Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 610 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG GLOBALGAP ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG GLOBALGAP
ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA HUYỆN
CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

NGUYỄN THỊ KIM CHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá lợi ích của
việc áp dụng GlobalGAP đối với nông dân sản xuất lúa huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang” do Nguyễn Thị Kim Chi, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên

Môi

Trường,

đã

bảo



vệ

thành

công

trước

hội

đồng

ngày_______________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________
Ngày

Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________


___________________

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

vào


LỜI CẢM TẠ
Từ lúc chào đời đến nay, gia đình luôn là nơi để con nương tựa về mọi mặt. Có
được niềm hạnh phúc này, con vô cùng biết ơn Ba Mẹ và anh Hai đã không ngại gian
khổ, hy sinh, luôn dõi theo từng bước con đi, quan tâm, dưỡng dục con nên người cho
đến ngày hôm nay. Con nguyện sẽ cố gắng sống xứng đáng với những gì Ba Mẹ đã
dành cho con và mong mỏi ở con.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tại trường.
Có lẽ thời gian làm việc với cô Tâm thật nhiều áp lực, nhưng có lẽ thời gian này
đã rèn luyện cho em trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành này đến cô Phan Thị Giác Tâm – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em

trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn chú Lê Hữu Hải cùng các anh chị phòng NN&PTNT, HTX Mỹ
Thành huyện Cai Lậy, đặc biệt là chị Sao Ly đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian điều tra tìm hiểu thực tế.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2010.
Sinh Viên
NGUYỄN THỊ KIM CHI


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM CHI. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Lợi Ích Của Việc
Áp Dụng GlobalGAP Đối Với Nông Dân Sản Xuất Lúa Huyện Cai Lậy Tỉnh Tiền
Giang”.
NGUYEN THI KIM CHI. July 2010. “Assessment The Benefits Of
GlobalGAP Application For Rice Farmers At Cai Lay District, Tien Giang
Province”.
Hợp tác xã Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là nơi đầu tiên trong cả
nước thực hiện thành công sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP (SXLTG), đáp
ứng được yêu cầu của thị trường với giá bán cao. Đây là sự thay đổi sản xuất theo
hướng hiệu quả kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện
SXLTG là một thách thức, bởi lẽ SXLTG người nông dân không thể làm riêng lẻ mà
đòi hỏi phải có tính đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều.
Người nông dân vùng ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của
họ khó đổi dời. Đề tài nhằm đánh giá những lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối
với người sản xuất lúa để người dân thấy được sự cần thiết của việc áp dụng
GlobalGAP từ kết quả nghiên cứu của thực tiễn sản xuất.

Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ sản xuất lúa (30 hộ có áp
dụng GlobalGAP tại HTX Mỹ Thành và 30 hộ sản xuất thường tại xã Mỹ Phước Tây)
huyện Cai Lậy. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích (thống kê, so sánh, phân
tích hồi quy) để tiến hành so sánh một số chỉ tiêu giữa 2 nhóm, và đánh giá lợi ích của
việc áp dụng GlobalGAP.
Thực tế cho thấy việc áp dụng SXLTG giúp người dân giảm được chi phí biến
đổi đầu vào trung bình 113.595,1 đồng so với sản xuất thường. Giá lúa bán cao hơn thị
trường 20%, lợi nhuận bình quân/vụ thu được cao hơn 60% so với sản xuất thường.
Ngoài ra, người nông dân có thể giảm được chi phí sức khỏe từ việc sử dụng
thuốc BVTV trong quá trình sản xuất lúa là 22.391 đồng/người/vụ. Cuối cùng, đề tài
đưa ra một số kiến nghị để mở rộng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

11

1.1. Đặt vấn đề

11

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

13

1.3. Phạm vi nghiên cứu

13

1.3.1. Phạm vi không gian

13

1.3.2. Phạm vi thời gian

13

1.4. Bố cục luận văn

13

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


14

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

14

2.2. Tổng quan địa bàn huyện Cai Lậy

15

2.2.1. Vị trí địa lý

15

2.2.2. Khí hậu thời tiết

16

2.2.3. Địa hình

17

2.2.4. Dân cư và dân số

18

2.2.5. Kinh tế - văn hóa - xã hội

19


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

23
23

3.1.1. Cơ sở lý luận đánh giá lợi ích của GlobalGAP đối với người nông dân

23

3.1.2. Cơ sở lý luận phương pháp đánh giá sức khỏe người dân

23

3.1.3. Một số chỉ tiêu kết quả

24

3.1.4. Một số khái niệm về GAP (Good Agriculture Practice)

25

3.1.5. Một số khái niệm về sản xuất lúa

28

3.1.6. Một số khái niệm về thuốc BVTV

33


3.2. Phương pháp nghiên cứu

40

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

40
v


3.2.2. Phương pháp phân tích

40

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

46

4.1. Đặc điểm của người được phỏng vấn

46

4.2. Tình hình sản xuất lúa GlobalGap tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

47

4.2.1. Quá trình đi đến thực hiện mô hình GlobalGap trên cây lúa tại huyện Cai
Lậy tỉnh Tiền Giang

47


4.2.2. Tình hình thực hiện sản xuất lúa GlobalGAP tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang

48

4.3. So sánh một số chỉ tiêu giữa nhóm SXLTG và sản xuất thường

52

4.3.1. So sánh một số CSVC giữa SXLTG và sản xuất thường

52

4.3.2. Hình thức xử lý chất thải sau khi sử dụng

53

4.3.3. So sánh chi phí bình quân/1000m2 vụ Đông Xuân giữa SXLTG và sản xuất
thường

54

4.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa SXLTG và sản xuất thường

