Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), hàng dệt may Trung
Quốc chiếm đến 65% thị phần tại Việt Nam, hàngcủa Hàn Quốc cũng chiếm 1
tỉ lệ không nhỏ cùng với các thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu. Trong
những năm qua, thực tế cho thấy là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
đang mải mê chinh phục thị trường nước ngoài trong khi bỏ ngỏ thị trường
trong nước cho các sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh. Việt Nam là một đất
nước với diện tích không lớn nhưng dân số đông thực sự là một thị trường
đầy tiềm năng đối với các nhà cung cấp sản phẩm may mặc. Thời gian gần
đây, các doanh nghiệp may mặc nội địa đã nhận thức được điều này và đầu tư
nhiều nỗ lực hơn cho thị trường nội địa. Một ví dụ điển hình cách đây không
lâu, toàn bộ khu bán hàng Trung Quốc trong một trung tâm thương mại lớn ở
TP.HCM đã phải nhường chỗ cho hàng Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với
hàng Việt Nam. Công ty cổ phần May Thăng Long trước kia tập trung vào
các hoạt động gia công và xuất khẩu thì nay cũng chú trọng hơn tới thị trường
trong nước. Công ty đã xây dựng được hệ thống cửa hang trên thị trường
miền Bắc và đạt được doanh thu khả quan. Tuy nhiên công ty cần nỗ lực hơn
nữa để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa đặc biệt
là trong hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng hiện nay được coi là hoạt
động quyết định là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, tuy nhiên ở nước ta các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động
này, thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó các giải pháp phát triển thị trường nội
địa và hoạt động bán hàng tại thị trường này là vấn đề cấp bách và là lí do mà
em chọn đề tài: Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may
Thăng Long. Thực trạng và giải pháp.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thị trường may mặc nội điạ của Việt Nam trong
những năm gần đây, những tiềm năng và cơ hội.
Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và kinh doanh của các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam ở thị trường trong nước
Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Cổ
phần May Thăng Long tại thị trường này
Phân tích và đánh giá công tác bán hang của công ty cổ phần May Thăng
Long cho thị trường trong nước và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt
độn bán hang của công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động bán hang tại hệ thống thương mại, trung tâm thời
trang và các cửa hang của công ty Cổ phần May Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu môi trường kinh doanh gồm có tiềm
năng và nhu cầu của thị trường may mặc nội địa và hoạt động kinh doanh của
công ty may thăng long cùng công tác bán hang tại thị trường này của công
ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn hoạt động bán hang
của công ty tại hệ thống cửa hang và trung tâm thời trang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản là phương pháp luận duy vật biện chứng
Phương pháp cụ thể là điều tra nghiên cứu thị trường, thông qua nguồn
thông tin tài liệu thực tế của Công ty May Thăng Long và các doanh nghiệp
may mặc khác kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp những số liệu
thống kê và số liệu thực tế của hoạt động bán hang của công ty.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Nội dung cơ bản
Gồm các chương sau
Chương I: Thực trạng thị trường may mặc nội địa của Việt Nam và
giới thiệu khái quát về công ty May Thăng Long
Chương II: Thực trạng kinh doanh và bán hàng trên thị trường nội
địa của công ty may Thăng Long
Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động bán hang thị trường nội
địa của công ty cổ phần May Thăng Long
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MAY MẶC NỘI ĐỊA CỦA
VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1.1 Thực trạng thị trường may mặc nội địa
1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường
Việt Nam
Việt Nam là một nước đông dân cư, dân số trên 80 triệu người với 54
dân tộc khác nhau. Đây là một thị trường có tiềm năng lớn, đặc biệt là đối với
ngành may mặc do mặc là một nhu cầu không thể thiếu của bất kì người dân
nào. Thời gian trước khi nước ta mở cửa về kinh tế, các sản phẩm đến tay
người tiêu dùng chủ yếu bằng hình thức phân phối nên hạn chế các nhu cầu
tiêu dùng của người dân. Quần áo may sẵn thời đó còn khan hiếm, phần lớn
người tiêu dùng được phát vải để may quần áo. Các doanh nghiệp may mặc
thời trang chưa phát triển. Một số doanh nghiệp dệt may quốc doanh ra đời
nhưng tập trung gia công cho thị trường nước ngoài chứ chưa quan tâm phục
vụ nhu cầu trong nước.
