Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.51 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ, PHÁT
TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON
TÂY NINH

NGUYỄN HỒNG TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và một số
giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía cho Công ty cổ phần mía
đường Bourbon Tây Ninh” do Nguyễn Hồng Trinh, sinh viên khóa 32, ngành Kinh tế
nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Lê Vũ
Người hướng dẫn


________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 
 

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời cảm tạ đầu tiên tôi xin được gửi đến các đấng sinh thành, người thân yêu nhất

của tôi, luôn chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quãng thời gian học
tập.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và
đó sẽ là hành trang giúp tôi bước vào đời vững chắc hơn.
Em xin cảm ơn thầy Lê Vũ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá
trình làm đề tài.
Chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị nhân viên của công ty CP BourBon Tây
Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực
tập. Xin cảm ơn các hộ gia đình đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để hoàn
thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người thân thiết đã ở bên cạnh động viên,
giúp đỡ tôi suốt quãng đời sinh viên, đó là khoảng thời gian đẹp nhất của tôi.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, luôn thành công và
hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Hồng Trinh

 
 

năm 2010



NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN HỒNG TRINH. Tháng 07 năm 2010. “Thực Trạng và Một Số Giải
Pháp Duy Trì, Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Cho Công Ty Cổ Phần Mía Đường
Bourbon Tây Ninh”.

NGUYEN HONG TRINH. July 2010. “A Study on Sugar Cane Production
Development For Processing In Bourbon Tay Ninh Sugar Cane Company”.

Khóa luận tìm hiểu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía thông qua phỏng vấn
nông hộ có hợp đồng với công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh trong niên vụ
2009-2010 và thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban SBT. Mục tiêu nghiên cứu
nhằm tìm hiểu tình hình cung ứng mía và nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu mía
trong vùng nguyên liệu SBT. Với lợi thế sẵn có nhưng niên vụ chế biến vừa qua,
nguồn nguyên liệu chỉ đạt được 602.381 tấn mía cây, còn thiếu 597.619 tấn mía cây,
đạt 50,2% công suất thiết kế.
Qua việc khảo sát thực tế đó, đề tài đưa ra một số giải pháp làm thế nào để duy trì,
phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng nguồn cung cho công ty trong thời gian tới, cụ
thể: người trồng mía hài lòng với lợi nhuận có được, khắc phục những khó khăn hiện
tại của người dân để họ tin tưởng, yên tâm sản xuất.

 
 


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix


Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

01

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

02

1.2.1. Mục tiêu chung

02

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

02


1.3. Phạm vi nghiên cứu

02

1.4. Cấu trúc đề tài

02

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

 

04

2.1.1. Vị trí địa lý

04

2.1.2. Địa hình

04

2.1.3. Khí hậu

05

2.1.4. Đất đai

05


2.1.5. Tài nguyên nước và hệ thống thuỷ lợi

06

2.1.6. Cơ sở hạ tầng

07

2.1.7. Dân cư

07
v


2.1.8. Tài nguyên khoáng sản

07

2.1.9. Tài nguyên nhân văn

07

2.1.10. Tình hình kinh tế

07

2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất mía đường trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất mía đường Thế giới


10

2.2.2. Tình hình sản xuất mía đường tại Việt Nam

10

2.2.3. Tình hình sản xuất mía tại Tây Ninh

11

2.3. Tổng quan về công ty CP Mía đường Bourbon Tây Ninh

 

10

12

2.3.1. Thông tin chung

13

2.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

13

2.3.3. Đặc điểm tổ chức quản lý

14


2.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

15

2.3.5. Nhiệm vụ và định hướng phát triển

17

2.3.6. Hoạt động kinh doanh

18

2.3.7. Vị thế của Công ty

19

2.3.8. Triển vọng phát triển của ngành

20

2.3.9. Tình hình lao động của công ty

21

2.3.10. Chế độ làm việc

22

2.3.11. Các chính sách hỗ trợ cho người trồng mía


22

2.3.12. Tình hình vùng nguyên liệu mía của công ty SBT

23

2.3.13. Nhận xét chung

26

vi


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

27

3.1.1. Sơ lược về cây mía

27

3.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu mía

33

3.1.3. Một số danh từ, thuật ngữ dùng trong ngành công nghiệp đường

33


3.1.4. Hiệu quả kinh tế của cây mía

35

3.1.5. Lý thuyết hợp đồng kinh tế

37

3.2. Phương pháp nghiên cứu

37

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

37

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng vùng nguyên liệu mía của Công ty 3 niên vụ vừa qua

