Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY
TỈNH QUẢNG NAM

PHẠM THỊ THU HUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả của
chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” do
Phạm Thị Thu Huyền, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

__________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


_______________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, cũng là
kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá
nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Thanh Hà lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị thuộc văn phòng Phát triển vùng huyện Bắc Trà My tại
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là anh Cường, anh Trung, chị Thủy đã
tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực tập tại văn phòng. Cảm ơn anh Trung,
anh Cường, anh Dũng (UBND xã Trà Tân), chị Thủy, chị Liên, chị Hiếu (trạm y tế xã
Trà Tân) đã nhiệt tình cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các hộ gia đình trên địa bàn xã Trà Tân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong việc thu thập số liệu để hoàn thành bài nghiên cứu.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi!
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Thu Huyền


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THU HUYỀN. Tháng 06 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Của
Chương Trình Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Ở Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng
Nam”.
PHAM THI THU HUYEN. June 2010. “Valuating Effects Of Rural Water
Program In Bac Tra My Distric, Quang Nam Province”.
Khóa luận đánh giá hiệu quả của chương trình nước sạch nông thôn ở xã miền
núi Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trên cơ sở phân tích số liệu điều tra
100 hộ dân trên địa bàn Xã Trà Tân.
Chi phí mà 60 hộ được tham gia chương trình nước sạch nông thôn bỏ ra khi có
công trình nước sạch là 12.575.510 đồng nhưng lợi ích mà họ nhận được là một con
số rất lớn, 1.043.840.000 đồng. Bên cạnh đó là các lợi ích khác như đáp ứng được nhu

cầu bức thiết của người dân về nguồn nước sạch hơn trong sinh hoạt hằng ngày, tránh
dịch bệnh lây lan do ô nhiễm nước và nâng cao nhận thức về sử dụng hợp lý và bảo vệ
nguồn nước, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy công trình nước
sạch xây mới ở địa phương đã phát huy hiệu quả cao và hợp với lòng dân.
Mức sẵn lòng trả của 40 hộ không được tham gia chương trình nước sạch là
9.686.629 đồng chứng tỏ người dân có nhận thức cao về tầm quan trọng của nguồn
nước, sức khỏe, môi trường nên họ sẵn lòng tham gia chương trình, bên cạnh đó con
số này cho thấy nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt của người dân vùng sâu vùng xa
đang cần chính quyền địa phương quan tâm và giải quyết kịp thời.
Bên cạnh lợi ích mà chương trình mang lại vẫn còn một số hạn chế cần có biện
pháp thiết thực giải quyết để đảm bảo chương trình hoạt động hiệu quả cao hơn nữa
và được áp dụng rộng rãi trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC


xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1 Phạm vi thời gian

3


1.3.2 Phạm vi không gian

3

1.3.3 Về nội dung

3

1.4 Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2 Tổng quan xã Trà Tân

6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội


7

2.2.3 Đánh giá chung

11

2.3 Vài nét về tổ chức Tầm nhìn thế giới World vision và Chương trình Phát triển
vùng huyện Trà My ở huyện Bắc Trà My
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận

11
17
17

3.1.1 Một số khái niệm liên quan đến môi trường

17

3.1.2 Các loại bệnh liên quan đến nguồn nước:

18

3.1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

20

3.1.4 Mức sẵn lòng trả (Willingness to pay: WTP)
v


21


3.1.5 Lợi ích ròng hiện tại – Net present value (NPV)
3.2 Phương pháp nghiên cứu

21
21

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

22

3.2.3 Đánh giá hiệu quả của CTNS

22

3.2.4 Phương pháp tài sản nhân lực (Human capital method)

24

3.2.5 Phương pháp CVM

25

3.2.6 Phương pháp xử lí số liệu


26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Trà Tân trước và sau khi có
công trình nước sạch

27

4.1.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước khi có công trình
nước sạch

27

4.1.2 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân sau khi có công trình nước
sạch

30

4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra

31

4.2.1 Qui mô hộ gia đình

31


4.2.2 Nhóm tuổi và lao động

31

4.2.3 Trình độ học vấn

33

4.2.4 Dân tộc, tôn giáo

34

4.2.5 Thu nhập

36

4.3 Đánh giá hiệu quả của CTNS

37

4.3.1 Chi phí

37

4.3.2 Lợi ích sau khi có công trình nước sạch

40

4.3.3 Tính NPV


46

4.4 Các lợi ích khác

47

4.5 Ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân không được tham gia chương trình
nước sạch

