Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM MAY MẶC
TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG

NGUYỄN QUỐC ĐẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY VIỆT THẮNG” do Nguyễn Quốc Đạt, sinh viên khóa 32, ngành KINH
TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________

TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm 2010


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm và thực tập tại Công ty
Cổ Phần May Việt Thắng, tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô khoa
kinh tế Trường Đại học Nông Lâm và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và các
anh chị Phòng kinh doanh – Công ty Cổ Phần May Việt Thắng tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Thầy cô khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã ân cần
chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Thầy Trần Hoài Nam đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
- Ban Giám Đốc Công ty đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Công ty Cổ
Phần May Việt Thắng.

- Các anh chị phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần May Việt Thắng đã tận tình
giúp đỡ tôi trong thời gian qua, đặc biệt là anh Ngô Trường Sơn trưởng phòng kinh
doanh ban kinh doanh nội địa người luôn nhiệt tình đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
- Cám ơn tất cả các anh chị và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
học tập, thực hiện và hoàn thành đề tài này.
- Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng
sinh thành, luôn yêu thương, dạy dỗ tôi nên người.

Tp. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2010.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Đạt


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN QUỐC ĐẠT, Khoa Kinh Tế Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 07 Năm 2010. “Nghiên Cứu Chiến Lược Sản Phẩm May Mặc Tại Thị
Trường Nội Địa Của Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng”
NGUYEN QUOC DAT, July 2010. “Research Strategic Clothing Products
In Domestic Market Of The Viet Thang Garment Joint Stock Company”.
Chiến lược sản phẩm thực sự cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại
và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Thông qua việc thu thập số
liệu thứ cấp, sơ cấp (điều tra khách hàng) và sử dụng các phương pháp so sánh, thống
kê mô tả khóa luận phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tình
hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các chiến lược sản phẩm Công ty đã thực hiện; các
chiến lược marketing hỗ trợ trong 2 năm 2008-2009 và hiệu quả thực hiện chiến lược
sản phẩm của Công ty.
Từ kết quả thu được khóa luận đã nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện chiến lược sản phẩm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản
phẩm nhằm khẳng định vị trí, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thị
trường nội địa.



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các bảng.........................................................................................................ix
Danh mục các hình .......................................................................................................... x
Danh mục phụ lục ...................................................................................................................... xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.3. Không gian nghiên cứu ..................................................................................2
1.3.4. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................2
1.4 Cấu trúc của khóa luận...........................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan về thị trường .......................................................................................4
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty:...........................................................................5
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................................5
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................7
2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban ......................... 8
2.2.4 Nguồn nhân lực .............................................................................................11
2.2.5. Cơ cấu sản phẩm và năng lực thị trường......................................................12
2.2.6. Dây chuyền công nghệ .................................................................................13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................14

3.1.1. Tổng quan về Marketing ..............................................................................14
3.1.2 Khái niệm về sản phẩm .................................................................................15
3.1.3. Chiến lược sản phẩm ....................................................................................20
3.1.4 Chiến lược giá ...............................................................................................23
v


3.1.5. Chiến lược phân phối ...................................................................................26
3.1.6 Chiến lược chiêu thị cổ động ........................................................................27
3.1.7. Ma trận SWOT .............................................................................................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................29
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................30
4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......................................30
4.1.1. Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty ....................................................30
4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................32
4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ..........................................................34
4.2.1. Thị trường xuất khẩu ....................................................................................34
4.2.2. Thị trường nội địa ........................................................................................35
4.2.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường .....................................37
4.3 Chiến lược phát triển sản phẩm của công ty ........................................................39
4.3.1 Chính sách cải tiến sản phẩm ........................................................................39
4.3.2 Chính sách đa dạng hóa sản phẩm ................................................................39
4.3.3 Các chiến lược Marketing-Mix hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm .................40
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm của công ty .............................46
4.4.1. Yếu tố bên trong ...........................................................................................46
4.4.2. Yếu tố bên ngoài ..........................................................................................48
4.4.3. Các đối thủ cạnh tranh..................................................................................50
4.5. Phân tích ma trận SWOT ....................................................................................53

