Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua nhà ở xã hội tại thành phố hồ chí minh p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.11 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD : PGS.
TS. Hoàng Thị Phương Thảo
Lớp : MBA12C
Nhóm 6 : Trần Vĩnh Bình
Trần Ngọc Thương
Lê Bảo Trâm
Trần Hoài Nam
TP.HCM: 01/01/2014
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
VI. THỜI GIAN BIỂU 14
VII. NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU 15
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 1 16
PHỤ LỤC 2: 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ông cha ta đã có câu như: “An cư mới lập nghiệp”; “Tậu trâu, cưới vợ, xây
nhà”… để thể hiện tầm quan trọng của việc sở hữu một căn nhà để ở và đó cũng là
mong ước của rất nhiều người nhất là đối với những người là công nhân, viên chức
có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất cả nước về kinh tế
cũng như số lượng dân cư sinh sống.


Những năm 2007, 2008 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của bất động sản, rất
nhiều những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế đều nhảy vào lĩnh vực kinh doanh này, mặc dù có những doanh nghiệp
không có chút kinh nghiệm về bất động sản. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, chỉ một vài năm sau bất động
sản tồn kho lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng. Theo Bộ trưởng bộ xây dựng Trịnh Đình
Dũng tính đến tháng 11/2013 tồn kho bất động sản cả nước là 96.805 tỷ đồng.
(Nguồn: www.cafeland.vn, 2013)
Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra phân tích thực trạng trên và
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là giá bất động sản chưa thực sự phù
hợp với thu nhập của một bộ phận lớn người dân. Không phải công nhân, viên chức
nghèo nào cũng có đủ tiền để mua một căn hộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:
giá cả, địa điểm, diện tích…. Do vậy tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng hưởng tới
quyết định mua nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà ở cho các đối tượng
trên. Từ đó đưa ra những giải pháp, tư vấn cho các nhà quản trị để đầu tư, kinh
doanh hiệu quả loại hình nhà ở này, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người
dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nhu cầu nhà ở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận biết được những nguyên nhân các đối tượng có nhu cầu mua nhà lại khó
tiếp cận với loại hình nhà ở xã hội. Qua đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua nhà ở xã hội.
- Đề xuất các giải pháp để thu hút khách hàng quan tâm đến loại hình nhà ở xã
hội.
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, có thể phát biểu dưới dạng câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- Nhu cầu nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh

- Những nguyên nhân nào dẫn đến các đối tượng khách hàng có nhu cầu khó tiếp
cận với loại hình nhà ở xã hội? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định
mua nhà ở xã hội?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua nhà ở xã hội như thế nào?
- Cần đưa ra giải pháp gì để thu hút khách hàng quan tâm đến loại hình nhà ở xã
hội?
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 4 tháng (từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013).
- Các yếu tố nghiên cứu:
 Sự mong đợi của khách hàng: thủ tục pháp lý, diện tích căn hộ.
 Chất lượng sản phẩm: chất lượng căn hộ, thiết kế, địa điểm.
 Giá cả: giá nhà, giá đất, chi phí dịch vụ đi kèm.
 Thu nhập của khách hàng.
2. Đối tượng nghiên cứu: công nhân và viên chức.
IV. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về thị trường, sản phẩm/dịch vụ
1.1. Tổng quan về thị trường bất động sản
Theo Bộ Xây dựng (2013), từ nay đến năm 2015 các khu vực đô thị cả nước
có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và
1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải
xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Đến nay cả nước có 84 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đang được triển khai xây
dựng với quy mô gần 52.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng; 39
dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đang triển khai thực hiện với quy mô
xây dựng trên 26.800 căn hộ, tổng mức đầu tư trên 6.800 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, từ khi luật Nhà ở có hiệu lực thi hành đến
nay, thành phố đã chấp thuận đầu tư 26 dự án nhà ở xã hội, tổng diện tích đất 86,7
ha với khoảng 22.950 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có

4 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố xây dựng hoàn thành, với quy mô 294
căn, trong khi đó nhu cầu NƠXH tại Thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 134.000
căn. (Nguồn: , 2013)
Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã lập kế hoạch phát triển cho giai đoạn
2012-2015 đưa chỉ tiêu phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 2,7 triệu m2 sàn (mỗi
năm khoảng 675.000m2 sàn), tương đương với khoảng 67.000 căn hộ. Chỉ tính
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 15 dự án NƠXH được triển khai xây dựng
mới. Ngoài ra, nhiều dự án NƠXH đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục chuẩn bị
đầu tư để triển khai trong thời gian tới. (Nguồn: , 2013)
Đồng thời, việc xây nhà ở xã hội là góp phần thực hiện chính sách lớn của
Chính phủ về phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Là chung
sức với người thu nhập thấp, tạo dựng cuộc sống ổn định. Với mục tiêu góp phần
tăng quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở đang rất thiếu cho
các đối tượng khó khăn về nhà ở, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người lao
động và doanh nghiệp, việc thực hiện dự án là rất có ý nghĩa.
1.2. Giới thiệu về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội (NƠXH) là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54
của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP này mua, thuê hoặc
thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định;
Theo Luật nhà ở Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được
thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng
theo quy định sau đây:
 Tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng

Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá
sáu tầng.


Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² sàn và được hoàn thiện theo cấp,
hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.

Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội theo quy định của từng loại đô thị.
Việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội được Chính phủ quy định tại Nghị định số
188/2013/NĐ-CP. Trong đó có một số cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
được quy định tại điều 12 của nghị định nên giá nhà ở xã hội thấp hơn các nhà ở
thương mại. Tuy nhiên, cũng có một số quy định về việc quản lý, sử dụng nhà ở xã
hội được quy định chi tiết tại điều 13 của nghị định này làm hạn chế đối tượng được
mua và giảm sức hấp dẫn đối với người mua.
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Với mong muốn xác định được các yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn mua nhà
ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó giúp cho việc quản trị, kinh doanh đạt
hiệu quả cao, nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định mua nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh”
2. Xây dựng cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm nghiên cứu chính:
 Nhà ở xã hội: là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều
54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP này mua,
thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định
 Sự thỏa mãn của khách hàng: Sự thoả mãn của khách hàng có thể được mô tả
là sự đánh giá là sự đánh giá về sự đánh giá một sản phẩm hay dịch vụ đang
diễn ra khi mua so với sự mong đợi đã có trước khi mua. Nếu cảm nhận
không như mong đợi, khách hàng sẽ cảm thấy không thoả mãn; nếu cảm
nhận như mong đợi, khách hàng sẽ thoả mãn; nếu cảm nhận vượt quá mong
đợi, khách hàng sẽ thoả mãn với mức độ cao (Parasuraman" et al. 1988)
 Chất lượng sản phẩm: là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận

hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu
của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm (Feigenbaum).
 Chất lượng sản phẩm (chất lượng khách quan), được định nghĩa là các đặc đi
ểm vượt
trội của một sản phẩm có thể đo lường và kiểm chứng trên một số tiêu chuẩn
lý tưởng định trước (Zeithaml (1991), Dawar (1999) trích dẫn từ Alhabeed
(2002)).
 Chất lượng sản phẩm được cảm nhận bởi khách hàng qua 3 yếu tố chính (Ols
on &
Jacoby (1972), Olson (1977) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)):
o
Yếu tố bên trong là những đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vật lý
của sản phẩm mà khách hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm.
Việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc tiêu thụ đặc trưng bản chất của
sản phẩm đó.
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
o
Yếu tố bên ngoài: là những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là
phần hợp thành cấu trúc vật lý của sản phẩm. Nhưng nó là yếu tố quan
trọng làm tăng giá trị của sản phẩm.
o
Yếu tố lưỡng tính bao gồm những điểm chung giữa yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài.
 Giá cả: là cái mà người tiêu dùng trả tiền cho việc mua bán được, một cách
kỹ thuật, những gì họ bỏ hoặc hy sinh, được đo bằng một thuật ngữ tiền tệ,
để có được những mong muốn hàng hoá và dịch vụ (Ahtola (1984) Monroe
và Krishman (1985) Chapman (1986) Maxundar (1986), Zeithaml (1991),
trích dẫn từ Alhabeed (2002)).
 Giá cả được khách hàng cảm nhận dựa trên hai tiêu chí: chi phí bằng tiền

phải trả cho sản phẩm và chi phí cơ hội phải hy sinh đối với những gì có thể
mua bằng số tiền đó. Cũng cần lưu ý ở đây, người tiêu dùng có thể không
phải luôn luôn được hiểu biết hay sắc sảo trong việc so sánh của họ khi họ
mã hóa giá trong một cơ sở hằng ngày. Họ chỉ làm theo những cách có ý
nghĩa đối với họ nhất (Zeithaml 1983, 1991, Dickson và Sawyer 1985).
 Sự mong đợi của khách hàng: sự mong đợi phản ánh ước lượng của khách
hàng trước khi sử dụng sản phẩm
2.2. Trình bày nghiên cứu trước có liên quan
2.2.1. Quá trình thông qua quyết định mua sắm:
Theo Philip Kotler, quá trình thông qua quyết định mua sắm của người tiêu
dùng diễn ra qua các giai đoạn sau:
Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm
(Nguồn: Philip Kotler, 2007)
a. Nhận biết nhu cầu:
Theo Philip Kotler, quá trình mua sắm bắt đầu xảy ra khi người tiêu dùng ý thức
được nhu cầu của bản thân họ và nhu cầu của người tiêu dùng phát sinh do những
kích thích bên trong (như: đói, khát, yêu, ghét…) và kích thích bên ngoài (như: sự
thay đổi môi trường).
b. Tìm kiếm thông tin
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Theo Philip Kotler, khi nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh sẽ tạo thành động cơ
thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để hiểu biết rõ hơn về sản phẩm. Các
nguồn thông tin về sản phẩm tùy thuộc vào sản phẩm mà người tiêu dùng muốn
mua và đối tượng mua. Nguồn thông tin có thể được phân chia thành bốn nhóm:
- Nguồn thông tin cá nhân
- Nguồn thông tin thương mại
- Nguồn thông tin công cộng
- Nguồn thông tin kinh nghiệm
Mỗi nguồn thông tin có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định mua sắm

