Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNHÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.42 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN-HÀ NỘI
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THÀNH QUÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ huy động
vốn tại ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương”. Do Nguyễn Thành Quê,
sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kế Toán-Tài Chính, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày…..tháng….năm 2010

GV.Hoàng Oanh Thoa
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh
thành, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho con học tập đến ngày hôm nay. Con xin
gửi lời kính trọng và lòng biết ơn đến những người thân của đã ủng hộ và hỗ trợ con
trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông
lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để làm
hành trang bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng thành kính
đến cô Hoàng Oanh Thoa đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
quá trình hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương và cùng thể các anh chị tại ngân hàng, đặc biệt
là các anh chị phòng Kế Toán, quầy Dịch Vụ Khách Hàng và phòng Hành Chính Quản
Trị đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi đã giúp đỡ và động viên tôi vượt
qua những khó khăn trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THÀNH QUÊ. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Nghiệp Vụ Huy
Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội Chi Nhánh
Bình Dương”.
NGUYEN THANH QUE. JULY 2010. “Account of mobilization at Sai GonHa Noi Commercial Joint Stock Bank - Binh Duong Branch”
Khoá luận tìm hiểu về tình hình và công tác kế toán huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương qua các sản phẩm huy động vốn,
quy trình thực hiện, cách thức lập và luân chuyển chứng từ cũng như phương pháp
hạch toán cụ thể đối với từng nghiệp vụ huy động vốn. Qua đó, bằng những kiến thức
đã học đưa ra ý kiến nhận xét và rút ra những ưu và khuyết điểm của công tác huy
động vốn tại ngân hàng. Từ đó, có những ý kiến đóng góp và đề xuất cần thiết cho
công tác huy động vốn tại ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn để đóng góp vào sự
phát triển chung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng


viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

3

2.1.1. Thông tin chung về SHB

3

2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển

3

2.1.3. Phương hướng và chiến lược phát triển của SHB trong tương lai 4
2.2. Giới thiệu chung về SHB Bình Dương

5

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của SHB Bình Dương

5

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

6


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8

3.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn

8

3.2. Các hình thức huy động vốn

8

3.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)

8

3.2.2. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

8

3.2.3. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ (có kỳ hạn)

9

3.2.4. Tiền gửi có kỳ hạn

9

3.2.5. Phát hành giấy tờ có giá


9

3.3. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

11

3.3.1. Các tài khoản sử dụng

11

3.3.2. Phương pháp hạch toán

13

v


3.3.3. Phương pháp hạch toán và tính lãi

18

3.4. Phương pháp nghiên cứu

20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Tình hình huy động vốn tại SHB Bình Dương qua 2 năm 2008, 2009


21

4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn tại SHB Bình Dương qua hai
năm 2008 và 2009

21

4.1.2. Phân tích cơ cấu huy động vốn tại SHB Bình Dương qua hai năm
2008 và 2009

23
4.1.3. Các sản phẩm huy động vốn áp dụng tại SHB Bình Dương

24

4.1.4. Các chương trình khuyến mãi được áp dụng tại SHB Bình Dương
trong những tháng đầu năm 2010

27

4.2. Tình hình kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại SHB Bình Dương

31

4.2.1. Đặc điểm công tác kế toán tại ngân hàng

31

4.2.2. Quy trình giao dịch tại SHB Bình Dương


34

4.2.3. Tiền gửi thanh toán

35

4.2.4. Tiền gửi có kỳ hạn

41

4.2.5. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

44

4.2.6. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.1.1. Những kết quả đã đạt được

55


5.1.2. Những hạn chế cần khắc phục

55

5.2. Kiến nghị

56

5.2.1. Hiện đại hóa ngân hàng nhằm thực hiện giao dịch một cách nhanh
chóng và chính xác, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