47

4.5.1 Ý kiến của người dân về sự sẵn lòng trả để cải thiện nguồn nước

48

4.5.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình

48

4.5.3 Ước tính tổng mức đóng góp của các hộ

51

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52


5.1 Kết luận

52

5.2 Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CEO

Giám đốc điều hành


CTNS

Chương trình nước sạch

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

PSSSTD

Phương sai sai số thay đổi

TB

Trung bình

TP

Thành phố

TTQ


Tự tương quan

UNICEF

Quĩ nhi đồng liên hợp quốc

VAC

Vườn ao chuồng

VCB

Vận chuyển bộ

WATSAN

Điều kiện vệ sinh và nước sinh hoạt

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 - Tình hình sản xuất một số loại cây trồng năm 2009

8

Bảng 2.2 - Tình hình chăn nuôi của xã Trà Tân năm 2009

9


Bảng 2.3 - Tình hình dân số và lao động năm 2009

9

Bảng 3.1 - Phân loại các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm

19

Bảng 3.2 - Một số chỉ tiêu vệ sinh nước ăn uống

20

Bảng 3.3 - Lợi ích và chi phí hằng năm của công trình nước sạch

24

Bảng 3.4 - Tên biến và giải thích biến trong mô hình

25

Bảng 4.1 - Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình

27

Bảng 4.2 - Cách thức sử dụng nguồn nước của người dân

28

Bảng 4.3 - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước


29

Bảng 4.4 - Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình

30

Bảng 4.5 - Cách thức sử dụng nước của người dân

31

Bảng 4.6 - Qui mô mẫu điều tra

31

Bảng 4.7 - Cơ cấu nhóm tuổi và lao động của mẫu điều tra

32

Bảng 4.8 - Cơ cấu lao động của mẫu điều tra

33

Bảng 4.9 - Cơ cấu trình độ học vấn của mẫu điều tra

33

Bảng 4.10 - Cơ cấu hộ theo dân tộc và tôn giáo của mẫu điều tra

35


Bảng 4.11 - Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình

36

Bảng 4.12 - Bảng tổng hợp kinh phí dự toán

38

Bảng 4.13 - Chi phí bảo quản hằng năm

39

Bảng 4.14 - Chi phí về thời gian đi lấy nước trước khi có công trình nước sạch

40

Bảng 4.15 Chi phí về thời gian đi lấy nước sau khi có công trình nước sạch

40

Bảng 4.16 - Tổng hợp chi phí bệnh của 15 hộ bị bệnh nhẹ

42

Bảng 4.17 - Tổng hợp chi phí của 35 hộ có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng

43

Bảng 4.18 - Tổng hợp chi phí bệnh của 13 hộ bị bệnh nhẹ


44

Bảng 4.19 - Tổng hợp chi phí của 15 hộ có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng

45

Bảng 4.20 - Bảng chi phí và lợi ích hằng năm của công trình nước sạch

46

Bảng 4.21 - Bảng chi phí và lợi ích hằng năm của công trình nước sạch

46

Bảng 4.22 - Ý kiến của người dân về sự sẵn lòng trả để cải thiện nguồn nước
ix

48


Bảng 4.23 - Kết quả ước lượng mô hình

49

Bảng 4.24 - Kiểm tra dấu kỳ vọng của mô hình

50

Bảng 4.25 - Giá trị trung bình của các biến trong mô hình


51

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 - Cơ cấu kinh tế của xã Trà Tân năm 2009

8

Hình 4.1 - Cơ cấu nguồn nước sinh hoạt của mẫu điều tra

28

Hình 4.2 - Cơ cấu nguồn nước sinh hoạt của mẫu điều tra

30

Hình 4.3 - Cơ cấu nhóm tuổi của mẫu điều tra

32

Hình 4.4 - Cơ cấu độ trình độ học vấn của mẫu điều tra

34

Hình 4.5 - Cơ cấu hộ theo dân tộc của mẫu điều tra


36

Hình 4.6 - Thu nhập bình quân/người/tháng của hộ

37

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô hình hồi quy ước lượng mức sẵn lòng trả của các hộ khôngđược tham
gia CTNS
Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Phụ lục 3: Mô hình kiểm định PSSSTD
Phụ lục 4: Mô hình kiểm định tự tương quan
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 6: Bản vẽ thi công công trình nước sạch
Phụ lục 7: Một số hình ảnh minh họa

