Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (SaiGonCoop) Tháng 4 Năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.89 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP HỢP
TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(SaiGon-Coop)
Tháng 4 Năm 2010

NGUYỄN THỊ DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2010


Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế Toán Lưu Chuyển Hàng
Hóa tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố (Sài Gòn Coop)” do Nguyễn
Thị Dưỡng, sinh viên khóa 32, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày…………………..

Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


(chữ ký, Họ tên)

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, Họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cám ơn Ba, Má. Người đã sinh thành và tạo điều kiện tốt
nhất để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa
Kinh Tế; Thầy Lê Văn Hoa, Bộ Môn Tài Chính Kế Toán đã hết lòng dạy bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Anh Chị phòng Kế
Toán Liên HIệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố đã tận tình giúp đỡ truyền đạt

kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn,
khó khăn trong thời sinh viên xa xứ cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ chắp thêm đôi
cánh cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và làm khóa luận.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ DƯỠNG. Tháng 7 năm 2010 “Kế Toán Lưu Chuyển Hàng
Hóa, Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố (SaiGon Coop)”.
NGUYEN THI DUONG. July 2010.“Accounting for turnover of goods,
Saigon Union Of Tranding Co-operation Ho Chi Minh City (SaiGon Coop)”.
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán luân chuyễn
hàng hóa tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố. Qua đó, xem xét sự vận
dụng các chế độ kế toán tại Liên Hiệp trong điều kiện thực tế nhằm tìm ra những cách
hạch toán chưa hơp lý, từ đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị để hoàn thiện công
tác hạch toán kế toán tại Liên Hiệp.
Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu trình tự luân chuyển chứng từ đối với nghiệp
vụ luân chuyển hàng hóa, các tài khoản tương ứng được sử dụng, những nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đề tài được trình bày chặt chẽ giữa các vấn đề lý luận về tổ chức kế toán hàng
hóa với tình hình thực tế phát sinh tại Liên Hiệp thông qua phương pháp mô tả giúp
cho người đọc dễ theo dõi và nắm bắt vấn đề.

vii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Đối tượng nghiên cứu

2


1.5. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.1. Lịch sử hình thành

4

2.1.2. Quá trình phát triển

5

2.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

7

2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ

7

2.3.1. Chức năng


7

2.3.2. Nhiệm vụ

7

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ

8

2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức quản lý

8

2.4.1 Hội đồng quản trị

10

2.4.2. Ban lãnh đạo

10

2.4.3. Ban kiểm soát

10

2.4.4. Các phòng ban

11


2.5. Tổ chức công tác kế toán tại Saigon Co.op

12

2.5.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

12

2.5.2. Tổ chức quản lý

13

2.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán

14

2.5.4. Hình thức sổ kế toán

15
v


18

2.5.5. Hệ thống báo cáo tài chính
2.6. kế toán hàng tồnkho

18

2.7. Những thuận lợi và khó khăn


18

2.7.1. Thuận lợi

18

2.7.2. Khó khăn

19

2.8. Chính sách chất lượng và những thành quả đã đạt được

19

2.8.1. Chính sách chất lượng

19

2.8.2. Thành tựu đã đạt được

19

2.9. Tầm nhìn –sứ mạng và mục tiêu phát triển SaiGon Co.op đến 2015

20

2.9.1. Tầm nhìn – sứ mạng

20


2.9.2. Mục tiêu phát triển

20

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những vấn đề chung về lưu chuyển hàng hoá