4.5.1. Điểm mạnh ...................................................................................................53
4.5.2. Điểm yếu ......................................................................................................54
4.5.3 Cơ hội ............................................................................................................55
4.5.4 Nguy cơ .........................................................................................................55
4.6. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm .........................................................................58
4.6.1. Tham khảo ý kiến khách hàng .....................................................................58
4.6.2. Các chiến lược đề xuất .................................................................................61
4.6.3. Các giải pháp hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược sản phẩm.....................63
vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................68
5.1. Kết luận ...............................................................................................................68
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................69
5.2.1. Đối với Công ty ............................................................................................69
5.2.2. Đối với nhà nước ..........................................................................................69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

DN

Doanh nghiệp

BSA


Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TGĐ

Tổng giám đốc

NXB

Nhà xuất bản

Th.S

Thạc sĩ

TQM

Quản lý chất lượng toàn diện

HVN-CLC

Hàng Việt Nam – Chất Lượng Cao


EU

Các nước Châu Âu

SP

Sản phẩm

ĐVT

Đơn vị tính

VNĐ

Việt Nam đồng

VAT

Thuế giá trị gia tăng

CP

Cổ phần

WRAP

Tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử

AFTA


Cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Của Công Ty Năm 2008-2009 ...................................11
Bảng 4.2. Sản Lượng Sản Xuất Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009 .........................31
Bảng 4.3. Thời Gian Khách Hàng Sử Dụng Sản Phẩm Của Công Ty ..........................32
Bảng 4.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ..................................................................33
Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Sản Phẩm Của Công Ty Năm 2009 ...........34
Bảng 4.6. Doanh Số Tiêu Thụ Nội Địa Qua Các Năm .................................................37
Bảng 4.7. Các Khoản Mục Tạo Nên Giá Thành Sản Xuất ............................................41
Bảng 4.8. Số Lượng Cửa Hàng, Đại Lý Theo Khu Vực Năm 2008, 2009 ...................44
Bảng 4.9. Doanh Thu Theo Từng Khu Vực ..................................................................44
Bảng 4.10. Năng Lực Sản Xuất Của Công Ty Việt Tiến ..............................................51
Bảng 4.11. Ma Trận SWOT ..........................................................................................57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ cấu Tổ Chức Công Ty: ..............................................................................8
Hình 2.2 Quy Trình Công Nghệ Chống Nhàu...............................................................13
Hình 3.1. Ba Cấp Độ Của Sản Phẩm .............................................................................16
Hình 3.2. Lưới Phát Triển Sản Phẩm/ Thị Trường (Ma Trận Ansift) ...........................18
Hình 3.3. Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm .........................................................................19
Hình 3.4. Các Kiểu Sản Phẩm Mới ...............................................................................22
Hình 3.5. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cả ............................................................24

Hình 3.6. Sơ Đồ Một Số Kênh Phân Phối .....................................................................27
Hình 4.1. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Của Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng..........42
Hình 4.2. Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Việt Tiến ...........................................52
Hình 4.3. Địa Điểm Lựa Chọn Mua Hàng ....................................................................58
Hình 4.4. Đối Tượng Khách Hàng ................................................................................59
Hình 4.5. Lý Do Chọn Sản Phẩm ..................................................................................59
Hình 4.6. Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Giá Bán Sản Phẩm ........................60
Hình 4.7. Đánh Giá của Khách Hàng Về Chất Lượng Sản Phẩm .................................61

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục1. Danh Sách Các Khách Hàng Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Hàng