của người tiêu dùng.
c. Đánh giá các phương án lựa chọn
Theo Philip Kotler, trước khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng xử lý
thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá của các nhãn hiệu cạnh tranh. Tiến trình đánh
giá thông thường được thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất, người tiêu dùng coi mỗi một sản phẩm bao gồm một tập hợp các thuộc
tính. Trong đó, mỗi thuộc tính được gán cho một chức năng hữu ích mà sản phẩm
đó có thể đem lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khi sở hữu nó. Thuộc tính của
sản phẩm thể hiện qua các mặt:
+ Đặc tính kỹ thuật: công thức, thành phần, màu sắc, cỡ.
+ Đặc tính sử dụng: thời gian sử dụng, độ bền.
+ Đặc tính tâm lý: đẹp, sang trọng, cá tính, sự thoải mái, lòng tự hào về quyền sở
hữu.
+ Đặc tính kết hợp: giá cả, nhãn hiệu, đóng gói.
- Thứ hai, người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại các thuộc tính theo mức độ
quan trọng khác nhau dựa trên nhu cầu được thỏa mãn.
- Thứ ba, người tiêu dùng cho khuynh hướng xây dựng cho bản thân một tập hợp
những niềm tin vào các nhãn hiệu làm cơ sở để đánh giá các thuộc tính của sản
phẩm.
d. Quyết định mua sắm
Ở giai đoạn đánh giá phương án, người tiêu dùng đã hình thành ý định mua nhãn
hiệu trong các phương án lựa chọn, nhưng giữa ý định mua và quyết định mua có
thể bị hai yếu tố xen vào. Khi đó, quyết định của người tiêu dùng có thể bị trì hoãn
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
hoặc hủy bỏ quyết định mua hàng. Đặc biệt đối với nhưng món hàng có giá trị cao
làm người tiêu dùng không chắc chắn về quyết định mua của chính họ và để giảm
bớt rủi ro, họ có thể thu thập thông tin từ bạn bè, gia đình, người tiêu dùng khác…
trước khi ra quyết định mua.
e. Hành vi sau khi mua

Theo Philip Kotler, sau khi mua người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng hay
không hài lòng ở một mức độ nào đó về sản phẩm và sau đó có các hành động sau
khi mua.
Nếu tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự mong
đợi của người tiêu dùng thì họ sẽ hài lòng. Hệ quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp
lại khi họ có nhu cầu hoặc sẽ giới thiệu cho người khác.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
Theo Philip Kotler, khách hàng sẽ chọn mua hàng của những doanh nghiệp nào
mà họ có thể nhận được giá trị dành cho họ là cao nhất và nếu sản phẩm, dịch vụ
đáp ứng được những mông muốn của khách hàng thì họ trung thành mà hệ quả là
họ sẽ mua lại ở những lần sau và mua nhiều hơn, đồng thời sẽ giới thiệu hộ công ty
đến người tiêu dùng khác. Vì vậy, để thu hút và giữ chân khách hàng, công ty cần
nắm vững các yếu tố quyết định sự thỏa mãn của khách hàng.
Sự thỏa mãn là trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết
quả thu được từ sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của người đó.
Theo Philip Kotler, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng
cũng chính là các yếu tố quyết định sự thỏa mãn của khách hàng là: chất lượng sản
phẩm, giá cả, giá trị nhân sự, giá trị hình ảnh. Bên cạnh đó, đặc tính cá nhân của
khách hàng (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập) là những yếu tố chính
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.
2.2.3. Các mô hình nghiên cứu tham khảo
Mô hình chỉ số thoả mãn khách hàng cho thị trường bất động sản Trung
Quốc (Nguồn: Yujie Qi 2005)
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Mô hình chỉ số thoả mãn khách hàng cho thị trường bất động sản Trung Quốc
(Nguồn: Yujie Qi, 2005)
Ứng dụng mô hình ACSI, Yujie Qi (2005) đã đưa ra mô hình khái niệm sự thoả
mãn của khách hàng trong thị trường bất động sản Trung Quốc bằng nghiên cứu
bốn công ty bất động sản ở Hebei. Mô hình cho thấy 4 nhân tố: chất lượng cảm