22
22

3.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại

22

3.1.2. Đặc điểm của lưu chuyển hàng hoá

22

3.2. Kế toán quá trình mua hàng

23

3.2.1. Khái niệm quá trình mua hàng

23

3.2.2. Nhiệm vụ của kế toán mua hàng

23


3.2.3. Đặc điểm và thời điểm ghi nhận hàng hoá mua vào

23

3.2.4. Các phương thức mua hàng

24

3.2.5. Tính giá của hàng hoá

25

3.2.6. Kế toán nghiệp vụ mua hàng

26

3.3. Kế toán quá trình bán hàng

31

3.3.1. Khái niệm kế toán bán hàng, doanh thu bán hàng

31

3.3.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu

31

3.3.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng


32

3.3.4. Các phương thức bán hàng

32

3.3.5. Các khoản làm giàm trừ doanh thu

34

3.4. kế toán hàng tồn kho

37
37

3.4.1. Phương pháp thẻ song song
vi


3.4.2. Kiểm kê hàng tồn kho

37

3.4.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: TK 159

38

3.6. Phương pháp nghiên cứu


39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Đặc điểm kinh doanh của LH

40

4.2. Chính sách kế toán được sử dụng

41

4.3. Nhóm các tài khoản, chứng từ được sử dụng

42

4.4. Kế toán quá trình mua hàng

43

4.4.1. Thời điểm xác định mua hàng

44

4.4.2. Phương thức mua hàng

44


4.5. Xử lý thừa, thiếu hàng

53

4.6. Mua hàng được hưởng chiết khấu, giảm giá, hàng khuyến mãi

53

4.6.1. Mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại

53

4.6.2. Giảm giá hàng mua

54

4.6.3. Hàng được khuyến mãi

54

4.6.4. Trả lại hàng

54

4.7. Phương thức thanh toán

62

4.8. Kế toán quá trình bán hàng


62

4.8.1. Kế toán bán buôn ( bán sỉ ) hàng hóa

62

4.8.2. Kế toán bán lẻ hàng hóa

68

4.9.Các trường hợp làm giảm doanh thu bán hàng

68

4.9.1. Bán hàng có giảm giá, chiết khấu:

68

4.9.2. Hàng bán bị trả lại

68

4.10. Kiểm kê hàng tồn kho:

73

4.11. Dự phòng giảm già hàng tồn kho

74


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

75

5.1. Kết luận

75

5.1.1. Nhận xét chung về LH HTX TM TP

75

5.1.2. Tổ chức công tác kế toán

75

5.1.3. Quá trình lưu chuyển hàng hóa

76
vii


5.2. Kiến nghị

78

5.2.1. Đối với phần mềm kế toán được sử dụng

78


5.2.2. Đối với lưu trữ chứng từ

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BK

Bảng Kê

LBH

Lệnh Bán Hàng

LH

Liên Hiệp

LH HTX TM TP

Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố


HTX

Hợp Tác Xã

HĐ GTGT

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

KC

Kết Chuyển

NCC

Nhà Cung Cấp

QĐUB

Quyết Định Ủy Ban

PNK

Phiếu Nhập Kho

PXK

Phiếu Xuất Kho

PXK KVC NB


Phiếu Xuất Kho Kiêm Vận Chuyển Nội Bộ

SGC

Sài Gòn Coop

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

VCT

Vận Chuyển Thẳng

VCTTS

Vận Chuyển Thẳng Tươi Sống

QKTS

Qua Kho Tươi Sống

QK

Qua Kho

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý

9

Hình 2.2.Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán

14

Hình 2.3. Trình Tự Nhận và Luân Chuyển Chứng Từ Trong Bộ Phòng Kế
Toán

16

Hình 2.4. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy
Vi Tính

17

Hình 4.1.Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Theo Phương Thức Mua Hàng
Vận Chuyển Thẳng CoopMart

46

Hình 4.2. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Theo Phương Thức Mua Hàng
Vận Chuyển Thẳng CoopFood

49

Hình 4.3. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Theo Phương Thức Mua Hàng

Nhập Kho

52

Hình 4.4. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ CoopMart Trả Hàng Kho

56

Hình 4.5. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ CoopFood Trả Hàng

58

Hình 4.6. Sơ Đồ Chữ T 1561 Phản Ánh Nghiệp Vụ Mua Hàng

59

Hình 4.7. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng từ LH Bán Hàng Cho
CoopFood

