Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÚ SỮA LÒ RÈN THEO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA HỢP TÁC XÃ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
VÚ SỮA LÒ RÈN THEO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA
HỢP TÁC XÃ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM

NGUYỄN THỊ MỸ ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÚ SỮA LÒ RÈN
THEO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA HTX VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM”
do Nguyễn Thị Mỹ Anh, sinh viên khóa 2006 – 2009, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

ThS. TIÊU NGUYÊN THẢO
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời biết ơn chân thành nhất đến ba mẹ, những người đã
sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện để cho con có được ngày hôm nay. Cảm ơn
sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua đã
đóng góp ý kiến và là động lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM, đặc biệt là quý thầy thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho những kiến
thức vô cùng quý báu trong thời gian bốn nay học vừa qua.
Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Tiêu Nguyên Thảo đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú của Hợp

Tác Xã Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, đặc biệt là chú Ngàn, chủ nhiệm Hợp Tác Xã đã
hết lòng chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè, thầy cô để bước vào một hành trình
mới. Kính chúc trường Đại Học Nông Lâm phát triển hơn nữa, kính chúc thầy cô sức
khỏe, hạnh phục tiếp tục sự nghiệp “Trồng Người” cao cả. Chúc tất cả các bạn thành
công.
TPHCM, ngày 25 tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Mỹ Anh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MỸ ANH, Tháng 7 năm 2010. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Phát Triển Thương Hiệu Vú Sữa Lò Rèn Theo Định Hướng Xuất Khẩu Của Hợp
Tác Xã Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim”.
NGUYEN THI MY ANH, July 2010. “Developing Vinh Kim Co-Operative’s
Export–Oriented Lo Ren Star Apple Brand_Situation And Solution”.
Hoạt động xuất khẩu trái cây của nước ta trong những năm gần đây rất được xã
hội và các cơ quan nhà nước quan tâm. Thời gian gần đây trái cây Việt Nam đã có mặt
ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trái cây hiện còn thấp chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có, lý do lớn nhất đó là do là chưa tạo dựng thương hiệu
hoặc có thương hiệu nhưng còn mờ nhạt. Hoạt động xuất khẩu vú sữa của Hợp Tác Xã
vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim cũng là một trong những hoạt động nằm trong thực trạng
trên. Do đó, đề tài tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ trái vú
sữa Lò Rèn Vĩnh Kim trong nước và xuất khẩu; những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình tiêu thụ và xuất khẩu trái vú sữa của Hợp Tác Xã. Đồng thời, đề tài còn tìm
hiểu, đánh giá cảm nhận của khách hàng về trái vú sữa Lò Rèn. Cuối cùng khóa luận
đã nêu lên các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng, sản lượng và thương hiệu
của trái vú sữa Lò Rèn. Đồng thời nêu lên các giải pháp để mở rộng hơn thị trường cho

trái vú sữa Lò Rèn trong nước và ngoài nước.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC HÌNH

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Nội dung nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2

4


2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

4

2.1.1. Đồng bằng Sông Cửu Long

4

2.1.2. Tỉnh Tiền Giang

5

2.1.3. HTX vú sữa Lò Rèn

8

2.1.4. Vú sữa Lò Rèn

16

CHƯƠNG 3

21

3.1. Cơ sở lý luận

21

3.1.1. Khái niệm về thương hiệu


21

3.1.2. Khái niệm về xuất khẩu

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

29

3.2.2. Xử lý dữ liệu

30

CHƯƠNG 4

32

4.1. Tình hình xuất khẩu của vú sữa Lò Rèn
4.1.1. Tình hình sản xuất trái vú sữa trong nước
v

32
32



4.1.2. Tình hình XK vú sữa Lò Rèn của HTX

4.2. Đối thủ cạnh tranh

36

39

4.3. Phân tích kết quả khảo sát về sự hài lòng của người tiêu dùng đối với vú sữa Lò
Rèn

41

4.4. Ma trận SWOT

48

4.5. Giải pháp phát triển hơn nữa thương hiệu vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim

54

4.5.1. Các chiến lược Marketing – mix

54

4.5.2. Xác định phân khúc thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường

62

4.5.3. Các giải pháp về chính sách để nâng cao sản lượng


64

4.5.4. Các giải pháp về kĩ thuật

64

4.5.5. Giữ độc quyền thương hiệu

65

CHƯƠNG 5

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

72


Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi

72

Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh

75

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp Tác Xã

XNK

Xuất Nhập Khẩu

XK

Xuất Khẩu

NK

Nhập Khẩu

WTO


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

Bộ NN – PTNT

Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

GAP

Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (Good Agriculture Practice)

