơn, đồng thời là nền tảng trong việc đưa
ra kiến nghị sau này. Trong phần này, đề tài chủ yếu trình bày các tài liệu nghiên cứu
có liên quan, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, và mô tả sơ lược về khu Vườn cò ở

Quận 9, TP Hồ Chí Minh.
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Bảo tồn đa dạng sinh học không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên việc tiếp
cận các nghiên cứu về đánh giá giá trị bảo tồn cũng còn khá hạn chế. Theo Callan
(2000) khi dữ liệu thị trường không sẵn có hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá
một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó như bảo tồn loài, chức năng hệ sinh thái, các nhà
kinh tế có thể sử dụng phương pháp đánh giá thông qua việc xây dựng một thị trường
giả định. Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như bảo tồn khu
rừng tự nhiên, khu vực hoang dã…..
Nghiên cứu “Ước lượng mức sẵn lòng trả để bảo tồn tê giác Việt Nam”,
được thực hiện năm 2007 bởi Trương Đăng Thùy, ứng dụng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên để ước lượng mức sẵn lòng trả cho việc bảo tồn loài tê giác ở Việt Nam.
Đề tài tiến hành phỏng vấn người dân ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà
Nội và TP HCM với 800 bảng câu hỏi phỏng vấn. Kết quả cho thấy, người dân sẵn
sàng trả 2,55 USD/hộ cho việc bảo tồn loài tê giác ở Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy lợi ích cao hơn chi phí bảo tồn, phương thức đóng góp
hiệu quả nhất là cộng thêm khoản đóng góp vào trong hóa đơn tiền điện, đây rõ ràng là
phương thức hiệu quả và rẻ tiền vì cả nước được kết nối với hệ thống điện lực. Bên


cạnh đó, yếu tố đặc điểm thành phần xã hội không tác động đáng kể trong bảng WTP,
điều này thể hiện qua việc nhiều thành phần khác nhau ủng hộ cho việc bảo tồn tê
giác. Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù họ sẵn lòng đóng góp cho dự án bảo tồn tê
giác nhưng bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng không phải là mối quan tâm hàng đầu
của họ trong các vấn đề môi trường. Và vấn đề môi trường cũng không nằm trong ba
vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước.
Nghiên cứu “Xác định mức sẵn lòng trả để bảo tồn sếu đầu đỏ ở Kiên
Giang”, là đề tài tốt nghiệp đại học do Bùi Quang Thịnh thực hiện năm 2009, cũng sử
dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả của người dân ở hai khu vực là
Kiên Giang và TP HCM cho dự án bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở huyện Kiên Lương, tỉnh

Kiên Giang.
Đề tài tiến hành khảo sát 160 hộ dân gồm 100 hộ ở TP HCM và 60 hộ ở Kiên
Lương về sự quan tâm các vấn đề môi trường cũng như mức sẵn lòng trả để bảo tồn
loài sếu đầu đỏ ở Kiên Lương. Kết quả thu được cho thấy nhận thức người dân về
những loài có nguy cơ tuyệt chủng là tương đối cao, chỉ có 15% người dân không biết
hoặc không quan tâm tới những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đề tài cũng cho thấy rằng
các hộ sẵn sàng trả trung bình 21.815 VNĐ/tháng/hộ cho dự án này, qua đó ước lượng
mức sẵn lòng trả cho toàn bộ hai khu vực này là 30.667.287.035 VNĐ/tháng
Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy dù sẵn sàng đóng góp cho dự án bảo tồn
nhưng vấn đề bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng không phải là quan tâm hàng
đầu của người dân, thay vào đó là các vấn đề môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và đời sống của người dân như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, rác thải…
Nghiên cứu “Định giá việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng di sản văn
hóa thế giới: Giá trị không sử dụng của người dân đối với bãi đá ngầm
Tubbataha thuộc công viên biển quốc gia Philippine” được thực hiên bởi Rodelio
Fernandez Subade năm 2005, sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) nhằm
đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân ở ba thành phố Quezon, Cebu và Petro
Princesa ở Philippine để trả cho sự bảo tồn ven biển quan trọng nhất của đất nước.
Mục tiêu nhằm tìm ra nguồn tài chính có thể thay thế được cho chương trình bảo tồn
ven biển Philippine. Chính sự thiếu hụt về tài chính đã dẫn tới những mối đe dọa cho
5