58

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi

59


4.5. Chi phí sức khỏe từ việc sử dụng thuốc BVTV

61

4.5.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV

61

4.5.2. Các triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc BVTV

64

4.5.3. Chi phí sức khỏe của người dân từ việc sử dụng thuốc BVTV

64

4.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe người dân từ việc sử dụng
thuốc BVTV

65

CHƯƠNG 5

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69


5.1. Kết luận

69

5.2. Kiến nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

74

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GAP

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices)

GlobalGAP

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good
Agricultural Practices)

SXLTG


Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP

HTX

Hợp tác xã

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CLCAT

Chất lượng cao an toàn

BVTV

Bảo vệ thực vật

Đvt

Đơn vị tính

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

UBNN

Ủy ban nhân dân


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống Kê Dân Số Cai Lậy Phân Theo Thành Thị Và Nông Thôn ...............18
Bảng 2.2. Phân Loại Cơ Cấu Dân Số Theo Giới Tính ..................................................19
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Mô Hình Chi phí biến đổi ..............................................42
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu cho Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe ............................................44
Bảng 4.1. Một Số Đặc Điểm của Người Được Phỏng Vấn ...........................................46
Bảng 4.2. So Sánh Một Số CSVC giữa SXLTG và Sản Xuất Thường .........................53
Bảng 4.3. Hình Thức Xử Lý Chất Thải Thuốc BVTV Sau Khi Sử Dụng ....................53
Bảng 4.4. So Sánh Một Số Hạng Mục Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản ..54
Bảng 4.5. So Sánh Chi Phí Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản Xuất Thường
và SXLTG......................................................................................................................55
Bảng 4.6. Khấu Hao CSVC của GlobalGAP ................................................................56
Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Cố Định Bình Quân/1000m2 /Vụ ...................................57
Bảng 4.8. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản
Xuất Lúa Thường và SXLTG ........................................................................................58
Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy của Các Hộ Điều Tra ....................59
Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Sau Khi Bỏ Bớt Biến ..................60
Bảng 4.11. Tình Hình Sử Dụng Dụng Cụ Bảo Hộ Lao Động .......................................61
Bảng 4.12. Nhóm Thuốc Cỏ Được Sử Dụng Chủ Yếu .................................................62
Bảng 4.13. Nhóm Thuốc Sâu, Rầy được Sử Dụng Chủ Yếu ........................................62
Bảng 4.14. Nhóm Thuốc Bệnh được Sử Dụng Chủ Yếu ..............................................63
Bảng 4.15. Số Trường Hợp Có Triệu Chứng Sau Khi Sử Dụng Thuốc BVTV............64

Bảng 4.16. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe .............................................66
Bảng 4.17. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe Sau Khi Bỏ Bớt Biến .........67

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Nhận Định Của Người Dân SXLTG về Việc Tuân Thủ Các Quy Định của
GlobalGAP ....................................................................................................................51
Hình 4.2. Mức Độ Hài Lòng của Người Dân SXLTG Đối Với Hình Thức Mua Bán
Sản Phẩm Lúa GlobalGap Hiện Tại ..............................................................................52

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết xuất Eviews phương trình hồi quy và các kiểm định
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phụ lục 3: Hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cho phát triển cây lúa. Với gần 4 triệu ha đất tự
nhiên, trong đó 32% là đất nông nghiệp, ĐBSCL đã đóng góp cho đất nước 50% sản

lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu…(Mai Phương, 2009). Vì vậy, nơi đây đã trở
thành vựa lúa lớn nhất của cả nước, đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và xuất khẩu
gạo của quốc gia. Đứng vị trí thứ 2 thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, tuy nhiên giá
trị gạo xuất khẩu của Việt Nam lại thấp. Giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn gạo của Thái
Lan vài chục USD/tấn, nguyên do là gạo Việt Nam chưa có thương hiệu và chất lượng
chưa ổn định. Do đó, thực tế người nông dân trồng lúa vẫn không thể yên tâm bởi lẽ
phần lớn các biện pháp canh tác hiện nay không mang lại hiệu quả cao, mà giá cả lúa
gạo lại thấp, đầu ra không ổn định… chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng.
Bên cạnh đó, sản xuất lúa cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân do sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý… Vì vậy, Việt Nam cần phải có chiến lược
cải thiện các biện pháp canh tác truyền thống không mang lại hiệu quả cao nhằm phát
triển cho hạt gạo có thương hiệu và thế đứng trên thị trường trong nước cũng như trên
thị trường thế giới, đem lại lợi ích cho người nông dân, môi trường… đạt được mục
tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO. Do đó, đối với nền sản xuất nông
nghiệp, để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường các nước, đặc biệt là những thị
trường khó tính như Mỹ, châu Âu thì xu hướng thế giới đòi hỏi sản xuất phải an toàn,
bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người lao động, an toàn
cho môi trường và truy nguyên được nguồn gốc. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn và