56

5.2.2. Nhanh chóng đầu tư mua máy ATM nhằm mở rộng và phát triển
hình thức chi lương và thấu chi qua thẻ ATM

56

5.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động của SHB Bình Dương

57

5.2.4. Tăng cường công tác marketing, tuyên truyền quảng cáo

57

5.2.5. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý

57


TÀI LIỆU THAM KHẢO

59
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMND

Chứng minh nhân dân

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giấy tờ có giá

KCN

Khu công nghiệp

KH

Khách hàng

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

PGD

Phòng giao dịch

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội

SHB Bình Dương

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh

Bình Dương
TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


UNC

Ủy nhiệm chi

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tình Hình Huy Động Vốn qua Hai Năm 2008, 2009 tại SHB Bình Dương 21
Bảng 4.2 Cơ Cấu Huy Động Vốn Theo Kỳ Hạn Năm 2008, 2009 tại SHB Bình Dương
23

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của SHB Bình Dương

6

Hình 4.1 Tình Hình Huy Động Vốn qua Hai Năm 2008, 2009 tại SHB Bình Dương 22
Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn Theo Kỳ Hạn của Năm 2008 và Năm 2009
23
Hình 4.3 Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Một Cửa tại SHB Bình Dương

34


Hình 4.4 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Rút hoặc Gửi Tiền Gửi Thanh Toán

36

Hình 4.5 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Gửi Tiền Gửi Tiết Kiệm

44

Hình 4.6 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Rút hoặc Tất Toán Tiền Gửi Tiết Kiệm 50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Giấy Đăng Ký Mở Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán Dành cho Cá Nhân
Phụ lục 02: Giấy Đăng Ký Mở Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán Dành cho Tổ Chức
Phụ lục 03: Giấy Đề Nghị Tất Toán Tài Khoản
Phụ lục 04: Giấy Nộp Tiền và Giấy Lĩnh Tiền Mặt
Phụ lục 05: Giấy Gửi Tiền Tiết Kiệm và Ủy Nhiệm Chi
Phụ lục 06: Thẻ Đăng Ký Mẫu Chữ Ký
Phụ lục 07: Biểu Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Bậc Thang Theo Số Tiền Bằng VNĐ
Áp Dụng từ Ngày 16/4/2010
Phụ lục 08: Biểu Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Rút Gốc Linh Hoạt bằng VNĐ Áp
Dụng từ Ngày 16/4/2010
Phụ lục 09: Biểu Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Bậc Thang Theo Kỳ Hạn và Theo Số
Tiền đối với USD Áp Dụng từ Ngày 16/4/2010

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các NHTM trong nước nói riêng. Các
NHTM đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, do đó, việc thúc đẩy sự
phát triển hệ thống các NHTM là cấp bách và cần thiết. Cụ thể là việc chú trọng phát
triển và nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho các NHTM, bởi vì, vốn huy động tuy
không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là yếu tố đầu vào rất quan
trọng cho các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác.
Năm 2010, nền kinh tế toàn cầu đã có những diễn biến tích cực sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Song, các chuyên gia dự báo đây là một năm không mấy dễ
dàng, đặc biệt là đối với khối NHTM. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đưa ra chỉ tiêu
kinh doanh khá cao. Theo quy định NHNN, các NHTM phải đạt vốn điều lệ 3.000 tỷ
đồng vào năm 2010, vì vậy, không chỉ hầu hết các ngân hàng nhỏ đang ráo riết tăng
vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần, trái phiếu…mà các ngân hàng có vốn điều lệ
từ 3.000 tỷ đồng trở lên cũng muốn tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh
doanh của mình. Trước xu thế đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội(SHB) vào ngày
23/02/2010 được Thống đốc NHNN đồng ý việc SHB tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ
đồng lên 3.500 tỷ đồng. Cùng với việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp cho SHB có được
nhiều thuận lợi trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt
động huy động vốn của ngân hàng sẽ phát triển tốt hơn đóng góp vào mục tiêu đưa
SHB trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam vào năm
2015.
Qua việc thấy được tầm quan trọng của vốn huy động đối với ngân hàng nên tôi
quyết định chọn đề tài “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài
Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích các các nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng cụ thể là,
nhận và rút tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, Ngoai tệ của các cá nhân và tổ chức
kinh tế. Bên cạnh đó, mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ tiền gửi, các công thức tính
lãi và hạch toán lãi của ngân hàng. Qua đó, thấy được những ưu, nhược điểm của công
tác kế toán đồng thời cho nhận xét và đề xuất ý kiến để hoàn thiện bộ máy kế toán tại
ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành các hoạt động
của ngân hàng đặc biệt là hoạt động huy động vốn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà
Nội chi nhánh Bình Dương.
Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương.
Thời gian: Từ tháng 01/01/2010 đến 10/6/2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Bình Dương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu một số khái niệm, lý luận cơ bản vả các phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích tình hình huy động vốn trong năm 2008 và năm 2009 tại SHB Bình
Dương.
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng và từ đó cho
nhận xét.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu đưa ra những ưu, nhược điểm về kế toán nghiệp vụ huy
động vốn và một số kiến nghị.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)
2.1.1. Thông tin chung về SHB
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội
Tên tiếng Anh: Sai Gon-Ha Noi Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: SHB
Trụ sở chính: Số 77 phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
Website: www.shb.com.vn
Email:
Logo:
Vốn điều lệ: 3.500.000.000.000 đồng.
2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển
Ngày 13/11/1993, NH TMCP Nông thôn Nhơn Ái (tiền thân của NH TMCP Sài
Gòn-Hà Nội(SHB)) được thành lập theo giấy phép 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do
Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.
Vào ngày 20/01/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐNHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NH TMCP
Nông thôn sang NH TMCP đô thị, từ đó tạo thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao
năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và
phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là NH TMCP đô thị
đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ, trung tâm tài chính tiền tệ của khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.


