Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP HCM” do Nguyễn Thị Hà
Phương, sinh viên khoá 32, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng
vào ngày ....................................

Người hướng dẫn

Trần Anh Kiệt
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Con xin gửi đến Cha, Mẹ và Gia đình tình yêu thương sâu sắc. Gia đình mãi
mãi là điểm tựa vững chắc của cuộc đời con.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô trường Đại học
Nông Lâm TP HCM đã cho em một quãng đời sinh viên nhiều kỷ niệm. Xin cảm ơn
thầy Trần Anh Kiệt đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Đoàn Mạnh và chị Lê
Thị Kim Hồng, cùng các anh chị ở phòng Kế toán ngân hàng TMCP Công Thương chi
nhánh TP HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình thực tập.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng chia sẻ và động viên mình những lúc khó khăn.

Xin cảm ơn tất cả!

TP HCM, tháng 7/2010

Nguyễn Thị Hà Phương

3


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG. Tháng 7 năm 2010. “Công Tác Kế Toán
Nghiệp Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam Chi Nhánh TP HCM”.
NGUYEN THI HA PHUONG. July 2010. “Accounting Of Non-cash
Payment at Vietnam Bank For Industry And Trade – Branch HCMC”.
Khoá luận tìm hiểu về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt đang được
sử dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM, từ đó tìm
hiểu công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mô tả
quy trình xử lý nghiệp vụ, lưu chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán kế toán;
đồng thời đưa ra những nhận định về thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt và về tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ này tại đơn vị.

4


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

3

2.1.1. Giới thiệu chung

3

2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý

6

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động

6

2.1.4. Chính sách chất lượng

7

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương VN CN TP HCM

7

2.2.1. Giới thiệu chung

7

2.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý


8

2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán

8

2.2.4. Hình thức kế toán sử dụng

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những nét chung về thanh toán không dùng tiền mặt

10

3.1.1. Khái niệm

10

3.1.2. Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

10

3.1.3. Tác dụng của thanh toán không dùng tiền mặt

10

3.1.4. Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt


11

3.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.1. Thanh toán giữa các khách hàng qua trung gian là ngân hàng
5

12
12


thương mại
3.2.1.1. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi

12

3.2.1.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu

14

3.2.1.3. Thanh toán bằng séc

15

3.2.2. Thanh toán giữa các ngân hàng

16

3.2.2.1. Thanh toán liên hàng điện tử

17


3.2.2.2. Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng

18

3.2.2.3. Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi NHNN

19

3.3. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

19

3.3.1. Cấu trúc tài khoản

20

3.3.2. Ký hiệu tiền tệ

20

3.3.3. Định khoản và ký hiệu tài khoản chi tiết

20

3.3.4. Phương pháp hạch toán các tài khoản

21

3.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ


21

kinh tế chủ yếu
3.4.1. Những tài khoản liên quan đến quá trình hạch toán

21

3.4.2. Nội dung và kết cấu của các tài khoản

22

3.4.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

26

3.4.3.1. Uỷ nhiệm chi

26

3.4.3.2. Uỷ nhiệm thu

27

3.4.3.3. Séc

28

3.4.3.4. Kế toán thanh toán liên hàng điện tử


30

3.4.3.5. Kế toán thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng

31

3.4.3.6. Kế toán thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi

33

NHNN
3.5. Phương pháp nghiên cứu

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại hệ thống ngân hàng TMCP

37

Công Thương Việt Nam trong những năm gần đây
4.2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho hiện đại hoá ngân hàng và hệ
thống thanh toán ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – INCAS
6

38


4.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán


38

4.2.2. Cấu trúc hệ thống tài khoản kế toán

38

4.2.2.1. Cấu trúc tài khoản sổ cái

38

4.2.2.2. Cấu trúc tài khoản giao dịch với khách hàng

39

và hạch toán trực tiếp
4.2.3. Các tài khoản sử dụng trong hệ thống thanh toán không

40

dùng tiền mặt
4.3. Thanh toán giữa các khách hàng qua trung gian ngân hàng

40

4.3.1. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
4.3.1.1. Thủ tục phát hành uỷ nhiệm chi tại NH TMCP