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người, là môi trường trong đó diễn ra các quá trình sống, có vai trò quyết định trong
việc đảm bảo cuộc sống con người. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng
và quý hiếm này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Mặc dù nước có

vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống nhưng trước đây do nhận thức còn hạn
chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đã và đang gây ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp
bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về cấp nước trong những năm gần đây nhưng nông
thôn Việt Nam, nơi chiếm gần 77% dân cư cả nước vẫn đang phải đối mặt với không ít
trở ngại, cho đến nay mới có 54% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Trong thời gian qua, nhiều dự án xây dựng công trình cấp nước cho nông thôn
do nhà nước và các tổ chức quốc tế tài trợ đã và đang được triển khai. Mục tiêu cấp
nước sạch và vệ sinh đến 2010 được nêu trong “Chiến lược quốc gia cấp nước và vệ
sinh nông thôn đến 2020” là 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt với
tiêu chuẩn 60lít/người/ngày đêm (Báo Hà Nội mới, 2004).
Đến nay, 80% dân số ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Nam đã được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Dự kến năm 2010, tỉnh sẽ dành 16 tỉ đồng để xây dựng
thêm một số công trình nước sạch tập trung chủ yếu ở miền núi (Báo NNVN, 2010).
Bắ Trà My là một trong những huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Nam
với dân số 39700 người, 45% dân số là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo là 67%
(ADP, 2010). Chương trình Phát triển vùng ADP đã bắt đầu thực hiện chương trình


“Dự án nước và vệ sinh” kể từ năm 1997 do tổ chức tầm nhìn thế giới World Vision
do Hàn Quốc và Đài Loan tài trợ. Một cuộc khảo sát của ADP trước đây cho thấy tại
một số xã ở huyện Bắc Trà My thiếu hệ thống nhà vệ sinh, không có nước uống cho
gia đình nghèo và trẻ em tại trường học. Vào mùa khô hạn thiếu nước sinh hoạt trầm
trọng, người dân phải đi lấy nước ở sông suối, ở hồ trên núi rất xa nhà hoặc dẫn nước
về nhà để ăn uống bằng các con mương tự đào rất mất vệ sinh. Người dân có thói quen
ném tất cả các chất thải xung quanh nhà của họ và trong các dòng suối, nơi họ lấy
nước. Nguồn nước như vậy là rất ô nhiễm và các bệnh tiêu chảy, đỏ mắt, bệnh ngoài
da là rất phổ biến.

Để hỗ trợ gia đình nghèo và trẻ em đi học giảm bớt các vấn đề vệ sinh và nước
uống, ADP kết hợp với địa phương xây các hệ thống giếng mở, nhà vệ sinh, hệ thống
nước sạch và tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về y tế và sức khỏe.
Ngoài những lợi ích mà chương trình mang lại vẫn còn tồn tại các hạn chế
trong vấn đề về kinh phí, xây dựng, sử dụng và bảo quản. Đề tài “ Đánh giá hiệu quả
của chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam” thực hiện đánh giá những lợi ích của chương trình để xem xét hiệu quả mà
chương trình mang lại cho người dân nhằm cải thiện tình hình sức khỏe và phúc lợi,
bên cạnh đó đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế của chương trình để chương trình
nước sạch ở nông thôn ngày càng được áp dụng hoàn thiện hơn và nhân rộng hơn trên
những địa bàn khác có nhu cầu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở xã Trà Tân,
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân địa phương trước và
sau khi có chương trình nước sạch nông thôn ở xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My.
- Ước tính lợi ích mà người dân xã Trà Tân được hưởng từ công trình nước
sạch.
- Ước lượng mức sẵn lòng trả của các hộ dân không được hỗ trợ xây công trình
nước sạch để cải thiện nguồn nước.
2


- Đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế của chương trình nước sạch nông
thôn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 22/3/2010 đến 12/6/2010. Trong đó

khoảng thời gian từ 22/3 đến 10/4 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và chọn lọc tài
liệu, từ ngày 11/4 đến 10/5 thu thập số liệu sơ cấp, điề tra thông tin ở địa bàn nghiên
cứu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lí số liệu và viết báo cáo.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện ở xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua điều tra chọn 100 mẫu tại xã Trà Tân, trong đó 60 mẫu được tham gia
chương trình nước sạch và 40 mẫu không được tham gia chương trình nước sạch.
1.3.3 Về nội dung
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và tìm
hiểu chương trình nước sạch ở xã Trà Tân; tính toán chi phí và lợi ích khi xây dựng
một công trình nước sạch để để biết chương trình hoạt động có hiệu quả hay không;
Ước lượng mức sẵn lòng trả của các hộ dân không được hỗ trợ kinh phí xây dựng công
trình nước sạch để cải thiện nguồn nước; Đề xuất biện pháp khắc phục các hạn chế của
chương trình để chương trình được thực hiện tốt hơn, đời sống của người dân, đặc biệt
người nghèo và người dân tộc thiểu số được cải thiện.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Giới thiệu lí do chọn đề tài, địa điểm thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Mô tả tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan và giới thiệu tổng quan về
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, từ đó có thể thấy
được những thuận lợi và khó khăn chính của chương trình nước sạch ở vùng sâu vùng
xa.

3


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phần nội dung nghiên cứu trình bày các khái niệm cơ bản về môi trường. Giới
thiệu về tổ chức WV và chương trình nước sạch nông thôn ở xã Trà Tân. Phần phương
pháp nghiên cứu trình bày chi tiết về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
đề tài .
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày các kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Tình hình sử dụng nước sinh
hoạt của người dân trước và sau khi có công trình nước sạch, lợi ích mà người dân
tham gia CTNS được hưởng, mức sẵn lòng trả của những hộ dân không được tham gia
CTNS để cải thiện nguồn nước.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của CTNS.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong lĩnh vực môi trường hiện đang có bốn vấn đề hiện đang cần giải quyết là
nước, năng lượng, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Những vấn đề này có mối
liên hệ tương quan và tác động mật thiết với nhau. Trong đó nước hiện đang dần nổi
lên trở thành mối quan tâm hàng đầu. Do đó trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều
chương trình, hội thảo, kế hoạch, chiến lược nhằm giải quyết vấn đề nóng bỏng này.
Trong thông điệp nhân Ngày Nước Thế Giới 22/3/2005 và Liên Hợp Quốc công bố
Thập kỉ Hành động Quốc tế “Nước cho Cuộc sống 2005-2015”, FAO cho biết: “Cần
có chính sách quản lí lương thực thích hợp để khuyến khích và hướng dẫn nông dân sử
dụng nước hiệu quả hơn”. Cộng đồng quốc tế đã cam kết sẽ giảm một nửa số người
thiếu nước và những điều kiện vệ sinh cơ bản vào năm 2015. Mục tiêu của Singapore

là mỗi người dân sẽ sử dụng 140 lít nước/ngày vào năm 2030 (Tuổi Trẻ, 20/3/2010).
Năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) đã
kí kết một khoản vay 90 triệu USD nhằm cải thiện tình trạng khan hiếm nước sạch tại
khu vực phía Nam (Vietnamnet, 02/04/2004). Bộ NN-PTNT cũng chú trọng hỗ trợ các
công trình nước sạch ở nông thôn và vùng xa trung tâm. Từ những thông tin trên sẽ có
một cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng và quản lí môi trường nước hiện nay, các
nghiên cứu dưới đây đã được tham khảo để phục vụ cho đề tài:
Nghiên cứu của Phạm Thị Nguyệt Đăng năm 2008 “Khảo sát nhu cầu nước sinh
hoạt tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” nhằm nhấn mạnh tình trạng
thiếu nước sạch ở địa phương, tác giả tìm hiểu tình hình sử dụng nước cũng như nhu
cầu nước máy của bộ phận dân cư chưa được cấp nước từ các hệ thống tập trung, từ đó
đề xuất các ý kiến cho công tác quản lí trong tương lai. Trong đó tác giả sử dụng
phương pháp phân tích hồi qui để xây dựng đường cầu nước máy của người dân.