GLOBAL GAP

Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn Cầu

HACCP

Tiêu Chuẩn Đặt Ra Các Nguyên Tắc Của Hệ Thống Phân Tích
Mối Nguy và Điểm Kiểm Soát Tới Hạn (Hazard Analysis and
Critical Control Points)

THCS


Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TTTH

Thu Thập Tổng Hợp

GTSL

Giá Trị Sản Lượng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của HTX Trong Năm 2008-2009

15

Bảng 2.2 Bảng Lịch Thời Vụ Thu Hoạch Trái Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim

19

Bảng 3.1. Ma Trận SWOT

31


Bảng 4.1. Diện Tích Và Năng Suất Vú Sữa Lò Rèn Trong Những Năm Gần Đây 33
Bảng 4.2. Kích Cỡ Từng Loại Trái Vú Sữa

34

Bảng 4.3. Giá Mua Và Bán Vú Sữa Lò Rèn Vào Giữa Vụ

34

Bảng 4.4. Tình Hình XK Của HTX Trong Năm 2008 – 2009

37

Bảng 4.5. Tỷ Trọng XK Của HTX Năm 2008 – 2009

38

Bảng 4.6. Thống Kê Trình Độ Học Vấn

41

Bảng 4.7. Thống Kê Mức Thu Nhập

41

Bảng 4.8. Thống Kê Mức Độ Thường Xuyên Mua Vú Sữa Của Người Tiêu Dùng 42
Bảng 4.9. Thống Kê Địa Điểm Khách Hàng Mua Vú Sữa

42


Bảng 4.10. Thống Kê Lý Do Khách Hàng Chọn Mua Vú Sữa Tại Các Địa Điểm Bán
Trái Cây

43

Bảng 4.11. Thống Kê Mối Liên Hệ Giữa Địa Điểm Khách Hàng Mua Vú Sữa Và Lý
Do Chọn Mua ở Nơi Này

44

Bảng 4.12. Thống Kê Sự Lựa Chọn Của Khách Hàng Khi Mua Vú Sữa

44

Bảng 4.13. Thống Kê Những Tiêu Chí Khách Hàng Quan Tâm Khi Mua Vú Sữa 45
Bảng 4.14. Thống Kê Mối Liên Hệ Giữa Thu Nhập Của Người Người Tiêu Dùng
Và Những Tiêu Chí Khách Hàng Quan Tâm Khi Mua Vú Sữa

46

Bảng 4.15. Thống Kê Những Kênh Thông Tin Mà Khách Hàng Biết Đến Vú Sữa Lò
Rèn

46

Bảng 4.16. Thống Kê Những Đặc Điểm Tạo Nên Sự Khác Biệt Của Vú Sữa Lò Rèn
47
Bảng 4.17. Thống Kê Những Điểm Mà Khách Hàng Thích Nhất Khi Mua Vú Sữa
Lò Rèn


47

Bảng 4.18. Thống Kê Những Đánh Giá Của Khách Hàng Về Những Tiêu Chí Của
Trái Vú Sữa Lò Rèn

48

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu Đồ Tỉ Trọng Tiêu Thụ Vú Sữa Của HTX Trong Năm 2008 – 2009 38
Hình 4.2. Hình Ảnh Trái Vú Sữa Bơ Hồng

40

Hình 4.3. Biểu Đồ Những Tiêu Chí Của Vú Sữa Lò Rèn Mà Khách Hàng Nghĩ Đến
54
Hình 4.4. Biểu Đồ Tỉ Lệ Thể Hiện Sự Đánh Giá Của Khách Hàng Giá Cả Của Vú
Sữa Lò Rèn