xi


CHƯƠNG 1.
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là ngày nay Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một sân chơi có tính cạnh
tranh cao đòi hỏi người chơi phải thật sự khôn khéo và tài trí mới đứng vững được trên
thương trường. Kinh tế thế giới ngày nay đang có xu thế toàn cầu hóa. Đây cũng là
một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Trong tình
hình cạnh tranh đó, các doanh nghiệp đang chạy đua hàng ngày để chiếm lĩnh thị
trường. Trong đó có cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu hàng may mặc, nhưng ngay
trong thị trường nội địa, các sản phẩm may thời trang Việt Nam lại chỉ chiếm một thị
phần nhỏ, tại sao như vậy? Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển
nhanh, đời sống của người dân được cải thiện và nhu cầu ăn mặc ngày càng cao. Việt
Nam lại có hơn 86 triệu dân, đa số lại là dân số trẻ, đang trở thành thị trường tiềm
năng tiêu thụ thời trang ở châu Á và thế giới. Có phải sản phẩm may mặc của Việt
Nam không được ưa chuộng ở thị trường trong nước? Các doanh nghiệp may mặc mọc
lên ngày càng nhiều, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt. Để tồn tại
và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thay đổi hợp lý trong các chiến
lược kinh doanh của mình. Trong đó, chiến lược về sản phẩm cũng đóng một vai trò
quan trọng. Góp phần tạo nên sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện
kinh tế khó khăn như hiện nay.
Để có một chiến lược sản phẩm hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh trên thị
trường không phải là dễ. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định được động cơ, nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời phải xác định được vị trí, tiềm lực của
mình trên thị trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài. Với sự hướng dẫn tận


tình của thầy Trần Hoài Nam, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
chiến lược sản phẩm may mặc tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may
Việt Thắng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu chiến lược sản phẩm may mặc tại thị
trường nội địa của công ty, và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến
lược sản phẩm của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2008-2009.
Phân tích chiến lược sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sản
phẩm của công ty.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty để
nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm của Công ty cổ phần may Việt Thắng.
Khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Công ty.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Dựa trên nền tảng 4P của chiến lược Marketing hỗn hợp.
Chiến lược sản phẩm.
Phân tích môi trường hoạt động.
1.3.3. Không gian nghiên cứu
Các hoạt động tại Công ty cổ phần may Việt Thắng.
Khách hàng tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ ngày 29/03/2010 đến ngày 29/05/2010.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khoá luận gồm có 5 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

2


Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khóa
luận
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về thị trường dệt may. Giới thiệu đặc trưng tổng quan về
công ty.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đưa ra các cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng để đạt
được mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài, phân tích và thảo luận các
kết quả trên.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng hợp các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra kiến nghị
có liên quan nhằm thực hiện các giải pháp đưa ra trong đề tài.

3


CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường
Lần đầu tiên trong vòng 15 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may
đã vượt mặt dầu thô và trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Nhưng trong thị
trường nội địa hàng may mặc lại bị hàng ngoại nhập chèn ép trên sân nhà, vấn đề này
đang là bài toán đau đầu của ngành dệt may trong nước. Không thể phủ nhận trong
thời gian qua, các DN trong nước cũng đã nổ lực rất nhiều để xây dựng hình ảnh trên
thị trường nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo được sức bật cho các thương hiệu. Ông
Trần Anh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu cho rằng:
“Việt Nam chưa có ngành công nghiệp hàng thời trang mà chỉ dừng lại ở việc bán
hàng dệt may”.
Trong khi với dân số trên 86 triệu dân là thị trường tiềm năng cho các doanh
nghiệp khai thác. Theo như kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của Trung tâm
nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) thực hiện tháng 10/2008 công
bố thì thời trang là sản phẩm người tiêu dùng chịu chi đứng sau mặc hàng lương thực,
thực phẩm.
Về hàng may mặc người tiêu dùng sẵn sàng chi từ 200.000-550.000
đồng/tháng, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó người tiêu dùng ở độ tuổi

từ 20-25 chi tiêu nhiều nhất với 46,4%, tiếp theo là độ tuổi từ 26-35 với 23,8%. 70%
người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng, còn số lượng người mua khoảng 2-3
lần/tháng cũng chiếm số đông. Với những con số này có thể cho thấy sức tiêu thụ của
thị trường là rất lớn. Tuy nhiên, lâu nay các DN đang bỏ trống thị phần, còn sản phẩm
ngoại nhập vẫn chiếm ưu thế và áp đảo.
Hiện nay tại các trung tâm thương mại lớn của Hà Nội, Tp HCM là nơi tập
trung đông đảo của hầu hết các thương hiệu thời trang nước ngoài như: Valentino
4