Từ khi kinh tế mở cửa theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, kinh tế
phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, thì thị hiếu của người tiêu
dùng về ngành hàng dệt may cũng chuyễn biến rõ rệt. Không chỉ hướng tới sự
ngon và sự đẹp tức là phần cứng của sản phẩm, người tiêu dùng ngày nay còn
đòi hỏi cao hơn về sản phẩm mềm tức là các dịch vụ hỗ trợ mua bán hàng
hoá. Xu hướng chung của họ là tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu
thị, cửa hàng lớn, tự chọn và nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung
tâm thương mại hiện đại tăng lên rõ rệt. Khác với thời bao cấp khi tất cả đều
được phân phối một thứ vải giống nhau, mặc quần áo tương tự nhau thì trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách hàng là đa dạng và phong
phú. Khách hàng được chia thành nhiều dạng khác nhau
• Khách hàng là trẻ em
4
Chuyên đề tốt nghiệp
• Khách hàng là giới trẻ
• Khách hàng là nhân viên công sở
• Khách hàng là giới doanh nhân
• Khách hàng là người cao tuổi….
Mối dạng khách hàng lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng. Tuy nhiên
nhìn chung các sản phẩm may mặc thời trang với mẫu mã đẹp, màu sắc và
chủng loại đa dạng, giá cả phù hợp luôn là lựa chọn của số đông người tiêu
dùng. Thời gian gần đây, người dân Việt Nam khá ưa chuộng dòng hàng thời
trang cao cấp. Đây sẽ là xu hướng tiêu dùng mới mà các doanh nghiệp dệt
may thời trang Việt Nam cần chú ý để phát triển mở rộng thị phần của mình
tại thị trường may mặc nội địa màu mỡ này.
1.1.2 Cạnh tranh của hàng nước ngoài tại thị trường may mặc nội địa:
Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, thị trường tiêu thụ nội địa có tiềm năng
rất lớn. Năm 2007, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó xuất
khẩu hàng dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng
nội địa đạt khoảng 15%, nhưng thực tế chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất. Phần
lớn các doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đến xuất khẩu là
chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị
trường nội địa. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi Việt Nam trở thành thành
viên của nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như AFTA hay
WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào thị trường nước ta
thì các doanh nghiệp dệt may trong nước mới chợt sực tỉnh nhớ ra thị trường
may mặc nội địa bị bỏ ngỏ cho hàng ngoại chiếm lĩnh dẫn đến tình trạng Thị
trường ngoại thì làm thuê còn Thị trường nội thì bỏ bê. Thị trường may mặc
trong nước đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng dệt may Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và cả hàng nhái, hàng lậu lẫn hàng hiệu của
những thương hiệu thời trang danh tiếng.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Theo thống kê, hàng Trung Quốc chiếm khoảng 70% thị phần tại thị
trường Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường nội địa
cũng đứng trước những áp lực cạnh tranh mới, nhất là đối với hàng thời trang
Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính
ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40- 50% như trước đây. Và cuộc đổ
bộ của hàng Trung Quốc là rất rõ nét, bởi họ nhận thấy được thị trường nội
địa rất tiềm năng mà Việt Nam có được. Các sạp di động bán hàng dệt may
Trung Quốc nhan nhản dọc các phố, phố Trần Nhân Tông theo khảo sát gần
như 100% đồ Jean và váy đều nhập từ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc giá rẻ,
mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thời gian gần đây, hàng loạt đại gia thời trang đã có mặt tại Việt Nam
như Gucci, CK, Timberland, Levis… chiếm lĩnh một phân khúc của thị
trường nội địa mà các doanh nghiệp trong nước không nhanh chân sẽ không
còn chỗ đứng trên thị trường của chính mình. Giá bán sản phẩm của các
thương hiệu nổi tiếng này không rẻ nhưng vẫn thu hút khá đông khách hàng.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường hàng may mặc thời trang cao
cấp Việt Nam đều tăng trưởng khá mạnh ở mức hai con số hàng năm. Thị
phần của các thương hiệu thời trang trẻ có tên tuổi trong nước như Ninomax,
PT 2000, Blue Exchange… đang bị cạnh tranh gay gắt dù giá bán của Mango,
Bossini, Giordano cao gấp 2 đến 3 lần. Một chiếc áo phông của Adidas chất
liệu tốt khoảng 350 000, còn áo phông của Hoàng Tuấn hay Foci thấp hơn đôi
chút nhưng kiểu dáng không thể sánh được.
Nguyên nhân của việc các doanh nghiệp may mặc trong nước lép vế là
do qui mô còn nhỏ, thiết bị công nghệ kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung
cấp được vải cho khâu may mặc.
Ngoài ra các sản phẩm nội địa mẫu mã vừa ít vừa không bắt mắt, hoạt
động quảng cáo đơn điệu, không gây ấn tượng với khách và đặc biệt khâu bán
hàng và công tác dịch vụ bán hàng còn thiếu chuyên nghiệp.