Nghiên cứu của Trần Thị Mai Quỳnh năm 2007 “ Đánh giá hiện trạng cung cấp,
sử dụng và quản lí nước sinh hoạt tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”. Đề tài nêu rõ
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng của đồng bào vùng cao vào mùa khô, xác định nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân để dự báo lượng cung cấp nước sinh hoạt so
với nhu cầu, bên cạnh đó đánh giá hiện trạng hệ thống quản lí tài nguyên nước và đề ra
những biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình quản lí và cung cấp nước ở địa phương.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, xây dựng hàm cầu về nước sinh hoạt của
người dân huyện Vân Canh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Lệ năm 2008 “ Đánh giá tổn hại về sức khỏe
và mức sẵn lòng trả để cải thiện nguồn nước bị nhiễm Flour xã Xuân Phước, huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên”. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 80 hộ trên địa bàn xã
Xuân Phước và số liệu thứ cấp thu thập được, đề tài phân tích thực trạng và tìm ra
nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Tác giả đã sử
dụng phương pháp Tài sản nhân lực để đánh giá tổn hại sức khỏe người dân trong năm
nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước.

Ngoài những nghiên cứu trên thì khóa luận còn sử dụng nhiều thông tin tổng
hợp từ nhiều nghiên cứu khác, từ nhiều nguồn khác như internet, từ thực tế và từ
những thông tin có được từ cán bộ địa phương, từ người dân sống trong địa bàn nghiên
cứu.
2.2 Tổng quan xã Trà Tân
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Trà Tân nằm ở phía Tây Nam của huyện Bắc Trà My, cách trung tâm huyện
lỵ khoảng 7km, nơi đây có thể nói là cái nôi của và là căn cứ địa cách mạng trong thời
kì kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt có di tích lịch sử Nước Oa nằm ở địa bàn thôn 3,
nơi mà người đồng bào dân tộc sống tương đối đông đúc.
Phía Đông giáp xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Phía Tây giáp xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Phía Nam giáp xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Phía Bắc giáp xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
b) Địa hình
6


Địa hình đồi núi phức tạp, có độ dốc tương đối lớn, giao thông đi lại phức tạp
gây khó khăn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu buôn bán, một số nơi có đá
mồ côi. Đây là khu vực thung lũng với nhiều dãy núi cao bao bọc xung quanh.
c) Khí hậu và thời tiết
- Khí hậu
Xã Trà Tân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa nắng khô hạn nhất vào tháng 5, 6,
thường có mưa dông, sấm sét và lốc làm chết người, trâu bò và tốc mái nhà.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã khá cao, khoảng 270C. Cao nhất là 400C,
thấp nhất là 140C.

- Lượng mưa
Xã Trà Tân nằm trong khu vực được mệnh danh là túi mưa của cả nước, là
trung tâm mưa thứ hai của nước ta, chỉ sau Bạch Mã. 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là
tháng 9, 10, 11, lượng mưa lớn nhất xuất hiện vào tháng 10.
d) Đặc điểm thủy văn
Xã Trà Tân có nhiều công trình thủy lợi được chính phủ và các tổ chức nước
ngoài hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu lúa 2 vụ và các hoa màu. Điển
hình là đập nước ở thôn 5 dẫn nước về các thôn 2, 3, 5 thuộc “ Chương trình Phát triển
vùng huyện Bắc Trà My” của tổ chức Tầm nhìn Thế giới World vision đưa vào hoạt
động tháng 11/2009 rất hiệu quả. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có nhiều sông suối lớn
nhỏ như sông Oa, sông Tranh với lượng nước rất dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Tình hình chung về kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang phát triển, giá cả các mặt hàng nông sản như lúa,
bắp khá cao. Khó khăn chủ yếu là vào mùa khô thiếu nước làm cho năng suất gieo
trồng giảm sút đáng kể ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

7


Bảng 2.1 - Tình hình sản xuất một số loại cây trồng năm 2009
Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

- Lúa nước vụ đông xuân


63

42

- Lúa nước vụ hè thu

45

42

- Lúa rẫy

39

19,2

- Ngô

32

30

- Sắn

35

150

- Lạc


35

9

- Đậu xanh, đỏ, đen

30

10
Nguồn: ADP, 2009.

- Cơ cấu kinh tế
Hình 2.1 - Cơ cấu kinh tế của xã Trà Tân năm 2009

14%

86%

Nông, lâm nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: Thống kê của UBND xã Trà Tân.
Theo báo cáo thống kê của xã về cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp và lâm nghiệp
chiếm 86%, dịch vụ chiếm 14 % . Người dân chủ yếu làm nông và làm rừng, rẫy. Dịch
vụ kém phát triển, chỉ có một số tiệm tạp hóa nhỏ lẻ không đáp ứng đủ nhu cầu của
nguời dân.
- Lâm nghiệp
Có 3 loại rừng: rừng trồng, rừng già và rừng tái sinh. Công tác quản lí và bảo vệ