Rudy, Guess, Levi’s, Gucci, Calvin Klein, Bossini, Giordano… không ít sản phẩm của
các thương hiệu này có giá bán trên 1 triệu đồng/ sản phẩm. So về giá hàng may mặc
của các thương hiệu trong nước có giá bán rẻ hơn nhiều lần hàng ngoại. Nhưng những
người chuộng hàng hiệu không tiếc tiền mua sắm vì họ thích kiểu dáng tinh xảo, chất
liệu vải, màu sắc đẹp… hàng trung quốc thì đánh mạnh ở khu vực các chợ, các cửa
hàng thời trang, đây là kênh thu hút phần lớn người tiêu dùng. Theo đánh giá của các
nhà nghiên cứu thị trường, do ảnh hưởng của nền kinh tế trong thời gian vừa qua đã
làm suy giảm sức tiêu thụ của thị trường may mặc. Và trong các tháng tới tần xuất mua
sắm của người tiêu dùng sẽ tăng trở lại.
Có thể nói rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Trên
thị trường cũng đã nổi lên một số thương hiệu như: Nino max, Foci, Nem, An Phước,
Phương Đông, Việt Tiến, Việt Thắng… Để có được tên tuổi trên thị trường các doanh
nghiệp đã phải nỗ lực rất lớn, nhưng các chuyên gia nhìn nhận rằng, xét về mức độ
phổ biến thì hàng may mặc trong nước còn ở phân khúc đại trà. Bởi lẽ Việt Nam còn
thiếu các nhà thiết kế, sản phẩm may mặc của Việt Nam lại chưa thể hiện được các đặc
tính thời trang đó là sự năng động. Mặc khác xét về góc độ ưu thế, thời trang công sở
đang là phân khúc được nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác. Song điểm yếu của
các doanh nghiệp là còn đang trong vòng lẩn quẩn chưa tìm được lối ra, các sản phẩm
lại na ná giống nhau tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Như lý giải của chuyên gia thị
trường Trần Anh Tuấn chính là vì các doanh nghiệp chưa định hình được các đặc điểm

riêng của mình. Đã đến lúc doanh nghiệp dệt may cần nhìn nhận lại phương thức xây
dựng lại thương hiệu của mình, cũng như thay đổi hình thức đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, có như vậy các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty:
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may Việt Thắng tiền thân là công ty TNHH nhà nước một
thành viên Dệt Việt Thắng thuộc bộ công nghiệp, có chức năng sản xuất kinh doanh
các mặt hàng sợi, dệt và may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Việt Thắng được thành lập năm
1960 và chính thức đi vào hoạt động năm 1962, do 9 cổ đông có quốc tịch Hoa Kỳ,

5


Việt Nam và Đài loan góp vốn, với tên giao dịch ban đầu là Việt Nam Kỷ Nghệ Sợi.
Có tên giao dịch quốc tế là: VIMYTEX.
Công ty được thành lập lúc đầu với 3 nhà máy chính: xưởng sợi, dệt, in nhuộm
hoàn tất với các thiết bị chủ yếu được nhập từ Mỹ, Nhật, Đài Loan.
Năm 1975 sau khi thống nhất đất nước, chính quyền cách mạng tiếp quản và
quốc hữu hóa trên cơ sở tịch thu toàn bộ và giao cho bộ Công Nghiệp quản lý, điều
hành theo doanh nghiệp quốc doanh (quyết định số 1234/QD-UB ngày 30/04/1977).
Ngày 21/11/1990 Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 159/TCTD thành lập nhà
máy Liên Hiệp Dệt May Việt Thắng thành lập công ty dệt Việt Thắng, với tên giao
dịch đối ngoại VICOTEX (Việt Thắng Textile Company).
Năm 1999, công ty khách thành nhà máy xử lý nước thải với công xuất
480m3/ngày. Đây là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất lần đầu tiên xây dựng trong
ngành dệt may do chính phủ Hà Lan tài trợ.
Năm 2000, công ty nhận ISO-9002 về quản lý chất lượng, đây cũng là năm mà
công ty xây dựng thêm nhà máy dệt mới phục vụ cho hoạt động sản xuất: Picanol,
Tsudacoma và các thiết bị nhuộm khác.