thủ tục của GlobalGap. GlobalGap (Global Good Agricultural Practices) có nghĩa là
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu. Áp dụng GlobalGap vì năng suất và chất
lượng, vì lợi ích của người lao động do môi trường làm việc an toàn. Nó phù hợp với
yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng mong đợi của khách
hàng. Do đó, để cải thiện đời sống nhờ vào hạt lúa, một trong những giải pháp đó là
người nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình GlobalGap.
Trước đòi hỏi về chất lượng hạt gạo của thế giới, Hợp tác xã Mỹ Thành của
huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là nơi đầu tiên trong cả nước đã thực hiện sản xuất gạo

theo tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu). Tháng
9/2008, lúa gạo HTX Mỹ Thành đã được công nhận GlobalGap. Mô hình tuy có nhiều
quy định khắc khe nhưng thực tế đã đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như sức
khỏe của người nông dân tốt hơn, giảm chi phí vật tư sản xuất lúa. Và đặc biệt là sản
phẩm được công ty trách nhiệm hữu hạn ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường
20%, xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo, có thể xuất khẩu sang những thị trường
khó tính của các nước. Do đó, người sản xuất lúa có được đầu ra ổn định và thu được
lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng được những vùng chuyên canh sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn GlobalGap gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những hộ có quy mô diện tích nhỏ
bởi lẽ sản xuất lúa theo GlobalGAP người nông dân không thể làm riêng lẻ được mà
đòi hỏi phải có tính đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều.
Người nông dân vùng ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của
họ khó đổi dời. Để tất cả cùng nhau thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP
(một sự thay đổi trong thói quen canh tác của người dân) đòi hỏi phải cho người dân
thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP. Đó là động
lực để tất cả chủ động cùng nhau hướng tới mục đích chung – thay đổi tập quán canh
tác và sản xuất lúa theo GlobalGAP thành công.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để đánh giá đầy đủ lợi ích của việc áp dụng
GlobalGap đối với nông dân sản xuất lúa, từ đó làm cơ sở xây dựng chiến lược mở
rộng áp dụng trồng lúa theo GlobalGAP sang các tỉnh ĐBSCL, từng bước thay đổi
nhận thức, thói quen canh tác không mang lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống của

12


người dân, thì việc “Đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối với nông dân
sản xuất lúa huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGap đối với nông dân sản

xuất lúa huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Tìm hiểu thực tế việc áp dụng GlobalGap của nông dân sản xuất lúa huyện Cai
Lậy tỉnh Tiền Giang.
So sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật giữa hai nhóm hộ nông dân có và không
áp dụng GlobalGap.
Đánh giá lợi ích thông qua đánh giá tác động của GlobalGap đối với chi phí
biến đổi của sản xuất, chi phí sức khỏe của người nông dân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại xã Mỹ Thành Nam, Mỹ Thành Bắc và Mỹ
Phước Tây huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 03/2010 đến 07/2010.
1.4. Bố cục luận văn
Đề tài gồm 5 phần chính như sau: Chương 1 là chương mở đầu: giới thiệu vấn
đề để cho thấy sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể sẽ được giải quyết trong phạm vi của đề tài, giới thiệu phạm vi nghiên cứu và trình
bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2 là chương tổng quan: giới thiệu về các tài liệu,
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 3 là chương nội dung và
phương pháp nghiên cứu: nêu lên các cơ sở lý luận mà dựa vào đó, đồng thời cùng với
các phương pháp, phương thức của quá trình thực hiện được nêu lên trong chương 3
này để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chương 4 là chương kết quả nghiên cứu và thảo
luận: trình bày các kết quả nghiên cứu của quá trình đi điều tra thực tế thu được, giải
quyết các mục tiêu của đề tài. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