56

Hình 4.5. Các Kênh Thông Tin Đến Khách Hàng

60

Hình 4.6. Thu Nhập Của Khách Hàng


62

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của HTX

12

Sơ đồ 4.1. Ba Kênh Thu Mua Và Phân Phối Vú Sữa ở Thị Trường Nội Địa

35

Sơ đồ 4.2. Sơ Đồ Hoạt Động XK Của HTX

36

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 2. Một Số Hình ảnh

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế quan trọng của tất cả các nước trên thế
giới. Xuất nhập khẩu giúp nền kinh tế năng động và phát trển, tăng lượng tiền tệ lưu
thông trên thế giới. Tất cả các nước trên thế giới rất quan tâm đến hoạt động xuất nhập
khẩu, xem đây như nguồn lực quan trọng để phát trển kinh tế.
Với Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập thì hoạt động XNK càng
đóng vai trò quan trọng nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khi đã hòa nhập và
hợp tác phát triển thì cũng là lúc ta phải mở cửa thật sự. Với truyền thống là một quốc
gia nông nghiệp, sản phẩm XK của nước ta chủ yếu là hàng nông thủy sản và trái cây
cũng là một phần trong đó. Thời gian gần đây trái cây Việt Nam đã có mặt ở nhiều
nước trên thế giới. Đáng mừng là nhiều loại trái ngon như Bưởi Năm Roi, thanh long,
vú sữa Lò Rèn… được các nhà nhập khẩu đặt hàng ngày càng nhiều, trong đó có
những thị trường khó tính. Theo Bộ NN- PTNT, nhà vườn bây giờ đã “thích ứng” rất
tốt, biết sản xuất những gì mà thị trường cần. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu trái cây
hiện còn thấp (trong tổng kim ngạch 15,3 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản cả
nước (năm 2009), kim ngạch xuất khẩu trái cây chỉ đạt trên 300 triệu USD), chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có, lý do lớn nhất đó là chưa tạo dựng được thương
hiệu hoặc có thương hiệu nhưng còn hết sức mờ nhạt, chưa mang tính đặc trưng.
Thương hiệu đối với trái cây rất quan trọng, xu thế của thị trường nội địa bây giờ cũng
là tiêu thụ trái cây thương hiệu. Thương hiệu chính là một sự cam kết của người sản
xuất với người tiêu dùng rằng đây là trái cây đạt chất lượng và an toàn. Để cạnh tranh
tốt không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả tại thị trường nội địa, việc nâng cao


chất lượng và thương hiệu trái cây Việt Nam là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là
trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa.
Xuất phát từ thực tế những vấn đề đặt ra trên đây và với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển hơn của hoạt động xuất khẩu trái cây Việt
Nam nói chung và của vú sữa Lò Rèn nói riêng em đã chọn đề tài “Thực Trạng Và

Giải Pháp Phát Triển Thương Hiệu Vú Sữa Lò Rèn Theo Định Hướng Xuất Khẩu Của
Hợp Tác Xã Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim” để làm đề luận văn tốt nghiệp. Trong quá
trình thực hiện đề tài đã có sự giúp đỡ rất nhiều từ phía HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
và đặc biệt là sự hướng dẫn rất tận tình từ thầy Tiêu Nguyên Thảo.
Trong đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ đóng góp ý kiến cho em để đề tài được tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu tại HTX vú sữa Lò Rèn và các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái vú sữa Lò Rèn, cảm nhận của khách hàng
về sản phẩm này. Bên cạnh đó là thực hiện nghiên cứu, phân tích các số liệu thu thập
được đề xuất ra các chiến lược, giải pháp nhằm giúp cho thương hiệu của HTX phát
triển hơn nữa đối với thị trường trong nước, bước đầu có chiến lược thâm nhập vào thị
trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của mình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình xuất khẩu vú sữa tại HTX.
Sơ lược về đối thủ cạnh tranh.
Phân tích các số liệu thu thập được, xác định những điểm mạnh, yếu tại HTX
cùng với thời cơ và thách thức mang lại thông qua bảng SWOT.
Kiến nghị các giải pháp phù hợp với yêu cầu, bước đầu đặt nền tảng cho việc
phát triển thương hiệu tạo cơ sở XK vú sữa Lò Rèn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khóa luận được thực hiện tại:
Tiền Giang:
Tại HTX vú sữa Lò Rèn
Tại các phòng ban, cơ quan quản lý về quản lý nông sản
2


Thành phố Hồ Chí Minh:

Khách hàng, chủ cửa hàng trái cây
Các đối tượng am hiểu xuất nhập khẩu
Phạm vi thời gian: từ 02/2010 đến 05/2010.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim trong nước và
xuất khẩu.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ và xuất khẩu trái vú sữa
Lò Rèn - Vĩnh Kim.
1.5. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới
hạn và cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan về các điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược cơ cấu tổ
chức và hoạt động của HTX vú sữa Lò Rèn.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm và cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi khách hàng, và qua phân tích ma
trận SWOT, kết hợp hai kết quả đó để đưa ra các đề xuất, giải pháp, chiến lược cụ thể.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đưa ra các kiến nghị, đề xuất dành cho nhà nước, doanh nghiệp và nhà sản xuất
để có những bước phát triển cụ thể và thiết thực hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.1. Đồng bằng Sông Cửu Long
Vị trí địa lý: đồng bằng Sông Cửu Long nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh miền Đông (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), biên giới với
Campuchia, và được bao bọc bởi biển Đông, biển Tây – vịnh Thái Lan.
ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc
tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia…
Điều kiện tự nhiên:
a) Khí hậu
ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung
bình 280 C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226-2.709 giờ. Tổng
hòa những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở ĐBSCL những lợi thế mang tính so sánh riêng
biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ
nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.
ĐBSCL cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc
điểm khí hậu này đã tạo ra môt nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể
động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng.
Chính vì vậy đó là những thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương
thực, thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông – thủy – hải sản lớn nhất
nước

ta.



cũng


tạo

ra

các

lợi

ĐBSCL.() .

thế

so

sánh

khác

của

vùng


b) Địa hình
ĐBSCL nằm trên địa hình băng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố
dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thủy và bộ. Ngoài ra với bờ biển dài 700km
là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương
mại.
c) Nguồn nước
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc

trưng theo mùa một cách rõ rệt. Sông Mêkông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, qua
Vân Nam – Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cambodia chảy vào Việt Nam bằng
hai nhánh, Tiền Giang và Hậu Giang, chiều dài từ biên Mêkông chảy qua nơi đây hơn
460 tỷ m3 ,vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu
dài

đã

tạo

nên

đồng

bằng

châu

thổ

phì

nhiêu

ngày

nay.().
2.1.2. Tỉnh Tiền Giang
Vị trí địa lý: Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc ĐBSCL và cách thành
phố Hồ Chí Minh 70km, có diện tích tự nhiên là 2,481.8 km2 . Có 32 km bờ biển và là

cửa ngõ ra biển Đông.
Tọa độ địa lý Tiền Giang giới hạn bởi: 105049'07" đến 106048'06" kinh độ
Đông và 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính: phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng
Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long
An.
Điều kiện tự nhiên:
a) Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo va khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân
trong năm là 27 – 27,90 C. Có 2 mùa: mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà Chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang năm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 – 1.424mm/năm
và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Độ ẩm trung bình 80 – 85%.

5


Gió: có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa), tốc độ trung
bình 2,5 – 6 m/s. (www.tiengiang.gov.vn) .
b) Đất đai
Nhìn chung đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa chiếm 53% (125,431
ha), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa và khai thác sử dụng, hình thành
vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4%
(45,912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đát phù sa nhiễm mặn…
trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ
thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình
ngọt hóa Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn
trái sang các huyện phía đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân
Phước.

c) Sông ngòi
Tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, ờ biển dài thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho
việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản:
- Sông Tiền: là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền
Giang. Sông có chiều rộng 600 – 1800m, tiết diện ước vào khoảng 2500 – 17000m2 và
chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 –
190m3/s.
- Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông
chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ
Đồng Tháp Mười thoát ra và là một tuyến xâm nhập mặn chính, rộng 185m, tiết diện
ướt 1930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần
5.000m3/s.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông
Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển
hàng hóa và phục vụ sản xuất như: Cái Cối, Cái Bè, Ba Rai, Trà Tân, Phú Phong, Rạch
Gầm, Bảo Dịnh, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, Sông Trà,…
Tình hình kinh tế:
Đa phần dân số Tiền Giang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
6


Thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua là sản lượng
lương thực luôn đạt và vượt mục tiêu 1 triệu tấn/năm, không những đáp ứng yêu cầu
tại địa phương mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung ứng
nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa là 251.890 ha, lúa chất
lượng cao và đặc sản chiếm 72,5% diện tích gieo trồng, trong đó lúa đặc sản chiếm
29% diện tích, năng suất đạt 6,3 tấn/ha.
Diện tích cây ăn trái hơn 68.251ha, chiếm khoảng 10% diện tích cây ăn trái của
nước ta. Sản lượng đạt 815.360 tấn/ năm. Kết quả này đưa Tiền Giang trở thành tỉnh

đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cây ăn trái. Là một trong những tỉnh đi đầu
trong hoạt động xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái phục vụ nhu cầu
thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các thương hiệu trái cây đặc sản như: xoài
cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công, bưởi lông Cổ Cò, khóm Tân Lập, thanh long Chợ Gạo,
sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã được đăng ký bảo hộ độc quyền và
từng bước có vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt vú sữa Lò
Rèn Vĩnh Kim đã được trao chứng nhận Global GAP (sản xuất nông nghiệp theo tiêu
chuẩn toàn cầu).
Một số vùng rau tập trung với diện tích gieo trồng 24.769 ha ở huyện Châu
Thành và Chợ Gạo đã đáp ứng nhu cầu cho trong và ngoài tỉnh với các loịa rau truyền
thống như rau gia vị, hành lá, hẹ, rau cần. Việc luân canh rau màu trên nền đất lúa,
luân canh rau màu với cây hoa cảnh đã đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Tiền Giang là tỉnh có nganh chăn nuôi phát triển khá mạnh ở ĐBSCL, trong đó
đáng kể nhất là chăn nuôi heo và gia cầm. Hiện đã có 3 xí nghiệp và 2 trại chăn nuôi
sản xuất heo giống bình quân khoảng 20.000 con/năm. Đàn bò phát triển khá nhanh
66.470 con. Đàn ong có trên 10.000 đàn, đây là mô hình chăn nuôi trên cơ sở tận dụng
lợi thế của vườn cây ăn trái, đem lại lựoi ích tổng hợp.
Ngành thủy sản đã đầu tư hạ tầng phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung.
Ngoài ra diện tích mặt nước biển có thể nuôi nghêu là 4.000 ha, đến nay đã phát triển
được 2.300 ha. Diện tích nuôi cá tra khoảng 110 ha tập trung ở 2 huyện Cái Bè và Cai
Lậy; nuôi cá bè hiện phát triển khá mạnh ở khu vực cù lao Tân Long và cù lao Thới
Sơn .

7


2.1.3. HTX vú sữa Lò Rèn
Tên đầy đủ: HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
Tên tiếng anh: VINH KIM CO-OPERATIVE
Địa chỉ: ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Điện thoại: +84 (73) 3611211
Fax: (073).3611211
Mã số thuế: 1200635520
Email:
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngàn
Loại hình doanh nghiệp: Hợp Tác Xã
Logo:

Nhãn hiệu vú sữa Lò Rèn được thiết kế trong chương trình xây dựng chung cho
trái cây đặc sản Tiền Giang. Là sản phẩm của tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Dòng chữ
thể hiện thông tin này được viết bằng tiếng Anh nhằm mục đích quảng bá rộng rãi tiến
tới quá trình hòa nhập thế giới của trái cây Việt Nam. Bên cạnh đó, hình ảnh biểu
tượng trái vú sữa nằm ở trung tâm nhấn mạnh hình ảnh biểu tượng nhãn hiệu. Chữ
“Vĩnh Kim” nổi bật lên trên nhấn mạnh xuất xứ.
a) Lịch sử hình thành và phát triển
Hợp tác xã vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim được thành lập vào ngày 07/07/2006 với
56 xã viên góp vốn với 1triệu đồng/người, liên kết các hộ nông dân nhỏ lẻ lại và đại
diện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp nhằm ổn định đầu ra hơn cho
nông dân. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn nhân lực chủ yếu là nông
dân chân lấm tay bùn tập tành dấn thân vào thương trường, sự gian nan bước đầu của
HTX là không thể tránh khỏi. Mặc dù là loại trái cây đặc sản của tỉnh nhưng vú sữa
8