6
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong nước tại thị
trường nội địa:
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp dệt may trong nước là rất nhiều,
theo thống kê có khoảng 326 doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hầu hết thuộc
sự quản lí của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex. Năm 2007 vừa qua
chứng kiến sự quan tâm sâu sắc của các công ty hay hãng thời trang nội địa
tới thị trường trong nước và một số lượng lớn đã nhận được danh hiệu hàng
Việt Nam chất lượng cao 2007 được nhiều người tiêu dùng bình chọn:
Công ty may Việt Tiến
Công ty TNHH TM DV TV TK Thời trang Việt
Công ty TNHH Thời trang Xanh Cơ bản
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sơn Kim
Công ty cổ phần May 10
Công ty TNHH SX TM DV Việt Thy
Công ty TNHH SX TM Nguyên Tâm Foci
Công ty TNHH May thêu giày XNK An Phước
Công ty cổ phần dệt may Thành Công (TCM)
Công ty Kinh Doanh Hàng Thời Trang Việt Nam
- Vinatex
Công ty cổ phần May Việt Thắng
Công ty TNHH May & in Hoàng Tấn
Công ty dệt may Hà Nội
Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 – Sanding
Công ty cổ phần May Thăng Long
Công ty cổ phần May Hai
Công ty Dệt kim Đông Xuân
Công ty Dệt len Mùa Đông
Công ty TNHH TM DV thiết kế thời
trang Nguyễn Long
Xí nghiệp May Khatoco
Công ty TNHH May và in AD.V
Cơ sở Nón Bay
Công ty TNHH Việt Pháp
Công ty TNHH X.Q. Đà Lạt
Công ty TNHH Bá Thiên
Công ty TNHH May Nhật Tân
Công ty liên doanh Coats Phong Phú
Công ty cổ phần Giày da & May mặc
xuất nhập khẩu - Legamex
Công ty TNHH Vina Chang Tai
Công ty cổ phần May Phương Đông
Công ty May 28 - Agtex
Công ty cổ phần Kinh doanh len Sài Gòn
Công ty TNHH Phạm Tường 2000
Công ty TNHH Tây Đô Việt Nam
Công ty cổ phần May Nhà Bè
Công ty Triumph Int'l (Vietnam) Ltd.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong những năm vừa qua thị trường dệt may trong nước tăng trưởng
bình quân tốc độ 6% cho sản phẩm dệt và 8% cho sản phẩm may mặc. Tuy
nhiên thực trạng là bất cứ ai quan tâm đến mảng thời trang nội địa cũng chỉ
đếm được trên đầu ngón tay một số thương hiệu hiện đang mạnh tay và thật
sự chú trọng tới thị trường này như Việt Tiến, Phương Đông, Thái Tuấn, Nhà
Bè hay May 10. Việt Tiến hiện được coi là doanh nghiệp may nội địa chiếm
thị phần lớn nhất tại thị trường trong nước so với các doanh nghiệp khác.
Năm vừa rối doanh số của công ty chiếm 15% thị trường này và dự tính đạt
mức doanh số gấp hai 30% vào năm 2010. Hiện công ty có đến 5 thương hiệu
Việt Tiến, Vee Sendy, T- up, San Sciaro và Manhattan đang khá thành công
trên thị trường. Việt Tiến cũng là doanh nghiệp rất nhanh nhạy và quan tâm
tới công tác thị trường và bán hàng. Không những không ngừng quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn đầu tư nhiều vào công
tác PR, tài trợ cho các show diễn thời trang và các cuộc thi thời trang lớn
trong nước tiêu biểu như Vietnam Collection Grandprix 2007 vừa qua. Điều
đó cho thấy công ty đang dần xây dựng một thương hiệu, một tên tuổi lớn tại
thị trường trong nước trong tương lai gần.
Những năm gần đây thời trang dệt may Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc.
Những tên tuổi nhãn hiệu thời trang shop như Nino- Max, PT 2000, Việt Thy,
Hoàng Tấn, Canifa… được ưa chuộng và là nhãn hiệu thời trang đã khẳng
định được tên tuổi nhờ tạo phong cách riêng cho từng đối tượng. Hanoisimex
cũng đang có nhiều nỗ lực chinh phục người tiêu dùng trong nước bằng việc
đầu tư cửa hàng thời trang tại đường 3-2 hồ chí minh, thiết kế hàng chục mẫu
mã quần kaki, quần áo jean… theo sát khuynh hướng thời trang thế giới.