39

4.1.1. Tình hình phân bố diện tích vùng nguyên liệu mía vụ 2007 – 2010

39

4.1.2. Tình hình nguồn nguyên liệu đáp ứng trong 3 niên vụ vừa qua


41

4.2. Tình hình thu mua mía nguyên liệu của công ty Bourbon Tây Ninh

42

4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu mua mía nguyên liệu của công ty Bourbon
Tây ninh

45

4.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất mía tại các hộ điều tra

47

 

4.4.1. Dân số và lao động

47

4.4.2. Trình độ học vấn

48

4.4.3. Tình hình sử dụng giống mía tại các hộ

49


4.4.4. Tình hình đất sản xuất nông nghiệp

49

vii


4.4.5. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

50

4.4.6. Tình hình tham gia khuyến nông

51

4.4.7. Tạp quán canh tác cây mía và kế hoạch sản xuất cho vụ sau

52

4.2.8. Những khó khăn tồn tại trong các hộ điều tra

54

4.4.9. Hiệu quả sản xuất mía tại các nông hộ điều tra

55

4.5. Một số giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía cho công ty SBT

59


4.5.1. Giải pháp chung: tăng lợi nhuận cho người trồng mía

59

4.5.2. Giải pháp cụ thể

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

65

5.2. Kiến nghị

66

 

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

66

5.2.2. Đối với công ty

66

5.2.3. Đối với Nhà nước


66

5.2.4. Đối với nông dân

67

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA: Khu Vực Mậu Dịch Tự Do
Bộ NN & PTNT: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
CCS: Chữ đường
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
ĐVT: Đơn vị tính
ĐT & TTTH: Điều tra và tính toán tổng hợp
NMĐ: Nhà máy đường
SBT: Sucrerie de Bourbon Tay Ninh
TMC: Tấn mía cây
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
WTO: World Trade Oganization

 

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Cơ cấu một số cây trồng chính ở Tây Ninh

09

Bảng 2.2. Diện tích và năng suất mía bình quân các niên vụ từ 2001- 2002 đến 2008 –
2009

11

Bảng 2.3. Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty

21

Bảng 2.4. Tình Hình Lao Động của SBT năm 2009

22

Bảng 2.5. Các Trạm Nông Vụ Của SBT

24

Bảng 2.6. Diện Tích Các Vùng Nguyên Liệu Chia Theo Huyện Vụ 2009 – 2010

26

Bảng 4.1. Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Mía Của SBT Năm 2007 – 2010