các khu vực gần biển quan trọng của đất nước này như đánh bắt cá mức độ hủy diệt và
nhiều vấn đề môi trường khác nữa.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra mức sẵn lòng trả của
người dân ba thành phố này nhằm đóng góp vào quỹ bảo tồn cho khu vực công viên
ven biển quốc gia Tubbataha Reefs (TRBMP). Đây là một di sản văn hóa thể giới
được UNESCO công nhận với 33.000ha vùng biển người Xulu ở Phippine. Nó đang bị
đe dọa từ những hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp và chịu thiệt hại về sự mất đi các

rặng san hô có ý nghĩa trong những năm gần đây. Bài nghiên cứu cho biết có khoảng
trên 40% người bị thiệt hại sẽ sẵn lòng trả tiền để ủng hộ cho việc bảo tồn trong khu
bảo tồn và cả nguồn nước xung quanh. Hầu hết người dân sẵn sàng trả để bảo tồn vùng
gần bờ biển cho các thế hệ mai sau.
Kết quả khảo sát thông qua phỏng vấn các tổ chức cho thấy mức sẵn lòng trả
trung bình một năm ở ba thành phố này là khác nhau: ở Quezon là 233 PhP, Cebu là
135 PhP và Puerto Princesu là 278 PhP. Và cũng dùng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên, với cách phỏng vấn cá nhân thì cho kết quả cao hơn, cụ thể: 237 PhP ở Quezon,
285 PhP ở Cebu và 298 PhP ở Puerto Princesa. Tổng mức sẵn lòng trả của xã hội được
xem là lợi ích xã hội của việc bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn quốc gia về
san hô ở đây được tính theo cách cộng các mức sẵn lòng trả ở mỗi nơi. Tổng mức sẵn
lòng trả của toàn xã hội tại ba khu vực nghiên cứu theo cách tiếp cận phỏng vấn của
các tổ chức là khoảng 141 triệu PhP (hay 2,5 triệu USD) mỗi năm. Còn mức sẵn lòng
trả của toàn xã hội theo phương pháp phỏng vấn cá nhân là 269 triệu PhP.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý, địa hình
Quận 9 là quận ngoại ô nằm ở phía Đông của của thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố khoảng 7km theo xa lộ Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp huyện Dĩ An
của tỉnh Bình Dương. Phía Tây giáp quận Thủ Đức, Tây Nam giáp quận 2. Phía Đông
Bắc giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với thành phố Biên Hoà, có cầu Đồng Nai bắc qua
trên quốc lộ 1A. Đông Nam ngăn cách với huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai bởi
sông Đồng Nai. Phía Nam giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch của
6


tỉnh Đồng Nai.
Địa hình quận phân thành hai vùng chính là vùng đồi gò và bưng:
Vùng đồi gò và triền gò có độ cao từ 8- 22m, tập trung ở các phường Long
Thạnh Mỹ, Long Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tân Phú, Hiệp Phú, diện tích khoảng

3400ha, chiếm 30% tổng diện tích.
Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, nằm ở phía đông của quận và ven
kênh rạch, có độ cao khoảng 0,8- 2m, có những khu vực rất trũng cao dưới 1m như
phường Phú Hữu, chiếm khoảng 65% tổng diện tích
b) Khí tượng thủy văn
Nhìn chung, khu vực quận 9 chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng, có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Khí hậu
Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn
định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa nắng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C . Nhiệt độ thấp trung bình là vào khoảng
25,60C- 28,90C, còn nhiệt độ cao trung bình vào khoảng 33,80C- 37,90C. Biên độ hàng
năm là 3,40C, còn chênh lệch ngày đêm từ 50C- 100C.
Độ ẩm không khí và lượng mưa
Vào mùa mưa, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80-86%, cao nhất có thể lên
đến 90,8%.
Lượng mưa tương đối đều, song vào tháng 7 âm lịch hàng năm thường có đợt
nắng hạn ngắn ngày kéo dài từ 5-7 ngày. Lượng mưa biến động bình quân khoảng
1300-2100mm/năm. Lượng mưa trung bình các năm là 1939mm/năm. Số ngày có mưa
trung bình là 154 ngày.
Bức xạ mặt trời
Tháng 2 là tháng có bức xạ lớn nhất, 8,6 giờ/ ngày với 142 kcal/cm2. Thấp nhất
vào tháng 9 là 5,4 giờ/ngày với 10,2 kcal/cm2.
7