Tuy nhiên vẫn phải khẳng định một thực trạng là các công ty may mặc
nội địa vẫn chiếm một thị phần nhỏ bé và dường như một số doanh nghiệp
khá hài lòng với thực tế này mà chưa thực sự có chiến lược xúc tiến để thâm
8
Chuyên đề tốt nghiệp
nhập sâu và chiếm lĩnh nó. Tất cả những động thái, hoạch định chiến lược
phát triển thương hiệu trên thị trường còn trong giai đoạn ấp ủ, chưa định
hình. Nhãn hiệu T- up của Việt Tiến ra đời hơn năm nay vẫn chưa tạo được vị
trí trong lòng người tiêu dùng dù được đầu tư nhiều. Thương hiệu F- house
của Công ty May Phương Đông cũng nhắm vào thị trường thời trang trong
nước nhưng còn trầy trật vì chưa tạo được dấu ấn riêng, độc đáo, đặc biệt là
trang phục dành cho giới trẻ vì mẫu mã thiết kế còn đơn điệu. May An Phước
với thương hiệu Pierre Cardin nhượng quyền từ tập đoàn thời trang Pháp
chuyên về áo chemise cao cấp cũng chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn. Gần
đây nhất là may Nhà Bè đã chuyển sang dịch vụ may đo veston cho khách
hàng để mở rộng thêm thị phần về mặt hàng cao cấp này. Tính cạnh tranh
giữa các thương hiệu may mặc và thời trang Việt tại thị trường trong nước
còn chưa cao. Nguyên nhân chính là chúng ta mới bắt đầu quan tâm tới thị
trường này. Nhiều phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ, các doanh nghiệp tìm
cách lấp đầy chỗ trống thị trường trước nên cạnh tranh và xâm lấn thị trường
của nhau chưa khốc liệt.
Nhìn nhận rõ thực tế và nguy cơ, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã đưa ra
mục tiêu phấn đấu cho các công ty dệt may trong nước trong đó nhấn mạnh
việc phát triển thị trường nội địa (nội địa hoá 50%); đầu tư sản xuất tơ, sợi,
cải tiến mẫu mã nguyên liệu để tăng khả năng phục vụ nhu cầu nội địa và
nâng cao tính cạnh tranh.
1.2 Giới thiệu khái quát về công ty
1.2.1 Giới thiệu chung
Thành lập năm 1958, cái tên THALOGA được mọi người biết đến với
tinh thần luôn đổi mới và nhãn hiệu chất lượng về sản xuất công nghiệp trong
số các nhà cung cấp sản phẩm may mặc hơn 45 năm qua.
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty may Thăng Long được phát triển từ nhà máy may xuất khẩu
Thăng Long thuộc sở hữu nhà nước, là thành viên của VINATEX, có quyền
xuất nhập khẩu trực tiếp. Kể từ đó, Thaloga luôn không ngừng phát triển các
chủng loại sản phẩm cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu lên tới hơn 40
nước và lãnh thổ bao gồm các thi trường chính và truyền thống như là Mỹ,
EU. Nhật, Hàn Quốc, Nga và châu Phi.
Cung cấp các sản phẩm may mặc chất lượng cao, giá cả hợp lý của Việt
nam, giao hàng đúng tiến độ đã làm cho Thaloga trở thành một trong những
công ty sản xuất hàng đầu quen thuộc với các nhãn hiệu thời trang cao cấp
Từ khi trở thành công ty cổ phần vào năm 2004, Thăng Long ngày
càng chú ý đến việc sản xuất hàng thời trang chất lượng cao bằng cách áp
dụng Quản lý chất lượng đồng bộ và Quản lý dây chuyền cung cấp để đảm
bảo tiến độ giao hàng và tăng số lượng bán hàng trực tiếp đến các khách hàng
nước ngoài trên toàn thế giới trong thời đại của internet và môi trường kinh
doanh toàn cầu.
THALOGA hy vọng sẽ sớm trở thành nhà sản xuất hàng may mặc chất
lượng cao trên thế giới bằng cách liên tục tập trung và phát triển không ngừng
thế mạnh của công ty về quy mô sản xuất lớn và các chủng loại sản phẩm chính
có uy tín như là hàng bò, áo jacket, hàng dệt kim và quần áo thể thao.
Biểu tượng
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Ý nghĩa: Vòng tròn của logo tượng trưng cho quả địa cầu, các đường chỉ
may chạy dọc ngang trên quả địa cầu tượng trưng cho các đường kinh tuyến
và vĩ tuyến của trái đất, trụ kim may mang đặc trưng cho nền công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của ngành công nghiệp may mặc.
Với biểu tượng logo rất có ý nghĩa: là sự khẳng định các sản phẩm may
mặc của Công ty may Thăng Long mang thương hiệu Thaloga luôn có chỗ
đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm của Thaloga sẽ
có mặt khắp năm châu. Khẩu hiệu: “Uy tín – chất lượng – sáng tạo, khẳng
định thời trang Thaloga.