64

Hình 4.8. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ LH Bán Hàng Cho
CoopMart

65

Hình 4.9. Sơ Đồ Chữ T Phản Ánh Nghiệp Vụ Bán Hàng

69


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Các sổ cái liên quan đến nghiệp vụ mua, bán hàng

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng thì một doanh
nghiệp muốn có một chỗ đứng vững vàng đòi hỏi doanh nghiệp đó phải tạo ra được
những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng đồng thời phải đáp
ứng được phần lớn những đòi hỏi chung của khách hàng. Để làm được đều đó hoàn
toàn phụ thuộc vào tài lãnh đạo của Ban Giám Đốc “cơ quan đầu não” điều khiển tất
cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ban Giám Đốc luôn cần những thông tin chính
xác về tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mình, đồng thời kết hợp với
những biến động của tình hình thực tế từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục khó
khăn, khai thác những thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh.Thông qua những thông tin đó giúp cho Ban Giám Đốc có những quyết định kịp
thời trong việc huy động, sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tăng
cường hiệu quả sản xuất vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về tình hình thực tế tại LH HTX TM TP, một
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, có mạng lưới kinh doanh
rộng khắp,với việc kinh doanh có tính chất đa dạng về mặt hàng và phong phú về
chủng loại… Cho ta thấy rằng việc quản lý hàng hoá có vai trò quan trọng, nó ảnh
hưởng đến sự thành bại trong quá trình kinh doanh của Liên hiệp.

Xuất phát từ đặc điểm trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, sự chấp thuận của Ban lãnh đạo LH HTX TM TP, cùng sự
hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Văn Hoa, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị Phòng
Kế Toán LH tôi quyết định chọn đề tài “Kế Toán lưu chuyển hàng hoá tại Liên Hiệp
Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh có sự khác nhau hay không giữa lý thuyết và thực tế rút ra những kế
luận và kiến nghị phù hợp.
- Tìm hiểu về công tác tổ chức , hạch toán kế toán thuộc phần hành “Kế Toán
Lưu Chuyển Hàng Hoá Tại Liên Hiệp HTX TM TP” học tập kinh nghiệm của các anh
chị đi trước để cũng cố thêm vốn kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp của tôi sau này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố.
- Phạm vi về thời gian: Từ 03/2010 đến 06/2010
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quá trình liên quan đến: “kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Liên Hiệp
HTX TM TP”.
1.5. Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán, những thuận
lợi, khó khăn, thành tựu đạt được, tầm nhìn sứ mạng và mục tiêu phát triển của LH
HTX TM TP HCM.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Tóm tắc lý thuyết phần hành: “kế toán lưu chuyển hàng hoá”, phương pháp

nghiên cứu khoá luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày thực tế tình hình công tác tổ chức, hạch toán kế toán thuộc phần hành
“Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hoá” tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TPHCM.

2


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu được nêu lên kết luận về: tình hình hoạt động, công tác
kế toán của Liên hiệp. Trên cơ sở đối chiếu thực tế với những kiến thức đã học nêu lên
nhận xét về ưu nhược điểm trong công tác kế toán tại đơn vị, từ đó đề xuất một số ý
kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Saigon Co.op là Hợp Tác Xã mua bán Thành Phố chính thức thành
lập vào tháng 10 năm 1975 với đơn vị thí điểm là Hợp Tác Xã Cây Sung, Quận 8 ( nay
là HTX Phường 14 Quận 8). Nhờ có điều kiện kinh tế phù hợp, cùng với sự lãnh đạo
của Đảng và các cấp chính quyền, loại hình Hợp Tác Xã đã phát triển và lan rộng khắp
cả các phường, xã, quận, huyện và cả Thành phố. Lúc cao điểm, Thành phố có đến 300
HTX và 18 công ty HTX quận, huyện với tổng số xã viên lên đến một triệu
người.Tháng 6/1976, theo quyết định 397/QĐUB ngày 13/04/0178 của UBND/TP đổi
tên ban vận động thành ban quản lý HTX tiêu thụ và HTX mua bán với chức năng tổ