13


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nguyễn Hữu Huân (2008) đã đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng
thuốc trừ sâu hợp lý tại huyện Cai Lậy. Hiệu quả kinh tế được đánh giá qua 2 đợt điều
tra nông dân vào thời điểm trước (vụ Hè Thu 2003 số phiếu điều tra n=299), và sau khi
phát động mô hình sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý (vụ Hè Thu 2004, số phiếu điều tra
n=336) trên phạm vi toàn huyện Cai Lậy. Kết quả cho thấy áp dụng mô hình sử dụng
thuốc trừ sâu hợp lý giảm được lượng vật tư đầu vào: giống gieo sạ giảm 18%, lượng
phân đạm giảm 14.6%, phân lân giảm từ 70 còn 54 kg P2O5/ha, phân Kali có cao hơn
chút ít (tăng 19%) nhưng không làm cho sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, giảm số
lần phun thuốc từ 2.05 lần xuống còn 1.66 lần (giảm 19%). Tổng chi phí vật tư giảm
15.65% so với tổng chi phí vật tư của vụ Hè Thu 2003. Năng suất tăng bình quân
14.3%. Tổng lợi nhuận tăng 18.27%/ha. Tỷ lệ không phun thuốc trong một vụ tăng
64.3% so với trước đây (0%), phun 1 và 2 lần/vụ giảm còn 31.3% và 4.1% so với
trước 86.1% và 11.5%. Duy trì sự cân bằng sinh thái trong sinh quần ruộng lúa qua
nhiều vụ lúa, giữ mật độ sâu hại lúa chính ở mức thấp.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hào (2009) một phần xác định mức độ thiệt hại
của thuốc bảo vệ thực vật hóa học lên diện tích trồng lúa, chi phí sức khỏe, năng suất
trồng lúa của các hộ dân. Đề tài giả định đường thiệt hại về diện tích trồng lúa là
đường tuyến tính, thể hiện mối quan hệ giữa mức thiệt hại với lượng thuốc sử dụng,
bằng cách cố định các biến khác, ta có giả định như sau: nếu giảm 34% lượng thuốc
bảo vệ thực vật hóa học sử dụng thì lượng thiệt hại cũng giảm 34%, với thiệt hại trên 1
ha diện tích trồng lúa 1.9 triệu đồng (Đặng Minh Phương, 2003). Thiệt hại sẽ làm giảm
được là 1.9 triệu đồng x 34% = 0.65 triệu đồng/ha.


Huỳnh Công Chất (2008) tập trung phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế
giữa 2 nhóm hộ trồng lúa thường và lúa chất lượng cao. Qua phân tích các yếu tố sản
xuất, năng suất và giá bán sản phẩm, tác giả có kết luận trồng lúa chất lượng cao là có

hiệu quả hơn so với lúa thường. Và tác giả cũng đã chỉ ra được ưu điểm và triển vọng
của lúa chất lượng cao tại địa phương. Tuy nhiên, đề tài chưa chứng minh được vì sao
còn nhiều hộ và một số lớn diện tích còn sản xuất lúa thường, mặc dù biết hiệu quả
thấp hơn. Đề tài cũng chưa làm rõ một số vấn đề về quy mô diện tích phù hợp; khả
năng về vốn, kỹ thuật; tiêu thụ sản phẩm (ổn định đầu ra).
Phạm Thị Kiều Trang (2007) đã xem xét những tác động của thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) lên sức khỏe con người và môi trường sống ngoài việc góp phần làm tăng
năng suất cây trồng. Đề tài sử dụng phương pháp tài sản nhân lực để ước lượng chi phí
tổn hại sức khỏe do ảnh hưởng của thuốc BVTV.
Nguyen Huu Dung and Tran Thi Thanh Dung (2003), báo cáo thể hiện tác động
việc sử dụng thuốc BVTV đối với năng suất lúa, cũng như tác động của nó đối với sức
khỏe người dân. Báo cáo phản ánh được những triệu chứng mà người dân gặp phải do
tác động của việc sử dụng thuốc BVTV và các chi phí sức khỏe liên quan.
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích của GlobalGAP. Vì vậy,
đề tài này được tiến hành thực hiện trên cơ sở định hướng tham khảo các nghiên cứu
trên.
2.2. Tổng quan địa bàn huyện Cai Lậy
2.2.1. Vị trí địa lý
Cai Lậy là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang, trong đó thị
trấn Cai Lậy là đô thị quan trọng thứ ba sau thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, là
đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây và là cửa ngõ giao lưu
với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang. Trung tâm huyện
cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km, với quốc lộ 1A xuyên qua giữa huyện, nối liền
thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lại có tỉnh lộ 868, 868B,
874B, 865, 864, 875 chạy qua. Về đường thủy , ngoài nhánh sông Tiền, sông Ba Rài là
tuyến huyết mạch quan trọng chạy qua địa phận huyện, còn phải kể đến hệ thống kinh
rạch chằng chịt có mật độ cao, tạo thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân
trong huyện.
15