40

Bảng 4.2. Bảng Thể Hiện Công Suất Ép Thực Hiện So Với Công Suất Thiết Kế


42

Bảng 4.3. Giá Mua Mía Của 3 Niên vụ 2007 – 2010

45

Bảng 4.4. Chất Lượng Mía Thu Mua 3 Vụ Vừa Qua

47

Bảng 4.5. Cơ Cấu Giới Tính Và Lao Động Của Các Hộ Điều Tra

48

Bảng 4.6. Bảng Thể Hiện Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra

49

Bảng 4.7. Bảng Thể Hiện Những Khó Khăn Của Hộ Điều Tra

55

Bảng 4.8. Tổng Chi Phí Tính Trên Một Ha Mía

56

Bảng 4.9. Tổng Doanh Thu Tính Trên Một Ha Mía

57


Bảng 4.10. Tổng Chi Phí Tính Tính Trên Một Ha Mì

58

Bảng 4.11. Tổng Doanh Thu Tính Trên Một Ha Mì

58

Bảng 4.12. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Mía – Mì

59

 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Của Tây Ninh Các Năm

08

Hình 2.2. Logo Của SBT

13

Hình 2.3. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Công Ty


15

Hình 2.4. Các Sản Phẩm Đường Tinh Luyện của SBT

18

Hình 2.5. Công Suất Sản Xuất của Các Nhà Máy Đường

20

Hình 2.6. Một Vùng Nguyên Liệu Mía Của SBT

25

Hình 2.7. Cơ Cấu Giống Mía Của Vùng Nguyên Liệu SBT

26

Hình 3.1. Sơ Đồ Sản Phẩm của Cây Mí

32

Hình 4.1. Cánh Đồng Mía Mới Trồng

42

Hình 4.2. Sơ Đồ Thể Hiện Quá Trình Tiêu Thụ Mía

43


Hình 4.3. Biểu Đồ Biểu Diễn Giá Mua Mía Của SBT 3 Niên Vụ Vừa Qua

45

Hình 4.4. Biểu Đồ Biểu Diễn Chất Lượng Mía Thu Mua 3 Niên Vụ 2007 – 2010

47

Bảng 4.5. Nguồn Gốc Mua Giống Mía

50

Bảng 4.6. Tình Hình Đất Trồng Mía Của Các Hộ Điều Tra

51

Hình 4.7. Tình Hình Vốn Đầu Tư

52

Hình 4.8. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông

53

Hình 4.9. Số Năm Trồng Mía Của Các Hộ Điều Tra

54

Hình 4.10. Kế Hoạch Sản Xuất Nông Nghiệp Trong Vụ Tới Của Các Hộ Điều Tra


54

 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2: Hợp Đồng

 

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Lý do chọn đề tài
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển nông

nghiệp dồi dào. Đây cũng là nơi được chọn để xây dựng các vùng nguyên liệu lúa, mì,
cao su, đặc biệt là cây mía. Tại đây, do điều kiện địa lý, đất đai phù hợp nên cây mía
đã có từ rất lâu đời và được bà con nông dân trồng rất nhiều. Ở nhiều nơi, mía đã trở
thành cây trồng mang lại thu nhập chính cho bà con.
Để phát huy tiềm năng nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, các nhà máy chế

biến mía đường ra đời với công suất lớn, thiết bị hiện đại thay thế toàn bộ các nhà máy
chế biến thủ công. Sự hình thành của các nhà máy này gắn liền với phát triển vùng
nguyên liệu. Đủ nguyên liệu, nhà máy hoạt động đạt công suất cao, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, mang lại công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh
tế và ổn định xã hội. Thiếu nguyên liệu, nhà máy phải hoạt động cầm chừng, lãng phí
thiết bị máy móc, giá thành sản phẩm cao, giảm hiệu quả kinh doanh thấp, công nhân
mất việc làm,…
Công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh là nhà máy đường lớn nhất Việt
Nam phát triển song song với vùng nguyên liệu mía Tây Ninh. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, vùng nguyên liệu của Công ty đã bị thu hẹp lại, nông dân đã chuyển
sang trồng các loại cây trồng khác như mì, cao su, cây ăn quả,…làm cho Công ty
thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Do vậy, để cho ngành mía đường thực sự là ngành kinh tế quan trọng, để các
nhà máy đường tiếp tục tồn tại, phát triển và để cho nông dân có niềm tin vào cây mía,
bảo đảm đời sống ấm no thì vấn đề thiếu mía nguyên liệu cần được sớm giải quyết.


Từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng và một
số giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía cho Công ty cổ phần mía đường
Bourbon Tây Ninh”. Mong rằng đề tài này sẽ mang lại được những giải pháp hữu ích
cho bài toán thiếu mía cho Công ty.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong vùng nguyên liệu của công ty

Bourbon Tây Ninh và đưa ra một số giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ mía trong vùng nguyên liệu của công ty tại
Tây Ninh.
Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cung ứng mía nguyên liệu.
Đánh giá hiệu quả sản xuất mía tại nông hộ.
Đề xuất một số giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía cho công ty.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty cổ phần mía

đường Bourbon Tây Ninh và vùng nguyên liệu của công ty tại huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh.
Phạm vi thời gian: thực hiện từ 15/3/2010 đến 30/6/2010.
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các vùng nguyên liệu
mía của công ty, tìm hiểu nguyên nhân tác động đến việc cung ứng nguyên liệu mía.
Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển vùng nguyên liệu này để đáp
ứng cho nhu cầu của công ty.
1.4.

