Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA

NGUYỄN PHƯỚC THANH THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình quản trị
nguồn nhân lực tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi
Nghĩa” do Nguyễn Phước Thanh Thùy, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_______________________.

Nguyễn Viết Sản
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin cám ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng, yêu thương, động viên và chở
che con trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy em trong bốn năm học, không chỉ về kiến thức chuyên
môn mà cả kinh nghiệm sống để bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Viết Sản, giảng viên Khoa Kinh
Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình làm khóa luận.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, đặc biệt là anh Sam đã hết lòng chỉ dẫn, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh
nghiệm và hoàn thành tốt đề tài.

Và xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, những người đã luôn bên cạnh giúp đỡ, chia sẻ
những vui buồn trong quãng đời sinh viên đầy kỷ niệm.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2010
Sinh viên
NGUYỄN PHƯỚC THANH THÙY


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHƯỚC THANH THÙY. Tháng 6 năm 2010. “Phân Tích Tình Hình Quản
Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh
Nam Kỳ Khởi Nghĩa”.
NGUYEN PHUOC THANH THUY. 2010. “Analyzing The Situation Of BIDV Bank The Nam Ky Khoi Nghia Branch”
Khóa luận tìm hiểu và đánh giá về tình hình quản lý nhân sự tại Ngân hàng Đầu Tư và
Phát triển chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa dựa trên cơ sở phân tích số liệu về hoạt động
nhân sự tại ngân hàng. Qua đó, nêu ra nhận xét và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác Quản trị nguồn nhân sự tại ngân hàng chi nhánh.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình


i

Danh mục phụ lục

ii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.2.1. Mục tiêu chung

1

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Kết cấu nội dung

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam

3

2.1.1.. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Việt Nam

3

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BIDV Việt Nam

3

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh NKKN

6

2.2.1. Lịch sử hình thành của BIDV chi nhánh NKKN

6

2.2.2. Một số hoạt động chủ yếu của BIDV chi nhánh NKKN

7

2.3. Giới thiệu sơ lược cơ cấu tổ chức và nhân sự của BIDV chi nhánh NKKN

7


2.3.1 Cơ cấu tổ chức

7

2.3.2. Cơ cấu nhân sự

8

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

9

2.4.1. Những kết quả đạt được

10

2.4.2. Những tồn tại hạn chế

12

2.4.3. Nguyên nhân

12
v


2.4.4. Bài học kinh nghiệm

13


CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Khái niệm và chức năng của QTTNNS

14

3.1.2. Nội dung của QTNS trong tổ chức

16

3.1.3. Các nhân tổ ảnh hưởng và sự cần thiết của việc hoàn thiện

17

công tác QTTNS
3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

21

3.2.2. Phương pháp phân tích

22


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích tình hình QTNS tại BIDV chi nhánh NKKN

24

4.1.1. Tình hình nhân sự

24

4.1.2. Tình hình tuyển dụng nhân sự

28

4.1.3. Tình hình đào tạo và phát triển nhân sự

35

4.1.4. Đãi ngộ nhân sự

38

4.2. Đánh giá hiệu quả QTNS tại BIDV chi nhánh NKKN

45

4.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động năm 2008 – 2009

45

4.2.2. Đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên làm việc tại chi nhánh


46

4.2.3. Tóm tắt những ưu, nhược điểm trong công tác QTNS tại chi nhánh 48
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QTNS tại chi nhánh

49

4.3.1. Môi trường bên ngoài

49

4.3.2. Môi trường bên trong

53

4.3.3. Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QTNS tại NH 55
BIDV chi nhánh NKKN
4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác QTNS tại chi nhánh