nhận, giá cảm nhận, chất lượng dịch vụ cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng
ảnh hưởng lên giá trị cảm nhận & sự thoả mãn của khách hàng. Hai kết quả của sự
thoả mãn là: hoặc lòng trung thành, hoặc sự không thoả mãn.
- Chất lượng cảm nhận: cảm nhận của khách hàng về chất lượng của sản phẩm đó.
Nhà ở là một hàng hoá có giá trị cao, thời hạn sử dụng lâu bền nên sự đánh giá càng
khắt khe. Chất lượng sản phẩm bao gồm: quy hoạch chung, vị trí, quy mô cộng
đồng, khu vực gia đình, điều kiện giao thông, môi trường, thiết kế xây dựng,
nguyên vật liệu, thiết bị và chất lượng xây dựng.
- Chất lượng dịch vụ cảm nhận: là cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
đi kèm sản phẩm, đến từ: chiến lược dịch vụ, hệ thống dịch vụ & nhân viên dịch vụ.
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
- Giá cả cảm nhận: giá sẳn lòng trả của khách hàng cho sản phẩm. Giá cao hơn
cũng bao hàm một yêu cầu chất lượng cao hơn.
- Sự mong đợi của khách hàng: sự mong đợi phản ánh ước lượng của khách hàng
trước khi sử dụng sản phẩm.
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng của các
căn hộ chung cư trên thị trường Khánh Hòa (Nguồn: Huỳnh Đoàn Thu Thảo,
2010)
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng
của các căn hộ chung cư trên thị trường Khánh Hòa
(Nguồn: Huỳnh Đoàn Thu Thảo, 2010)
Mô hình đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ
chung cư cao cấp của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Phạm
Thị Vân Trinh, 2011)
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Sự hài lòng của
khách hàng
Sự hài lòng của
khách hàng

Giá (giá căn hộ, chi phí dịch vụ)
Mong đợi của khách hàng
Giá (giá căn hộ, chi phí dịch vụ)
Mong đợi của khách hàng
Chất lượng dịch vụ (Tình hình an
ninh, dịch vụ công cộng, thái độ
phục vụ của nhân viên)
Chất lượng dịch vụ (Tình hình an
ninh, dịch vụ công cộng, thái độ
phục vụ của nhân viên)
Thương hiệu, vị trí địa lý
Thương hiệu, vị trí địa lý
Chất lượng căn hộ (Diện tích căn
hộ, thiết kế căn hộ, chất lượng vật
tư)
Chất lượng căn hộ (Diện tích căn
hộ, thiết kế căn hộ, chất lượng vật
tư)
Hạ tầng kỹ thuật (Các dịch vụ
điện, nước; giao thông thuận tiện)
Hạ tầng kỹ thuật (Các dịch vụ
điện, nước; giao thông thuận tiện)
Quyết định
mua căn hộ
chung cư
Các yếu tố gây ảnh hưởng (hỗ trợ
vốn vay của ngân hàng, tiến độ thanh
toán)
Các yếu tố thuộc tính sản phẩm
(Hướng, tiện ích xung quanh, chất

lượng căn hộ, thiết kế)
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Mô hình đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung
cư cao cấp của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Phạm Thị Vân Trinh, 2011)
2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị
2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào các nghiên cứu quá trình mua hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm của Philip Kotler và mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng cho thị
trường bất động sản Trung Quốc của Yujie Qi,cùng với mô hình đo lường những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung cư cao cấp của khách
hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với các yếu tố đặc trưng của thị trường
bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh và đặc tính sản phẩm nhà ở xã hội. Nhóm
6 đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa vào 4 yếu tố chính , đó là sự mong
đợi của khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả và thu nhập của khách hàng
a. S

ự mong đợi của khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội
Theo những nghiên cứu của Phillip Kotler, Yujie Qi và Phạm Thị Vân Trinh thì
khách hàng chỉ quyết định mua hàng khi những mong đợi của họ được đáp ứng.
Đối với nhà ở dành cho người có thu nhập thấp thì thủ tục pháp lý để mua nhà là
một trong những yếu tố quan trọng để đi đến quyết định mua nhà. Theo nghiên cứu
định tính của nhóm đối với hai đối tượng nghiên cứu là công nhân và viên chức thì
những yêu cầu về thủ tục được mua nhà ở có thu nhập thấp ảnh hưởng đến quyết
định mua nhà của họ. Do đó biến sự mong đợi của khách hàng được đưa vào mô
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Yếu tố cá nhân (Thu nhập của
khách hàng)
Các yếu tố marketing (Quảng cáo,
khuyến mãi, giá cả)