chức chỉ đạo phong trào tổ chức kinh doanh ngành thương nghiệp HTX mua bán Thành
phố.Các HTX không chỉ phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp mà còn tổ chức khai
thác hàng theo giá từ các tỉnh để phong phú hàng hóa phục vụ bà con xã viên và nhân
dân lao động, xứng đáng với danh hiệu: “Người nội trợ đảm đang” do Thành Ủy và
UBND/TP đã trao tặng cho ngành thương nghiệp HTX Thành phố vào tháng 12/1981.
Năm 1989, cả nước thực hiện cơ chế quản lý: một cách mạnh mẽ, triệt để trên
lĩnh vực kinh tế, đã tạo sự chuyển biến mới. Các thành phần kinh tế được tự do tham gia
sản xuất kinh doanh, thương nghiệp XHCN không còn độc quyền như trước, quan hệ
cung cầu thay đổi, hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả đi dần vào ổn định, sự cạnh
tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Đứng trước tình hình đó, Thành phố chủ trương
giải thể ban quản lý mua bán Thành phố theo quyết định số 258 của UBND/TP với hai
chức năng: vừa kinh doanh, vừa tổ chức vận động phong trào.
Sau một thời gian hoạt động, do cơ chế thị trường thay đổi dựa vào luật HTX
được Quốc Hội thông qua ngày 20/06/1994, căn cứ vào luật tổ chức Hội Đồng Nhân
4


Dân, ngày 21/02/1997 của Chính Phủ về đăng ký HTX và tổ chức hoạt động liên hiệp
HTX- Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành liên hiệp HTX Thương mại Thành phố
Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).
Hiện nay, Saigon Co.op bao gồm 21 thành viên:
1)

HTX Thương mại dịch vụ Bến Nghé

2)

HTX Thương mại Quận 3

3)


HTX Thương mại Bàn Cờ-Quận 3

4)

HTX Thương mại Đô Thành

5)

HTX Thương mại dịch vụ phường 6- Quận 4

6)

HTX Thương mại tiêu dùng phường 14-Quận 8

7)

HTX Thương mại dịch vụ Quận 11

8)

HTX Thương mại dịch vụ Tân Thới Hiệp

9)

HTX Thương mại Tân Bình

10) HTX Thương mại dịch vụ Phú Nhuận
11) HTX Thương mại dịch vụ phường 5-Quận Phú Nhuận.
12) HTX Thương mại dịch vụ Gia Định

13) HTX Thương mại Cầu Bông
14) HTX Thương mại Cầu Kinh
15) HTX Thương mại dịch vụ Củ Chi
16) HTX Thương mại dịch vụ Đống Đa
17) HTX Thương mại phường 8- Quận 3
18) HTX Thương mại Vân Đồn
19) HTX Thương mại dịch vụ Bình Chánh
20) HTX Bà Chiểu
21) HTX Thương mại Quận 5
2.1.2. Quá trình phát triển
Khi nền kinh tế vừa mở cửa, những khả năng mới xuất hiện, Liên hiệp HTX
Thương mại Thành phố đã mạnh dạng phát triển kinh doanh trên lĩnh vực mới như:
mở rộng sản xuất, phát triển dịch vụ và hợp tác liên doanh với nước ngoài. Tuy thị
phần chưa lớn nhưng trên một số đường phố lớn, các trung tâm mua bán, bán lẻ ở
Thành phố đều có mạng lưới của Liên hiệp HTX-Thương mại-Thành phố, đủ sức cầm
5


