Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.2 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC LIÊM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng đời sống và
các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của công nhân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí
Minh” do Nguyễn Ngọc Liêm, sinh viên khóa 32, ngành Kinh tế nông lâm đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên xin gửi lời cảm ơn đến ba má, những người đã sinh thành, nuôi dạy
con đến ngày trưởng thành, luôn động viên, tiếp sức cho tôi trong suốt nhũng năm đi
hoc.
Xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa, người thầy hướng dẫn tận tình truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm nói chung, khoa Kinh tế nói riêng
đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian được đào tạo tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người công nhân đã tích cực giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra, thu thập số liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại Sở Lao động – Thương
binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Quản Lý Các Khu Công nghiệp, Khu Chế
Xuất Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian xin số liệu thứ cấp.

Kí tên
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Liêm


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC LIÊM. Tháng 07 năm 2010 “Thực Trạng Đời Sống Và Các
Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Nhập Của Công Nhân Nhập Cư Tại Thành Phố Hồ
Chí Minh”.
NGUYEN NGOC LIEM. July 2010. “The real living situation and factors
influencing to income of immigrant worker in Ho Chi Minh City”
Đời sống người lao động nhập cư nói chung và công nhân nhập cư nói riêng
luôn là mối quan tâm của các ban ngành chức năng. Bởi họ có những sự đóng góp nhất
định vào tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung và của Thành phố nói riêng cũng như
những phức tạp xã hội mà họ mang lại. Đề tài tìm hiểu thực trạng đời sống và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Nguồn số liệu phân tích chủ yếu dựa vào việc điều tra thực tế 140 công nhân
nhập cư tại 7 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của Thành phố. Đề tài
sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui cùng với sự hỗ trợ của phần
mềm Excel và Eview để tính toán và xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy được đặc điểm của công nhân nhập cư như: nguồn
gốc xuất xứ, tình trạng việc tại quê hương, trình độ văn hóa, độ tuổi, tình trạng gia
đình. Đề tài đã tìm hiểu nguyên nhân di cư của công nhân nhập cư cũng như thực trạng
về nghề nghiệp hiện tại, thu nhập, mức sinh hoạt, tình trạng sức khỏe, các hoạt động
văn hóa xã hội của công nhân nhập cư nhằm đánh giá một cách đúng đắn về thực trạng
đời sống của công nhân nhập cư tại Thành phố. Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của công nhân nhập cư cho thấy thời gian làm việc và kinh nghiệm

chuyên môn có ảnh hưởng cao nhất tới thu nhập của công nhân nhập cư.
Từ những kết quả nghiên cứu cùng những tâm tư nguyện vọng của người công
nhân nhập cư đề tài đề xuất một số ý kiến đến lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp
và những người công nhân nhập cư để giải quyết các vấn đề một cách khoa học và hợp
lý.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi nội dung

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi thời gian

3


1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh

5

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản

8

2.2. Tổng quan về di dân

9

2.2.1. Di dân của thế giới


9

2.2.2. Di dân ở Việt Nam

10

2.2.3. Di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Các khái niệm

14

3.1.2. Về quản lý lao động tạm trú

17

v


3.1.3. Các lý thuyết kinh tế về di dân
3.2. Phương pháp nghiên cứu


18
19

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

19

3.2.3.Phương pháp thực hiện

20

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi qui

20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình lao động nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

24
24

4.1.1. Số lượng lao động nhập cư vào Thành phố

24


4.1.2. Độ tuổi và giới tính của lao động nhập cư

24

4.1.3. Nguồn gốc xuất cư và sự phân bố dân nhập cư tại Tp. HCM

25

4.1.4. Về tình trạng việc làm

26

4.2. Tình hình LĐ tại các KCN, KCX trong BQL KCN, KCX Tp. HCM
4.2.1. Số lượng LĐ trong các KCN, KCX năm 2009

27
27

4.2.2. Trình độ văn hóa của người LĐ ở các KCN, KCX tại Tp. HCM 28
4.3. Một số đặc điểm của công nhân nhập cư được điều tra