Các yếu tố xã hội
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
hình nghiên cứu để nghiên cứu ảnh hưởng của biến này tới quyết định mua nhà ở
xã hội.
Giả thuyết H
1
: Sự mong đợi của khách hàng có tác động cùng chiều đến quyết
định mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Chất lượng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội
Theo Phillip Crosby: “chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (nguồn: Phillip
Crosby, 1999). Trong quá trình nghiên cứu định tính về những đặc tính chất lượng
sản phẩm, nhóm xác định được ba đặc tính chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến
quyết định mua nhà ở xã hội: chất lượng căn hộ, thiết kế và địa điểm của căn hộ.
Trong đó chất lượng căn hộ theo khách hàng là những đặc tính hữu hình của căn hộ
như: kết cấu, nguyên vật liệu xây dựng Thiết kế của căn hộ là tính cân đối của
cấu trúc căn hộ: số lượng phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh Địa điểm xây
dựng căn hộ là quận huyện xây dựng. Khoảng cách của căn hộ tới trung tâm thành
phố, nơi khách hàng làm việc từ những kết quả thu được trên nhóm đề xuất biến
chất lượng căn hộ ảnh hưởng tới quyết định mua nhà ở xã hội.
Giả thuyết H
2
: Chất lượng cảm nhận có tác động cùng chiều đến quyết định mua
nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
c. Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội
Là số tiền khách hàng phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng căn hộ mà mình mua. Số
tiền này dựa trên sự cảm nhận về giá của bản thân căn hộ, giá đất tại khu vực địa lý
mà căn hộ được xây dựng và những chi phí phát sinh trong quá trình khách hàng
chuyển tới ở như: chi phí bảo trì, gửi xe, thang máy Như vậy tổng số tiền mà
khách hàng phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng căn hộ sau khi mua ảnh hưởng tới
quyết định mua nhà ở xã hội của họ.

Giả thuyết H
3
: Giá cả có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
d. Thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội
Thu nhập của khách hàng thể hiện khả năng tài chính của khách hàng để trang trải
cho những chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng nhà ở xã hội.
Theo nghiên cứu của nhóm, thu nhập của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
quyết định của họ, vì những đối tượng này thường có thu nhập thấp nên họ phải
căn cứ vào thu nhập của mình để ra quyết định.
Giả thuyết H
4
: Thu nhập của khách hàng có tác động cùng chiều đến quyết định
mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu định tính
1.1. Xác định loại nghiên cứu: Thảo luận tay đôi.
1.2. Qui mô mẫu: 10 người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Chọn đối tượng là công nhân và viên chức đang có
nhu cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Thiết kế bảng câu hỏi định tính: Phụ lục 1
2. Thiết kế nghiên cứu định lượng
2.1. Qui mô mẫu
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu 10 người nhằm phát hiện những
sai sót của bản câu hỏi.
- Bước 2: Nghiên cứu được tiến hành sau khi bản câu hỏi được hoàn chỉnh từ kết

quả nghiên cứu định tính. Qui mô mẫu là 200 người (gồm công nhân và viên chức)
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Chất lượng sản phẩm (Chất lượng
căn hộ, thiết kế, địa điểm)
Quyết định mua nhà ở
xã hội
Quyết định mua nhà ở
xã hội
Sự mong đợi của khách hàng (Thủ
tục pháp lý, diện tích căn hộ)
Mong đợi của khách hàng
Sự mong đợi của khách hàng (Thủ
tục pháp lý, diện tích căn hộ)
Mong đợi của khách hàng
Giá cả (giá nhà, giá đất, chi phí
dịch vụ đi kèm)
Giá cả (giá nhà, giá đất, chi phí
dịch vụ đi kèm)
H1 +
H2 +
H4 +
Thu nhập của khách hàng
Thu nhập của khách hàng
H3 +
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện.
2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp bằng cách phát bản câu hỏi cho công nhân và viên chức trả

lời.
2.4. Thiết kế bảng câu hỏi định lượng: Phụ lục 2
2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.
2.5.1. Xây dựng thang đo
Thang đo được dung trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm, các tập biến
quan sát cụ thể từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý. Số phát biểu
khoảng 40.
 Thang đo sự mong đợi của khách hàng: Trong đó có 9 biến đánh giá thủ tục
pháp lý và 1 biến đánh giá diện tích căn hộ.
 Thang đo chất lượng sản phẩm: Trong đó có 9 biến đánh giá chất lượng sản
phẩm và 2 biến đánh giá thiết kế, 2 biến đánh giá địa điểm.
 Thang đo giá: Trong đó có 7 biến đánh giá giá sản phẩm và 2 biến đánh giá
chi phí dịch vụ đi kèm.
 Thang đo thu nhập của khách hàng: Trong đó có 8 biến đánh giá thang đo
thu nhập của khách hàng.
2.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha để kiểm định mối
tương quan giữa các biến. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm hệ số
Cronbach Alpha thì sẽ bị loại bỏ để hệ số Cronbach Alpha tăng lên (nhưng cần phải
xem xét khi loại biến có vi phạm giá trị nội dung của thang đo), các biến còn lại giải
thích rõ hơn về bản chất khái niệm thang đo. Nếu một biến đo lường có hệ số tương
quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) ≥ 0,3 thì biến đạt yêu
cầu và thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy khi có hệ số Cronbach Alpha ≥
0,6 (Nunnally & Bernstein, 1994 trích Nguyễn Đình Thọ, 2013).
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
- Đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
nhằm thu gọn các biến quan sát theo nguyên tắc biến có hệ số tải nhân tố (factor
loading) > 0,5 mới được giữ lại trừ trường hợp ngoại lệ có thể chấp nhận > 0,4