Ngày 22/7/2008 Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc NH

TMCP Sài Gòn-Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội. Ngày
09/9/2008, SHB đã long trọng tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại số 77 Trần Hưng
Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt
nhất cho SHB tiếp cận các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình khi đây là
trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức kinh tế
tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Đồng thời đây cũng là đánh dấu bước ngoặc
mới của SHB từ sau chuyển đổi NH TMCP nông thôn lên đô thị, tạo một trong những
bước tiến đầu tiên trở thành tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2015.
Ngày 20/4/2009 SHB đã có 50 triệu cổ phiếu phổ thông chính thức chào sàn tạị
Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.
Ngày 06/8/2009 Niêm yết bổ sung 150 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB lên
sàn chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hà Nội.
Sau nhiều năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB nổ lực không ngừng
để mang đến cho KH các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách
phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng,
hiện đại hàng đầu Việt Nam, và là một tập đoàn tài chính-công nghiệp-bất động sản
lớn mạnh. Tính đến thời điểm 30/9/2009 SHB đã có hơn 90 chi nhánh và phòng giao
dịch trên các tỉnh thành trong cả nước.
2.1.3. Phương hướng và chiến lược phát triển của SHB trong tương lai
Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB xác định chiến lược phấn đấu trở thành
ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, năm 2015 trở thành một tập
đoàn tài chính lớn mạnh.Trước mắt là thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Về KH:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: đến năm 2010 là 10.000 KH.
- KH tiêu dùng và hộ gia đình: đến năm 2010 là 1.500.000 KH.
- Các KH lớn trong và ngoài nước : đến năm 2010 là 100 KH.
Về thị trường:
- Thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.

4



- Tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng cao, dân số đông: Quảng Ninh,
Vinh, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Đồng Nai, Gia Lai, Hưng Yên,
Khánh Hòa, Kiên Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bình Phước.
Mục tiêu năm 2010:
- Quy mô ngân hàng: Tổng tài sản đạt 40.000 tỷ VNĐ.
- Hệ thống mạng lưới: trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Công nghệ: Áp dụng công nghệ quản lý ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng tiên tiến, hiện đại.
- Công ty thành viên: Đưa vào hoạt động các công ty trực thuộc như công ty
cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty mua bán nợ, công ty địa ốc.
- Cán bộ nhân viên: Số lượng cán bộ nhân viên toàn hệ thống: Hơn 2000 người
được đào tạo một cách có hệ thống và chuyên nghiệp.
2.2. Giới thiệu chung về SHB Bình Dương
2.2.1 Sự thành lập và phát triển của SHB Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có diện tích 2.695,54 km2. Phía
Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong
vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, trong những năm vừa qua tình hình kinh tế, xã hội
của tỉnh ngày càng phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh.
Cùng chiến lược phát triển của chính quyền địa phương “Trải thảm đỏ đón nhà
đầu tư” đã mang lại hiệu quả cao thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến
với Bình Dương, tại đây có nhiều KCN lớn hình thành như KCN Việt Nam-Singapore,
KCN Sóng Thần, Đồng An, Việt Hương, Mỹ Phước I, II, III… Năm 2007, đã thu hút
thêm 264 dự án đầu tư mới. Trong đó có 187 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư
844 triệu USD và 59 dự án đầu tư trong nước đăng ký vốn là 1.390 tỷ đồng. Tính
chung đến nay đã có 1.069 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để đáp ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung
và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành NH đã từng bước đầu tư mới và mở