28

4.3.1. Xuất xứ của CNNC

28

4.3.2. Giới tính của CNNC

29


4.3.3. Tình trạng việc làm khi còn ở tại quê nhà

30

4.3.4. Đặc điểm về trình độ văn hóa

31

4.3.5. Đặc điểm về nhân khẩu học

33

4.3.6. Mối quan hệ ảnh hưởng đến việc nhập cư

34

4.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình di cư và nhập cư

35

4.5. Điều kiện công việc, thu nhập của CNNC

37

4.5.1. Điều kiện việc làm

37

4.5.2. Thu nhập bình quân/tháng năm 2009


43

4.5.3. Ý định chuyển đổi nơi làm việc mới

44

4.6. Đời sống vật chất và tinh thần của người CNNC

47

4.6.1. Mức chi tiêu năm 2009

47

4.6.2. Mối quan hệ của CNNC với quê hương

48

4.6.3. Điều kiện sinh hoạt

49
vi


4.6.4. Tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế

51

4.6.5. Hoạt động văn hóa – xã hội tinh thần


53

4.6.6. Mối quan hệ của CNNC trong công ty và nơi tạm trú

54

4.6.7. Đánh giá về cuộc sống hiện tại của CNNC

56

4.7. Những tâm tư, nguyện vọng của CNNC

59

4.7.1. Nâng cao trình độ văn hóa

59

4.7.2. Ý định trở về quê hương của CNNC

59

4.7.3. Yêu cầu sự hỗ trợ từ phía xã hội

60

4.8. Phân tích KTL về ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của CNNC

61


4.8.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của CNNC

61

4.8.2 Các kiểm định mô hình

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

5.2.1. Đối với doanh nghiệp

69

5.2.2. Đối với người CNNC

70

5.2.3. Đối với chính quyền, địa phương


70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BQL

Ban quản lý

CĐ, ĐH

Cao đẳng, đại học

CNNC

Công nhân nhập cư

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)


KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KCNC

Khu công nghệ cao

KTL

Kinh tế lượng

KQ ĐT-TTTH

Kết quả điều tra-Tính toán tổng hợp



Lao động

LĐ – TB & XH

Lao động thương binh và xã hội

THCS


Trung học cơ sở

THCN

Trung học chuyên nghiệp

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Các Biến Độc Lập

21

Bảng 4.1. Số Lượng Lao Động Nhập Cư vào Thành phố Trên 15 tuổi Theo Diện KT3
và KT4 Giai Đoạn 2004 – 2009

24

Bảng 4.2. Số Lượng Lao Động Tại các KCN, KCX năm 2009


27

Bảng 4.3. Trình Độ Văn Hóa của Lao Động Tại các KCN, KCX ở Thành phố Hồ Chí
Minh Qua các Năm

28

Bảng 4.4. Quê Quán của Công Nhân Nhập Cư

29

Bảng 4.5. Giới Tính của Công Nhân Nhập Cư

29

Bảng 4.6. Nghề Nghiệp của CNNC Khi Ở Quê Nhà

30

Bảng 4.7. Tình Trạng Hôn Nhân của CNNC tại Tp. HCM

34

Bảng 4.8. Các Mối Quan Hệ Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Di Cư

34

Bảng 4.9. Một Số Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Di Cư và Nhập Cư


35

Bảng 4.10. Thời Gian Tìm Được Việc Làm

37

Bảng 4.11. Loại Hình Công Ty

38

Bảng 4.12. Phương Thức Tìm Việc Làm của CNNC

38

Bảng 4.13. Đánh Giá về Công Việc Hiện Tại

39

Bảng 4.14. Số Năm Kinh Nghiệm của CNNC

39

Bảng 4.15. Số Lần Thay Đổi Công Việc

40

Bảng 4.16. Các Lý Do Thay Đổi Công Việc Trước Đây

41


Bảng 4.17. Số Giờ Làm Việc của CNNC Trong Tuần và Trong Ngày
(6 ngày/ tuần) năm 2009

43

Bảng 4.18. Tình Hình Thu Nhập của CNNC

44

Bảng 4.19. Ý Định Chuyển Đổi Nơi Làm Việc của CNNC

45

Bảng 4.20. Mức Độ Hài Lòng của Công Nhân vể Công Việc Hiện Tại

45

Bảng 4.21. Phương Tiện Sinh Hoạt của CNNC

51

Bảng 4.22. Sinh Hoạt Xã Hội và Giải Trí

53

Bảng 4.23. So Sánh Điều Kiện Sống Hiện tại So với Trước Khi Nhập Cư

56

ix



Bảng 4.24. Ý Định Trở Về Quê Hương của CNNC

59

Bảng 4.25. Các Yêu Cầu Hỗ Trợ Từ Xã Hội của Công Nhân Nhập Cư

60

Bảng 4.26. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Thu Nhập Năm 2009 của Công Nhân Nhập