rừng ở đây rất nghiêm ngặt, kiểm lâm thường xuyên đi kiểm tra và ngăn chặn việc phá
8


rừng già lấy gỗ. Tuy nhiên, do người dân tộc thiểu số chiếm phần lớn dân số ở đây, họ
có thói quen sống dựa vào rừng bằng cách lấy gỗ, củi bán lấy tiền nên việc cấm và xử
phạt vẫn chưa triệt để.
- Chăn nuôi
Bảng 2.2 - Tình hình chăn nuôi của xã Trà Tân năm 2009
Hạng mục

Số lượng (con)

Trâu

452



485

Lợn

1310

Gà, vịt

4100




48000
Nguồn: ADP, 2009.

Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi: đối với gia súc thì tận dụng các đồng cỏ
tự nhiên, có đất để phát triển đồng cỏ nhưng thiếu giống để mở rộng diện tích.
- Thương mại, dịch vụ
Xã Trà Tân chưa có chợ, người dân mua thức ăn hàng ngày của những người
bán dạo bằng xe máy. Cả xã chỉ có vài cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Thương mại và dịch
vụ ở đây chưa phát triển.
b) Điều kiện xã hội
- Dân số và lao động
Bảng 2.3 - Tình hình dân số và lao động năm 2009
Khoản mục

Đơn vị tính

Số lượng

1. Số hộ

Hộ

515

2. Số khẩu

Nhân khẩu

2262


- Trong độ tuổi lao động

1074

- Lao động nông nghiệp

965
Nguồn: Thống kê của UBND xã Trà Tân

Theo số liệu thống kê tháng 4/2009 của UBND xã Trà Tân, cả xã có515 hộ với
2262 khẩu, trong đó 1150 là nữ, chiếm 50,8%, lao động là 1074 người, lao động trong
nông nghiệp là 965 người.
9


- Thành phần dân tộc
Gồm có 3 thành phần dân tộc
Kinh: 1267 người
Cadong: 993 người
Dân tộc khác: 2 người
Dân tộc thiểu số chiếm 44% dân số cả xã
- Giáo dục
Hệ thống giáo dục ở xã Trà Tân tương đối ổn định. Cã xã có 6 trường mẫu giáo,
6 trường tiểu học và 2 trường trung học cơ sở. Trang thiết bị còn thiếu, cần được đầu
tư nhiều hơn nữa.
- Y tế
Trạm y tế xã có 5 phòng, tổng diện tích 1000m2. Trạm không có bác sĩ, có 3 y
sĩ và 1 dược tá. Có công trình vệ sinh nhưng chưa bảo đảm do mùa khô giếng cạn,
không có vườn thuốc, trang thiết bị y tế vẫn còn sơ sài, thiếu thuốc để cấp miễn phí

cho người nghèo, đội ngũ cán bộ cần phải được đào tạo them để nâng cao trình độ
- Mạng lưới giao thông
Xã có đường tuyến 616 đi qua, sắp có 2 tuyến đường lớn đi qua nữa là đường
Đông Trường Sơn và đường Nam Quảng Nam. Ngoài ra, hệ thống giao thông liên
thôn, liên xã cũng được nâng cấp mở rộng theo chương trình bê tông hóa nông thôn
của Nhà nước, rất thuận lợi cho việc đi lại , vận chuyển nông sản của nhân dân trong
vùng.
- Văn hóa xã hội
Bưu chính viễn thông: Xã có bưu cục thuộc chi nhánh bưu điện huyện Bắc Trà My
đặt tại trung tâm xã, toàn xã đã được phủ song các mạng Vina fone, Mobile fone,
Viettel, do đó thông tin liên lạc được thông suốt, hầu hết các hộ gia đình đều có điện
thoại bàn hoặc điện thoại di động.
Điện lưới: 100% người dân trong xã đều được sử dụng điện.
Văn hóa thông tin: Xã có đài phát thanh đặt tại UBND xã, đảm bảo việc thông tin
tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã đã được công nhận
là xã văn hóa, tệ nạn trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, tranh chấp đất đai không
đáng kể, ý thức người dân ngày càng được nâng cao.
10