Về ranh giới hành chính. Phía Bắc giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và
huyện Tân Phước; phía Nam giáp sông Tiền, đối diện huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre)
và một phần của tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Cái Bè; phía Đông giáp huyện
Châu Thành và Tân Phước.
Tọa độ địa lý. Huyện Cai Lậy nằm trong giới hạn tọa độ: từ 105059’57’’ đến
106012’19’’ kinh độ Đông và từ 10017’25’’ đến 10023’08’’ vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên theo thống kê năm 2008 là 43.618,32 ha, là huyện có
diện tích rộng nhất, chiếm 17,37% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Huyện có 26 xã, thị
trấn thuộc vùng đất liền và 2 xã cù lao: Tân Phong và Ngũ Hiệp.
2.2.2. Khí hậu thời tiết
Huyện Cai Lậy nằm trong khu vực ảnh hưởng chế độ khí hậu chung của miền
Tây Nam Bộ, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
a. Nhiệt độ
Chênh lệch nhiệt độ giữa các năm không cao và sự chênh lệch giữa các tháng
trong năm cũng không lớn. Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ bình quân cao nhất và
tháng 1 có nhiệt độ bình quân thấp nhất trong năm.
b. Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% và thay đổi theo mùa, mùa mưa độ
ẩm cao và cao nhất vào tháng 9-10. Mùa khô độ ẩm thấp nhất vào tháng 2, tháng 3.
c. Mưa
Huyện Cai Lậy nằm trong khu vực có lượng mưa thấp nhất ở vùng ĐBSCL,
bình quân hàng năm 1500 mm. Tháng 9 và 10 là hai tháng có lượng mưa cao nhất
trong năm, tháng có lượng mưa thấp nhất (gần như không có) là tháng 2 và tháng 3.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ nên mưa tập trung
theo mùa, các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa trong năm, các tháng mùa
khô bị hạn gay gắt. Ngay trong mùa mưa, lượng mưa phân bố cũng không đều, thường
xuất hiện đợt dài không mưa nhất là tháng 8 (gọi là hạn bà chằn).
d. Nắng

Do lượng mưa tập trung theo mùa kết hợp với việc nằm trong khu vực có lượng
mưa thấp nhất nên số giờ nắng nơi đây rất cao giúp cây trồng có thể quang tổng hợp
16


tích lũy dưỡng chất tốt. Tuy nhiên, cũng có mặt hạn chế của nó. Quanh năm nền nhiệt
độ cao nên lượng bốc thoát hơi nước lớn. Độ bốc hơi nước liên quan đến nhiều yếu tố
như: độ ẩm không khí, nắng, gió,… Bởi vậy, mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí
thấp nên độ bốc hơi mạnh. Trong sản xuất nông nghiệp, tương quan giữa lượng mưa
và độ bốc hơi có ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Như vậy, các ngành có liên quan đến
sản xuất nông nghiệp phải có kế hoạch bố trí thời vụ sản xuất thích hợp và tổ chức tốt
hệ thống thủy lợi. Trong mùa khô, lượng mưa quá thấp so với độ bốc hơi, cây trồng
thiếu nước. Ngược lại, mùa mưa lượng mưa lớn hơn độ bốc hơi, cùng với mùa lũ tràn
về dẫn đến tình trạng thừa nước. Do đó, trong cả hai trường hợp này chỉ có thể khắc
phục bằng biện pháp thủy lợi cùng với hệ thống đê bao chống lũ.
Số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9.
e. Gió
Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió
thường xuyên là Tây Nam chiếm tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s.
Gió mùa Đông Bắc, mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung bình
3,8 m/s. Từ tháng 11-4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa
sông, làm gia tăng tác động thủy triều được gọi là gió chướng.
f. Thủy văn
Là một huyện có đặc trưng giống như các huyện đồng bằng Nam Bộ khác, có
hệ thống sông, kinh rạch chằng chịt, lưu thông rộng khắp toàn huyện. Địa bàn huyện
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đồng đều từ biển Đông qua sông Tiền.
Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho huyện thông qua hệ thống các kinh rạch với
các tuyến kinh trục chính như: Mỹ Long – Bà Kỳ, Bình Phú – Bang Dày, Ba Rài –
kinh 12, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu và thoát nước trong sản xuất nông nghiệp.
Các xã khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm bắt đầu từ

cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, nước lũ từ thượng nguồn đổ về các sông, kinh
rạch. Đỉnh lũ thường xuất hiện trong tháng 10, độ ngập lũ được xếp vào loại ngập khá,
khoảng 1-1,4m.
2.2.3. Địa hình
Huyện Cai Lậy nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long nên địa hình tương
đối bằng phẳng với độ dốc < 1% độ cao bình quân 0,9m, có bề dọc theo kinh tuyến nơi
17


rộng nhất 20km, hẹp nhất 17km; bề ngang theo vĩ tuyến nơi rộng nhất 28km; toàn
vùng không có hướng dốc rõ ràng. Nhìn chung có thể chia làm 3 dạng địa hình chính:
Địa hình cao: cao độ >1m, diện tích 13.384 ha
Địa hình thấp: cao độ < 0,75m, diện tích 5.223 ha
Địa hình trung bình: cao độ từ 0,75 đến 1m với diện tích là 22.520 ha.
Đất của huyện Cai Lậy được chia làm 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa ngọt chiếm
đa số 83,36%, đất phèn chiếm 14,5%, nhóm đất cát chiếm 2,04% tổng diện tích tự
nhiên.
2.2.4. Dân cư và dân số
Thống kê dân số Cai Lậy phân theo thành thị và nông thôn qua các năm:
Bảng 2.1. Thống Kê Dân Số Cai Lậy Phân Theo Thành Thị Và Nông Thôn
Năm