(Nguyễn Đình Thọ, 2013)
- Phân tích mô hình hồi qui đa biến: xác định mức độ tác động của các biến độc
lập đến biến phụ thuộc
+ Phương trình hồi qui đa biến:
Quyết định chọn mua nhà ở xã hội = β
0
+ β
1
Sự mong đợi của khách hàng +
β
2
Chất lượng sản phẩm + β
3
Giá cả + β
4
Thu nhập của khách hàng + ε.
Trong đó:
Quyết định chọn mua nhà ở xã hội: biến phụ thuộc.
Sự mong đợi của khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả, thu nhập của khách
hàng: biến độc lập.
ε: sai số tiêu chuẩn.
+ Xem xét mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các
độc lập với nhau
+ Đánh giá mức độ phù hợp mô hình dựa vào hệ số xác định hiệu chỉnh (R
2
).
- Phân tích phương sai Anova dùng để xem xét mức độ khác biệt giữa các nhóm
trên cơ sở của một biến phụ thuộc
VI. THỜI GIAN BIỂU
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Đặt vấn đề nghiên cứu X
Mục tiêu nghiên cứu X X
Phạm vi nghiên cứu X
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

X X
Thiết kế bảng câu hỏi định tính X X
Dựa trên câu hỏi định tính đi
phỏng vấn sâu
X X
Thiết kế bảng câu hỏi định lượng X X
Thiết lập câu hỏi vào SPSS X
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Phỏng vấn X X
Nhập dữ liệu vào SPSS X
Phân tích dữ liệu và báo cáo
kết quả
X
VII. NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU
LOẠI CHI PHÍ
THÀNH TIỀN
GHI CHÚ
Chi phí điện thoại liên hệ với
đáp
viên
300,000
Chi phí tổ chức thảo luận 5,000,000 Thuê địa điểm
Chi phí khác
Quà cho đáp viên nghiên cứu định tính 500,000 50,000đ/người x10 người

Quà cho đáp viên nghiên cứu định lượng 4,000,000 20,000đ/ngườix200 người
Chi phí cho phỏng vấn viên 8,000,000 40,000đ/bảnx200 bản
Chi phí đi lại 500,000
Dự phòng các chi phí khác 2,000,000
Tổng chi phí dự trù 20,300,000
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Thị Phương Thảo, Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa
học
2. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Lao động - Xã hội.
3. Yujie Qi (2005), Mô hình chỉ số thoả mãn khách hàng cho thị trường bất động
sản Trung Quốc, Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong công nghiệp bất
động sản của Trung Quốc.
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
4. Huỳnh Đoàn Thu Thảo (2010), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng của các căn hộ chung cư ở Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ Kinh tế,
Trường Đại học Nha Trang.
5. Phạm Thị Vân Trinh & Nguyễn Minh Hà, 2012, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua căn hộ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học
26 (3): 27 – 38.
6. Kotler, P (2007), theo Vũ Trọng Hùng dịch, Quản trị marketing, NXB Lao động
– Xã hội.
PHỤ LỤC 1
DÀN BÀI THẢO LUẬN
Xin chào các anh/chị. Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp các anh/chị
để cùng thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại Tp.
Hồ Chí Minh. Rất mong sự thảo luận nhiệt tình của các anh/chị. Mọi ý kiến thẳng
thắn của anh/chị đều đóng góp vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này. Mời