Năm 2001, công ty đầu tư thêm dây chuyền sợi: ERFANJI, RIETER
SCHLAFHORST. Công ty còn đưa về nhiều máy dệt và máy nhuộm mới.
Năm 2002, công ty là doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên trong ngành dệt may
Việt Nam đạt chứng chỉ ISO-14000 và hệ thống quản lý môi trường.
Năm 2003, công ty được cấp chứng chỉ SA-8000 về trách nhiệm xã hội.
Ngày 22/11/2005 công ty đã tiến hành cổ phần hóa bộ phận may mặc và thành
lập nên công ty cổ phần may Việt Thắng.
Công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định:
Đạt chứng nhận ISO-9001: năm 2000 và năm 2005
Chứng nhận SA năm 2006
Năm 2007 đạt giải thưởng thời trang cho sản phẩm quần kaki nam
Chứng nhận WAP.
Được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền.
Đạt Topten thương hiệu Việt năm 2008.

6


Năm 2009, nằm trong top 100 thương hiệu nổi tiếng giới doanh nghiệp trí thức
Việt Nam, do tạp chí thương hiệu Việt bình chọn. Trong năm này được người tiêu
dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Tên công ty: Công ty cổ phần may Việt Thắng.
Tên giao dịch: Viet Thang Garment Joint company.
Tên viết tắt: VIGACO.
Logo:

Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp HCM.
Điện thoại: (84-8) 38975642 – 38975641
Fax: (84-8) 8961703

Web site: www.vigaco.com.vn
Diện tích nhà xưởng : 2200m2
Vốn pháp định: 16 tỷ đồng.
Dây chuyền công nghệ châu Âu
Sản xuất và thương mại: các sản phẩm dệt, may và nguyên phụ liệu, hóa chất ( trừ hóa
chất độc hại), phụ tùng, máy móc ngành dệt may.
Gia công: may, in trên vải, thêu, giặc chống nhàu.( không gia công hàng đã qua sử
dụng)
Sản xuất: áo sơ mi nam-nữ, quần áo mùa đông, trang phục thể thao, chăn, drap-gối, áo
ngủ, đồng phục.

7


2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban
- Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Cơ cấu Tổ Chức Công Ty:
Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban nhân
sự

Ban kế
toán

Ban
nghiệp vụ


Ban KD
nội địa

Phòng thiết
kế thời trang

Nhà máy
chống nhàu

Nhà máy

Nhà máy

Nhà máy

Nhà máy

may 1

may 3

may 5

may 7
Nguồn: Ban nhân sự

-Chức năng các phòng ban:
Hội đồng quản trị
Quyết định liên quan đến việc sở hữu công ty: kiến nghị loại cổ phần và tổng số
cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong

phạm vi số cổ phần được quyền bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo
hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần của công ty. Quyết định mua lại cổ
phần. Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các
khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Liên quan đến các nhân sự chủ chốt của công ty: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc và các chức danh quản lý
khác của công ty. Quyết định mức lương, thù lao và quyền lợi khác của những người
quản lý trong công ty. Giám sát, chỉ đạo Tổng Giám Đốc, Giám Đốc và người quản lý
khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
8


Quyết định các chính sách quan trọng nhất của công ty: quyết định cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Quyết định lương và phụ cấp đối với người
lao động trong công ty.
Tổng giám đốc
Là người chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, và là người đại diện cho công ty trong mọi lĩnh vực về ngoại giao.
TGĐ là người trực tiếp đề ra các phương án, kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh và
xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững cho công ty.
TGĐ là người có đủ tư cách pháp nhân, đứng ra đại diện cho công ty kí kết hợp
đồng kinh tế, và là người đứng ra chịu các trách nhiệm về tình hình tài chính, tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc khác TGĐ có quyền quyết định và bổ nhiệm các
chức danh: kế toán trưởng, các trưởng ban, phó ban…
Ban nhân sự
Thực hiện các chức năng: quản lý, tuyển dụng, phân công trách nhiệm, nghiên
cứu và thực hiện các chính sách của nhà nước. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của TGĐ
Phân bố, điều động toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty.
Quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ, công nhân viên của công ty.
Đào tạo cán bộ, nâng cao tay ngề cho công nhân.