Tổng số dân

Phân theo thành thị /nông thôn
Thành thị

Nông thôn

1990


299.015

22.477

276.568

1995

304.408

23.575

281.063

2000

309.557

24.005

285.552

2005

324.346

27.237

297.109


2008

332.218

28.550

303.668

`

Nguồn: thống kê huyện Cai Lậy

Do đặc điểm cư trú theo địa hình như ven sông rạch, trên giồng cát và cư trú theo trục
lộ giao thông… nên mật độ dân số không đồng đều. Theo số liệu năm 2008, huyện Cai
Lậy có 27 xã và 1 thị trấn, với số dân là 332.218 người, mật độ dân số Cai Lậy là 762
người/km2, trong đó mật độ cao nhất là thị trấn Cai Lậy là 4.531 người/km2, kế đến là
vùng đất giồng xã Nhị Quý 1.480 người/km2. Mật độ thấp nhất là xã Phú Cường 413
người/km2.
Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số huyện Cai Lậy có chiều hướng giảm dần do tỉ lệ sinh
cũng như tỉ lệ chết giảm. Trong đó, tỉ lệ sinh giảm mạnh hơn những năm qua. Đây là
kết quả của những chương trình , biện pháp vận động, giáo dục trong nhân dân về ý
nghĩa của kế hoạch hóa dân số, sinh đẻ có kế hoạch, vệ sinh phòng bệnh, nuôi dạy con
cái,… nhằm đưa tỉ lệ này xuống mức hợp lý.

18


Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động: Trên tổng thể, nếu căn cứ theo
lứa tuổi cho thấy dân số ở địa phương những năm vừa qua có chiều hướng già hóa.

Mặc dù số người trong độ tuổi lao động tăng dần qua các năm nhưng số lượng người
trên tuổi lao động cũng tăng dần không kém. Nếu năm 2004 số lượng người quá tuổi
lao động là 8.498 người thì năm 2008 lên đến 9.216 người.
Về mặt giới tính những năm trước đây có sự mất cân đối tỉ lệ nam nữ thì gần
đây khoảng cách này thu hẹp dần.
Bảng 2.2. Phân Loại Cơ Cấu Dân Số Theo Giới Tính
NĂM

TỔNG SỐ DÂN

PHÂN THEO GIỚI TÍNH
Nam

Nữ

1990

299.015

140.950

158.065

1995

304.408

143.013

160.041


2000

309.557

150.526

159.031

2005

324.346

156.295

165.656

2008

332.218

160.794

171.424
Nguồn: thống kê huyện Cai Lậy

Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: năm 2000 toàn huyện có 146.936 người
trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp, đến năm 2005 con số này là 148.803 người và
năm 2008 là 150.127 người cho thấy ở lĩnh vực này sự tăng giảm không đáng kể.
Trong khi đó, ở các ngành nghề khác thì chỉ có lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ sửa

chữa theo hướng tăng cao, như năm 2000 là 3.265 người, đến năm 2008 có 13.201
người. Điều đó nói lên rằng kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế nông
nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm.
2.2.5. Kinh tế - văn hóa - xã hội
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ IX (2006-2010), Cai
Lậy luôn xác định các tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế - văn hóa -xã hội.
Về Nông nghiệp. Tiếp tục xác định là huyện trọng điểm về lúa và cây ăn trái
của tỉnh Tiền Giang, xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, do vậy
trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư và
có bước đi vững chắc, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng.
Nông dân Cai Lậy đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những
19


cánh đồng lúa từ một vụ lên hai vụ, ba vụ mỗi năm, chuyển những thửa ruộng trồng
lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây màu và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Vùng sản xuất lúa của huyện với diện tích canh tác 16.500 ha, cho sản lượng
đạt trên 260.000 tấn. Qua nhiều năm ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ, năng suất
lúa ở huyện Cai Lậy đã đạt đỉnh cao từ 15-16 tấn/ha/năm, vấn đề còn lại ở đây là tập
trung nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm
giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
Kinh tế thủy sản phát triển ở bốn lĩnh vực: khai thác; nuôi trồng; sản xuất cá
giống và dịch vụ. Trong đó nuôi trồng và sản xuất cá giống phát triển khá mạnh, hiện
có hơn 200ha đất lúa chuyển sang ương cá giống, phục vụ nhu cầu của địa phương và
các vùng lân cận. Đáng chú ý là mô hình nuôi thủy sản với qui mô công nghiệp, nông
dân đã mạnh dạn chuyển đổi những vùng đất lúa trũng thấp, khai thác mặt nước ao hồ,
tận dụng bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản, góp phần từng bước đưa tỷ trọng
ngành thủy sản cân đối với trồng trọt chăn nuôi. Với diện tích 1.810 ha, cho sản lượng
nuôi và đánh bắt hàng năm đạt trên 9.800 tấn, tăng bình quân 24,31%/năm.