rộng hoạt động với nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng để cùng hòa nhập và nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động tăng trưởng như sau:

5


- Tổng huy động vốn năm 2007, đạt 16.445 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 53%,
so với năm 2005 tăng 158%.
- Dư nợ cho vay năm 2007 đạt bình quân 21.539 tỷ đồng so với năm 2006 tăng
44%, so với năm 2005 tăng 130%.
SHB cũng không nằm ngoài xu thế đó, đươc sự chấp thuận của Thống đốc
NHNN Việt Nam theo quyết định số 2576/QĐ-NHNN ngày 01/11/2007 và SHB khai
trương chính thức chi nhánh SHB Bình Dương và đi vào hoạt động từ ngày
15/11/2007 tại địa chỉ: 302 khu 1, phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một. Đến nay
SHB Bình Dương đã phát triển mở rộng mạng lưới với 3 phòng giao dịch tại: Bến Cát,
Dĩ An (Sóng Thần), Thủ Dầu Một.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hình 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức của SHB Chi Nhánh Bình Dương
Ban Giám đốc

P. Hành Chính-Quản trị

P. Kế toán

PGD Bến Cát

P. Dịch vụ KH

PGD Sóng Thần


P. Tín dụng

PGD Thủ Dầu Một

Phòng kế toán:
- Hiện có 05 cán bộ nhân viên làm việc bao gồm: phụ trách phòng kế toán, kế
toán thu chi, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán qua liên ngân hàng, kiểm soát viên.
- Theo dõi sổ sách kế toán, chứng từ thu chi tại đơn vị, giao dịch thanh toán với
các đối tác, chuyển tiền đi, tiền đến, nộp và rút tiền mặt ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi
theo quy định quản lý ngoại hối của NHNN và SHB. Báo cáo định kỳ vói các cơ quan
pháp luật quản lý.
Phòng hành chính:
- Nhân sự gồm có: phụ trách phòng, nhân viên hành chính, nhân viên văn thư,
lái xe, bảo vệ.
6


- Đầu mối quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng tài sản, xây dựng kế hoạch tham
mưu cho Giám đốc có kế hoạch mua sắm công cụ dụng cụ.
- Chịu trách nhiệm quản lý con dấu đơn vị, giúp Giám đốc theo dõi, đôn đốc
việc xử lý văn bản.
- Duy trì nội quy lao động. Thiết lập hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ, thông
tin về nhân sự, các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật đối với nhân sự thuộc thẩm
quyền quyết định của Giám đốc theo quy chế quản lý nhân sự của SHB, tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Luật lao động.
- Phối hợp với phòng kế toán tài chính quyết toán tiền lương, tính toán lương,
thưởng hàng tháng cho cán bộ nhân viên.
- Tổ chức thành lập công đoàn, phối hợp với công đoàn tổ chức thực hiện việc
chi quỹ phúc lợi cho cán bộ nhân viên theo thỏa ước lao động tập thể, tổ chức thăm
viếng gia đình hiếu hỷ, ốm đau, … đối với người lao động.