cự hỗ trợ cho phong trào HTX Thương mại cơ sở về tinh thần lẫn vật chất đáng kể vào
việc duy trì và phát triển của phong trào HTX Thương mại Thành phố vừa qua.
Ngày 01/6/1993, siêu thị đầu tiên được thành lập với tên gọi Co.opMart Cống
Quỳnh, hoạt động kinh doanh trong phạm vi 762 m2 , tổng số vốn đầu tư ban đầu là
6.350 triệu đồng. Siêu thị đầu tiên ra đời có ý nghĩa quan trọng: trong hoạt động kinh
doanh của Liên hiệp, mở đầu cho sự ra đời hàng loạt của các siêu thị khác trong hệ
thống siêu thị của Saigon Co.op. Tuy nhiên, việc ra đời của siêu thị đầu tiên đem đến
cho Liên hiệp không ít khó khăn: về nguồn hàng, cung cách phục vụ. Thế nhưng, Liên
hiệp đã cố gắng vượt qua cho đến năm 1997, chỉ sau một năm hoạt động, doanh số của
Co.op Cống Quỳnh đã đạt được 58 tỷ đồng, chứng tỏ được khả năng nhạy bén, đi đúng
hướng của Ban lãnh đạo Liên hiệp HTX-Thương mại-Thành Phố.
Liên hiệp HTX–Thương mại–TP.Hồ Chí Minh là đơn vị kinh doanh các loại

dịch vụ mang tính chất tổng hợp trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống
nhằm phục vụ cho sản xuất tiêu dùng ở Thành phố và cả nước.
¾ Tên gọi: Liên hiệp HTX–Thương mại–TP. Hồ Chí Minh (Saigon
Co.op)
¾ Tên giao dịch: Saigon Union Trading Co-operation
¾ Tên viết tắt: Saigon Co.op
¾ Trụ sở chính tại: 199-205 Nguyễn Thái Học, quận 1, TP. Hồ Chí
Minh.
¾ Điện thoại: 84.39205.733 –>39205.742
¾ Fax: 84.8370560
¾ Email:
¾ Website: www.saigonco-op.com.vn.
¾ Cơ quan chủ quản: Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
¾ Mã số thuế: 0301175691-1
Khi thành lập, Liên hiệp có tổng số vốn đăng ký là: 23.133.392.000 đồng.
Trong đó:
ƒ Vốn điều lệ

: 1.050.000.000 đồng

ƒ Vốn Nhà nước

: 198.000.000 đồng

ƒ Vốn tích luỹ

: 21.885.392.000 đồng
6



Trong vòng 14 năm kể từ khi siêu thị đầu tiên đi vào hoạt động đến nay Liên
hiệp đã hình thành nên một hệ thống siêu thị rộng rãi trên Thành phố và mở rộng ra
các tỉnh thành .Hiện nay, Liên Hiệp đã có 45 Co.op Mart trong đó có 18 CoopMart
trong tỉnh, 27 CoopMart ngoài tỉnh với doanh số vào năm 2009 là hơn 8.571 tỉ đồng
tăng 34, 9%.
2.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Kinh doanh với vai trò phân phối hàng hoá cho: các siêu thị và các nhà bán lẻ
cấp huyện, phường, xã và các đối tượng khác.
Kinh doanh: ăn uống, giải khác, vui chơi, giải trí.
Sản xuất: Liên Hiệp tập trung sản xuất những sản phẩm chế biến để thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện LH có cơ sở sản xuất trực thuộc như: Nước chấm
Nam Dương và một số cơ sở sàn xuất nhỏ như Long Xương, Tabico.
Quan hệ quốc tế: Quan hệ hợp tác lâu dài với Liên Minh HTX Quốc tế (ICA),
Các HTX Thuỵ Điển, Nhật, Singapore nhằm trao đổi thông tin, tư vấn, chuyển giao
công nghệ, huấn luyện đào tạo.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ
2.3.1. Chức năng
Tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp sản xuất chế biến, cung ứng
sản xuất chế biến, góp phần tác động lưu thông hàng hoá dịch vụ sinh hoạt
Tổ chức vận động phong trào HTX trên địa bàn TP, Quận ,huyện Saigon Co.op
làm đầu mối trực tiếp nhận thầu của các HTX tiêu thụ Quốc tế và các tổ chức trong và
ngoài nước.
2.3.2. Nhiệm vụ
Saigon Co.op tổ chức kinh doanh tổng hợp hàng hoá của các thành phần kinh tế
thành phố và các tỉnh, tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng, những tư liệu sản xuất
thông dụng, tổ chức hoạt động dịch vụ, kinh doanh ăn uống công cộng.
Saigon Co.op có nhiệm vụ: mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá và tranh thủ sự
giúp đỡ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển Thành phố.
Saigon Cop.op đã tổ chức các cửa hàng bán lẻ hàng và đại lý bán lẻ, ăn uống
dịch vụ tiêu biểu ở những trọng điểm thương nghiệp, hỗ trợ cho các đơn vị HTX mua