Lập chiến lược lâu dài về lao động và quản lý nguồn lao động.
Soạn thảo các quy chế, theo dõi việc thực hiện các chế độ và chính sách của
công ty.
Ban kế toán
Thực hiện nhiệm vụ kế toán, thống kê liên quan đến tài sản của công ty, và
quản lý thực hiện các thủ tục tài chính kế toán theo quy định hiện hành, lập báo cáo kết
quả kinh doanh, tài chính.
Ban kế toán thực hiện các chức năng:
Quản lý toàn bộ nguồn vốn, cân đối các nguồn vốn, quyết toán lãi lỗ của công
ty theo kỳ.
Theo dõi và hạch toán, kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

9


Phân tích hoạt động kế toán, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao
nộp ngân sách cho nhà nước. Chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ công tác kế
toán, thống kê và quản lý tài chính.
Ban nghiệp vụ
Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư
Tổ chức, triển khai các kế hoạch công ty xuống các nhà máy, phân xưởng.
Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo nhanh về tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty.
Theo dõi, thực hiện kế hoạch, tổ chức đàm phán, kí kết và tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu.
Nghiên cứu, tìm kiếm hợp đồng gia công ở nước ngoài
Ban kinh doanh nội địa
Có chức năng tham mưu cho TGĐ về tình hình kinh doanh, đưa ra kế hoạch
kinh doanh và xử lý các tình huống để hoạt động kinh doanh của công ty được trôi
chảy và thuận lợi.

Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, kí kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm trong nước.
Thực hiện các chương trình giao lưu với các đơn vị của các công ty khác trong
ngành dệt may để học hỏi kinh nghiệm.
Tổ chức thực hiện các hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu.
Tổ chức thực hiện các đợt khuyến mại, quảng cáo, xây dựng hệ thống phân
phối trong nước.
• Phòng thiết kế thời trang
Thuộc sự quản lý của ban kinh doanh nội địa. Chuyên thiết kế các mẫu sản
phẩm may mặc thời trang mới, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Thiết kế theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước sao cho phù hợp với yêu cầu
của thị trường.
• Nhà máy chống nhàu
Thuộc sự quản lý của ban kinh doanh nội địa. Hoàn thành công đoạn chống
nhàu, chống bám bẩn các sản phẩm may mặc trước khi được tung ra thị trường.

10


Các nhà máy may
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch Công ty đề ra.
2.2.4 Nguồn nhân lực
Do đặc thù là công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc, nên cần rất nhiều lao
động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiến triển, không bị đình trệ.
Công ty rất quan tâm đến việc xây dựng lực lượng lao động ổn định, có trình độ và tay
nghề. Cơ cấu lao động ở bảng 2.1 cho thấy đây là công ty sản xuất hàng may mặc nên
lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao, bên cạnh đó tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ khá
lớn, điều này cũng hợp lý do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, đòi hỏi sự kiên trì,
khéo léo của người nữ. Tuy nhiên, công nhân nữ nhiều cũng có mặt hạn chế do ảnh
hưởng về nghỉ chế độ thai sản, nuôi con ốm … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty.
Hầu hết cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng –
trung cấp kỹ thuât, để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Của Công Ty Năm 2008-2009
Năm
Chỉ tiêu

2008
Số lượng

Tỷ lệ %

1162

80,03

1286

80,03

Gián tiếp

290

19,97

321

19,97


Nam

323

22,25

388

24,14

1129

77,75

1219

75,86

37

2,55

39

2,43

Trung cấp

65


4,47

72

4,48

Phổ thông

1350

92,98

1496

93,09

1452

100

1607

100

1.Theo tính chất Trực tiếp
lao động
2. Giới tính

2009


Nữ
3. Theo trình độ ĐH-CĐ

Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

Nguồn: Ban nhân sự
Bảng 2.1 cho ta thấy tình hình lao động của Công ty đang trong tình trạng ổn
định và có sự tăng trưởng về mặt số lượng. Công ty đã sử dụng nhiều chính sách lao
động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đời sống người lao động để tạo ra một nguồn lực
11