Cấu trúc đề tài:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Nêu lý do chọn đề tài, ý nghĩa của việc lựa chọn, mục tiêu và phạm vi nghiên

cứu, nội dung của đề tài.
Chương 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tình hình sản xuất mía đường trong
nước và Thế giới, sơ lược về Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh và thực
trạng vùng nguyên liệu của SBT hiện nay.




Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày các khái niệm, chỉ tiêu tính toán, ý nghĩa của các chỉ tiêu liên quan
đến nội dung nghiên cứu. Nêu ý nghĩa nguồn nguyên liệu mía. Trình bày phương pháp
nghiên cứu thực hiện trong đề tài.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tiến hành phân tích, nêu kết quả nghiên cứu thông qua các số liệu đã thu thập
được. Đưa ra các giải pháp nhằm đảo bảo vùng nguyên liệu mía cho công ty trong các
vụ tới.
Chương 5: KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả phân tích được sẽ rút ra kết luận và đưa ra một số đề nghị
nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu mía cho công ty.




CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, tọa độ từ 10057’08’’ đến
11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và
Tây Bắc giáp 3 tỉnh Svay Riêng, Kông Pông Chàm và Swoai Riêng của vương quốc
Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí
Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ
xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.035,45 km2, được chia thành 8 huyện và 1
thị xã. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh được đặt tại thị xã Tây Ninh.
Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế,

thương mại của cả nước và thủ đô Phnôm Pênh của vương quốc Campuchia là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tây Ninh còn là nơi có điệu kiện
thuận lợi thông thương với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển.
Tây Ninh còn là nơi có vị trí quan trọng về quốc phòng.
2.1.2. Địa hình
Địa hình của Tây Ninh nghiêng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với hai đặc
trưng khác biệt. Phía Bắc với địa hình đồi núi dốc, độ cao trung bình từ 10 – 15m.
Cách thị xã gần 10 km là núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi duy nhất của tỉnh. Phía
Nam là địa hình mang đặc điểm của vùng đồng bằng với độ cao trung bình 3 – 5m.
Nhìn chung, Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, ổn định, ít bị thiên tai
nên rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
 




2.1.3. Khí hậu
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô. Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu
trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung
bình năm là 27,4 0C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có 6 giờ
nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình khoảng
70 – 80 %, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng
của hai loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc
vào mùa khô.
2.1.4. Đất đai
Tây Ninh có 5 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha, trong đó:
Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63%

diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới
nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Nhóm đất phèn có khoảng 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông.
Nhóm đất đỏ vàng có khoảng 6.850 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ 1,7% diện tích đất
tự nhiên, phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Châu, Tân Biên. Loại đất này thích hợp
cho việc trồng rừng, cây công nghiệp.
Nhóm đất phù sa có khoảng 4.775 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,44% diện tích đất tự
nhiên, được phân bố ở các huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Châu Thành và Gò
Dầu. Đất phù sa thích hợp trồng lúa và hoa màu.
Nhóm đất than bùn chôn vùi có khoảng 1.072 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
0,27% diện tích đất tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của
sông Vàm Cỏ thuộc các huyện Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu. Đất than bùn thích hợp
trồng rau, lúa.
Cùng với điều kiện khí hậu ôn hoà, đất đai ở Tây Ninh thuận lợi cho việc phát
triển nông, lâm nghiệp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác
nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su,… và các loại
cây ăn quả, rau màu khác.



Với tiềm năng dồi dào về đất đai, Tây Ninh có thể đảm bảo nguyên liệu để phát
triển ngành công nghiệp chế biến nông sản một cách bền vững.
2.1.5. Tài nguyên nước và hệ thống thuỷ lợi
Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn
toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ
yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh cao trên 200m chảy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước,
Bình Dương.

Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước
đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện
tích mặt nước 27.000 ha có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh,
TP.Hồ Chí Minh và Long An.
Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có
tổng chiều dài 1.000 km gồm hai hệ thống kênh chính: kênh Đông và kênh Tây, hệ
thống tưới tiêu cấp I, II, III, IV, và kênh nội đồng, có khả năng tưới tiêu cho 185.700
ha đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nước Hồ Dầu Tiếng còn phục vụ cho các nhà máy
đường, nhà máy chế biến mì và phục phụ cho nhà máy nước của tỉnh.
Hệ thống thuỷ lợi Tân Hưng có 246 kênh tưới (tổng chiều dài: 213 km), có
1.912 công trình trên kênh đảm bảo tưới cho khoảng 11.000 ha đất ở phía tây của tỉnh.
Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn
phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha
đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ
có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi
trồng thuỷ sản khoảng 490 ha.
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn
tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào
mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp.



2.1.6. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tương đối khá hoàn chỉnh, những tuyến đường chính vào vùng
nguyên liệu liên xã, 100% các xã huyện có điện lưới quốc gia.
2.1.7. Dân cư
Theo thống kê năm 2009, dân số trung bình của tỉnh là 1.066.402 người, mật độ

dân số: 264 người/km2. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực phong phú.
2.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như:
than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn,
phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân
vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100
triệu tấn. Cuội, sỏi cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch
ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3, được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit
có trữ lượng khoảng 4 triệu m 3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.300
– 1.400 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà.
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước
đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ.
Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng
quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của
toàn tỉnh.
2.1.9. Tài nguyên nhân văn
Tây Ninh được khai phá từ giữa thế kỷ XVII do luồng dân cư từ phía Bắc vào.
Đến đầu thế kỷ XIX, phủ Tây Ninh được thành lập với 2 huyện: Tân Ninh và Quang
Hoá. Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc tuy có
những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là
sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai
dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy
bản sắc.
2.1.10. Tình hình kinh tế
Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt
Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan. Trong những năm gần đây, nền



kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu

và đáng khích lệ:
Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Của Tây Ninh Các Năm

Nguồn: www.tayninh.gov.vn
Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của Tây Ninh qua nhiều năm đã thay đổi rất rõ,
chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ phát triển, còn ngành nông lâm thuỷ
sản giảm nhiều. Năm 1976, nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất cao, hầu như chiếm
hoàn toàn cả cơ cấu kinh tế của tỉnh, đên năm 2007 giảm mạnh, chỉ còn 32,19%. Công
nghiệp xây dựng từ những năm 70 chưa phát triển, giờ đã chiếm tỷ trọng khá cao. Dịch
vụ là ngành phát triển nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế tỉnh.
Các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông
nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định. Đi đôi
với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đã tạo nhiều giống
vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi
chiếm một tỷ lệ tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc đã
xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như:
các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su,
từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là
các khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.



Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương
mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước
trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc bài, các
trung tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới đồng thời xây dựng khu
kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu),

khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị
xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh
vực công nghiệp. Tiếp tục mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin
với Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức như tham quan, hội đàm, đẩy mạnh
việc nghiên cứu xúc tiến đầu tư . Xây dựng các Khu kinh tế thành một đầu mối xuất
nhập khẩu hàng hóa, kể cả hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh.
Trên cơ sở mở rộng mạng lưới thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng
bước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các
điểm du lịch núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc
gia Lò Gò- Xa Mát.
Bảng 2.1. Cơ cấu một số cây trồng chính ở Tây Ninh
Khoản mục

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

Cao su

60.671

36,97

Cây mía

37.007

22,56

Cây mì


45.156

27,52

Đậu phọng

21.267

12,96

Tổng cộng

164.101

100
Nguồn: www.tayninh.gov.vn

Qua bảng 2.2 ta thấy diện tích mía là 37.007 ha, chiếm 22,56% trên tổng bốn
loại cây trồng chính. Trong khi đó, diện tích cao su nhiều nhất, chiếm 36,97% do cây
cao su mang lại lợi nhuận cao hơn các loại cây trồng khác. Cây mì cũng được trồng rất
nhiều, chiếm 27,52%.