Về Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn huyện có 852 cơ
sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Trong đó có 2 cơ sở thuộc kinh tế nhà nước,
vốn đầu tư bình quân 5 tỷ đồng; 3 công ty cổ phần (công ty Chăn nuôi thú y, Công ty
Cổ phần Dược phẩm dược liệu, xí nghiệp may Tân Long), vốn đầu tư bình quân từ 3-5
tỷ đồng; 1 đơn vị kinh tế tập thể (HTX cơ khí), vốn đầu tư bình quân 0,4 tỷ đồng; 104
doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư bình quân từ 0,5-1 tỷ đồng. Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất chiếm 19,33% trong cơ cấu kinh
tế, tăng bình quân 17,93%/năm.
Về thương mại dịch vụ, toàn huyện có 24/28 xã-thị trấn có chợ. Các chợ gắn
với các trung tâm – thị trấn, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt đa dạng, phong phú, đã
làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay. Ngành thương mại và dịch vụ có 4.045 cơ sở.
Trong đó có 5 cơ sở tập thể, vốn đầu tư bình quân là 0,1 tỷ đồng; 118 DNTN vốn đầu
tư bình quân 0,3-0,8 tỷ đồng; 3.917 cơ sở hộ cá thể, vốn đầu tư bình quân 2-5 triệu
đồng và 5 công ty cổ phần, vốn đầu tư bình quân 0,5 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ
20


phát triển nhanh trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất chiếm 33,22% trong
cơ cấu kinh tế, tăng bình quân 10,88%.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân trong
các năm qua được đầu tư tích cực, các tuyến điện trung, hạ thế, mạng thông tin di
động, các điểm bưu điện văn hóa; cung cấp nước sạch sinh hoạt và hệ thống thủy lợi,
giao thông đều được quan tâm đầu tư… Kết quả đến nay tỉ lệ hộ dân có điện sinh hoạt
đạt trên 98%; mật độ sử dụng điện thoại 6,15 máy/100 dân; tỉ lệ hộ dân được sử dụng
nước sạch đạt 68,16%. Ngoài ra, bằng nhiều nguồn vốn, trong các năm qua huyện đã
đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, trạm
y tế, chợ nông thôn, đài truyền thanh, khu văn hóa, di tích lịch sử, các khu vực hành
chính xã – thị trấn… làm cho bộ mặt nông thôn huyện thay đổi nhanh chóng, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu chữa bệnh, học hành, vui chơi, giải trí, kinh doanh mua bán

của nhân dân.
Nguồn nhân lực là tiềm năng lớn của huyện. Lao động đang làm việc trong các
thành phần kinh tế 182.408 người, chiếm 88,31% so với số người tham gia lao động
(khu vực I: 152.155 người, chiếm 83,41%; khu vực II: 6.598 người, chiếm 3,62%; khu
vực III: 23.655 người, chiếm 12,97%). Lao động qua đào tạo đến nay toàn huyện có
khoảng 24.600 người (gồm cao đẳng và trung cấp 4.580 người; đại học và trên đại học
1.670 người và các lớp sơ cấp, nghề ngắn hạn 18.350 người) chiếm 12,65% dân số
trong độ tuổi có khả năng lao động.
Hoạt động tín dụng ngân hàng: Hoạt động ngân hàng tại huyện những năm gần
đây phát triển rất nhanh, ngoài mạng lưới giao dịch của ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn gồm trụ sở chính chi nhánh huyện Cai Lậy, còn có các điểm thị
trấn Cai Lậy, phòng giao dịch Long Tiên, phòng giao dịch Mỹ Phước Tây. Bên cạnh
đó, nhiều ngân hàng cũng mở đơn vị chi nhánh và phòng giao dịch đóng tại thị trấn
Cai Lậy như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á
(DongA bank), ngân hàng Công thương… Các ngân hàng hoạt động nhiều loại dịch vụ
đa dạng, thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, dịch vụ kiều hối; dịch vụ tài
khoản, bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ; cho vay,
21


gồm: cho vay kinh doanh, cho vay sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực
hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng… Đặc
biệt, huyện Cai Lậy có thêm ngân hàng chính sách giải quyết cho vay các chương trình
xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học phí sinh viên…
Bản đồ hành chính của huyện Cai Lậy

Nguồn: www.tiengiang.gov.vn


22


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Cơ sở lý luận đánh giá lợi ích của GlobalGAP đối với người nông dân
SXLTG người nông dân không thể làm riêng lẻ được mà đòi hỏi phải có tính
đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều. Người nông dân vùng
ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của họ khó đổi dời. Trong
khi đó, việc áp dụng SXLTG có nhiều đòi hỏi khắc khe, bắt buộc phải tuân thủ. Vì
vậy, việc đánh giá lợi ích của GlobalGAP đối với người nông dân sản xuất lúa là cơ sở
để tất cả người dân nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn GlobalGAP trong xu thế hiện nay. Theo Phan Dũng (2009); Lê Hữu Hải (trích
dẫn bởi Vân Trường, 2009), những lợi ích đó bao gồm lợi ích do giảm được chi phí
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá bán cao hơn, đầu ra ổn định, do đó lợi
nhuận tăng. Đặc biệt, sức khỏe người dân được đảm bảo hơn do việc sử dụng hạn chế
thuốc, thực hiện an toàn lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh – mà
người dân là người trực tiếp bị ảnh hưởng. Tất cả những lợi ích đó là động lực để
người dân thay đổi nhận thức, từng bước thay đổi thói quen canh tác của mình đạt
được mục tiêu SXLTG thành công.
3.1.2. Cơ sở lý luận phương pháp đánh giá sức khỏe người dân
Trong nông nghiệp sản xuất lúa, hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất của nó là từ
việc sử dụng thuốc BVTV của người nông dân. Thuốc BVTV gây ra nhiều tổn hại cho
môi trường sinh thái như làm giảm số lượng, thậm chí là tiệt chủng một số loài, gây ra
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng người sản xuất trong khi sử dụng, bảo quản và vận chuyển thuốc
BVTV và ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm với dư lượng thuốc
BVTV cao. Trong khuôn khổ xét về khía cạnh tác động của thuốc BVTV đối với