2.2.2. Văn hóa xã hội

Quận 9 là khu vực có người sinh sống khá lâu của thành phố, tập trung rất nhiều
dân nhập cư của thành phố vì có mức sống thấp hơn so với các quận khác. Mặc dù
chưa phát triển mạnh nhưng vốn văn hóa rất phong phú, cộng hưởng thêm những nền
văn hóa nhập cư đã tạo nên sự đa dạng nơi đây.
a) Lịch sử hình thành
Từ thế kỳ XV trở về trước, vùng đất quận 9 ngày nay là một vùng đầm lầy,
hoang dã. Từ thế kỷ XV trở đi, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà
hậu Trần bị thất bại, một số người đã chạy đến đây lánh nạn. Vào thời chúa Nguyễn,
với tài ngoại giao khôn khéo, tạo mối thiện cảm với Chân Lạp, chúa Nguyễn đã đưa
dân từ miền Thuận Quảng vào đây sinh sống
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh vào kinh lý vùng đất phương Nam,
tiến hành khẩn hoang, di dân, xác lập ranh giới lãnh thổ. Vùng đất quận 9 thuộc về
tổng Long Thành, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, phủ Gia Định. Huyện Phước
Long là huyện duy nhất của dinh Trấn Biên gồm có 4 tổng: Tân Chánh, Bình An,
Long Thành, Phước An. Năm 1808, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ, 4
tổng cũng được nâng thành 4 huyện. Địa bàn quận 9 ngày nay thuộc tổng Long Vĩnh,
huyện Long Thành, phủ Phước Long, trấn Biên Hoà (thay cho dinh Trấn Biên)
Năm 1836, vua Minh Mạng phân chia lại địa giới hành chính, thay trấn bằng
tỉnh, đồng thời tách hai huyện Long Thành và Phước An ra thành lập phủ Phước Tuy
thuộc tỉnh Biên Hoà. Thời Pháp thuộc bỏ tỉnh và chia hạt, quận 9 ngày nay thuộc hạt
Long Thành bấy giờ, sau lại gọi là tham biện. Năm 1871, tham biện Long Thành bị
giải thế, sáp nhập vào các hạt tham biện Sài Gòn. Năm 1885, hạt Sài Gòn đổi tên thành
hạt Gia Định. Năm 1889 lại đổi thành tỉnh Gia Định. Năm 1920, tỉnh Gia Định gồm 4
quận là Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp, Nhà Bè. Quận 9 ngày nay thuộc quận Thủ Đức,
tỉnh Gia Định với 15 xã là: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Đông,
Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước
Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú và Thạnh Mỹ Lợi.
Năm 1967, xã An Khánh được tách ra thành lập quận 9, thành phố Sài Gòn với
hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng
8



phân chia lại các đơn vị hành chánh. Theo đó, Quận 9, thành phố Sài Gòn bị giải thể
gộp vào huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997, chia huyện Thủ Đức thành 3 quận là: quận Thủ Đức, Quận 2 và
Quận 9. Trong đó, Quận 9 bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của các xã: Long Bình,
Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú,
và một phần của hai xã Phước Long, Hiệp Phú.
b) Dân số và tổ chức hành chính
Quy mô dân số trên địa bàn tăng liên tục, số liệu thống kê đến năm 2008 toàn
Quận có 227.815 người, đây chính là nguồn cung lao động dồi dào cho nền kinh tế
trên địa bàn.
Bảng 2.1 Dân Số Quận 9
Năm

2004

Dân số (người)

197.682

2005

2006

2007

2008

207.581 214.321 218.434 227.815


Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

11,48

12,84

12,85

11,87

11

Biến động cơ học (người)

8.415

6.448

1.614

1.265

4.366

Nguồn: Phòng Thống kê Quận 9
Các đơn vị hành chính trên địa bàn Quận gồm 13 phường: Long Trường, Long
Phước, Trường Thạnh, Phú Hữu, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A,
Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Hiệp Phú, Hiệp Bình, Long Bình và Long Thạnh Mỹ.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2008)

c) Du lịch
Do có bề dày lịch sử khá lâu nên quận còn giữ được nhiều di tích, thắng cảnh
đẹp như Đình Phong Phú, chùa Phong Linh… Ngoài ra còn phải kể đến những khu du
lịch sinh thái như Vườn cò, với số lượng cò trú ngụ trên 10.000 con, khu du lịch Suối
Tiên, Đền Hùng…hàng năm đón một lượng lớn du khách đến tham quan, thưởng
ngoạn.
d) Y tế
Đối với hệ thống y tế quận, quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân là một việc
làm thường xuyên, đồng thời quận còn nâng co chất lượng khám và chữa bệnh.
Các chương trình chăm sóc sức khỏe của cộng đồng được tiếp tục thực hiện.
9