40

Công Thương VN CN TP HCM

4.3.1.2. Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi

41

4.3.1.3. Nhận xét

45

4.3.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
4.3.2.1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN TP

46
46

HCM là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (bên bán)
4.3.2.2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN TP

46

HCM là ngân hàng phục vụ người trả tiền (bên mua)
4.3.2.3. Nhận xét

47

4.3.3. Thanh toán bằng séc

48

4.3.3.1. Thủ tục cung ứng séc tại NH TMCP


48

Công Thương VN
4.3.3.2. Quy trình chung trong thanh toán séc

49

4.3.3.3. Thanh toán séc lĩnh tiền mặt

50

4.3.3.4. Thanh toán séc chuyển khoản

53

4.4. Thanh toán giữa các ngân hàng

55

4.4.1. Phân loại lệnh chuyển tiền

55

4.4.1.1. Căn cứ trên hướng của dòng tiền thanh toán

55

4.4.1.2. Căn cứ trên kênh thanh toán

58


4.4.2. Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống NH TMCP
Công Thương VN
7

58


4.4.2.1. Chuyển tiền đi

58

4.4.2.2. Chuyển tiền đến

60

4.4.2.3. Nhận xét

61

4.4.3. Chuyển tiền đi bù trừ bắc cầu qua chi nhánh cùng hệ thống

61

4.4.3.1. Tổng quan

61

4.4.3.2. Chuyển tiền đi


62

4.4.3.3. Chuyển tiền đến

64

4.4.3.4. Nhận xét

64

4.4.4. Chuyển tiền qua thanh toán bù trừ điện tử

65

4.4.4.1. Tổng quan

65

4.4.4.2. Chuyển tiền đi

65

4.4.4.3. Chuyển tiền đến6

67

4.4.4.4. Xử lý cuối ngày giao dịch

68


4.4.4.5. Nhận xét

68

4.4.5. Chuyển tiền qua thanh toán điện tử liên ngân hàng

70

4.4.5.1. Tổng quan

70

4.4.5.2. Chuyển tiền đi

70

4.4.5.3. Chuyển tiền đến

71

4.4.5.4. Quyết toán cuối ngày

73

4.4.5.5. Nhận xét

74

4.4.6. Chuyển tiền qua thanh toán song phương


74

4.4.6.1. Tổng quan

74

4.4.6.2. Chuyển tiền đi

75

4.4.6.3. Chuyển tiền đến

76

4.4.6.4. Quyết toán cuối năm

77

4.4.6.5. Nhận xét

77

4.4.7. Chuyển tiền qua ngân hàng đại lý

79

4.4.7.1. Tổng quan

79


4.4.7.2. Chuyển tiền đi

79

4.4.7.3. Chuyển tiền đến

81

8


CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Về tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền

84

mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
TP HCM
5.2. Về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP

87

Công Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM
Lời kết

88

9



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CI-TAD

Phần mềm thanh toán điện tử liên ngân hàng

CMND

Chứng minh nhân dân

CN

Chi nhánh

CP

Cổ phần

EPS

Hệ thống thanh toán bằng VND của ngân hàng Công Thương

GDV

Giao dịch viên

GTGT

Giá trị gia tăng

GW


Gateway - Cổng giao diện của INCAS với các hệ thống khác

IBPS

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam

INCAS

Incombank Advanced System - Hệ thống hiện đại hóa ngân
hàng Công Thương

KBNN

Kho bạc Nhà Nước

KSV

Kiểm soát viên

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TK


Tài khoản

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSC

Trụ sở chính

vii
10


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. TỈ lệ sở hữu vốn sau cổ phần hóa tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
Bảng 4.1. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt toàn hệ thống giai đoạn
2006 - 2008

viii
11


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ sở hữu vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh TP HCM
Hình 3.1. Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi
Hình 3.2. Quy trình thanh toán liên hàng điện tử
Hình 4.1. Biểu đồ doanh số thanh toán nội địa giai đoạn 2006 – 2008 của ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam
Hình 4.2. Quy trình thanh toán Lệnh chi cho người hưởng có tà khoản tại cùng CN
Hình 4.3. Quy trình chung trong thanh toán séc tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
Hình 4.4. Quy trình chung trong việc lập và kiểm soát Lệnh chuyển tiền đi
Hình 4.5. Quy trình chung trong việc lập và kiểm soát Lệnh chuyển tiền đến
Hình 4.6. Sơ đồ mô tả phương thức chuyển tiền đi bù trừ bắc cầu qua chi nhánh cùng
hệ thống
Hình 4.7. Quy trình chuyển tiền đi qua ngân hàng đại lý
Hình 4.8. Quy trình chuyển tiền đến qua ngân hàng đại lý

ix
12


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.