được mua bán không có logo, nhãn mác, thùng, hộp, thậm chí còn biến hóa thành sản
phẩm riêng của một công ty nào đó ở Hà Nội trước khi lên đường sang thị trường Nga
hay Trung Quốc. Chưa có bao bì, nhãn mác, chưa có uy tín, thương hiệu, chưa tìm
được các doanh nghiệp lớn chịu ký kết hợp đồng, Ban Quản Trị HTX đành phải tìm
các đối tác nhỏ lẻ và buôn bán theo kiểu nhà vựa, không có hợp đồng, hàng hóa trôi
nổi không có xuất xứ. Kết quả là Ban Quản Trị HTX lắm khi trở thành những chuyên

gia đòi nợ bất đắc dĩ mà vẫn không tránh khỏi bị quỵt nợ mất cả vốn lẫn lời.
Qua hơn một năm hoạt động HTX luôn thay đổi trong sản xuất nhưng bế tắc
trong kinh doanh. Tháng 04 năm 2007, sở Khoa Học và Công Nghệ Tiền Giang triển
khai chương trình “Hỗ trợ phát triển toàn diện vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim” tại huyện
Châu Thành, mở ra một hướng đị cho HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. HTX được
hướng dẫn tổ chức hệ thống quản ký sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP để nâng cao
giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị truờng nội địa cũng như xuất khẩu. Tháng
10 năm 2007, dự án GZT – Công ty Metro Cash & Carry – Bộ Công Thương xem xét
khả năng thực hiện và chấp nhận tài trợ chi phí chứng nhận Global GAP cho vú sữa
Vĩnh Kim. Ngày 30/4/2008, hệ thống quản lý sản xuất của HTX vú sữa Lò Rèn chính
thức đạt chứng nhận Global GAP trên diện tích 6,92 ha của 19 hộ nông dân. Đây là
chứng nhận chất lượng quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của ĐBSCL, vì vậy
uy tín và thương hiệu của HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim vang xa trong cả nước.
Để đạt được chứng nhận này, hệ thống chất lượng của HTX phải thỏa mãn 141
yêu cầu và nông dân phải thực hiện 236 yêu cầu Global GAP. Trong đó, quy trình đòi
hỏi áp dụng đúng, nghiêm ngặt các yêu cầu từ sản xuất đến khi sản phẩm đến tay
người tiêu dùng như các biện pháp kỹ thuật từ sản xuất đến thu hoạch (quy định về
phun, bón phân thuốc trừ sâu; bao trái, đóng gói...). Ngoài ra, nguồn nước, đất cũng
yêu cầu phải đảm bảo... để tạo ra sản phẩm an toàn. Chính vì những yêu cầu quá khắt
khe trên của tiêu chuẩn, nên trong quá trình thực hiện, một số nông dân nản lòng và rút
lui không áp dụng.
Ngày 05/11/2008, UBND tỉnh Tiền Giang cho phép Sở Khoa Học & Công
Nghệ Tiền Giang tiếp tục triển khai dự án “mở rộng quy mô sản xuất vú sữa theo tiêu
chuẩn Global GAP”, cho đến nay tổng diện tích trồng vú sữa theo tiêu chuẩn Global
GAP là 57,3 ha của 131 hộ nông dân.
9


HTX cũng được vay vốn từ nguồn quỹ “Hỗ trợ khoa học công nghệ” để xây
dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn HACCP có cấu trúc đảm bảo điều kiện vệ sinh an