7


bán Quận huyện, phường xã, tổ chức các cửa hàng khu vực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của dân cư.
Saigon Cop.op tổ chức hệ thống tín dụng thương nghiệp HTX nhằm: huy động
vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho ngành thương nghiệp HTX thành phố.
Saigon Co.op tổ chức chặt chẽ công tác kinh doanh sản xuất, bảo đảm không
ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chống mọi biểu hiện tiêu cực và thực
hiện văn minh thương nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quản lý kinh
doanh thương nghiệp.
Saigon Co.op chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thương nghiệp HTX cho
cán bộ, công nhân viên chức thành viên của LH, quản lý tổ chức cán bộ, tài sản, cơ sở
vật chất kỹ thuật, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chế độ chính
sách, các phúc lợi tập thể cho cán bộ công nhân viên chức.
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ
a) Saigon Co.op có các quyền sau
- Được hoạt động bằng vốn cổ phần huy động từ các đơn vị trực thuộc và các
đơn vị ngoại thành theo nguyên tắc tự nguyện cùng, có lợi.
- Được tự lập về tài chính
- Bình đẳng về các nghĩa vụ và quyền hạn với các thành phần kinh tế khác,
được nhà nước khuyến khích giúp đỡ và bảo trợ theo pháp luật…
b) Saigon Co.op có các nghĩa vụ sau
-Tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà nước.
- Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
-Thực hiện đúng và đầy đủ các bộ luật quy định do Nhà nước ban hành như:
luật lao động, luật kinh doanh,…
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức quản lý
Saigon Co.op là một hoạt động kinh doanh có quy mô tương đối lớn, có quan

hệ khá rộng trên cả nước. Hoạt động của LH được điều hành bởi một bộ máy tổ chức:
hiệu quả, năng động.
Cơ cấu tổ chức được phản ánh theo sơ đồ sau:

8


Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý

(Nguồn tin: Phòng Tổ Chức)

9


2.4.1 Hội đồng quản trị
Thông qua Đại hội thành viên, đại diện cho các thành viên thực hiện các chức
năng quản lý hoạt động của LH, bao gồm 7 thành viên
a) Chủ tịch hội đồng quản trị
Người điều hành và chịu trách nhiệm: tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn của Hội đồng quản trị.
b) Phó chủ tịch hội đồng quản trị
Có trách nhiệm giúp chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện: các nhệm vụ và
quyền hạn quản trị, chuyên trách hoạt động xã viên, thi đua tuyên truyền, phát triển
mạng lưới siêu thị.
c) Uỷ viên
Lần lược phụ trách về đầu tư, tài chính và kiểm toán, phụ trách chiến lược phát
triền kế hoạch và đào tạo quan hệ đối ngoại, phụ trách phát triển HTX thành viên.
2.4.2. Ban lãnh đạo
a) Tổng giám đốc
Người có quyền cao nhất phụ trách: mọi hoạt động, đại diện pháp nhân của