57

4.4.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

57

4.4.2. Tăng cường công tác đào tạo – phát triển

59


4.4.3. Hoàn thiện hệ thống động viên - khuyến khích

59

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng

62

5.2.2. Kiến nghị đối với Nhà Nước

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BIDV

(Tên gọi quốc tế của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam)
Bank for Investment and Development of Vietnam

bq

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBNV

Cán bộ nhân viên

CLTC

Chênh lệch thu chi


CNVC

Công nhân viên chức

CPTL

Chi phí tiền lương

DPRR

Dự phòng rủi ro

DT

Doanh thu

DVKH

Dịch vụ khách hàng



Giám đốc

HSC

Hội Sở Chính

LN


Lợi nhuận

NH ĐT và PT VN Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
NKKN

Nam Kỳ Khởi Nghĩa

NV

Nhân viên

PGD

Phòng giao dịch

QPL

Quỹ phúc lợi

QTNS

Quản trị nhân sự

QTTNNS

Quản trị tài nguyên nhân sự

SGD

Sở giao dịch


TGĐ

Tổng giám đốc

TMCP

Thương mại cổ phần
viii


TNNS

Tài nguyên nhân sự

TTCK

Thị trường chứng khoán

TW

Trung Ương

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang


Bảng 2.1. Thống Kê Trình Độ Nhân Viên Chi Nhánh NKKN

7

Bảng 2.2. Tình Hình Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Kế Hoạch Kinh Doanh

8

Trọng Yếu
Bảng 4.1. Tăng Trưởng Nhân Sự Tại BIDV Chi Nhánh NKKN Từ Năm

24

2006 Đến 2009
Bảng 4.2. Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Năm 2009 Tại Chi Nhánh

25

Bảng 4.3. Phân Bổ Nhân Sự Trong Ngân Hàng Chi Nhánh Theo Các

28

Phòng Ban
Bảng 4.4. Tỷ Lệ Nhân Viên Mới Từ Các Kênh Tuyển Dụng Năm 2009

35

Bảng 4.5. Sự Biến Động Của Các Chỉ Tiêu Về Lợi Ích Kinh Tế Trong


45

Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
Bảng 4.6. Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên Trong Quá Trình Công Tác

46

Tại Chi Nhánh
Bảng 4.7 Biến Động Nhân Viên Nghỉ Việc Qua Các Năm

47

Bảng 4.8. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Đội Ngũ Nhân Viên BIDV

51

Chi Nhánh NKKN
Bảng 4.9. Mong Muốn Của Khách Hàng Đối Với Đội Ngũ Nhân Viên

52

Bảng 4.10. Chiến Lược Phát Triển Trong Những Tháng Tiếp Theo

53

Của Chi Nhánh
Bảng 4.11. Ma Trận SWOT Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác
Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Chi Nhánh NKKN

x


56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1. Logo Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

3

Hình 3.1. Sơ Đồ Nội Dung Quản Trị Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

17

Hình 3.2. Ma trận SWOT

22

Hình 4.1. Sơ Đồ Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Tại BIDV Chi Nhánh NKKN

27

Hình 4.2. Quy Trình Tuyển Dụng Qua Thi Tuyển Tại BIDV Chi Nhánh NKKN

30

Hình 4.3. Quy Trình Chuyển Công Tác Tại BIDV Chi Nhánh NKKN


33

Hình 4.4. Quy Trình Tuyển Thẳng Nhân Viên tại BIDV Chi Nhánh NKKN

34

Hình 4.5. Lưu Đồ Quy Trình Đào Tạo Tại Chi Nhánh

37

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hệ Thống Tổ Chức Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Phụ lục 2. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Và Điều Hành Của Trụ Sở Chính
Phụ lục 3. Sơ Đồ Hệ Thống BIDV
Phụ lục 4. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Điều Hành Của SGD, Chi Nhánh Cấp 1, Chi Nhánh
Cấp 2
Phụ lục 5. Mô Hình Diễn Biến Của VN – Index Năm 2009
Phụ lục 6. Mô Hình Diễn Biến Của HNX – Index Năm 2009
Phụ lục 7. Quy Mô Giao Dịch Của Thị Trường Chứng Khoán 4 Năm Gần Đây
Phụ lục 8. Các Sự Kiện Tác Động Lớn Đến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Năm 2009
Phụ lục 9. Danh Sách Văn Phòng Đại Diện, Chi Nhánh Cấp 1, Công Ty Trực Thuộc,
Đơn Vị Sự Nghiệp Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Phụ lục 10. Bản Chi Quỹ Phúc Lợi Năm 2009