Vốn điều lệ
23.306.700.000 đồng
Hai mươi ba tỷ ba trăm linh sáu triệu bảy trăm nghìn đồng
Trụ sở chính
Số 250 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố
Hà Nội
Liên hệ
Điện thoại: (84- 4) 8623372- 8623054
Fax (84- 4) 8623374
Email:
Website : http:// www.thaloga.vn
Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm
Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại
nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo
mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công
nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản, thủ công mĩ
nghệ (trừ loại nhà nước cấm);
Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ
phẩm, rượu ( không bao gồm kinh doanh quán bar );
Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng;
Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan;
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar,
phòng hát karaoke, vũ trường), vận tải, du lịch lữ hành trong nước;
Xúc tiến thương mại
Kinh doanh lữ hành quốc tế và các dịch vụ du lịch khác (không bao gồm
kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá ;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
Kinh doanh sắt, thép, thép không gỉ (ở dạng nguyên liệu, bán thành
phẩm, phế liệu), kim loại màu (đồng, chì, nhôm, kẽm );
Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;
Sản xuất, gia công, buôn bán vật liệu điện, thiết bị điện dân dụng, điện
công nghiệp;
Sản xuất, gia công, buôn bán thiết bị bưu chính viễn thông, tin học, máy
móc phục vụ cho ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp;
Mua bán vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ ngành xi măng, ngành than;
Buôn bán ôtô, phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế;
Khai thác, chế biến, buôn bán khoáng sản các loại (quặng các loại) (trừ
loại khoáng sản nhà nước cấm );
Kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm
liên quan đến xăng dầu, khí đốt;
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu gỗ (trừ loại nhà nước cấm);
Các xí nghiệp, trụ sở và chi nhánh
Xí nghiệp: Có 03 xí nghiệp may, 01 xí nghiệp phụ trợ, 01 xí nghiệp dịch vụ
đời sống tại trụ sở chính và 01 xí nghiệp tại Nam Định.
Trụ sở và các chi nhánh của Công ty :
Cơ sở 1: Trụ sở chính : Số 250 Minh Khai, P. Minh Khai, Q. Hai Bà
Trưng - HN
Điện thoại : ( 84-4 ) 8623372 – 8623054
Cơ sở 2 : Xí nghiệp may Hà Nam – Xã Thanh Châu, Thị Xã Phủ Lý – Hà
Nam
Cơ sở 3 : Xí nghiệp may Nam Hải, 189 Nguyễn Văn Trỗi, phương Năng
Tĩnh – Nam Định
Điện thoại : ( 84-0350 ) 843597
Cơ sở 4 : Chi nhánh công ty tại Hải Phòng, 226 Lê Lai – Ngô Quyền -
Hồng Bàng - Hải Phòng (Nhà xưởng hiện cho thuê) Điện thoại :
( 83-31 ) 3979073
Hệ thống các cửa hàng :
Cửa hàng Thời Trang ( 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội )
Trung tâm thương mại & giới thiệu sản phẩm (39 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,
Hà Nội)
Hệ thống bán đại lý:
Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam – 25 Bà Triệu – Hà Nội.
Các cửa hàng đại lý tại các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng …
1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh
Công ty cổ phần May Thăng Long được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ
đông bất thường nhất trí thông qua ngày 6/2/2007.
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Mô hình tổ chức: công ty mẹ và công ty con
Công ty mẹ:
* Tên gọi chính của công ty mẹ: Tập đoàn tài chính công nghiệp và dịch
vụ Thăng Long
* Tên tiếng Anh: tập đoàn Thăng Long
* Tên viết tắt là tên giao dịch: TIFSC
* Trụ sở chính: 250 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội
* Vốn của công ty mẹ: 370 tỷ đồng (Ba trăm bảy mươi tỷ đồng)
* Vốn điều lệ của công ty mẹ bao gồm: Vốn của công ty mẹ và vốn đầu
tư vào các công ty con và công ty liên kết tại thời điểm chuyển đổi hạch toán
tập trung của công ty cổ phần may Thăng Long, phần lợi nhuận sau thuế được
tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ nếu có)
Tổng số lao động của công ty mẹ: 62 người.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Đầu tư và kinh doanh vốn, quản lí vốn đầu tư vào các công ty con, công
ty liên kết, đơn vị hạch toán phụ thuộc
Kinh doanh các ngành nghề theo giấy phép đăng kí kinh doanh và kinh
doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết, công ty hạch toán
phụ thuộc.