62

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Nguồn Gốc Xuất Cư của Lao Động Nhập Cư

25

Hình 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của CNNC

31

Hình 4.3. Trình Độ Học Vấn Trước và Sau Khi Nhập Cư


32

Hình 4.4. Phân Chia CNNC Theo Độ Tuổi

33

Hình 4.5. Những Nghề Chính của CNNC

42

Hình 4.6. Cơ Cấu Chi Tiêu Bình Quân của CNNC tại Tp. HCM

47

Hình 4.7. Số Tiền Gửi về Quê năm 2009 (đồng)

49

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả ước lượng
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi

xii


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Di dân là một hoạt động tư nhiên, nó xảy ra trong suốt quá trình phát triển kinh
tế xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hiện tượng này còn diễn ra trên khắp thế giới. Xu
thế quốc tế hóa toàn cầu cùng với chính sách mở cửa của nhà nước ta là một thuận lợi
lớn trong công cuộc phát triển kinh tế. Chính nhờ vậy mà trong những năm trở lại đây
nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh. Quá trình này cũng đồng thời dẫn đến tình
trạng đô thị hóa và sự ra đời của các KCN tập trung và KCX ở các thành phố lớn. Sự
xuất hiện nhanh chóng của các KCN đòi hỏi một lực lượng lớn lao động. Nhu cầu tìm
kiếm lao động tại các thành phố lớn diễn ra mạnh đến đâu thì quá trình lao động đổ
dồn lên thành thị mạnh tới đó. Phần lớn là lao động từ các vùng quê nghèo di cư lên
nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm nuôi sống bản thân và gia đình.
Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, thành phố HỒ CHÍ MINH hội
tụ rất nhiều tiềm năng phát triển trong đó cơ hội tìm kiếm việc làm khá cao, thu hút
một lực lớn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước di cư đến.
Tính đến giữa 2006 Tp. HCM có khoảng 15 KCN, KCX (Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia) như: KCX Linh Trung I, KCX Tân Thuận, KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân
Bình .v.v..và 1 KCNC. Một lượng lớn lao động di cư từ các vùng nông thôn của cả
nước về thành thị để tìm việc làm tại các KCN, KCX và KCNC nói trên. Phần lớn lao
động nhập cư ở đây là những người lao động trẻ, họ đã góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của thành phố nói riêng. Tuy nhiên, họ cũng
gây ra không ít khó khắn phức tạp: thất nghiệp gia tăng, mất cân đối giữa cơ sở hạ tầng
với dân số, các tệ nạn xã hội.v.v. Mặt khác, lao động nhập cư hiện nay trong đó có
công nhân đang đứng bên lề của cuộc sống và xã hội. Họ bị bỏ ngỏ trên bình diện
chính sách. Họ phải đối đầu với nhiều khó khăn khác nhau: nhà ở, y tế, giáo dục.v.v..


“Sự phát triển kinh tế của TP.HCM có sự đóng góp không nhỏ của người lao động
nhập cư (NLĐNC) từ các tỉnh, thành khác đến sinh sống và lao động. Chính họ là
những thành phần đáp ứng quan trọng nhu cầu lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế

của TP. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi cả về đời sống vật chất lẫn tinh
thần do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đó cũng là ý kiến của các đại biểu tại
hội thảo trao đổi kinh nghiệm thông qua dự án “Hỗ trợ người lao động nhập cư tại Thủ
Đức” do Sở LĐ, TB & XH TP.HCM, UBND quận Thủ Đức và Tổ chức Enda Vietnam
phối hợp tổ chức sáng 7.5 nhằm phổ biến và trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề và
những hoạt động hỗ trợ NLĐNC. Trên thực tế, đời sống của NLĐNC còn rất nhiều
khó khăn: từ nơi ăn chốn ở đến điều kiện lao động, chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp pháp
lý, giải trí, sinh hoạt văn hoá,... bà Đinh Thị Yến Ngọc, chuyên viên Trung tâm Trợ
giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM (thuộc Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết, NLĐNC tại
TP.HCM chủ yếu là những người từ nông thôn ra thành thị nên luôn phải đứng trước
những khó khăn nhất định về tiền lương, nhà ở, giáo dục, y tế, pháp lý..., nhưng chưa
nhận được nhiều sự quan tâm cũng như sự hỗ trợ pháp lý của chính quyền (cả nơi họ
ra đi lẫn nơi họ đến làm việc). Họ gần như bị bỏ quên, nằm ngoài tầm với của các dịch
vụ xã hội.” (Hoàng Hải, 10/05/2010. TP.HCM: Người lao động nhập cư “nằm ngoài
tầm với các dịch vụ xã hội”. Báo văn hóa)
Để hiểu rõ hơn về thực trạng đời sống của công nhân nhập cư như thế nào? Họ
phải đối diện với những khó khăn ra sao? Và những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu
nhập (yếu tố ảnh hưởng quyết định đến đời sống) của người công nhân? Chúng ta cần
phải nghiên cứu để từ đó hiểu được tâm tư, nguyên vọng của họ để có thể tìm ra những
giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn, góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần; tạo điều kiện cho những người lao động nhập cư yên tâm hơn trong
quá trình hội nhập vào thành phố. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Thực
trạng đời sống và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân nhập cư tại
Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng đời sống và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của CNNC tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Tp. HCM.
2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình công nhân nhập cư tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: tình trạng hôn nhân, giới
tính, trình độ học vấn.v.v..đến thu nhập của công nhân nhập cư.
- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của công nhân nhập
cư trong cuộc sống.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề một cách khoa học và hợp
lý.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đời sống của công nhân (vật chất, tinh
thần.v.v.) và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của công nhân nhập
cư. Riêng thu nhập, thời gian làm việc, chi tiêu đề tài chỉ đề cập vào năm 2009 vì năm
2010 chưa kết thúc.
1.3.2. Phạm vi không gian
Vì phần lớn công nhân nhập cư làm việc trong các KCN, KCX; hơn nữa vì hạn
chế về thời gian, tài chính nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung thực hiện tại các KCN,
KCX, KCNC trên địa bàn Thành phố.
- Phía Đông Tp: điều tra KCNC quận 9.
- Phía Bắc – Đông Bắc Tp: điều tra KCX Linh Trung I, KCN Bình Chiểu.
- Phía Nam – Đông Nam Tp: điều tra KCX Tân Thuận.
- Phía Tây Tp: điều tra KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Bình.
- Phía Tây Nam Tp: điều tra KCN Lê Minh Xuân.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 20/03 – 17/07/2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu của đề
tài. Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng và phân phối nghiên

cứu được cụ thể hóa thật chi tiết.
3


Chương 2: Giới thiệu những vấn tổng quan có liên quan mật thiết tới nội dung
nghiên cứu của đề tài và khái quát tình hình tổng quan cơ bản về Tp. HCM.
Chương 3: Nêu lên những cơ sở để tiến hành thực hiện đề tài như: những khái
niệm, những quan điểm, các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và
cụ thể.
Chương 4: Trình bày kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu: thực trạng
đời sống và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân nhập cư.
Chương 5: Rút ra kết luận về nghiên cứu trên và đề xuất một số kiến nghị lien
quan đến nghiên cứu này.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tp. Hồ Chí Minh nằm ở vị trí rất thuận lợi
- Điểm cực Bắc ở 11010’ vĩ độ Bắc
- Điểm cực Nam ở 10022’ vĩ độ Nam
- Điểm cực Tây ở 106022’ kinh Đông
- Điểm cực Đông ở 107015’ kinh Đông
Đường bờ biển dài khoảng 20km chạy theo hướng Đông Nam. Thành phố HCM nằm
ở trung tâm Nam Bộ, tọa lạc trong vùng trọng điểm các khu công nghiệp của các tỉnh

phía Nam.
Diện tích tụ nhiên của toàn thành phố là 2093,7 km2
Phía Đông: giáp tỉnh Đông Nai
- Phía Bắc: giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây Bắc: giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông Nam: giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Tây Nam: giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
- Phía Nam: giáp với Biển Đông
b. Địa hình
Độ cao trung bình của thành phố từ 5 đến 10m so với mực nước biển, thấp dần
ở phía Tây Bắc (Củ Chi) xuống Đông Nam (Cần Giờ). Có 3 dạng địa hình chính:
- Dạng gò đồi lượn sóng trước là thềm phù sa cổ đã bị bào mòn, có độ cao từ
30m kéo dài từ Bắc Củ Chi đến Thủ Đức.