2.2.3 Đánh giá chung
- Thuận lợi
Xã có tiềm năng về đất sản xuất lâm nghiệp, phát triển cây lâm nghiệp hiệu quả
kinh tế cao như cây keo lai làm nguyên liệu giấy, quế. Hiện tại và sắp tới có nhiều
tuyến đường lớn đi qua nên trong tương lai sẽ phát triển các dịch vụ như du lịch sinh
thái trên cơ sở hình thành công trình thủy điện Sông Tranh 2, quần thể khu di tích lịch
sử Trung Trung Bộ. Bên cạnh đó xã có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, cơ sở hạ
tầng điện đảm bảo, trường trạm ổn định.
- Khó khăn
Xã có địa hình miền núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thị trường tiêu thụ

sản phẩm địa phương thì quá xa. Dân số đồng bào dân tộc chiếm gần 50%, xấp xỉ 50%
hộ nghèo, do đó trình độ dân trí rất thấp, kể cả cán bộ. Lao động trẻ và dồi dào nhưng
không có tay nghề, đa số thanh niên ở đây ít đi học, ở nhà làm ruộng, làm rẫy rồi lập
gia đình. Thời tiết nơi đây rất khắc nghiệt, mùa mưa thì nước sông dâng lớn gây ngập
lụt, nước lũ tràn về làm trôi nhà cửa, trâu bò, nguy hiểm nhất là thường xuyên có nước
ống ở đầu nguồn về bất ngờ làm thiệt hại nhiều đến người và của, chưa kể đến mưa
nhiều và lâu ngày gây núi lở chôn lấp nhà cửa và đường đi. Mùa nắng nóng có khi lên
đến 400C làm khô hạn ruộng rẫy, cạn kiệt nguồn nước. Đặt biệt ở xã thường hay có
mưa dông sấm sét, lốc làm chết người, trâu bò và tốc mái nhà, tốc mái chuồng trâu bò,
nhất là vào thời điểm khô hạn tháng 5, 6.
2.3 Vài nét về tổ chức Tầm nhìn thế giới World vision và Chương trình Phát triển
vùng huyện Trà My ở huyện Bắc Trà My
Vài nét về Tổ chức Tầm nhìn Thế giới
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) còn gọi là Hoàn cầu Khải tượng,
thành lập năm 1950 tại Hoa Kỳ, là một tổ chức từ thiện Cơ Đốc về cứu trợ và phát
triển với các chương trình hoạt động hiện có tại nhiều nước trên khắp thế giới theo tôn
chỉ “Hành động vì phúc lợi của mọi người, đặc biệt là trẻ em”. Có mặt trên 6 lục địa,
Tầm nhìn Thế giới là một trong những tổ chức cứu trợ và phát triển Cơ Đốc lớn nhất
thế giới. Ngân quỹ của tổ chức này trong năm 2005 lên đến 1 tỷ USD. Trụ sở của Tầm
nhìn Thế giới tọa lạc ở Federal Way, tiểu bang Washington.

11


Tầm nhìn Thế giới bắt đầu chăm sóc trẻ em mồ côi và những đứa trẻ đang cần
trợ giúp trên khắp châu Á rồi lan dần đến hơn 90 quốc gia với tầm hoạt động được mở
rộng sang các lĩnh vực khác như phát triển cộng đồng và chăm sóc người nghèo nhằm
giúp trẻ em và gia đình của chúng kiến tạo một tương lai bền vững. Với hơn 20000
nhân viên, Tầm nhìn Thế giới xúc tiến các chương trình hoạt động trên khắp thế giới
với 5 triệu người đóng góp, hỗ trợ và làm tình nguyên viên đồng hành với Tầm nhìn