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, các ngân hàng Việt Nam buộc không
ngừng đổi mới hoạt động trên tất cả các lĩnh vực nhằm đạt mục tiêu phát triển, nâng cao
chất lượng kinh doanh, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại để tồn tại và phát
triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng đa dạng nhiều loại hình
định chế tài chánh, và hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Để làm được điều đó,
công tác Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, nó giúp điều chỉnh
nguồn tài nguyên nhân sự phân phối theo cách hợp lý nhất, phát huy được những tiềm lực
sẵn có để đưa ngân hàng hoạt động một cách liền mạch, khẳng định vị trí thương hiệu.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác Quản
trị nhân sự trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên tôi đã lựa chọn đề tài “Phân Tích
Tình Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi
Nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình Quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh
NKKN. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả Quản trị
nguồn nhân lực tại chi nhánh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hiểu được công tác hoạch định, tuyển dụng nguồn nhân lực tại BIDV chi nhánh
NKKN,
Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
Phân tích hoạt động duy trì và quản lý nguồn nhân lực.


Phân tích kết quả và hiệu quả của công tác Quản trị nguồn nhân lực,

Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác Quản trị nguồn
nhân lực tại NH BIDV chi nhánh NKKN.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận được thực hiện từ ngày 15 tháng 4 năm 2010 đến ngày 15
tháng 6 năm 2010.
Về không gian: Khóa luận được thực hiện tại ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Kỳ
Khởi Nghĩa: Số 12 – 14 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
1.4. Kết cấu nội dung
Khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của khóa
luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về ngân hàng BIDV và BIDV chi nhánh NKKN.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả thực tế công tác Quản trị nguồn tài nguyên nhân sự tại ngân hàng chi nhánh,
từ đó đưa ra nhận xét.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận và đề xuất ý kiến giúp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực
tại ngân hàng chi nhánh.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam

2.1.1.. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Việt Nam
Hình 2.1. Logo Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng BIDV có tên đầy đủ là Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, tên
giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Trụ sở chính của
BIDV ở Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội với website chính thức là
www.bidv.com.vn.
BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam;
đến ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng Việt Nam và ngày
14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại
nhà nước lớn nhất Việt Nam (trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước khi
cổ phần hoá) được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất là doanh nghiệp nhà nước hạng


đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Hệ thống tổ chức
được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại
được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi
ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế,
tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục
vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành
phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm, góp
phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
a) Phương châm hoạt động của Ngân hàng BIDV Việt Nam:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công.
Với mục tiêu hoạt động là trở thành ngân hàng chất lượng và uy tín hàng đầu việt
Nam, BIDV đã đề ra chính sách kinh doanh là: chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu

quả an toàn.
Do là ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên khách hàng – đối tác của
BIDV cũng có nhiều thành phần khác nhau như:
- Cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính,…
- BIDV có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
- BIDV còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng
ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
b) Sản phẩm dịch vụ của BIDV
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và
hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư (doanh
nghiệp, cá nhân), bảo lãnh, phát hành, quản lý danh mục đầu tư

4


- Đầu tư tài chính: Đầu tư chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu,…), góp vốn thành lập
doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương
trình lớn của đất nước.
c) Mạng lưới BIDV
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ
thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
Khối kinh doanh: Trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại;
+ Gồm 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và
hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu

khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
* Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (BIDV chi nhánh
NKKN)
* Ngân hàng buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao
Dịch 3).
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm HSC và 10 chi nhánh
- Đầu tư – tài chính:
+ Công ty Cho Thuê Tài Chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty
Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,…
+ Các liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, ngân hàng Liên doanh VID
Public (VID Public Bank), ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB), ngân hàng liên doanh
Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC)
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
5


d) Thương hiệu BIDV
Với hơn 12000 cán bộ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển là thế mạnh cạnh tranh của BIDV. Thương
hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu
của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu
tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh,… và nhiều giải
thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
Thương hiệu BIDV là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính

ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất
nước.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh NKKN
2.2.1. Lịch sử hình thành của BIDV chi nhánh NKKN
Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thành lập theo quyết định số 297/QĐ HĐQT 23/11/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị NH ĐT & PT VN trên cơ sở nâng cấp
từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ chính của chi nhánh là phục vụ chuyên sâu cho thị trường chứng khoán
nên những biến động trên thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chi nhánh.
Sau 3 năm phát triển ổn định (2005 – 2007), hoạt động của chi nhánh đã có sự sụt giảm
mạnh khi thị trường chứng khoán tiến hành điều chỉnh sâu kể từ tháng 11/2007. Để đảm
bảo tính bền vững trong hoạt động, không để phụ thuộc quá nhiều vào thị trường chứng
khoán, ngày 26/3/2008, chi nhánh đã phát triển thêm hoạt động Tín dụng thương mại
thông thường ngoài lĩnh vực chứng khoán, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng
doanh nghiệp, cá nhân – hộ gia đình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ.
Mạng lưới hoạt động bên ngoài HSC đã cho phép chi nhánh mở rộng 7 điểm phục
vụ khách hàng với 2 phòng Giao dịch và 5 điểm thu chi hộ.

6


2.2.2. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng BIDV chi nhánh NKKN
Trên cơ sở hoạt động tại chi nhánh, hiện tại chi nhánh NKKN thực hiện hai nhiệm
vụ chính:
- Nhiệm vụ ngân hàng phục vụ chuyên sâu thị trường chứng khoán
+ Thanh toán bù trừ tiền Giao dịch chứng khoán.
+ Ngân hàng lưu ký chứng khoán
+ Ngân hàng giám sát: Giám sát các quỹ đầu tư chứng khoán, đảm bảo hoạt động
của quỹ tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ quỹ.
+ Hỗ trợ tạo tính thanh khoản cho thị trường:
Ứng trước tiền bán chứng khoán,

Cầm cố chứng khoán.
Đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ tuyệt đối
các quy định của BIDV và NHNN về nghiệp vụ cho vay liên quan đến chứng khoán.
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
+ Huy động vốn: Nghiệp vụ huy động từ nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
+ Công tác tín dụng
+ Hoạt động dịch vụ:
Thu ròng từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ,
Thu nợ từ dịch vụ thẻ.
2.3. Giới thiệu sơ lược cơ cấu tổ chức và nhân sự của BIDV chi nhánh NKKN
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ mô hình tổ chức đã được NH ĐT & PT VN phê duyệt, mô hình tổ chức của
chi nhánh hiện tại được phân thành các khối: Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, khối tác
nghiệp, quản lý nội bộ, khối các đơn vị trực thuộc với 10 phòng nghiệp vụ và 2 phòng
giao dịch.
Được sự chấp thuận của NHNN, NH ĐT & PT VN tháng 07/2009, chi nhánh Nam
Kỳ Khởi Nghĩa đã nâng cấp 2 điểm Giao dịch thành 2 phòng Giao dịch số 1, số 2. Ngoài
ra, chi nhánh còn có 5 điểm phục vụ khách hàng là các điểm thu chi hộ đặt tại các công ty
chứng khoán.
7


2.3.2. Cơ cấu nhân sự
Tổng số lao động của chi nhánh đến ngày 28/02/2009 là 117 cán bộ, trong đó nữ
chiếm 67 người, và Đảng viên là 13 người.
Trong năm 2009 và hai tháng đầu năm 2010, đã cử 55 lượt cán bộ tham dự các
khóa đào tạo về các nghiệp vụ như giao dịch viên, tín dụng, kế toán, tin học, ngoại ngữ,
pháp luật, các lớp liên quan đến thị trường chứng khoán do NH ĐT & PT VN và các tổ
chức có liên quan tổ chức.
Trong năm, 2 cán bộ được cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài

theo chương trình của NH ĐT & PT VN.
Bảng 2.1. Thống Kê Trình Độ Nhân Viên Chi Nhánh NKKN
Trình độ
A. Trình độ chuyên môn
Thạc sĩ
Đại học
- Đại học Tài chính Kế toán, Đại học Kinh tế
- Đại học Ngân hàng
- Cử nhân tin học
- Đại học khác
Cao đẳng
Trình độ khác
B. Trình độ Chính trị
Cao cấp Chính trị
Trung cấp Chính trị
Tổng
C. Trình độ ngoại ngữ
Cử nhân Anh văn
Trình độ B
Trình độ C
Tổng
Tuổi đời bình quân của chi nhánh là 30,62 tuổi.

8

Người

Tỷ lệ (%)

13

89
23
15
1
20
6
9

11,53
75,64
19,66
12,82
8,55
17,09
5,13
7,7

1
67
68

8,55
57,26
58,12

3
2,56
11
9,40
55

47,01
69
58,97
Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự


2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH BIDV chi nhánh NKKN qua các năm
NH BIDV chi nhánh NKKN là một trong 10 chi nhánh có chỉ tiêu năng suất và
hiệu quả lao động cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao
động.
Chi nhánh NKKN là một trong 10 chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao của hệ
thống BIDV:
Tổng tài sản bình quân từ mức 537 tỷ đồng năm 2005 đã tăng lên mạnh mẽ và đạt
2.500 tỷ đồng vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2009
đạt 147%. Riêng trong năm 2007, tổng tài sản bình quân của chi nhánh đạt 5.888 tỷ đồng,
mức cao nhất từ trước đến nay.
Là một trong 10 chi nhánh có chỉ tiêu năng suất và hiệu quả lao động cao, tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động. Lợi nhuận trước thuế
bình quân đầu người tăng trưởng 177% trong giai đoạn 2005 – 2009. Lũy kế chênh lệch
thu chi 5 năm đạt 458 tỷ đồng, chiếm 10,89% trong tổng lũy kế chênh lệch thu chi của 8
chi nhánh BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (455 tỷ/4205 tỷ)
Nguồn vốn huy động bình quân trong giai đoạn 2005 – 2009 đã tăng lên mức
2.297 tỷ đồng năm 2009. Đặt biệt trong năm 2007, nguồn vốn huy động bình quân của chi
nhánh đạt 6.585 tỷ đồng, tương đương mức huy động 120 tỷ bình quân một cán bộ.
Trong 5 năm hoạt động, chi nhánh không để phát sinh nợ xấu. Công tác quản lý rủi
ro trong hoạt động tín dụng, trích dự phòng rủi ro đều được thực hiện đúng theo quy định.

9



Bảng 2.2. Tình Hình Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Kế Hoạch Kinh Doanh Trọng Yếu
ĐVT: Tỷ đồng
TT

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

1

Tổng tài sản bình quân

537

2.371

5.888

2.721

2.500


2

Huy động vốn bq

347

1.428

6.585

2.918

2.297

3

Huy động vốn cuối kỳ

454

4.976

3.307

1.962

2.142

4


Dư nợ tín dụng cuối kỳ

197

161

64

99

300

5

Nợ xấu ( 3, 4. 5)