- Dạng thấp mới hình thành bị sông rạch chia cắt có độ cao trên dưới 1m thuộc
các huyện Bình Chánh, Nhà Bè (nơi cao nhất là 2m, thấp nhất là 0,5m).
- Dạng đất đồng bằng có độ cao từ 5 đến 10m gồm Hóc Môn và các quận nội
thành.
Sự chênh lệch về độ cao địa hình tuy không lớn nhưng lại ảnh hưởng đến yếu tố
tự nhiên, chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng tạo nên
tính đa dạng, phong phú của nền nông nghiệp Tp.
c. Khí hậu
Tp. HCM nằm trong khu cực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng
do gần biển nên khí hậu Tp mang tính chất hải dương điều hòa hơn so với các tỉnh lân
cận.
- Thời tiết ở Tp. HCM có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
- Độ ẩm tương đối trung bình là 76%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 2, 3, 12 và
cao nhất vào tháng 8.

- Mực nước thấp nhất ở sông Sài Gòn trong năm thường xuất hiện vào tháng 7
và cao nhất vào tháng 10.
- Về gió: hướng gió thay đổi theo mùa, chủ yếu là hai hướng Tây-Tây Nam và
Bắc-Đông Bắc.
+ Gió Tây-Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10.
+ Gió Đông-Đông Bắc thổi vào tháng 3 và tháng 2.
+ Gió Tín Phong Nam - Đông Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 5.
Ngoài ra, còn có gió đất và gió biển thổi hàng ngày đã góp phần điều hòa khí hậu
cho Tp.
Nhìn chung, tình hình khí hậu và thời tiết ở Tp ôn hòa, không có sự biến động lớn
giữa các năm cũng như giữa các mùa trong năm, nhưng cùng với sự thay đổi rất lớn
của tình hình khí hậu chung của toàn cầu thì hiện nay trái đất đang có xu hướng nóng
dần, vì vậy tình hình khí hậu của Tp trong những năm tới sẽ có khô hạn, lượng mưa ít
hơn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân Tp.

6


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
- Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) TP ước đạt 339.917 tỷ đồng, tăng 8% so với năm
2008. Tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 276.689 tỷ đồng, tăng
18,9; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 32,162 tỷ USD, nếu không tính dầu thô
ước đạt 12,13 tỷ (Trang web Tp. HCM)
- Cơ cấu kinh tế năm 2009
Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 54,8%. Phần còn lại,
công nghiệp và xây dựng chiếm 43,9%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ
chiếm 1,3%. (Trang web Tp. HCM)
b. Văn hóa - Xã hội

- Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân
số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới
tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% .
Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm
2.086.185 người, bình quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm,
chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân
số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị,
Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người (Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia)
- Văn hóa thông tin
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay có 18 đơn vị nghệ thuật, 8 rạp hát, 11 rạp chiếu bóng và video, 26 thư viện (Niên
giám Thống kê Tp. HCM, 2008). Hoạt động của ngành giải trí ở Tp. Hồ Chí Minh
nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam.
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh hiện
nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và
các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng
mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương.
7


Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong
lĩnh vực báo chí. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
- Giáo dục
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.
Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn
huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia). Giáo dục bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố có trên 70 trường
(Niên giám Thống kê Tp. HCM, 2008) . Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Tp. HCM

cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên. Nhiều đại học lớn khác của
thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật,
Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam.
Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành
phố, 40% đến từ các tỉnh khác. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
- Y tế
Vào năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh có 29.668 nhân viên y tế, trong đó có
6.450 bác sĩ, nha sĩ. Tỷ lệ bác sĩ, nha sĩ đạt 9.47 trên 10 nghìn dân. Toàn thành phố có
92 viện nghiên cứu y học, 28.183 giường bệnh, 62 bệnh viện, 322 trạm y tế và 3 nhà
hộ sinh. (Niên giám Thống kê Tp. HCM, 2008). Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa
được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng
tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà
nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp
phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản
a. Thuận lợi
Tp là đầu mối giao thong lớn cả về thủy, bộ và đường hàng không, thong
thương thuận tiện với các tỉnh Nam bộ, Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên, có vị trí và
điều kiện rất thuận lợi về giao lưu quốc tế, trước hết là Campuchia, Lào và các nước
Đông Nam Á khác.
Riêng về kinh tế, Tp là một trong những trung tâm công nghiệp lớn có năng lực
sản xuất, với một nền công nghiệp khá phát triển nhất là công nghiệp sản xuất hàng
8