Giấy đề nghị mua séc

Phụ lục 2a.

Séc lĩnh tiền mặt


Phụ lục 2b. Bảng kê các loại tiền
Phụ lục 2c. Lệnh chi vào tài khoản mở tại cùng chi nhánh
Phụ lục 3a. Séc lĩnh tiền mặt tại chi nhánh cùng hệ thống
Phụ lục 3b. Lệnh chuyển tiền đến thanh toán séc
Phụ lục 3c. Phiếu thu DV kiêm HĐ – phí thanh toán séc khác chi nhánh
Phụ lục 4a. Lệnh chi của Hội Trường Thống Nhất
Phụ lục 4b. Phiếu thu DV kiêm HĐ - chuyển tiền nội bộ hệ thống
Phụ lục 4c. Lệnh chuyển tiền đi trong nội bộ hệ thống
Phụ lục 5.

Lệnh chuyển tiền đến trong nội bộ hệ thống

Phụ lục 6a. Lệnh chi của công ty Than Miền Nam
Phụ lục 6b. Lệnh chuyển tiền đi bù trừ bắc cầu qua ngân hàng cùng hệ thống
Phụ lục 6c. Phiếu thu DV kiêm HĐ- chuyển tiền đi bù trừ bắc cầu qua ngân hàng
cùng hệ thống
Phụ lục 7.

Lệnh chuyển tiền đến - bắc cầu đi bù trừ

Phụ lục 8a. Lệnh chi của công ty CP Thép Pomina
Phụ lục 8b. Lệnh chuyển tiền đi – kênh bù trừ
Phụ lục 8c. Phiếu thu DV kiêm HĐ - chuyển tiền đi – kênh bù trừ
Phụ lục 9a. Lệnh chi của công ty CP ĐT và PT Thiên Nam
Phụ lục 9b. Lệnh chuyển tiền đi qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng
Phụ lục 9c. Phiếu thu DV kiêm HĐ - chuyển tiền đi qua kênh thanh toán điện tử liên
ngân hàng
Phụ lục 10a. Lệnh chuyển Có in ra từ chương trình CI-TAD
Phụ lục 10b. Lệnh chuyển đến từ kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng

Phụ lục 11a. Lệnh chi của công ty SXTMDV Thiện Hưng
Phụ lục 11b. Lệnh chuyển tiền đi - kênh thanh toán song phương
x
13


Phụ lục 11c. Phiếu thu DV kiêm HĐ - chuyển tiền qua kênh thanh toán song phương
Phụ lục 12a. Lệnh chuyển Có (đến) theo mẫu điện chuẩn MT103
Phụ lục 12b. Lệnh chuyển đến qua kênh thanh toán song phương
Phụ lục 13a. Lệnh chi của công ty Cao Su Miền Nam
Phụ lục 13b. Lệnh chuyển tiền đi qua ngân hàng đại lý
Phụ lục 13c. Ủy nhiệm chi Vietcombank
Phụ lục 13d. Phiếu thu DV kiêm HĐ - chuyển tiền đi qua ngân hàng đại lý
Phụ lục 14a. Ủy nhiệm thu đến từ chi nhánh cùng hệ thống
Phụ lục 14b. Lệnh chuyển đi theo lệnh của Ủy nhiệm thu
Phụ lục 15a. Ủy nhiệm thu của đến từ ngân hàng khác hệ thống
Phụ lục 15b. Lệnh chuyển tiền đi bù trừ theo lệnh của Ủy nhiệm thu
Phụ lục 15c. Phiếu thu DV kiêm HĐ – phí chuyển tiền đi thanh toán UNT
Phụ lục 16a. Giấy đề nghị mở tài khoản (dùng cho cá nhân)
Phụ lục 16b. Đăng ký chữ ký và mẫu dấu (dùng cho cá nhân)
Phụ lục 16c. Giấy đề nghị mở tài khoản (dùng cho tổ chức)
Phụ lục 16b. Đăng ký chữ ký và mẫu dấu (dùng cho tổ chức)
Phụ lục 17.