0%

0%

0%

0%

0%

6

Thu dịch vụ ròng


0,96

3,71

6,91

11,07

6,75

7

CLTC

4,72

57,50

224,50

100,70

71,40

8

Trích DPRR

1,64


2,60

0,84

0,76

2,30

9

Số lượng CBCNV

34,00

46,00

63,00

71,00

82,00

10

Lợi nhuận thực tế bq/người

0,09

1,37


4,07

1,49

0,90

Nguồn tin: Báo cáo Đại hội Công nhân viên chức năm 2010 NH BIDV chi nhánh NKKN
2.4.1. Những kết quả đạt được
Hoàn thành xuất sắc ủy quyền của NH BIDV VN trong vai trò ngân hàng thanh
toán bù trừ tiền Giao dịch chứng khoán. Đảm bảo công tác thanh toán bù trừ tiền chứng
khoán kịp thời, chính xác, chưa để xảy ra trường hợp sai sót. Bên cạnh đó, chi nhánh đã
triển khai thành công nhiều sản phẩm mới nhằm hỗ trợ và gia tăng tính thanh khoản cho
thị trường như: Ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ngân hàng lưu ký và giám sát
cho các công ty quản lý quỹ.
Luôn luôn chấp hành, tuân thủ nghiêm túc các quy định của ngành, chỉ đạo điều
hành của BIDV trong từng thời kỳ và mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động tín dụng
tăng trưởng đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động tín dụng, không phát sinh
nợ xấu, nợ quá hạn.
Luôn tiên phong, tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như: Cho vay ứng
trước tiền bán chứng khoán, nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chứng khoán, nghiệp vụ lưu ký và
ngân hàng giám sát ngay từ giai đoạn thí điểm cho đến quy trình được chuẩn hóa, triển
khai trên diện rộng trong hệ thống, góp phần vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ của
10


BIDV, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường. Đặc biệt
chi nhánh là đơn vị đầu tiên trong hệ thống BIDV cũng như là đơn vị ngân hàng tiên
phong phát triển hình thức kinh doanh thành lập các điểm thu – chi hộ ngay trong các
công ty chứng khoán nhằm đáp ứng nhanh và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng.
Với tác phong chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, chất lượng phục vụ của chi nhánh

ngày càng được cải thiện, được các đối tác đặc biệt là các thành viên tham gia thị trường
chứng khoán đánh giá cao.
Quy mô hoạt động của chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể. Năng suất lao động
ngày càng được cải thiện, luôn là một trong 10 chi nhánh đứng đầu hệ thống về chỉ tiêu
năng suất và hiệu quả lao động. Chênh lệch thu chi đạt mức tăng trưởng bình quân 197%
trong giai đoạn 2005 – 2009.
Nền tảng khách hàng không ngừng được củng cố và mở rộng. Nhóm khách hàng
phi tài chính ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng tiền gửi. Tỷ
trọng nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình chiếm trên 20%
tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
Lực lượng lao động tăng cả về lượng và chất, số lượng CBCNV của chi nhánh tăng
từ 60 lên 117 người vào năm 2009, trong đó 76,5% có trình độ đại học, 9,76% có trình độ
thạc sỹ. Số lượng cán bộ có trình độ chính trị trung và cao cấp chiếm 86,59%. Với tuổi
đời bình quân của lực lượng lao động tại chi nhánh là dưới 31 tuổi. Được quy hoạch theo
đúng quy định, căn cứ vào năng lực và phẩm chất đạo đức, được đào tạo đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu của công việc và tiếp tục trẻ hóa đội ngũ cán bộ có tính kế thừa.
Mạng lưới ngày càng mở rộng. Từ năm 2005 đến 2007 chi nhánh chỉ có trụ sở
chính tại số 12 – 14 NKKN do chưa được phép mở phòng giao dịch thì từ năm 2008 –
2009 (sau khi được Tổng Giám đốc BIDV cho phép) chi nhánh đã có 7 phòng giao dịch
và điểm giao dịch tại địa bàn trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng kịp thời
việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, góp phần đáng kể vào công tác huy động
vốn.
Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV tại chi nhánh không ngừng được cải
thiện, đoàn kết nội bộ được giữ vững, tính kỷ luật trong hoạt động và kỷ cương trong điều
11