tiêu dùng. Ngoài ra, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển và rất phong
phú, đội ngũ công nhân và thợ thủ công có tay nghề cao, lực lượng khoa học và kĩ
thuật dồi dào có tài năng, có kinh nghiệm cao. Bên cạnh đó, Tp còn là nơi có một hệ
thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phục vụ tốt cho việc công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước và một tiềm năng du lịch cũng khá phong phú. Mặt khác, Tp còn có
một đặc trưng độc đáo khác về mặt vị trí đó là xây dựng được một khu vực đô thị
trung tâm có các vệ tinh xung quanh.
b. Khó khăn
Tp. HCM là một trung tâm kinh tế lớn, nơi mà các chỉ số về con người, mức
tăng trưởng, mức sống, thu nhập bình quân đầu người .v.v. là tương đối cao so với cả
nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số ở đây cũng nhanh hơn các tỉnh, thành phố khác
mà chủ yếu là do biến động cơ học. Đây là vấn đề nan giải đối với các ban ngành về
chính sách xã hội một khi mà dân số tăng nhanh trong khi các điều kiện về việc làm,
nhà ở, học hành, y tế.v.v. còn chưa giải quyết một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các
con số về tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội.v.v. đang ngày một gia tăng là điều nan giải
mà các cấp lãnh đạo Tp quan tâm.
Tp.HCM không có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển nông
nghiệp so với các tỉnh thành khác, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với sụ di dân
từ nơi khác đến dẫn tới giá trị đất cao, cho nên đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
nhường chỗ cho các công trình xây dựng, các khu công nghiệp.v.v. điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến điều kiện sống, làm việc, và đặc biệt áp lực cho môi trường của
Tp.
2.2. Tổng quan về di dân
2.2.1. Di dân của thế giới
“Di dân từ nông thôn ra thành thị trong lịch sử đã xảy ra ồ ạt ở các thành phố
lớn ở châu Á, châu Âu và Mỹ La Tinh tạo ra sự phát triển cực kì nhanh chóng các khu
vực thành thị. Tốc độ đô thị hóa cao trong 30 năm qua phần lớn do tác động toàn cầu
hóa đối với kinh tế các nước. 50 năm trước mới chỉ có 30% dân số thế giới sống ở
thành thị, 10 năm nữa tỷ lệ này lên 60%. Năm 2000, toàn thế giới có 411 thành phố có
hơn 1 triệu dân. Trong thế kỉ này, dân thành thị đông nhất là châu Á” (Báo Người Lao
Động ngày 13/10/2004). Từ 1960 – 1990 ước tính dân số các khu vực thành thị tăng
9