toàn thực phẩm dành cho việc tiếp nhận, phân loại, đóng gói sản phẩm vú sữa Global
GAP. Đến nay, nhà đóng gói vừa được xây dựng xong và được cán bộ kỹ thuật của dự
án “Mở rộng quy mô sản xuất vú sữa lò rèn theo tiêu chuẩn Global GAP” hướng dẫn
các kỹ thuật thu mua, phân loại, đóng gói sản phẩm theo đúng thủ tục truy vết và tách
biệt của tiêu chuẩn Global GAP.
Với sự nổ lực của các thành viên trong HTX và sự quan tâm của các cấp, các
ngành, HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã từng bước phát triển, tạo được niềm tin cho
nông dân và doanh nghiệp, từng bước đưa vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim thâm nhập thị
trường nội địa cao cấp và thị trường hàng hóa to lớn thế giới.
b) Chức năng và nhiệm vụ của HTX
HTX tổ chức thu mua vú sữa từ các vườn sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP
rồi cung ứng sản phẩm đến các siêu thị hay doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sản phẩm của HTX là cung cấp cho các thị trường trong chủ yếu thị trường Hà
Nội và ngoài nước khác (Metro, xuất sang Nga, Đức…). Hiện HTX không đủ hàng
cung ứng mà phải đi thu mua thêm nhưng HTX luôn giữ chữ tín cho khách hàng bằng
cách lựa chọn hàng đảm bảo chất lượng nên phải chọn rất kỹ.
HTX có kho đóng gói có tổng diện tích 252m2, gồm những hạng mục chính:
Khu đóng gói (phòng tiếp nhận nguyên liệu, phòng phân loại, phòng đóng gói), kho
bảo quản lạnh và các dụng cụ phụ trợ khác. Nhà đóng gói được xây dựng theo tiêu
chuẩn GlobalGAP đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trái vú sữa đưa vào
đóng gói được tuyển chọn từ các nhà vườn được công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn
GlobalGAP.
Song song với việc xây dựng nhà đóng gói, HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã
nghiên cứu xây dựng “Quy trình thu hoạch, bảo quản, đóng gói trái vú sữa”, quy trình
gồm 3 công đoạn chính: Thu hoạch; Xử lý và đóng gói; Vận chuyển. Với quy trình
sản xuất và đóng gói như trên, trái vú sữa của HTX có chất lượng và màu sắc đẹp,
đồng đều, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sản phẩm được đóng thùng có mẫu
mã đẹp bằng bao bì đạt tiêu chuẩn, dựa vào mã số trên thùng ta dễ dàng truy vết nguồn
gốc sản phẩm, có thể biết được trái vú sữa đó được đóng gói ngày nào, thu hoạch ngày
10



nào của nhà vườn nào,… Điều này là không thể nếu áp dụng cách mua bán nhỏ lẻ và
theo tập quán sản xuất cũ như trước đây. Việc truy vết nguồn gốc sản phẩm nhằm gắn
kết trách nhiệm của người sản xuất với người tiêu dùng.
Từ khi nhận được giấy chứng nhận Eurogap, nhu cầu tiêu thụ vú sữa tăng lên
nhanh chóng, làm cho giá tăng lên khiến cho lợi nhuận của nông dân trồng vú sữa
cũng tăng lên theo. Từ đó, HTX thu hút được thêm nhiều người tham gia, do giá thu
mua của HTX thường cao hơn 10-20% so với giá thị trường. Ngoài mặt hàng chủ lực
là vú sữa, HTX còn thu mua và kinh doanh thêm nhiều loại trái cây khác như như
mận, lồng mứt, chôm chôm, ổi…
Điểm mạnh của HTX là có sự hỗ trợ mạnh của chính quyền và các cơ quan
nghiên cứu, doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức khá khoa học, cơ sở vật chất rất tốt, gồm
những người có kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh. Mặc dù vậy, sự cạnh
tranh trong thu mua sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm theo Eurogap và ổn định
thị trường.
Việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm Global GAP bền vững
được Ban Quản Trị HTX xác định là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Đây là lần đầu
tiên HTX gia nhập vào một sân chơi lớn với hệ thống kinh doanh hiện đại. Yếu tố cạnh
tranh gay gắt của thương trường, đồng vốn lưu động ít ỏi, tâm lý hoài nghi của các hộ
nông dân tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm là những thách thức rất lớn cho
bước đàu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, tạo được niềm tin ccho nông dân và
doanh nghiệp, từng bước đưa vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim thâm nhập vào thị trường nội
địa và thị truờng thế giới.

11


c) Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của HTX

Đánh gíá viên nội bộ
Nguyên Hồng Thủy

Chủ nhiệm HTX
Đại diện lãnh đạo
Nguyễn Văn Ngàn

Chính quyền địa
phương

Phó chủ nhiệm HTX
Trưởng bộ phận sản
xuất
Nguyễn Văn Đông

Phó chủ nhiệm HTX
Trưởng bộ phân kinh
doanh
Lê Văn Sơn

Tổ trưởng: Hữu Đạo
Tổ 1: Lê Văn Tiếp
Tổ 2: Nguyễn Văn Châu

Tổ thu mua và đóng gói
sản phẩm Global GAP
Trương Long Bình

Tổ trưởng: Bàn Long
Tổ 3: Lê Văn Đông

Tổ 4: Lê Văn Hoàn
Tổ 5: Huỳnh Văn Y
Tổ 6: Nguyễn Văn Tuất

Kiểm tra chất lượng sản
phẩm
Cao Hồ Thanh Trúc

Cán bộ vận động
giám sát
Lê Văn Ri
Lê Văn Bé
Thanh tra viên nội bộ
Nguyễn Văn Huôi
Nguyễn Văn Mạnh
Huỳnh Thái Phụng