hành rất cao. Vai trò hoạt động của các tổ chức đoàn thể: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh
niên luôn được phát huy một cách tích cực, đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh 5 năm
liền.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế
Công tác phát triển mạng lưới còn chậm, chưa tương xứng tiềm năng hiện tại chi
nhánh có 7 phòng giao dịch và điểm giao dịch
Quy mô về tín dụng còn nhỏ là do những năm đầu (2005 – 2008) chi nhánh không
được phát triển dư nợ tín dụng thương mại. Dư nợ tín dụng thương mại chỉ tăng trưởng
112% trong 5 năm qua, từ mức 197 tỷ đồng năm 2005 lên 300 tỷ đầu năm 2009, tỷ lệ tín
dụng trên huy động vốn bình quân chỉ khoảng 10% .
Nguồn thu dịch vụ của chi nhánh dù được cải thiện qua các năm và luôn hoàn
thành nhiệm vụ đề ra nhưng chưa thật sự đa dạng. Kết quả triển khai một số sản phẩm
dịch vụ: Bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại,… vẫn còn thấp. Nguồn thu dịch
vụ của chi nhánh chủ yếu vẫn phụ thuộc vào phí dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong
nước và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, trong khi hai nguồn thu này lại phụ thuộc vào sự
biến động của thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối (chủ yếu là sự biến động
của cặp tỷ giá USD/VND) trong khi nguồn thu từ các dịch vụ còn lại vẫn còn khá thấp.
2.4.3. Nguyên nhân
Với nhiệm vụ, chức năng được giao khi chi nhánh thành lập là một chi nhánh hoạt
động phục vụ chuyên sâu thị trường chứng khoán, trong giai đoạn đầu, chi nhánh đã tập
trung chủ yếu vào các sản phẩm dịch vụ phục vụ thị trường. Tuy nhiên sau một thời gian
hoạt động cùng với nhiều biến động của thị trường chứng khoán, ban lãnh đạo ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã cho phép chi nhánh mở rộng mạng lưới và mở rộng
nghiệp vụ tín dụng thương mại.
Trong giai đoạn 2005 – 2007, hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập trung
vào các sản phẩm tín dụng phục vụ thị trường chứng khoán: Ứng trước tiền bán chứng
khoán, repo chứng khoán trên cơ sở hạn mức do HSC giao hàng năm. Theo ý kiến kết
luận của Tổng giám đốc ngày 14/2/2008 tại hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm
2008 và công văn số 1226/CV – TD3 ngày 26/3/2008 về cơ chế ủy quyền phán quyết tín
12


dụng, chi nhánh đã phát triển hoạt động tín dụng thương mại thông thường ngoài lĩnh vực

chứng khoán, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân – hộ gia
đình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, do mới bước đầu triển
khai tín dụng thương mại nên cần có thời gian và bước đi thích hợp.
Một số sản phẩm dịch vụ đòi hỏi phải gắn liền với hoạt động tín dụng thương mại
truyền thống như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, thu phí tài trợ thương mại,…
trong khi hoạt động tín dụng thương mại chỉ mới được chi nhánh chính thức triển khai từ
cuối năm 2008 đến nay nên kết quả thu phí còn ở mức khiêm tốn.
2.4.4. Bài học kinh nghiệm
Qua chặng đường xây dựng và phát triển 5 năm, chi nhánh đã đúc kết được những
bài học kinh nghiệm quý báu. Cụ thể:
- Phải luôn tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của HSC và các ban ngành liên quan,
bám sát thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách năng động, sáng tạo và
quyết liệt, kịp thời đề xuất với HSC yêu cầu từ thực tiễn kinh doanh để giải quyết theo
đúng chức năng, nhiệm vụ và ủy quyền.
- Trong sự đa dạng các hoạt động tín dụng – dịch vụ ngân hàng nhưng cần phải tập
trung phát triển hoạt động chính của chi nhánh và tranh thủ mở rộng hoạt động khi điều
kiện cho phép trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
- Giữ vững đoàn kết nội bộ, phối hợp với các đơn vị BIDV trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh tạo sức mạnh tổng hợp và gia tăng hình ảnh và uy tín thương hiệu của NH
BIDV VN.
- Xác định yếu tố con người luôn đóng vai trò trọng tâm, chi nhánh đã thường
xuyên quan tâm phát triển , đào tạo nguồn nhân lực, biến sức mạnh nguồn nhân lực thành
sức mạnh phát triển của chi nhánh.

13


×