SaigonCop.op, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về hoạt
động kinh doanh của SaigonCo.op.
b) Các phó Tổng giám đốc
Giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công của Tổng
giám đốc và chịu trách nhiệm về công việc được phân công, hỗ trợ Tổng giám đốc
trong việc diều hành và quản lý, thường chịu trách nhiệm khối tài chính, nhân sự, kinh
doanh, Marketing .
c) Phó tổng giám đốc thường trực
Phụ tách công tác: đầu tư, tài chính, có quyền thay Tổng giám đốc ký các hợp
đồng kinh doanh, liên kết.
d) Kế toán trưởng
Giúp Tổng giám đốc: chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê.
2.4.3. Ban kiểm soát
Là cơ quan hoạt động độc lập với hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra
giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị, Tồng giám đốc, các đơn vị thành viên về
10


việc chấp hành luật HTX, điều lệ, quy định, nghị quyết của pháp luật có liên quan đến
công tác tổ chức và hoạt động của SaigonCo.op. Ban kiểm soát do hội đồng thành viên
trực tiếp bầu, gồm 3 người: 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 uỷ viên.
2.4.4. Các phòng ban
Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc trong quản lý và điều hành công việc:
a) Phòng quản trị hành chính
Quản lý và điều hành cán bộ công nhân viên theo sự phân công của cấp trên, có
nhiệm vụ quản lý hệ thống cơ sở vật chất và xây dựng cơ bản của SaigonCo.op nhằm
đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy, thực hiện chế độ bảo hiểm lao động
tiền lương, theo dõi kiểm tra việc chấp hành quy chế và nội quy của SaigonCo.op.
b) Phòng nhân sự

Phân công trách nhiệm cho từng tổ ngành, gồm 4 tổ: Thuỷ sản, nông sản, may
mặc và công nghệ sành sứ.
c) Phòng quan hệ xã viên
Theo dõi các hoạt dộng của HTX thành viên.
d) Ban ISO
Phụ trách việc huấn luyện, áp dụng các mẫu biểu, quy trình hoạt động, lưu trữ
chứng từ của LH theo đúng quy định đã được đăng ký với tổ chức ISO quốc tế.
e) Ban kiểm toán
Phụ trách việc kiểm toán quy trình kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kế toán,
các báo cáo, quyết toán của LH và các đơn vị trực thuộc…
f) Phòng nghiên cứu phát triển
Hoạch định phân tích và đánh giá các phương án cải tiến và phát triển Saigon
Co.op trên cơ sở phối hợp các phòng ban và các đơn vị cơ sở, xây dựng và xúc tiến các
dự án đầu tư trong và ngoài nước, phối hợp với HTX Thuỵ Điển nhằm mở rộng đào
tạo cho cán bộ công nhân viên.
g) Phòng kế toán tài vụ
Chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thực hiện quyết toán kinh doanh trên
nguyên tắc tuân thủ các thông tin, các chỉ thị do Nhà nước ban hành và chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Phó Tổng giám đốc thường trực.
11


k) Phòng kỹ thuật dự án
Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản.
h) Phòng kinh doanh
Tổ chức mua hàng hoá từ các đơn vị sản xuất kinh doanh và các nguồn hàng
khác trong nước, có trách nhiệm theo dõi, phản ánh và quản lý hàng hoá, xây dựng
chiến lược giá bán lẻ hàng hoá cho các HTX Thương mại, các công ty thương nghiệp,
các trung tâm thương mại, các chợ trong Thành phố và các tỉnh, đồng thời tham mưu
cho Ban Giám Đốc trong việc qui hoạch mạng lưới bán lẻ.