Tổ trưởng: Phú Phong
Tổ 7: Nguyễn Văn Mười
Tổ 8: Ngô Văn Lượng
Tổ 9: Phan Văn Nhạn
Tổ 10: Ngô Văn Thủy

Tổ trưởng: Long Hưng,
Đông Hòa, Song Thuận,
Kim Sơn, Vĩnh Kim
Tổ 11: Trần Ngọc Hải
Tổ 12: Cao Thanh Hùng
Tổ 13: Lê Quang Nhựt


Đại diện người lao động
Trương Long Bình

Kế toán
Hồ Hữu Quyền

Văn thư – thủ quỹ
Cao Hồ Thanh Trúc

131 hộ nông dân

Nguồn: HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim

12


Chủ nhiệm HTX
Đại diện HTX theo pháp luật. thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều
hành các công việc hàng ngày của HTX. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức
danh trong các bộ phận của HTX. Ký hợp đồng nhân danh HTX. Tuyển dụng lao động
và các quyền khác được quy định tại điều lệ HTX. Chịu trách nhiệm trước các xã viên
và ban quản trị về công việc được giao. Khi vắng mặt, chủ nhiệm ủy quyền cho một
phó chủ nhiệm điều hành công việc của HTX.
Đại diện người lao động
Thay mặt cho các xã viên nói lên những thắc mắc, kiến nghị của mình trong
mọi lĩnh vực với ban chủ nhiệm HTX.
Đánh giá viên nội bộ
Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình hoạt động của HTX để
từ đó đưa ra những phương án phát huy những mặt tích cực và cải thiện, giải quyết
những mặt còn hạn chế để cho HTX ngày càng phát triển hơn nữa.

Phó chủ nhiệm, trưởng bộ phận sản xuất
Là người giúp đỡ trong công việc cho chủ nhiệm HTX, điều hành hoạt động
của HTX về lĩnh vực sản xuất.
Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ thuộc bộ phận sãn xuất trong việc hướng
các xã viên thực hiện sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, quy
trình kỹ thuật theo kế hoạch kinh doanh của HTX và hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Chỉ đạo các tổ thuộc bộ phận sản xuất xây dựng đồng bộ kế hoạch sản xuất và
kinh doanh, hướng dẫn các xã viên thực hiện quy trình công nghệ kỹ thuật, tạo sản
phẩm chất lượng và đồng bộ để phối hợp theo yêu cầu kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị
trường. Hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn các xã viên lập sơ đồ vườn, sản xuất đúng quy
trình. Hỗ trợ và khuyến khích các xã viên đăng ký sản xuất theo quy trinh GLOBAL
GAP.
Phó chủ nhiệm, trưởng bộ phận kinh doanh
Là người giúp đỡ trong công việc cho chủ nhiệm HTX, điều hành hoạt động
của HTX về lĩnh vực kinh doanh.

13


Tham mưu cho chủ nhiệm HTX xây dựng phương án kinh doanh hằng năm,
chiến lược kinh doanh dài hạn, kế hoạch phát triển thị trường, phương thức kinh
doanh, chính sách tiếp thị.
Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước theo các
phương án được chủ nhiệm HTX phê duyệt, tổng hợp tình hình, báo cáo phân tíchkết
quả thực hiện các phương án.
Hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm sản
phẩm mới và làm các thủ rục xuất nhập khẩu theo quy định của nhà nước.
Tổ thu mua và đóng gói sản phẩm Global GAP
Tổ chức việc thu mua vú sữa, phân loại, đóng gói sản phẩm theo đúng thủ tục
truy vết và tách biệt của tiêu chuẩn Global GAP.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Thực hiện việc kiểm tra sản phẩm mà HTX thu mua theo đúng tiêu chuẩn
Global GAP.

14


×