Thế giới.
- Cơ cấu
Cấu trúc của tổ chức Tầm nhìn Thế giới vận hành theo cách đồng công với các
văn phòng độc lập tại các quốc gia, những văn phòng này tự điều hành các ban quản lí
quản trị hoặc hội đồng tư vấn tại chỗ. Một cương lĩnh chung và những giá trị cùng chia
sẻ ràng buộc các văn phòng cộng tác và nhân viên. Các văn phòng thành viên cùng
chịu chi phối bởi các chính sách và tiêu chuẩn chung, chịu trách nhiệm kiểm soát lẫn
nhau qua một hệ thống kiểm tra đồng đẳng.
Các văn phòng thành viên đặt tại Geneva, Bangkok, Nairobi, Kypros, Los
Angeles và San José có nhiệm vụ phối hợp điều hành chiến lược và đại diện cho Tầm
nhìn Thế giới trên trường quốc tế. Mỗi văn phòng quốc gia đều có tiếng nói bình đẳng
trong việc điều hành tổ chức, xóa bỏ sự phân biệt giữa thế giới phát triển và thế giới
đang phát triển.
Chủ tịch ban giám đốc quốc tế là Denis St. Amour đến từ Canada. Chủ tịch
quốc tế và CEO của Tầm nhìn Thế giới là tiến sĩ Dearn R. Hirsch.
- Ngân quỹ
Khoảng 80% ngân quỹ của Tầm nhìn Thế giới đến từ khu vực tư, gồm có đóng
góp từ các cá nhân, câu lạc bộ Tầm nhìn Thế giới tại các trường học, các công ty và
các tổ chức. Phần còn lại là đóng góp từ các chính phủ và các cơ quan đa quốc gia.
Ngoài những đóng góp bằng tiền mặt, Tầm nhìn Thế giới còn quyên góp hiện vật, điển
hình là thực phẩm, thuốc men và áo quần.
Xấp xỉ một nửa các chương trình hoạt động của Tầm nhìn Thế giới dành cho
việc bảo trợ trẻ em. Những cán hân, gia đình và các nhóm khác nhận bảo trợ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt hoặc các đề án cộng đồng trong và ngoài nước. nhà bảo trợ hằng
tháng gởi tiền cung ứng trợ giúp cho trẻ em hoặc các đề án đang được bảo trợ.
12


- Hoạt động
Tầm nhìn Thế giới đáp ứng nhu cầu con người trong năm lĩnh vực chính: cứu

trợ khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế và cổ xúy công bằng xã hội. Với
sự hỗ trợ của Tầm nhìn Thế giới, các cộng đồng có thể tự chuyển đổi bằng cách tiến
hành các đề án phát triển trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông
nghiệp, cải thiện nguồn nước, giáo dục, phát triển kinh tế qui mô nhỏ và các chương
trình cộng đồng khác. Tầm nhìn Thế giới cung ứng sự hỗ trợ khẩn cấp cho những
người đang bị đe dọa bởi thảm họa hay đang kẹt trong các vùng tranh chấp trong nỗ lự
giảm nhẹ đau thương và tổn thất cho nạn nhân như nạn đói ở Ethiopia, sóng thần tại
Ấn Độ Dương, động đất ở Ấn Độ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn chiến tranh tại
Đông Timor.
Tầm nhìn Thế giới cũng lên tiếng về các vấn đề về các nhân tố làm kéo dài nạn
đói, về lao động trẻ em, xóa nợ cho các nước nghèo, sử dụng trẻ em chiến đấu trong
các cuộc tranh chấp có vũ trang.
- Địa bàn
Tầm nhìn Thế giới hoạt động tích cực tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và
Thái Bình Dương gồm có Việt Nam, Châu Âu và Trung Đông, Mỹ Latin, Bắc Mỹ.
Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam
Tầm nhìn Thế giới (TNTG) Việt Nam bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm
1960 hỗ trợ cho trẻ mồ côi và các trại trẻ mồ côi. Trong 15 năm tiếp theo, TNTG Việt
Nam mở rộng hoạt động bằng các chương trình hỗ trợ người vô gia cư, dịch vụ giáo
dục và y tế cho trẻ em bị lạc gia đình và dịch vụ trợ giúp phúc hồi chức năng. Sau một
thời gian gián đoạn kể từ sau năm 1975, TNTG Việt Nam đã khôi phục lại các hoạt
động cứu trợ khẩn cấp năm 1988 và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1990.
Kể từ năm 1990, TNTG Việt Nam triển khai nhiều hoạt động cứu trợ và hỗ trợ
phát triển đa dạng, hợp tác cùng với chính phủ Việt Nam, các cộng đồng và các tổ
chức phi chính phủ khác. Hiện nay, Chương trình Phát triển Khu vực và Dự án chuyên
sâu của TNTG Việt Nam đang hoạt động ở 14 tỉnh và thành phố tại Việt Nam.
Trong năm 2008, có hơn 62000 trẻ em được chọn lựa tham gia chương trình
bảo trợ trẻ em của TNTG Việt Nam và mỗi năm cuộc sống của khoảng 1,5 triệu người
được cải thiện thông qua các chương trình của TNTG Việt Nam.
13



×