i) Phòng điện toán
Là trung tâm xử lý dữ kiện cho toàn Liên hiệp
j) Phòng Marketing
- Hoạch định chiến lược marketing cho hoạt động thương mại.
- Tổ chức: nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các cơ hội
Marketing.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện: các kế hoạch và chương trình Marketing.
- Phối hợp với các đơn vị cơ sở, các phòng ban của Liên hiệp trong việc triển
khai các hoạt động về Marketing.
- Thực hiện các dịch vụ: quảng cáo, hội chợ triển lãm, làm hàng khuyến mãi
phục vụ cho công tác Marketing.
- Thường xuyên: tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện các
chương trình và hoạt động Marketing, báo cáo với ban tổ chức giám đốc của Saigon
Co.op.
- Nhân viên trong tất cả các phòng đều chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng,
Phó Phòng, để có sự phối hợp trong công việc một cách nhịp nhàng, nâng cao năng
suất và hiệu quả trong quá trình hoạt động.
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại Saigon Co.op
2.5.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Do mạng lưới kinh doanh của Liên Hiệp rộng khắp tất cả các tỉnh thành, mặt
hàng kinh doanh đa dạng, chủng loại phong phú đồng thời nhằm giảm bớt gánh nặng
công việc cho kế toán tại Liên Hiệp (vì nghiệp vụ hàng ngày xảy ra rất lớn), phát huy
năng lực vốn có tại các đơn vị trực thuộc, nên mô hình tổ chức kế toán tại Saigon
12


Co.op được định hướng theo 2 dạng: tổ chức kế toán tập trung và tổ chức kế toán phân
tán:
• Tổ chức kế toán tập trung:
Các đơn vị trực thuộc chỉ tiến hành tập hợp phân loại,...các chứng từ sau đó

chuyển toàn bộ chứng từ về cho LH. Đơn vị trực thuộc không trực tiếp nộp thuế mà
LH là người nộp thay (vì các đơn vị này có cùng mã số thuế với LH đồng thời LH là
đơn vị chủ quản).
• Tổ chức kế toán phân tán:
Được áp dụng tại các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị này thực hiện toàn bộ công
tác kế toán phát sinh ở đơn vị mình. Định kỳ các đơn vị trực thuộc sẽ lập và nộp báo
cáo tài chính về cho LH. Sau đó, LH tập hợp và lập báo cáo chung cho toàn LH.
Chế độ kế toán được áp dụng
Liên hiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
2.5.2. Tổ chức quản lý
Tất cả các thông tin mua bán đều được: phản ánh hợp lý, kịp thời vào máy tính
thông qua Nhật ký.
Do Saigon Co.op áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán nên kế
toán của Saigon Co.op chỉ quan tâm đến số liệu tổng hợp trên chứng từ gốc, mọi sai
sót giữa chứng từ gốc và phiếu nhập kho (nếu có) sẽ do bộ phận liên quan trực tiếp
chịu trách nhiệm xử lý.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

13


Hình 2.2.Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán

(Nguồn tin: Phòng Kế Toán)
2.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
a) Trưởng phòng: Là trợ lý đắc lực của Ban Tổng giám đốc, cung cấp các
thông tin chủ yếu về kết quả kinh doanh của Liên Hiệp.
b) Phó phòng: Là trợ lý của trưởng phòng, thực hiện những công việc do
trưởng phòng giao, có quyền quyết định những nghiệp vụ trong khả năng khi trưởng

phòng vắng.
c) Kế toán tổng hợp: Có chức năng tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu từ các
phần hành kinh tế khác để tiến hành hạch toán định khoản và lập Báo cáo tài chính.
Tất cả các số liệu: điều được nhập vào máy tính cuối tháng in ra.
d) Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm mở sổ quỹ theo dõi các khoản thu, chi
và tính số tồn quỹ bằng tiền mặt tại mọi thời điểm.
e) Kế toán hàng hoá: Theo dõi hạch toán quá trình mua, bán hàng hoá của
SaigonCo.op, các khoản phải trả nhà cung cấp. Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hoá,
14


×