Thủ tục mở tài khoản

xi
14



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhập với kinh tế thế
giới. Chúng ta buộc phải thay đổi cách tư duy kinh tế, thay đổi những tập quán kinh tế
lạc hậu để đón nhận những quy luật chung của “sân chơi” toàn cầu. Cũng như nhiều
quốc gia đang phát triển khác, một trong những điều đầu tiên mà Việt Nam cần khẩn
trương thay đổi là thói quen sử dụng tiền mặt của nền kinh tế. Chính phủ đang tích cực
định hướng nền kinh tế sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là
việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt
như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán...Ngân hàng Nhà nước cùng các
ngân hàng thương mại cũng đang bắt tay cùng nhau xây dựng hệ thống thanh toán mới
đầy hứa hẹn. Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn như làm
luân chuyển nhanh nguồn vốn, thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hoá, tăng
cường sự quản lý của Nhà nước với các hoạt động kinh tế, thể hiện trình độ phát triển
của nền kinh tế...Có xây dựng được một hệ thống thanh toán thông suốt, hiệu quả, thay
đổi thói quen dùng tiền mặt của nhân dân mới có thể phát triển bền vững.
Với sự quan tâm đến vấn đề nêu trên, kết hợp với chuyên môn được đào tạo, tôi
đã lựa chọn đề tài “Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt”
để làm khoá luận. Đề tài được viết dựa trên quá trình thực tế tại ngân hàng TMCP
Công Thương chi nhánh TP HCM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và các kênh thanh toán
liên ngân hàng thực tế sử dụng tại Việt Nam.
 Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền
mặt qua thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP HCM; rút ra
15



những nhận định về ưu - khuyết điểm của công tác kế toán thanh toán không
dùng tiền mặt và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác
này tại ngân hàng TMCP Công Thương TP HCM.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
 Về không gian : ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP HCM, số 79A
Hàm Nghi, quận 1, TP HCM.
 Về thời gian : đề tài được thực hiện từ tháng 4/2010 đến tháng 6/2010
 Nội dung : Tìm hiểu các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và các kênh
thanh toán liên ngân hàng ở nước ta; tìm hiểu công tác kế toán các nghiệp vụ
thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mô tả quy trình xử lý nghiệp vụ, lưu
chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận bao gồm 5 chương :
 Chương 1 - Mở đầu : Trình bày lý do, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi của vấn đề
nghiên cứu.
 Chương 2 - Tổng quan : Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam chi nhánh TP HCM xung quanh các yếu tố lịch sử hình thành, bộ máy tổ
chức, hình thức kế toán áp dụng...
 Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu : Trình bày cơ sở lý luận đáng
tin cậy về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và phương pháp hạch
toán kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
 Chương 4 - Kết quả và thảo luận : Tổng hợp, phân tích số liệu; mô tả quy trình
hạch toán kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt thực tế tại ngân
hàng TMCP Công Thương chi nhánh TPHCM. Phân tích kết quả đạt được về
mặt lý luận và thực tiễn.
 Kết luận và kiến nghị : Rút ra cái nhìn tổng quát về hệ thống thanh toán không
dùng tiền mặt ở nước ta. Phân tích ưu - nhuợc điểm và đưa ra những nhận định,
đóng góp cho công tác kế toán tại đơn vị.

16



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung
 Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 Tên tiếng Anh: Vietnam Bank For Industry And Trade
 Tên giao dịch quốc tế: VietinBank
 Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Điện thoại: 04 9427933
 Fax: 04 9427937
 Website:
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988, trên cơ sở
Vụ Tín Dụng Công Nghiệp và Vụ Tín Dụng Thương Nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam. Hiện ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng
thương mại Nhà nước chiếm thị phần lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài
chính, tín dụng của Việt Nam. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngân
hàng Công Thương Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về quy mô kinh doanh và
mạng lưới hoạt động trên phạm vi cả nuớc.
Ngày 03/07/2009, ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức chuyển thành
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, và ngày 16/07/2009, 121.2
triệu cổ phiếu của Vietinbank với mã chứng khoán CTG (Cong Thuong Group) đã
được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSe). Đây là dấu mốc quan
trọng ghi nhận quá trình cổ phần hoá thành công một trong những ngân hành quốc
doanh lớn nhất cả nước.
17