Ngành y tế đã tập trung công tác truyền thông, giám sát phòng chống các loại dịch
bệnh như: HIV/AIDS, sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp, thủy đậu, tay - chân - miệng,
Rubella…Đã triển khai quyết liệt và đồng bộ kế hoạch khẩn cấp của Quốc gia, Thành
phố và Quận về phòng chống dịch cúm A(H1N1) . Công tác đền ơn đáp nghĩa thực
hiện tốt việc chăm lo các đối tượng chính sách. Đã tổ chức các hoạt động chăm lo,
thăm viến diện chính sách nhân dịp Lễ, Tết Nguyên đán. Xây dựng 05 căn và sửa chữa
10 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách với tổng kinh phí 232 triệu đồng. Đã xây
dựng 45 nhà tình thương trị giá 1,446 tỷ đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ ban đầu
cho 27 hộ nghèo có sử dụng phương tiện xe 3,4 bánh tự chế để mưu sinh, chuyển đổi
nghề với số tiền 478,5 triệu đồng. Cấp 15.742 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, với
tổng giá trị 3,060 tỷ đồng
Hiện nay, Quận có bệnh viện Quân Dân Miền Đông và Trung Tâm Y Tế Quận 9 với
chức năng khám chữa bệnh cho người dân. Hầu hết các phường đều có trạm y tế riêng,
đã hoàn thành công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, triển khai các đợt tiêm
chủng vắcxin cho trẻ, phòng ngừa dịch cúm
e) Giáo dục
Nhìn chung việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là mặt công tác được

quận đặc biệt quan tâm. Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng
mới trường lớp, nâng cấp trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ
giáo viên. Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao. Hiện quận có nhiều
chương trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tiếp tục thực hiện tốt kế
hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013”. Tập
trung củng cố thành quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, doanh thu ngành Thương mại – Dịch vụ vượt 0,01% so
với kế hoạch, tăng 16,01% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-Tiểu
thủ công nghiệp vượt 6,03 % so với kế hoạch; tăng 16,63 % so với cùng kỳ. Chương
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu mang lại kết quả. Quận đã xây
dựng mô hình vườn kết hợp với du lịch sinh thái ở Lân Ngoài-Phường Long Phước với
diện tích 11,6 ha. Diện tích nuôi tôm tăng 10,26% Công tác khuyến nông được đầu tư;
10


đã phê duyệt 12 đề án vay vốn theo Quyết định 105/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân
dân thành phố, số tiền 4,22 tỷ đồng. Hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư chuyển đổi cây
trồng vật nuôi, số tiền 572 đồng. Tổ chức 20 điểm trình diễn cây ăn trái và 11 lớp tập
huấn kỹ thuật trồng lan, kỹ thuật làm vườn…
Công tác thu ngân sách đạt khá cao. Thu ngân sách Nhà nước vượt 66,14 % so
với dự toán. Tổng thu ngân sách địa phương vượt 85,85 % so với dự toán năm.
Công tác xây dựng cơ bản được chú trọng. Trong năm quận đã hòan thành, đưa vào sử
dụng các công trình Đền tưởng niệm Bến Nọc; đường Dương Đình Hội; trạm y tế
Long Thạnh Mỹ; trạm y tế Phước Long A...
Công tác duy tu giao thông, nạo vét hệ thống cống thóat nước được tăng cường.
Đã thực hiện duy tu các tuyến đường trên địa bàn 8 phường và triển khai thi công các
công trình chống ngập nước: hệ thống thóat nước cánh đồng Xà đôi (Tăng Nhơn Phú
B-Phước Long B hệ thống thóat nước đường liên phường Tăng Nhơn Phú B-Phước
Long B; hệ thống thóat nước Cầu Xây (Tân Phú) ; hệ thống thóat nước đường 539

phường Phước Long B.
Quy mô dân số trên địa bàn Quận tăng, tạo nguồn lao động dồi dào. Năm 2008
số lao động đang làm việc trong ngành Công nghiệp 47.430 người, chiếm 54,05%
trong tổng số lao động của 3 ngành trên. Sự phân công lao động được thể hiện trong
hinh 2.1.
Hình 2.1. Sự Phân Công Lao Động trong Các Ngành