người dân, đăc biệt là sức khỏe, để đánh giá tác động của thuốc BVTV đối với sức
khỏe người dân, phương pháp hàm chi phí sức khỏe được sử dụng trong đề tài.
Phương pháp hàm chi phí sức khỏe được lựa chọn bởi hầu hết các nghiên cứu
có liên quan (ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Thị Thanh Dung
(2003); Jikun Huang và ctv (2003);…) nhằm ước lượng tác động của thuốc BVTV đối
với sức khỏe của người dân thông qua những chi phí mà họ phải chịu liên quan đến
sức khỏe của mình. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng phổ biến để ước tính
chi phí sức khỏe liên quan đến bệnh cấp tính, không thể hiện được chi phí liên quan
đến bệnh mãn tính với lí do để xác định bệnh mãn tính do sử dụng thuốc BVTV là một
khó khăn, cần có sự tham gia của các bác sĩ để kiểm tra, do đó mất nhiều thời gian, chi
phí, và khó khăn trong việc ước tính chi phí liên quan đến việc điều trị cần thiết để
phục hồi sức khỏe của nông dân. Vì vậy, hàm chi phí sức khỏe được sử dụng chủ yếu
để ước lượng chi phí khắc phục các bệnh cấp tính, chúng bao gồm các chi phí thuốc
men, chi phí cơ hội do nghỉ việc, chi phí phòng ngừa của người dân từ việc sử dụng
thuốc BVTV. Các thông tin này được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người
dân.
3.1.3. Một số chỉ tiêu kết quả
Doanh thu: Là giá trị thu được bằng tiền khi bán sản phẩm ra thị trường.
Doanh thu = sản lượng*giá bán.
Chi phí biến đổi = chi phí vật chất + chi phí lao động thuê + chi phí lao động
nhà.
Tổng chi phí = chi phí biến đổi + khấu hao tài sản + chi phí vay vốn + chi phí
hoạt động cho hợp tác xã.
Lợi nhuận: lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh
lệch giữa các khoản thu vào và chi phí bỏ ra. Do đó lợi nhuận đạt càng cao thì càng
tốt.
Lợi nhuận = Doanh Thu - Tổng chi phí.
Thu nhập: là phần thu được từ việc bán tất cả các sản phẩm làm ra trừ đi chi phí

vật chất và chi phí lao động thuê. Do đặc thù của nông nghiệp nên nó được tính là
khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà, đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với
nông hộ. Nó phản ánh mức thu nhập của nông hộ để từ đó đánh giá mức sống của họ.
24


Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà.
3.1.4. Một số khái niệm về GAP (Good Agriculture Practice)
GAP là gì?
Theo tài liệu của FAO (2003) - GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế
biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là
an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực
phẩm”.
Ngoài ra, theo FAO (2007) có một số điều liên quan đến GAP được trình bày
như sau:
Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP?
Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
theo hướng dẫn đã được xây dựng trong những năm gần bởi ngành công nghiệp thực
phẩm, các tổ chức của người sản xuất, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm
mục đích hệ thống hóa các phương thức thực hành nông nghiệp tại trang trại cho một
loạt các sản phẩm.
Tại sao các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP tồn tại được?
Những nguyên lý, chương trình hay tiêu chuẩn GAP tồn tại được là do mối
quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Mục
đích của GAP là rất khác nhau từ việc đáp ứng các yêu cầu của thương mại và của
chính phủ, từ các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, đến các yêu cầu riêng về
đặc trưng của sản phẩm. Các mục tiêu của họ thay đổi từ việc đảm bảo an toàn và chất
lượng của sản phẩm trong các công đoạn của sản xuất; nắm bắt cơ hội mới của thị
trường qua thay đổi sự quản lý của hệ thống cung ứng; nâng cao sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, sức khỏe và điều kiện làm việc của người lao động đến việc tạo ra

các cơ hội thị trường mới cho nông dân và các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát
triển.
Các lợi ích và thách thức chủ yếu là gì?
Có rất nhiều lợi ích trong các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP, bao
gồm tăng cường chất lượng và an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị
trường và giảm bớt các rủi ro liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng,
dư lượng tối đa cho phép và các nguy cơ gây ô nhiễm khác. Những khó khăn lớn nhất
25


×