Bảng 2.1. Tỷ Lệ Sở Hữu Vốn Sau Cổ Phần Hoá tại Ngân Hàng TMCP
Công Thương Việt Nam
Cổ Đông

Tỉ Lệ

Cổ đông Nhà Nước

Giá trị (1000 VND)

89.23%

10.040.855.000.000

Công Đoàn NH TMCP Công Thương VN

2.38%

268.000.000.000

Cổ đông trong nước

8.39%

897.005.340.000

Cổ đông nước ngoài

0.42%


47.112.460.000

100.00%

11.205.860.340.000

Tổng

Nguồn tin : Vietinbank.com

Hình 2.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Sở Hữu Vốn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
Cổ đông Nhà Nước
2.38%

7.97%

0.42%

Công đoàn NH TMCP
Công Thương VN
Cổ đông trong nước
Cổ đông nước ngoài
89.23%

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến nay ngân hàng TMCP
Công Thương đã có 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm / phòng giao dịch
trên toàn quốc với qui mô huy động vốn đạt trên 163.000 tỷ đồng, cho vay nền kinh tế
đạt trên 220.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hiện là chủ sở hữu của các công ty
hạch toán độc lập: công ty Cho thuê tài chính, công ty TNHH Chứng khoán, công ty
Quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty TNHH Bảo hiểm, đồng thời là sáng lập viên
kiêm cổ đông chính của ngân hàng Indovina. Ngân hàng còn có 3 đơn vị hành chính
sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ và Trường Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
18


Ngân hàng TMCP Công Thương có quan hệ đại lý với hơn 850 ngân hàng trên
khắp thế giới, là thành viên chính thức của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn
cầu (SWIFT), Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội thẻ VISA, MASTER và là
thành viên Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam.
Kể từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng Công Thương Việt Nam luôn hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao, thực hiện chủ trương đổi mới và phục vụ có hiệu
quả cho đầu tư phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế đất nước. Ngân hàng Công Thương Việt Nam cùng với các ngân hàng
thương mại Nhà Nước luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong việc thi
hành chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, và là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam luôn
tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước, bảo toàn và
phát triển vốn.
Trong quan hệ với khách hàng, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam luôn
coi trọng phương châm hành động: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi
doanh nghiệp”, coi khách hàng là người bạn đường, cùng chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, cơ hội cũng như khó khăn.
Ngoài hoạt động kinh doanh, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam luôn
quan tâm đến các hoạt động cộng đồng, tích cực tham gia các chương trình xã hội,

chương trình từ thiện như khắc phục thiên tai, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ quỹ bảo trợ
trẻ em, ủng hộ chương trình kiên cố hóa trường lớp, đóng góp vào quỹ khuyến học...

19


2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Điều Hành của Ngân Hàng TMCP
Công Thương Việt Nam
Hội đồng quản trị

Bộ máy giúp việc
Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Kế toán trưởng

Phó tổng giám đốc

Hệ thống kiểm tra
kiểm soát nội bộ

Các phòng ban chuyên
môn nghiệp vụ
Nguồn tin: www.vietinbank.com.vn
Diễn giải :
 Quản trị ngân hàng Công Thương là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm
5 thành viên, đều là thành viên chuyên trách, trong đó 1 thành viên là chủ tịch
Hội đồng quản trị, 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc, 1 thành viên kiêm Trưởng

ban kiểm soát - kiểm toán.
 Điều hành hoạt động của ngân hàng Công Thương là Tổng giám đốc. Giúp việc
cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban
chuyên môn nghiệp vụ như phòng dịch vụ khách hàng, phòng thanh toán quốc
tế, phòng quản lý và khai thác tài sản...
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
 Nhận tiền gửi
 Cho vay và bảo lãnh
 Tài trợ thương mại
 Dịch vụ thanh toán
 Dịch vụ ngân quỹ
20