2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất mía đường trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất mía đường Thế giới
Giá đường giao tháng 3/2010 lên mức 30,1 cent/pound - mức cao nhất trong 29
năm từ tháng 1/1981. Giá đường giao theo hợp đồng đóng cửa phiên giao dịch hôm

qua tại thị trường New York ở mức 29,80 cent tương đương mức tăng 3,5%.
Nguồn cung đường trên toàn cầu đang hạn chế. Thông tin này được minh chứng
bởi việc Indonexia mới đưa ra dự báo nguồn cung đường sẽ thiếu 530.976 tấn ở thời
điểm cuối tháng 4/2010. Vì thế Indonexia sẽ nhập khẩu khoảng 500 nghìn tấn đường.
Những nỗ lực nhập khẩu đường trắng tăng cao khi giá đường tăng và nguồn cung hạn
chế.
Sản lượng đường thấp hơn dự kiến tại Braxin, Ấn Độ, ngoài ra nhu cầu của
Indonexia, Pakistan, Ai Cập và một số nước khác tăng. Giá đường như vậy được dự
báo sẽ lên mạnh trong thời gian tới.
Braxin là nước trồng nhiều mía đường lớn nhất thế giới, thế nhưng khi điều
kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, vụ mùa
đi xuống.
Ấn Độ là nước tiêu thụ đường nhiều nhất thế giới và là nước sản xuất đường
lớn thứ hai trên thế giới. Nước này đã chuyển từ một nước xuất khẩu ròng đường sang
nước nhập khẩu ròng, thời tiết không thuận lợi, sản xuất khó khăn.
Hiệp hội đường quốc tế dự báo nguồn cung đường toàn cầu mùa vụ 2009 - 2010
sẽ thâm hụt 7,2 triệu tấn. Nhu cầu vượt quá nguồn cung.
Giá đồng tăng khi thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại. Những chuyên gia
tham gia thị trường thường coi việc thị trường chứng khoán tăng điểm như tín hiệu
tích cực về nền kinh tế, nhu cầu đồng nhờ thế tăng.
Giá đồng giao tháng 3/2010 tăng 4,60 cent tương đương 1,4% lên mức
3,3930USD/pound tại thị trường New York.

10 


2.2.2. Tình hình sản xuất mía đường tại Việt Nam
Bảng 2.2. Diện tích và năng suất mía bình quân các niên vụ từ 2001- 2002 đến
2008 – 2009 tại Việt Nam
Niên vụ


Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

2001-2002

309

49,2

2002-2003

315

50,0

2003-2004

285

50,0

2004-2005

295

47,5

2005-2006


279

51,0

2006-2007

310

55,0

2007-2008

270

50,0

2008-2009

265

51,7

Nguồn: Tạp chí sản xuất & thị trường, Bộ NN & PTNT
Trong 3 năm qua, các công ty đã đầu tư nâng tổng công suất từ 86.500 tấn
mía/ngày lên 105.700 tấn mía/ngày, nhưng diện tích mía, năng suất và sản lượng mía
ngày càng sụt giảm dẫn đến tình trạng khan hiếm nguyên liệu gay gắt.
Các nhà máy đường cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua mía,
không căn cứ vào chữ đường, khiến nhiều nông dân bán mía non, dẫn đến năng suất
thu hoạch mía thấp. Giá thu mua mía chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền: mía ở

miền Bắc có chữ đường cao nhưng chỉ mua với giá 600.000 – 700.000 đồng/tấn,
nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, mía có chất lượng kém hơn thì giá mua lại được
đẩy lên 900.000 – 1.000.000 đồng/tấn. Nguyên do là ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, nhiều nhà máy không có vùng nguyên liệu riêng nên tranh nhau mua mía, dẫn
đến hiệu quả kinh doanh mất ổn định.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực AFTA và WTO với lộ trình cát giảm thuế
quan đối với việc nhập khẩu mặt hàng này cũng gây không ít khó khăn cho việc sản
xuất mía đường nước ta.
2.2.3. Tình hình sản xuất mía tại Tây Ninh
Trước đây, cây mía ở Tây Ninh được trồng chủ yếu trên vùng đất cao, năng suất
thấp, bình quân 50 tấn/ha. Vài năm trở lại đây, tỉnh có chủ trương chuyển cây mía từ
vùng đất cao sang vùng đất thấp, làm kênh tiêu kết hợp giao thông nội đồng, thoát
11 