lao động ổn định. Trong thực tế thì trong những năm qua Công ty đã thực hiện rất tốt
việc ổn định lao động. Năm 2009 tăng 155 lao động so với năm 2008 tương đương
tăng 10,67%. Đây là một biểu hiện cho thấy tình hình phát triển của Công ty khá tốt.
Xét về tính chất lao động thì Công ty tương đối ổn định, vẫn giữ được tỷ lệ lao động
như cũ và số lượng tăng hơn trước. Nếu xét về giới tính và trình độ lao động thì có sự
thay đổi nhỏ như đã phân tích trên. Nữ giảm 1,89% theo tỷ lệ nhưng về số lượng lao
động lại tăng lên 90 người trong năm 2009. Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học cũng
giảm đi 0,12% so với năm trước nhưng số lượng nhân viên có trình độ đại học tăng
thêm 2 người so với năm 2008. Còn lại hầu hết thì số lượng nhân viên đều tăng lên
chứng tỏ rằng Công ty có chính sách lao động rất ổn định.
2.2.5. Cơ cấu sản phẩm và năng lực thị trường
Sản phẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau .
Với sản lượng sản xuất hàng năm:



Áo sơ mi: 1.500.000 sp/năm.



Quần kaki, quần tây: 1.500.000 sp/năm.



Áo khoác: 10.000 sp/năm.



Thời trang các loại: 500.000 sp/năm.

Khách hàng thường xuyên là: Piere Cardin, Hugo Boss, Jack Wolfskin …
Phục vụ cho thị trường trong nước, sản phẩm của công ty được chia thành 4
dòng sản phẩm chính là:
Brilliant: là dòng sản phẩm áo sơ mi có màu sắc trang nhã, kiểu dáng hợp thời
trang nhưng không phô trương, được thiết kế trên nền chất liệu cao cấp. Với dây
chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và xử lý qua công nhệ chống nhăn trên sản phẩm.
Dùng để làm thời trang công sở, phù hợp với giới trẻ và người trung niên có thu nhập
tương đối cao.
Three Camels: đây là dòng sản phẩm quần kaki có màu sắc nổi bật, mẫu mã đa
dạng và hấp dẫn.Chống nhăn theo công nghệ Châu Âu, trên chất liệu cao cấp 100%
cotton, dây chuyền hiện đại, một phong cách cho người sành điệu.
FC: là dòng sản phẩm công sở và dạo phố nam-nữ, mang một phong cách trẻ
trung, cá tính, năng động…được thiết kế trên nền chất liệu đa dạng, cao cấp, phù hợp
cho giới trẻ năng động và hiện đại.
12



Burtley: là dòng sản phẩm thời trang thu đông nam-nữ, chất liệu hiện đại, kiểu
dáng Châu Âu sang trọng, đẳng cấp lịch lãm.
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của công ty:
80% sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật.
20% tiêu thụ tại thị trường nội địa
2.2.6. Dây chuyền công nghệ
Sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu. Đặc biệt dây chuyền
sản xuất chống nhăn, chống bám bẩn, được khách hàng tin dùng.
Hình 2.2 Quy Trình Công Nghệ Chống Nhàu

Wash
Hóa chất cắt lỏng
Hóa chất chống nhăn
Vắt khô

Ủi
từng
bộ
phận

Sấy, vệ sinh bề mặt

Ủi,
hoàn
tất
sản
phẩm


Ủi, ép
Hấp
Làm nguội trong môi
trường
Ủi, hoàn tất sản phẩm

Nguồn: Phụ Trách KT Nhà Máy May 7

13


CHƯƠNG 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tổng quan về Marketing
3.1.1.1. Khái niệm Marketing
Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA đã đưa ra định nghĩa:
“Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị
và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để
thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.
Và Philip Kotler - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực marketing cũng phát biểu
“marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận
được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm,
dịch vụ có giá trị với người khác”.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy được triết lý marketing là dùng
những nổ lực tổng hợp hướng đến thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu
từ đó đạt được lợi nhuận tối đa hay nói cách khác là “chỉ bán cái thị trường cần chứ
không bán cái mình có sẵn”.
3.1.1.2. Vai Trò Của Marketing

Philip Kotler đã viết: “Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều
phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp
tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm marketing.
Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng,
dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc
ô tô... Marketing có vai trò vô cùng quan trọng”. Trong lĩnh vực kinh doanh, vai trò
quan trọng của marketing được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết, marketing
hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ
14


×