- Thực hiện công tác tổ chức đối ngoại với các tổ chức có liên quan theo sự chỉ
đạo của Giám đốc.
- Tổ chức quản lý tốt phương tiện ô tô, có kế hoạch phân công quản lý, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm.
Phòng dịch vụ KH:
- Quản lý việc thu chi tiền mặt thu chi của Ngân hàng, bảo quản tiền và các giấy
tờ có giá khác(tổ ngân quỹ).
- Trực tiếp giao dịch với KH đến với SHB tham gia tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Thu lãi tiền vay từ KH.
- Quản lý việc giao, nhận tiền mặt đến NHNN.
- Đăng ký giao dịch mở tài khoản VNĐ, USD đối với KH đến giao dịch trong
hệ thống SHB.
Phòng tín dụng:
- Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài khu
công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy chế tín dụng tại SHB và của pháp
luật cho phép. Hỗ trợ KH đến vay vốn tại SHB.

7


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các NH. Nếu
phát huy tốt công tác huy động vốn không chỉ mở rộng việc cho vay, tăng cường vốn
cho nền kinh tế mà còn mang nhiều lợi nhuận cho NH.
3.2. Các hình thức huy động vốn
Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức,hay nói cách khác là NH huy động

vốn từ nhiều nguồn khác nhau và phổ biến nhất là các nguồn sau đây:
3.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
- Đây là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thanh
toán qua NH. Loại tiền gửi này lãi suất thấp vì NH không chủ động trong công tác cho
vay. Mặt khác loại tiền gửi thanh toán này NH phải thường xuyên thu và chi trả theo
yêu cầu của KH nên tốn kém về chi phí kiểm đếm, bảo quản…
- KH có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào để phục vụ cho việc chi trả qua các hình
thức như phát hành Séc, lập ủy nhiệm chi, lệnh chi,…
- Tiền gửi không kỳ hạn thể hiện trên số dư của tài khoản tiền gửi KH. NH
không cấp sổ cho KH như tiền gửi tiết kiệm vì như thế sẽ làm phức tạp đối với việc
cập nhật trên sổ. NH có thẻ lưu theo dõi và KH cũng phải mở sổ theo dõi riêng. Căn cứ
vào sổ phụ được NH gửi đến để KH cập nhật sổ sách, hàng ngày hoặc hàng tuần phải
đối chiếu với NH, nếu số liệu đôi bên sai sót, thì phải phối hợp tìm nguyên nhân và
điều chỉnh kịp thời.
3.2.2. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi này chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư. Nhưng do nhu cầu chi tiêu
không xác định được trước nên KH chỉ gửi không kỳ hạn, nghĩa là có thể rút ra bất cứ
lúc nào.


- Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp nguyên nhân giống như tiền
gửi không kỳ hạn.
- Khi KH đến gửi không kỳ hạn thì NH phải mở sổ theo dõi. Khi KH có nhu
cầu chi tiêu có thể rút một phần trên số tiền tiết kiệm, sau khi xuất trình các giấy tờ
hợp lệ. NH rút số dư trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn và trả lại cho KH.
- Đối với gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn lãi được nhập vốn và thường tính lãi
theo nhóm ngày gửi tiền (ví dụ: gửi ngày 10/01 thì đến ngày 10/02 là đủ một tháng để
nhập lãi vào vốn). Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối tháng
dương lịch.
3.2.3. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ (có kỳ hạn)

- Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thể được phân thành nhiều loại với các kỳ hạn
01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng, …
- KH gửi tiết kiệm định kỳ thì được NH cấp số tiết kiệm.
- Về nguyên tắc KH chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút trước hạn phải được
sự đồng ý của NH và chỉ được hưởng lãi bắng mức lãi suất của tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưa được một
tháng.
- Khi đến kỳ hạn nếu không có ý kiến của KH thì NH không được tự động thêm
một định kỳ mới, trừ trường hợp suốt định kỳ tiếp theo KH cũng không đến rút lãi, rút
vốn thì mặc nhiên NH phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho KH (lãi sinh ra lãi).
Vấn đề này được các TCTD vận dụng theo đặc điểm riêng.
3.2.4. Tiền gửi có kỳ hạn
- Đây là tiền gửi thanh toán nhưng KH (chủ yếu là các doanh nghiệp) gửi có kỳ
hạn. Về tính chất hoạt động thì giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng về mục đích
gửi tiền thì khác nhau và đối tượng gửi cũng khác nhau.
- Tiền gửi có kỳ hạn có thể có các loại : 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, …
3.2.5. Phát hành các giấy tờ có giá (GTCG)
a)Khái quát
- Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiết
kiệm, các tổ chức tính dụng nói chung và NHTM nói riêng còn có thể huy động vốn
bằng cách phát hành các loại GTCG.
9