Nguồn: Phòng thống kê Quận 9
11


2.3. Tổng quan về phường Long Thạnh Mỹ
Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 trước đây thuộc Huyện Thủ Đức, sau ngày 1
tháng 4 năm 1997, huyện Thủ Đức được chia thành 3 quận, bao gồm: quận Thủ Đức,
quận 2 và quận 9. Phường Long Thạnh Mỹ có đặt điểm địa hình khá đặt biệt, là
phường nằm về hướng Đông Bắc của Quân 9 và Thành Phố Hồ Chí Minh, với diện
tích rộng, địa bàn phường phân chia thành hai vùng rõ rệt vùng đất gò và vùng đất
trủng thấp thường bị ngập khi triều cường dân cao, hệ thống kênh rạch dày đặc là cửa
ngỏ quan trọng về kinh tế - chính trị - quân sự. Với diện tích 1.205,67ha, phía bắc giáp
phường Long Bình, phía nam giáp phường Trường Thạnh – Tăng Nhơn Phú A, phía
đông giáp phường Long Phước, phía tây giáp phường Tân Phú.
9 Tình hình kinh tế
Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân luôn đạt từ 7%-10%,
ngành hàng chủ lực của địa phương là tiểu thủ công nghiệp tuy chưa phát triển mạnh
nhưng vẫn phát triển ổn định, thu hút giải quyết đáng kể lực lượng lao động địa
phương.
Cơ cấu ngành có chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn phường ngày càng hoàn thiện và
phát triển hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, nạn thất nghiệp còn nhiều, người dân chủ yếu
sống bằng nghề lao động làm thuê, đời sống nhân dân còn vất vả và chưa xứng với

một đô thị đang phát triển.
9 Tình hình xã hội
Dù trong quá trình đô thị hoá, nhưng phường Long Thạnh Mỹ vẫn còn mang
nặng tính chất nông nghiệp, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, yếu kém, người dân
chủ yếu sống bằng nghề nông, lực lượng lao động tương đối dồi dào nhưng đa số là
lao động giản đơn, hộ làm nông nghiệp ngày càng giảm, số người đến tuổi lao động
chuyển sang làm các ngành nghề khác như: may mặc, thợ hồ, làm thuê...không ổn
định, nên số lao động dư ra từ nông nghiệp chưa có việc làm ổn (thất nghiệp) chiếm
một tỷ lệ cao. Mặt khác, trình độ dân trí còn thấp, chưa có tay nghề nên chưa đáp ứng
được nhu cầu công việc mang tính công nghiệp và thị trường lao động hiện nay.

12


2.4. Vườn cò Quận 9
Thống kê cho thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30 vườn chim lớn
nhỏ phân bố ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều nhất là Kiên Giang và Cà
Mau. Nhiều vườn chim được hình thành ngay tại các chùa chiền, miếu mộ, diện tích
hẹp, chỉ vài ba công đất. Có nơi chim tụ tại khu vườn cây ăn trái của nguyên chủ bỏ
hoang vì những năm bom đạn chiến tranh tàn phá. Có những vườn chim hình thành từ
rất lâu, rộng hàng trăm ha, như vườn chim ở rừng U Minh Thượng, huyện Vĩnh Thuận
(Kiên Giang), vườn chim Ngọc Hiển (Cà Mau). Đặc biệt nhất là Vườn quốc gia Tràm
Chim Tam Nông (Đồng Tháp), diện tích 8.000 ha.
Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến như là một đô thị lớn nhất cả nước, kinh
tế phát triển với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất cũng có một địa chỉ như thế, đó
là khu Vườn cò Quận 9. Khu vườn này tọa lạc tại ấp Gò Công, phường Long Thạnh
Mỹ, cách trung tâm thành phố gần 30 km. Từ ngã tư Thủ Đức đi về phía Tăng Nhơn
Phú, rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Tăng đến ngã ba Gò Công, tiếp tục rẽ phải theo
đường Nguyễn Xiển, băng qua cầu Gò Công, cặp theo con đường đất nhỏ khoảng
800m sẽ đến 2 khu vườn cò Tư Đê và Hồng Ký. Vườn cò cách ngã tư Thủ Đức chừng