thêm 180% ở châu Phi, 150% ở Mỹ La Tinh và 135% ở Nam Á. Ở nhiều thành phố
châu Phi, tốc độ tăng dân số thành thị lên đến 7%/năm. Tại các nước này, sự cách biệt
trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị khá lớn. Phần lớn những người di cư từ
nông thôn ra thành thị là những người không có ruộng đất, không có tay nghề, tuổi từ
15-24. Họ tạo ra một làn sóng người di cư ra thành thị làm tình trạng thất nghiệp và
bán thất nghiệp trở nên nghiêm trọng. Hiện nay, tình trạng di cư ra thành thị trên thế
giới vẫn diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nước nữa đang chịu áp lực lớn của tình trạng di cư từ
nông thôn ra thành thị.
Tình trạng di cư ra thành phố tạo ra sự căng thẳng rất lớn cho kết cấu hạ tầng như
là gia tăng dân số, nhà ổ chuột, ô nhiễm môi trường, nạn kẹt xe và các tệ nạn xã hội
cùng với nạn thất nghiệp gia tăng. Chính phủ các nước này đầu tư nhiều tiền của để cải
thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng nhiều chung cư cao tầng, hệ thống nước sạch cho
thành phố và các thành phố cận. Nhưng những khoản tiền này càng làm tăng hố ngăn
cách giữa thành thị và nông thôn, chỉ giải quyết hậu quả của đô thị hóa nhanh chứ
không giải quyết hết được tình trạng di cư ra thành thị. (Trần Hoàng Nhất, 2008)
2.2.2. Di dân ở Việt Nam
a. Tình hình di dân trong thời gian qua
Tính từ năm 1995 – 1999, đã có 1.027.000 người di dân ra các thành phố lớn và
các vùng kinh tế trọng điểm. Trên phạm vi toàn quốc, di cư tự do nông thôn – thành thị
thời kì 1990 – 1997 là 1,2 – 1,5 triệu người, cường độ di dân đạt 120.000 – 200.000
người/ năm (Trần Hoàng Nhất, 2008).
Phương thức di cư của Việt Nam dường như cũng đi theo một xu hướng đã xuất
hiện ở các nước châu Á (Hugo, 2003; Skeldon, 2003). Những đánh giá gần đây về
phương thức di cư (Guest, Trương Sĩ Ánh, 1994; Trương Sĩ Ánh và những người
khác, 1996a và 1996b; Viện kinh tế Tp. HCM, 1996 và 1997; Gubry và những người
khác, 2002) đã xác định bốn đặc điểm quan trọng là:
- Mức độ di cư trong nước đang tăng lên
- Di cư nông thôn ra thành thị đang tăng lên
- Có một tỷ lệ khá cao trong di cư loại này là di cư tạm thời

- Dòng người di cư có một tỷ lệ cao là phụ nữ
10


Một tỷ lệ khá lớn di cư từ nông thôn ra thành thị là nông dân là những người
không có việc làm hoặc thiếu việc làm có đời sống thấp (Douglass và những người
khác, 2002).
Dựa theo các tài liệu về di cư ở Việt Nam, ta có thể xác định được 3 dòng chính
như sau:
- Di cư từ Đồng bằng sông Cửu long, Trung, miền núi phía Bắc và Đồng bằng
sông Hồng đến Đông Nam Bộ. Những người này tìm kiếm các việc làm phi nông
nghiệp ở các khu công nghiệp. Đông Nam Bộ là khu vực năng động nhất nước và có
nhiều thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương và các khu công nghiệp
lớn như: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Tân Tạo, Việt Nam – Singapore.
- Di cư từ miền núi phía Bắc xuống Đồng Bằng sông Hồng.
- Di cư từ vùng duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông
Hồng đi Tây Nguyên. Những người này tìm kiếm việc làm có thu nhập từ các vùng có
cây công nghiệp hoặc mua đất để đầu tư làm cà phê, tiêu và các mặt hàng xuất khẩu
khác.
Di cư vùng nông thôn ra thành thị tới các doanh nghiệp ở khu vực thành thị cả ở
kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh với số lượng ngày càng tăng dường như là
dạng phát triển nhanh nhất của di cư trong nước. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
năm 1997/1998 chỉ ra rằng điểm đến chính cho người di cư gồm Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số trung tâm kinh tế mới phát triển như
Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai (Loi, 2005). (Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số
Liên Hợp Quốc, 2006, trang 9-10)
b. Nguyên nhân di cư từ nông thôn ra thành thị
Động lực quan trọng thúc đẩy việc di cư có thể kể tới sự không đồng đều giữa
các nơi cư trú, ít cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn và hầu hết tăng trưởng kinh tế
đều tập trung ở khu vực thành thị, các vựa lúa có sản lượng nông nghiệp cao và các

khu công nghiệp (GSO, 2001). (Tổng cục Thống kê; Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc,
2006, trang 10).
Những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc di dân giai đoạn đầu
(những năm 1970 đến 1980) trong đó Nhà nước khuyến khích người dân đến các vùng
kinh tế mới thuộc các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu
11