- GTCG là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong đó xác
nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và
các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tính dụng với người mua. Một GTCG
thường kèm theo các thuộc tính sau đây:
+ Mệnh giá - là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên GTCG phát hành theo
hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với GTCG phát

hành theo hình thức ghi sổ.
+ Thời hạn GTCG - là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến
hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
+ Lãi suất được hưởng - là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua GTCG
được hưởng.
b) Phân loại
* Căn cứ vào quyền sở hữu, GTCG gồm có:
- GTCG ghi danh – là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ,
có ghi tên người sở hữu
- GTCG vô danh – là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên
người sở hữu và thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó.
* Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn, GTCG gồm có:
- GTCG thuộc công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.
- GTCG thuộc công cụ vốn như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông hay cổ
phiếu thường.
* Căn cứ vào thời hạn, GTCG gồm có:
- GTCG ngắn hạn (thường dưới 12 tháng) như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín
phiếu, và GTCG ngắn hạn khác.
- GTCG dài hạn (từ 12 tháng trở lên) như trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ
phiếu.
* Căn cứ vào phương thức trả lãi, GTCG gồm có:
- GTCG trả lãi trước là các GTCG NH trả lãi ngay khi phát hành, khi đáo hạn
chỉ thanh toán mệnh giá.
- GTCG trả lãi một lần khi đáo hạn là GTCG NH phát hành chỉ trả lãi khi đến
hạn.
10


- GTCG trả lãi định kỳ là GTCG NH phát hành trả lãi theo định kỳ có thể là 06
tháng hoặc 01 năm đối với GTCG dài hạn.

3.3. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
3.3.1. Các tài khoản sử dụng
* Tài khoản 42 : Tiền gửi của KH.
- 421: Tiền gửi của KH trong nước bằng VNĐ.
4211: Tiền gửi không kỳ hạn.
4212: Tiền gửi có kỳ hạn.
4214: Tiền gửi vốn chuyên dùng.
- 422: Tiền gửi của KH trong nước bằng ngoại tệ.
- 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
- 424: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.
Các tài khoản trên dùng để phản ánh tiền gửi của KH, tiền gửi tiết kiệm bằng
VNĐ, bằng ngoại tệ và vàng tại các TCTD.
Nội dung các tài khoản trên:
- Bên Có ghi: Số tiền KH gửi vào.
- Bên Nợ ghi: Số tiền KH lấy ra.
- Số dư Có: Phản ánh số tiền của KH đang gửi tại NH.
* Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền gửi của KH
đang gửi tại TCTD.
Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế
từng kỳ.
- Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán
vào chi phí nhưng chưa chi trả cho KH.
Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III sau:
4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ.
4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
4914: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.
11



Nội dung tài khoản 491:
- Bên Có ghi: Số tiền lãi phải trả tính dồn tích.
- Bên Nợ ghi: Số tiền lãi đã trả.
- Số dư Có: Phản ảnh số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán.
* Tài khoản 43: TCTD phát hành giấy tờ có giá.
- Tài khoản 431: Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.
- Tài khoản 432: Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.
- Tài khoản 433: Phụ trội giấy tờ có giá bằng Việt Nam.
- Tài khoản 434: Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.
- Tài khoản 435: Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.
- Tài khoản 436: Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.
+ Nội dung tài khoản 431, 434:
- Bên Có ghi: Giá trị giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá trong kỳ.
- Bên Nợ ghi:
● Thanh toán GTCG khi đáo hạn.
● Mua lại GTCG do chính TCTD phát hành.
- Số dư Có: Phản ánh giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ.
+ Nội dung tài khoản 433, 436:
- Bên Có ghi: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ.
- Bên Nợ ghi: Phân bổ phụ trội GTCG trong kỳ.
- Số dư Có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ.
* Tài khoản 492:Lãi phải trả về phát hành các GTCG.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên các GTCG do
TCTD phát hành.
Nội dung hạch toán giống tài khoản 491.
* Tài khoản 1011: Tiền mặt tại quỹ
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ TCTD.
- Bên Nợ ghi: Số tiền mặt ghi vào quỹ nghiệp vụ.