nước để trồng mía. Các NMĐ đã đầu tư trồng mía trên đất thấp vụ 2005 – 2006 là
16.389 ha, chiếm 70% diện tích mía được đầu tư; vụ 2006 – 2007 là 22.228 ha, chiếm
77% diện tích mía được đầu tư. Kết quả là năng suất bình quân được nâng lên 70 80
tấn/ha.
Vụ ép 2005 – 2006: diện tích vùng nguyên liệu các nhà máy ký hợp đồng đầu
tư và bao tiêu được 23.325 ha, giảm 3,5% so với vụ ép 2004 – 2005. Sản lượng giảm
do thời tiết khô nóng kéo dài, đã xó 1.059 ha mía bị ảnh hưởng. Các NMĐ đã đưa vào
chế biến 1.177.072 TMC (95,3% so với vụ 2004 – 2005), sản xuất được 113.218,4 tấn
đường. Chữ đường thanh toán bình quân toàn vụ là 9,9 CCS cao hơn 0,5 CCS so với
vụ 2004 – 2005.
Vụ ép 2006 – 2007: diện tích vùng nguyên liệu các nhà máy ký hợp đồng đầu
tư và bao tiêu được 27.981 ha, tăng 4.656,2 ha (19,96%) so với vụ ép 2005 – 2006.
Diện tích tăng là do thời tiết thuận lợi và giá mía cuối vụ ở mức cao nên việc phát triển
vùng nguyên liệu tăng hơn so với vụ trước. Các NMĐ đã đưa vào chế biến 1.522.018
TMC (tăng 36,19% so với vụ 2005 – 2006), sản xuất được 143.558,4 tấn đường. Chữ

đường thanh toán bình quân toàn vụ là 9 CCS cao hơn 0,9 CCS so với vụ 2005 – 2006.
Vụ ép 2007 – 2008: diện tích vùng nguyên liệu các nhà máy ký hợp đồng đầu
tư và bao tiêu được 25.560 ha, giảm 2.4214 ha (giảm 8,65%) so với vụ ép 2006 –
2007. Diện tích giảm do giá mía vụ trước thấp trong khi chi phí công đốn chặt và vận
chuyển tăng. Các NMĐ ép được 1.191.429 TMC (giảm 22% so với vụ 2006 – 2007),
sản xuất được 116.043 tấn đường, giảm 19% so với vụ 2006 – 2007. Chữ đường thanh
toán bình quân toàn vụ là 9,67 CCS cao hơn 0,67 CCS so với vụ 2006 – 2007.
2.3. Tổng quan về công ty CP Mía đường Bourbon Tây Ninh
2.3.1. Thông tin chung
Tên tổ chức: Công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (S.A.R.L Sucrerie de
Bourbon Tay Ninh)
Tên viết tắt: SBT

12 


Hình 2.3. Logo Của SBT

Trụ sở: Xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: (84 - 66) 753250
Fax:

(84 – 66) 839 834

Email:
Website:
Văn phòng thương mại: Lầu 10, toà nhà E-Town 2, 364 Cộng Hoà, Quận Tân
Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Vốn điều lệ: 1.419 tỷ đồng

Mã số thuế: 3900244389
Tài khoản: 1020100000 81988 tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng Công thương
Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh:
-

Sản xuất đường, các sản phẩm phụ

-

Trồng cây mía

-

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ
phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường

-

Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng từ nguyên liệu chính là bã
mía và/hoặc than đá

-

Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp

-

Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng


-

Xây dựng và kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn

-

Các ngành khác mà luật pháp không cấm

13 


×