các anh/chị hãy tự giới thiệu tên để chúng ta làm quen với nhau.
I. Sự mong đợi của khách hàng
1. Khi quyết định mua nhà ở xã hội, anh/ chị mong đợi điều gì? Điều gì anh/ chị
mong đợi nhất khi quyết định mua nhà ở xã hội? Vì sao?
2. Sau đây chúng tôi đưa ra 1 số câu phát biểu xin anh/chị vui lòng cho biết:
Anh/chị có hiểu phát biểu đó không? Nếu không, vì sao? Anh/chị có muốn thay đổi,
bổ sung phát biểu cho rõ ràng, dễ hiểu hơn không?
1. Cơ quan có thẩm quyền ban hành đầy đủ thủ tục pháp lý về việc mua bán
nhà ở xã hội
2. Thủ tục pháp lý đơn giản, dễ hiểu
3. Thủ tục pháp lý dễ dàng thực hiện
4. Thủ tục pháp lý được chuẩn hóa
5. Nhà đầu tư hướng dẫn đầy đủ và tận tình thủ tục pháp lý
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
6. Thời gian giải quyết thủ tục pháp lý của nhà đầu tư nhanh chóng
7. Nhân viên kinh doanh nhà ở xã hội có hiểu biết sâu sắc về thủ tục pháp lý
8. Có nhiều kênh để giải đáp thắc mắc về thủ tục pháp lý
9. Hồ sơ đăng ký mua nhà được công bố công khai, minh bạch
10. Diện tích căn hộ đảm bảo đủ không gian tối thiểu cho gia đình.
II. Chất lượng sản phẩm
1. Theo anh/ chị “chất lượng căn hộ” được đánh giá thông qua những yếu tố nào?
Yếu tố nào anh chị quan tâm nhất?
2. Sau đây chúng tôi đưa ra 1 số câu phát biểu xin anh/chị vui lòng cho biết:
Anh/chị có hiểu phát biểu đó không? Nếu không, vì sao? Anh/chị có muốn thay đổi,
bổ sung phát biểu cho rõ ràng, dễ hiểu hơn không?
1. Chất lượng căn hộ đúng như nhà đầu tư cam kết với khách hàng
2. Căn hộ có thiết kế phù hợp với chức năng sử dụng
3. Vật liệu sử dụng trong xây dựng căn hộ đúng như thiết kế
4. Không có vết rạn nứt trên tường, gạch dán, và các chi tiết khác trong căn

hộ
5. Bảo trì căn hộ được thực hiện đúng như hợp đồng
6. Giải quyết nhanh chóng các khiếu nại về chất lượng căn hộ
7. Không gian sử dụng chung có chất lượng đúng như cam kết
8. Căn hộ có đầy đủ ánh sáng và không gian thoáng mát
9. Cơ sở hạ tầng xung quanh căn hộ được thực hiện đồng bộ đúng như hợp
đồng
10. Căn hộ có hệ thống điện nước hoàn chỉnh
11. Căn hộ có hệ thống chữa cháy, báo cháy đầy đủ
III. Giá cả
1. Anh/ chị vui lòng cho biết giá nhà ở xã hội theo anh chị được hiểu như thế nào là
đầy đủ? Ngoài số tiền anh chị phải bỏ ra để sở hữu nhà ở xã hội anh chị còn quan
tâm đến những chi phí nào nữa? Vì sao?
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
2. Sau đây chúng tôi đưa ra 1 số câu phát biểu xin anh/chị vui lòng cho biết:
Anh/chị có hiểu phát biểu đó không? Nếu không, vì sao? Anh/chị có muốn thay đổi,
bổ sung phát biểu cho rõ ràng, dễ hiểu hơn không?
1. Số tiền phải trả khi mua nhà ở xã hội nhỏ hơn hoặc bằng số tiền mà nhà
đầu tư rao bán
2. Giá nhà ở xã hội phù hợp với chất lượng nhà
3. Giá nhà ở xã hội phù hợp với giá đất tại khu vực căn hộ tọa lạc
4. Không phải trả thêm bất cứ chi phí gì trong quá trình mua nhà
5. Giá nhà ở xã hội ở khu vực anh chị mua tương ứng với giá nhà xã hội ở
những khu vực khác tại TP.
6. Chi phí bảo trì đúng với hợp đồng mua bán
7. Các chi phí khác đúng với hợp đông mua bán và phù hợp với thu nhập
8. Giá nhà ở xã hội phù hợp với diện tích căn hộ
9. Giá nhà phù hợp với cơ sở hạ tầng đi kèm (công viên, trường học, chợ,
trạm y tế…)

IV. Thu nhập của khách hàng
1. Thu nhập của anh chị phù hợp với giá tiền căn hộ
2. Thu nhập của anh/ chị phù hợp với những chi phí có liên quan
3. Anh/ chị cần hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở xã hội
4. Chủ đầu tư hỗ trợ anh/chị khi vay tiền ngân hàng mua nhà.
5. Thu nhập của anh/chị phù hợp với gói vay dành cho đối tượng mua nhà ở
xã hội của Chính phủ
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
PHỤ LỤC 2:
BẢN CÂU HỎI
Xin chào các anh/chị, chúng tôi đang tiến hành cuộc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp cho các nhà đầu tư xác định nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là người có thu
nhập thấp, nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh,
bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng giúp nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả loại hình nhà ở
xã hội.
Sau đây là những phát biểu liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến
quyết định chọn mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xin anh/chị vui lòng trả lời
bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị
đồng ý hay không đồng ý với các phát biểu theo quy ước như sau:
Hoàn toàn
không đồng ý
Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
I. Câu hỏi chung
1. Anh/chị có nhu cầu về nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh không?

Có Xin tiếp tục trả lời.