Căn cứ mục tiêu chuyển đổi, ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ kinh
tế nói trên của công ty và qui mô phần vốn nắm giữ. Hội đồng quản trị Công
ty cổ phần May Thăng Long lựa chọn phương án hình thành công ty mẹ trên
cơ sở nền tảng là cơ quan quản lí của Công ty cổ phần May Thăng Long và
các đơn vị hạch toán phụ thuộc, theo đó công ty mẹ là Tập đoàn tài chính
công nghiệp và dịch vụ Thăng Long, tách riêng các đơn vị làm nhiệm vụ kinh
14
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh và các xí nghiệp thành viên của công ty thành công ty con. Theo mô
hình này, trước mắt Công ty cổ phần May Thăng Long thực hiện đồng thời 2
chức năng là đầu tư tài chính và quản lí đầu tư của công ty mẹ và kinh doanh
thương mại dịch vụ. Với các hoạt động trên có thể đảm bảo cho công ty mẹ
đủ khả năng chi phối công ty con, tiến tới hình thành một tập đoàn Thăng
Long mạnh trong tương lai
Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ
Nâng cao tính năng động sáng tạo, tự chủ của thành viên, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh
Khi cần có thể nhanh chóng tổ chức lại theo phương án khác
Mô hình công ty được mô tả qua mô hình sau:
15
Chuyên đề tốt nghiệp
* Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty mẹ là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp
nhà nước năm 2005, pháp luật có liên quan và điều lệ tổ chức hoạt động của
Công ty mẹ, đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn góp vào các công ty con (chi
phối hoặc không chi phối) và vốn góp trong các công ty liên kết (nếu có).
16
CÔNG TY MẸ
Đại hội đồngcổ
đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Các phó tổng giám
đốc
Đơn vị
phụ thuộc
Văn phòng và các
phòng ban nghiệp
CÔNG TY MẸ
Ban kiểm soát
Trường Mầm non
Tư Thục Thăng Long
Trường đào tạo nghề
Thăng Long
Công ty liên kết
Công ty cổ phần
vốn góp chi phối
Công ty CP đầu tư phát triển Khoa
học Công nghệ môi trường Thăng
Long
Công ty cổ phần đầu tư bất động sản
Cty CP Thương mại Thăng Long
Cty cổ phần may Thăng Long 1
Cty cổ phần may Thăng Long 2
Cty CP sợi Thăng Long
Cty CP sản xuất phụ liệu ngành
may Thăng Long
Chuyên đề tốt nghiệp
Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của công ty (Các cổ đông sáng
lập). Hỗ trợ công ty con vay vốn theo đề nghị của công ty con. Thực hiện
quyền chi phối đối với công ty con theo điều lệ của công ty mẹ và công ty
con:
Trực tiếp sản xuất (khi có đủ điều kiện), kinh doanh thương mại, dịch vụ
và công nghiệp
Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết,… và các ngành
kinh tế khác
Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, dự báo thị trường, xúc
tiến đầu tư và thương mại, dịch vụ hướng phát triển thị trường. Tổ chức phối
hợp kinh doanh giữa công ty mẹ, công ty con và giữa các công ty con với
nhau. Hạn chế tình trạng đầu tư kinh doanh trùng lặp, cạnh tranh nội bộ dẫn
đến phân tán, lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư.
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thực hiện chuyển
giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ về tư vấn, thuê chuyên gia
Phát triển nguồn nhân lực (qui hoạch, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ…), cử,
bãi miễn người trực tiếp quản lí phần vốn của các cổ đông sang lập tại các
công ty con, công ty liên kết và doanh nghiệp khác.
Thực hiện kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
*Bộ máy tổ chức:
Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc,
kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
* Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định chiến lược phát triển, mô hình
tổ chức hoạt động của Tập đoàn Thăng Long trên cơ sở đề xuất ý kiến của
Hội động quản trị công ty
17
Chuyên đề tốt nghiệp
* Hội đồng quản trị:
Có chức năng đại diện trực tiếp quản lí Công ty, chịu trách nhiệm trước đại
hội đồng cổ đông và Pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị
sử dụng bộ máy các ban nghiệp vụ của công ty mẹ và có bộ phận thường trực
với biên chế không quá 2 người để giúp việc
* Ban kiểm soát:
Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong điều hành hoạt động
kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoật động độc lập
với hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc
* Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc:
Là người điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của công
ty mẹ và các Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Pháp luật về việc thực hiện quyền
và nhiệm vụ được giao.
Chức năng và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, tổng giám đốc được qui định cụ thể tại điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty mẹ được thông qua Đại hội đồng cổ đông
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc phân
công theo quyết định do HĐQT phê duyệt
Các phòng ban nghiệp vụ
Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban
tổng giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của
ban giám đốc. Công ty hiện có các phòng nghiệp vụ với chức năng được qui
định như sau:
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Văn phòng công ty: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ
máy tổ chức trong công ty, quản lí nhân sự, lao động tiền lương, bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn trị an trong công ty, đào tạo, y tế và công tác
hành chính đời sống quản trị.
Phòng kế toán tài vụ: có chức năng trong việc lập kế hoạch, sử dụng và
quản lí nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức
công tác hạch toán kế toán thống kê và chế độ quản lí tài chính của Nhà nước.