 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
 Hoạt động đầu tư
 Dịch vụ khác
2.1.4. Chính sách chất lượng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Công Thương Việt Nam cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng nhiều tiện ích với chất lượng tốt, nhằm thoả mãn những yêu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng và coi đây là nền tảng vững chắc cho cạnh tranh và phát triển.
Cam kết trên được thực hịên thông qua các biện pháp sau:
 Không ngừng nghiên cứu, triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới; đa dạng hóa
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
 Luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý kiến của khách hàng, nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
 Tích cực triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán.
 Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo nên sự khác biệt và tính chuyên nghiệp trong
hoạt động của ngân hàng.
 Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp của

cán bộ công nhân viên; xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý thông qua thu nhập và
cơ hội thăng tiến cho mọi thành viên.
2.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM
2.2.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Công Thương chi nhánh TP HCM – tọa lạc tại số 79A Hàm Nghi,
quận 1 - là ngân hàng hàng đầu khu vực miền Nam của hệ thống ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam, từng rất quen thuộc với tên gọi Sở giao dịch II ngân hàng
Công Thương. Đây là ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, trực tiếp quản lý 2 phòng
giao dịch và 3 điểm giao dịch; với đội ngũ hơn 500 cán bộ nhân viên có trình độ, năng
lực, được đào tạo bài bản và hệ thống sản phẩm – dịch vụ đa dạng, hiện đại. Bên cạnh
đó, với ưu thế toạ lạc ngay trung tâm quận 1 – khu vực thương mại sầm uất nhất thành
phố; đóng trụ sở tại toà nhà 79A – một công trình mang rất nhiều dấu ấn đi cùng với
lịch sử thành phố, Sở giao dịch II đã trở thành một biểu tượng, một lựa chọn tin cậy
của khách hàng khu vực miền Nam.
21


2.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý
Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Điều Hành của Ngân Hàng TMCP
Công Thương Chi Nhánh TP HCM
Giám đốc
Phó giám đốc

Trưởng
phòng kế
toán

Tổ kiểm tra
kiểm soát
nội bộ


Các phòng
chuyên môn
nghiệp vụ

Phòng
giao dịch

Quỹ tiết
kiệm

Nguồn tin: www.vietinbank.com.vn
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán
Hình 2.4. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Ngân Hàng TMCP Công
Thương Chi Nhánh TP HCM
Trưởng phòng kế
toán giao dịch

Thủ
quỹ

Trưởng phòng kế
toán tài chính

Kế toán viên giao
dịch (GDV)

Kế toán viên
Nguồn tin : P.Kế toán tài chính


Bộ máy kế toán của ngân hàng được phân làm 2 bộ phận chính là kế toán tài
chính và kế toán giao dịch.
 Kế toán tài chính là bộ phận chuyên trách về các nghiệp vụ kế toán nội bộ của
ngân hàng như kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, kế toán nguồn vốn
chủ sở hữu, hạch toán thuế phải nộp...; thu thập, ghi chép và xử lý các thông tin
kế toán của ngân hàng dưới góc độ một đơn vị sản xuất kinh doanh.
 Kế toán giao dịch là bộ phận chuyên trách về các nghiệp vụ kế toán đặc thù của
một ngân hàng thương mại như kế toán huy động vốn, kế toán thanh toán qua
22


ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, tín dụng...; trực tiếp giao dịch, làm việc với
khách hàng.
Cả 2 bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung :
 Bảo đảm tính chính xác, kịp thời, trung thực, hợp lý của số liệu kế toán và báo
cáo tài chính; bảo đảm an toàn tài sản, tiền, vốn của cả ngân hàng và khách
hàng qua công tác hạch toán và hậu kiểm.
 Bảo đảm thực hiện đúng chế độ, chuẩn mực kế toán do Ngân hàng Nhà nước
quy định.
 Là đầu mối quản lý toàn bộ dữ liệu, thông tin kế toán; sẵn sàng và kịp thời
cung cấp các loại báo cáo kế toán phục vụ công tác quản trị, điều hành và định
hướng chiến lược của ban lãnh đạo.
 Thực hiện kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế
toán.
2.2.4. Hình thức kế toán sử dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
chi nhánh TP HCM
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sử dụng hình thức kế toán máy, ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán bằng việc sử dụng Chương trình hiện
đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán INCAS (Incombank Advance System). Đây
là một hệ thống tích hợp và trực tuyến khổng lồ, bao quát và xuyên suốt mọi hoạt động