Không Xin ngưng trả lời, cảm ơn anh/chị.
II. Sự mong đợi của khách hàng.
2. Tôi hiểu rõ thủ tục pháp lý về mua bán nhà ở xã hội tại 1 2 3 4 5
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nội dung thủ tục pháp lý về mua bán nhà ở xã hội đơn
giản, dễ hiểu
1 2 3 4 5
4. Khi thực hiện mua bán nhà ở xã hội thủ tục pháp lý được
hướng dẫn thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng.
1 2 3 4 5
5. Thủ tục pháp lý về mua bán nhà ở xã hội được chuẩn hóa 1 2 3 4 5
6. Nhà đầu tư hướng dẫn đầy đủ và tận tình khi khách hàng có
nhu cầu tìm hiểu về nhà ở xã hội
1 2 3 4 5
7. Nhà đầu tư giải quyết thủ tục pháp lý nhanh chóng cho
khách hàng
1 2 3 4 5
8. Theo tôi nhân viên tư vấn hiểu biết về thủ tục pháp lý 1 2 3 4 5
9. Tôi có thể tham khảo thủ tục pháp lý trên nhiều kênh thông
tin
1 2 3 4 5
10. Hồ sơ đăng ký mua nhà được công khai, minh bạch 1 2 3 4 5
11. Diện tích căn hộ đảm bảo đủ không gian tối thiểu cho gia
đình
1 2 3 4 5
III. Chất lượng sản phẩm
12. Căn hộ có thiết kế phù hợp với chức năng sử dụng

1 2 3 4 5
13. Thiết kế căn hộ đảm bảo về thông gió và chiếu sáng.
1 2 3 4 5
14. Vật liệu sử dụng trong xây dựng căn hộ đúng như cam kết
1 2 3 4 5
15. Xây dựng đạt tiêu chuẩn (tường không nứt, trần không
thấm) như mong đợi
1 2 3 4 5
16. Chỗ để xe được bảo đảm an toàn như mong đợi
1 2 3 4 5
17. Thang bộ, thang thoát hiểm được bố trí hợp lý như mong
đợi
1 2 3 4 5
18. Căn hộ có hệ thống điện, nước hoàn chỉnh
1 2 3 4 5
19. Căn hộ có hệ thống chữa cháy, báo cháy đầy đủ
1 2 3 4 5
20. Căn hộ có hệ thống thoát nước tốt
1 2 3 4 5
21. Cơ sở hạ tầng xung quanh căn hộ được thực hiện đồng bộ
đúng như hợp đồng
1 2 3 4 5
22. Địa điểm căn hộ thuận tiện cho công việc
1 2 3 4 5
23. Địa điểm căn hộ thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày
1 2 3 4 5
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
24. Nhìn chung, anh chị nhận được căn hộ với chất lượng như
mong đợi

1 2 3 4 5
IV. Giá cả
25. Số tiền tôi phải trả khi mua nhà ở xã hội nhỏ hơn
hoặc bằng số tiền nhà đầu tư rao bán
1 2 3 4 5
26. Theo tôi, giá nhà ở xã hội phù hợp với chất lượng
nhà
1 2 3 4 5
27. Theo tôi, giá nhà ở xã hội phù hợp với giá đất tại khu
vực căn hộ tọa lạc
1 2 3 4 5
28. Tôi không phải trả thêm bất cứ chi phí gì trong quá
trình mua nhà
1 2 3 4 5
29. Giá nhà ở xã hội ở khu vực tôi mua tương ứng với
giá nhà xã hội ở những khu vực khác tại TP.
1 2 3 4 5
30. Tôi tin rằng chi phí bảo trì đúng với hợp đồng mua
bán
1 2 3 4 5
31. Tôi tin rằng các chi phí khác đúng với hợp đồng mua
bán và phù hợp với thu nhập
1 2 3 4 5
32. Tôi tin rằng giá nhà ở xã hội phù hợp với diện tích
căn hộ
1 2 3 4 5
33. Tôi tin rằng giá nhà phù hợp với cơ sở hạ tầng đi
kèm (công viên, trường học, chợ, trạm y tế…)
1 2 3 4 5
V. Thu nhập của khách hàng

34. Thu nhập hiện tại của anh/chị mỗi tháng?

< 3 triệu

Từ 3- dưới 5 triệu

Từ 5- dưới 7 triệu

> 7 triệu
35. Tôi có khả năng chi trả tối đa các chi phí các dịch vụ hàng tháng (ĐVT: VNĐ):

< 200 nghìn

Từ 200-300 nghìn

Từ 300-400 nghìn

>400 nghìn
36. Thu nhập của tôi phù hợp với giá tiền căn hộ 1 2 3 4 5
MBA12C - Nhóm 6 Trang
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
37. Tôi cần ngân hàng hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở xã hội 1 2 3 4 5
38. Tôi cần chủ đầu tư hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở xã hội 1 2 3 4 5
39. Tôi cần người hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở xã hội 1 2 3 4 5
40. Tôi cần bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở
xã hội
1 2 3 4 5
41. Thu nhập của tôi có khả năng trả nợ vay 1 2 3 4 5
MBA12C - Nhóm 6 Trang

×