Phòng kĩ thuật chất lượng: có chức năng hoạch định chiến lược khoa
học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, chỉ đạo giám sát các định
mức kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho công ty
Phòng thị trường: có chức năng phối hợp với phòng kỹ thuật - chất
lượng đàm phán và soạn thảo hợp đồng, đôn đốc nguyên phụ liệu, tổ chức
quản lý công tác xuất nhập khẩu, giải quyết khiếu nại khách hàng, báo cáo với
cấp trên về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, đề xuất việc tham gia hội
chợ, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm
Phòng kinh doanh nội địa: Quản lí thị trường nội địa, thực hiện công
tác tạo nguồn hàng và theo dõi hoạt động bán hàng tại các cửa hàng và trung
tâm thương mại
19
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG
2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty
2.1.1 Đánh giá chung
Trong quá trình chuyển thành công ty cổ phần gặp nhiều vướng mắc
nhưng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, lãnh đạo Công ty đã tích
cực chủ động đề ra chủ trương, nghị quyết, giải pháp cho các chương trình ổn
định và phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của Công ty; tạo ra được
bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Tỷ trọng hàng F0B năm 2007
đứng đầu ngành Dệt May Việt Nam được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 2002- 2008 là:
-Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu là 120%
-Tốc độ tăng trưởng bình quân nộp nhân sách là 128%
-Tốc độ tăng trương bình quân kim ngạch xuất khẩu là 147%
-Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập là 113%
-Năng suất lao động tăng bình quân 10-15%
-Doanh thu nội địa tăng từ 4,2 tỷ đồng năm 2002 lên 23 tỷ đồng năm 2008
-Công tác đầu tư thực hiện đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, đạt hiệu
quả tốt. Nhằm đảm bảo tăng năng suất cao, chất lượng sản phẩm Công ty đã
tập trung đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại và công nghệ tiên tiến.
Tổng số vốn đầu tư thực hiện trong 3 năm từ 2001 đến 2004 là 15 tỷ đồng, thì
từ năm 2005 đến 2007, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 159 tỷ đồng. Nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, Công ty
đã tập trung đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng theo hướng chuyên môn hoá
đối với các xí nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm đối với Công ty. Mở rộng sản
20
Chuyên đề tốt nghiệp
xuất tại các khu vực Hải phòng, Hà Nam, Nam Định và Hà Tây để khai thác
hết năng lực sản xuất.
TT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007
1
Giá trị sản xuất
công nghiệp
Tỷ đồng 53.095 56.552 62.500 65.340
2 Doanh thu thuần
tỷ đồng
106.09
5
108.766 117.00
0
138.000
3 Nộp ngân sách tỷ đồng 2453 2.656 3.390 3512
4 Vốn điều lệ tỷ đồng 23 23 23 69
5 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 1.9 -2.7 1.4 1.7
6 Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 51,590 45,260 49,902 52.356
7 Tổng số lao động Người 2.753 2.300 2.000 2.000
8 Thu nhập bình quân Triệu đồng 1,150 1,258 1,448 1,500
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty May Thăng Long)
Từ bảng số liệu ta thấy, từ năm 2004 đến nay kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty không có nhiều thay đổi đáng kể. Giá trị sản xuất, doanh
thu thuần, kim ngạch xuất khẩu không dao động qua các năm trong đó giá trị
sản xuất công nghiệp tuy có thay đổi nhưng chỉ từ 53 000 tỉ đồng đến 63 000
tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu ở vào mức 50000 tỉ đồng 1 năm, doanh thu
thuần không biến động nhiều tuy rằng năm 2007 đã tăng hơn trước từ 106 095
tỉ đồng năm 2004 lên 138 000 tỉ đồng năm 2007. Điều đó cho thấy công ty
May Thăng Long trong thời gian qua vẫn giữ vững sự bình ổn cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sự ổn định này sẽ là một trở ngại nếu
công ty không có những bước đột phá nhằm nâng cao doanh thu và có chính
sách hợp lí đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc biệt khi Việt Nam là thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO và mức độ cạnh tranh trong ngành may
mặc sẽ ngày càng khốc liệt.