của cả hệ thống ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ kế toán.
Hằng ngày, khi nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc, các phòng ban sẽ
nhập vào hệ thống INCAS theo đúng quy trình quy định. Hệ thống sẽ tự động hạch
toán; các bút toán này sẽ được tự động chuyển về các báo cáo thích hợp. Cuối ngày,
các chứng từ được tập hợp và sắp xếp theo đúng quy định, sau đó được chuyển về
phòng Kế toán trước 8 giờ sáng của ngày làm việc tiếp theo. Đầu ngày làm việc, bộ
phận kế toán sẽ tiến hành in báo cáo, sổ phụ...và tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa
chứng từ gốc và báo cáo đã in. Sau cuối, các chứng từ này được đóng thành tập Nhật
ký chứng từ: đầu mỗi quyển là bảng kê chứng từ theo giao dịch viên kế toán, ghi rõ
ngày tháng phát sinh nghiệp vụ, số thứ tự, mã giao dịch viên, số lượng chứng từ, chữ
ký của giao dịch viên kế toán và bộ phận hậu kiểm. Nhật ký chứng từ được lưu kho
theo quy định.
23


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Những nét chung về thanh toán không dùng tiền mặt
3.1.1. Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán bằng cách trích chuyển
tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng thông qua
trung gian là ngân hàng.
3.1.2. Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
 Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của vật tư hàng hóa về không
gian và thời gian.
 Tiền mặt chỉ xuất hiện dưới hình thái bút tệ và được ghi chép trên các chứng từ,
sổ sách kế toán cùa ngân hàng.
 Ngân hàng có vai trò rất to lớn : vừa là người thiết kế các phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt, vừa là người trực tiếp thực hiện việc chi trả cho

khách hàng.
3.1.3. Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt
a) Đứng trên góc độ nền kinh tế
 Trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hóa, tăng vòng quay vốn,
rút ngắn thời gian thanh toán các hợp đồng kinh tế.
 Rút bớt một lượng tiền mặt trong lưu thông; tiết kiệm chi phí in ấn, bảo quản,
vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt


Tạo điều kiện để Nhà nước làm tốt công tác quản lý tiền tệ và thực thi các
chính sách tiền tệ.

 Góp phần phòng chống tệ tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các hoạt động phi
pháp khác.
24


b) Đứng trên góc độ ngân hàng
 Đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng, qua đó có thể cung cấp thêm
nhiều dịch vụ ngân hàng khác kèm theo như tín dụng, thẻ thanh toán, mua bán
ngoại tệ...
 Ngân hàng có thể huy động tiền gửi thanh toán của khách hàng như một nguồn
bổ sung thêm cho nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng.
 Ngân hàng có thể theo dõi và kiểm soát được tình hình tài chính và tình hình sử
dụng vốn vay của khách hàng, qua đó góp phần giúp bộ phận tín dụng theo dõi
và thu nợ kịp thời.
 Sự hợp tác thanh toán giữa các ngân hàng là tiền đề để mở rộng hợp tác ở các
lĩnh vực kinh doanh khác.
c) Đứng trên góc độ khách hàng
 Thanh toán không dùng tiền mặt giúp khách hàng thực hiện việc thanh toán tiện

lợi, an toàn và tiết kiệm.
 Giúp khách hàng lưu giữ tiền chờ thanh toán trong tài khoản tiền gửi vừa an
toàn, vừa sinh lợi (dù lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn thấp hơn so với
các sản phẩm tiền gửi khác)
 Khách hàng có cơ hội tiếp cận với các loại dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.
3.1.4. Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt
 Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và
người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn một
hay nhiều ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.Các
đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước thì mở tài khoản tại KBNN.
 Chủ tài khoản thực hiện thanh toán phải tuân theo quy định và thể lệ thanh toán
không dùng tiền mặt hiện hành.
 Việc mở tài khoản tại ngân hàng / KBNN và việc thực hiện thanh toán qua tài
khoản được ghi bằng VND. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại
tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam.
 Để đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền
trong tài khoản, hoặc được ngân hàng cung cấp một hạn mức thấu chi.
25


×