Long. Với cải cách thị trường từ giữa những năm 1980, việc di cư di cư đã được nới
lỏng. Dân số đông và thiếu các cơ hội có thu nhập là những động lực chính đối với
hiện tượng di cư tự phát, thường xuất hiện cùng với mạng lưới giữa người di cư trước
đây (do Nhà nước bảo trợ) và gia đình, bạn bè của họ ở cùng thôn/ xóm nơi ở cũ
(Hardy, 2003; Winkels, 2005; Zhang và những người khác, 2001). (Tổng cục Thống
kê; Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, 2006, trang 9-10).
2.2.3. Di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh
a. Thực trạng về lao động di dân tự do tại Thành phố
Theo bà Lê Thị Thanh Loan, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP, tốc độ tăng
bình quân dân số TPHCM từ năm 1999 - 2009 cao hơn hẳn tốc độ tăng dân số các thời
kỳ trước. Nếu như thời kỳ 1979 - 1989 và 1989 - 1999 dân số tăng chủ yếu do yếu tố
tăng tự nhiên (tỷ lệ tăng của 2 thời kỳ này lần lượt là 1,61% và 1,52%) thì giai đoạn
1999 - 2009 dân số TP tăng chủ yếu do tăng cơ học (Hạnh Nhung, 24/10/2009. Dân số
TPHCM bùng nổ do tăng cơ học. Báo Saigongiaiphong Online).
Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua các thời kỳ như sau:
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người.
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2010 cũng xấp xỉ con số
này, không hề có suy giảm.
Bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người dân, trong đó có hơn
130.000 dân nhập cư. Nhìn về tương lai, quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đã dự

báo dân số đến năm 2025 là khoảng 10 triệu dân (không kể khách vãng lai) là một dự
báo dựa trên cơ sở là dân nhập cư có giảm bớt một ít so với tình hình hiện nay. Dự báo
này có nhiều tính khả thi. Dự án Nghiên cứu về TP.HCM Thế kỷ 21, cũng dự báo là
đến năm 2050 thì dân số thành phố có thể lên đến 15 triệu dân (Lê Văn Thành, 2009)
Đứng về phương diện phát triển dân số thành phố nói chung, số lượng người nhập
cư (ở đây được hiểu là hiệu số giữa người đến và người đi) từ các tỉnh vào thành phố
cho đến nay vẫn được coi là quá mức cần thiết và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế xã hội của thành phố - tốt có, xấu có. Do vậy, Tp vẫn có xu hướng tập
12


trung các nỗ lực vào việc nghiên cứu và thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý
nhập cư.
b. Đặc điểm của lao động nhập cư tại thành phố
- Đa số người nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ. Đa số người nhập cư
trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa,
đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho thành phố.
- Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi nhiều hơn
nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
- Kết quả điều tra di dân tự do vào TP.HCM của Viện Nghiên cứu kinh tế
TP.HCM cho thấy gần 2/3 số người nhập cư đã có thể tìm được việc làm đầu tiên sau
khi vào thành phố trong vòng 1 tháng. Liên hệ với trình độ học vấn người nhập cư đi
tìm việc, thì tỷ lệ tìm được việc trong vòng 1 tháng đối với người nhập cư có trình độ
văn hoá cấp 1, 2 và 3 là (tương ứng) 70%, 60% và 58%. Điều đó cho thấy nhu cầu lao
động phổ thông cũng rất lớn.
- Người nhập cư khá đa dạng chẳng những về nguồn gốc, đặc điểm kinh tế - xã
hội mà còn đa dạng về tình trạng việc làm trong quá trình hội nhập vào cuộc sống ở
thành phố. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì người nhập cư đã đóng góp
cho phát triển kinh tế TP khoảng 30% GDP.

- Bên cạnh mặt tích cực về cung cấp nguồn nhân lực lao động giản đơn cho
thành phố, thì với một trình độ văn hóa chuyên môn tương đối thấp, đa số xuất thân từ
nông thôn, chưa quen với lối sống trong một đô thị lớn nên có nhiều vấn đề về văn
minh đô thị, chấp hành luật lệ giao thông. Một bộ phận dân nhập cư xuất phát từ
những vùng khó khăn, đến thành phố trở thành những người không nhà, không nghề
nghiệp, gây nên các tiêu cực cho xã hội, phát sinh thêm nhiều khu nhà ổ chuột, các
điểm tập trung tệ nạn xã hội. Tuy nhiên người nhập cư vào thành phố không chỉ là
những người đến tìm kiếm việc làm mà còn là những người đến để tìm kiếm một cơ
hội làm ăn. (Lê Văn Thành, 2009)

13


×