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng cân đối kế toán
Tài sản Mã số TM 31/12/2006 31/12/2007
Tài sản ngắn hạn 100 65.270.075.934 59.634.954.423
Tiền và các khoản tương
đương tiến
110 687.481.562 480.547.181
Tiền 11 687.481.562 480.547.181
Các khoản tương đương
tiền
112
Các khoản phải thu ngắn
hạn
130 32.708.272.126 27.527.370.397
Phải thu của khách hàng 131 27.383.519.925 24.360.020.230
Trả trước cho người bán 132 201.294.840 405.418.496
Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1.265.826.764 1.293.307.822
Các khoản phải thu khác 135 3.857.630.597 4.130.740.187
Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi
139 2.662.116.338
Hàng tồn kho 140 28.886.193.039 29.001.554.303
Hàng tồn kho 141 28.886.193.039 29.001.554.303
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
149
Tài sản ngắn hạn khác 150 2.988.129.207 2.625.482.542
Thuế GTGT được khấu trừ 152 105.726.480 108.792.257
Thuế và các khoản phải thu
Nhà nước
154 420.107.086
Tài sản ngắn hạn khác 158 2.462.295.641 2.516.690.285
Tài sản dài hạn 200 65.507.360.344 73.461.979.427
Tài sản cố định 220 58.823.717.774 66.461.393.191
Tài sản cố định hữu hình 221 57.582.273.328 60.350.774.090
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
222
223
125.311.448.80
7
67.729.175.479
116.801.085.175
56.450.311.085
Tài sản cố định cho thuê tài
chính
224 370.135.864
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
225
226
1.510.829.518
1.140.693.654
Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
230 1.241.444.446 5.740.483.237
Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
260
261
6.683.642.570
6.683.642.570
7.000.586.236
7.000.586.236
Tổng cộng tài sản 270 130.777.436.27
8
133.096.933.850
Nguồn vốn
Nợ phải trả 300 108.553.173.332 111.821.738.249
Nợ ngắn hạn 310 81.628.488.572 73.711.169.618
Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền
trước
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Các khoản phải trả, phải
nộp khác
311
312
313
314
315
316
317
59.970.432.201
9.241.704.242
3.295.765.081
794.495.913
3.498.213.222
58.320.000
4.769.557.913
57.079.327.441
8.863.191.861
1.993.099.692
843.893.231
1.722.864.220
102.672.217
3.115.120.956
Nợ dài hạn
Vay và nợ dài hạn
Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
330
334
336
26.924.684.760
26.783.028.036
141.656.724
38.110.568.631
37.968.911.907
141.656.724
Vốn chủ sở hữu 400 22.224.262.946 21.275.195.601
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
Quĩ đầu tư phát triển
Quĩ dự phòng tài chính
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
410
411
417
418
420
21.826.867.847
23.306.700.000
1.479.832.153
20.727.820.502
23.306.718.937
53.090.201
30.418.040
2.662.406.676
Nguồn kinh phí khác
Quĩ khen thưởng phúc
lợi
Nguồn kinh phí
430
431
432
397.395.099
302.604.901
700.000.000
547.375.099
152.624.901
700.000.000
Tổng cộng nguồn vốn 440 130.777.436.278 133.096.933.850
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty May Thăng Long)
Bảng cân đối kế toán cho thấy năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn và tài
sản của công ty là khá ổn định không có nhiều biến đổi qua các năm. Điều đó
cho thấy sau khi cổ phần hoá từ năm 2004 đến nay, hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đã dần đi vào ổn định và công ty luôn giữ cho tài sản và
nguồn vốn sở hữu được cân bằng tạo ra sự bình ổn cao trong hoạt động kinh
doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu MS Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01 96.204.510.194 104.613.148.318
Các khoản giảm trừ doanh thu 02
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
10 96.204.510.194 104.613.148.318
Giá vốn hàng bán 11 76.093.713.356 85.504.954.710
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
20 20.120.796.838 19.108.193.608
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh thu hoạt động tài
chính
21 9.496.908 10.792.350
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
22
23
7.600.092.439
7.600.092.439
8951.819.791
8.576.142.554
Chi phí bán hàng 24 4.544.500.199 5.888.102.968
Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 9.806.050.194 7.117.616.517
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
30 1.820.349.086 2.898.553.318
Thu nhâp khác 31 2.475.772.101 4.372.359.255
Chi phí khác 32 3.444.775.168 72.287.670
Lợi nhuận khác 40 969.003.067 4.300.071.585
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
50 2.789.352.153 1.401.518.267
Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 2.789.352.153 2.789.352.153
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.789.352.153 1.401.518.267
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty May Thăng Long)
Điểm nổi bật trong bảng báo cáo doanh thu là doanh thu và lợi nhuận của
công ty năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Doanh thu từ bán hàng và dịch
vụ năm 2007 là 104.613.148.318 VND, trong khi năm 2006 chỉ đạt được
96.204.510.194 VND mức tăng hơn 8 tỉ trong 1 năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh năm 2007 đạt gần 3 tỉ so với 2 tỉ năm 2006. Như vậy là các
hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những con số tăng trưởng so
với các năm trước, điều đó cho thấy hoạt động này đã được chú trọng và hoạt
động có hiệu quả hơn mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho công ty.
Có thể thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty trong những năm báo cáo:
Thuận lợi
Công ty đã xây dựng hệ thống khách hàng theo chuyên môn từng
chủng loại sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo từng xí nghiệp sản xuất và
25