- Bên Có ghi: Số tiền chi ra từ quỹ nghiệp vụ.
- Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD.
* Tài khoản 80: Chi phí hoạt động tín dụng.
12


- 801: Trả lãi tiền gửi.
- 803: Trả lãi phát hành GTCG.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng tại
TCTD. Nội dung hạch toán:
- Bên Nợ ghi: Các khoản chi về hoạt động tín dụng.
- Bên Có ghi:
● Số tiền thu về giảm chi các hoạt động tín dụng của TCTD.
● Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết toán.
- Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm.
3.3.2. Phương pháp hạch toán
a) Tiền gửi thanh toán
Khi KH nộp tiền mặt vào tài khoản:
Nợ TK 1011
Có TK 4211
Các liên giấy nộp tiền dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản.
- Khi KH nhận tiền từ nơi khác chuyển đến:
Nợ TK thích hợp (1113, 5012,…)
Có TK 4211
Các liên bảng kê, Giấy báo… dùng làm căn cứ để hạch toán vào các tài khoản.
- Khi KH rút tiền mặt:
Nợ TK 4211
Có TK 1011
Các liên Giấy lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản.
- Khi KH chuyển tiền để thanh toán cho người thụ hưởng:

Nợ TK 4211
Có TK thích hợp (4211, 1113, 5012,…)
Có TK 711 (nếu có)
Có TK 4531
Các liên ủy nhiệm chi, séc,… dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài
khoản.
b) Tiền gửi có kỳ hạn
13


- Khi KH nộp tiền mặt vào tài khoản
Nợ TK 1011
Có TK 4212
Các liên giấy nộp tiền dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản.
- Khi đáo hạn KH rút tiền mặt:
Nợ TK 4212
Có TK 1011
Các liên giấy lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản.
- Khi KH yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền.
Nợ TK 4212
Có TK 4211
b) Tiền gửi tiết kiệm
- Đối với đồng Việt Nam
+ Khi KH gửi tiết kiệm:
Nợ TK 1011
Có TK 4231, 4232
Các liên giấy gửi tiết kiệm VNĐ làm chứng từ hạch toán vào các tài khoản.
+ Khi KH rút tiết kiệm bằng tiền mặt
Nợ TK 4231, 4232
Có TK 1011

Sổ tiết kiệm, các liên giấy lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ gốc để hạch toán.
+ Khi KH yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền.
Nợ TK 4231
Có TK 4232
Hoặc:
Nợ TK 4232
Có TK 4231
- Đối với ngoại tệ
+ Khi KH gửi tiết kiệm
Nợ TK 1031
Có TK 4241, 4242
14


Các liên giấy gửi tiền tiết kiệm ngoại tệ làm căn cứ hạch toán vào các tài khoản.
+ Khi KH rút tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Nợ TK 4241, 4242
Có TK 1031
Sổ tiết kiệm, các liên giấy lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ gốc để hạch toán.
+ Khi KH yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền
Nợ TK 4241
Có TK 4242
Hoặc:
Nợ TK 4242
Có TK 4241
c) Phát hành GTCG theo mệnh giá
+ Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi…)
Có TK 431/434
+ Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ:

Nợ TK 803
Có TK thích hợp
+ Nếu trả lãi GTCG sau (khi GTCG đáo hạn), định kỳ TCTD phải tính trước
chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí:
Nợ TK 803
Có TK 492
Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi:
Nợ TK 492
Nợ TK 431/434
Có TK thích hợp
+ Nếu trả lãi trước ngay khi phát hành GTCG, chi phí vay được phản ánh vào
bên Nợ TK 388 (chi phí chờ phân bổ), sau đó phân bổ dần vào chi phí:
● Tại thời điểm phát hành GTCG:
Nợ TK thích hợp
Nợ TK 388
15


×