7km bằng đường bộ. Điều kỳ lạ là bên cạnh phố thị luôn nhộn nhịp, sầm uất như vậy
lại có một điểm du lịch sinh thái rất yên tĩnh, trong lành với diện tích gần 5 ha. Đến
với vườn cò, du khách sẽ tận hưởng được cảm giác tĩnh lặng của thiên nhiên mà quên
đi những mệt mỏi trong công việc.
Khu vườn hiện là nơi có hệ sinh thái khá đa dạng với nhiều loài chim quý, có
giá trị tham quan, du lịch cũng như nghiên cứu. Không chỉ vậy, sự tồn tại của một khu
vườn ngay gần trung tâm cũng đóng vai trò như là một “lá phổi” cho thành phố trong
bối cảnh công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

13


Hình 2.2. Vị Trí Vườn Cò

Vườn cò

Nguồn: Thu thập và tổng hợp
Không có những trò chơi giải trí vui nhộn, những hang động kỳ bí đem
đến cảm giác mạnh cho du khách như khu du lịch Suối Tiên hay Đầm Sen.... song khu
Vườn Cò mang đến cho du khách những cảm giác không kém phần thú vị. đó là cảnh
vật tĩnh lặng của đồng quê, là không khí trong lành của đồng nội, có sông nước mênh
mông... Hấp dẫn nhất vẫn là hình ảnh những đàn cò trắng cứ mỗi buổi hoàng hôn lại
kéo nhau về, nơi đây không phải có vài con mà hàng chục ngàn con, chúng tranh nhau
tìm chỗ ngủ, kêu táo tác, đậu trắng vườn dừa. Bỏ sau lưng xa lộ Hà Nội đầy nắng, bụi,
đường Võ Văn Ngân đông đúc người qua lại, bạn sẽ rẽ vào con đường đất đỏ rộng
thênh thang nằm xuyên qua những ruộng lúa ngút ngàn.
Và chiều đến khi mặt trời khuất dần sau rặng tre bên kia sông là lúc từng đàn cò
trắng đi kiếm ăn bay về tổ. Chúng bay thẳng hàng, con này nối con kia, đôi khi chúng
vô tình xếp hình thành con chữ A, V... trông rất ngộ nghĩnh. đây có thể là khoảng khắc
tuyệt vời đối với du khách. Những cánh cò chấp chới trên nền trời chiều chợt làm cho

bức tranh quê tĩnh lặng sống động hẳn lên. Tiếng kêu khàn đục phát ra từ cổ họng của
những chú cò cũng đủ khiến du khách nao lòng. Khi những con cò cuối cùng bay về
tổ, thì đàn cò mới ngừng hẳn tiếng kêu, chúng bắt đầu giờ ngủ đêm sau một ngày lặn
14


ngụp ngoài đồng. Lúc này là lúc du khách kết thúc chuyến tham quan. Và dù cho bạn
có rời Vườn Cò về với đô thị ồn ào náo nhiệt hay ở nơi nào đó, vẫn tin chắc rằng cảnh
vật nơi này, cánh cò, con sông, mùi hương nồng nàn của đồng nội sẽ vương vấn trong
tâm hồn bạn, thôi thúc bạn một ngày nào đó lại đến Vườn Cò.
Khu vườn có số lượng cò trắng chiếm đa số, bên cạnh đó còn phải kể đến cò
ruồi, cò mỏ gỗ, cò quắm, cồng cộc, cúm núm…Từ những năm cuối thập niên 80, hai
hộ dân này đã trồng thêm cây, xây dựng tường rào bảo vệ đàn cò kết hợp làm du lịch
sinh thái cho du khách ăn uống và ngắm cò vào mỗi buổi chiều.Cả hai chủ vườn đều
chủ trương bảo vệ đàn cò như một tài sản chứ không như một số vườn cò khác ở Việt
Nam có tổ chức cho khách thưởng thức thịt cò tại chỗ, biến vườn cò thành lò nướng
mà nhiều bài báo đã đưa trong thời gian qua. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở đây vẫn
còn chưa thực sự phát triển, đặc biệt lượng khách giảm rõ rệt vào mùa cò đẻ (từ tháng
5 đến tháng 9). Chính vì vậy động lực lớn nhất cho việc bảo tồn khu vườn, bảo tồn đàn
cò xuất phát từ lòng yêu thiên nhiên, lòng “quý” cò của những ông chủ vườn chứ
không hoàn toàn vì mục đích kinh tế.

15


×